Quê hương Tế Hanh là một vùng biển, qua việc miêu tả giới thiệu miền quê ấy Tế Hanh thể hiện lòng yêu thương trân trọng nơi chôn rau cắt rốn của mình.. Khổ thơ thứ nhất nhà thơ mang đến
Trang 1Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh
Tháng Mười 2, 2015 - Category: Lớp 8 - Author: admin
Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh văn lớp 8
Quê hương luôn là một cảm hứng sâu sắc cuốn hút hấp dẫn những nhà thơ Việt Nam Đồng thời nó cũng là nơi để cho họ bày tỏ những cảm xúc yêu quê hương của mình Nếu như chúng ta đã biết đến những vần thơ quê hương của Giang Nam “Quê hương là con diều biết/ Tuổi thơ con thả trên đồng” thì chúng ta cũng biết đến bài thơ quê hương của Tế hanh Quê hương Tế Hanh là một vùng biển, qua việc miêu tả giới thiệu miền quê ấy Tế Hanh thể hiện lòng yêu thương trân trọng nơi chôn rau cắt rốn của mình
Khổ thơ thứ nhất nhà thơ mang đến một bức tranh của một làng chài vào buổi sáng sớm:
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”
Làng nhà thơ là một làng chài lưới, chỉ có một câu thơ đầu thôi nhưng nhà thơ đã giới thiệu được cho chúng ta nghề truyền thống của làng mình Hẳn là chúng ta khi đọc những câu thơ ấy lên thấy được những trân trọng của nhà thơ khi nhắc đến làng nghề truyền thống của mình Quanh ngôi làng
ấy không phải là những thành quách tường rào, hay là những cánh cổng một vài lũy tre làng mà là nước Không gian rộng lớn ấy hiện lên với hình ảnh của những làn nước biển trong xanh ấy Và một ngày mới đến trên quê hương của nhà thơ, đó không chỉ là khoảng thời gian bắt đầu của sự sống
mà còn là thời gian để cho người dân chài nơi đây bắt đầu một ngày lênh đênh trên biển, bắt những con cá tươi ngon nhất để lo cho cuộc sống Không gian ngập tràn trong màu của bầu trời, những tia nắng khi ấy chỉ là những ánh màu hồng nhạt chứ không hề gay gắt khi trưa đến gió thì nhẹ nhàng thổi mang hơi biển đến với người dân nơi đây Vậy là những con người lao động nơi đây lại bắt đầu một ngày đầy hứa hẹn
Sang khổ thơ thứ hai nhà thơ vẽ lên một bức tranh của đoàn thuyền cùng nhau đi ra khơi:
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”
Biện pháp so sáng chiếc thuyền đi với vận tốc của một con tuấn mã cho thấy cảnh tượng ra khơi hào hùng và nhanh nhẹn thể hiện sự hăng say công việc của người dân nơi đây Một đoàn thuyền
đi đi nhẹ nhưng mà hăng phăng mái chèo rẽ sóng vượt trường giang Không thể không kể đến cánh buồm kia được tác giả ví von như mảnh hồn làng Phải chăng cánh buồm ấy chứa đựng cả linh hồn
Trang 2của làng quê nhà thơ? Cánh buồm ấy no gió rướn thân mình trên đại dương định hướng cho thuyền nhẹ hăng mà đi trên sóng biển Và ở đây nó không chỉ đơn thuần mang nhiệm vụ ấy mà nó còn chứa đựng cả một tâm nguyện mong ước kéo được nhiều cá để ngày mai mang đến những niềm vui cho bà con nơi đây
Và quả thật đến hôm sau cả đoàn thuyền trở về nằm im trên bến đỗ, cả làng như tấp nập đón ghe
về với những con cá thân bạc trắng:
“Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”
Nhớ trời yên bể lặng cho nên những người dân noi đây đã kéo được rất nhiều cá Hình ảnh tấp nập
ồn ào trên bến đỗ cho thấy được sự vui vẻ của con người nơi đây Cuộc sống lao động là vậy đấy nếu như không có những ghe cá đầy kia thì làm sao mà họ có thể vui được Trời yên bể lặng không chỉ con người được bình yên mà còn thu được về những con cá thân bạc trắng Đó là thành quả mà công sức của người dân đạt được
Những câu thơ tiếp theo nhà thơ miêu tả vẻ đẹp của con người quê hương ông Họ không có những vẻ đẹp của một làn da trắng thanh lịch của trai tráng hà nội mà họ có vẻ đẹp chỉ có người làng chài mới có:
“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
Họ sống với sóng biển, nước muối biển, gió biển vì thế cho nên thân hình của họ mang màu của rám nắng Đó cũng là một vẻ đẹp vì vẻ đẹp ấy thể hiện đặc trưng của con người nơi đây đồng thời
nó còn thể hiện sự vất vả của họ nữa Những con người ấy phải đương đầu với sóng gió, phải chịu những cái nắng biển làm hơi nước nóng lên trên biển, họ phải nếm vị sương sớm khi ra biển Vì thế cho nên cả thân hình của họ đều nông thở vị xa xăm Những chiếc thuyền sau những ngày vất vả lênh đênh trên biển cũng về đến bên yên ả nằm Chiếc thuyền ở đây được nhân hóa như con người bởi nếu không có nó thì dân chài đâu có phương tiện để ra biển Vì thế nó cũng được nghỉ ngơi Và chất muối kia thấm dần trong những thớ vỏ của nó Nói như thế để thấy được cái sự gắn bó của con thuyền với biển và người nơi đây
Trang 3Đoạn thơ cuối nhà thơ không miêu tả cảnh làng chài đi đánh cá cũng không miêu tả những con người nơi đây nữa mà nhà thơ bày tỏ lòng yêu thương trân trọng quê hương của mình:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
Nhà thơ đã lớn lên trên quê hương ấy và ông đã đi xa nơi đó rồi chính vì thế mà lòng nhà thơ luôn tưởng nhớ đến Đúng vậy “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn” Một người con khi đi xa vì sự nghiệp không thể nào nguôi nỗi nhớ quê hương Nhớ màu nước xanh, nhớ thân cá bạc, nhớ chiếc buồm vôi, nhớ cả cảnh những chiếc thuyền rẽ sóng ra khơi và nhà thơ cảm nhận được cái mùi nồng mặn xa xăm của quê biển
Như vậy nhà thơ đã bộc lộ nỗi nhớ quê hương của mình qua tác phẩm Mỗi câu thơ cất lên là một
sự thương nhớ vô bờ về mảnh đất sinh ra ta đó Nhà thơ nhớ cảnh đoàn thuyền, nhớ cảnh đi về và nhớ cả những con người thân hình xa xăm với tình nghĩa mặn mà như muối biển vậy
Từ khóa tìm kiếm
phân tích bài thơ quê hương của tế hanh
phan tich bai tho que huong cua te hanh