1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận : Những cam kết của Việt Nam với WTO trong ngành thuỷ sản, cơ hội và thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp

26 537 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 74,99 KB

Nội dung

Kèm theo đó là những cam kết của Việt Nam khi tham gia Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO Đó là lý do chọn đề tài của nhóm chúng em: “Những cam kết của Việt Nam với WTO trong ngành thuỷ sản

Trang 1

MỤC LỤC

Chương 1: Khái quát về hội nhập và ảnh hưởng của WTO với các doanh

nghiệp trong nước 3

I. Khái niệm hội nhập 3

II. Tính tất yếu của hội nhập 3

III. Mục tiêu của WTO 4

IV. Chức nắng của WTO 4

V. Cơ cấu tổ chức của WTO 5

Chương 2: Những cam kết của Việt Nam với WTO trong ngành thuỷ sản Thuận lợi và khó khăn 8

I. Những cam kết của Việt Nam trong ngành thuỷ sản 8

1. Giảm dần các biện pháp trợ cấp, thậm chí xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu 8

2. Ràng buộc thuế quan và cắt giảm thuế theo lộ trình 8

3. Tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại 9

II. Những thuận lời và khó khăn khi Việt Nam gia nhập WTO 9

1. Thuận lợi 9

2. Khó khăn 10

Chương 3: Thực trạng phát triển của ngành thuỷ sản trước và sau khi hội nhập WTO 12

I. Trước khi hội nhập 12

1. Thủy sản Việt Nam phát triển cả đánh bắt và nuôi trồng tới chế biến 12

2. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản chủ yếu 13

3. Sức cạnh tranh về hàng hoá còn yếu 14

4. Chỉ tập trung xuất khẩu, sản xuất manh mún 14

II. Sau hội nhập 14

1. Việt Nam được coi là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng thủy sản nhanh nhất 14

2. Hàng thủy sản Việt Nam ngày càng chiếm vị trí cao trên thị trường quốc tế .17

3. Khó khăn từ rào cản kỹ thuật và những quy định nghiêm ngặt của nước nhập khẩu các vụ kiện bán phá giá, thiên tai, vẫn còn hạn chế về công nghệ và chất lượng sản phẩm 18

4. Ô nhiễm môi trường biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến đánh bắt và nuôi trồng thủy sản 19

5. Nhà nước đẩy mạnh hơn cung cấp vốn hỗ trợ kỹ thuật các biện pháp an toàn vệ 19

Trang 2

Chương 4: Kinh nghiệm và giải pháp phát triển ngành thủy sản trước bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO 20

I. Ngành thủy sản Việt Nam tăng cường tuyên truyền 20

II. Đa dạng hóa thị trường và chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu 20III. Nâng cao sức cạnh tranh về chất lượng của mặt hàng thuỷ sản 20

IV. Tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến, xuất

khẩu thuỷ sản trong nước với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài 21

V. Tăng cường sự hỗ trợ từ phía Nhà nước 21

VI. Nhà nước đẩy mạnh hơn cung cấp vốn hỗ trợ kỹ thuật các biện pháp

an toàn vệ sinh thực phẩm, công nghệ 21VII. Đối với các doanh nghiệp chế biến 22

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hội nhập kinh tế thế giới là một xu thế chung của toàn cầu, hội nhập kinh tếkhông chỉ tạo tiền đề cho đất nước phát mà còn tạo ra nhiều cơ hội mở mang nhiều lợiích, đưa quốc gia lên một tầm cao mới

Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau 11 năm đàm phán Sự kiện này mở ra

cơ hội mới cho sự phát triển đất nước và cả những thách thức cần phải vượt qua khiViệt Nam được tham gia vào tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu

Việt Nam mình cần phải làm gì để tận dụng những cơ hội khi gia nhập Tổ chứcThương mại Thế giới ( WTO), để phát triển kinh tế, tăng cường các mối quan hệ songphương, đa phương giữa các quốc gia Phải làm gì để vượt qua những thách thức khitham gia thị trường chung của thế giới, trong khi cơ sở hạ tầng Việt Nam còn yếu kém,trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao, nguồn nhân lực thiếu trình độ chuyên môn có taynghề chưa cao, hàng hoá sản xuất chưa có vị thế trên thị trường Vậy phải làm sao đểtận dụng được những cơ hội, vượt qua thử thách trong quá trình hội nhập Kèm theo

đó là những cam kết của Việt Nam khi tham gia Tổ chức Thương Mại Thế Giới( WTO)

Đó là lý do chọn đề tài của nhóm chúng em:

“Những cam kết của Việt Nam với WTO trong ngành thuỷ sản, cơ hội và thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp”

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở những thông tin số liệu thu thập được, nhóm chúng em muốn làm rõ

lý luận cơ bản về Hội nhập và các ảnh hưởng của WTO đối với các doanh nghiệptrong nước, những cam kết của Việt Nam với WTO, những thuận lợi khó khăn, thựctrạng phát triển ngành thuỷ sản, kinh nghiệp và giải pháp trước bối cảnh Việt Nam gianhập WTO

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là Tổ chức Thương mại Thế Giới ( WTO ), cácdoanh nghiệp Việt Nam trong ngành thuỷ sản, và những cam kết của Việt Nam vớiWTO

4. Phương pháp nghiên cứu

Trang 4

Đề tài đã thu thập thông tin số liệu thông qua nhiều cuốn giáo trình của KhoaQuản Trị Kinh Doanh, các thông tin từ báo chí, tạp chí, Internet và đặc biệt là cáctrang Web của Chính Phủ và các Bộ ngành liên quan như: Bộ Công Thương, Bộ NôngNghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Bộ Kế Hoạch….

5. Tên đề tài và bố cục tiểu luận

Đề tài: “Những cam kết của Việt Nam với WTO trong ngành thuỷ sản, cơ hội và

thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp”

Bố cục:

Ngoài mục lục, phần mở đầu, phần kết luận, nội dung tiểu luận gồm 4 chương

Chương 1: Khái quát về hội nhập và ảnh hưởng của WTO với các doanh nghiệp

Chương 4: Kinh nghiệm và giải pháp phát triển ngành thủy sản trước bối cảnh

Việt Nam gia nhập WTO

Để hoàn thành bài tiểu luận này, cảm nhóm 1 đã cố gắng nỗ lực hết sức, nhưng vìthời gian nghiên cứu có hạn, trình độ và kinh nghiệm nghiên cứu chưa có, sẽ dẫn đếnnhững sai sot, mong cô và các đóng góp ý kiến nhiều hơn, giúp nhóm 1 hoàn chỉnhhơn về phần kiến thức

Nhóm 1 xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HỘI NHẬP VÀ CÁC ẢNH HƯƠNG CỦA

WTO ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC

* Khái niệm 1: Hội nhập kinh tế là việc các nên kinh tế gắn kết lại với nhau về

mặt thể chế (chính sách)

* Khái niệm 2: Hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai

việc: một mặt, gắn kết nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực vàthế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốcdân; và mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàncầu

=> Hội nhập kinh tế có thể mang tính chất song phương, khu vực hoặc đaphương

Tóm lại: Hội nhập kết quả của quá trình tòan cầu hóa, là cách tốt nhất để tồn tại

và phát triển

Khẳng định hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu lớn của thế giới, cũng đồngthời chỉ ra con đường phát triển không thể nào khác đối với các nước trong thời đạitoàn cầu hóa là tham gia hội nhập quốc tế Sự lựa chọn tất yếu này còn được quyếtđịnh bởi rất nhiều lợi ích và bất lợi mà hội nhập quốc tế tạo ra cho các nước

Thứ ba, hội nhập giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và nền khoa họccông nghệ quốc gia, nhờ hợp tác giáo dục – đào tạo và nghiên cứu khoa học với cácnước và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giaocông nghệ từ các nước tiên tiến

Thứ tư, hội nhập làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thịtrường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế

Thứ năm, sự giảm dần các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, các phân biệt đối

xử chính thức và phi chính thức, kinh tế và phi kinh tế sẽ tạo cơ hội không chỉ cho cáccông ty lớn, các nền kinh tế lớn mà còn cho cả các công ty nhỏ, nền kinh tế nhỏ thamgia bình đẳng và rộng rãi

2 Bất lợi

Trang 6

Một, hội nhập làm gia tăng cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp vàngành kinh tế gặp khó khăn.

Hai, hội nhập làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bênngoài và do vậy, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động của thịtrường quốc tế

Ba, hội nhập không phân phối công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và cácnhóm khác nhau trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu nghèo.Bốn, trong quá trình hội nhập, các nước đang phát triển phải đối mặt với nguyên

cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do thiên hướng tập trung vào các ngành

sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động, nhưng có giá trị gia tăng thấp Do vậy,

họ dễ có thể trở thành bãi rác thải công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tàinguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trường

Năm, hội nhập có thể đặt các nước trước nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng

bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp…

WTO với tư cách là một tổ chức thương mại của tất cả các nước trên thế giới, thực hiện những mục tiêu đã được nêu trong Lời nói đầu của Hiệp định GATT 1947 là nâng cao mức sống của người dân các nước thành viên, đảm bảo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của thế giới Cụ thể WTO có mục tiêu sau:

Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho

sự phát triển, ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường;

Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranhchấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại

đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế, đảm bảo chocác nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển nhất được thụ hưởngnhững lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầuphát triển kinh tế của các nước này và khuyến khích các nước này ngày càng hội nhậpsâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới;

Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành viên,đảm bảo các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng

WTO thực hiện 5 chức năng sau:

Thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thỏa thuận thương mại đaphương và nhiều bên; giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ thuật cho các nướcthành viên thực hiện các nghĩa vụ thương mại quốc tế của họ

Là khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa phươngtrong khuôn khổ WTO, theo quyết định của hộ nghị Bộ trưởng WTO

Trang 7

Là cơ chế giải quyết các tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việcthực hiện và giải thích Hiệp định WTO và các hiệp định thương mại đa phương vànhiều bên.

Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các thành viên, đảm bảo thựchiện mục tiêu thúc đẩy tự do hóa thương mại và tuân thủ các quy định của WTO, Hiệpđịnh thành lập WTO (phụ lục 3) đã quy định một cơ chế kiểm điểm chính sách thươngmại áp dụng chung đối với tất cả các thành viên

Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như Quỹ Tiền tệQuốc tế và Ngân hàng Thế giới trong việc hoạch định những chính sách và dự báo vềnhững xu hướng phát triển tương lai của kinh tế toàn cầu

WTO có một cơ cấu gồm 3 cấp:

Cấp cơ quan lãnh đạo chính trị và có quyền ra quyết định (decision-makingpower) bao gồm Hội nghị Bộ trưởng, Đại hội đồng WTO, cơ quan giải quyết tranhchấp và cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại;

Các cơ quan thừa hành và giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đaphương, bao gồm Hội đồng GATT, Hội đồng GATS và Hội đồng TRIPS;

Cuối cùng là các cơ quan thực hiện chức năng hành chính – thư ký là Tổng giámđốc và Ban thư ký WTO

1 Hội nghị Bộ trưởng, Đại hội đồng WTO, Cơ quan giải quyết tranh chấp

và cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại

Hội nghị bộ trưởng WTO: là cơ quan lãnh đạo chính trị cao nhất của WTO, họp

ít nhất hai năm một lần, thành viên là đại diện cấp Bộ trưởng của tất cả các thành viên.Điều IV.1 Hiệp định thành lập WTO quy định Hội nghị Bộ trưởng WTO thực hiện tất

cả các chức năng của WTO và có quyền quyết định về tất cả các vấn đề trong khuônkhổ bất kỳ một hiệp định đa phương nào của WTO

Đại hội đồng WTO: trong thời gian giữa các khóa họp của Hội nghị Bộ trưởngWTO, các chức năng của Hội nghị Bộ trưởng WTO do Đại hội đồng (GeneralCouncil) đảm nhiệm Đại hội đồng WTO hoạt động trên cơ sở thường trực tại trụ sởcủa WTO ở Geneva, Thụy Sĩ Thành viên của Đại hội đồng WTO là đại diện ở cấpĐại sứ của chính phủ tất cả các thành viên Đa số các nước đang phát triển thường cửluôn Đại sứ, Trưởng đại diện bên cạnh Liên hợp quốc tại Geneva làm đại sứ tại WTO;các nước phát triển, đặt biệt là các cường quốc thương mại hàng đầu như Mỹ, EU đều

cử Đại sứ riêng về WTO tại Geneva Các ủy ban báo cáo lên Đại hội đồng WTO.Ðại hội đồng có quyền thành lập các ủy ban giúp việc và báo cáo trực tiếp lênÐại hội đồng là: ủy ban về thương mại và phát triển; ủy ban về các hạn chế cán cânthanh toán; ủy ban về ngân sách, tài chính và quản trị; ủy ban về các hiệp định thươngmại khu vực Ba ủy ban đầu được thành lập theo hiệp định về thành lập WTO, ủy bancuối cùng được thành lập vào tháng 2-1996 theo quyết định của Ðại hội đồng WTO

Trang 8

Ngoài ra còn có hai ủy ban là ''Ủy ban về hàng không dân dụng” và “Ủy ban vềmua sắm chính phủ” được thành lập theo quyết định của Vòng Tokyo và có số thànhviên hạn chế (chỉ những nước ký kết các ''bộ luật'' có liên quan của vòng Tokyo mớiđược tham gia), vẫn tiếp tục hoạt động trong khuôn khổ của WTO Nhưng những ủyban này không phải báo cáo (report) mà chỉ có nghĩa vụ thông báo (notify) thườngxuyên về hoạt động của họ lên Ðại hội đồng WTO.

Cơ quan giải quyết tranh chấp và Cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại:Ðiều IV.2 Hiệp định WTO quy định, ngoài các việc thực hiện các chức năng của Hộinghị Bộ trưởng WTO trong thời gian giữa hai khoá họp, Ðại hội đồng -WTO còn thựchiện những chức năng khác được trao trực tiếp theo các Hiệp định thương mại đaphương, trong đó quan trọng nhất là chức năng giải quyết tranh chấp và chức năngkiểm điểm chính sách thương mại Chính vì vậy mà Ðại hội đồng WTO đồng thời là

“cơ quan giải quyết tranh chấp” (DSB - Dispute Settlement Body) khi thực hiện chứcnăng giải quyết tranh chấp và là ''Cơ quan kiểm điểm chính sách mại'' (TPRB - TradePolicy Review Body) khi thực hiện chức năng kiểm điểm chính sách thương mại

2 Các cơ quan thừa hành giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại

đa phương

WTO có 3 hội đồng (Council) được thành lập để giám sát việc thực thi 3 hiệpđịnh thương mại đa phương là: Hội đồng GATT, Hội đồng GATS và Hội đồng TRIPS.Tất cả nước thành viên đều có quyền tham gia vào hoạt động của 3 hội đồng này Bahội đồng nói trên báo cáo trực tiếp các công việc của mình lên Ðại hội đồng WTO.Ngoài ra còn có các cơ quan được các hội đồng của WTO thành lập với tư cách

là cơ cấu trực thuộc (subsidiary bodies) để giúp các hội đồng này trong việc thực hiệncác chức năng kỹ thuật, ví dụ như ''ủy ban về thâm nhập thị trường'', ủy ban về trợ giánông nghiệp” và các ''Nhóm công tác (working group) được thành lập trên cơ sở tạmthời để giải quyết những vấn đề cụ thể, ví dụ như các “nhóm Công tác về việc gia nhậpWTO" của một số nước

Khác với GATT 1947, WTO có một Ban Thư ký rất quy mô, bao gồm khoảng

500 viên chức và nhân viên thuộc biên chế chính thức của WTO Ðứng đầu Ban Thư

ký WTO là Tổng giám đốc WTO Tổng giám đốc WTO do Hội nghị Bộ trưởng bổnhiệm với nhiệm kỳ 4 năm Ngoài vai trò điều hành, Tổng giám đốc cửa WTO còn cómột vai trò chính trị rất quan trọng trong hệ thống thương mại đa phương Chính vìvậy mà việc lựa chọn các ứng cử viên vào chức vụ này luôn là một cuộc chạy đua ácliệt giữa các nhân vật chính trị quan trọng, cấp Bộ trưởng, Phó Thủ tướng hoặc Tổngthống (Trong số các ứng cử viên vào chức vụ Tổng giám đốc đầu tiên của WTO cóông Salinas, cựu Tổng thống Mêhicô)

Quyền hạn và trách nhiệm của Tổng giám đốc do Hội nghị Bộ trưởng quyết định.Biên chế Ban Thư ký WTO do Tổng giám đốc quyết định Tổng giám đốc và thànhviên Ban Thư ký WTO có quy chế tương tự như của viên chức các tổ chức quốc tế,

Trang 9

hoạt động độc lập và chỉ tuân theo các quyết định và tôn chỉ của WTO Họ đượchưởng các quyền ưu đãi miễn trừ tương tự như viên chức của các tổ chức chuyên môncủa Liên hợp quốc Cũng như những người tiền nhiệm trước kia trong GATT, Tổnggiám đốc WTO có vai trò hết sức quan trọng, dẫn dắt các vòng đàm phán thương mại

đa biên và giải quyết tranh chấp (Ông Rugiero, Tổng giám đốc sắp mãn nhiệm cửaWTO đã đóng vai trò trung gian hoà giải rất tích cực và có hiệu quả trong vụ tranhchấp giữa Mỹ và EU liên quan đến việc áp dụng các đạo luật Helms-Burton vàD’Amato-Kennedy năm 1997) Vị trí đặc biệt của Tổng giám đốc WTO thể hiện mộttrong những nét đặc trưng trong ngoại giao đa phương ngày nay khi trên thực tế cácquan chức lãnh đạo cao cấp của các tổ chức quốc tế ngày càng đóng vai trò “điềuhành'' (managing) nhiều hơn là “chấp hành'' (executive)

CHƯƠNG 2: NHỮNG CAM KÊT CỦA VIỆT NAM VỚI WTO TRONG NGÀNH THUỶ SẢN NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI

Trang 10

Việt Nam phải tuân thủ khi đàm phán và thực hiện các nghĩa vụ của WTO Chẳng hạn,nếu thuộc mặt hàng thuỷ sản thì Việt Nam phải cam kết thực hiện các quy định củaHiệp định nông nghiệp trong khi đây là Hiệp định hết sức phức tạp và có nhiều nghĩa

vụ quan trọng Nếu không phải là mặt hàng nông sản thì các cam kết sẽ nhẹ đi rấtnhiều Nhìn chung, các cam kết chính mà Việt Nam phải thực hiện có liên quan đếnngành thuỷ sản như sau:

1. Giảm dần các biện pháp trợ cấp, thậm chí xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu

Như trên đã trình bày, để thúc đẩy sự phát triển của ngành thuỷ sản, Chính phủ

đã ban hành nhiều Chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp trong ngànhthuỷ sản Các chính sách này trong thời gian qua đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việcphát triển ngành thuỷ sản đưa ngành này trở thành một trong những mặt hàng đem lạinhiều ngoại tệ cho đất nước, thậm chí có sức cạnh tranh mạnh trên nhiều thị trường lớn

và khó tính trên thế giới Một điều không thể phủ nhận là có được kết quả như vậy cóphần quan trọng là sự nỗ lực vận động của các doanh nghiệp thuỷ sản nhưng các chínhsách hỗ trợ cũng đóng vai trò quan trọng Khi gia nhập WTO, nhữngchính sách trợ cấp

bị WTO cấm sẽ phải bị bãi bỏ và các chính sách trợ cấp xuất khẩu như thưởng xuấtkhẩu cũng phải bị bãi bỏ ngay lập tức Trong đàm phán, các thành viên WTO đã gâysức ép rất mạnh đối với vấn đề này xuất phát từ thực tiễn áp dụng của nhiều quốc nướctrên thế giới

2. Ràng buộc thuế quan và cắt giảm thuế theo lộ trình

Mức thuế cuối cùng mà Việt Nam cam kết khi gia nhập WTO chỉ được công bốsau khi Ban Thư ký WTO đã hoàn tất việc tổng hợp cam kết Trong đàm phán gianhập WTO, các thành viên có lợi ích từ việc xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường ViệtNam đều gây sức ép đề nghị Việt Nam cắt giảm thuế quan đối với các mặt hàng thuỷsản Đây là quy tắc mà Việt Nam phải chấp nhận Vấn đề chỉ là đàm phán như thế nào

để mức cắt giảm không gây ảnh hưởng quá lớn đối với ngành thuỷ sản

3. Tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại

Một nghĩa vụ quan trọng mà Việt Nam phải cam kết để gia nhập WTO là tuânthủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và hàng rào kỹ thuật liên quan đếnthương mại được quy định cụ thể trong các Hiệp định SPS và TBT của WTO Theo

đó, Việt Nam phải đảm bảo áp dụng các tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ theo đúng các quyđịnh mà Hiệp định SPS đưa ra Điều này có nghĩa là trong tương lai Việt Nam khôngđược phép tuỳ tiện cấm nhập khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu một mặt hàng nào đó với

lý do an toàn vệ sinh mà không đưa ra chứng cứ khoa học xác đáng Tương tự nhưvậy, Việt Nam cũng không được đưa ra các hàng rào kỹ thuật trá hình nhằm hạn chế

Trang 11

thương mại Việc cam kết như vậy sẽ khiến Chính phủ Việt Nam không thể tuỳ ý racác quyết định nhằm bảo hộ các mặt hàng trong nước như trước

1 Thuận lợi

- Khi gia nhập WTO các nước trên Thế Giới sẽ biết đến Việt Nam nhiều hơn, họquan tâm đến xuất nhập khẩu trong đó có ngành thuỷ sản, như vậy sẽ giúp Việt Nam

dễ dàng thâm nhập vào thị trường Thế giới

- Thuỷ sản là 1 trong những ngành thế mạnh của Việt Nam Trước khi gia nhậpWTO ngành thuỷ sản chưa được biết đến vì chưa được khai thông và bị phân biệt đối

xử nên khả năng xuất khẩu còn hạn chế, thị trường tiêu thụ chỉ bó hẹp trong các nướcHoa Kỳ, Trung Quốc, Việc mở rộng thi trường giúp ngành thuỷ sản Việt Nam nhưbước sang bước phát triển mới Cơ hội xuất nhập khẩu sẽ được mở rộng không bị bóhẹp trong các hiệp định song phương mà có tính toàn cầu Thi trường xuất khẩu ViệtNam không ngừng mở rộng, các mặt hàng chủ lực như Tôm, cá Basa … không ngừngtăng về số lượng và quy mô mở rộng thị trường

- Ngành thuỷ sản đã đạt nhiều thành tựu kể từ khi gia nhập WTO, từ 1 nướckhông có tên trong bản đồ ngành thuỷ sản vươn lên vị trí thứ 7 trong topten có kimngạch xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất

- Ưu đãi về thuế quan, xuất xứ hàng hoá, lợi ích về đối xử bình đẳng, công bằng

để thuỷ sản Việt Nam có cơ hội cạnh tranh trên thị trường:

- Hàng hoá Việt Nam tránh được những đối xử bất lợi trong các hiệp định thươngmại song phương gắn với nhiều điều kiện phi thị trường

- Là thành viên của WTO không những thị trường được mở rộng hơn mà mứcthuế nhập khẩu áp giá cho các mặt hàng thuỷ sản biến giảm (lợi thế cho các doanhnghiệp xuất khẩu thuỷ sản chế biến) Những mặt hàng thú y, phụ phẩm chế biến thức

ăn thuỷ sản sẽ giảm, đây cũng là lợi thuế để ngành thuỷ sản giảm giá thành, nâng caosức cạnh tranh trên thương trường

- Hàng hoá Việt Nam được đối xử bình đẳng trên tất cả các thị trường của cácnước thành viên Việt Nam sẽ có lợi thế hơn trong việc giải quyết các tranh chấp vớiđối tác Không làm cho Việt nam bị đối xử như nền kinh tế phi thị trường trong các vụtranh chấp thương mại như hiện nay

- Điều chỉnh các cơ chế, chính sách phù hợp với quy định của WTO:

+ Hệ thống pháp luật Việt Nam không ngừng chỉnh sửa cho phù hợp với cácnước thành viên

+ Nhiều chính sách được ban hành, soahn thảo đặc biệt là chính sách đầu tư,chính sách tăng cường vốn đầu tư nước ngoài Với chính sách này các nhà đầu tư nướcngoài sẽ bỏ vốn vào doanh nghiệp, phát triển đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất,chất lượng sản phẩm thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ hơn

Trang 12

- Vào WTO cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm vào đầu tư phát triểnthuỷ sản ở Việt Nam:

+ Việt Nam gia nhập WTO được các nước trong khu vực và trên Thế giới chú ý,

họ sẽ quan tâm đầu tư vào các ngành nông nghiệp ở Việt Nam, trong đó có ngành thuỷsản 1 trong những ngành thế mạnh của Việt Nam

+ Sự xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tác động dâychuyền tích cực, như tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường, giúp các doanh nghiệp vàcác nhà quản lí doanh nghiệp học hỏi thêm về cách bố trí sản xuất, quản lý, tiếp thucông nghệ, kiểu dáng sản phẩm và cách thức tiếp thị…thay đổi phương pháp tiếp cận

về quản lý an toàn thực phẩm theo hệ thống trong toàn bộ quá trình sản xuất, cải tạo,nâng cấp và xây mới các nhà máy chế biến thuỷ sản theo tiêu chuẩn tương thích vàtiêu chuẩn của thị trường khó tính như EU

2 Khó khăn

- Gia nhập WTO ngành thuỷ sản Viêt Nam đối mặt với rào cản thương mại vôcùng khắt khe Các rào cản thuế quan thường gặp đối với sản phẩm thuỷ sản xuất khẩunhư: rào cản thuế quan (thuế phần tram, thuế quan đặc thù như hạn nghạch thuế quan,thuế đối khoáng, thuế chống bán phá giá,thuế thời vụ, thuế bổ sung), rào cản phi thuếquan (biện pháp cấm, hạn ngạch xuất nhập khẩu, giấy phép xuất nhập khẩu, thủ tục hảiquan, an toàn thực phẩm, rào cản kỹ thuật) Trong đó rào cản an toàn vệ sinh thựcphẩm và vấn đề nhức nhối nhất trong ngành thuỷ sản hiện nay

- Sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu và khu vực chế biến xuấtkhẩu Cụ thể hơn là khu vực sản xuất nguyên liệu không đáp ứng được nhu cầu củakhu vực chế biến xuất khẩu về số lượng và chất lượng sản phẩm

- Công tác quản lý nguồn lợi quản lý tàu thuyền trên biển, công tác thống kênghề cá còn lạc hậu và chưa đáp ứng được các nhu cầu về hội nhập

- Công tác đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật tuy đã được quan tâmnhưng hạn chế về kinh phí và kinh nghiệm nên chưa đáp ứng được nhu cầu cả về sốlượng và chất lượng khi gia nhập WTO

- Năng lực, kinh nghiệm quản lý và trang thiết bị phục vụ cho kiểm tra, kiểm soátchất lượng, kiểm dịch hang thuỷ sản nhập khẩu còn hạn chế, là thách thức lớn đối vớisức khoẻ người tiêu dùng và môi trường sống của các loài thuỷ sản

- Nước ta là nước đang phát triển nên các doanh nghiệo vừa và nhỏ gặp nhiềuvấn đề về vốn, công nghệ và kinh nghiệm

- Hệ thống cơ sở hạ tầng cho sản xuất kinh doanh thuỷ sản( hệ thống thuỷ lợi, cácchợ đầu mối, các trung tâm thương mại thuỷ sản…) chưa có hoặc còn yếu

- Vấn đề thương hiệu của Việt Nam được coi là thách thức lớn, vì hiện nay ViệtNam xuất khẩu thông qua các nhà nhập khẩu và được phân phối với nhiều thương hiệu

Trang 13

khác nhau, vừa không quảng bá được sản phẩm vừa có thê gây ra nhâm lẫn cá Basathành cá Mú ở thị trường Mỹ vừa qua.

- Thách thức đến từ thi trường nội địa Việt Nam cần nắm vững thị trương nội địanếu không thì Việt Nam sẽ thua ngay trên sân nhà

Ngày đăng: 01/03/2016, 23:47

w