1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

khóa luận về ếch thái lan

43 2K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Trong các loài thủy sản có tiềm năng thì ếch Thái Lan Rana tigrina là loài được các nhà nghiên cứu quan tâm do chúng có giá trị kinh tế, tốc độtăng trưởng nhanh, thịt ngon, ếch Thái lan

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng những số liệu trong báo cáo này là hoàn toàn trungthực và chính xác, là kết quả của quá trình theo dõi trong thời gian thực tập,không sao chép của ai hay bất kỳ tác giả nào khác

Tôi xin cam đoan mọi tài liệu tham khảo trích dẫn trong bài đều được nêutên trong phần TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sinh viên

MAI THỊ PHƯƠNG

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp một cách hoàn chỉnh, bêncạnh sự nổ lực cố gắng không ngừng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệttình của quý thầy cô, các anh chị cũng như sự ủng hộ động viên của gia đình,bạn bè trong suốt thời gian thực tập nghiên cứu và thực hiện khóa học

Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc Trường Học Viện NôngNghiệp Việt nam, Ban chủ nhiệm Bộ môn Nuôi Trồng Thủy Sản, cùng tất cảquý thầy cô đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trìnhhọc tập tại trường

Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Th.S Võ Quý Hoan và TSKim Văn Vạn đã hết lòng hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực tập tốtnghiệp cũng như trong quá trình hoàn thiện khóa luận

Em xin gửi lời cảm ơn đến các anh tại trại giống TGT và các bạn lớpNTTS K56 và các bạn lớp BHTS K56 đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện thuậnlợi cho e trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp

Cuối cùng con xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến bố mẹ, anh chị trong giađình và bạn bè đã giúp đỡ con cả về vật chất lẫn tinh thần để con có thể hoànthành tốt khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn !

Bắc Ninh, ngày 30 tháng 7 năm 2015

Sinh viên

Trang 5

ít cholesterol thì thịt ếch cũng được người dân ưa thích, đặc biệt là các nhàhàng, quán nhậu,… cho nên cá và ếch được sử dụng với tỷ lệ ngày càng gia

tăng Trong các loài thủy sản có tiềm năng thì ếch Thái Lan (Rana tigrina) là

loài được các nhà nghiên cứu quan tâm do chúng có giá trị kinh tế, tốc độtăng trưởng nhanh, thịt ngon, ếch Thái lan được nhập vào việt Nam trongnhững năm gần đây Ếch cung cấp cho thị trường vẫn chủ yếu dựa vào đánhbắt trong tự nhiên Việc nuôi ếch chưa phát triển tại Việt Nam, chủ yếu lànuôi quảng canh, lệ thuộc vào con giống và thức ăn tự nhiên Nuôi ếch thâmcanh, sẽ mở rộng khả năng cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biếnthủy sản Tuy nhiên, giá các loại cám công nghiệp ngày càng cao Sự chênhlệch giá các loại cám có cùng một hàm lượng protein của một số công tykhác nhau là chênh là khá nhiều Giá ếch bán ra thị trường lại rẻ, khiến ngườinuôi không có lãi Bên cạnh đó các công ty cám cạnh tranh bằng phươngthức tiếp thị nhiều, khiến người nuôi dao động trong việc lựa chọn loại cámnào để đem lại hiệu quả kinh tế cao Nhằm tìm ra loại cám thích hợp cho

nuôi ếch Thái Lan cần thiết thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của một số loại thức ăn công nghiệp tới sinh trưởng ếch Thái Lan nuôi thương phẩm”.

Trang 6

1.2 MỤC ĐÍCH NGIÊN CỨU.

Thử nghiệm 3 loại thức ăn công nghiệp khác nhau cho nuôi thương phẩm ếch Tháilan:

Theo dõi và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa 3 loại thức ăn

Theo dõi hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của 3 loại thức ăn và tỷ lệ sốngtrong giai đoạn thí nghiệm

Tìm ra loại thức ăn công nghiệp đem lại hiểu quả kinh tế tốt nhất cho ngườinuôi

Phần IITỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1 Đặc điểm sinh học của ếch.

Loài : Rana tigrina (Dubosis,1981)

Tên Việt Nam: Ếch Thái Lan

Hình 1: Ếch Thái Lan( Rana tigrina) (Dubosis,1981)

2.1.2 Phân bố

Trang 7

Ếch phân bố nhiều ở vùng nhiệt đới: Thái Lan, Đài Loan, Cuba, Nhómđộng vật ếch nhái trên thế giới có trên 2000 loài (Phạm Trang – Phạm Báu,

1999) Ranidae là một trong những họ lớn nhất của lớp ếch nhái, gồm 46 giống

và 555 loài (Ngô Trọng Lư, 1999)

Ở Việt Nam, có khoảng 82 loài ếch nhái như ếch đồng, ếch gai, ếch cốm,

trong đó có ếch đồng (Rana rugulosa) là loài có giá trị kinh tế hơn hết Ếch

thường tập trung nhiều ở các tỉnh phía Nam

Ở Thái Lan, ếch phân bố khắp cả nước, 2 loài (Rana tigrina và Rana

rugulosa) là được nuôi phổ biến Ngoài ra, còn nhập ếch bò (Rana catesbeiana)

từ Mỹ về nuôi và nuôi chủ yếu ở phía Bắc của đất nước (Putsatee và ctv, 1995)

2.1.3 Đặc điểm hình thái và vòng đời.

Hình thái

Ếch Thái Lan (Rana tigerin) là loài ếch có kích thước lớn, con trưởng

thành dài 15 cm, nặng 300 gram Cơ thể ếch to khỏe, mõm nhọn, da dầy vàsần sùi màu vàng nhạt kẻ với màu xanh oliu với nhiều vệt đen, xám ở đầu, chi

và trên lưng Phần đầu ếch có hai mắt lồi, mí mắt phát triển, mí trên che mấtmột phần nhãn cầu, mí mất dưới bất động, mắt có màng nháy Phần thân ếch

có hai đôi chân, hai chân sau phát triển mạnh, cơ khỏe thích nghi cho việcphóng nhảy, chân sau có năm ngón; chân trước có bốn ngón, ngón cái pháttriển có u lồi; chân ếch có màng bơi để bơi trong nước Lưng ếch hơi gù, dabụng ếch màu trắng, hai bên hông bụng có nhiều gai nhỏ

Vòng đời

Trang 8

nước, ếch giống (từ 15 - 50 gram/con) thích sống trên cạn gần nơi có nước, vàgiai đoạn trưởng thành (sau 8- 10 tháng nuôi và có thể sinh sản)

Tùy giai đoạn phát triển mà ếch thích ứng với các loại thức ăn và môitrường sống khác nhau Vòng đời của ếch mô tả theo sơ đồ sau:

2.1.4 Đặc điểm cấu tạo trong của ếch.

2.1.4.1 Hệ hô hấp

Ếch là loài động vật lưỡng cư, vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước Cơquan hô hấp của ếch gồm hai bộ phận: da và phổi, phổi ếch là cơ quan hô hấpkhi ếch sống trên cạn, da ếch giúp hô hấp khi sống dưới nước Da ếch có khảnăng vận chuyển 51% O2 và 86% CO2 Trên da ếch, có nhiều mao mạch, O2

trong không khí hòa tan vào chất nhầy trên da, thấm qua da vào các mao

Trang 9

mạch, CO2 theo con đường ngược lại đi ra bên ngoài Do đó, nếu da ếch thiếunước, bỏ khô thì ếch sẽ chết (Phạm Trang – Phạm Báu, 1999) Ngoài ra, ếchcòn có khả năng thay đổi màu sắc để thích nghi với điều kiện môi trường sống

và trốn tránh kẻ thù

2.1.4.2 Hệ bài tiết.

Ếch có nhu cầu nước rất lớn, do đó sự hấp thu và bài tiết rất nhanh Thậnbài tiết nước tiểu qua ống dẫn niệu vào xoang huyệt rồi vào bóng đái Bóngđái ếch một túi lớn mỏng đổ thẳng vào xoang huyệt Có khi trong 24 giờlượng nước tiểu bài tiết bằng ½ trọng lượng cơ thể Khi gặp nguy hiểm ếchphóng nước tiểu ra ngoài để cơ thể nhẹ nhàng và dễ dàng di chuyển (TrầnKiên, 1996)

2.1.4.3 Hệ tiêu hóa và tính ăn nhau

Ếch có khe miệng rộng dẫn đến khoang miệng lớn giúp nó có thể đớpđược con mồi to Răng ếch nhỏ hình nón có đỉnh hướng về phía sau và gắnvào xương hàm trên Hàm dưới và xương lá mía ở vòm miệng Chúng giúpgiữ con mồi không bò tuột ra khỏi miệng Lưỡi có hệ cơ riêng có thể cử độngđược, phần trước dính vào thềm miệng và phần sau tự do hướng lưỡi về phíatrong họng Do đó lưỡi có thể bật ra ngoài để bắt mồi Các tuyến nhờn trongxoang miệng có tác dụng làm trơn thức ăn (Bùi Minh Tâm, 1999) Thực quảnngăn, không phân biệt với dạ dày, thành thực quản có nhiều tuyến nhờn vàtuyến vị tiết acid và men pepsin Dạ dày ếch có hệ co khỏe và các tuyến tiêuhóa Ruột cuộn lại thành nhiều vòng, không phân biệt ruột trước và ruột giữa,nhưng ruột sau (trực tràng ) phân biệt rõ hơn và là nơi chứa phân Gan ếch cóchứa chất dự trữ đặc biệt là glycogen và tích tụ mỡ rất nhiều vào mùa hè Phân

Trang 10

được đổ vào xoang huyệt rồi mới được đổ ra ngoài qua hố huyệt nằm ở cuốilưng (Trần Kiên, 1996)

Ếch là loại ăn tạp thiên về động vật, đặc biệt là mồi phải di động Ếchbắt mồi thụ động, thường ngồi một chỗ quan sát con mồi di chuyển Khi conmồi đến gần, ếch phóng lưỡi ra rất nhanh để cuộn lấy con mồi nuốt chửng.Mỗi khi nuốt con mồi to nó phải nhắm mắt lại (Trần Kiên, 1996)

2.1.4.4 Hệ sinh dục và sinh sản.

Ếch đực trên 1 năm tuổi thì mới có khả năng tham gia sinh sản, đối với concái là 6-8 tháng tuổi Con đực có kích thước và khối lượng nhỏ hơn con cái (BùiMinh Tâm, 1999) Phân biệt giới tính ếch còn được thể hiện qua bảng 1 và hình 2

Bảng 1 : Phân biệt giới tính ếch đực và ếch cái (Ngô Trọng Lư, 2002)

Màng nhỉ lớn hơn mắt Màng nhỉ nhỏ hơn mắt

Dưới cằm có 2 túi phát âm Không có túi phát âm

Có chai sinh dục ở góc ngón chi trước Không có chai sinh dục

Hình 2 Ếch Thái Lan ếch đực (trái) và ếch cái (phải)

Ếch đẻ trứng trong nước và thụ tinh ngoài, theo kích cơ con cái mà sốlượng trứng đẻ ra khác nhau (dao động 3000 – 6000 trứng/lần sinh sản)

Trang 11

Theo Lê Thanh Hùng (2004), số lượng trứng sinh sản trung bình của ếch đồng

là 860 trứng (tỉ lệ nở 80%), còn ếch Thái Lan là 1200 trứng (tỉ lệ nở 100%)

Trứng ếch phân cắt kiểu không hoàn toàn và không đều.Trứng ếch gồm

có 2 mặt, mặt màu đen hướng lên trên gọi là cực động vật, còn mặt màu trắngquay xuống là cực thực vật (Lê Thanh Hùng, 2004)

Mùa vụ sinh sản chính là vào mùa mưa (tháng 5 - tháng 11) ếch có thể

đẻ 3 - 4 lần trong năm, thời gian tái thành thục của ếch có thể đẻ 3 - 4tuần.Trứng ếch rời, có kích thước lớn và bám vào giá thể Trứng n ở nòng nọcsau 18 – 24h Nòng nọc sau 48 giờ bắt đầu ăn thức ăn ngoài Thời gian biếnthái từ nòng nọc mới nở thành ếch con khoảng 28 – 30 ngày

2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng.

Ếch Thái Lan là loài lưỡng cư, chu kỳ sống có 3 giai đoạn:

Nòng nọc (nở từ trứng đến khi mọc đủ 4 chân): sống hoàn toàn trong

môi trường nước (21 - 28 ngày) Ăn các loài động vật phù du

Ếch giống (2 - 50gr): Thích sống trên cạn gần nơi có nước Thức ăn tự

nhiên: Côn trùng, con nhỏ, giun, ốc Sử dụng được thức ăn viên Giai đoạnnày ếch ăn lẫn nhau khi thiếu thức ăn

Ếch trưởng thành (200 - 300gr): Sau 8 - 10 tháng ếch đã trưởng thành

và có thể thành thục sinh sản

Nguồn nước nuôi ếch Thái Lan

Độ mặn: Ếch nuôi nơi có nước ngọt hoàn toàn, độ mặn không quá 50/00

pH nước trong khoảng 6,5 - 8,5 Nước quá phèn phải xử lý vôi trước khicho vào ao nuôi

Trang 12

Nguồn nước không bị ô nhiễm chất hữu cơ và nước thải công nghiệp Cóthể sử dụng nước giếng, nước sông hay nước ao

Nhiệt độ nước thích hợp trong khoảng 25-32 0C tốt nhất là 28 – 300C.Ếch thích nơi yên tĩnh, ít người qua lại, sợ rắn, chim, chuột, đặc biệt rất nhạycảm với kim loại nặng, tàn thuốc lá và các chất độc khác

2.1.6 Dinh dưỡng và thức ăn của ếch:

Tập tính ăn mồi: Ếch ngồi thụ động, quan sát và rình mồi Khi thấy conmồi chúng phóng lưỡi ra đớp lấy con mồi, sau đó cuốn lưỡi vào lấy mồi vànuốt chửng con mồi

Loại thức ăn: Do thị lực kém nên ếch chỉ đớp được những con mồi diđộng hiện diện trước mặt chúng như giun, dế, cào cào, châu chấu, dòi,…(ViệtChương, 2004) Ếch Thái Lan đã được thuần hóa tốt nên đã sử dụng tốt thức

ăn tĩnh như thức ăn viên hay thức ăn tự chế biến (Lê Thanh Hùng, 2000)

Nhu cầu dinh dưỡng của ếch khá cao, tương tự như các loài cá

ăn tạp thiên về động vật Thức ăn cho ếch phải đầy đủ dưỡng chất

Mỗi một loại sinh vật đòi hỏi một nhu cầu dinh dưỡng thích hợp để duytrì sự sống cũng như tăng trưởng và phát triển Nhu cầu dinh dưỡng cho ếchcàng phù hợp thì sự tăng trưởng và tỷ lệ sống càng cao Đặc biệt trong giaiđoạn nòng nọc cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong đó quan trọng nhất làprotein để nòng nọc phát triển tốt, tỷ lệ sống cao, rút ngắn thời gian biến thái.Theo Nguyễn Công Tráng, 2007 biên soạn nhu câu dinh dưỡng và lượng thức

ăn sự dụng trong nuôi ếch được thể hiện qua bảng 2 và bảng 3

Trang 13

Bảng 2: Nhu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn nuôi của ếch.

Hàm lượng

protein (%)

Kích thước viên thức ăn

(mm) Thời gian nuôi từ giai đoạn ếch con

Lượng thức ăn so với trọng lượng ếch (%)

Số lần cho ăn

Trang 14

Ếch có trọng lượng 3 - 100gr cho ăn 3 - 4 lần/ngày, chiều tối và ban đêmcho ăn nhiều hơn Ếch có trọng lượng trên 100gr cho ăn 2 - 3 lần/ngày.

2.1.7 Một số yếu tố tác động đến quá trình sinh sản và đời sống của ếch.

Ếch là loài tương đối đặc biệt, chúng vừa sống trên cạn vừa sống dướinước Da ếch là một bộ phận quan trọng và có vai trò đặc biệt trong đời sốngcủa chúng Vì vậy, theo Trần Kiên (1996) có 3 điều kiện cơ bản quyết địnhtrong đời sống của ếch mà người nuôi cần phải quan tâm là:

Nhiệt độ ếch bị tê liệt vì nóng: 40oC

Nhiệt độ cao làm ếch bị tử vong: 50oC

Nồng độ muối trong nước chỉ cần khoảng 1% cũng đủ làm cho nòng nọc

và đa số ếch bị tử vong

Trang 15

2.2 Các mô hình nuôi ếch Thái Lan.

Nuôi trong bể xi măng: Thích hợp vùng ven đô thị có diện tích đấtgiới hạn (tận dụng chuồng trại cũ hay bể xi măng bỏ không)

Nuôi trong ao đất: Thích hợp vùng ven đô thị hay nông thôn có diện tích đất lớn Nuôi trong giai (vèo), đăng quầng: Thích hợp vùng có ao hồ lớn có thể vừanuôi ếch kết hợp với nuôi cá

2.2.1 Nuôi ếch trong bể xi măng

Bể có diện tích trung bình 6 – 30 m2 (2 x 3, 2 x 5, 3 x 5, 4 x 6, 5 x 6 m),

độ cao 1,2-1,5m để tránh ếch nhảy ra Đáy ao nên có độ nghiêng khoảng 5o để

dễ thay nước Nên che lưới nylon trên bễ để tránh nắng trực tiếp và làm tăngnhiệt độ (có thể sử dụng lưới lan) Không nên che mát hoàn toàn bể nuôi.Mựcnước trong ao khống chế ngập 1/2 - 2/3 thân ếch

Ếch giống (5 - 100 gram): 3 - 4 lần trong ngày Lượng thức ăn 7-10%trọng lượng thân

Trang 16

Ếch lớn (100 - 250 gram): 2 - 3 lần/ngày Lượng thức ăn 3 - 5% trọng lượngthânẾch ăn mạnh vào chiều tối và ban đêm hơn ban ngày (lượng thức ăn vàochiều tối và ban đêm gấp 2 - 3 lượng thức ăn ban ngày) Định kỳ bổ sungVitamin C và men tiêu hóa để giúp ếch tăng cường sức khoẻ và tiêu hoá tốtthức ăn Có thể tận dụng các bể xi măng cũ để nuôi ếch Thái Lan Khi khốngchế độ sâu nước 10 – 20 cm (không để mực nước quá cao, ếch sẽ ngộp nếukhông lên cạn được) phải sử dụng giá thể để ếch lên cạn cư trú Giá thể choếch lên bờ (gỗ, tấm nhựa nổi, bè tre…) Phải bố trí đủ giá thể để tất cả ếch cóchổ lên bờ (1/3 - 1/2 diện tích bể).Trường hợp giữ mực nước cao 10 – 20 cm

có thể không cần phải che bể Mô hình nuôi được thể hiện qua hình 3:

Hình 3 Nuôi ếch trong bể xi măng

2.2.2 Nuôi ếch trong ao đất

Ao diện tích trong khoảng 30 – 300 m2 (4 x 8 m, 5 x 10 m, 10 x 20 m)

Ao không quá lớn khó quản lý.Có thể trải bạc nylon nơi ao không giữ nước.Rào chung quanh ao để tránh ếch nhảy ra Có thể dung lưới, tôn fibro ximăng, phên tre rào 1 - 1,2 m Mực nước ao khống chế 20 - 30 cm, có ống thoátnước tránh chảy tràn

Mật độ thả ếch giống nên thưa hơn nuôi trong bể xi măng 60 - 80 con/m2

là tối ưu trong tháng đầu Tạo giá thể cho ếch lên cạn ở (bè tre, gỗ, tấm

Trang 17

nylon…), có thể dùng lục bình làm nơi cư trú cho ếch Diện tích giá thể 50%diện tích ao nuôi (khi ao bờ để ếch lên ở) Thường xuyên thay nước để tránh nước bẩn ếch bị nhiễm bệnh (2 - 3 ngày/lần) Chỉ thay nước 1/3 - 1/4)tránh thay hết nước Thức ăn viên nổi cho ăn 3 - 4 lần cho ếch giống và còn 2-3 lần cho ếch lớn (100gr) Thức ăn thả trực tiếp trên giá thể hay trên cạn.

Nuôi ếch trong ao đất ít tốn chăm sóc hơn nuôi trong bể ximăng và chi phí đầu tư thấp hơn nhưng có nhược điểm: Tỉ lệ sống thấp hơn nuôi trong ao

do khó kiểm soát dịch bệnh, địch hại và lựa ếch vượt đàn Ao có nhược điểm

dễ bị rò rỉ, ếch đào hang để trú ẩn, mô hình được bao quát qua hình 4

Trang 18

Hình 5: Mô hình nuôi ếch đăng quầng 2.3 Một số bệnh thường gặp trên ếch

2.3.1 Bệnh trướng hơi ở ếch con.

Nguyên nhân: Ếch bị sốc do môi trường nước thay đổi nhiều và đôt ngột,hoặc do ăn nhiều thức ăn không tiêu hóa hết

Cách phòng trị: Hạn chế thay nước, khi thay nước chỉ thay 1/3 lượngnước trong hồ Bổ sung men tiêu hóa vào thức ăn cho ếch ăn Nên chọn muaếch giống từ trại giống có môi trường nước giống với môi trường nước mìnhnuôi để tránh hiện tượng ếch bị sốc do thay đổi môi trường

Trang 19

Hình 6: Bệnh trướng hơi ở ếch, trên hình bên phải là bệnh lòi dom 2.3.2 Bệnh lở loét.

Nguyên nhân: Do ếch cắn lẫn nhau hoặc do ếch nhảy cọ sát với thành hồ

bị trầy xước Vết thương nhiễm trùng gây ghẻ lở

Cách phòng trị: Hạn chế tiếng động và bóng người lui tới làm ếch hoảng

sợ, tách cỡ thường xuyên để con lớn không cắn con nhỏ, cho ăn bằng sàn ăn đểhạn chế ếch táp trúng chân nhau Tách riêng những con bị ghẻ ra bôi thuốckháng sinh và ngâm tắm thuốc sát trùng sau vài ngày sẽ lành vết thương

Hình 7: Bệnh lở loét ở ếch.

2.2.3 Bệnh xuất huyết (đỏ thân, đỏ chân)

Nguyên nhân: Do môi trường nước nuôi bị nhiễm khuẩn làm cho hai bênđùi của ếch nổi nhiều vết đỏ, chân sưng to, bụng bị xuất huyết trong, gan sưng

và đọng máu

Trang 20

Cách phòng trị: Giữ cho môi trường nước sạch sẽ, không nuôi quá dày,nên lắng lọc nước một ngày trước khi sử dụng Khi ếch bệnh tách riêng rangâm trong thuốc tím, đồng thời trộn thuốc kháng sinh (Enro floxacin hoặcOxytetracylin) vào thức ăn cho ếch ăn liên tục trong 7 - 10 ngày.

Hình 8: Bệnh xuất huyết ở ếch 2.3.4 Bệnh viêm ruột

Triệu chứng: Ếch bị bệnh có ruột và mỡ thoát ra ở lỗ hậu môn, ruột bịsưng đỏ, mỏng, bên trong có khi có dịch lỏng trong suốt và lẫn cặn thức ănkhông tiêu, thối

Cách phòng trị: Trộn xen kẽ men tiêu hóa và thuốc kháng sinh vào thức

ăn cho ếch ăn liên tục trong 4 - 5 ngày Liều lượng: 5 g thuốc/kg thức ăn

2.3.5 Bệnh do ảnh hưởng hệ thần kinh

Triệu chứng: Cột sống bị cong lại, đầu lệnh sang một bên, bơi lội xoay vòngtròn

Cách phòng trị: Phòng bệnh bằng cách vệ sinh hồ sạch sẽ, tránh các tác nhângây sốc (tiếng ồn, cường độ ánh sáng cao, nhiệt độ nước…), thường xuyên bổsung thuốc bổ thần kinh (có chứa nhóm vitamin B6), vitamin C vào thức ăn

Trang 21

Hình 9: Bệnh quẹo cổ , quay cuồng do thần kinh 2.4 Tình hình nuôi ếch ở Việt Nam và trên Thế Giới.

2.4.1 Tình hình nuôi ếch ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, loài ếch bò được di nhập từ Cu Ba vào miền Bắc từ nhữngnăm 1960 tuy nhiên việc nuôi loài ếch này cho thấy hiệu quả không cao Bêncạnh đó thì ếch đồng cũng được các hộ nông dân nuôi với quy mô nhỏ và hộgia đình đó chưa chủ động được con giống và nguồ thức ăn, chỉ ăn mồi sốngnên tỉ lệ sống thấp, lợi nhuận không thấp (Ngô Trọng Lư, 2002)

Trong năm 2001 – 2002 một số hộ nuôi ở Thành Phố Hồ Chí Minh, anGiang, Đồng Tháp đã thu nhập ếch Thái Lan về nuôi Kết quả ban đầu cho thấyếch Thái Lan phát triển tốt và có thể nuôi với quy mô công nghiệp (Lê ThanhHùng, 2002)

2.4.2 Tình hình nuôi ếch trên Thế Giới.

Ngày đăng: 06/03/2016, 16:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Chung (2007). Kỹ thuật nuôi ếch thịt và sinh sản ếch giống , NXB Nông Nghiệp 86 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi ếch thịt và sinh sản ếch giống
Tác giả: Nguyễn Chung
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp 86 trang
Năm: 2007
2. Việt Chương, 2004. Nuôi ếch Công Nghiệp, Nhà Xuất Bản Tổng Hợp TP.HCM, 91 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi ếch Công Nghiệp
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Tổng HợpTP.HCM
3. Lê Thanh Hùng, 2000. Dinh dưỡng và thức ăn thuỷ sản . Bài giảng Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dinh dưỡng và thức ăn thuỷ sản
4. Lê Thanh Hùng, 2002. Kỹ thuật nuôi ếch Thái Lan. Trường Đại Học Nông Lâm, Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp, 44 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi ếch Thái Lan
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp
5. Lê Thanh Hùng , 2004. Xây dựng mô hình nuôi ếch Thái Lan ở TP Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm, 103 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình nuôi ếch Thái Lan ở TPHồ Chí Minh
6. Nguyễn Lân Hùng, Phạm Báu, Đặng Ngọc Lý . Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ếch. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn kỹ thuậtnuôi ếch
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
7. Trần Kiên, 1996. Kỹ thuật nuôi ếch đồng, NXB Khoa Học và kỹ thuật, 109 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi ếch đồng
Nhà XB: NXB Khoa Học và kỹthuật
8. Ngô Trọng Lư, kỹ thuật nuôi thủy đặc sản nước ngọt 1, NXB Nông Nghiệp 1999, 160 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: kỹ thuật nuôi thủy đặc sản nước ngọt 1
Nhà XB: NXB NôngNghiệp 1999
9. Ngô Trọng Lư (2002). Kỹ thuật nuôi lươn, Ếch, BaBa, Cá Lóc , NXB Nông Nghiệp, 103 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi lươn, Ếch, BaBa, Cá Lóc
Tác giả: Ngô Trọng Lư
Nhà XB: NXBNông Nghiệp
Năm: 2002
10. Bùi Minh Tâm, 1999. Giáo trình kỹ thuật nuôi thủy đặc sản, Khoa Thủy Sản, Trường ĐH Cần Thơ, 50 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kỹ thuật nuôi thủy đặc sản
11. Phạm Trang và Phạm Báu, 1999. Kỹ thuật gây nuôi một số loài Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w