1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những khuynh hướng biến đổi của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa

11 1,3K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 894 KB

Nội dung

Đứng trước những biến đổi hiện thực đó, Nhóm 9 trình bày những khuynh hướng biến đổi nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay trên 2 phương diện, đó là: biến đổi về chức năng của nh

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

-BÀI TẬP NHÓM

CHUYÊN ĐỀ 5

Đề tài: Những khuynh hướng biến đổi của nhà

nước trong bối cảnh toàn cầu hóa.

CHUYÊN NGÀNH : Triết học

LỚP : CH23UD

NHÓM : 9

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 9

STT Họ và tên Đánh giá

1 Vũ Thị Nguyệt

2 Nguyễn Thị Hồng Nhung

3 Đỗ Kim Oanh

4 Lê Thị Oanh

5 Phạm Văn Oanh

6 Nguyễn Thị Phượng

7 Nguyễn Đức Quang (Nhóm trưởng)

8 Nguyễn Thị Quyền

9 Đặng Thúy Quỳnh

10 Nguyễn Thị Thảo

11 Trần Thị Thảo

Trang 3

MỞ ĐẦU

Toàn cầu hóa là một quá trình mang tính khách quan của thời đại Đã, đang và sẽ có ảnh hưởng và tác động không nhỏ đến những lĩnh vực mà nó lướt qua trên thế giới này trong đó có các nhà nước

Những tác động này đang đưa đến những biến đổi nhiều chiều của nhà nước: từ cấu trúc, chức năng đến vai trò của nhà nước Sự biến đổi ấy đang dẫn đến những nhận định trái chiều về số phận của nhà nước

Trên phương diện lí luận, cùng với toàn cầu hóa, việc xác định những khuynh hướng biến đổi của nhà nước trong bối cảnh mới là một cuộc cuộc tranh luận không ngừng Có nhiều các tiếp cận khác nhau trong việc xác định khuynh hướng biến đổi của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa đang làm thay đổi đáng kể vai trò của nhà nước Do đó, xét về lâu dài, có quan điểm cho rằng nhà nước dường như không còn cần thiết, nhà nước đã kết thúc vai trò lịch sử của nó Song cũng có quan điểm cũng cho rằng, vai trò của nhà nước không hề mất đi thậm chí còn gia tăng trong bối cảnh hiện nay

Đứng trước những biến đổi hiện thực đó, Nhóm 9 trình bày những khuynh hướng biến đổi nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay trên 2 phương diện, đó là: biến đổi về chức năng của nhà nước và biến đổi về vai trò của nhà nước

Trang 4

I Lí luận chung về toàn cầu hóa và nhà nước

1 Khái niệm toàn cầu hóa

Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, chưa bao giờ thế giới đương đại có những biến chuyển, dịch chuyển to lớn trên nhiều mặt như hiện nay, đặc biệt dưới tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học - kỹ thuật, nhất là công nghệ số, thông tin và công nghệ sinh học Toàn cầu hóa đã trở thành khái niệm mang tính phổ biến, thường trực trên mọi lĩnh vực, khía cạnh của đời sống,

nó không chỉ là thuật ngữ chuyên dùng của các chính trị gia, các nhà phát triển

mà trở thành ý niệm thường nhật, mỗi người đều cảm nhận được

Thuật ngữ Toàn cầu hóa (Globalization) đã xuất hiện lần đầu tiên vào năm

1961, được đưa vào Từ điển tiếng Anh của Webster, nhưng mãi đến năm 1980 thuật ngữ này mới được sử dụng rộng rãi

Toàn cầu hóa - theo Wikipedia là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, v.v trên quy mô toàn cầu Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng Cũng ở góc độ kinh tế, người

ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá

2 Khái niệm nhà nước

Vấn đề nhà nước luôn là một đề tài gây ra những tranh luận gay gắt, vì vấn đề nhà nước là một trong những vấn đề phức tạp nhất, khó khăn nhất

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, khi lực lượng sản xuất phát triển đã dẫn tới sự ra đời chế

độ tư hữu, xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng và cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hòa được xuất hiện Điều đó dẫn đến nguy cơ các giai cấp chẳng những tiêu diệt nhau mà còn tiêu diệt luôn cả xã hội Để thảm họa đó không diễn ra, một cơ quan quyền lực đặc biệt ra đời Đó là nhà nước V.I Lê

Trang 5

nin nhận định “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những giai cấp không thể điều hòa được”

Về mặt bản chất, “Nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy của 1 giai cấp này dùng để trấn áp 1 giai cấp khác”, là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, là cơ quan quyền lực của 1 giai cấp đối với toàn xã hội, là công cụ chuyên chính của 1 giai cấp

Các nhà nước được tổ chức một cách khác nhau Song, bất kỳ nhà nước nào cũng có 3 đặc trưng cơ bản: quản lý dân cư trên 1 lãnh thổ nhất định; có 1

bộ máy quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội; hình thành 1 hệ thống thuế khóa để duy trì và tăng cường bộ máy cai trị

Bản chất của nhà nước được thể hiện ở các chức năng của nó: dưới góc độ tính chất quyền lực chính trị, nhà nước có chức năng thống trị chính trị của giai cấp và xã hội; dưới góc độ phạm vi tác động của quyền lực, nhà nước có chức năng đối nội và đối ngoại; dưới góc độ phát triển kinh tế - xã hội, nhà nước có chức năng kinh tế

II Khuynh hướng biến đổi của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa

1 Những biến đổi về chức năng của nhà nước

Trong giai đoạn hiện nay, toàn cầu hóa đang có những tác động nhất định đến các nhà nước, các quốc gia Bối cảnh ấy đang khiến cho các nhà nước đang phải tự thay đổi mình để thích ứng Sự thích ứng ấy có nhiều phương án, hoặc giảm nhẹ vai trò, thậm chí là thay thế nó bằng những thiết chế khác tương hợp hơn như các thiết chế toàn cầu; tuy nhiên cũng có khuynh hướng cho rằng toàn cầu hóa đang củng cố thiết chế này để nó có thể đáp ứng được với yêu cầu mới

1.1 Về chức năng chính trị

Trong thời đại ngày nay, toàn cầu hoá cũng mang lại những biến đổi nhất định trong nội dung của chức năng chính trị dưới góc nhìn trách nhiệm của nhà nước đối với việc đảm bảo những điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển toàn diện và đầy đủ của các thiết chế dân chủ và quản lý xã hội một cách dân

Trang 6

chủ Trên thực tế, ở phạm vi toàn thế giới đang diễn ra sự toàn cầu hoá các giá trị dân chủ Dân chủ được thừa nhận là nguyên tắc có ý nghĩa phổ biến

Trong bối cảnh đó, người ta đã nói nhiều đến một nội dung quan trọng khác trong chức năng chính trị của nhà nước - đó là chức năng đảm bảo và bảo

vệ chủ quyền quốc gia

Song, không vì thế mà có thể đồng ý với quan điểm cho rằng, những vấn

đề toàn cầu đang làm “giảm đi chủ quyền của từng quốc gia riêng rẽ” Cũng không thể đồng ý với quan điểm khẳng định sự tồn tại của phạm trù “chủ quyền pháp lý quốc tế” độc lập

Chủ quyền quốc gia là phạm trù pháp lý và chính trị cấp bách của thời đại hiện nay “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ” là điều kiện tiên quyết “bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững” xuất phát từ quyền chủ quyền quốc gia của mỗi nhà nước với tư cách một thành viên của cộng đồng quốc tế

1.2 Về chức năng đối nội và đối ngoại

Sự gia tăng ảnh hưởng của toàn cầu hoá đến đời sống xã hội ở tất cả các nước không thể không gây ra những biến đổi về chức năng nhà nước, trong đó

có chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước

Trên thế giới đã có nhiều người nói đến xu hướng quốc tế hoá chức năng đối nội của nhà nước bằng việc bổ sung thêm cho nó nội dung quốc tế, đến sự tương tác chặt chẽ giữa chức năng này với môi trường bên ngoài, cũng như sự liên hệ lẫn nhau giữa các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước và coi đó

là xu hướng phát triển của nhà nước hiện đại

Ngày nay không thể thực thi chức năng đối nội của nhà nước chỉ dựa trên những cơ sở riêng, được xác định bởi những mục đích, nhiệm vụ chỉ đáp ứng lợi ích quốc gia mà không đếm xỉa đến lợi ích của cộng đồng quốc tế Mỗi quốc gia không thể tồn tại cô lập với các quốc gia khác, tất cả mọi quốc gia đều gắn bó với nhau bằng những mối dây liên kết trong cộng đồng quốc tế, bằng sự cần thiết phải tham gia vào việc giải quyết những vấn đề toàn cầu và do vậy, cần phải thống nhất lợi ích quốc gia với lợi ích chung toàn nhân loại

Trang 7

Liên quan đến các chức năng đối ngoại của nhà nước, có thể nói, toàn cầu hoá đã mang lại những thay đổi căn bản về hình thức và nội dung của quan hệ liên quốc gia Toàn cầu hoá làm sống động thêm việc thực hiện các chức năng đối ngoại của nhà nước, trong đó có hoạt động chính trị quốc tế và kinh tế đối ngoại vốn đang ngày càng mở rộng trên quy mô toàn cầu Sự xuất hiện lợi ích chung ở các nhà nước, sự hợp nhất chúng trên cơ sở lợi ích chung nhân loại đã dẫn đến sự quốc tế hoá các lợi ích dân tộc của nhiều quốc gia Chẳng hạn, trên thực tế, tất cả các nước đều quan tâm đến việc giữ gìn trật tự công pháp quốc tế, bao gồm cả hợp tác quốc tế về an ninh tập thể và phòng thủ chung, bởi trong điều kiện hiện đại, không một quốc gia nào có thể đơn độc tự bảo vệ được mình

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, chức năng duy trì trật tự, an ninh và hoà bình thế giới luôn đòi hỏi sự liên kết nỗ lực của các quốc gia nhằm giải trừ quân

bị, tiêu huỷ vũ khí hạt nhân, ngăn cấm sản xuất và sử dụng vũ khí giết người hàng loạt,

Thiết nghĩ, cho dù sự phụ thuộc lẫn nhau của các nhà nước có gia tăng, việc thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước có thêm nội dung quốc tế, thì chính sách dân tộc và lợi ích quốc gia vẫn tiếp tục là những ưu tiên trong việc thực hiện chức năng đối nội của nhà nước Đảm bảo trật tự bên trong đất nước, kiểm soát các nguồn tài nguyên, trách nhiệm của nhà nước về sự phồn vinh của nhân dân, hiệu quả của hoạt động lập pháp, của chính sách thuế khoá, sự phát triển ổn định bên trong và sự tăng cường sức mạnh về thực chất nhằm hướng đến việc tự bảo vệ xã hội được tổ chức bởi nhà nước - đó đều là những lợi ích quốc gia then chốt Những lợi ích này là động lực của chính sách nhà nước

1.3 Về chức năng kinh tế

Toàn cầu hoá hiện nay cũng để lại dấu ấn rõ nét lên việc thực hiện chức năng kinh tế của nhà nước Điều đó là do toàn cầu hoá luôn đòi hỏi sự quốc tế hoá thị trường, sự gia tăng ảnh hưởng của các công ty xuyên quốc gia, sự thống

Trang 8

trị của các cơ cấu siêu nhà nước vốn được tạo ra do kết quả hội nhập kinh tế của các nước

Trên thực tế, bất chấp sự gia tăng áp lực của các tập đoàn xuyên quốc gia

do kết quả của hội nhập kinh tế quốc tế, mối quan tâm của các nước đến sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế dân tộc, việc tập trung tối đa khả năng của đất nước cho nhiệm vụ phát triển kinh tế trong nước vẫn được giữ vững

Không chỉ thế, trước tác động của toàn cầu hoá, những nội dung thuộc chức năng kinh tế của nhà nước, như cam kết đảm bảo bình thường hoạt động kinh tế trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước các nhà sản xuất thiếu trách nhiệm, việc định ra các cơ sở pháp lý của thị trường, đảm bảo quyền ngang nhau của mọi hình thức sở hữu và bảo vệ chủ sở hữu về mặt pháp lý, kích thích nền kinh tế thị trường hoạt động có hiệu quả bằng các phương tiện nhà nước, hướng tới sự cân bằng các lợi ích cá nhân, xã hội và nhà nước trong sản xuất, kinh doanh vẫn được nhiều nước bảo đảm

1.4 Về một số chức năng khác

Toàn cầu hoá còn tác động đến một chức năng vốn có của nhà nước -chức năng bảo vệ quyền con người và sự tự do cá nhân Các quyền con người được toàn thể cộng đồng quốc tế thừa nhận như là những giá trị toàn nhân loại Điều đó đòi hỏi các nhà nước phải tiến hành chính sách như nhau đối với việc tuân thủ các quy chuẩn về quyền và sự tự do cá nhân, thành lập các cơ quan quốc tế chuyên trách giám sát việc tuân thủ này Điều đó không chỉ đặt lên vai tất cả các nhà nước trách nhiệm tuân thủ và đảm bảo các quy chuẩn về quyền con người, mà còn tạo thành lĩnh vực ưu tiên cho những lợi ích chung của cộng đồng quốc tế Các quyền con người đã trở thành một tiêu chí chủ yếu đánh giá tính dân chủ của nhà nước và đặt cơ sở cho việc thiết lập quan hệ với các nhà nước khác và với toàn thể cộng động thế giới Do vậy, mọi nhà nước đều “phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân và các điều kiện để mọi người được phát triển toàn diện”

Toàn cầu hoá còn tác động ở mức độ lớn hơn đến chức năng bảo vệ môi trường của nhà nước Ngày nay, toàn thể cộng đồng quốc tế đều quan tâm đến

Trang 9

việc xây dựng môi trường sống chất lượng cao Do vậy, vấn đề sinh thái đã mang ý nghĩa toàn cầu Sự xấu đi của môi trường ở tất cả các nước, sự gia tăng các thảm họa môi sinh, sự biến đổi khí hậu toàn cầu, tất yếu đòi hỏi tất cả các quốc gia phải cùng chung nỗ lực, thiết lập những mối quan hệ hợp tác trong hoạt động gìn giữ thiên nhiên, xây dựng các hệ thống cảnh báo về tình trạng môi trường và sức khoẻ của dân cư nhằm hiện thực hoá các chương trình và dự án môi sinh, nhanh chóng trao đổi thông tin ở các lĩnh vực này nhằm thực hiện chính sách môi trường hài hoà và củng cố an ninh sinh thái chung

2 Những biến đổi về vai trò của nhà nước

2.1 Sự biến đổi vai trò của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế

Toàn cầu hóa cũng đã hạn chế dần sự chia cắt thị trường trên quy mô toàn cầu, dẫn đến sự liên kết theo cấu trúc mạng ngày càng tăng giữa các thị trường của các nước trên thế giới

Toàn cầu hóa cũng tác động mạnh đến việc hoạch định chính sách quốc gia của từng nước vì nhà nước sẽ khó khăn hơn trong việc thiết kế chính sách kinh tế xã hội của mình dưới con mắt xoi mói của các thị trường kinh tế và tài chính đã được toàn cầu hóa Các nước chịu sức ép lớn buộc phải thỏa thuận đa phương lên trên các chính sách quốc gia

Đồng thời, nền kinh tế lúc này không còn nằm trọn vẹn trong biên giới lãnh thổ một quốc gia nhất định mà trải rộng, trải dài và xuyên qua mọi ngăn trở của những biên giới mang tính hữu hình để tạo nên một nền kinh tế toàn cầu, một thị trường toàn cầu Để điều khiển nền kinh tế tế toàn cầu không thể là những quốc gia đơn lẻ mà cần đến những thiết chế mang tính toàn cầu

Xét về xu hướng, các thiết chế này đang gây sức ép nhất định lên vai trò của nhà nước trong nền kinh tế Buộc các nhà nước quốc gia không thể đơn phương hành động mà phải có sự phối hợp, chia sẻ

2.2 Sự biến đổi vai trò của nhà nước trong lĩnh vực chính trị

Hiện nay nhà nước vẫn là chủ thể quản lý quốc gia chủ yếu nhưng tính

tự chủ trong điều tiết vĩ mô của nhà nước giảm xuống do có sự ràng buộc và

Trang 10

càng không thể đáp ứng được những nhu cầu này nếu như vẫn sử dụng thể chế quản lí đơn phương và truyền thống như trước đây

Toàn cầu hóa cũng đang thúc đẩy việc hình thành các điều kiện cho sự xuất hiện của các thể chế cai trị toàn cầu, cạnh tranh trực tiếp với nguồn quyền lực nhà nước

Toàn cầu hóa đang làm thay đổi mô hình tổ chức cũng như chức năng, nhiệm vụ của nhà nước theo hướng hình thành nhà nước dịch vụ công, từ lối truyền thống sang chế độ quản lý công mới

Toàn cầu hóa còn làm thay đổi cơ cấu quyền lực của nhà nước, đa dạng hóa các chủ thể nắm giữ quyền lực này Trên thực tế nó đang phá hủy

mô hình quản lý theo tầng bậc bên trong nhà nước để thay vào đó là phương thức quản lý mạng

2.3 Sự biến đổi vai trò của nhà nước trong lĩnh vực văn hóa

Trong lĩnh vực văn hóa, toàn cầu hóa ngoài sự giao lưu văn hóa, đang dẫn tới nguy cơ làm biến dạng cơ cấu dân tộc trong vòng tay mỗi nhà nước Đây chính là yếu tố cốt lõi làm nên bản sắc về việc mất bản sắc văn hóa dân tộc

Trước nguy cơ đó mỗi nhà nước cần có những phương sách để có thể bảo tồn nền văn hóa của dân tộc cũng như phát huy để đưa những giá trị văn hóa dân tộc hội nhập với những giá trị chung mang tính toàn cầu như: cấu trúc lại xã hội và do đó không thể làm thay đổi kết cấu văn hóa; viện đến các bản sắc văn hóa dân tộc, đến các ý thức hệ truyền thống và cả tôn giáo nhằm chống lại sự áp đặt văn hóa từ bên ngoài; vừa bảo vệ và phát huy những nhân tố tích cực trong văn hóa dân tộc vừa tiến hành loại bỏ những yếu tố tiêu cực, lạc hậu, kìm hãm

và ngăn cản hội nhập quốc tế

Các nền văn hóa phải có thái độ đối thoại và tôn trọng lẫn nhau, tức là phải tự đào luyện cho mình tính dung chấp văn hóa Đối thoại văn hóa đang

là những đòi hỏi hàng đầu đối với mọi nền văn hóa trong một thế giới toàn cầu hóa

Ngày đăng: 17/02/2016, 23:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w