SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG - Triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/T.Ư của Ban Chấp hành Trungương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ t
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Trang 2ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
BÁO CÁO QUY HOẠCH
HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIÁM ĐỐC
Lê Thái Hỷ
CƠ QUAN PHÊ DUYỆT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - THÁNG 10 – 2014
Trang 3MỤC LỤC
Phần 1.PHÂN TÍCH, DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬTVIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TẠI TP.HCM 111.1 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸTHUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG 111.1.1 Đánh giá tổng quan tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM 111.1.2 Đánh giá tác động của tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM giai đoạn 2001 –
2013 đến phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động 301.2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤĐỘNG TP.HCM ĐẾN NĂM 2013 331.2.1 Hiện trạng phát triển các công trình viễn thông có liên quan đến an ninh quốcgia 33
1.2.2 Hiện trạng phát triển và phân bố điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng 38
1.2.3 Hiện trạng phát triển và phân bố cột ăng-ten 421.2.4 Hiện trạng phát triển và phân bố hạ tầng cột treo, hầm, hào, cống, bể, ống cápviễn thông 461.3 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1: 491.4 DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸTHUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TRONG KỲ QUY HOẠCH 511.4.1 Dự báo phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM đến năm 2025 ảnh hưởng đến phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động 51Phần 2 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤĐỘNG TP.HCM ĐẾN NĂM 2025 622.1 XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNGTHỤ ĐỘNG ĐỐI VỚI KINH TẾ TP.HCM 622.1.1 Vị trí, vai trò của các công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc phòng 622.1.2 Vị trí, vai trò của hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đối với phát triển kinh
tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh 622.2 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬTVIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TP.HCM ĐẾN NĂM 2025 632.2.1 Quan điểm phát triển 632.2.2 Mục tiêu phát triển: 642.3 LUẬN CHỨNG CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬTVIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG 662.3.1 Phương án phát triển các công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc phòng 66
Trang 42.3.2 Phương án phát triển các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng 68
2.3.3 Phương án phát triển cột ăng-ten 76
2.3.4 Phương án phát triển hạ tầng cột treo cáp, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm
81 Phần 3 XÁC ĐỊNH CÁC GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN 86
3.1 CÁC NHÓM GIẢI PHÁP 86
3.1.1 Giải pháp về thông tin tuyên truyền 86
3.1.2 Giải pháp về khoa học công nghệ, môi trường 87
3.1.3 Nhóm giải pháp về huy động vốn đầu tư 87
3.1.4 Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực 89
3.1.5 Nhóm giải pháp về sử dụng đất 90
3.1.6 Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách 91
3.1.7 Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước 91
3.1.8 Nhóm giải pháp về cơ chế phối hợp 92
3.2 TỔ CHỨC THỰC HIỆN 92
3.2.1 Sở Thông tin và Truyền thông 92
3.2.2 Sở Kế hoạch và Đầu tư 93
3.2.3 Sở Tài chính 93
3.2.4 Sở Giao thông Vận tải 93
3.2.5 Sở Xây dựng 94
3.2.6 Sở Tài nguyên và Môi trường 94
3.2.7 Sở Quy hoạch kiến trúc .94
3.2.8 Các sở ban ngành khác 94
3.2.9 Ủy ban nhân dân quận huyện 94
3.2.10 Các doanh nghiệp 95
3.3 KẾT LUẬN 95
3.4 KIẾN NGHỊ 95
Trang 5A SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG
- Triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/T.Ư của Ban Chấp hành Trungương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ trên địa bàn thànhphố, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Chương trình hành động số27-CTrHĐ/TU và Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 03/8/2013 trong đó xácđịnh “Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin thành phố thành một ngành kinh tếchủ lực, tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm làm nền tảng cho sự phát triển chung
và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố, xây dựng thành trungtâm công nghệ thông tin của cả nước” Để đáp ứng nhiệm vụ trên, đòi hỏi hạ tầng kỹthuật viễn thông thụ động thành phố phải phát triển cả về lượng lẫn về chất đồng thờithực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụphát triển thành phố đến năm 2020, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố đã banhành Chương trình hành động số 36/CTrHĐ/TU và Quyết định số 1999/QĐ-UBNDngày 24 tháng 4 năm 2014 trong đó xác định “phát triển hạ tầng thông tin, truyềnthông gắn với nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền các cấp,vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ cũng như đảm bảo an toàn thông tin chocác cơ quan nhà nước
- Tại kỳ họp thứ 6 khóa XII ngày 23 tháng 11 năm 2009 Quốc hội nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 vàngày 06 tháng 4 năm 2011 Chính phủ ban hành Nghị định số 25/2011/NĐ-CP về quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông quy định quyhoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động phải phù hợp với quy hoạch phát triểnviễn thông quốc gia, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh
và là nội dung bắt buộc trong quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng côngtrình giao thông, khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệcao theo quy định của Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị nhằm bảo đảm tínhthống nhất, đồng bộ trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và thuận tiện choviệc thiết lập cơ sở hạ tầng và cung cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông
- Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số2631/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố
Trang 6Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 Triển khai thực hiện Quy hoạchnày, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các sở ngành, 5 huyệnngoại thành lập quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xãhội các huyện đến năm 2025, thời gian hoàn thành lập quy hoạch là 2014 – 2015.Như vậy, việc lập quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động hiện nay là cầnthiết và phù hợp với chủ trương của Chính phủ và Ủy ban nhân dân Thành phố vềquy hoạch phát triển ngành.
- Xuất phát từ thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ ChíMinh, “Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, vănhoá, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, làđầu tàu, động lực, có sức thu hút và sức lan toả lớn của vùng kinh tế trọng điểm phíaNam, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước”1 Với tầm quan trọng của một đô thịđặc biệt, dịch vụ công nghệ thông tin và viễn thông trên địa bàn thành phố trong thờigian qua phát triển nhanh chóng cả về lượng lẫn về chất và góp phần thúc đẩy pháttriển kinh tế xã hội của thành phố và có tốc độ tăng trưởng kinh tế Thành phố Hồ ChíMinh bình quân gấp 1,5 lần so với cả nước Tốc độ đô thị hóa ở Thành phố Hồ ChíMinh diễn ra ngày càng nhanh chóng, nhiều khu đô thị mới được quy hoạch, đặc biệt
là Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Khu đô thị Tây – Bắc thành phố, các tuyến đường giaothông chiến lược: hệ thống metro, đường vành đai, đường cao tốc, đường xuyên Á,
… Với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật thì cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễnthông sẽ tiếp tục phát huy vai trò chủ lực để hỗ trợ và là công cụ hữu hiệu để gópphần thúc đấy gia tăng tốc độ phát triển kinh tế xã hội Việt Nam nói chung và Thànhphố Hồ Chí Minh nói riêng
- Trước năm 2000 hạ tầng kỹ thuật viễn thông động tại Thành phố Hồ ChíMinh chỉ được cung cấp bởi các đơn vị, doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Bưu chínhViễn thông (VNPT), đơn vị Quốc phòng, An ninh nên các đơn vị này chủ động tự xâydựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật để cung cấp dịch
vụ cho chính đơn vị cũng như tự thực hiện công tác quản lý, điều hành Kể từ năm
2000 trở đi số lượng doanh nghiệp, đơn vị được phép thiết lập hạ tầng kỹ thuật đểcung cấp dịch vụ viễn thông tăng rất nhanh (hơn 20 đơn vị, doanh nghiệp) nhưng
Trang 7chưa có quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễnthông thụ động tại địa phương Việc này dẫn đến những khó khăn trong công tácquản lý nhà nước về quy hoạch, định hướng cho các doanh nghiệp viễn thông trongđầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động và gây ảnh hưởng đến mỹ quan
đô thị, giảm hiệu quả khai thác, sử dụng hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới
- Ngoài ra, việc không có quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thôngthụ động trong thời gian vừa qua đã dẫn đến sự phát triển không đồng bộ, thống nhất,chồng chéo trong đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật giữa các đơn vị viễn thông, cácngành có hạ tầng kỹ thuật Đặc biệt là với ngành giao thông, điện lực, hạ tầng kỹthuật ngầm, bố trí quỹ đất cho hạ tầng viễn thông cũng như không gắn kết với quyhoạch phát triển đô thị, kế hoạch phòng thủ quốc phòng an ninh Việc này dẫn đếnlãng phí rất lớn trong đầu tư hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động nói riêng và hạ tầng
đô thị nói chung
B CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009 đượcQuốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 5 thôngqua;
- Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 được Quốchội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua
- Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Hội nghị lầnthứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Xây dựng hệ thống kết cấu hạtầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiệnđại năm 2020;
- Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ banhành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01năm 2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Xây dựng hệ thống kếtcấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theohướng hiện đại năm 2020;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ
về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Trang 8- Nghị định số 140/2006/NĐ-Cp ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chỉnh phủ
về quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổchức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủsửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm
2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh
- Nghị định số 72/2012/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ
về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật;
- Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22/01/2007 của Thủ tướng Chính Phủ vềphê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm
2020, tầm nhìn sau năm 2020;
- Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ vềĐiều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025;
- Chỉ thị 422/CT-TTg ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính Phủ
về tăng cường quản lý và phát triển bền vững cơ sở hạ tầng viễn thông;
- Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướngChính phủ về phê duyệt “Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về Côngnghệ thông tin và truyền thông”;
- Quyết định 943/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chínhphủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Vùng Đông Nam Bộ đến năm2020;
- Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướngChính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020;
Trang 9- Quyết định số 45/2012/QĐ-TTg ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Thủtướng Chính phủ về tiêu chí xác định công trình viễn thông quan trọng liên quan đến
an ninh quốc gia;
- Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 8 tháng 4 năm 2013 của thủ tướng Chínhphủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố HồChí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020
- Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướngChính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố HồChí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;
- Thông tư số 06/2007/TT-BKH ngày 27/08/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư về Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 củaChính phủ về quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phêduyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự ánphát triển;
- Thông tư số 24/2008/TT-BTC ngày 14/03/2008 của Bộ Tài Chính vềhướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiệncác nhiệm vụ, dự án quy hoạch;
- Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/07/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quyhoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội và Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày26/03/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập,thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội,quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu;
- Quyết định số 6493/QĐ-BCT ngày 9 tháng 12 năm 2010 của Bộ Côngthương về Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm
2015 có xét đến năm 2020;
- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày ngày 09 tháng 02 năm 2012 của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công
Trang 10bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực
và sản phẩm chủ yếu
- Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT ngày 21 tháng 6 năm 2013 của Bộ Thôngtin và Truyền thông về hướng dẫn lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạtầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương;
- Chỉ thị 31/2011/CT-UBND ngày 5 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhândân Thành phố Hồ Chí Minh về tăng cường công tác quy hoạch Kinh tế - xã hội, quyhoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn thành phố;
- Chương trình hành động số 27/CtrHĐ/TU ngày 26 tháng 7 năm 2012 củaThành ủy thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ban chấphành Trung ương Đảng khóa XI về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ trênđịa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
- Quyết định số 27/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Ủy bannhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt chương trình phát triển công nghệthông tin – truyền thông giai đoạn 2011 – 2015;
- Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2012 của Ủy bannhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành kế hoạch thực hiện chương trình hànhđộng số 27/CtrHĐ/TU ngày 26 tháng 7 năm 2012 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
XI về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ trên địa bàn thành phố;
- Quyết định số 4420/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2013 của Ủy bannhân dân thành phố về phê duyệt Đề cương Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thôngthụ động tại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025;
- Quyết định số 1999/QĐ-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2014 của Ủy bannhân dân thành phố về Ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hành động số 36-CTrHĐ/TU của Thành ủy thực hiện Nghị Quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị vềphương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020;
Trang 11- Quyết định số 4429/QĐ-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2014 của Ủy bannhân dân thành phố về Ban hành Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễnthông tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020;
- Hệ thống số liệu thống kê, các kết quả điều tra, khảo sát, các số liệu, tàiliệu liên quan và dự báo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, huyện Bình Chánh vàcác huyện lân cận;
C MỤC TIÊU QUY HOẠCH
Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động TP.HCM đến năm 2025 cầnđạt được một số mục tiêu sau:
1 Góp phần thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hộicủa thành phố giai đoạn đến 2020 tầm nhìn đến năm 2025;
2 Góp phần đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh công nghệ thông tin vàtruyền thông; thực hiện và hoàn thành các chương trình hành động, chương trình độtphá của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố gắn kết với kế hoạch đảm bảo Quốcphòng an ninh
3 Làm cơ sở quản lý nhà nước theo quy hoạch và Đầu tư, phát triển hạ tầng kỹthuật viễn thông thụ động đồng bộ, thống nhất giữa các đơn vị, doanh nghiệp viễnthông giữa các ngành-lĩnh vực khác nhằm hạn chế việc chồng chéo trong đầu tư, pháttriển hạ tầng giữa các đơn vị, doanh nghiệp viễn thông tại một địa bàn, khu vực;
4 Khai thác, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động bền vững,hiệu quả, chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật giữa các doanh nghiệp, giữacác ngành để nâng cao chất lượng dịch vụ, an toàn mạng lưới, thân thiện môi trường,đảm bảo mỹ quan đô thị
5 Làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển dịch vụ viễn thông và hạ tầng kỹ thuậtviễn thông thụ động trên địa bàn thành phố
6 Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và khai thác cơ
sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động
D GIỚI HẠN PHẠM VI QUY HOẠCH
Trang 121 Yêu cầu quy hoạch:
- Tuân thủ Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chínhphủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Tuân thủ Thông tư 14/2013/TT-BTTTT ngày 21 tháng 6 năm 2013 của BộThông tin và Truyền thông hướng dẫn việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiệnquyhoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương;
- Tuân thủ Quyết định số 4420/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2013 của Ủyban nhân dân thành phố về phê duyệt Đề cương Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễnthông thụ động tại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025;
- Phù hợp với Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa XI về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưanước ta cơ bản hoàn thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020;
- Phù hợp với Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10/08/2012 của Bộ Chính trị vềphương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020;
- Phù hợp với Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 6 tháng 01 năm 2014 của Thủtướng chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5năm kỳ đầu (2011 – 2015) của thành phố Hồ Chí Minh;
- Phù hợp với Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 củaThủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh
về Công nghệ thông tin và truyền thông”;
- Phù hợp với Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2012 củathủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm2012;
- Phù hợp với Quyết định 2631/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủtướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố
Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;
Trang 13- Phù hợp với Chương trình hành động của Thành uỷ và Ủy ban nhân dânthành phố về triển khai Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa XI, Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10/08/2012 của Bộ Chínhtrị và các chương trình hỗ trợ chyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
2 Nhiệm vụ quy hoạch
Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông phải đúng quy định pháp luật và phùhợp với quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, quy hoạch phát triển kinh tế xã hộitại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025; phù hợp với cácChủ trương của Đảng, Chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội gắn liềnvới Quốc phòng an ninh tại Thành phố Hồ Chí Minh;
Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông là một phần không thể tách rời trongquy hoạch xây dựng đô thị (khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu kinh tế, khucông nghệ cao,…), quy hoạch xây dựng công trình giao thông theo quy định của LuậtXây dựng và Luật Quy hoạch đô thị nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trongđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị và nâng cao hiệu quả sử dụng và chấtlượng công trình;
3 Nội dung lập quy hoạch
- Quy hoạch công trình viễn thông quan trọng liên quan đến quốc phòng anninh
- Quy hoạch điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng
- Quy hoạch cột ăng-ten thu phát sóng vô tuyến điện
- Quy hoạch hạ tầng cột treo, cống, bể, ống cáp viễn thông
E PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH
1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu các văn bản pháp luật về các quy hoạch ngành trên địa bànTP.HCM có liên quan đến quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, bao gồm:quy hoạch giao thông, quy hoạch phát triển đô thị, khu công nghiệp, khu công nghệcao, mạng lưới điện,… Dựa trên việc nghiên cứu các quy hoạch ngành này, dự án quy
Trang 14hoạch hạ tầng viễn thông thụ động sẽ có những phương án quy hoạch phù hợp, khoahọc và khả thi cao.
2 Phương pháp nghiên cứu hiện trường
- Tổ chức điều tra, khảo sát thực địa thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật viễnthông thụ động trên địa bàn TP.HCM đến năm 2013
- Điều tra, khảo sát những khu vực có thể bố trí hệ thống cơ sở hạ tầng kỹthuật viễn thông thụ động trong thời gian sắp tới
3 Phương pháp chuyên gia
- Tổ chức các buổi hội thảo lấy ý kiến chuyên gia
- Làm việc với các đơn vị, doanh nghiệp viễn thông có thị phần lớn tại ViệtNam để thu thập ý kiến quy hoạch
4 Phương pháp tham vấn cộng đồng:
Lấy ý kiến của các tổ chức, hộ gia đình về bố trí hạ tầng kỹ thuật viễn thôngthụ động
Trang 15Phần 1.
PHÂN TÍCH, DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT
VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TẠI TP.HCM 1.1 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ
THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG
1.1.1 Đánh giá tổng quan tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM 1.1.1.1 Tổng quan hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2013 ảnh hưởng đến phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.
a Tăng trưởng kinh tế
Giai đoạn 2001 – 2012 kinh tế thành phố đạt tốc độ tăng trưởng bình quân10,8%/năm (cả nước tăng trưởng 6,9%/năm) TP.HCM đóng vai trò đầu tàu tăngtrưởng kinh tế của cả nước Khu vực nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng bình quân5,02%/năm trong bối cảnh diện tích đất nông nghiệp thành phố ngày càng giảm đãcho thấy hiệu quả sản xuất nông nghiệp thành phố được cải thiện Tăng trưởng khuvực nông nghiệp chủ yếu là tăng năng suất lao động Khu vực công nghiệp – xâydựng và dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 10,92% và 10,98%/năm
Bảng 1 : Tăng trưởng kinh tế TP.HCM
Giá trị (Tỷ đồng)
Tốc độ tăng bình quân
(%/năm)
Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM
b Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế thành phố giai đoạn 2001 – 2013 chuyển dịch theo hướng giatăng tỷ trọng khu vực dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp, công nghiệp –xây dựng Trong suốt giai đoạn 2001 – 2013 tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng 5,72%,khu vực công nghiệp – xây dựng giảm 4,78%, khu vực nông nghiệp giảm 0,94% Cơ
Trang 16cấu kinh tế chuyển dịch mạnh nhất diễn ra trong giai đoạn 2006 – 2013, theo đó khuvực dịch vụ tăng tỷ trọng 7,76%, khu vực công nghiệp – xây dựng giảm tỷ trọng7,49% Nhìn chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra đúng hướng, thể hiện thếmạnh về dịch vụ của thành phố
Bảng 2 : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM
Chỉ tiêu
Giá trị (Tỷ đồng)
+/- cơ cấu (%)
2000 2005 2013 2001
-2013
2001 2005
2006 2013
-1 GDP giá thực tế 75.862 165.297 764.561
Khu vực công nghiệp – xây dựng 34.446 79.538 310.641
2 Cơ cấu kinh tế 100% 100% 100%
Khu vực công nghiệp – xây dựng 45,41 48,12 40,63 -4,78 2,71 -7,49
Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM
c Quy mô kinh tế TP.HCM
Tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và duy trì một thời gian dài góp phần tăngquy mô kinh tế TP.HCM lên đáng kể Năm 2000 GDP TP.HCM theo giá thực tế đạt5,3 tỷ USD, năm 2013 GDP TP.HCM đạt 36,2 tỷ USD, gấp 6,78 lần so với năm
2000 GDP bình quân đầu người TP.HCM năm 2000 đạt 1.016 USD, đến năm 2013đạt 4.525 USD, gấp 4,45 lần so với năm 2000
d Hiện trạng phát triển kết cấu hạ tầng thương mại dịch vụ trên địa bàn TP.HCM.
Kết cấu hạ tầng thương mại – dịch vụ trên địa bàn thành phố phát triển nhanhtrong thời gian qua, đặc biệt là kết cấu hạ tầng thương mại – dịch vụ hiện đại gồmsiêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi Ngoài ra, trên địa bàn thành phố đếnnăm 2013 có 222.424 cơ sở kinh tế cá thể trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
Trang 17Bảng 3: Kết cấu hạ tầng thương mại – dịch vụ trên địa bàn TP.HCM 2
Nguồn: Niên giám thống kê cả nước và TP.HCM
Sự phát triển nhanh chóng của kết cấu hạ tầng thương mại dịch vụ hiện đại đãgóp phần quan trọng vào phát triển dịch vụ trên địa bàn thành phố, gia tăng quy môtổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn Đến năm 2013 tổng mứcbán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn thành phố đạt 582,6 ngàn tỷ đồng,tương đương với 27,5 tỷ USD, gấp 6,7 lần so với năm 2000, tăng bình quân15,8%/năm giai đoạn 2001 – 2013
e Hiện trạng phát triển thương mại điện tử trên địa bàn TP.HCM
TP.HCM là thành phố có hoạt động thương mại điện tử phát triển mạnh nhất
so với các địa phương khác trong cả nước Theo báo cáo chỉ số thương mại điện tửViệt Nam năm 2012 do Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) công bố,TP.HCM đứng đầu về chỉ số thương mại điện tử địa phương năm 2012 với 64,5 điểm,
Hà Nội xếp thứ 2 với 64 điểm Chỉ số thương mại điện tử cho mỗi địa phương đượctổng hợp từ điểm số cho bốn nhóm tiêu chí tác động tới mức độ triển khai thương mạiđiện tử là nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin, giao dịch giữa doanhnghiệp với người tiêu dùng (B2C), giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp(B2B) và giao dịch giữa chính phủ với doanh nghiệp (G2B)
2 Nguồn: Số liệu chơ, siêu thị, trung tâm thương mại nguồn số liệu từ Tổng cục thống kê, số lượng khách sạn nguồn số liệu từ niên giám thống kê TP.HCM
Trang 18Hình 1: Chỉ số thương mại điện tử địa phương năm 2012
Nguồn: http://ebi.vecom.vn/Upload/Document/BaoCao/Bao%20cao%20EBI%20%20Finish
%20Full.pdf ; Ngày truy cập 18 tháng 7 năm 2014
f Hiện trạng phát triển doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM
Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM tăng nhanh chóng trong nhữngnăm gần đây, đặc biệt là doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài Tốc độ tăng bình quân doanh nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn
2009 – 2012 đạt 17,47%/năm, trong đó doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng17,65%/năm và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 14,15%/năm
Bảng 4: Số lượng doanh nghiệp trên địa b àn TP.HCM
(doanh nghiệp)
Tốc độ tăng b/q 2009
-2013 (%/năm)
Doanh nghiệp ngoài nhà
Doanh nghiệp có vốn đầu tư
Trang 19Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM
g Hiện trạng phát triển dân số
TP.HCM có quy mô dân số lớn nhất nước, đến năm 2013 dân số TP.HCM ướctính 7.939 ngàn người, tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2001 – 2013 đạt3,24%/năm, chủ yếu là tăng cơ học
Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM
Tốc độ tăng dân số của các quận nội thành phát triển đạt khá cao trong giaiđoạn 2001 – 2013, giai đoạn 2001 – 2005 ngoài nguyên nhân tăng cơ học còn donguyên nhân tách các huyện và hình thành các quận mới trong thời gian này Năm
2000 thành phố chưa có quận Bình Tân và quận Tân Phú mà chỉ có 4 quận gồm quận
2, quận 7, quận 9, quận Thủ Đức Do đó, mức chênh lệch dân số từ 4 quận vào năm
2000 lên 6 quân vào năm 2005 là rất lớn Dân số các huyện ngoại thành trong giaiđoạn 2006 – 2010 và giai đoạn 2011 – 2013 có tốc độ tăng nhanh cho thấy gia tăngdân số cơ học ở các huyện ngoại thành trong thời gian qua là khá lớn
Ngoài quy mô dân số hiện có trên địa bàn, hàng năm thành phố thu hút mộtlượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước Đến năm 2013 thành phố thu hút 4,1triệu khách du lịch quốc tế và khoảng 14 triệu lượt khách du lịch trong nước3
3 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM.
Trang 20h Hiện trạng về mức sống dân cư trên địa bàn TP.HCM
Giai đoạn 2003 – 2012 mức sống dân cư TP.HCM nói riêng và cả nước nóichung được cải thiện đáng kể Theo số liệu điều tra của Cục Thống kê thành phốđược tiến hành 2 năm một lần, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn thành phốgia tăng đáng kể trong giai đoạn 2003 – 2012 Năm 2002 thu nhập bình quân đầungười trên địa bàn thành phố là 904 ngàn, năm 2012 thu nhập bình quân đầu người là3.399,2 ngàn đồng/tháng, gấp 3,76 lần so với năm 2002 và gấp 1,7 lần so với cảnước Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2003 – 2013 đạt14,16%/năm, tốc độ tăng giá bình quân giai đoạn này đạt 8,2%/năm Tốc độ tăng thunhập bình quân đầu người nhanh hơn tốc độ tăng giá cho thấy mức sống đã từng bướcđược cải thiện
Theo số liệu niên giám thống kê cả nước, thu nhập bình quân đầu người cảnước giai đoạn 2003 – 2012 đạt 18,8%/năm, trong đó khu vực nông thôn tăng nhanhhơn khu vực thành thị
Bảng 6 : Thu nhập bình quân đầu người TP.HCM
Giá trị (1000 đồng/người/tháng)
Tốc độ tăng b/q (%/năm)
Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM và cả nước
i Hiện trạng phát triển y tế, giáo dục – đào tạo, văn hóa thông tin, thể dục thể thao trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
TP.HCM là trung tâm giáo dục, y tế văn hóa, thể thao của cả nước, không chỉ
Trang 21Bảng 7 : Một số chỉ tiêu về y tế, giáo dục TP.HCM
1 Giáo dục trung học phổ thông
2 Giáo dục chuyên nghiệp
3 Giáo dục cao đẳng
4 Giáo dục đại học
Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM
1.1.1.2 Hiện trạng phát triển đô thị TP.HCM đến năm 2013.
Đến nay TP.HCM có tổ chức 24 đơn vị hành chính gồm 19 quận và 5 huyện,với 322 phường xã, tăng 5 phường so với năm 2003 Ở cấp đơn vị quận - huyện,thành phố đã và đang xúc tiến đầu tư hình thành các đô thị mới như đô thị Nam thànhphố; đô thị mới Thủ Thiêm; đô thị Tây Bắc thành phố; đô thị - cảng Hiệp Phước…
Thành phố Hồ Chí Minh được phân thành 3 khu vực chính:
- Khu vực 1: khu vực nội thành hiện hữu (13 quận): gồm các quận 1, 3, 4, 5,
6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Thạnh và Phú Nhuận, với tổng số 192
Trang 22phường, diện tích tự nhiên là 14.199,94 ha (chiếm 6,78 % tổng diện tích đất tự nhiênthành phố), dân số năm 2013 là 4.116.878 người (chiếm 51,8% tổng số dân thànhphố).
- Khu vực 2: khu vực nội thành phát triển (6 quận): gồm các quận 2, 7, 9, 12,Thủ Đức và Bình Tân, với 67 phường, diện tích 35.182,60 ha, (chiếm 16,79 %), dân
số năm 2013 là 2.317.130 người (chiếm 29,1 %)
- Khu vực 3: khu vực ngoại thành gồm 05 huyện Củ Chi, Hóc Môn, BìnhChánh, Nhà Bè và Cần Giờ Chia thành 5 thị trấn huyện lỵ và 58 xã, diện tích tựnhiên 160.172,43 ha, (chiếm 76,43 %), dân số năm 2013 là 1.505.794 người (chiếm18,9 %)
Phát triển đô thị trên địa bàn TP.HCM hiện nay tập trung chủ yếu vào các quậnnội thành hiện hữu và một số quận nội thành phát triển Đây là những khu vực tậptrung dân số với mật độ cao và hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quy
mô lớn
Thành phố đã quy hoạch phát triển các khu đô thị mới nhưng đến nay việc đầu
tư xây dựng các khu đô thị này diễn ra chậm chạp, đặc biệt là khu đô thị mới ThủThiêm, khu đô thị Tây – Bắc thành phố
Các trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, hệ thống khách sạn cao cấp tậptrung chủ yếu khu vực trung tâm thành phố và khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng
Các khu chế xuất, khu, cụm công nghiệp tập trung chủ yếu các huyện ngoạithành, một số quận mới
Trang 23Hình 2: Bản đồ hiện trạng hệ thống đô thị, các điểm dân cư, khu công nghiệp
trên địa bàn TP.HCM
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
1.1.1.3 Hiện trạng phát triển giao thông TP.HCM giai đoạn 2001 – 2013.
Giao thông trên địa bàn TP.HCM trong thời gian qua được tập trung đầu tưxây dựng mới và nâng cấp mở rộng, đặc biệt là giao thông đường bộ
Về giao thông đường bộ, theo số liệu của Sở Giao thông vận tải TP.HCM,
tính đến năm 2013, TP.HCM có tổng chiều dài 3.778 km (không kể những tuyếnđường quá nhỏ và hệ thống đường hẻm), diện tích mặt đường là 26,45 triệu m²; cókhoảng 1.061 cầu các loại với tổng chiều dài khoảng 117 km; có trên 4.300 nút giaothông, trong đó có khoảng 120 nút quan trọng thuộc 75 đường phố chính và các trụcgiao thông đối ngoại
Trang 24Bảng 8 Tình hình phát triển cầu đường tại TP.HCM
Trang 25Bảng 9 Danh mục các tuyến đường trên địa bàn TP.HCM theo phân cấp quản lý
STT QUẬN HUYỆN Số lượng Chiều dài (m) Diện tích (m2) Số lượng Chiều dài (m) Diện tích(m2) Số lượng Chiều dài (m) Diện tích (m2)
Trang 27Về bến xe, đến năm 2013 thành phố có 4 bến xe khách liên tỉnh, gồm bến xe
miền Đông, bến xe miền Tây, bến xe Ngã Tư Ga, bến xe An Sương với tổng diện tích
14 ha
Về cảng biển, theo Quyết định số 1745/QĐ-BGTVT ngày 03 tháng 8 năm
2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảngbiển Đông Nam Bộ (Nhóm 5) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, đếnnăm 2011 trên địa bàn TP.HCM có 47 cảng biển, bến cảng, cầu cảng trong đó 13 cảng,bến cảng chưa đi vào hoạt động
Về vận tải đường sắt, trên địa bàn thành phố có tuyến đường sắt Bắc – Nam
phục vụ nhu cầu vận chyển hàng hóa và hành khách từ TP.HCM ra các tỉnh phía Bắc
và ngược lại
Về hàng không, trên địa bàn TP.HCM có sân bay Tân Sơn Nhất đảm nhận vai
trò vận chuyển hành khách và hàng hóa trong và ngoài nước Đến năm 2013 sân bayTân Sơn Nhất vận chuyển trên 20 triệu lượt hành khách trong nước và quốc tế, tăngbình quân 13,4%/năm Sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay hoạt động hết công suất
1.1.1.4 Hiện trạng phát triển mạng lưới điện TP.HCM giai đoạn 2001 – 2013
Hiện trạng lưới điện TP.HCM đang vận hành bao gồm các cấp điện áp: 500KV,220KV, 110KV, 22KV và 15KV Tính đến năm 2010, tổng chiều dài lưới truyền tải(500KV, 220KV và 110KV) là 825,6 km, tổng chiều dài lưới phân phối (22KV, 15KV
và hạ thế) là 15.175 km Hiện có 2 trạm nguồn 500/220KV và 7 trạm 220/110KV vớitổng công suất lắp đặt các trạm 500KV là 2100MVA và các trạm 220KV là3.750MVA Ngoài các trạm nguồn 500KV và 220KV, toàn thành phố hiện có 47 trạmbiến áp 110KV với tổng công suất 4.551MVA
Tổng lượng điện thương phẩm trên địa bàn TP.HCM năm 2013 là 17.896 triệuKWh
Tính đến nay lưới điện trên địa bàn thành phố gần như phủ kín địa bàn, về cơbản đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt
Trang 28Theo số liệu báo cáo sơ kết thực hiện ngầm hóa lưới điện kết hợp ngầm hóa hệthống dây thông tin giai đoạn 2011-2013 do UBND TP.HCM tổ chức, tính đến năm
2013 Thành phố đạt tỷ lệ ngầm hóa lưới điện trung thế đạt 28%, lưới điện hạ thế đạt10,6% Khối lượng lưới điện đã ngầm hóa giai đoạn 2011-2013 đạt 57,5 km lưới trungthế, 97,3 km lưới hạ thế và 2,7km lưới 110kV Nhiều khu vực đạt tỷ lệ ngầm hóa caonhư Quận 1, Quận 3 (82%); Quận 5 (75%); Quận 10, Quận 11 (57%); Quận PhúNhuận (60%)
1.1.1.5 Hiện trạng cấp nước
Nguồn khai thác nước chính cho các nhà máy nước của TP.HCM là nguồn nướcsông Đồng Nai và sông Sài Gòn (hiện khai thác từ nguồn nước sông Đồng Nai là1.150.000m3/ngày và nguồn nước Sông Sài Gòn 300.000m3/ngày) Ngoài ra còn khaithác từ nguồn nước ngầm (khoảng 750.000 m3/ngày)
Tổng chiều dài đường ống cấp nước các loại trên địa bàn thành phố khoảng4.430 Km (ống cấp 1,2,3), được phát triển qua nhiều giai đoạn nên có nhiều nguồn gốckhác nhau như Pháp, Mỹ, Úc, Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam Với nhiều loại vật liệunhư: bê tông cốt thép dự ứng lực, ống thép, gang, ciment amiang Trong đó khoảng2.540 km xây dựng cách đây 20 năm (khoảng 64%); 760km xây dựng cách đây từ 20-
30 năm (khoảng 19%); 700km đã được xây dựng trên 30 năm (khoảng 17%) Vì vậymột số đường ống đã bị hư mục, gây rò rỉ làm thất thoát một lượng nước rất lớn (trên40%)
Mạng lưới cấp nước chính (do Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn quản lý) chưaphủ khắp toàn thành phố, chủ yếu tập trung ở khu vực nội thành và một số quận mới,một phần huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn
1.1.1.6 Hiện trạng thoát nước
Hệ thống thoát nước, thủy lợi trên địa bàn TP.HCM bao gồm kênh rạch, hồ điềutiết, hệ thống cống và hệ thống xử lý nước thải
Hiện có khoảng 50% chiều dài kênh rạch thoát nước đang bị nhà dân lấn chiếm,hiện còn khoảng 20.000 căn nhà xây cất trên kênh rạch Tình trạng lấn chiếm kênh
Trang 29rạch, làm hẹp dòng chảy làm giảm khả năng thoát nước, đây là một trong nhữngnguyên nhân gây nên tình trạng ngập nước tại TP.HCM.
Trước đây TP.HCM có rất nhiều ao hồ điều tiết nước mưa và nước triều, tuynhiên, hầu hết đã bị san lấp, gây ra tình trạng ngập nghiêm trọng cho nhiều khu vực.Ngoài ra quá trình đô thị hóa đã biến đất nông nghiệp, ao hồ, kênh rạch thành đất xâydựng, làm mất đi vùng đệm là nơi chứa nước mưa và nước triều nhưng không có giảipháp thay thế Quá trình đô thị hoá và bê tông hoá đã làm giảm độ thấm nước mưa,cũng là một nguyên nhân làm tăng tình trạng ngập
Hệ thống cống thoát nước của thành phố hiện nay là hệ thống cống chung, vừathiếu về số lượng vừa nhỏ về tiết diện, được xây dựng qua nhiều giai đoạn, phần lớn
có tuổi thọ trên 40 năm Tổng chiều dài cống thoát nước cấp 2, cấp 3 và cấp 4 trên toànTP.HCM hiện nay có trên 2.042 km, trong đó khoảng 1.140 km cống thoát nước cấp 2,cấp 3 Tổng chiều dài cống thoát nước cấp 2, cấp 3 trên địa bàn thành phố đã tăng gấp
2 lần (từ 516.662 md vào năm 2001 tăng lên 1.140.885 md vào năm 2010) và số cửa
xả tăng gấp 2,7 lần (từ 228 cửa xả vào năm 2001 tăng lên 816 cửa xả vào năm 2010).Tính đến nay, các dự án ODA đã nâng cấp, cải tạo, bổ sung mới cống thoát nước choTP.HCM là 125,5 km cống các loại Ngoài ra, song song với các dự án ODA, tính đếnnăm 2010 đã hoàn thành 68 dự án cải tạo, lắp đặt mới hệ thống thoát nước bằng nguồnvốn ngân sách
Hệ thống thoát nước phục vụ cho khoảng 70% dân số đô thị Mật độ cống trêndiện tích đất phi nông nghiệp (không tính diện tích mặt nước) tính chung trên toàn địabàn TP.HCM là 2,7 km/km2, khu vực các quận nội thành cũ có mật độ khá cao,khoảng 7,3 km/km2, trong khi các quận nội thành phát triển chỉ có 2 km/km2 và ngoạithành là 0,8 km/km2
Tình trạng ngập nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tăng dần từ năm
2003 (62 điểm ngập) đến năm 2008 (126 điểm ngập) và giảm dần đến năm 2010 (còn
58 điểm ngập) Năm 2011 (chỉ còn 31 điểm ngập)
Trang 301.1.1.7 Hiện trạng phát triển các khu, cụm công nghiệp TP.HCM
Đến năm 2013 trên địa bàn thành phố có 3 KCX, 13 khu công nghiệp với tổngdiện tích gần 3.748,49 ha, 01 khu công nghệ cao với diện tích gần 700 ha, công viênphần mềm Quang Trung với diện tích 43 ha
Tính đến cuối năm 2013, trên địa bàn TP.HCM có 27 cụm công nghiệp; trong
đó có 16 cụm công nghiệp có doanh nghiệp đang hoạt động hiện hữu với diện tíchkhoảng 570 ha
1.1.1.8 Hiện trạng phát triển ngành thông tin và truyền thông giai đoạn 2006 – 2013.
Tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và duy trì một thời gian dài, quy mô kinh tếthành phố ngày càng lớn, mức sống dân cư ngày càng gia tăng cả khu vực thành thị lẫnnông thôn; với vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa – xã hội,… đã có tác động tích cựcđến phát triển ngành công nghệ thông tin và truyền thông trên địa bàn thành phố nóichung và ngành viễn thông nói riêng GDP ngành công nghệ thông tin và truyền thôngtrên địa bàn thành phố trong thời gian gần đây tăng trưởng khá cao và có những đónggóp quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng gia tăng tỷ trọngkhu vực dịch vụ
Bảng 10 : GDP ngành thông tin và truyền thông TP.HCM
(Tỷ đồng)
Tốc độ tăng trưởng b/q (%/năm)
2008 2010 2013 2009 -2010 2011 -2013 2009 -2013GDP TP.HCM giá SS 2010 378.317 463.295 609.350 10,66 9,56 10 GDP ngành thông tin và truyền thông
Nguồn: Niên giám thông kê TP.HCM
Giai đoạn 2009 – 2013 GDP TP.HCM tăng bình quân 10%/năm, trong khi đó
Trang 31giai đoạn Tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng bình quân chungcủa toàn ngành kinh tế, tỷ trọng ngành thông tin và truyền thông đã tăng lên đáng kểtrong giai đoạn 2009 – 2013, từ 2,41% vào năm 2008 lên 3,49% vào năm 2013, tươngđương tăng 1,08%.
Doanh thu của ngành bưu chính, viễn thông của thành phố 31.710 tỷ đồng năm
2013, chiếm khoảng 20% doanh thu của toàn ngành trong cả nước, tăng trung bình86,4%/ năm trong giai đoạn 2006-2010
Giai đoạn 2009 – 2013 ngành thông tin và truyền thông phát triển nhanh chóng
cả về lượng lẫn về chất, trong đó một số lĩnh vực đạt đến mức bão hòa, đồng thời một
số lĩnh vực không còn phù hợp với xu hướng phát triển trong giai đoạn hiện nay Thuêbao điện thoại cố định đến năm 2013 giảm đáng kể, bình quân giảm 7,14%/năm, đặcbiệt là giảm ở các hộ gia đình Thuê bao điện thoại cố định hiện nay phát triển chủ yếu
ở các tổ chức, doanh nghiệp Thuê bao điện thoại di động đạt mức đỉnh điểm vào năm
2011 với 18,8 triệu thuê bao trong khi dân số thành phố vào thời điểm này là 7,6 triệungười, gấp 2,47 lần so với quy mô dân số Đến năm 2013 số thuê bao điện thoại diđộng giảm xuống còn 14,8 triệu Số thuê bao di động giảm trong thời gian qua mộtphần do bão hóa, đồng thời do Nhà nước xử lý các số thuê bao ảo Thuê bao điện thoại
di động tăng bình quân 19,52%/năm giai đoạn 2009 – 2010, nhưng giảm bình quân7,48%/năm giai đoạn 2011 – 2013
Thuê bao internet băng thông rộng hiện nay phát triển rất nhanh, cả về băngthông rộng cố định và băng thông rộng di động, đặc biệt là băng thông rộng di động.Tốc độ tăng trưởng thuê bao internet băng thông rộng cố định đạt bình quân24,76%/năm giai đoạn 2009 – 2013, đạt 1,74 triệu thuê bao vào năm 2013 Thuê baointernet băng thông rộng di động tăng bình quân 251,8%/năm giai đoạn 2010 – 2013,đạt mức 3 triệu thuê bao đến năm 2013
Trang 32Bảng 11: Một số chỉ tiêu phát triển ngành viễn thông trên địa bàn TP.HCM
(%/năm)
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2009-2010 2011-2013 2009-2013
1 Thuê bao điện thoại cố định 1.705.358 2.007.341 1.965.000 1.921.000 1.349.629 1.177.674 7,34 -15,69 -7,14
2 Hộ gia đình có thuê bao ĐTCĐ/100 hộ gia đinh (1.824.822 hộ) 93 110 108 105 74 65 7,34 -15,69 -7,14
3 Thuê bao điện thoại di động (2G, 3G) 13.742.444 14.605.227 16.785.000 18.799.000 15.335.577 14.888.061 10,52 -3,92 1,61
5 Số thuê bao internet băng rộng cố định 577.214 765.372 915.396 1.012.073 1.766.855 1.744.871 25,93 23,99 24,76
- Leased-Line 13.371 16.082 36.514 36.514 573.962 501.331 65,25 139,45 106,44
6 Số thuê bao internet băng rộng di động – 3G 71.041 1.959.650 1.521.723 3.094.918 251,87
Nguồn: Sở Thông tin và Truyền thông
Trang 33Với sự ra đời của các thiết bị di động cầm tay như điện thoại di động thôngminh, máy tính bảng, máy tính xách tay,…, các sản phẩm nghe nhìn có độ phân giảicao như internet TV đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể của thuê bao internet băng thôngrộng di động và cố định.
1.1.2 Đánh giá tác động của tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM giai đoạn 2001 –
2013 đến phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.
1.1.2.1 Tác động của tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến phát triển
hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động TP.HCM.
- Tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và được duy trì một thời gian dài gópphần gia tăng nhu cầu đầu tư, bao gồm đầu tư mới và mở rộng quy mô đầu tư của cácdoanh nghiệp hiện hữu, gia tăng quy mô kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu và quan hệkinh tế quốc tế cũng như quan hệ giữa TP.HCM và các địa phương trong cả nước.Điều này dẫn đến gia tăng số lượng doanh nghiệp trên địa bàn, gia tăng nhu cầuthương mại điện tử, gia tăng nhu cầu về tốc độ đường truyền internet, đặc biệt làđường truyền cáp quang
- Tăng trưởng kinh tế thúc đẩy ngành viễn thông thành phố phát triển nhanhtrong thời gian qua, thúc đẩy đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.Ngược lại, hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động ngày càng được đầu tư hoàn chỉnh đã
có tác động tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thành phố thông qua việc đáp ứngnhu cầu truyền tải thông tin, dữ liệu ngày càng nhanh đến người sử dụng
- Tăng trưởng kinh tế góp phần gia tăng mức sống dân cư, nâng cao đời sốngvật chất và tinh thần người dân thành phố, tạo điều kiện người dân tiếp cận nhanh hơnvới dịch vụ công nghệ thông tin và viễn thông, gia tăng nhu cầu về sử dụng các loạithiết bị di động kết nối internet, đặc biệt là điện thoại di động thông minh, máy tínhbảng, máy tính xách tay; các loại thiết bị cố định kết nối internet tại nhà gồm máy tính
để bàn, TV internet, thiết bị an ninh, … Điều này dẫn đến gia tăng nhu cầu các trạmthu phát sóng điện thoại di động thế hệ 2G, 3G và nhu cầu đường truyền số liệu tốc độcao Thực tế trong thời gian qua các trạm thu phát sóng điện thoại di động gia tăngđáng kể, đồng thời các doanh nghiệp viễn thông tăng cường đầu tư nâng cấp đườngtruyền số liệu thay thế cáp đồng bằng cáp quang trên địa bàn thành phố đã góp phầnnâng cao chất lượng và khả năng cung cấp dịch vụ của đơn vị
Trang 34- Mức sống dân cư ngày càng gia tăng dẫn đến gia tăng nhanh chóng nhu cầudịch vụ viễn thông khu vực nông thôn TP.HCM, số lượng người sử dụng điện thoại kếtnối internet tăng trưởng nhanh ở khu vực nông thôn, đồng thời xu hướng người dânnông thôn sử dụng internet tại nhà ngày càng gia tăng ở các khu vực thị trấn, các khudân cư tập trung có điều kiện kết nối internet Điều này dẫn đến sự gia tăng đầu tưmạng cáp viễn thông khu vực nông thôn.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố diễn ra theo hướng gia tăng tỷ trọngkhu vực dịch vụ với việc phát triển nhanh chóng kết cấu hạ tầng thương mại dịc vụhiện đại gồm siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi; gia tăng phát triển nhàhàng, khách sạn, cao ốc văn phòng, căn hộ cao cấp; các loại hình thương mại dịch vụcùng với số lượng các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ phát triển nhanh chóngtrong thời gian qua Hàng năm TP.HCM đón tiếp trên 4 triệu lượt khách du lịch quốc
tế và trên 14 triệu lượt khách du lịch trong nước dẫn đến gia tăng nhu cầu lết nốiinternet bằng các thiết bị di động, tăng nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông côngcộng Ngoài ra, TP.HCM là nơi được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước chọnđặt làm trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện các giao dịch trên phạm
vi toàn cầu thông qua mạng internet Điều làm gia tăng nhu cầu giao dịch bằng thươngmại điện tử, gia tăng nhu cầu dịch vụ viễn thông chất lượng cao dẫn đến gia tăng nhucầu về hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn thành phố
- TP.HCM là trung tâm giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao vàvui chơi giải trí của cả nước Số lượng cơ sở hạ tầng xã hội tăng trưởng nhanh trongthời gian qua gắn với phát triển đô thị và tập trung số lượng người với mật độ cao, nhucầu kết nối internet thông qua các thiết bị di động trong cùng một thời điểm là khá lớn.Điều này phát sinh nhu cầu về hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, đặc biệt là cáctrạm thu phát sóng điện thoại di động, các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông côngcộng, đường truyền internet tốc độ cao,…
1.1.2.2 Tác động của hiện trạng ngành viễn thông đến phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động
Các dịch vụ viễn thông và sản phẩm công nghệ thông tin kết nối internet trongthời gian qua phát triển nhanh chóng, bao gồm điện thoại thông minh, máy tính bảng,
Trang 35sủ dụng dịch vụ internet cố định và di động băng rộng Việc này đã thúc đẩy phát triển
hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động một cách nhanh chóng, bao gồm phát triển cápviễn thông, các trạm thu phát sóng, sản phẩm dịch vụ viễn thông đồng thời dẫn đến sựđào thải một số dịch vụ viễn thông không còn phù hợp với xu hướng phát triển nhưđiện thoại cố định, các trạm điện thoại công cộng
1.1.2.3 Tác động của hiện trạng phát triển đô thị đến phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.
Tiến trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trên địa bàn thành phố đã thúc đẩyphát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, bao gồm phát triển các khu đô thị mới,chỉnh trang và mở rộng các khu đô thị hiện hữu, phát triển chung cư cao tầng, căn hộcao cấp, cao ốc văn phòng,… Sự phát triển đô thị dẫn đến sự phát triển hạ tầng giaothông, lưới điện, mật độ dân cư, mật độ doanh nghiệp, phát triển mạnh mẽ dịch vụviễn thông trong khu vực, trên cơ sở đó thúc đẩy phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thôngthụ động Sự phát triển các khu đô thị mới trong thời gian qua gắn với phát triển cáccông trình ngầm kết hợp với ngầm hóa cáp viễn thông, phát triển các trạm thu phátsóng thân thiện môi trường, đảm bảo mỹ quan đô thị
1.1.2.4 Tác động của hiện trạng phát triển giao thông đến phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.
Giao thông đóng vai trò quan trọng trong phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thôngthụ động, đặc biệt là tác động mạnh mẽ đến phát triển cáp viễn thông, hạ tầng ngầmviễn thông trong thời gian qua Cáp viễn thông phát triển chủ yếu dựa trên các trụcđường giao thông Hạ tầng ngầm viễn thông phát triển chủ yếu dựa trên các trục đườnggiao thông Trong thời gian qua thành phố đã có nhiều nổ lực trong đầu tư phát triểngiao thông, xây dựng mới và mở rộng nhiều tuyến đường quan trọng Điều này thúcđẩy hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động phát triển Tuy nhiên, trong thời gian qua đầu
tư phát triển giao thông chưa thật sự gắn kết với phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thôngthụ động Các dự án quy hoạch phát triển giao thông trong thời gian qua chưa có sựtham gia của sở Thông tin và Truyền thông nhằm đồng bộ hóa và chuẩn hóa phát triểngiao thông với hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động Điều này dẫn đến những lãng phítrong đầu tư, bao gồm đầu tư mới và nâng cấp, mở rộng các công trình hiện hữu
Trang 361.1.2.5 Tác động của hiện trạng phát triển lưới điện đến phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.
Trong thời gian qua lưới điện về cơ bản đã phủ kín địa bàn TP.HCM, đáp ứngnhu cầu về điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn Lưới điện đã có tác độngtrực tiếp đến phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động Hiện nay phần lớn cácviễn thông được gắn trên các cột điện hình thành nên hạ tầng dùng chung giữa ngànhđiện và ngành viễn thông Ngoài ra,ngầm hóa lưới điện đi kèm với ngầm hóa cáp viễnthông hình thành nên hạ tầng dùng chung công trình ngầm giữa ngành điện và ngànhviễn thông Việc lưới điện phủ kín địa bàn thành phố tạo điều kiện cho cáp viễn thôngtiếp cận với các hộ gia đình, doanh nghiệp trên địa bàn Trong thời gian qua việc ngầmhóa lưới điện đã thúc đẩy ngầm hóa cáp viễn thông
1.2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TP.HCM ĐẾN NĂM 2013.
1.2.1 Hiện trạng phát triển các công trình viễn thông.
1.2.1.1 Công trình hệ thống truyền dẫn viễn thông liên tỉnh và quốc tế:
Trên địa bàn hiện có 30 tuyến cáp quang truyền dẫn liên tỉnh và quốc tế do cácdoanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường đầu tư, khai thác với tổng chiều dài377,6 km trong đó có 332km tuyến cáp quang đã được triển khai ngầm hóa và 45.6kmtuyến cáp quang đang sử dụng cột treo cáp để truyền dẫn kết nối liên đài trong phạm viđịa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
1.2.1.2 Các trạm phát sóng tín hiệu phát thanh, truyền hình
Bảng 12: Hiện trạng các trạm phát sóng tín hiệu phát thanh, truyền hình tại thành phố Hồ Chí Minh.
để tiếp, phát lại tínhiệu truyền hình
Trang 373 Đài phát sóng truyền
hình của AVG
Phát sóng truyền hình kỹ thuậtsố
Trang 38Mạng cáp quangtruyền dẫn tín hiệu.
Nguồn: Sở Thông tin và truyền thông
1.2.1.3 Các công trình viễn thông phục vụ cải cách thủ tục hành chính và chính phủ điện tử tại thành phố Hồ Chí Minh
Mạng truyền số liệu chuyên dùng của Thành phố Hồ Chí Minh (định danh làmạng MetroNet) do Viễn thông thành phố - Thuộc VNPT đảm nhiệm kết nối vật lý vàcác chính sách an toàn an ninh thông tin cho mạng truyền số liệu này Ủy ban nhândân thành phố giao Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Viễn thông thành phố trựctiếp triển khai và đưa vào sử dụng mạng Metronet nhằm mục đích liên thông kết nốiđường truyền số liệu giữa các sở, ban, ngành và các quận huyện, phường, xã, thị trấntrên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Việc đưa mạng truyền số liệu chuyên dùng Metronet vào hoạt động là cơ sở,nền tảng để triển khai các ứng dụng Công nghệ thông tin đồng bộ cho tất cả các cơquan Đảng, Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm tăng cường cơ chếbảo mật và đảm bảo an toàn thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của thànhphố
Ngoài ra mạng truyền số liệu chuyên dùng kết nối liên thông giữa các sở, ban,ngành và các quận huyện, phường xã, thị trấn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh sẽtạo tiền đề ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cải cách thủ tục hành chính, quản lý
cơ sở dữ liệu tập trung, đảm bảo an ninh thông tin và hình thành Chính phủ điện tử
Trang 391.2.2 Hiện trạng phát triển và phân bố điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng.
1.2.2.1 Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ
Trong những năm qua, Internet ở Thành phố Hồ Chí Minh đã có bước pháttriển nhanh và tác động tốt tới nhiều lĩnh vực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xãhội Cùng với sự phát triển chung của Internet, các đại lý Internet công cộng đã đónggóp tích cực cho việc phổ cập dịch vụ Internet đến mọi tầng lớp nhân dân Đến năm
2014 trên địa bàn thành phố có 3.952 đại lý internet công cộng Số lượng đại lýinternet công cộng trên địa bàn TPHCM chiếm tỷ trọng lớn ở các quận ven, đặc biệt làBình Tân, Gò Vấp, Tân Phú trong khi các quận trung tâm chiếm tỷ trọng thấp Cácquận ven hiện nay tập trung số lượng lớn dân nhập cư, có nhu cầu về truy cập internetnhưng chưa có nhiều điều kiện trang bị internet tại nhà trong khi các hộ gia đình ở cácquận trung tâm hầu hết đã trang bị internet Đại lý internet công cộng có xu hướngphát triển ở các huyện ngoại thành gắn kết với việc đầu tư phát triển cáp viễn thông vàtiến trình đô thị hóa, phát triển các khu công nghiệp,…
Bảng 13: Số lượng đại lý internet công cộng đến năm 2013
STT Quận/Huyện Diện tích
(km2)
Dân số (người)
Số lượng đại lý Internet
Diện tích/ đại lý internet (km2)
Dân số/ đại lý Internet
Trang 40Nguồn: Sở Thông tin Truyền thông
Hình 3: Phân bố các điểm internet công cộng trên địa bàn thành phố
Nguồn: Sở Thông tin Truyền thông TP.HCM
Hiện nay, các đại lý internet công cộng do các công ty CMC, Viettel, HCM, FPT, NetNam cung cấp đường truyền thuê bao đại lý, trong đó đại lý internetcông cộng của Viettel và FPT chiếm đến 75% trong tổng số tất cả đại lý Internet
VNPT-1.2.2.2 Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ
- Tính đến năm 2012, tại TPHCM có 2.137 trạm điện thoại công cộng, chủ yếutập trung tại các quận trung tâm nội thành Trong đó, số lượng trạm điện thoại côngcộng hư hỏng, không thể sử dụng cần được thay thế theo thống kê của Viễn thôngthành phố là 526 trạm