Trong vận hành, không để transistor Q1 quá nóng, Bạn nên gắnQ1 trên miếng nhôm làm nguôi.
Trang 1Các mạch điện thực dụng dễ ráp
Tôi sẽ chọn ra các mạch điện tử dễ ráp để hướng dẫn các Bạn làmthực hành, sắp xếp các mạch điện này từ đơn giản dần đến mứcphức tạp hơn Mỗi mạch sẽ trình bày ngắn gọn nguyên lý vận hànhcủa mạch, và cho gợi ý tính mở rộng ứng dụng của mạch Nếu Bạnthích và chịu bỏ công ra làm thực hành và lắp ráp các mạch điệnnày, tôi tin là tay nghề của Bạn sẽ có nhiều tiến bộ, Bạn sẽ ít bở ngơhơn với công việc phải làm hàng ngày của người chuyên viên điệntử Và nhất là đối với các Bạn sinh viên ngành điện và điện tử sẽkhông phải cứ than là "học lý thuyết thì nhiều mà làm thì chẳng baonhiêu", nên đến khi nhận đề tài học kỳ hay đề tài tốt nghiệp thìkhông biết phải bắt đầu công việc từ đâu và làm như thế nào?
1 Cái Bạn cần co trước tiên trên bàn thợ là hộp nguồn DC.
Để có thể cho chạy thử các kiểu mạch điện mà Bạn đã ráp trên bànthợ, việc trước tiên là Bạn phải cấp nguồn nuôi thích hợp cho mạch
Do đó, mạch điện dễ ráp đầu tiên mà chúng ta sẽ nói đến là hộpnguồn DC
(1) Mạch nguồn ổn áp dùng transistor
Trang 2Trên bàn thợ của Bạn luôn phải có hộp nguồn DC, nếu thích Bạn cóthể tự ráp mạch nguồn DC theo sơ đồ mạch điện trên Ở ngả vào,Bạn có biến áp T1, công dụng của biến áp này là giảm áp AC và tạotính cách ly board mạch với đường nguồn AC, nhờ vậy giữ an toàncho người sử dụng Cầu chì F1 dùng ngắt dòng khi trong mạch bịquá dòng Điện áp 12V lấy ra trên cuộn thứ cấp cho qua cầu 4 diodeD1 D4 để nắn dòng toàn kỳ, dòng điện xoay chiều dạng Sin đượcđổi ra dòng điện một pha dạng xung Dòng này cho nạp vào một tụhóa lớn C1, công dụng của tụ là làm giảm độ dợn sóng, nâng caomức nguồn DC và ổn định dòng điện cấp cho tải Chúng ta dùng Ledđỏ D5 làm Led chỉ thị và lấy mức áp 2V trên Led dùng làm mức ápmẫu cấp cho cầu đo Điện trở R1 có công dụng hạn dòng TransistorQ1, Q2 là 2 transistor ghép dạng phức hợp để có công suất đủ lớn vàcó độ nhậy đủ cao Q3 là transistor khuếch đại tín hiệu của cầu đo.Câu đo dùng theo dõi mức áp biến động trên tải, cầu đo gồm có điệntrở R3, chiết áp R5, và R4, đây là cầu chia volt lấy một phần mứcvolt trên tải để cấp cho chân B của Q3, trong khi đó chân E của Q3cho lấy mức áp mẫu không đổi Tụ hóa C2 tạo ổn áp ngả ra và trênngả ra chúng ta dùng Led xanh D6 với điện trở định dòng R6 để báocó nguồn ra.
Nguyên lý ổn áp của mạch như sau:
Trang 3* Khi tải nặng, mức áp trên tải có chiều hướng giảm xuống, điều nàysẽ làm cho mức áp trên chân B của Q3 giảm theo, trong khi đó mứcáp trên chân E không thay đổi, vậy transistor Q3 sẽ dẫn yếu, mứcvolt trên chân C của Q3 sẽ tăng lên, vậy mức áp trên chân B của Q2bị đẩy lên, điều này sẽ không cho mức áp trên tải giảm xuống,chúng ta biết mức áp trên tải cũng là mức áp trên chân E của Q1,mức áp này luôn tăng giảm theo mức áp của chân B của Q2.
* Lý luận ngược lại, khi tải nhẹ, mức áp trên tải có chiều hướng tăngcao, điều này làm tăng mức áp trên chân B của Q3, transistor Q3 sẽdẫn điện mạnh hơn, mức áp trên chân C của Q3 sẽ giảm xuống, nókéo mức áp trên chân B của Q2 xuống và như vậy sẽ không cho mứcáp trên tải tăng lên
Khi Bạn chỉnh chiết áp R5, Bạn đã làm thay đổi mức volt trên chân Bcủa Q3, như vậy sẽ làm thay đổi mức volt trên chân C của Q3 haythay đổi mức volt trên chân B của Q2, và điều này sẽ làm thay đổimức áp trên chân E của Q1, và đã làm thay đổi mức áp DC trên ngả
ra Trong vận hành, không để transistor Q1 quá nóng, Bạn nên gắnQ1 trên miếng nhôm làm nguôi
(2) Nguồn 5V co mức ổn định tốt với ic 7805 rất thông dụng với các mạch số
Trang 4Chúng ta biết trên thị trường luôn có bán các ic ổn áp 3 chân họ78xx, họ 79xx Vậy nếu muốn có mức áp DC ngả ra ổn định, Bạn tìmvà dùng các ic ổn áp này Với ic ổn áp 7805, mức áp ra là 5V, với icổn áp 7809, mức áp ra sẽ là 9V, với ic ổn áp 7812, mức áp ra sẽ là12V IC ổn áp họ 79xx dùng tạo ổn áp trên đường nguồn volt âm.
Trong mạch, chúng ta dùng tụ hóa lớn C1 tạo ổn áp trên đườngnguồn DC, đây là dạng ổn áp thụ động, chúng ta dùng ic ổn áp 7805để có mức áp ra 5V có độ ổn định rất tốt, đây là dạng ổn áp tích cực.Khi dùng ic ổn áp họ 78xx, họ 79xx, trên ngả ra Bạn nhớ gắnthêm tụ hóa dùng để tránh hiện tượng phát sinh dao động tự kích,khi mạch ổn áp trong ic bị dao động, Bạn sẽ thấy mức áp DC trênngả ra chập chờn lúc lên lúc xuống Trường hợp đường nguồn5V này dùng cấp điện cho các mạch điện làm việc ở vùng tần số cao,lúc đó Bạn phải gắn thêm tụ nhỏ C3, công dụng của các tụ nhỏ là lọcbỏ các tín hiệu tần số cao rất tốt, trong khi đó do cấu trúc bên trongcủa các tụ hóa lớn có tiềm ẩn tính ống dây, cuộn cảm nên không lọctốt các dòng điện tín hiệu tần số cao nhiễm trên đường nguồn Trongmạch chúng ta cũng dùng Led đỏ, Led xanh để làm Led chỉ thị
(3) Co thể ráp nguồn co tính ổn áp và mức áp ra chỉnh được với ic LM317.
Khác với ic ổn áp họ 78xx, ic ổn áp LM317 có chân Adjusment, điềunày tạo ra ttinh điều chỉnh mức áp ngả ra Trong mạch, C1 là tụ hóalớn dùng để ổn định mức áp sơ khởi, kế đó dùng mạch ổn áp tíchcực với ic LM317 IC này có 3 chân, chân 2 cho lấy nguồn DC trên tụ
Trang 5C1, Chân 3 là ngả ra, trên ngả ra lập cầu chia áp với điện trở R2 vàbiến trở R5, mức áp lấy ra cho điều chỉnh mức áp trên chân 1 đểđịnh mức áp ngả ra C2 là tụ giữ cho mạch ổn áp không phát sinhdao động tự kích Dùng các led chỉ thị để theo dõi hoạt động củamạch nguồn Chúng ta có hệ thức cho thấy mức áp ra phụ thuộc vàotrị các điện trở R2, R5.
Bạn dùng tư liệu sau để hiểu rõ hơn về cách dùng ic LM317
Khi trong mạch có dùng các tụ hóa, để bảo vệ ic LM317, Bạn tạođường xả điện cho các tụ hóa khi ngắt nguồn Không để dòng xả củatụ qua ic LM317 Trong mạch khi ngắt nguồn, tụ C1 sẽ xả dòng quaD1 và tụ C2 sẽ xả dòng qua tụ C2 Công thức tính điện áp ngả ra chothấy, khi R2 = 0 ohm, lúc đó mức áp ngả ra sẽ là 1.2V
Trang 62 Muốn thử mạch cần co nguồn tín hiệu dùng để kích thích mạch.
(1) Mạch phát xung với ic Timer 555
Khi hoàn thành một mạch điện, nhiều khi Bạn cần có nguồn tín hiệuđể đưa vào thử mạch Nếu Bạn cần có nguồn tín hiệu dạng xung,Bạn có thể dùng ic 555 để tạo ra các dạng tín hiệu này Trong mạch:
* Mạch định tần số của xung phụ thuộc vào trị các điện trở RV1, R1,R2 và các tụ C1, C2 Vậy khi Bạn dùng tụ nhỏ C2, Bạn sẽ tạo ra tínhiệu dạng xung có tần số cao, lúc này biến trở RV1 dùng để chỉnh
Trang 7chọn tần Khi Bạn đổi qua dùng tụ hóa C1 có trị điện dung lớn hơn,Bạn sẽ tạo ra xung có tần số thấp hơn, và cũng chỉnh tần với biếntrở RV1.
* Xung ra lấy trên chân số 3 Khi chân 3 ở mức áp thấp, 0V, thì Ledxanh D1 sáng và khi chân 3 ở mức áp cao gần bằng 12V thì Led đỏD2 sáng Điện trở R3, R4 dùng để hạn dòng làm việc của các Led,Bạn nhớ không để dòng qua Led quá lớn dễ làm hư Led Xung ratrên chân 3 là dạng xung vuông với bờ lên và bờ xuống rấtthẳng, dùng dạng xung này kích thích các mạch số là rất tốt
* Xung lấy ra trên chân 2 và 6 có dạng răng cưa, khi chân 7 ở lúc hởmasse, thì tụ C1 hay tụ C2 sẽ nạp điện nguồn, dòng nạp qua RV1,R1, R2, mức áp trên chân 2, 6 tăng dần lên, khi mức áp này bằng2/3 mức nguồn thì chân 7 sẽ cho nối masse, lúc này tụ C1, hay C2 sẽcho xả điện, dòng xả qua R2 Vậy công dụng của R2 là hạn chếkhông để dòng xả quá lớn sẽ làm hư ic 555, và khi mức áp trên chân
2, 6 xuống bằng 1/3 mức áp nguồn thì chân 7 lại hở masse, tụ lạichuyển qua thời kỳ nạp điện Để tín hiệu ra có dạng xung vuôngvới hệ số duty = 50%, Bạn lấy trị R2 đủ nhỏ so với trị của RV1 + R1
Ghi chu: Khi lấy xung răng cưa trên chân 2, 6 để làm tín hiệu thử
mạch, Bạn phải chú ý đến ảnh hưởng của mạch ngoài lên mạch địnhtần với RV1, R1, R2 và các tụ C1, C2, nội trở của mạch ngoài sẽ làmthay đổi tần số của tín hiệu, cách hay nhất là Bạn dùng thêm tầngkhuếch đại đệm để cách ly trở kháng của mạch thử với mạch địnhtần của ic 555
Tư liệu nói về các cách dùng ic 555 đã được tôi đề cập rất nhiềutrong các bài viết trước đây Nếu muốn hiểu rõ hơn về ic 555, Bạnhãy tìm đọc lại các bài viết này
Trang 8(2) Nguồn tín hiệu nhạc với ic UM66
Trang 9IC UM66 là một ic phát tín hiệu nhạc dạng xung điều biến độ rộng,hình dạng của nó giống như transistor 2SC1815, kiểu chân TO92 Nócó 3 chân, chân 3 cho nối masse, chân 2 nối vào nguồn khoảng 3Vvà chân 1 cho ra tín hiệu xung nhạc Trong mạch chúng ta dùng 2Led đỏ để tạo ra mức áp khoảng 4V, dùng mức áp này ghim cố địnhmức áp chân B của transistor Q1, như vậy trên chân E của Q1,chúng ta có khoảng 3.4V và dùng thêm tụ hóa C1 để tăng mức ổnáp đường nguồn, mức áp này cấp cho chân 2 của ic UM66 Tín hiệunhạc ra trên chân 1 của UM66 cho qua mạch khuếch đại tăng biênvới Q2, chúng ta lấy tín hiệu trên chân C của Q2 dùng làm tín hiệuthử mạch Khi đưa tín hiệu này vào các mạch điện để thử mạch, Bạnnên dùng tụ liên lạc, trị điện dung khoảng 1uF, dùng tụ liên lạc nhằmtránh tác dụng của các mức áp phân cực DC sẽ có thể làm sailệch trạng thái phân cực vốn có của các mạch điện, chúng ta biết cáctụ liên lạc chỉ bắt cầu cho tín hiệu đi qua và không làm thay đổi trạngthái phân cực DC vốn có của các mạch điện
(3) Mạch dao động tạo song Sin dùng đường hồi tiếp qua câu 2T
Trang 10Chúng ta biết, người ta chia tín hiệu ra làm 2 dạng: Dạng Sin vàdạng phi Sin.
* Các tín hiệu dạng phi Sin, như các tín hiệu dạng xung, với các tínhiệu này, các tính toán về mức áp khảo sát trên các mạch điện sẽ lấytheo trục thời gian t Do vậy, khi phải tính toán với các tụ điện C, cáccuộn cảm L của mạch sẽ phải dùng đến toán cao cấp vi-tích-phân,điều này làm tăng tính phức tạp của công việc thiết kế mạch
* Khi dùng nguồn tín hiệu dạng sin, các mức áp trên các mạch điệnkhảo sát sẽ chỉ tính theo trục tần số f Vậy vai trò của các tụ điện Cđược xem là dung kháng XC và vai trò của các cuộn cảm L được xemlà cảm kháng XL Ở đây chúng ta chỉ gặp các bài toán sơ cấp dùngtính biên và góc pha của tín hiệu, do đó công việc thiết kế mạch đơngiản hơn rất nhiều
Để có nguồn tín hiệu dạng Sin, Bạn có thể ráp theo sơ đồ mạch điệntrên Mạch dùng tính khuếch đại của transistor Q1, tín hiệu cho vào
Trang 11chân B và lấy ra trên chân C, hai tín hiếu này có tính đảo pha Chúng
ta dùng mạch lọc tần dạng 2T để lấy tín hiệu hồi tiếp, chúng ta biếtmạch lọc tần 2T vừa có tính chọn tần và vừa có thể đảo pha tín hiệuđể tạo ra dạng hồi tiếp thuận và như vậy mạch sẽ thoả điều kiện daođộng, Ở đây chúng ta hiểu mạch dao động là mạch tự nó khuếch đạichính tín hiệu của nó, không cần lấy tín hiệu từ ngoài vào Trongmạch dùng biến trở RV1 để chọn góc pha cho phù hợp với điều kiệndao động Tín hiệu lấy ra qua tụ C4 để đưa vào các mạch thử Cũngnên nhắc lại, để nội trở của các mạch thử không ảnh hưởng vào điềukiện hoạt động của mạch dao động, Bạn nên dùng thêm tầng khuếchđại đệm Tầng khuếch đại đệm là các tâng khuếch đại, tín hiệu đưavào trên chân B và lấy ra trên chân E
Người ta thường dùng tín hiệu dạng Sin để kiểm tra và tính toán điềukiện hoạt động của các mạch điện âm thanh
3 Noi đến điện tử là noi đến tính khuếch đại tín hiệu của các transistor.
Transistor là linh kiện thuộc nhóm tích cực, nó có tính khuếchđại, khi nói đến tính khuếch đại phải hiểu là tính làm cho công suấtngả ra của một tín hiệu phải lớn hơn công suất ngả vào Chúng tabiết, công suất của tín hiệu tính theo công thức: P = V x I
* Vậy công suất ngả vào sẽ là: Pin = Vin x Iin
* Và công suất ngả ra sẽ là: Pout = Vout x Iout
Mạch khuếch đại sẽ luôn phải cho: Pout >> Pin Ở đây chúng ta thấycó 3 trường hợp:
Trường hợp 1: Pout >> Pin là do: Vout >> Vin và Iout >> Iin Đâylà kiểu khuếch đại vừa cho độ lợi điện áp vừa cho độ lợi dòng điện.Với transistor, kiểu mạch khuếch đại mà tín hiệu cho vào chân B lấy
ra trên chân C sẽ thuộc trường hợp này
Trường hợp 2: Pout >> Pin là do: Vout >> Vin và Iout gần bằng Iin Đây là kiểu khuếch đại có độ lợi điện áp, không có độ lợi về dòngđiện Với transistor, kiểu mạch khuếch đại mà tín hiệu cho vào chân
E và lấy tín hiệu ra trên chân C thuộc trường hợp này
Trang 12Trường hợp 3: Pout >> Pin là do: Vout gần bằng Vin , trong khi Iout
>> Iin Đây là kiểu khuếch đại có độ lợi về dòng không có độ lợi vềđiện áp Với transistor, kiểu mạch khuếch đại mà tín hiệu cho vàochân B và lấy tín hiệu ra trên chân E thuộc trường hợp này
Bạn có thể hỏi làm sao để biết được mạch khuếch đại dùngtransistor làm việc theo kiểu chân nào chung Bạn cứ nhìn tín hiệuvào và tín hiệu ra là sẽ biết chân còn lại được dùng làm chân chung.Và hơn nữa chân chung thường có dùng tụ điện cho nối masse
* Nếu tín hiệu cho vào chân B và lấy ra trên chân C, chúng ta có kiểukhuếch đại E chung
Kiểu khuếch đại E chung, cho độ lợi công suất rất tốt Nó có độ lợiđiện áp và cả độ lợi dòng điện Tín hiệu ngả vào và ngả ra đảo pha.Trở kháng ngả vào trung bình, trở kháng ngả ra lớn Kiểu khuếch đạiđược dùng rất phổ biến
* Nếu tín hiệu cho vào chân B và lấy ra trên chân E, chúng ta có kiểukhuếch đại C chung
Kiểu khuếch đại C chung, còn quen gọi là tầng đệm, cho độ lợi côngsuất tốt Nó có độ lợi dòng điện, không có độ lợi điện áp Tín hiệungả vào và ngả ra cùng pha Trở kháng ngả vào rất lớn nên ít gâynặng tải lên các nguồn tín hiệu, trở kháng ngả ra nhỏ nên có khảnăng mang tải lớn Quan hệ ngả vào ngả ra không có tính cách ly
* Nếu tín hiệu cho vào chân E và lấy ra trên chân C, chúng ta có kiểukhuếch đại B chung
Kiểu khuếch đại B chung, cho độ lợi công suất tốt Nó cho độ lợi điệnáp, không có độ lợi dòng điện Tín hiệu ngả vào và ngả ra cùng pha.Trở kháng ngả vào rất nhỏ và trở kháng ngả ra lớn Kiểu khuếch đạinày có tần số làm việc rất cao, nó thường dùng làm mạch dao động,với đường hồi tiếp thuận, cho lấy tín hiệu trên chân C qua tụ điện trảvề chân E
(1) Khuếch đại dùng cho ống noi dạng điện dung.
Trang 13Ống nói dùng chuyển đổi sóng âm thanh ra dạng tín hiệu điện, ốngnói dạng điện dung trong đó có một transistor FET, trên chân cổng(chân Gate), người ta đặt màn rung tĩnh điện trường, quen gọi làmàn điện châm, khi sóng âm thanh làm rung màn tĩnh điện, nó sẽlàm thay đổi độ rộng của kênh dẫn dòng nằm bên trong transistorFET và tạo ra tín hiệu xuất hiện trên một điện trở đặt trên chân dẫn(chân Drain).
Trong mạch: X1 là microphone, là ống nói dạng điện dung, nó đượcphân cực với chân vỏ cho nối masse và chân còn lại qua điện trở R5nối lên nguồn dương Khi Bạn nói vào micro, màn tĩnh điện bị làmrung, nó sẽ làm "co giãn" kênh dẫn điện trong transistor FET, dòngchảy ra trên chân Drain qua điện trở R5 về nguồn, lúc này trên chânDrain sẽ xuất hiện tín hiệu âm thanh
Mạch khuếch đại dùng transistor Q1, với R2 là điện trở định mức ápcho chân C và điện trở R1 dùng cấp phân cực cho chân B và điện trởR3 dùng lấy tín hiệu cho chân E tạo tác dụng hồi tiếp nghịch Đểmạch làm việc trong vùng khuếch đại, mức áp trên chân B phải cao
Trang 14hơn chân E khoảng 0.6V (mối nối BE phải cho phân cực thuận) vàmức áp chân C cao hơn mức áp chân B (mối nối CB phải cho phâncực nghịch), thường mức áp trên chân C lấy khoảng 1/2 mức áp củanguồn nuôi Dòng làm việc của transistor lấy khoảng 0.5mA là đủ.Trong mạch này, tín hiệu âm thanh phát ra từ ống nói điện dung choqua tụ liên lạc 1uF đưa vào chân B và sau khi được khuếch đại tínhiệu lấy ra trên chân C và cho qua tụ liên lạc 10uF cấp cho tải R6.Trên đường nguồn đặt thêm mạch lọc nguồn với điện trở R4 và tụC1.
(2) Khuếch đại dùng cho ống noi dạng điện động
Microphone điện động gồm có một cuộn dây rất nhẹ gắn trênmàn run và đặt bên trong là một nam châm vĩnh cữu khá mạnh KhiBạn nói vào micro điện động, màn rung sẽ làm cho cuộn dây chuyểnđộng vào ra trên một nam châm, và theo định luật Faraday, trên haiđầu của cuộn dây sẽ xuất hiện điện áp tín hiệu Vậy micro điệnđộng tạo ra tín hiệu âm thanh bằng sự rung của một cuộn dây đặt
Trang 15gần một nam châm vĩnh cữa Tín hiệu này còn rất nhỏ (nhỏ hớn loạimicro điện dung), nên cần khuấch đại
Trong mạch: Q1 là transistor khuếch đại cho làm việc theo kiểu lấychân B làm chân chung, Bạn thấy chân B cho nối masse qua tụ C4.Kiểu khuếch đai này có các đặc điểm sau:
* Trở kháng ngả vào trên chân E nhỏ, nên rất phù hợp với loại microđiện động, dễ tạo được sựphối hợp đúng trở kháng, nhờ vậy côngsuất tín hiệu lấy vào sẽ cực đại Trở kháng ngả ra lớn, nên cho độ lợiđiện áp cao
* Mạch khuếch đại lấy chân B làm chân chung cho độ lợi điện áp,không cho độ lợi dòng điện Điện áp tín hiệu lấy ra trên chân C lớnhơn điện áp tín hiệu đưa vào ở chân E, nhưng dòng ngả vào là IE thìgần bằng dòng ngả ra IC nên không có độ lợi về dòng điện
* Mạch khuếch đại không đảo pha Khi tín hiệu làm điện áp chân Etăng thi điện áp tương ứng trên chân C cũng tăng và ngược lại, khiđiện áp trên chân E giảm thì điện áp trên chân C cũng giảm theo.Trong mạch: R2, R3 và tụ C4 cấp mức volt phân cực cho chân B.Điện trở R1 dùng để định mức dòng làm việc IE cho transistor Điệntrở R4 dùng định mức áp phân cực cho chân C Tín hiệu qua tụ liênlạc C5 đưa vào chân E và tín hiệu lấy ra trên chân C qua tụ liên lạcC6 đưa đến chiết áp RV1 Từ đây tín hiệu sẽ cho qua tầng khuếchđại tăng biên với Q2, và tầng khuếch đại đệm với Q3
Ghi chú: Do trở kháng ngả vào trên chân E rất nhỏ, nên trị của tụliên lạc trên chân này, tụ C5, Bạn phải lấy lớn để tránh làm mất cáctín hiệu vùng tần số thấp
Transistor Q2 là tâng khuếch đại lấy chân E làm chân chung, nên tínhiệu cho vào chân B và tín hiệu lấy ra trên chân C Trong mạch: R5là điện trở định mức áp trên chân C, R6 là điện trở định mức dònglàm việc chảy vào trên chân E và R8 là điện trở cấp mức áp phân cựccho chân B Q3 là tầng khuếch đại đệm với tín hiệu vào trên chân Bvà lấy ra trên chân E Kiểu mạch khuếch đại này lấy chân C làm chânchung, chân C cho nối vào đường nguồn DC, mạch khuếch đại Cchung có các đặc điểm sau:
* Mạch cho độ lợi dòng điện, dòng tín hiệu ngả ra IE lớn hơn dòng tínhiệu ngả vào IB, không cho độ lợi điện áp, điện áp tín hiệu ngả ra
VE gần bằng điện áp tín hiệu ngả vào VB
Trang 16* Trở kháng ngả vào rất lớn, trở kháng ngả ra nhỏ nên khả năngmang tải của nó tốt hơn.
* Mạch khuếch đại không có tính đảo pha Điện áp tín hiệu vào trênchân B tăng thì điện áp tín hiếu ra trên chân E cũng tăng theo, vàngược lại tín hiệu vào giảm thì tín hiệu ngả ra cũng giảm theo
Người ta lấy tín hiệu ra trên chân E của Q3 trên điện trở R7, cho quatụ liện lạc C9 để tiếp tục đi vào các tâng khuếch đại chọn tần haykhuếch đại công suất Trên đường nguồn cũng đặt mạch lọc với điệntrở R9 và tụ C8
(3) Tiền khuếch đại, dùng khuếch đại các tín hiệu nho.