1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân

89 241 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 3,31 MB

Nội dung

Trang 1

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ PHẢN ÁNH TRÌNH ĐỘ

CƠNG NGHIỆP HỐ, HIỆN ĐẠI HOÁ NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

MỞ ĐẦU

Đường lối Công nghiệp hố (CNH) ln ln được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và xem đó là con đường phát triển tất yếu của nền kinh tế nước ta Trong những năm gần đây chủ trương CNH, Hiện đại hoá (HĐH) đất nước nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nghèo nàn,

lạc hậu để đuổi kịp các nước trong khu vực, cũng như các nước khác

trên thế giới đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với các ngành sản xuất, cũng như các cơ quan quản lý điều hành kinh tế những nhiệm vụ nhằm

đáp ứng đồi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH

Để có thể đánh giá được thực trạng kinh tế ở nước ta cũng như các ngành cụ thể, những tiến bộ, thành tựu đã đạt được, những khó khăn tồn tại đang đặt ra cần phải giải quyết trong chặng đường CNH, HĐH Điều đó đòi hỗi phải có được những thông tin đầy đủ và chính xác về trình độ CNH, HĐH trong từng lĩnh vực trong nền kinh tế nước ta thông qua những chỉ tiêu phản ánh về trình đệ CNH, HDH Muốn có được một hệ thống chỉ tiêu tính toán và phản ánh đúng đắn tình hình CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân cũng như từng ngành cụ thể trước hết phải nghiên cứu làm rõ để đi đến thống nhất những vẫn đề lý luận chung về CNH, HĐH - Đó là các định nghĩa, khái niệm chung và nội dung CNH, HĐH đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như trong từng lĩnh vực, từng ngành cụ thể - Đây là những vấn đề tương đối phức tạp bởi vì từ trước tới nay khái niệm về CNH, HĐH chưa được nhận thức một cách thống nhất

Trang 2

Do có nhiều định nghĩa khác nhau, xuất phát từ việc xem xét trên các góc độ khác nhau về vấn đề này, cho nên nội dung CNH, HDH cũng có những cách hiểu khác nhau đưa đến những kiến nghị về chính sách, biện pháp thực hiện CNH, HĐH cũng khác nhau

Vì vậy để có thể nghiên cứu xây dựng được một hệ thống chỉ

Trang 3

PHAN I

KHAI NIEM, NOI DUNG CONG NGHIEP HOA - HIEN DAI HOA A Khai niém Cong nghiép hod (CNH):

Muốn thu được những thông tin Thống kê về CNH, HĐH trước

hết cần nêu rõ khái niệm CNH, HĐH Thông qua kinh nghiệm thực tế của các nước đã trải qua chặng đường CNH, HĐH đưa đất nước trở thành những quốc gia có nền kinh tế phát triển

Ở nhiều nuớc trên thế giới trong lịch sử phát triết Kinh \ tế của mình đã sử dụng những biện pháp, hình thức thích hợp để biến nền kinh tế lạc hậu chủ yếu dựa vào ngành sản xuất nông nghiệp thành 1 quốc gia có nền công nghiệp hiện đại Công nghiệp giữ vai trò chủ đạo

trong quá trình phát triển Khái niện CNH nên hiểu như thế nào cho

đúng bởi vì có quan niệm đúng về CNH thì mới có được những chính sách, biện pháp thích hợp để thực hiện quá trình CNH,

€NH là một quá trình phát triển kinh tế đựa vào công nghiệp ngay từ khi công nghiệp mới bắt đầu hình thành và kéo đài suốt cả quá trình phát triển đến khi ngành công nghiệp đạt đến mức hiện đại và hoàn thiện ngày càng ở trình độ cao

Khái niệm ỂNH mang tính lịch sử - vì rằng cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra ở thế kỷ 18 ở Anh và lan rộng dần ra các nước khác với sự xuất hiện các loại máy móc, các loại động cơ hơi nước để thay thế dần lao động thủ công bằng lao động cơ khí Đến thế ky 19

thuật ngữ CNH đã bắt đầu xuất hiện với ý nghĩa là công nghiệp đã bắt

đầu thâm nhập vào các lĩnh vực khác, biến các ngành khác như xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, nông nghiệp, dịch vụ hoạt động theo cung cách của công nghiệp

Đây là cách hiểu CNH theo nghĩa rộng của khái niệm này Tổ

Trang 4

huy động để xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều ngành với công nghiệp hiện đại để chế tạo ra các phương tiện sản xuất, hàng tiêu dùng, có khả năng bảo đảm 1 nhịp độ tăng trưởng cao trong toàn ngành kinh tế và bảo

đảm sự tiến bộ kinh tế và xã hội

Định nghĩa trên mang nội dung hiểu theo nghĩa rộng của CNH, bởi vì nó không xác định rõ quá trình CNH đạt tới 1 quá trính phát triển nhất định nào cả mà chỉ nêu lên mục tiêu của nó là đạt tới 1 trình

độ phát triển hiện đại

CNH theo nghĩa rộng là 1 quá trình biến đổi tất cả các hoạt động sản xuất trong các ngành thành loại hình công nghiệp - Đó là quá trình hiện đại hoá một cách liên tục nên kinh tế dựa trên việc không ngừng thay đổi công nghệ cũ bằng công nghệ tiên tiến và hiện đại hơn

Quan niệm CNH theo nghĩa rộng không thể hiện sự phát triển

CNH sẽ đạt đến 1 trình độ phát triển như thế nào nhưng nó phản ánh được l yêu cầu quan trọng cần đạt tới của CNH - Đó là việc hiện đại hoá nền kinh tế

Một trong những yêu cầu quan trọng của hiện đại hoá nói chung là hiện đạt hoá thiết bị Đó là việc cải tiến thiết bị động lực hay thiết bị sản xuất hiện có trên cơ sở những thành tựu mới nhất để nâng cao trình độ mới nhất của thiết bị

Trước đây, quá trình CNH thường chỉ giới hạn ở các nước kém

phát triển và đang phát triển Ngày nay, đối với những nước có nền công nghiệp khá phát triển, CNH vẫn còn là vấn đề cần tiếp tục, nhưng

với nội dung cao hơn với các ngành có hàm lượng Khoa học kỹ thuật cao như tin học, vi điện tử, công nghệ sinh học, vật liệu mới, năng lượng mới, công nghiệp không gian - vũ trụ wv

Trang 5

triển công nghiệp nặng lấy công nghiệp cơ khí làm then chốt - thực

chất đây là 1 chủ trương ưu tiên phát triển 1 ngành công nghiệp cụ thể là công nghiệp cơ khí để làm chỗ dựa cho sự phát triển các ngành công

nghiệp khác - chứ chưa bao hàm khái niệm cơng nghiệp hố theo nghĩa rộng của nó Thực tế trong công tác quản lý điều hành nền kinh tế, cần thiết phải thường xuyên có sự phân tích, đánh giá, so sánh sự phát triển theo thời gian và không gian của quá trình cơng nghiệp hố thơng qua những mốc thời gian bằng những chỉ tiêu định tính và định lượng để từ đó tuỳ theo những quan niệm khác nhau mà người ta có thể nhấn mạnh mặt này hay mặt khác của q trình cơng nghiệp hố trong quá trình phát triển và kết luận xem thực tế quá trình CNH đang đứng ở mức độ nào, có đi đúng hướng hay không va đã đạt được những mục tiêu dé ra

trong từng thời kỳ chưa Như vậy CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi

căn bản, toàn điện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, địch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ Khoa học công nghệ để tạo ra năng suất hiệu quả sản xuất xã hội cao hơn

Giữa CNH, HĐH có mối quan hệ rất chặt chẽ Bản thân CNH đã bao hàm yếu cầu hướng tới trình độ phát triển kinh tế ở mức cao từng

bước tiến tới mục tiêu hiện đại nền kinh tế,

Việc đạt đến 1 trình độ hiện đại yêu cầu quá trình CNH phải trải qua các giai đoạn khác nhau, phải đạt được những yêu cầu mục tiêu của từng thời kỳ trong quá trình hiện đại hoá để đảm bảo từng bước hiện đại hoá những gì mà các thời kỳ trước chưa đạt được Cho nên có thể nói HĐH là mục tiêu phải đạt được của quá trình CNH Bởi vì CNH

có thể hiểu theo nghĩa rộng cũng như nghĩa hẹp cho nên việc phân tích,

Trang 6

có thể phân ánh vẻ mặt định tính cũng như định lượng của quá trình CNH, xem xét theo các góc độ khác nhau theo khung thời gian nhất định để đánh giá đúng những thành tựu đã đạt được trong từng lĩnh vực, từng ngành khác nhau là một vần đề hết sức cần thiết

Chẳng hạn trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn có thể xem trình độ CNH dưới góc độ tính toán mức độ tăng cường trang bị kỹ thuật và ứng dụng kỹ thuật mới trong các khâu canh tác, khâu tưới tiêu, thu hoạch, chế biến nêng sản

CNH trong lĩch vực phát triển nông nghiệp, nông thôn còn phản ánh qua sự thay đổi kết cấu bạ tầng ở nông thôn như sử dụng nguồn nước, đường xá, điện, trường học, trạm xá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn gắn với việc phân công lao động ở nông thôn Cho nên có

thể nói thực chất của CNH -HĐH là phát triển công nghiệp với quy mô

và trình độ kỹ thuật cao Trên cơ sở phát triển công nghệ tác động vào lực lượng sản xuất xã hội làm cho lực lượng sản xuất trong các ngành phát triển - Khoa học công nghệ tiên tiến được ứng dụng vào tất cả các lĩnh vực góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất xã hội

Ở nước ta quan điểm cơ bản để thực hiện CNH - HĐH là: + Theo định hướng xã hội chủ nghĩa

+ Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với việc hợp tác quốc tế

+ Là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước là chủ đạo

+ Nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững '

+ Khoa học - Công nghệ là nền tảng, là động lực Tranh thủ đi

nhanh vào hiện đại hoá ở những khâu quyết định

+ Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản

Trang 7

Nội dung CNH, HĐH trong chiến lược phát triển kinh tế ở nước

ta là phải đạt tới một trình độ phát triển kinh tế hiện đại một cách

nhanh chóng, rút ngắn những đoạn đường vòng để bắt kịp các nước đã

đi trước -

CNH phải thể hiện được nội dung của HĐH, do đó không có sự tách rời giữa CNH và HĐH, CNH - HĐH luôn luôn gắn liên với nhau

tạo thành một thể thống nhất trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội

Nội dung CNH thường được xác định trong những điều kiện và -bối cảnh cụ thể cần định ra những mục tiêu cần đạt đến trong 1 thời gian kế hoạch đã được xác định Trên cơ sở đó sẽ định hướng cho sự

phát triển và xác định rõ nội dung của các chính sách cụ thể để có thể

thực hiện mục tiêu của các định hướng đề ra

Từ nay đến năm 2020, mục tiêu chiến lược ở nước ta là ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành 1 nước công nghiệp, để đạt được mnục tiêu trên cần đạt được các mục tiêu cu thể là phần lớn các lao động thủ công được thay thế bằng lao động sử dụng máy móc, điện khí hố tồn quốc về cơ bản, năng suất lao động xã hội và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn nhiều so với hiện nay Nông nghiệp phát triển mạnh song công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng lớn, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện

Giai đoạn từ nay đến năm 2000 là thời kỳ quan trọng của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với những chỉ tiêu phấn đấu đã được định lượng cụ thể trong báo cáo chính trị tại Đại hội Dang lan thé VII

Nội dung cơng nghiệp hố trong giai đoạn hiện nay là: Tập trung sức cho công nghiệp hố nơng nghiệp, nơng thơn hướng mạnh về

xuất khẩu thay thế dần nhập khẩu Mạnh dạn đi tắt, đón đầu những

khâu có thế mạnh Cơng nghiệp hố phải được xem là sự nghiệp của toàn đân, của mọi ngành kinh tế, mọi thành phần kinh tế - Đó là những

mục tiêu tương đối cụ thể - Dựa vào các chỉ tiêu trên để xác định các

Trang 8

Mức độ đạt được các mục tiêu trên sẽ được phản ánh qua các chỉ tiêu

Thống kê tính toán cụ thể đối với từng ngành cũng như toàn bộ nền

Trang 9

PHAN II

MOT SO VAN DE VE XAY DUNG HE THONG CHi TIEU

PHAN ANH TRINH DO CONG NGHIEP HOA - HIEN DAI HOA Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu Thống kê phản ánh q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay là một vấn đề rất có ý nghĩa trong việc đánh giá đúng đấn những thành tựu đã đạt được cũng như những mặt yếu kém còn tồn tại trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Kết quả thực hiện những mục tiêu để ra của Nhà nước

trong từng thời kỳ để làm cơ sở cho việc đánh giá mức độ phát triển của nền kinh tế nước ta trong những năm đổi mới để có thể hoà nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như thế giới

Hệ thống chỉ tiêu phản ánh trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá trước hết phải là những chỉ tiêu phản ánh kết quả tổng hợp của nền kinh tế như sự tăng trưởng GDP, chỉ tiêu GDP tính theo đầu người; Các chỉ tiêu phản ánh năng suất chất lượng, hiệu quả một cách tổng hợp của toàn xã hội, các chỉ tiêu phản ánh sự di chuyển cơ cấu của nền kinh tế, các chỉ tiêu phản ánh được sự tăng trưởng khối lượng xuất khẩu; xuất

khẩu thay thế cho nhập khẩu, quá trình thay đổi cơ cấu lao động, tăng

Trang 10

Các chỉ tiêu phản ánh tình hình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá là những chỉ tiêu phản ánh xu thế đi lên trong quá trình phát triển của từng ngành

Trong điều kiện và khả năng thu nhập thông tin cố gắng tìm ra được những chỉ tiêu đặc trưng và có khả năng thanh toán được để có thể phản ánh được quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Vì vậy, các chỉ tiêu Thống kê phản ánh quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá là một bộ phận của hệ thống chỉ tiêu Thống kê nói chung có nhiệm vụ phan ánh được những yêu cầu và nội dung cơng nghiệp hố trong từng thời kỳ đó là sự tác động của công nghiệp và Khoa học công nghệ tiên tiến vào hoạt động của các ngành nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, trong sản xuất kinh doanh

Hệ thống chỉ tiêu phản ánh cơng nghiệp hố bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân như các chỉ tiêu GDP, các chỉ tiêu về chuyển địch cơ cấu kinh tế, các chỉ tiêu năng suất, hiệu quả tính chung cho toàn xã hội Đối với từng ngành kinh tế sẽ lựa chọn những chỉ tiêu phản ánh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá riêng cho từng ngành Như vậy hệ thống chỉ tiêu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá bao gồm các nhóm chỉ tiêu chung cho toàn bộ nền kinh tế và hệ thống chỉ tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá chuyên ngành

Nếu dựa vào tính chất của các chỉ tiêu Thống kê chúng ta có thể

chia ra hai nhóm chỉ tiêu sau: Nhóm chỉ tiêu Thống kê phản ánh trực

tiếp kết quả của quá trình CNH - HĐH và nhóm chỉ tiêu phản ánh gián tiếp kết quả của quá trình ƠNH, HĐH chung cho toàn bộ nền kinh tế - xã hội và trong từng ngành

Việc tiến hành phân loại hệ thống chỉ tiêu Thống kê phản ánh trình độ CNH, HĐH có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau tuỳ theo mục đích và yêu cầu cưng cấp thông tin để đáp ứng các yêu cầu quản lý khác nhau của từng cấp từng ngành, việc phân loại hệ thống chỉ

Trang 11

quốc dân nhưng cũng có thể đáp ứng yêu cầu quản lý, phân tích ở tầm thấp hơn đối với từng ngành, từng doanh nghiệp, từng đơn vị sản xuất kinh doanh

Van dé quan trong là việc lựa chọn được các chỉ tiêu phản ánh trình độ CNH - HĐH phù hợp với các mục đích nghiên cứu và có khả năng thu thập được thông tin

Trong phạm vi dé tai này, chúng tơi phân tồn bộ hệ thống chỉ tiêu Thống kê phản ánh trình độ CNH, HĐH thành hai nhóm chỉ tiêu chính theo giác độ phản ánh tổng hợp trình độ CNH - HĐH toàn bộ nền KTQD và phản ánh trình độ CNH - HĐH trong từng ngành kinh tế

Hệ thống chỉ tiêu phản ánh tình hình CNH - HĐH đất nước được phân thành hai loại như sau:

- Chỉ tiêu tổng hợp phản ánh trình độ CNH - HĐH của toàn bộ nền kinh tế

— Chỉ tiêu phản ánh trình độ CNH - HĐH của các ngành, lĩnh vực kinh tế chủ yếu

1 Chỉ tiêu CNH - HĐH tổng hợp của nên kinh tế:

Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổng hợp; Về kết quả chuyển dịch cơ cấu; Tình hình đầu tư, cơ sở vật chất kỹ thuật, cán cân thanh toán,

a Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổng hợp:

Chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) là một trong những chỉ

Trang 12

tác quản lý và xây đựng chiến lược CNH - HĐH phù hợp thúc đẩy kinh

tế phát triển

b Các chỉ tiêu về kết quả chuyển dịch cơ cấu:

Một nền kinh tế được coi là phát triển là một nền kinh tế luôn

tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu, trong quá trình chuyển dịch sẽ tạo ra sự biến động cơ cấu theo một quy luật chuyển dịch từ ngành có giá trị tăng thêm thấp sang ngành có giá trị tăng thêm cao hơn, cũng có nghĩa là từ các ngành có hàm lượng lao động cao, với trình độ công nghệ và kỹ thuật, tri thức, phương pháp quản lý thấp sang các ngành có hàm lượng tư bản lớn, hàm lượng tri thức, công nghệ cao Đặc trưng lớn của một nền kinh tế phát triển là có sự chuyển dịch liên tục theo quy luật trên của cơ cấu sản xuất, cơ cấu xuất khẩu, cơ cấu lao động, cơ cấu nông nghiệp, nông thôn

+ Các chỉ tiêu về cơ cấu sản xuất, phản ánh cơ cấu của giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của các ngành, còn các chỉ tiêu về cơ cấu xuất khẩu là nhằm tính được tỷ trọng hàng tỉnh chế, hàng thô (Nông, lâm, thuỷ sản, nguyên liệu thiên nhiện) trong kim ngạch xuất khẩu trên GDP; Tỷ trọng hàng nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong tổng

kim ngạch xuất nhập khẩu

Việc phân loại hàng tỉnh chế, hàng thô, sơ chế do nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và công nghiệp khai thác xuất khẩu và hàng tỉnh do công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu là nhằm đánh giá chất lượng, hiệu quả của hàng xuất khẩu phục vụ nghiên cứu chính sách khuyến khích hay hạn chế

Trang 13

c Các chỉ tiêu phản ánh tình hình đầu tư, cơ sở vật chất kỹ

thuật, cán cân thanh toán

Trong thời kỳ thực hiện CNH - HĐH chúng ta gặp phải khó khăn rất lớn đó là thiếu vốn đầu tư và cơ sở vật chất kỹ thuật, Nhà nước phải có những chính sách phù hợp khuyến khích đầu tư và hợp tác kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài Để đánh giá đúng đắn các nguồn đầu tư, cơ sở vật chất kỹ thuật, cán cân thanh toán phải tính toán được chỉ tiêu về cơ cấu vốn trong nước, ngoài nước, cơ cấu vốn theo các chủ đầu tư, Tỷ trọng vốn đầu tư trên GDP, hiệu quả sử dụng vốn, cơ sở KHKT, nợ nước ngoài, chênh

lệch xuất, nhập khẩu

II Chỉ tiêu phản ánh trình độ CNH - HĐH của các ngành kinh tế, các lĩnh vực kinh tế

Ngoài những chỉ tiêu tổng hợp chung phản ánh trình độ CNH -

HĐH của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, việc lựa chọn các chỉ tiêu chủ yếu đặc trưng của từng lĩnh vực, của từng ngành kinh tế đặc biệt đối với các ngành, các lĩnh vực cần tập trung đầu tư phát triển theo hướng CNH - HĐH Trong đó coi trọng những chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành, trang bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, năng suất chất lượng hiệu quả, lao động của ngành đối với nền kinh tế nói chung

Trang 14

“RF HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ

PHAN ÁNH CNH - HĐH

I CÁC CHỈ TIÊU TONG HỢP NỀN KINH TẾ:

1 Chỉ tiêu phần ánh hiệu quả tổng hợp

1.1 Tổng sản phẩm trong nước (Chia theo khu vực nông

nghiệp - công nghiệp - dịch vụ) tốc độ tăng

1.2 Tổng sản phẩm trong nước tính theo đầu người - tốc

độ tăng

1.3 Tổng sản phẩm trong nước tính trên một lao động

(Năng suất lao động xã hội - W)

1.4 Năng suất tổng hợp của tất cả các yếu tố sản xuất

(TFP)

1.5, Chỉ số phát triển con người (HDI)

2 Chỉ tiêu về kết quả chuyển dịch cơ cấu: a Cơ cấu sản xuất:

+ Tỷ trọng GDP của 3 khu vực nông, lâm, thuỷ sản - Công nghiệp, Xây dựng - Dịch vụ

+ Tỷ trọng giá trị sản xuất của 3 khu vực nông, lâm, thuỷ sản - Công nghiệp, Xây dựng - Dịch vụ

b Cơ cấu hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu: + Tỷ trọng hàng xuất khẩu phân theo:

- Hàng tinh (Công nghiệp chế biến, chế tạo) - Hàng thô (Nông sản và nguyên liệu khoáng sản) + Tỷ trọng giá trị hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch

xuất khẩu

+ Cơ cấu các khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch

Trang 15

c Cơ cấu lao động:

+ Cơ cấu lao động của 3 khu vực và một số ngành chia theo trình độ

+ Tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên so với lao động chung của từng lĩnh vực và một số ngành d Cơ cấu nông nghiệp, nông thôn:

+ Hệ số đổi mới tài sản cố định trong nông nghiệp và trong kinh tế nông thôn

+ Mức độ trang bị vốn, tài sản cho một lao động nông nghiệp, cho một ha canh tác

+ Tỷ trọng vốn đầu tư cho công nghiệp và địch vụ nông

thôn trong tổng số vốn đầu tư cho nền kinh tế

+ Tỷ trọng công nghiệp - địch vụ trên địa bàn nông thôn trong tổng số giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của khu vực nông nghiệp, nông thôn

+ Tỷ trọng giá trị nông lâm thuỷ sản qua chế biến công

nghiệp trong tổng số giá trị sản phẩm nông lâm thuỷ sản

_+ Tỷ trọng công nghiệp nông thôn trong tổng giá trị tồn ngành cơng nghiệp

+ Tỷ lệ số xã có điện, số hộ gia đình =ó điện + Tỷ lệ số xã có nước sạch

+ Cơ cấu thu nhập của hộ nông thôn theo 3 nhóm ngành nông, lâm, thuỷ sản - Công nghiệp, Xây dựng - dich vụ

3 Tình hình đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật

+ Tổng số và cơ cấu vốn trong nước, ngoài nước phân theo ngành

Trang 16

+ Tổng số vốn nước ngoài chia theo nước và hình thức đầu tư (Đầu tư trực tiếp, viện trợ, vay wv )

+ Số dự án của nước ngoài chia theo tỷ lệ vốn, theo ngành kinh tế

4, Can cân thanh toán:

+ Tổng số và cơ cấu nợ nước ngoài chia theo nước cho vay và đối tượng vay

+ Tỷ lệ % của nợ nước ngoài so với GDP, so tích luỹ

+ Chênh lệch xuất nhập khẩu

II CHỈ TIÊU ĐẶC TRƯNG CNH - HĐH THUỘC MỘT SỐ

NGANH, LINH VUC KINH TE 1 Ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: + Tỷ lệ điện tích được cày bừa bằng máy

+ Tỷ lệ diện tích đất canh tác được thuỷ lợi hoá

+ Tỷ lệ điện tích được gieo trồng bằng giống mới

+ Tỷ lệ diện tích được bón phân hố học khơng gây ô nhiễm môi trường sinh thái

+ Tỷ trọng một số con gia súc gia cầm được lai tạo giống mới

+ TY trong gid trị sản phẩm chăn nuôi qua chế biến công

nghiệp

+ Tỷ trọng giá trị sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu + Tỷ lệ điện tích rừng trồng bằng các phương pháp tiên

tiến và giống mới

+ Hệ số trang bị kỹ thuật cho lao động các ngành nông, lâm, thuỷ sản

+ Tỷ lệ lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học trong tổng số lao động của các ngành trồng

Trang 17

2 Ngành Công nghiệp:

2.1 Số doanh nghiệp công nghiệp phân theo trình độ sản xuất Hiện đại, cơ khí, thủ công

2.2.5ố doanh nghiệp công nghiệp phân theo tỷ trọng giá trị

hàng hoá xuất khẩu trong tổng giá trị sản phẩm

2.3.Số doanh nghiệp công nghiệp phân theo qui mô lớn, vừa, nhỏ 2.4.Tỷ lệ doanh nghiệp công nghiệp được trang bị dây truyền sản

xuất hiện đại

2.5 Tỷ lệ doanh nghiệp công nghiệp được trang bị các thiết bị chống ô nhiễm môi trường (Làm sạch nước thải, không khí, chất thải) phân theo các ngành công nghiệp

2.6 Điện năng sản xuất bình quân đầu người phân theo vùng kinh tế, Tĩnh, Thành phố

2.7.Điện năng cung cấp chia theo ngành kinh tế

2.8 Tỷ trọng công nghiệp chế biến trong toàn bộ nền kinh tế quốc dan phan theo ving kinh tế

2.9 Hệ số chế biến qua công nghiệp của một số ngành chủ yếu

2.10 Hệ số đổi mới tài sản cố định trong công nghiệp

2.11 Mức trang bị tài sản cố định cho một lao động giữa các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế và các ngành công nghiệp

2.12.Cơ cấu và qui mô nguồn vốn

2.13.Cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp phân theo trình

độ

3 Ngành xây dựng:

+ Giá trị sản xuất ngành xây đựng

+ Ty trong số thiết bị hiện đại trong tổng số thiết bị hiện có của các doanh nghiệp xây dựng

+ Tỷ lệ giá trị khối lượng thi công bằng máy trong tổng số

Trang 18

+ Số lượng và công suất máy móc tăng trong kỳ

+ Số lượng và công suất máy hiện có thuộc thế hệ kỹ thuật mới

+ Mức trang bị TSCĐÐ bình quân một lao động + Tỷ lệ công nghiệp hoá ngành xây dựng

+ Khối lượng, cơ cấu vốn đầu tư thực hiện trong kỳ

+ Tốc độ phát triển vốn đầu tư thực hiện qua các thời kỳ

+ Tỷ lệ lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học,

trên đại học trên tổng số ngành xây đựng + Tỷ lệ lao động làm việc bằng máy + Hệ số ICOR ngành xây dựng + Hiệu suất một đồng vốn trên giá trị sản xuất ngành xây dựng + Năng lực mới tăng của ngành xây dựng 4 Ngành Vận tải:

+ Tỷ lệ km đường cao tốc trong tổng số km đường bộ

+ Cơ cấu phẩm cấp các loại đường ô tô, đường sắt phân theo vùng lãnh thổ

+ Tỷ lệ một số loại phương tiện cơ giới trong tổng số phương tiện vận tải đường bộ, đuờng thuỷ

+ Cơ cấu khối lượng hàng hoá, hành khách vận chuyển luân chuyển chia theo ngành vận tải, trong đó: Vận tải bằng phương tiện cơ giới hoá, hiện đại hoá

+ Tỷ lệ khối lượng hàng hoá bốc xếp bằng phương tiện

hiện đại `

+ Tốc độ bình quân của một số phương tiện (Ô tô, tàu hoả,

Trang 19

PHAN Ul

HE THONG CHi TIEU PHAN ANH TRINH DO CONG NGHIEP HOA, HIEN DAI HOA

NONG NGHIEP, NONG THON

1 Công nghiệp hoá - Hiện đại hố (CNH - HĐH) nơng nghiệp và nông thôn là một quá trình đưa công nghiệp và khoa học kỹ thuật tác động trực tiếp vào sản xuất và chế biến sản phẩm nhằm tạo ra sự chuyển biến về chất bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp tăng trưởng và ổn định - Quá trình CNH - HDH nông nghiệp gắn liền với cơng nghiệp hố nông thôn nói chung - CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn trên cơ sở áp dụng những tiến bộ kỹ thuật về cơ khí hoá, điện khí hoá, tự động hoá, sinh học hoá

Kinh nghiệm các nước và thực tiễn Việt nam thời gian qua chỉ ra rằng CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn không đơn thuần là quá trình tác động công nghiệp và khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp mà còn là quá trình thúc đẩy hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở nông thôn - Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp và việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tiến bộ

Nội dung CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn được phản ánh qua các nội dung:

- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của nông thôn và nông nghiệp, tạo tiền đề vật chất cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông

nghiệp, nông thôn, đa dạng hố cây trồng vật ni và ngành nghề nông thôn, áp dụng rộng rãi những tiến bộ Khoa học, công nghệ và sinh học vào nông nghiệp, nông thôn

- Hiện đại hoá qui trình sản xuất nông nghiệp trên cơ sở áp dụng những tiến bộ kỹ thuật cơ khí, điện, hoá học và tin học vào trồng trọt, chăn nuôi

Trang 20

~ Hình thành nguồn nhân lực, bao gồm cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân lành nghề phù hợp với yêu cầu sản xuất hàng hố

nơng nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tiến bộ; Chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn, từ thủ công sang cơ giới, giải phóng mạnh mẽ lao động nông nghiệp, chuyển đổi

lao động phi nông nghiệp lao động ở nông thôn

Cụ thể, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn bao gồm các nội dung: 1 Đưa cách mạng kỹ thuật tác động vào nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, cơ giới hố, hố học hố, cơng nghệ sinh học, thực hiện thâm canh tăng vụ, luân canh gối vụ, chuyển vụ vừa tăng năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi, vừa tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất đem lại hiệu quả cao, cải thiện điều kiện lao động cho nông dân

- Về thuỷ lợi hoá, mở rộng điện tích tưới tiêu chủ động, trước hết cho những vùng trọng điểm lương thực và cây công nghiệp tập trung

- Về điện khí hoá, đưa điện vào nông nghiệp, nông thôn ở những nơi có điều kiện, ưu tiên phục vụ thuỷ lợi hoá và chế biến nông sản (Cả lâm, ngư nghiệp) tận dụng sức nước phát triển thuỷ điện nhỏ ở

miền núi, sức gió ở miền biển để phát điện

- Về cơ giới hoá, dùng máy kéo nhỏ ở nơi ruộng ít đất, máy kéo lớn ở những nơi ruộng nhiều đất trong khâu làm đất đẩy mạnh cơ giới hoá các khâu gieo trồng, chăm sóc thu hoạch Cơ giới hoá khâu vận tải

thuỷ, bộ để vận tải hàng hoá, hành khách ở nông thôn ngành cơ khí

đẩy mạnh sản xuất các loại thiết bị, phụ tùng đi theo máy kéo, đặc biệt chú trọng sản xuất phụ tùng, tổ chức tốt mạng lưới sửa chữa

- Về hoá học hoá, tận dụng phân hữu cơ, sử đụng phân hoá học (đạm, lân, kali, phân bón tổng hợp), sử dụng thuốc phòng, trừ sâu bệnh

Trang 21

- Áp dụng rộng rãi công nghệ và các biện pháp sinh học trong các khâu chính của quá trình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp như lai tạo và sử dụng các giống mới, các chất kích thích vật nuôi để tăng trưởng nhanh, cho năng suất cao, chất lượng tốt, sử dụng phân vi sinh để vừa tăng năng suất cây trồng, vừa hạn chế ô nhiễm mơi trường và thối hố đất,

2 Phát triển rộng khắp công nghiệp bảo quản lâu đài, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, kết hợp nhiều hình thức, trình độ công nghệ, hợp tác liên doanh với nước ngoài để hiện đại hố cơng nghệ, nâng cao chất lượng và giá trị của sản phẩm Giảm dần và tiến tới chấm dứt việc xuất

khẩu dưới đạng nguyên liệu

3 Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phân công lao động mới đô thị hố nơng thơn, xây dựng nông thôn mới Đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp xây dựng Từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn: Mạng lưới thuỷ điện, câu, cống, đê kề, mạng lưới điện, giao thông vận tải nông thôn; Hệ thống thông tin liên lạc phục vụ sản xuất và đời sống, trang bị điện thoại đến các xã; Giải quyết nhà ở, nước sạch cho nông thôn Hình thành các thị trấn, thị tứ, tụ điểm công, thương nghiệp cho nông thôn để giao lưu hàng hoá ở nông thôn theo hướng đô thị hoá

Như vậy, theo khái niệm này, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay rộng hơn, toàn diện hơn so với công nghiệp nông thôn thuần tuý hoặc công nghiệp hố nơng nghiệp giản đơn bằng cơ giới

hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá như cách hiểu trước đây CNH, HĐH

nông nghiệp, nông thôn ngày nay còn bao gồm cả phương pháp tổ chức

và quản lý sản xuất nông nghiệp và phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, không chỉ đơn thuần áp dụng phương pháp và kỹ thuật

công nghiệp vào sản xuất, mà cả áp dụng những thành tự mới nhất của Khoa học, kỹ thuật vào công tác quản lý Tuy nhiên, nội dung CNH,

Trang 22

Trong ngành chăn nuôi, quá trình HĐH ngành chăn nuôi gắn lién với việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng tiến bộ kỹ thuật điện khí hoá, cơ giới hoá, tự động hoá, cách mạng sinh học (giống mới) nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động, tăng sản phẩm chăn nuôi có chất lượng cao, để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả của ngành này

Trong ngành trồng trọt, CNH, HĐH ngành trồng trọt là quá trình tạo ra những tiền đề cần thiết về vật chất, kỹ thuật, con người, phương pháp quản lý và công nghệ tiên tiến để sử dụng tốt hơn tiém năng đất đai, khí hậu, nguồn nước nhằm tăng năng suất cây trồng, năng suất đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái, tăng khối lượng và chất lượng nông sản hàng hoá, nhất là hàng hoá xuất khẩu, tăng thu nhập cho người nông dân CNH, HH trồng trọt còn bao gồm các mô hình quản

lý tiến bộ

Trong ngành Lâm nghiệp, khái niệm CNH, HĐH Lâm nghiệp

là sử dụng công nghệ hiện đại, công nghệ sinh học tiên tiến để đẩy

nhanh tốc độ trồng rừng, khai thác rừng theo quy hoạch và theo phương pháp Khoa học Như vậy CNH, HĐH Lâm nghiệp phải đạt được đồng thời 2 mục đích phát triển nhanh vốn rừng, đưa máy móc và quy trình công nghệ hiện đại vào sản xuất Lâm nghiệp

Trong ngành Thuỷ sản, CNH, HĐH ngành Thuỷ sản là quá

trình chuyển đổi từ lao động thủ công, công cụ thô sơ sang lao động có kỹ thuật với phương tiện và công cụ tiên tiến, hiện đại, phương pháp quản lý Khoa học nhằm tăng năng suất lao động, năng suất phương

tiện, chất lượng sản phẩm thuỷ sản

Từ việc xác định các nội dung trên, chúng ta có thể trình bày những quan điểm cơ bản về hệ thống chỉ tiêu phản ánh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng như cơ sở Khoa học của hệ thống chỉ tiêu

đó trong từng ngành cụ thể

Trang 23

và nông thôn: Các chỉ tiêu phản ánh trình độ CNH - HDH nông nghiệp và nông thôn có thể xem xét theo 3 nhóm chỉ tiêu sau Hệ thống chỉ tiêu gồm:

- Nhóm chỉ tiêu Phản ánh trình độ CNH, HĐH, nông nghiệp,

nông thôn theo các chỉ tiêu phản ánh trình độ cơ khí hoá, điện khí hoá, hoá học hoá, thuỷ lợi hoá ngành trồng trọt, chăn nuôi

- Nhóm chỉ tiêu Phản ánh trình độ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn theo các chỉ tiêu sự chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn như tỷ trọng giá trị công nghiệp, dịch vụ trong kinh tế nông thôn, tỷ trọng nông sản chế biến trong giá trị nông nghiệp, ty trọng công nghiệp chế biến trong công nghiệp nông thôn, tỷ

trọng nông sản xuất khẩu trong tổng giá trị sản xuất trên địa bàn nông

thôn Cơ cấu thu nhập, chỉ tiêu của hộ nông dân phân theo 3 nhóm ngành Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ, năng suất và hiệu quả của nông nghiệp và kinh tế nông thôn vv

Nhóm chỉ tiêu Phần ánh kết quả của quá trình CNH, HĐH đối với nông nghiệp, nông thôn

+ Tỷ trọng giá trị tăng thêm nông nghiệp, GDP nông thôn trong tổng GDP + Tỷ trọng công nghiệp nông thôn trong tổng giá trị công nghiệp của cả nước + Năng suất lao động nông thôn so với năng suất lao động thành thị

+ Mức độ chuyển đổi cơ cấu Kinh tế và cơ cấu lao động từ nông

nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ

+ Cơ cấu kinh tế quốc dân theo 3 nhóm ngành: Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ và 2 khu vực: Thành thị, nông thôn

Trang 24

tăng trưởng nông nghiệp và kinh tế nông thôn

A Các chỉ tiêu chủ yếu phan ánh trình độ CNH - HĐH

nông nghiệp và nông thôn:

1, Hệ số đối mới TSCĐ trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn, được tính bằng cách lấy giá trị đầu tư mới trong năm chia cho tổng số tài sản cố định hiện có trong ngành, tính cho toàn bộ ngành

nông nghiệp hoặc từng ngành cụ thể

2 Mức độ trang bị vốn, tài sản cho một lao động nông nghiệp, l ha đất canh tác là chỉ tiêu quan trọng của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

3 Tỷ trọng vốn đầu tư cho công nghiệp và dịch vụ nông thôn trong tổng số vốn đầu tư cho toàn bộ nền kinh tế, là chỉ tiêu phản ánh vai trò của Nhà nước thông qua chính sách đầu tư để thực hiện CNH, HĐHI nông nghiệp, nông thôn

4 Tỷ trọng vốn, TSCĐ giành cho công nghiệp, dịch vụ trong tổng số vốn, TSCĐ hiện có ở nông thôn, theo phạm vi cả nước hoặc từng địa phương

5 Tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn nông thôn trong tổng giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của khu vực nơng thơn hoặc tồn ngành nơng nghiệp, tính trên phạm vi cả nước và từng địa phương

6 Tỷ trọng giá trị nông lâm thuỷ sản qua chế biến công nghiệp

trong tổng số giá trị sản phẩm nông lâm thuỷ sản sản xuất

7 Cơ cấu thu nhập của hộ nông thôn theo 3 nhóm ngành: Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ

8 Tỷ trọng công nghiệp nông thôn trong tổng giá trị công nghiệp cả nước (Hoặc Tỉnh, Thành phố), tính cho phạm vi cả nước, từng địa phương

B Các chỉ tiêu CNH - HĐH ngành trông trọt: -

Trang 25

và số mới được xây dựng trong năm

- Số lượng và công suất các loại máy chủ yếu trong nông nghiệp như máy kéo (Máy kéo lớn, máy kéo nhỏ), máy gieo hạt, máy sấy, máy thu hoạch, máy phun thuốc trừ sâu có động cơ

-Tỷ lệ đất canh tác được thuỷ lợi hoá

- Tỷ lệ diện tích đất được cày, bừa bằng máy tính cho cả nước, từng địa phương,

- Tỷ lệ diện tích được gieo trồng bằng giống mới năng suất cao trong tổng diện tích gieo trồng

- Tỷ suất nông sản hàng hoá trên địa bàn nông thôn và tổng sản

phẩm nông nghiệp

Các chỉ tiêu hiện đại hoá ngành trồng trọt bao gồm nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ đưa tiến bộ kỹ thuật và sinh học vào ngành trồng

trọt và hiệu quả của nó thể hiện qua: Năng suất lao động trồng trọt,

năng suất cây trồng chủ yếu, tỷ trọng sản phẩm trồng trọt qua chế biến với công nghệ cao

C Các chỉ tiêu CNH - HĐH trong ngành chăn nuôi:

- Số lượng và tỷ trọng các đàn gia súc được lai tạo có năng suất cao, chất lượng tốt trong tổng số gia súc trên đàn gia súc (Bồ sin hoá, vịt siêu trứng, siêu thịt, lợn nái F1 )

~ Trọng lượng xuất chuồng bình quân 1 con, sản lượng sữa

bình quân 1 bò sữa cho sản phẩm, số lượng và trọng lượng trứng bình

quân 1 gà (vịt) đẻ

- Tỷ lệ gà công nghiệp trên: tổng đàn gà

- Tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi qua chế biến công nghiệp trên

tổng sản phẩm chăn nuôi sản xuất

Trang 26

- Số lượng và công suất các cơ sở chế biến thức ăn bằng phương pháp công nghiệp Tỷ trọng của nó trong tổng số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi của cả nước và từng địa phương

- Mức độ áp dụng tiến bộ Khoa học kỹ thuật mới vào ngành chăn nuôi:

Ty lệ cơ giới hoá, tự động hoá các công việc chăn nuôi (Cho gia súc ăn, vận chuyển thức ăn, chế biến thức ăn, vệ sinh chuồng trại, giết mổ gia súc .) tính cho từng loại gia súc, gia cầm

Chăn nuôi có nhiều loại gia súc, gia cầm và mỗi loại đều có những quy trình chăm sóc và cung cấp thức ăn riêng biệt, cho nên các chỉ tiêu hiện đại hoá ngành chăn nuôi cũng phải tính cho từng loại gia súc, gia cầm Ví dụ: Tỷ lệ bò sữa được vắt sữa bằng máy, được cung cấp thức ăn theo đây truyền công nghiệp, phương pháp công nghiệp, tỷ lệ số đơn vị (hệ) chăn nuôi gia cầm theo phương pháp công nghiệp (ấp trứng bằng máy, cung ứng thức ăn theo quy trình công nghiệp, giết mổ

theo quy trình công nghiệp )

D Cac chi tiéu CNH, HDH trong nganh Lam nghiệp: - Ty lệ diện tích rừng trồng bằng các giống mới được tạo ra từ công nghệ sinh học so với tổng số diện tích rừng trồng (Cả nước, từng địa phương) Ví dụ: các cây trồng bằng phương pháp ghép mô

- Tỷ lệ diện tích rừng được khoanh nuôi bảo vệ bằng kỹ thuật tiên tiến - Số lượng máy bay chuyên dùng cho công tác phát hiện và dập tắt các vụ cháy rừng - Tỷ lệ diện tích rừng được che phủ (Cả nước, từng vùng, từng tỉnh)

Trang 27

- Tỷ lệ diện tích rừng được khai thác theo quy hoạch (Khai thác theo phương pháp Khoa học, gắn khai thác với tái sinh rừng, chặt chọn,

khai thác trắng)

- Tỷ lệ sản lượng gỗ và lâm sản khai thác trong năm so với sản lượng gỗ và lâm sản tái sinh trong năm Đây là một chỉ tiêu tổng hợp phan ánh kết quả áp dụng các tiến bộ Khoa học kỹ thuật, tổ chức và quản lý Lâm nghiệp trong khai thác gỗ và lâm sản Nếu kết quả khai thác hàng năm bé hơn tái sinh, thi diéu đó có nghĩa là vốn rừng được bảo vệ, quy trình khai thác gỗ và lâm sản đảm bảo đúng phương pháp Khoa học

- Số lượng kỹ sư và công nhân kỹ thuật Lâm nghiệp trên 100 ha

rừng trồng, rừng khoanh nuôi bảo vệ

- Vốn và giá trị TSCĐ bình quân trên 1 lao động, 1 ha rừng và đất rừng (Cả nước, từng vùng, từng địa phương)

_~ Tỷ trọng giá trị tăng thêm của Lâm nghiệp trong tổng số GDP

nơng thơn , GDP tồn bộ nên kinh tế

- Tỷ lệ lao động trực tiếp sản xuất Lâm nghiếp trong tổng số lao

động nông thôn

E Các chỉ tiêu CNH, HĐH trong ngành Thuỷ sản gồm các nhóm chỉ tiêu:

* Nhóm chỉ tiêu: Phản ánh quy mô tốc độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành Thuỷ sản trong đó có:

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong ngành Thuỷ sản và tỷ trọng

trong tổng số vốn đầu tư

- Số lượng và công suất tàu thuyền đánh cá cơ giới và tỷ trọng SO với tổng số

Trang 28

chuyên dùng

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô và mức độ tăng trưởng của ngành Thuỷ sản

- Tốc độ tăng trưởng ngành Thuỷ sản

- Số lượng và tỷ trọng thuỷ sản qua chế biến công nghiệp so tổng SỐ,

- Giá trị thuỷ sản xuất khẩu trong đó qua tỉnh chế, tỷ trọng sản

phẩm tinh chế trong tổng số

* Nhóm chỉ tiêu phần ánh hiệu quả kinh tế

- Tỷ trọng giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của ngành Thuỷ sản trong tổng giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của nông lâm thuỷ sản

- Giá trị thuỷ sản sản xuất bình quân 1 CV, 1 lao động thuỷ sản - Cơ cấu giá trị sản xuất thuỷ sản phân theo 2 ngành nuôi trồng, đánh bắt

- Giá trị tăng thêm của thuỷ sản bình quân 1 lao động thuỷ sản

- Số lượng các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản áp dụng các phương

pháp và kỹ thuật tiên tiến (Bao gồm cả nuôi tôm, cá giống, tôm cá thịt), ty trong của nó so với tổng số các cơ sở hiện có (Cơ sở là doanh nghiép, HTX)

- Diện tích mặt nước nuôi tôm, cá giống và số lượng giống sản xuất hàng năm (Cả nước, từng tỉnh)

- Tỷ trọng giá trị tăng thêm của ngành Thuỷ sản trong tổng GDP của toàn bộ nền kinh tế

Trang 29

phương pháp tính toán, chưa có điều kiện thử nghiệm rộng rãi, những đề xuất tạo ra những kiến nghị ban đầu để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện công tác Thống kê nông nghiệp thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp,

nông thôn Hệ thống chỉ tiêu để xuất đã và đang được nghiên cứu để bổ

Trang 30

PHẦN IV

HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ PHÁN ÁNH

TRÌNH ĐỘ CƠNG NGHIỆP HỐ, HIỆN ĐẠI HỐ TRONG CƠNG NGHIỆP

Cơng nghiệp hoá - Hiện đại hố trong cơng nghiệp cũng như ở các ngành khác được thể hiện ở lực lượng sản xuất cũng như phương thức quản lý sản xuất - Trong lực lượng sản xuất bộ phận tư liệu sản xuất mà chủ yếu là công cụ sản xuất giữ vai trò rất quan trọng - Vì vậy hệ thống chỉ tiêu Thống kê phản ánh trình độ CNH - HĐH phải thể hiện được trong hai nhóm chỉ tiêu Thống kê chủ yếu:

- Các chỉ tiêu Thống kê phản ánh trình độ hiện đại hoá trong thiết bị máy móc và công nghệ

- Các chỉ tiêu phản ánh trình độ của lực lượng lao động và quản lý sản xuất

Q trình Cơng nghiệp hố (CNH) - Hiện đại hoá (HĐH) trong ngành công nghiệp có những nội dung chính sau đây:

- Trình độ trang bị và đổi mới các trang thiết bị máy móc với kỹ thuật hiện đại, tạo ra khả năng thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát

triển :

- Thu hút lao động xã hội, làm thay đổi sự phân bố lao động giữa các ngành, nâng cao dân trí, đưa xã hội tiến tới một nền văn minh cong nghiệp

- Nâng cao hiệu quả kinh doanh, nhằm tạo khả năng tích tụ và tập trung vốn lớn để mở rộng sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường đang hoà nhập với khu vực và thế giới

- Phát triển công nghệ luôn phải gắn với bảo vệ môi sinh và môi trường; Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên

Trang 31

- Nghiên cứu, áp dụng các mô hình quản lý tiên tiến, nhằm đẩy nhanh tốc độ hiện đại hố cơng nghiệp, làm khuôn mẫu cho các ngành kinh tế khác noi theo

Những nội dung cơ bản đó phải được thể hiện cụ thể qua các chỉ

tiêu Thống kê

Những năm qua ngành Thống kê đã tiến hành tổ chức nhiều cuộc điều tra, nhằm th" thập các thông tin phản ánh các điều kiện và kết quả của quá trình sản xuất công nghiệp hiện đại hoá Tuy nhiên, các chỉ tiêu đã thu thập được chưa phản ánh đầy đủ, có hệ thống quá trình hiện đại hố trong cơng nghiệp Do đó, việc nghiên cứu, xây dựng hệ thống chỉ tiêu phản ánh quá trình hiện đại hố trong cơng nghiệp là hết sức cần thiết Nhằm cải tiến và hoàn thiện các chỉ tiêu đã có, bổ sung các chỉ tiêu còn thiếu, nhằm phục vụ cho các yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài, và có khả năng so sánh quốc tế

Về mặt lý luận cũng như thực tiễn trình độ hiện đại hố trong cơng nghiệp có thể tính toán và phân tích theo các nhóm chỉ tiêu sau:

1 Các chỉ tiêu về trang thiết bị máy móc và công nghệ:

1.1 Trình độ kỹ thuật, công nghệ của dây truyền sản xuất hoặc

thiết bị chính

+ Là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất trình độ kỹ thuật, công

nghệ của dây chuyển sản xuất hoặc của các thiết bị chính của doanh nghiệp theo các mức độ

~ Tiên tiến: Kỹ thuật thiết bi công nghệ ở thế hệ mới nhất và hiện tại đang phát huy thế mạnh về Khoa học kỹ thuật trong cạnh tranh

- Trung bình: Kỹ thuật thiết bị công nghệ ở các thế hệ trước, nhưng chưa lạc hậu về kỹ thuật và đang còn phát huy tác dụng trong

Trang 32

- Lạc hậu: Kỹ thuật thiết bị công nghệ ở các thế hệ trước nhưng không còn phát huy được tác dụng trong cạnh tranh ở trong nước và

xuất khẩu

Chỉ tiêu được đánh giá chung cho toàn bộ dây chuyền sản xuất

hoặc cho số lớn của thiết bị chính trong doanh nghiệp, không đánh giá

cho từng thiết bị riêng lẻ

+ Chỉ tiêu được tổng hợp theo số doanh nghiệp có các day chuyển hoặc thiết bị chính thuộc từng mức độ tiên tiến, trung bình, lạc hậu hoặc tỷ trọng tính bằng % của các nhóm đó trong tổng số doanh nghiệp điều tra

1.2 Thời gian sử dụng của dây chuyền hoặc thiết bị chính

Thời gian sử dụng của dây chuyển hoặc thiết bị chính là chỉ tiêu

phan ánh thực trạng mới, cũ của thiết bị dưới góc độ tuổi thọ của chúng

Tuổi thọ của thiết bị được đánh giá qua thời gian sử dụng, thời

gian đó được tính từ năm bắt đầu đưa vào sản xuất, nếu thiết bị được

chuyển nhượng qua nhiều doanh nghiệp thì thời gian bắt đầu được tính từ năm doanh nghiệp đầu tiên sử dụng Thiết bị nhập của nước ngoài

thì tính từ năm bắt đầu hoạt động ở Việt nam

Thời gian sử dụng được đánh giá theo khoảng thời gian như sau: - Không xác định được thời gian

- Dưới 5 năm

Trang 33

- Từ 30 năm trở lên

Chỉ tiêu được đánh giá chung cho toàn bộ dây chuyển sản xuất

hoặc bình quân của các thiết bị chính hoặc của số lớn thiết bị chính Chỉ tiêu thời gian sử dụng của dây chuyên hoặc thiết bị chính được tính theo số doanh nghiệp có dây chuyển hoặc thiết bị chính mà thời gian đã sử dụng thuộc từng khoảng thời gian như trên và tỷ trọng tính bằng % của các nhóm doanh nghiệp đó trong tổng số doanh nghiệp điều tra

1.3 Hệ số hao mòn tài sẵn cố định

Hệ số hao mòn TSCPĐ là chỉ tiêu phản ảnh thực trạng mới, cũ của thiết bị dưới góc độ giá trị đã bị hao mòn qua hình thức khấu hao

Nội dung hệ số hao mòn TSCĐ là tỷ lệ tính bằng % giữa giá trị hao mòn luỹ kế đến thời điểm cuối kỳ chia cho giá trị TSCĐ theo nguyên giá tại thời điểm đó 'TSCĐ bao gồm: - TSCĐ hữu hình _~TSCĐ vô hình - TSCĐ thuê tài chính 1.4 Đối mới TSCĐ:

Đổi mới TSCĐ là chỉ tiêu phân ảnh qui mô và mức độ của bộ phận giá trị TSCĐ mới tăng thêm trong năm do hoạt động đầu tư XDCB tao ra

Đổi mới TSCĐ được tính bằng lượng tuyệt đối của bệ phận giá trị TSCĐ mới tăng thêm gọi là: Giá trị TSCĐ mới tăng và tính bằng số tương đối giữa giá trị TSCĐ mới tăng chia cho tổng giá trị TSCĐ có

Trang 34

+ Giá trị TSCĐ mới tăng được tính trong thời gian l năm với các trường hợp tăng thêm do:

- Mở rộng thêm năng lực sản xuất

- Hiện đại hoá hoặc nâng cấp thiết bị máy móc

- Đồng bộ dây chuyển sản xuất

Mọi trường hợp tăng giá trị TSCĐ không thuộc 3 trường hợp nêu trên đều không tính vào giá trị TSCĐ mới tăng của doanh nghiệp

- Đối với một ngành và tồn ngành cơng nghiệp hoặc một địa phương thì toàn bộ giá trị TSCĐ của 1 doanh nghiệp mới đưa vào sản xuất trong năm được coi là giá trị TSCĐ mới tăng của ngành hoặc địa phương đó

+ Hệ số đổi mới TSCĐ: Là tỷ lệ tính bằng % giữa giá trị TSCĐ mới tăng chia cho tổng giá trị TSCĐ theo giá còn lại có đến cuối kỳ (Tất cả đều tính theo giá thực tế)

1.5 Trình độ tự động hoá của dây chuyển sản xuất

Trình độ tự động hoá của dây chuyên sản xuất phản ảnh mức độ hiện đại hoá của thiết bị, công nghệ Nếu hệ thống điều khiển được tự động hoá càng cao thì tính chính xác và trình độ công nghệ càng hiện đại

Trình độ tự động hoá của dây chuyển sản xuất được thể hiện

thông qua hệ thống điều khiển với các mức độ:

- Tự động hoá: Điều khiển từ xa tại trung tâm bằng phương pháp bấm nút các máy công tác tự động hoạt động theo chương trình định sẵn của máy tính điện tử

Trang 35

- Cơ khí: Điều khiển hoạt động của các máy công tác thông qua hệ thống máy móc phát lực và truyền lực

- Bán cơ khí: Điêu khiển hoạt động của các máy công tác vừa

bằng cơ khí, đồng thời vẫn còn xen lẫn thủ công bằng sức lực con

người

- Thủ công: Điều khiển hoạt động của các máy công tác bằng sức lực con người hoặc chủ yếu bằng sức lực con người

Nội dung chỉ tiêu trình độ tự động hoá của dây chuyền được tính

bằng số doanh nghiệp có hệ thống điều khiển thuộc các mức độ nói

trên và tỷ trọng tính bằng % của từng nhóm doanh nghiệp đó trong

tổng số doanh nghiệp điều tra

1.6 Xứ lý chất thải của doanh nghiệp

Chỉ tiêu xử lý chất thải của đoanh nghiệp phản ánh công nghệ sạch của dây chuyển sản xuất, đó là tiêu chuẩn quan trọng đánh giá mức độ hiện đại của thiết bị, công nghệ

Nội dung chỉ tiêu được biểu hiện:

_ ~ Công nghệ của dây chuyền sản xuất là công nghệ sạch

- Dây chuyền sản xuất có lấp đặt hệ thống xử lý chất thải

- Dây chuyên sản xuất cần phải xử lý chất thải nhưng chưa có hệ thống xử lý

~- Dây chuyền không có chất thải phải xử lý

Chỉ tiêu xử lý chất thải củả doanh nghiệp được tính bằng số doanh nghiệp có dây chuyển sản xuất ở các mức độ nói trên và tỷ lệ tính bằng % của từng nhóm doanh nghiệp trong tổng số doanh nghiệp

điều tra

Trang 36

Quy mô của doanh nghiệp theo nguồn vốn phản ảnh tiểm năng vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, nếu nguồn vốn càng lớn thì tiềm năng về thiết bị công nghệ càng cao và quy mô sản xuất càng lớn

Nguồn vốn của đoanh nghiệp có nhiều loại:

- Nguồn vốn theo khả năng (Tổng nguồn vốn): Bao gồm toàn bộ

vốn chủ sở hữu sau khi đã trừ đi các khoản nợ phải thu (Vốn bị chiếm dụng mà doanh nghiệp mất quyên sử dụng) Cộng với nguồn vốn vay và chiếm dụng (Nợ phải trả)

Để phản ánh khả năng hiện thực và ổn định của doanh nghiệp,

nên căn cứ vào nguồn vốn chủ sở hữu để xác định quy mô Quy mô vốn được chia theo các mức sau đây: - Dưới 500 triệu đồng - Từ 500 - dưới 1.000 triệu đồng - Từ 1.000 - đưới 2.000 triệu đồng ~ Từ 2.000 - đưới 5.000 triệu đồng _~ Từ 5.000 - dưới 10.000 triệu đồng - Từ 10.000 - dưới 20.000 triệu đồng - Từ 20.000 - dưới 50.000 triệu đồng - Từ 50.000 - đưới 100.000 triệu đồng - Từ 100.000 triệu đồng trở lên

Chỉ tiêu quy mô của doanh nghiệp theo nguồn vốn được tính bằng số doanh nghiệp của từng nhóm vốn nói trên và tỷ lệ tính bằng %

Trang 37

Mức trang bị TSCĐ cho 1 lao động phan ảnh trình độ cơ khí hoá của cơ sở sản xuất, nếu mức trang thiết bị TSCĐ cho 1 lao động càng cao, thì trình độ kỹ thuật công nghệ càng hiện đại

Giá trị TSCĐ có thể tính theo nguyên giá và theo giá còn lại Nhưng tính theo giá trị còn lại sẽ phản ánh thực chất hơn vì bao hàm được cả tình trạng mới, cũ của TSCĐ

Mức trang bị TSCĐ cho 1 lao động được tính bằng: Giá trị TSCD theo giá còn lại có đến cuối kỳ chia cho số lao động hiện có cuối kỳ

Chỉ tiêu mức trang bị TSCĐ cho 1 lao động được tính bình quân cho từng loại hình doanh nghiệp; Đồng thời tính bình quân cho từng nhóm đoanh nghiệp theo quy mô nguồn vốn nhằm bổ sung làm rõ hơn thực chất trình độ kỹ thuật công nghệ của các nhóm doanh nghiệp có quy mô vốn khác nhau

2 Trình độ lao động:

Mỗi bộ phận lao động khác nhau trong doanh nghiệp, có vị trí và vai trò rất khác nhau đến quá trình sản xuất; Trình độ nghề nghiệp của họ phản ánh trình độ của lực lượng sản xuất

Có thể nghiên cứu trình độ lao động của doanh nghiệp theo các bộ phận sau:

- Bộ phận chủ doanh nghiệp (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc, Chủ nhiệm HTX, chủ cơ sở sản xuất cá thể)

- Bộ phận quản lý (Lao động gián tiếp) - Bộ phận công nhân (Lao động trực tiếp)

Vì vậy phản ảnh trình độ lao động doanh nghiệp được tính theo trình độ của 3 bộ phận lao động trên

Trang 38

Trình độ củá chủ doanh nghiệp được đánh giá bằng các tiêu thức: + Trình độ bằng cấp: - Trên đại học - Đại học, cao đẳng - Trung cấp - Công nhân kỹ thuật (Có bằng) - Trình độ khác

Trong đó: Tốt nghiệp phổ thông trung học

+ Nghề nghiệp được đào tạo

2.2 Trình độ của lao động quân lý (Lao động gián tiếp)

Trình độ của lao động quản lý được đánh giá bằng các tiêu thức: - Trên đại học - Dai hoc, cao dang - Trung cap - Công nghân kỹ thuật (Có bằng) - Trình độ khác

2.3 Trình độ của công nhân (Lao động trực tiếp)

Trình độ của công nhân được đánh giá bằng các tiêu thức :

+ Theo trình độ bằng cấp:

- Trung cấp

Trang 39

- Trình độ khác + Theo bậc thợ: - Bac 1 - Bac 2 - Bac 3 - Bạc 4 - Đậc 5 - Bậc 6 - Bậc 7

2.4 Số lao động được đào tạo trong năm:

Số lao động được đào tạo trong năm là số lao động của từng bộ phận được cử đi đào tạo ở các trình độ:

- Trên đại học - Đại học, cao đẳng - Trung cấp

- Công nghân kỹ thuật (Có bằng)

Do trình độ hạch toán và quy mô của các cơ sở sản xuất rất khác

nhau nên vẫn tiếp cận để thu thập thông tin Thống kê có thể tiến hành

phân loại các đối tượng cung cấp thông tin như các doanh nghiệp, các

cơ sở sản xuất `

Có thể để tiến hành thực hiện chế độ báo cáo Thống kê hoặc tổ

chức điều tra Thống kê (Điều tra toàn bộ, điều tra mẫu) nhằm thu thập

được những thông tin Thống kê cần thiết phản ánh trình độ CNH -

Trang 40

PHAN V

HE THONG CHi TIEU THONG KE PHAN ANH

TRINH DO CONG NGHIEP HOA, HIEN DAI HOA TRONG NGANH GIAO THONG VAN TAI

Ở Việt nam cũng như bất kỳ nước nào trên thế giới, lĩnh vực giao thông vận tải đều có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học, xã hội, quốc phòng của đất nước Thông qua hệ thống chỉ tiêu phản ánh cơ sở hạ tầng giao thông vận tải chúng

ta có thể đánh giá được trình độ phát triển kinh tế đời sống cộng đồng

của quốc gia đó đang ở trình độ văn minh tiên tiến, hay lạc hậu, chậm tiến, nghèo đói đến mức độ nào

Về phương tiện vận tải, chúng ta cũng có nhiều về khối lượng, đa dạng về chúng loại, thể hiện đầy đủ trình độ kỹ thuật của các phương tiện vận tải, bốc xếp, bao gồm cả lực lượng phương tiện cơ giới với kỹ thuật hiện đại tiên tiến, nhưng vẫn còn nhiều các chủng loại phương tiện vận tải bốc xếp thô sơ, kỹ thuật lạc hậu cũ kỹ, hầu như ở ngành vận

tải nào cũng có

Thực hiện đường lối đổi mới của nhà nước ta, công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước, trong những năm gần đây, nhà nước đã thực hiện đường lối đổi mới, hoà nhập dần vào các tổ chức cộng đồng thế giới, tăng cường đầu tư phát triển kinh tế, xây dựng các cơ sở hạ tầng, trong đó có hạ tầng cơ sở giao thông vận tải

Trong quá trình chuyển đổi ấy, thì cái mới, cái có kỹ thuật khoa

học tiên tiến, cái có năng suất cao sẽ thay thế dần cái cũ, cái lạc hậu, năng suất thấp

Ngày đăng: 28/02/2016, 16:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN