1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

NỘI NĂNG và sự BIẾN THIÊN nội NĂNG

2 817 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 39 KB

Nội dung

- Chứng minh được nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích.. Kĩ năng - Giải thích được một cách định tính một số hiện tượng đơn giản về thay đổi nội năng.. TỔ CHỨC CÁC HOẠ

Trang 1

Ngày soạn: 02/3/2015

Tiết 54: NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN THIÊN NỘI NĂNG

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức

- Phát biểu được định nghĩa nội năng trong nhiệt động lực học

- Chứng minh được nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích

- Nêu được ví dụ cụ thể về thực hiện công và truyền nhiệt

- Viết được công thức tính nhiệt lượng vật thu vào hay tỏa ra, nêu được tên và đơn vị của các đại lượng

có mặt trong công thức

2 Kĩ năng

- Giải thích được một cách định tính một số hiện tượng đơn giản về thay đổi nội năng

- Vận dụng được công thức tính nhiệt lượng để giải các bài tập ra trong bài và các bài tập tương tự

II CHUẨN BỊ

1 Giáo viên

Thí nghiệm ở các hình 32.1a và 32.1c SGK

2 Học sinh

Ôn lại các bài 22, 23,24,25, 26 trong SGK vật lý 8

III TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

STT Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT,

KN

Các năng lực thành phần liên quan được đánh giá

Các hoạt động dạy và học theo chủ đề

Các công cụ đánh giá (Câu hỏi

và bài tập)

1 [Thông hiểu]

Do các phân tử chuyển động không

ngừng, nên chúng có động năng Động

năng phân tử phụ thuộc vào vận tốc của

phân tử

Do giữa các phân tử có lực tương tác nên

ngoài động năng, các phân tử còn có thế

năng tương tác phân tử, gọi tắt là thế

năng phân tử Thế năng phân tử phụ

thuộc vào sự phân bố các phân tử

K1, K2, X7 HĐ 1: HS đọc và thảo

luận để tìm hiểu về nội năng

HĐ 2: HS thảo luận để

trả lời câu hỏi C1, C2

Nhóm câu hỏi 1

2 [Nhận biết]

Trong nhiệt động lực học, người ta gọi

tổng động năng và thế năng của các phân

tử cấu tạo nên vật là nội năng của vật

K2, X7 .HĐ 3: GV đặt vấn đề

về sự biến đổi nội năng

và yêu cầu HS thảo luận các phương án làm biến đổi nội năng

[Thông hiểu]

• Có hai cách làm thay đổi nội năng :

Thực hiện công : Quá trình làm thay đổi

nội năng, trong đó có sự thực hiện công

của một lực, gọi là quá trình thay đổi nội

năng bằng cách thực hiện công Ví dụ,

khi ta cọ xát miếng kim loại trên mặt bàn

(thực hiện công cơ học), miếng kim loại

nóng lên Nội năng của miếng kim loại đã

thay đổi do có sự thực hiện công

Truyền nhiệt : Quá trình làm thay đổi nội

HĐ 4: HS đọc và thảo

luận để tìm hiểu các cách làm biến đổi nội năng:

+ Thay đổi thể tích và nhiệt độ

+ Độ biến thiên nội năng theo các cách đó

Nhóm câu hỏi 2

Trang 2

năng bằng cách cho vật tiếp xúc với

nguồn nhiệt (không có sự thực hiện công)

gọi là quá trình thay đổi nội năng bằng

cách truyền nhiệt Ví dụ, nhúng miếng

kim loại vào nước sôi, miếng kim loại

nóng lên Nội năng của miếng kim loại đã

thay đổi do có sự truyền nhiệt

[Vận dụng]

Biết cách phân tích hiện tượng liên quan

đến nội năng và nhiệt độ, vận dụng mối

quan hệ giữa nội năng với nhiệt độ để

giải thích hiện tượng có liên quan đến sự

biến đổi nội năng bằng thực hiện công

hoặc truyền nhiệt Chẳng hạn giải thích

các định luật chất khí

Nhóm câu hỏi 1:

Câu 1 Nội năng của một vật là

A tổng động năng và thế năng của vật

B tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật

C tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công

D nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt

Câu 2 Câu nào sau đây nói về nội năng không đúng?

A Nội năng là một dạng năng lượng

B Nội năng là nhiệt lượng

C Nội năng có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác

D Nội năng của một vật có thể tăng lên, hoặc giảm đi

Nhóm câu hỏi 2:

Câu 1 Công thức tính nhiệt lượng là

A Q=mc∆t B Q=c∆t C Q=m∆t D Q=mc

Câu 2 Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là không đúng?

A Nhiệt lượng là số đo độ tăng nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt

B Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng

C Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng

D Nhiệt lượng không phải là nội năng

Câu 3 Biết nhiệt dung của nước xấp xỉ là 4,18.103 J/(kg.K) Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg nước ở

200C sôi là :

A 8.104 J B 10 104 J C 33,44 104 J D 32.103 J.

Câu 4 Nhiệt lượng cần cung cấp cho 0,5 kg nước ở 00 C đến khi nó sôi là bao nhiêu? Nếu biết nhiệt dung của nước là xấp xỉ 4,18.103J/(kg.K)

A 2,09.105J B 3.105J C.4,18.105J D 5.105J

Câu 5 Một bình nhôm khối lượng 0,5 kg chứa 0,118 kg nước ở nhiệt độ 200 C Người ta thả vào bình một miếng sắt khối lượng 0,2 kg đã được nung nóng tới 750C Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài, nhiệt dụng riêng của nhôm là 0,92.103 J/(kg.K); của nước là 4,18.103 J/(kg.K); của sắt là 0,46.103 J/(kg.K) Nhiệt độ của nước khi bắt đầu cân bằng là:

A t = 10 0C B t = 150 C C t = 200 C D t = 250 C

Ngày đăng: 03/03/2016, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w