1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tính đa dạng khu hệ thú tại khu rừng đặc dụng Cham Chu làm cở đề xuất giải pháp bảo tồn

78 271 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 1,61 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VĂN DIỄN NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG KHU HỆ THÚ TẠI KHU RỪNG ĐẶC DỤNG CHAM CHU LÀM CỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN DIỄN

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG KHU HỆ THÚ TẠI KHU RỪNG ĐẶC DỤNG CHAM CHU LÀM CỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp

Khoá học : 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN DIỄN

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG KHU HỆ THÚ TẠI KHU RỪNG ĐẶC DỤNG CHAM CHU LÀM CỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng

Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2011 - 2015 Giảng viên hướng dẫn : ThS Lê Văn Phúc

Thái Nguyên, năm 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, khách quan chưa công bố trên các tài liệu Nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Thái nguyên, ngày 15 tháng 06 năm 2015

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người viết cam đoan

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN

Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên

đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu!

(Ký và ghi rõ họ tên)

Giáo viên chấm phản biện

PGS.TS Trần Quốc Hưng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của bản thân trong toàn khóa học, thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn” Thực tập tốt nghiệp là khâu cực kỳ quan trọng đối với mỗi sinh viên, giúp cho mỗi sinh viên có điều kiện củng cố lại những kiến thức đã học tập trong nhà trường để ứng dụng vào thực tế nhằm chuẩn bị hành trang cho công việc sau này

Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên và sự nhất trí của ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp và Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Cham Chu tôi đã tiến hành thực

hiện đề tài: “Nghiên cứu tính đa dạng khu hệ thú tại khu rừng đặc dụng

Cham Chu làm cở đề xuất giải pháp bảo tồn”

Sau thời gian thực tập đến nay tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Có được kết quả như ngày hôm nay ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân tôi còn được sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo trong khoa và đặc biệt là

sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo ThS Lê Văn Phúc Nhân dịp này tôi xin bày

tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo trong khoa và sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn Đồng thời tôi cũng chân thành cảm ơn các cán bộ công chức, viên chức trong Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Cham Chu và bà con nhân dân trong 2 xã: Yên Thuận, Phù Lưu đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này

Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, nhưng thời gian và năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn

Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015

Sinh viên

Hoàng Văn Diễn

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Diện tích rừng và các loài đất đai tại khu RĐD Cham Chu 13

Bảng 2.2: Diện tích các loài thảm thực vật tại khu RĐD Cham Chu 14

Bảng 2.3: Thành phần thực vật tại khu rừng đặc dụng Cham Chu 15

Bảng 2.4: Thành phần động vật tại khu rừng đặc dụng Cham Chu 16

Bảng 3.1: Các tuyến đường khảo sát tại khu rừng đặc dung Cham Chu 26

Bảng 4.1: Danh lục các loài thú tại khu rừng đặc dụng Cham Chu 29

Bảng 4.2: Tính đa dạng thú theo các bậc phân loại tại khu RĐD Cham Chu 33

Bảng 4.3: Số lượng loài thú ở một số Khu BTTN, VQG khu vực miền Bắc 34

Bảng 4.4: Phân bố thú theo sinh cảnh tại khu rừng đặc dụng Cham Chu 37

Bảng 4.5: Những loài thú quý hiếm tại khu rừng đặc dụng Cham Chu 45

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 3.1: Phỏng vấn cán bộ Kiểm lâm 24

Hình 3.2: Phỏng vấn người dân/thợ săn 24

Hình 3.3: Điều tra theo tuyến 25

Hình 3.4: Dấu vết đào bới của Chồn vàng 25

Hình 3.5: Nanh Lợn rừng 27

Hình 3.6: Sừng Sơn dương 27

Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ phần % số họ và số loài của các bộ ghi nhận tại khu rừng đặc dụng Cham Chu 34

Hình 4.2: Biểu đồ so sánh số lượng loài thú tại khu rừng đặc dụng Cham Chu với các Khu BTTN và VQG ở khu vực miền Bắc 35

Hình 4.3: Sinh cảnh rừng núi đất 40

Hình 4.4: Sinh cảnh rừng núi đá vôi 41

Hình 4.5: Sinh cảnh thủy vực 42

Hình 4.6: Sinh cảnh làng bản nương rẫy 43

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Từ Tiếng Việt Từ Tiếng Anh

diversity

vật hoang dã Quốc tế

Organizations Conservation International Wildlife

nhiên Quốc tế

International Union for Conservation of Nature and Natural Resources

Mạng lưới giám sát hoạt động buôn bán động, thực vật hoang dã toàn cầu

Network Activity Monitor

Wildlife Worldwide

Trang 8

MỤC LỤC

Trang

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.4 Ý nghĩa của đề tài 3

1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu 3

1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

2.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 4

2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 5

2.2.1 Tình hình nghiên cứu thú trên thế giới 5

2.2.2 Tình hình nghiên cứu thú trong nước 5

2.3 Tổng quan điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 11

2.3.1 Điều kiện tự nhiên 11

2.3.2 Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội 16

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 22

3.4 Phương pháp nghiên cứu 22

3.4.1 Ngoại nghiệp 22

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29

4.1 Tính đa dạng về thành phần loài của khu hệ thú tại khu rừng đặc dụng Cham Chu 29

4.1.1 Tính đa dạng về thành phần loài thú 29

4.1.2 Tính đa dạng của khu hệ thú tại khu rừng đặc dụng Cham Chu theo các bậc phân loại 33

Trang 9

4.1.3 So sánh thành phần loài thú tại khu rừng đặc dụng Cham Chu với một số khu

BTTN và VQG ở miền Bắc 34

4.2 Đặc điểm phân bố sinh cảnh của các loài thú tại khu rừng đặc dụng Cham Chu 37

4.2.1 Sinh cảnh rừng núi đất 40

4.2.2 Sinh cảnh rừng núi đá vôi 40

4.2.4 Sinh cảnh làng bản nương rẫy 43

4.3 Nghiên cứu tính đa dạng về giá trị các loài thú tại khu rừng đặc dụng Cham Chu 44

4.3.1 Giá trị về mặt sinh thái 44

4.3.2 Giá trị về mặt kinh tế 44

4.3.3 Giá trị về khoa học và bảo tồn nguồn gen 45

4.3.4 Đa dạng nguồn gen quý hiếm 45

4.4 Thực trạng công tác quản lý nguồn tài nguyên thú tại khu rừng đặc dụng Cham Chu 48

4.4.1 Săn bắn trái phép động vật hoang dã 48

4.4.2 Khai thác gỗ 49

4.4.3 Khai thác củi và lâm sản ngoài gỗ 49

4.4.4 Phá rừng làm nương rẫy 50

4.4.5 Tình hình quản lý của rừng đặc dụng 51

4.4.6 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý tài nguyên rừng tại khu rừng đặc dụng Cham Chu 52

4.5 Đề xuất một số giải pháp cho công tác bảo tồn khu hệ thú tại khu rừng đặc dụng Cham Chu 53

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 56

5.1 Kết luận 56

5.2 Tồn tại 57

5.3 Đề nghị 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

Trang 10

Phần 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Động vật rừng là một trong năm thành phần cấu tạo nên hệ sinh thái rừng (Khí hậu, Đất, Thực vật, Động vật và Vi sinh vật) Do vậy động vật rừng là một trong những thành phần cấu trúc để thực hiện các chức năng vận chuyển vật chất, năng lượng Động vật rừng còn là nguồn gốc tất cả các loài động vật chăn nuôi hiện nay, nó chứa đựng nguồn gen quý giá mà chúng ta có thể tuyển chọn, lai tạo chúng thành loài vật nuôi có tính kháng bệnh cao, năng suất cao, lại thích nghi với điều kiện khí hậu của từng địa phương

Thú (Mammalia) là lớp động vật có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì

sự cân bằng của hệ sinh thái rừng, có giá trị kinh tế cao và là đối tượng rất nhạy cảm đối với sự tác động của con người cũng như những biến đổi của môi trường nên chúng thường được ưu tiên quản lý bảo tồn hơn so với các nhóm loài động vật khác

Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, được các tổ chức quốc tế công nhận là một trong 16 quốc gia trên thế giới có tính đa dạng sinh học cao trong đó có

khu hệ thú (Mammalia) với 312 loài và phân loài đã được ghi nhận [11] Tuy nhiên

do chiến tranh cùng với sự yếu kém trong công tác quản lý bảo vệ rừng, do nhận thức của con người chưa đầy đủ và việc khai thác sử dụng nguồn tài nguyên rừng không hợp lý nên rừng Việt Nam đã bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp đã làm mất dần nơi cư trú của các loài động vật quý hiếm, nhiều loài đang trong nguy cơ bị tiêu diệt Nguồn lợi động vật rừng nói chung và thú nói riêng đã và đang bị săn bắn bừa bãi Mặc dù công tác điều tra khảo sát về thú ở Việt Nam được tiến hành thường xuyên nhưng đến nay vẫn tiếp tục phát hiện nhiều loại thú mới như: Voọc mũi hếch, Sao La, Mang trường sơn…, đặc biệt là các loại thú nhỏ như: Thú ăn sâu bọ, thú Gặm nhấm, Dơi , chứng tỏ thú rừng Việt Nam vẫn là một nhóm đối tượng vẫn cần được quan tâm nghiên cứu

Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu được thành lập từ năm 2001, theo quyết định số 1536/QĐ-UBND ngày 21/09/2001 của UBND tỉnh Tuyên Quang Ngày

Trang 11

21/07/2008 UBND tỉnh Tuyên Quang ra Quyết định số số 408/QĐ-UBND thành lập Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Cham Chu trực thuộc Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang, với tổng diện tích 58.187 ha, nhằm bảo tồn mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm núi thấp có giá trị đa dạng sinh học cao và đặc trưng cho vùng Đông Bắc, Việt Nam

Khu hệ thú tại khu rừng đặc dụng Cham Chu đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Mặc dù vậy, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào thông kê các thành phần thú lớn và các loài thú quý hiếm, việc điều tra khảo sát về thú nhỏ ở khu RĐD Cham Chu vẫn còn rất ít Các công trình nghiên cứu về thú chủ yếu thống

kê thành phần loài sơ bộ chứ chưa đi sâu nghiên cứu các đặc điểm hình thái phân loài, phân bố và sinh học sinh thái của chúng Đặc biệt, là các loài thú nhỏ như: Thú

ăn sâu bọ, thú Gặm nhấm, Dơi hầu như chưa được nghiên cứu, cũng như chưa nghiên cứu sâu về tình trạng quần thể của các loài có tầm quan trọng bảo tồn cao nhằm đưa ra biện pháp bảo tồn cụ thể còn rất hạn chế

Nguồn lợi thú tại khu rừng đặc dụng Cham Chu đang suy giảm trong khi thiếu những dẫn liệu nghiên cứu có tính hệ thống để đánh giá một cách đúng đắn về nguồn tài nguyên quý giá này nhằm tìm ra nguyên nhân và giải pháp bảo tồn hiệu

quả Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu

tính đa dạng khu hệ thú tại khu rừng đặc dụng Cham Chu làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn” để góp phần đánh giá một cách đầy đủ về khu hệ thú tại khu RĐD

Cham Chu, để bổ sung các dẫn liệu về thú của tỉnh Tuyên Quang cũng như tạo cơ

sở cho đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài động vật hoang dã trong đó có thú ở khu vực này

1.2 Mục đích nghiên cứu

Nhằm xác định hiện trạng tài nguyên thú và tình hình quản lý tài nguyên thú rừng tại khu rừng đặc dụng Cham Chu Cung cấp những thông tin về tình hình khai thác sử dụng tài nguyên thú ở khu vực nghiên cứu đồng thời đề ra các giải pháp nhằm bảo tồn tài nguyên rừng nói chung và khu hệ thú nói riêng và xây dựng kế hoạch quản lý bảo tồn tài nguyên thú rừng tại khu rừng đặc dụng Cham Chu

Trang 12

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định được tính đa dạng về thành phần loài thú tại khu rừng đặc dụng Cham Chu Thống kê các loài thú quý hiếm có giá trị bảo tồn nguồn gen

- Phân tích được đặc điểm phân bố sinh cảnh và những yếu tố tác động của con người đến đa dạng khu hệ thú tại khu rừng đặc dụng Cham Chu

- Phân tích được đặc điểm hiện trạng khu hệ thú, các giá trị bảo tồn nguồn gen, đồng thới đánh giá tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thú rừng làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn

1.4 Ý nghĩa của đề tài

1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu

Góp phần củng cố phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên, giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học trong trường vào công tác nghiên cứu khoa học ngoài thực tế để bảo tồn và phát triển tính đa dạng khu hệ thú tại khu rừng đặc dụng Cham Chu

1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ cung cấp thêm một số thông tin, hiện trạng tài nguyên động vật, thực vật nói chung và tài nguyên thú rừng nói riêng, cũng như sự tác động của con người lên môi trường sống của chúng, góp phần cung cấp

dữ liệu khoa học, làm cơ sở khoa học cho khu rừng đặc dụng bảo tồn xây dựng các chương trình giáo dục nâng cao nhận thức về công tác bảo tồn cho nhân dân Đồng thời làm cơ sở xây dựng các phương án quản lý bảo tồn và phát triển các loài thú tại khu rừng đặc dụng Cham Chu, Tuyên Quang

Trang 13

Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

Thú rừng có vai trò đặc biệt quan trọng trong các hệ sinh thái tự nhiên và đối với con người Tuy nhiên, do hoạt động khai thác quá mức cùng với các nguyên nhân khác như mất rừng, ô nhiễm môi trường,… mà tài nguyên thú rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng Tổ chức IUCN đã xây dựng danh lục đỏ các loài nguy cấp quý hiếm trên thế giới và nhiều nước trong đó có Việt Nam cũng đã công bố sách

đỏ quốc gia Việc bảo tồn bền vừng nguồn tài nguyên sinh vật nói chung và tài nguyên thú rừng nói riêng đang trở nên cấp thiết đối với nhân loại Chính vì thế mà việc nghiên cứu các khu hệ thú đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước hết sức quan tâm Nhiều công trình được công bố đã cung cấp những tư liệu quý giá về tài nguyên thú rừng Việt Nam góp phần hoàn thiện danh mục thú quốc gia

Động vật rừng nước ta không những phong phú về số lượng và thành phần loài mà còn có giá trị nhiều mặt như: Giá trị sinh thái, giá trị kinh tế, nghiên cứu khoa học và bảo tồn nguồn gen Trong thực tiễn, động vật rừng nói chung và thú rừng nói riêng không chỉ có tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân mà trong cả đời sống hàng ngày của nhân dân, nó là nguồn gen di truyền vô cùng quý giá mà thiên nhiên phải mất hàng triệu năm hình thành và tích lũy được Nếu chúng

ta biết quản lý, giám sát để sử dụng một cách bền vững dựa trên cơ sở khoa học, pháp luật thì đây là kho tàng cung cấp các sản phẩm lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, đồng thời đó cũng là cơ sở đảm bảo cho sự phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch bền vững, là di sản của nền văn hóa bản địa và là nền tảng của y dược truyền thống phương Đông Có thể khạng định không một loài thú nào tồn tại trong thiên nhiên mà không có ý nghĩa Với ý nghĩa

và giá trị như vậy nhóm động vật này đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm

Trong những năm gần đây tài nguyên thú rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng nguyên nhân chủ yếu là do con người chưa nhận thức hết ý nghĩa, vai trò và

Trang 14

tầm quan trọng của nó Để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này thì việc nghiên cứu

về hiện trạng khu hệ thú, cách quản lý, bảo vệ và phát triển là việc làm cần thiết để

từ đó xây dựng phương án quản lý, sử dụng có hiệu quả

2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.2.1 Tình hình nghiên cứu thú trên thế giới

Động vật rừng nói chung và thú rừng nói riêng từ trước tới nay vẫn luôn được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, không ngừng phát hiện ra các loài mới

Sau gần 2 năm thám hiểm khắp rừng già Amazone ở Nam Mỹ để phát hiện

ra các loài thú quý hiếm Vào cuối 05/2005, nhà động vật học người Hà Lan Marc van Roosmalin đã ghi nhận được 1 loài Khỉ nhỏ thuộc giống Marmouset trong khu rừng cách thành phố Manas của Brazil 300km [23]

Các nhà khoa học thuộc trường đại học quốc gia Colombia gần Peru và các nhà khoa học đã đặt tên cho loài Khỉ mới này là Titi Caqueta Loài khỉ mới này, thuộc họ Titi, chỉ có kích thước nhỏ như con mèo và có lông màu nâu xám Chúng có điểm khác biệt với các loài Khỉ Titi khác là chúng không có đốm trắng trên trán Loài khỉ mới được phát hiện này chỉ còn khoảng 250 cá thể đang sống trong các khu rừng nhiệt đới Amzone Nạn chặt phá rừng để lấy đất canh tác nông nghiệp và lấy gỗ củi

đã khiến môi trường sống của các loài khỉ Titi Caqueta ngày càng bị thu hẹp [24]

Gần đây các nhà động vật học vừa xác định được một sinh vật giống như Chuột chù, được gọi là Sengi mặt xám, sống ở Tanzania Đây là phát hiện về một loài thú mới Sengi là nhóm những con thú ăn côn trùng nhỏ, có lông, sống trong các cánh rừng Sengi hay còn được gọi là Chuột chù voi Các nhà khoa học đã ghi nhận được 15 loài thuộc nhóm này [25]

Theo Tổ chức bảo tồn quốc tế (CI), trong thập kỷ qua có 63 loài động vật linh trưởng mới được phát hiện trên thế giới, trong đó có 42 loài Vượn cáo mới, loài này chỉ được tìm thấy tại bán đảo Madagascar [26]

Theo các nhà khoa học người Australia đã nghiên cứu về loài Thú mỏ vịt có

tên khoa học là: Ornithorhynchus anatinus là một loài động vật có vú bán thủy sinh

đặc hữu miền đông Australia, bao gồm cả Tasmania Cùng với bốn loài thú lông

Trang 15

nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại, những loài động vật có vú duy nhất đẻ trứng thay cho đẻ con Những đặc điểm khác biệt của loài này là đẻ trứng, mỏ vịt, đuôi hải ly, chân hải cẩu Đây là một trong số ít động vật có vú có nọc độc, con đực có một cái cựa ở chân sau chứa một chất độc có khả năng gây đau nghiêm trọng cho con người Các đặc điểm độc đáo của thú mỏ vịt làm cho nó trở thành một chủ đề quan trọng trong việc nghiên cứu sinh học tiến hóa và một biểu tượng của Australia [27]

Một loài thú mới “gây ấn tượng tuyệt vời” đã được khám phá ở những khu rừng cây của Peru Loài gặm nhấm mới phát hiện tương tự loài sóc và có "quan hệ" gần gũi với những con chuột có nhiều gai Loài vật mới, được đặt tên Isothrix barbarabrownae, được các nhà nghiên cứu đồng ruộng ở Công viên Quốc gia Manu

và Bảo tồn Vòng sinh vật dọc sườn núi phía đông của dãy núi Andes ở nam Peru phát hiện Đây là loài gặm nhấm leo cây hoạt động về đêm với bộ lông mao dài rậm rạp trên đỉnh đầu, cái đầu lớn cục mịch, và một cái đuôi phủ lông dày [28]

Một sinh vật lông lá màu đỏ bí ẩn mới được bắt gặp trong một đoạn phim quay trong khu rừng rậm Borneo, thuộc Indonesia, có thể là một loài động vật ăn thịt mới Con thú to hơn con mèo nhà một chút, có bộ lông đỏ sẫm và một cái đuôi dài Nó được "chụp" hai lần trong một camera của các nhà nghiên cứu thuộc tổ chức WWF đang làm việc tại Công viên quốc gia Kayan Mentarang, nằm trên đảo Borneo thuộc Indonesia [29] Hình dáng chung của nó, với chiếc mõm dài, tai nhỏ

và đôi chân sau to khoẻ, cho thấy nó là con vật ăn thịt Nó cũng có vài điểm tương đồng với chồn hay cầy hương và có thể thuộc về nhóm này, hoặc thuộc về một

nhóm hoàn toàn mới "Rất khó để xác định đây là một loài hoàn toàn mới, hay chỉ

là biến thể của một loài đã được biết tới", Nick Isaac, nhà nghiên cứu tại Hiệp hội

động vật học ở London, Anh, nhận định [29]

2.2.2 Tình hình nghiên cứu thú trong nước

Giai đoạn trước thế kỷ XVIII việc nghiên cứu thú hoang dã ở Việt Nam còn rất ít, phần lớn những nghiên cứu về thú được ghi nhận rải rác trong một số nghiên cứu địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế Chẳng hạn trong sách “Văn đoài loại ngữ” và “Phủ

Trang 16

biên tập lục” của Lê Quý Đôn (1724 - 1784); trong “Đại Nam nhất thống chí” Triều Nguyễn (1856 - 1882) cũng có ghi chép mô tả một số loài thú ở địa phương Giai đoạn này các nghiên cứu sưu tầm thường chú trọng đến những loài động vật quý có giá trị sử dụng như: (Ngà voi, sừng tê giác, nhung hươu, xạ hương , mật gấu…)

Vào những năm đầu của thế kỷ XIX việc nghiên cứu động vật hoang dã trong đó có các loài thú được tiến hành thu thập các mẫu thú bởi các nhà khoa học nước ngoài Năm 1828 George Pinlayson (người Anh) đã đến khảo sát về thú ở Lào, Campuchia và Việt Nam đã mô tả một số loài thú Các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả lần lượt công bố như: M E Dustales, 1874, 1893, 1898; R.Germain,

1887 và J.H Gurney, 1889

Đến những năm giữa thế kỷ XIX các công trình nghiên cứu về thú bắt đầu từ miền Nam của nhiều tác giả như Milne - Edwards (1876 - 1874), Morice (1875), tiến dần ra phía Bắc như Bullet (1896 - 1898) Thời kỳ này bắt đầu hình thành các đoàn khảo sát có quy mô lớn như đoàn Pavie (1879 - 1895) hoạt động ở Lào, Thái Lan và Việt Nam Nhưng tiêu bản thú của đoàn được Pousargues (1904) phân tích

và công bố Cũng trong thời gian này Đoàn khoa học thường chú ở Bắc Bộ do Boutan dẫn đầu (1900 - 1906) thu thập các tiêu bản thú gửi về Paris do Ménégaux (1905 - 1906) phân tích; Đoàn Delacour (1925 - 1933) khảo sát trên diện rộng và thu nhiều mẫu vật trên toàn quốc, các tiêu bản thú được Thomas (1925, 1927, 1929)

và Ogood (1932) phân tích và công bố danh sách các loài trong đó có Tê giác

(Rhinoceros sondaicus), Nai (Cervus unicolor), Hoẵng (Mantiacus muntjak), Lợn rừng (Sus scrofa), Vượn, Khỉ, các loài Ăn thịt và thú Gặm nhấm (Rodentia)

Đây là thời kỳ thu thập mẫu và lập danh lục các loài thú ở Việt Nam và Đông Dương với các danh sách lần lượt được công bố:

Năm 1876 Morice trong công trình nghiên cứu của mình ông đã thống kê khu

hệ thú Nam Bộ Năm 1904, De Pousargues công bố 38 loài thú bao gồm các loài Dơi, Guốc Chẵn, các loài thú Ăn thịt nhỏ và các loài Gặm nhấm Đặc biệt năm 1932 Osgoos [20] đã công bố danh lục gồm 127 loài và phân loài thú ở Việt Nam đây là công trình mang tính khoa học nhất về khu hệ thú ở Việt Nam trong thời kỳ bấy giờ

Trang 17

Sau năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, do yêu cầu phục hồi và phát triển kinh tế, công tác nghiên cứu điều tra động vật nói chung và thú rừng nói riêng bắt đầu hoạt động trở lại và hoàn toàn do cán bộ Việt Nam đảm nhận

Vào năm 1955 đến 1960 việc nghiên cứu nguồn lợi thú rừng còn lẻ tẻ, có tính chất riêng rẽ từng cơ quan như Khoa Sinh vật Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nghiên cứu phục vụ cho giảng dạy và học tập của sinh viên

Đến những năm 70 của thế kỷ XX Lê Hiền Hào có công trình “Thú kinh tế miền Bắc”, trong đó đề cập nhiều loài, mỗi loài được mô tả đặc điểm hình thái, sinh học ý nghĩa kinh tế học của loài [3]

Năm 1975, đất nước hoàn toàn giải phóng, Nam Bắc thống nhất một nhà Đây là thời kỳ thuận lợi nhất trong việc nghiên cứu động vật hoang dã nói chung và khu hệ thú nói riêng được tiến hành trong phạm vi cả nước

Các công trình được công bố sau thời kỳ này rất phong phú và đa dạng được đăng tải trong tạp chí Sinh học, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Hoạt động khoa học, Bảo vệ môi trường cũng như trong các tạp chí nước ngoài Có các công trình đại diện như:

Năm 1980, Cao Văn Sung, Đặng Huy Huỳnh, Bùi Kính đã công bố “Động vật Gặm nhấm Việt Nam”, trong đó nêu lên 64 loài thuộc 23 giống, 7 họ [15]

Năm 1981 Đặng Huy Huỳnh, Phạm Trọng Ảnh, Bùi Kính, Cao Văn Sung công bố “Kết quả điều tra nguồn lợi thú miền Bắc Việt Nam (1962 - 1976)” [4], đã thống kê được 109 loài và phân loài thú Các tác giả cũng đã lập danh sách các loài thú có ý nghĩa kinh tế gồm: Thú cho thịt, da (10 loài), thú cho da, lông (21 loài), thú

có ích cho nông nghiệp (7 loài) và thú có hại cho nông nghiệp (5 loài)

Năm 1985 Đào Văn Tiến [13] đã tổng hợp kết quả điều tra động vật trên 12 tỉnh (cũ) miền Bắc từ (1957 - 1971) viết thành cuốn “Khảo sát thú ở miền Bắc Việt Nam” Trong công trình này tác giả đã thống kê được 129 loài và phân loài thú thuộc 32 họ, 11 bộ có ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam, trong đó có 8 loài mới cho khoa học và 10 loài gặp lần đầu tiên ở miền Bắc

Trang 18

Cũng trong những năm đầu của thập kỷ 90 các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài đã đi sâu nghiên cứu về đa dạng sinh học nói chung trong đó đã quan tâm đúng mức đến khu hệ thú; thu thập nhiều dẫn liệu về sinh thái, sinh học, các nguyên nhân làm suy giảm nguồn lợi thú hoang dã ở Việt Nam và đã công bố nhiều công trình khoa học như:

Năm 1994, Đặng Huy Huỳnh, Đào Văn Tiến, Cao Văn Sung, Phạm Trọng

Ảnh, Hoàng Minh Khiên đã công bố danh lục các loài thú (Mammalia) Việt Nam

gồm 223 loài (chưa có các loài thú biển thuộc bộ Sirenia và bộ Cá voi) thuộc 12 bộ,

1997, Sokolov V.E, Phạm Trọng Ảnh, Rosnov [21] cũng đã công bố loài Cầy giông

Tây Nguyên (Viverra tainguyenenensis) Đây là những tư liệu rất mới đánh giá và

minh chứng tính đa dạng khu hệ thú Việt Nam

Năm 2000, Lê Vũ Khôi xuất bản cuốn “Danh lục các loài thú ở Việt Nam” gồm 14 bộ, 40 họ với 298 loài và phân loài (Bổ sung cho các công trình trước đây 2

bộ, 3 họ) [7] Mỗi loài tác giả nêu tên khoa học, tên tiếng Việt, tiếng các dân tộc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng chú trọng nghiên cứu các nhóm thú riêng biệt Về Dơi, các công trình của cao Văn Sung và cộng sự (2000) bước đầu điều tra Dơi ở miền Nam Việt Nam thống kê được 34 loài Dơi thuộc 17 giống, 6 họ

và mô tả các đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của 30 loài sưu tâm được [16]

Năm 2005, Lê Vũ Khôi trong báo cáo thực hiện 2 năm (2004 - 2005) đề tài

nghiên cứu cơ bản “Nghiên cứu tính đa dạng của khu hệ thú ăn sâu bọ (Insectivora), Dơi (Chiroptera), Gặm nhấm (Rodentia) ở Việt Nam” đã thông kê được 107 loài Dơi (Chiroptera), thuộc 30 giống, 7 họ, 2 phân bộ trong đó có 9 loài có tên trong

Sách đỏ Việt Nam (2000), 15 loài trong Danh lục đỏ IUCN (2004) Tác giả cũng nghiên cứu sự phân bố địa lý của các loài [9]

Trang 19

Năm 2005, Lê Vũ Khôi, Nguyễn Minh Tâm nghiên cứu thành phần phân loại

học và đặc điểm động vật địa lý học của khu hệ Gặm nhấm (Rodentia) ở Việt Nam đã

thống kê được 66 loài thuộc 27 giống, 7 họ [10] Các tác giả cũng đã xác định một số đặc trưng riêng biệt cho từng khu động vật địa lý học gồm khu Đông Bắc, khu Tây Bắc, khu Bắc Trung Bộ, khu Nam Trung Bộ và khu Nam Bộ, khu vực từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân - Bạch Mã được xem là khu phân bố trùng nhau của nhiều loài Gặm nhấm có vùng phân bố chủ yếu ở phía Bắc hoặc phía Nam Công trình cũng khẳng định khu hệ Gặm nhấm Việt Nam mang tính chất hỗn hợp rõ ràng gồm các yếu tố nhiệt đới phương Nam với yếu tố phương Bắc và yếu tố cận nhiệt đới

Năm 2006, Nguyễn Trường Sơn, Vũ Đình Thống trong cuốn “Nhận dạng một số loài Dơi ở Việt Nam” đã mô tả 64 loài Dơi thuộc 6 họ; mỗi loài tác giả nêu tên khoa học, tình trạng bảo tồn, đặc điểm nhận dạng, số đo, nơi sống, thức ăn, mùa sinh sản, phân bố và giá trị sử dụng [14]

Năm 2010, Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Cham Chu cùng các chuyên gia, tư vấn về động thực vật rừng của Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật và trường Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên đã triển khai các hoạt động điều tra nhanh hiện trạng

đa dạng sinh học nhằm xác định lại hiện trạng phân bố của các loài quan trọng, trên

cơ sở đó đề xuất được những hoạt động cần thiết để quản lý, bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng cao Kết quả nghiên cứu bước đầu đã xác định một số loài đặc

hữu, quý hiếm như: Voọc Mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisii) tại khu rừng đặc dụng Cham Chu Đây là 2 loài động

vật quý hiếm đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam và thế giới [22]

Như vậy, trong những năm gần đây việc nghiên cứu khu hệ thú được các nhà khoa học rất quan tâm nghiên cứu, nhưng những nghiên cứu về tính đa dạng khu hệ thú tại khu rừng đặc dụng Cham Chu còn nhiều hạn chế Do vậy cần phải có sự đầu

tư hơn nữa cho các công trình nghiên cứu về khu hệ động thực vật nói chung và khu

hệ thú nói riêng nhằm xác định hệ trạng cũng như đặc điểm phân bố, đặc điểm sinh thái của các loài thú, từ đó làm cơ sở xây dựng phương án và đề xuất giải pháp bảo

tồn đạt hiệu quả hơn

Trang 20

2.3 Tổng quan điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

2.3.1 Điều kiện tự nhiên

2.3.1.1 Vị trí địa lý

Khu rừng đặc dụng Cham Chu nằm trên địa bàn 5 xã: Yên Thuận và Phù Lưu (huyện Hàm Yên); Trung Hà, Hà Lang và Hòa Phú (huyện Chiêm Hóa), tỉnh Tuyên Quang Tọa độ địa lý: từ 22004’16’’ đến 2202’30’’ vĩ độ Bắc; 104053’27’’

- Phía Bắc giáp huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

- Phía Đông giáp xã Minh Quang, Tân Mỹ, Phúc Thịnh và Tân Thịnh huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

- Phía Nam giáp xã Bình Xa huyện Hàm Yên, xã Yên Nguyên huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

- Phía Tây giáp xã Yên Lâm và Yên Phú huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

2.3.1.2 Địa hình, địa chất và thổ nhưỡng

* Đại hình

Toàn bộ diện tích của khu rừng đặc dụng Cham Chu nằm trong khu vực núi Cham Chu Có ba đỉnh cao nằm ở trung tâm gồm: Cham Chu (1.587m), Pù Loan (1.154m) và Khau Vuông (1.218m) Có ba kiểu địa hình:

- Địa hình miền núi: Được hình thành do sự phát triển của các dãy núi theo dạng tỏa tia ra xung quanh núi Cham Chu; phía Đông Bắc là dãy Khau Coóng; phía Tây là núi Tốc Lũ và Lăng Đán; phía Tây Bắc là núi Khuổi My, núi Cánh Tiên và Quân Tinh

- Địa hình đồng bằng: Là 2 giải đất hẹp nằm dọc hai bên núi Cham Chu, phân bố ở hai xã Trung Hà và Hà Lang (phía đông), và hai xã Yên Thuận và Phù Lưu (phía Tây)

- Địa hình ngập nước: Cũng được coi là khá quan trọng, tuy diện tích không lớn nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành vi khí hậu và kiểu sinh thái ngập nước, là nguồn cung cấp nước, hình thành hệ sinh thái tự nhiên giàu tính đa dạng sinh học của khu vực; địa hình này tồn tại ở các dạng: Ao, hồ, sông, suối và các thủy vực

Trang 21

* Địa chất và thổ nhưỡng

Đá mẹ chủ yếu là đá phiến, đá cát kết, đá phiến kết tinh và các loại đá biến chất khác Có hai loại đất chính: Đất Feralit đỏ vàng trên sa phiến thạch và đất đá vôi thung lũng Loại này gồm có đất xám Feralit phát triển trên phiến xét và đất Feralit phát triển do biến đổi trồng lúa

- Đất Feralit màu đỏ vàng trên núi trung bình, núi cao: Phân bố tập trung ở

độ cao từ 700 - 1700m so với mặt nước biển, loại đất này có quá trình Feralit yếu, quá trình mùn hóa tương đối mạnh, là vùng phân bố của các thảm rừng tự nhiên

- Đất Feralit màu vàng trên núi thấp: Phân bố ở độ cao từ 300 - 700m, hình thành trên các loại đá mẹ sa thạch, phiến thạch; vùng phân bố ở các thảm rừng tự nhiên phục hồi sau khai thác

- Đất đá vôi thung lũng: Đất có tính kiềm, được hình thành từ sản phẩm phong hóa của đá sa thạch, biến chất, đá vôi; thích hợp với một số loài cây ăn quả

có múi (Cam, Chanh…)

- Đất bồn địa và thung lũng: Bao gồm đất phù sa mới, cũ, sản phẩm đất dốc

tụ, sản phẩm hỗn hợp; loại đất này được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp

2.3.1.3 Khí hậu thủy văn

* Khí hậu

Khu rừng đặc dụng Cham Chu có những nét tương đồng với chế độ khí hậu vùng Đông Bắc Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt; mùa khô từ tháng 10/11 đến tháng 3/4 năm sau, đây là thời kỳ khô hạn đối với sự phát triển của hệ sinh thái; mùa mưa từ tháng 4/5 đến tháng 10/11

Nhiệt độ trung bình hàng năm 22,90C; Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất xuống đến 15,50C vào tháng 1, tháng cao nhất lên đến 28,20C rơi vào tháng 7 Biên

độ dao động nhiệt độ giữa tháng lạnh và nóng nhất lên đến 12,70C

* Thủy văn

Tổng lượng mưa trung bình năm đạt 1661(mm) đặc biệt 4 tháng có lượng mưa trung bình trên 230(mm) vào các tháng 6,7,8,9 chiếm đến 65,24% tổng lượng mưa năm Điều này gây nên hiện tượng lũ lụt, xói mòn đất và các thiệt hại về người,

Trang 22

môi trường và kinh tế Trong 3 năm liền 1999, 2000, 2001 lũ lụt thường xuyên xảy

ra trên địa bàn khu vực nghiên cứu, gây thiệt hại lớn về người và của cải

Một đặc điểm chung của vùng núi Đông Bắc là hệ thống sông suối dày đặc, cộng với lượng mưa hàng năm lớn (1661mm), hệ thống sông suối góp phần tạo nên

độ ẩm không khí cao về mùa mưa Tổng chiều dài sông suối trong toàn bộ khu vực

ranh giới của khu rừng đặc dụng Cham Chu, phía Đông có hệ thống sông Khuổi Guồng bắt nguồn từ thũng lũng xã Trung Hà chảy qua địa phận xã Hà Lang, hợp lưu với hệ thống sông Tân Thành và sông Phúc Ninh ở phía Tây Nam RĐD Cham Chu

2.3.1.4 Tài nguyên rừng

* Diện tích rừng và các loại đất đai

Căn cứ vào kết quả rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng và quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 Diện tích rừng và các loại đất đai trong khu rừng đặc dụng Cham Chu là 15.262,3 ha, phân theo các huyện như sau:

Bảng 2.1: Diện tích rừng và các loài đất đai tại khu RĐD Cham Chu

Đơn vị:ha

Chiêm Hóa Hàm Yên Diện tích tự nhiên 15.590,9 9.181,7 6.409,2

- Cây gỗ tái sinh (Ic)

Trang 23

TT Cơ cấu đất Cộng Phân hóa theo huyện

Chiêm Hóa Hàm Yên

- Nương không cố định

B Đất phi nông nghiệp 37,9 8,9 29,0

C Đất chưa sử dụng 55,0 0,5 54,5

Diện tích đất rừng đặc dụng, diện tích đất có rừng 15.119,2 ha, chiếm 99,1% (rừng tự nhiên 15.096,8 ha, rừng trồng 49,4 ha); diện tích đất chưa có rừng 143,1

ha, chiếm 0,9%;

Đất nông nghiệp 15.498,1 ha, chiếm 99,40% diện tích tự nhiên;

Đất phi nông nghiệp 37,9 ha, chiếm 0,24% diện tích tự nhiên (đất ở, đường, các công trình khác…)

Đất chưa sử dụng 55,0 ha, chiếm 0,35% diện tích tự nhiên;

* Thảm thực vật rừng

Trên cơ sở phân loại Thảm thực vật rừng Việt Nam của GS.TS Thái Văn Trừng và kết quả nghiên cứu của Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, thảm thực vật của khu rừng đặc dụng Cham Chu có thể xếp vào các kiểu thảm thực vật rừng

có diện tích ở bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2: Diện tích các loài thảm thực vật tại khu RĐD Cham Chu

2 Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung

Trang 24

* Tài nguyên thực vật

Theo các nhà khoa học, khu hệ thực vật ở khu rừng đặc dụng Cham Chu là nơi giao lưu và hội tụ của nhiều luồng thực vật (luồng thực vật Hymalaya - Vân Nam - Quý Châu, luồng thực vật Malaysia - Indonesia, luồng Indica - Myanma và luồng thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa;

Trên cơ sở thừa kế số liệu của Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, khu rừng đặc dụng Cham Chu có 906 loài thực vật thuộc 425 chi, 136 họ, 5 ngành thể hiện ở bảng 2.3 dưới đây:

Bảng 2.3: Thành phần thực vật tại khu rừng đặc dụng Cham Chu

Đơn vị phân loài Số loài Số chi Họ

(Nguồn: Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các loài bị đe dọa toàn cầu và các

sinh cảnh quan trọng tại khu rừng đặc dụng Cham Chu năm 2009,

Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật)

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của các nhà khoa học, khu rừng đặc dụng Cham Chu không những đa dạng về các kiểu hệ sinh thái rừng mà hệ thực vật ở đây còn phong phú và đa dạng về thành phần loài; Về thành phần loài thực vật có mạch ở đây lên đến 1.500 - 2.000 loài, trong đó 10 loài đặc hữu, 58 loài quý hiếm, thuộc 55 chi, 36 họ;

Sách đỏ Việt Nam năm 2007: có 43 loài thuộc 40 chi, 33 họ

Danh lục đỏ IUCN năm 2008: có 23 loài thuộc 25 chi, 16 họ

Nghị định 32/2006/NĐ - CP của Chính Phủ về quản lý các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm: có 16 loài thuộc 15 chi, 15 họ Nhiều loài thực

Trang 25

vật có giá trị kinh tế cao như; Hoàng Đàn, Pơ Mu, Thông tre, Nghiến và Trai Lý, Chò

chỉ, Gù hương

* Tài nguyên động vật

Theo các nhà khoa học, đến nghiên cứu tại khu rừng đặc dụng Cham Chu bước đầu đã ghi nhận được 38 loài thú, trong số đó có 25 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam (2007) từ cấp VU trở lên, 47 loài chim trong số đó có 2 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam (2007) từ cấp VU trở lên, 11 loài bò sát đã được ghi nhận trong cuộc điều tra, trong đó có 8 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam (2007) từ cấp VU trở lên Đặc biệt là sự tồn tại của các loài Linh trưởng đang bị đe dọa trên toàn cầu như: Voọc mũi hếch, Voọc đen má trắng, Cu ly lớn, Cu ly nhỏ Thành phần các loài được tổng hợp ở bảng 2.4:

Bảng 2.4: Thành phần động vật tại khu rừng đặc dụng Cham Chu

(Nguồn: Khu rừng đặc dụng Cham Chu (2014) [6], Báo cáo kết quả điều tra, đánh

giá hiện trạng các loài động, thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm)

2.3.2 Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội

2.3.2.1 Điều kiện dân sinh

* Dân số, dân tộc

Theo thống kê dân số tính hết năm 2014, dân số trong vùng 29.703 nhân khẩu, sinh sống tại 6.832 hộ gia đình, trên địa bàn 83 thôn bản, trong 5 xã, thuộc 2 huyện Hàm Yên và Chiêm Hóa Mật độ dân sống trong vùng bình quân là: 74 người/km2, mật độ đông nhất là xã Hòa Phú (101 người/km2), thấp nhất là xã Hà Lang (44 người/km2)

Toàn khu vực có 8 dân tộc cùng sinh sống gồm: Tày, Dao, Kinh, Hoa, Nùng,

La Chí, Cao Lan và H’Mông Trong đó, dân tộc Tày với 15.522 người (chiếm 52,3%), sau đó đến dân tộc Dao với 7.343 người (chiếm 24,7%), tiếp đến là dân tộc

Trang 26

Kinh 4.749 người (chiếm 16,0%), các dân tộc khác 2.089 người (chiếm 7,0%) dân

số toàn vùng cũng đóng góp vai trò không kém phần quan trọng đối với quá trình xây dựng và phát triển khu rừng đặc dụng Cham Chu Mỗi dân tộc có phong tục, tập quán canh tác và phương thức sử dụng đất khác nhau Chính sự khác nhau đó đã tạo nên sự khác biệt trong sự tác động đến tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên rừng của khu rừng đặc dụng Cham Chu Bởi vậy, cần có những chính sách phù hợp để tạo điều kiện hỗ trợ đồng bào phát triển kinh tế và tham gia phát triển bền vững, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên

* Lao động

Lực lượng lao động trong vùng phần lớn là sản xuất nông nghiệp chiếm 85% dân số toàn vùng, còn lại là lao động thuộc các ngành nghề khác bao gồm: Cán bộ chủ chốt cấp xã, huyện, cán bộ y tế, giáo dục, dịch vụ, công nhân lâm nghiệp thuộc các Lâm trường Với lực lương lao động nhiều nhưng cơ cấu ngành nghề đơn điệu (chủ yếu là sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ, năng suất lao động thấp) dư thừa lao động và nhiều thời gian nông nhàn đang là sức ép đến tài nguyên rừng vì kế mưu sinh Phần lớn lao động nông nghiệp chưa được đào tạo tại các trường nghề trung học chuyên nghiệp hay đại học; chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tế, sự chuyền nghề từ các thế hệ ông, cha; do đó việc tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất còn chậm; năng suất vật nuôi cây trồng chưa cao; đời sống và thu nhập của người dân sống trong vùng lõi tuy được cải thiện nhưng so với các địa phương trong huyện và tỉnh vẫn còn ở mức thấp

2.3.2.2 Tình hình phát triển kinh tế

* Sản xuất nông nghệp

Nằm trong vùng lõi của khu rừng đặc dụng Cham Chu có 235,8 ha đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 1,5% diện tích tự nhiên toàn khu trong đó có 112,7 ha trồng cây hàng năm, bình quân 0,195 ha/người; như vậy, quỹ đất dành cho sản xuất lương thực của người dân còn thấp, đó cũng là nguyên nhân khiến người dân phải tận dụng đất nương rẫy và xâm canh vào đất lâm nghiệp (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng) để trồng cây lương thực, cây công nghiệp đáp ứng cuộc sống mưu sinh

Trang 27

Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là các loại lương thực có hạt như: Lúa, ngô, đậu… và một số loại sản phẩm khác như sắn, khoai

Cây công nghiệp và cây ăn quả với một số loài có giá trị kinh tế: Cam, quýt, bưởi… Đặc biệt là Cam sành Hàm Yên đã có thương hiệu trên thị trường cả nước Đây là một nguồn thu ổn định góp phần nâng cao đời sống của nhân dân Tuy nhiên, do phát triển diện tích cây ăn quả trong điều kiện quy hoạch chưa đồng bộ nên dẫn đến tình trạng xâm canh vào diện tích rừng là khá phổ biến tại các phân khu phục hồi sinh thái

Bên cạnh các hoạt động trồng trọt; người dân trong vùng còn phát triển chăn nuôi gia súc (trâu, bò, ngựa, dê…), gia cầm (vịt, gà, ngan…) và nuôi cá… Chính những sản phẩm này cũng bổ sung nguồn thu kinh tế cho hộ gia đình Tuy nhiên, việc chăn nuôi chỉ diễn ra và dừng lại ở hình thức hộ gia đình và mang tính tự phát là chính Bởi vậy, rất cần phải có những diện tích dành cho quy hoạch vùng chăn thả…cho nhân dân, đặc biệt là các thôn bản nằm trong khu phục hồi sinh thái để giảm các áp lực bất lợi tới toàn cảnh tự nhiên của rừng từ loại hình chăn nuôi tự phát này

* Sản xuất công nghiệp và dịch vụ

Sản xuất công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ rất nhỏ hầu như không đáng kể trong nguồn thu của các xã nằm trong khu vực Các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp chiếm vai trò chủ đạo Sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực thủ công nghiệp đang từng bước hình thành; một số hộ gia đình có điều kiện kinh tế bắt đầu hình thành mạng lưới dịch vụ buôn bán; sản phẩm chủ yếu là các nhu yếu phẩm tiêu dùng, vật liệu xây dựng (xi măng, sắt thép…), vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, dụng cụ nông nghiệp…)

* Sản xuất lâm nghiệp

Hoạt động sản xuất lâm nghiệp chủ yếu được thực hiện trong vùng đệm và phân khu phục hồi sinh thái của khu rừng đặc dụng Cham Chu

Đối với vùng lõi, sau 14 năm thành lập đến nay, Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Cham Chu đã giao khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi và trồng bổ sung trong phân khu phục hồi sinh thái Nhằm tạo công ăn việc làm cho các hộ gia đình đang sống

Trang 28

đan xen trong rừng Thông qua ngân sách Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Cham Chu với vai trò chủ đầu tư đã tổ chức tốt việc thực hiện hỗ trợ cây giống, công trồng, chăm sóc để người dân thực hiện trồng rừng trên nương rẫy bỏ hóa

2.3.2.3 Cơ sở hạ tầng

* Hệ thống đường giao thông

Tất cả các xã trong RĐD đều có đường ôtô đến trung tâm xã; có 83 thôn, bản

có đường ôtô đến thôn đạt 58% Tuy nhiên, đường giao thông chất lượng còn thấp, chủ yếu là đường đất, một số ít là đường bê tông và đường cấp phối được đầu tư từ chương trình phát triển nông thôn mới, khả năng sử dụng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là vào mùa mưa Những khu vực thuộc vùng sâu, vùng xa như các xã: Yên Thuận, Phù Lưu, Hà Lang, Trung Hà… còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp sau thu hoạch Đây cũng là khó khăn trực tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý bảo vệ rừng của Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng và các cấp chính quyền địa phương

* Thủy lợi

Các công trình tưới tiêu, hệ thống kênh mương, phai đập, hồ chứa nước với khối lượng 249 công trình đầu mối được đầu tư từ chương trình phát triển nông thôn mới đã góp phần nâng cao hệ số sử dụng đất của người dân trong vùng Mặc dù vậy, các công trình thủy lợi đảm bảo tưới, tiêu cho 70% diện tích lúa và rau màu của các xã Tuy nhiên, một số các công trình được xây dựng từ lâu, do tác hại của thiên tai và mưa lũ, kinh phí để duy trì tu sửa chữa thường xuyên còn thiếu, công tác quản lý khai thác còn nhiều bất cập, dẫn đến các công trình bị xuống cấp không đảm bảo năng lực thiết kế Do đó, trong thời gian tới, các công trình cần sớm được

tu bổ, sửa chữa, nâng cấp và xây mới để đáp ứng tốt hơn cho sản xuất của người dân Bên cạnh đó, tăng cường công tác bảo vệ rừng đặc dụng lưu vực đầu nguồn nhằm hạn chế tác hại của thiên tai tới các công trình xây dựng

* Mạng lưới điện

Toàn khu có 77 thôn bản có điện lưới quốc gia Hệ thống đường dây trung thế, hạ thế, trạm biến áp các loại từng bước được cải tạo, nâng cấp và xây mới Tuy

Trang 29

nhiên, một số đường dây đã bị xuống cấp, tiêu hao điện năng còn cao đã ảnh hưởng đến việc cấp điện, sự cố mất điện sinh hoạt ở một số khu vực vẫn còn xảy ra Hiên tại, hệ thống đường dây trung thế, hạ thế, trạm biến áp các loại đang từng bước được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới

* Tình hình an ninh - quốc phòng

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn RĐD trong những năm qua khá ổn định, công tác dân tộc có những bước phát triển khá rõ nét Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, kịp thời giải quyết các

vụ việc trên địa bàn, không để phát sinh các vụ việc phức tạp, đảm bảo công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội địa phương

2.3.2.4 Tình hình văn hóa, giáo dục và y tế

* Văn hóa - xã hội

Mạng lưới thông tin văn hóa khá phát triển; 100% số xã đều thu được tín hiệu phát thanh truyền hình, 74 thôn bản có hệ thống loa truyền thanh, có 4 điểm bưu điện văn hóa xã; có 8.099 hộ sử dụng điện thoại Toàn vùng có 70 nhà văn hóa thôn bản, hoạt động văn hóa từng bước đi vào nề nếp, các giá trị văn hóa dân tộc được bảo tồn, đặc biệt là duy trì và tổ chức tốt các lễ hội truyền thống của dân tộc (chọi trâu, xuống đồng…); hầu hết các thôn bản đều đã xây dựng hương ước, trên 70% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa…

* Giáo dục

Công tác giáo dục - đào tạo có bước chuyển biến rõ rệt về cả chất và lượng trên tất cả các bậc học Đội ngũ giáo viên được chú trọng nâng cấp trình độ chuyên môn giảng dạy Năm học 2013 - 2014, toàn vùng có 83 thôn có nhà trẻ mẫu giáo, 6 trường tiểu học, 5 trường trung học cơ sở; tỷ lệ học sinh đến tuổi đi học đạt 98%; tỷ

lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 95% Cơ sở vật chất (trường, lớp) được tăng cường đầu tư xây dựng; trang thiết bị dạy và học được mua sắm thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy và học tập Do đó, chất lượng giáo dục và đào tạo trong vùng ngày càng được nâng lên là nhân tố quyết định tới

chất lượng nguồn lao động trong tương lai

Trang 30

* Y tế

Toàn vùng có 2 bệnh viện huyện và 01 phòng khám đa khoa khu vực; 100% các xã có trạm y tế xã; trên 70% thôn, bản có cán bộ y tế được đào tạo, nâng cao chất lượng chuyên môn và trách nhiệm phục vụ Công tác y tế đã có những chuyển biến tích cực từng bước đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh và cấp phát thuốc cho nhân dân

Trang 31

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Khu hệ thú tại khu rừng đặc dụng Cham Chu tỉnh Tuyên Quang

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về tính đa dạng thành phần loài thú, đặc điểm phân bố, giá trị, công tác quản lý động vật nói chung và đề xuất được một

số giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên thú rừng ở địa phương

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại khu rừng đặc dụng Cham Chu, Tuyên Quang

- Thời gian nghiên cứu: Từ 01/09/2014 - 25/5/2015

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Tính đa dạng về thành phần loài của khu hệ thú tại khu rừng đặc dụng Cham Chu

- Đặc điểm phân bố sinh cảnh của các loài thú tại khu rừng đặc dụng Cham Chu

- Nghiên cứu tính đa dạng về giá trị các loài thú tại khu rừng đặc dụng Cham Chu

- Thực trạng công tác quản lý nguồn tài nguyên thú tại khu rừng đặc dụng Cham Chu

- Đề xuất một số giải pháp cho công tác bảo tồn khu hệ thú tại khu rừng đặc dụng Cham Chu

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Ngoại nghiệp

3.4.1.1 Kế thừa chọn lọc các tài liệu đã công bố

Kế thừa có chọn lọc những tư liệu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, địa hình, tài nguyên rừng

Trang 32

Kế thừa các số liệu ở báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương năm

Đây là đối tượng có hiểu biết có kiến thức rộng rãi về tài nguyên động vật nói chung và tài nguyên thú rừng nói riêng vì vậy khi phỏng vấn cần tìm hiểu thành phần loài, biến động về số loài và hướng khắc phục những nguyên nhân gây suy giảm tài nguyên rừng, tài nguyên động vật, tài nguyên thú rừng

Cuộc phỏng vấn đối với người dân địa phương nhằm thu thập thông tin, mẫu vật Phương pháp này cung cấp cho chúng ta một số các thông tin có ý nghĩa về tình hình tài nguyên thú rừng ở địa phương điều tra trên các phương diện thành phần loài, mức độ phong phú, phân bố thực tại, sinh sản của chúng Đối tượng phỏng vấn chủ yếu là người già trong thôn và các nhóm dân tộc khác nhau Cuộc phỏng phấn

có thể thực hiện ở nhà dân hoặc trên đồng ruộng với bộ câu hỏi mở vừa đơn giản

mà lại thu thập được nhiều thông tin Hiện nay do pháp luật ngăn cấm săn bắt nên không còn nhiều thợ săn và thợ săn được coi như là những người săn bắt trộm Vì vậy, những người thợ săn rất ngại trả lời phỏng vấn, có trả lời cũng không nói thật

về những điều họ biết Người phỏng vấn phải tạo cho người được phỏng vấn không

bị áp lực trong buổi phỏng vấn

Trang 33

Hình 3.1: Phỏng vấn cán bộ Kiểm lâm Hình 3.2: Phỏng vấn người dân/thợ săn

- Các bước phỏng vấn như sau:

Bước 1: Để người dân/thợ săn địa phương tự kể tên những loài thú mà họ đã săn bắt hoặc biết được, trong đó có gợi ý để người được phỏng vấn mô tả đặc điểm của từng loài, cách nhận biết và địa điểm bắt gặp hoặc săn được thú

Bước 2: Đưa người được phỏng vấn xem các ảnh màu hoặc hình vẽ màu trong các tài liệu như tài liệu “Hướng dẫn điều tra thú ngoại nghiệp nhận dạng các loài linh trưởng” [8] của FFI; “Nhận dạng động vật hoang dã bị buôn bán” của TRAFIC”; “Sổ tay kiểm lâm thú ăn thịt nhỏ ở Việt Nam” [11]; để họ nhận biết từng loài hoặc cung cấp, bổ sung thông tin về nơi gặp, địa điểm gặp chúng

Bước 3: Phân tích mẫu vật thu được (sọ, da, lông, đuôi, vuốt, sừng ) Đa số thợ săn ở vùng quanh khu rừng đặc dụng Cham Chu thường lưu giữ một vài bộ phận của con vật săn bắt được (sừng, da, lông, đuôi, hộp sọ, móng, vuốt, các mẫu vật nhồi bông ) để trong nhà làm kỷ niệm Do vậy ngoài việc phỏng vấn chúng tôi còn đề nghị thợ săn cho xem và chụp ảnh các mẫu vật thú rừng hiện có còn lưu giữ trong gia đình họ Kết quả phỏng vấn tổng hợp theo mẫu biểu sau:

Mẫu biểu 3.1: Phiếu phỏng vấn người dân và thợ săn

Họ và tên người phỏng vấn: Địa chỉ: Nghề nghiệp: Dân tộc: Tuổi: Nam/nữ:

Trang 34

Thời gian phỏng vấn: Địa điểm: Người phỏng vấn:

Điều tra thú tại khu rừng đặc dụng Cham Chu, Tuyên Quang

STT Tên Loài Số lượng

bắt được Thời điểm

Miêu tả địa điểm

Địa điểm bắt được

1

2

3

3.4.1.3 Phương pháp khảo sát thực địa

Quá trình khảo sát thực địa đã được thực hiện trong 2 đợt tiến hành khảo sát

ở 7 địa điểm thuộc 2 xã là: Yên Thuận và Phù Lưu của huyện Hàm Yên, vì đây là 2

xã có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất của khu rừng đặc dụng

Việc khảo sát ban ngày trên mỗi điểm nghiên cứu được thực hiện bằng cách

đi bộ dọc theo các tuyến đường có sẵn, đường mòn, đường đi rừng của người dân địa phương nhằm tìm kiếm cơ hội bắt gặp các cá thể, các dấu vết hoạt động của thú rừng đồng thời thu thập thông tin về tác động của người dân địa phương đến đời

Trang 35

sống của thú rừng thông qua các hoạt động như khai thác gỗ, lấy củi, săn bắn Sẽ xác định 7 tuyến khảo sát (bảng 3.1), chiều dài mỗi tuyến khoảng 4 - 5 giờ đi bộ Các kết quả quan sát được ghi chép cẩn thận vào sổ nhật ký thực địa Ngoài ra việc khảo sát vào ban đêm cũng được tiến hành khi có điều kiện thuận lợi để tìm kiếm dấu vết của các loài thú hoạt động về đêm Riêng đối với Dơi, sử dụng ống nhòm hoặc mắt thường để quan sát các cá thể dưới tán rừng, sử dụng đèn pin đội đầu để quan sát Dơi trong hang đá

Bảng 3.1: Các tuyến đường khảo sát tại khu rừng đặc dung Cham Chu

Xã Tuyến khảo sát Chiều

dài (*) Sinh cảnh đặc trưng

Yên

Thuận

trên núi đá vôi

Rừng ven suối, rừng thứ sinh, rừng nguyên sinh cây gỗ lớn trên núi đá vôi

Cao Đường - Nậm Tậu 4h00 Rừng thứ sinh trên núi đất, rừng

nguyên sinh trên núi đá vôi

Cao Đường - Nà Trang 5h00 Rừng thứ sinh trên núi đất, rừng

nguyên sinh trên núi đá vôi

Nặm Nương - Quan Ba,

Rừng thứ sinh trên núi đất, rừng nguyên sinh trên núi đá vôi

Lăng Đán - Lũng Giàng 4h00 Rừng thứ sinh trên núi đất, rừng

nguyên sinh trên núi đá vôi

Ghi chú : (*) Đơn vị đo: Giờ đi bộ

Kết quả điều tra được tổng hợp theo phiếu điều tra sau:

Mẫu biểu 3.2: Mẫu biểu điều tra theo tuyến

Tên tuyến:

Trang 36

Người điều tra:

Ngày điều tra:

3.4.1.4 Thu mẫu vật

Mẫu vật thu được là sản phẩm của mẫu vật như: Sừng, sọ, vuốt, đuôi, lông, nanh… được các thợ săn giữ lại làm kỷ niệm, nhiều gia đình giữ lại những mẫu vật

mà họ săn bắt được thường treo trên cột nhà, trên mái nhà

Kết quả thua thập mẫu vật được tổng hợp qua mẫu sau:

Mẫu biểu 3.3: Phiếu thu mẫu vật

Ngày Địa điểm

STT Tên mẫu vật Tên chủ hộ Số lượng Năm bắt được

1

2

3

Trang 37

3.4.2 Nội nghiệp

Dựa trên các nguồn tư liệu thu thập được từ điều tra thợ săn, quan sát thực địa và thu thập mẫu vật tôi tiến hành tổng hợp, phân tích lập danh lục các loài thú ở khu rừng đặc dụng Cham Chu được sắp xếp theo “Danh lục các loài thú

(Mammalia) Việt Nam, Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ IUCN (2014) [17]

- Địa điểm ghi nhận; (1) - xã Yên Thuận, (2) - xã Phù Lưu

- Ghi chú; BS: Bổ sung, NN: Nghi ngờ sự có mặt, cần có điều tra bổ sung để khặng định

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Nguồn

thông tin

Điểm ghi nhận

Ghi chú

1

2

3

Trang 38

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tính đa dạng về thành phần loài của khu hệ thú tại khu rừng đặc dụng Cham Chu

4.1.1 Tính đa dạng về thành phần loài thú

Đa dạng loài là phạm trù chỉ mức độ phong phú về số lượng loài, phân loài trong một sinh cảnh, một địa phương hay một vùng Sự đa dạng loài đã tạo cho các quần xã sinh vật khả năng phản ứng thích nghi tốt hơn đối với những thay đổi của điều kiện ngoại cảnh Chính vì vậy, đánh giá sự đa dạng loài là việc làm rất quan

trọng Kết quả điều tra về thành phần loài thú tại khu rừng đặc dụng Cham Chu

được thống kê trong bảng 4.1:

Bảng 4.1: Danh lục các loài thú tại khu rừng đặc dụng Cham Chu

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Nguồn

thông tin

Điểm ghi nhận

Ghi chú

I Bộ linh trưởng Primates

II Bộ Tê tê Pholidota

II.1 Họ Tê tê Manidae

Trang 39

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Nguồn

thông tin

Điểm ghi nhận

Ghi chú

III Bộ ăn thịt Carnivora

III.1 Họ chó Canidae

III.2 Họ Gấu Ursidae

III.3 Họ Triết/Họ Chồn Mustelidae

III.4 Họ cầy Viverridae

1, 2

III.5 Họ cầy lỏn Herpestidae

III.6 Họ Mèo Felidae

Ngày đăng: 17/02/2016, 09:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w