1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

tiểu luận cây rau mèo

14 855 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

thị trường hiện nay có khá nhiều sản phẩm có nguồn gốc thảo dược giảm béo: chè Figura, Mega –T green tea, Mega cut fat burners…Các sản phẩm này có thể tác dụng theo các cơ chế khác nhau:

Trang 1

Cuộc sống hiện đại khiến cho con người không chỉ chú trọng đến việc ăn uống thế nào cho đủ chất, đảm bảo sức khỏe cho cơ thể mà còn chú ý đến việc ăn uống sao để có một thân hình lý tưởng nhất Thế nhưng với những lối sống hiện đại, với một cuộc sống gấp gáp của thời kỳ kinh tế thị trường thì tỷ lệ người Việt Nam bị béo phì hay “quá khổ” càng ngày càng gia tăng Những thay đổi về ăn uống và lối sống đã khá rõ nét ở nước ta trong mấy năm trở lại đây Một bộ phận dân chúng đã tiêu thụ nhiều thức ăn động vật, nhất là thịt Các thức ăn có chứa nhiều chất béo và thức ăn chế biến sẵn năng lượng cao cũng được tiêu thụ nhiều hơn Đây là hệ quả thường thấy của phát triển kinh tế và phân bố thực phẩm trong nền kinh tế thị trường Mặt khác,

do các điều kiện sống, điều kiện lao động đã có nhiều thay đổi như phương tiện đi lại (trước đây chủ yếu là xe đạp, nay chủ yếu là xe máy, ô tô, phương tiện công cộng), điều kiện làm việc (tĩnh tại)… đã góp phần làm tăng tỷ lệ thừa cân-béo phì Cuộc tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2000 cho thấy tỷ lệ thừa cân ở nguời trưởng thành 45-49 tuổi là 16,4% (nữ 19,9%, nam 12,9%) trong đó Tp Hồ Chí Minh, Hà nội là những địa phương có tỷ lệ thừa cân béo phì cao Cuộc điều tra Y tế quốc gia năm 2001-2002 do Bộ Y

tế công bố cũng đã cho số liệu cảnh báo sự gia tăng thừa cân, béo phì ở người trưởng thành ở nước ta (10,1% ở nam và 13,2% ở nữ) cả ở nông thôn

và thành phố Ở một số đối tượng như cán bộ công chức, tỷ lệ thừa cân thậm chí lên tới 15% đồng thời những người béo phì có tỷ lệ tăng huyết áp gấp 3,2 lần so với người không béo phì Điều tra năm 2004 của Viện Dinh dưỡng cũng cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì có xu hướng tăng nhanh và người bị thừa cân-béo phì có sự thay đổi bất lợi về các chỉ số sinh hoá như tăng lipid máu toàn phần, tăng cholesterol.[Bacsigiadinh.org] Trước thực trạng đó, một nhu cầu tất yếu là họ tìm đến các sản phẩm có tác dụng giảm béo Trên

Trang 2

thị trường hiện nay có khá nhiều sản phẩm có nguồn gốc thảo dược giảm béo: chè Figura, Mega –T green tea, Mega cut fat burners…Các sản phẩm này có thể tác dụng theo các cơ chế khác nhau: gây cảm giác chán ăn, hay có tính nhuận tràng, tẩy xổ mạnh hoặc thúc đẩy quá trình sinh nhiệt, tiêu hủy lượng mỡ thừa tích lũy ở những vùng bụng, đùi, cánh tay…Một trong số các hướng khá phổ biến là sử dụng các dược liệu có tác dụng lợi tiểu đế giảm béo

Cũng có khá nhiều loại dược liệu có tác dụng lợi tiểu Cỏ râu mèo là một trong số các dược liệu có tác dụng lợi tiểu mạnh, làm tăng lượng nước tiểu, thúc đẩy bài tiết ure, các clorid và acid uric [1,2] Hiệu quả đó của râu mèo

là do đâu, và bên cạnh đó râu mèo còn có tác dụng gì khác, ứng dụng chính trong y học ra sao…chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn ngay dưới đây

A ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, PHÂN BỐ:

Cỏ râu mèo: Orthosiphon aristatus (Bl.) (= O grandiflorus Bold = O.spicatus (Thunb.) Bak = O stamineus Benth.) – Họ Hoa môi –

Lamiaceae

Trang 3

Hình 1 Cây râu mèo (Orthosiphon aristatus)

Họ Bạc hà ( Họ hoa môi – Lamiaceae) gồm khoảng 236 chi và khoảng 6900 đến 7200 loài Các loài thuộc họ Bạc hà phân bố khắp thế giới nhưng chủ yếu tập trung ở vùng Địa Trung Hải Việt Nam có 40 chi, gần 150 loài, mọc hoang và được trồng Tầm quan trọng nhất của họ này là cho tinh dầu, làm hương liệu: một số loài làm gia vị ( Húng, Kinh giới, Tía tô ), làm cảnh ( húng chanh) Tên gọi gốc của họ này là “Labiatae”, do hoa của chúng thông thường có các cánh hoa hợp thành môi trên và môi dưới Tên này hiện

Trang 4

nay vẫn hợp lệ nhưng phần lớn các nhà thực vật học sử dụng “Lamiaceae” khi nói về họ này [3,wiki]

Có 23 loài thường dùng làm thuốc, trong đó có 11 loài dùng trong công nghiệp Dược là Bạc hà, Đan Sâm, Hương nhu, Hạ khô thảo, Hoàng cầm, Hoắc hương, Húng chanh, Ích mẫu, Kinh giới, Râu mèo, Rau má lông, Tía

tô [3]

Cây thảo, sống lâu năm, cao 30-60 cm Thân mảnh cứng, hình vuông, mọc đứng, ít phân nhánh Lá mọc đối, chéo chữ thập, có các cặp lá hơi xa nhau,

có cuống ngắn (0.5 – 2 cm), phiến lá gần hình thoi, dài 4 – 8 cm, rộng 2 – 4

cm, mép lá có răng cưa ở 2/3 phía trên Cụm hoa ở ngọn, thưa, dài 8-10cm, gồm 6 – 10 vòng, mỗi vòng có 6 hoa trắng hoặc hơi tím; lá bắc nhỏ, rụng sớm Đài hình chuông có 5 răng, răng trên rộng, tõe ra ngoài Tràng 2 môi, hình ống hẹp, thẳng hay hơi cong, màu trắng hay lơ nhạt Nhọ mọc thò ra ngoài dài gấp 2 -3 lần tràng trông như râu mèo; chỉ nhị mảnh, nhẵn; vòi nhụy dài hơn nhị Quả bế tư, nhỏ, nhẵn Mùa hoa quả tầm tháng 4-7 [2,4,5,6]

Trang 5

Hình 2 Cụm hoa.

Râu mèo là cây nhiệt đới tương đối điển hình mọc tự nhiên, phổ biến ở Ấn

Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, các nước Đông Dương và cả ở châu Phi

Ở Việt Nam, râu mèo phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi như Cao Bằng, Thanh Hóa (Vĩnh Lộc); Hà Nội (Ba Vì), Lâm Đồng, Phú Yên (Tuy Hòa), Vũng Tàu – Côn Đảo, Ninh Thuận (Phan Rang), Kiên Giang (Phú Quốc)… Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc trên đất giàu chất mùn ở ven rừng, gần bờ nước hoặc trong thung lũng Độ cao phân bố của cây từ khoảng 10m ( ở Phú Yên) đến 600m (ở Cao Bằng) Cây sinh trưởng mạnh trong mùa xuân hè Mùa đông có hiện tượng bán tàn lụi ở phần thân cành trên mặt đất Cây ra hoa quả nhiều hành năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu

Trang 6

từ hạt, nhưng tỷ lệ nảy mầm thường rất thấp Râu mèo tái sinh chồi khỏe, nhất là từ những phần còn lại sau khi bị cắt [5]

Nguồn dự trữ râu mèo tự nhiên ở Việt Nam không đáng kể Dược liệu râu mèo được sử dụng hiện nay chủ yếu do trồng trọt Trên thế giới, Indonesia là nước trồng nhiều râu mèo nhất Ngoài khối lượng dược liệu được sử dụng nhiều trong nước, năm 1991 – 1995, nước này còn xuất khẩu sang thị trường chây Âu hàng năm từ 170 đến 200 tấn râu mèo khô [10]

B ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU

Lá: Biểu bì trên và dưới mang lông che chở và lông tiết Lông che chở có nhiều ở phần gân giữa, gồm 2 đến 6 tế bào, mặt lông phủ cutin lởm chởm Các lông che chở nhiều loại : ngắn hình ngón, đơn bào hoặc đa bào dài một dãy Các lông tiết nằm ở chỗ lõm của biểu bì, một số thì không có cuống của đầu đa bào, một số khác thì đầu 1-2 tế bào nằm trên cuống ngắn Hai đám

mô dày nằm sát biêu bì trên và biểu bì dưới ở phần gân chính Bó libe – gỗ xếp thành hình vòng cung tách đôi nằm ở giữa phần mô mềm của gân chính Phiến lá có mô giậu gồm một hàng tế bào hình chữ nhật xếp thảng đứng dưới lớp biểu bì trên Mô khuyết gồm 4 đến 6 hàng tế bào hình tròn [2,6]

C THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Thành phần được biết rõ nhất trong cây râu mèo là các flavonoid, trong đó

có 9 flavon và 2 flavonol glycosid.[2,8] Trong 9 flavon thì chủ yếu là sinensetin 2 flavonol glycosid là kaempferol O-β-glucosid và quercetin 3-O-β-glucosid [2,7,11,12,13]

Trang 7

Cỏ râu mèo có chứa một coumarin là esculetin ( 6,7- dihydroxy benzo α pyron) [2,8]

6,7 – dihydroxycoumarin

Lá cây và ngọn có hoa có chứa acid caffeic và các dẫn chất của acid caffeic, chủ yếu là acid rosmarinic, acid 2,3-dicafeoyltartaric Acid rosmarinic là thành phần hay gặp trong họ Lamiaceae nên trước đây người ta còn gọi là

“tanin của Lamiaceae” Acid rosmacinic là dedsid của acid caffeic với acid α- hydroxydihyrocaffeic [2,5,8,9,14]

Trang 8

Acid rosmarinic.

Lá râu mèo chứa một saponin, một alcaloid, tinh dầu 0,2 – 0,6 %, tanin và acid hữu cơ ( acid tartric, acid citric và acid glyconic) Saponin khi thủy phân cho sapogenin và đường là arabinose và glucose (hoặc fructose) [1,5]

Lá cây có hàm lượng kali cao (0,7 – 0,8 %) và một glycosid đắng là orthosiphon.[1,4,5]

Ngoài ra, râu mèo còn có các thành phần khác: betain, cholin, β – sitosteroid

và các alcol triterpenoid: α và β – amyrin, orthosiphonol [2,8,9,14]

D TÁC DỤNG SINH HỌC

Theo tác giả Chow S.Y Liao J.F (Đài Loan), dịch chiết từ râu mèo trên chó thí nghiệm bằng đường tiêm tĩnh mạch với liều 18,8 mg/kg/phút có tác dụng tăng cường bài tiết nước tiểu và các chất điện giải Na+, K+, Cl- Trên chuột trắng, râu mèo bằng đường tiêm xoang bụng với liều 2 – 4g/kg làm giảm hoạt động vận động của chuột Trên chó bằng đường tiêm tĩnh mạch với liều 0,179g/kg có tác dụng hạ huyết áp và làm giảm tần số hô hấp Dịch chiết bằng cồn của râu mèo trên chuột trắng bằng đường tiêm xoang bụng có LD50= 196g/kg

Các tác giả G.A Schut và J.H.Zwaving (Hà Lan) đã xác định tác dụng lợi tiểu của 2 flavon sinensetin và 3’-hydroxy-3,6,7,4’ tetramethoxyflavon của

Trang 9

râu mèo Thí nghiệm tên chuột nhắt trắng, chất 3’-hydroxy-3,6,7,4’ tetramethoxyflavon bằng đường tiêm tĩnh mạch với liều lượng 10mg/kg, lượng nước tiểu thu được sau 140phút là 410mg, còn Sinensetin dùng cùng liều trên, lượng nước tiểu thu được sau 160 phút là 614mg, trong khi đó ở lô chuột đối chứng, sau 120phút, không thu được một lượng nước tiểu nào Hai flavon trên cùng một liều 1mg/kg có so sánh với tác dụng của hydrochlorothiazid thấy tác dụng lợi tiểu yếu hơn và xuất hiện chậm Đồng thời, các tác giả cũng khẳng định 2 flavon trên với liều 10mg/kg trên chuột cống trắng, không thể hiện tác dụng lợi mật Xuất phát từ tác dụng điều trị viêm thận của râu mèo, 2 tác giả trên đã tiến hành nghiên cứu tác dụng chống viêm và tác dụng kháng khuẩn của các flavon chiết tách từ râu mèo Kết quả cho thấy trên thí nghiệm gây viêm bằng phương pháp cấy viên bông (cotton-pellet), sinensentin không thể hiện tác dụng chống viên Về tác dụng

kháng khuẩn, đã nghiên cứu với các chủng Escherichia coli, Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus

Enterococcus là những chủng có thể gây nhiễm đường tiết niệu, kết quả cho

thấy cả 3 flovon sinensetin, tetramethylsutellarein và 3’ – hydroxy -3, 6, 7, 4’ tetramethoxyflavon đều không có tác dụng kháng khuẩn với các chủng đã nêu.[5,15]

Về dược lý lâm sàng, theo các tác giả Ấn Độ, râu mèo rất có ích theo đều trị bệnh thận và phù thũng.Trên bệnh nhân, râu mèo có tác dụng làm kềm hóa máu, sự có mặt của hoạt chất orthosiphonin và muối kali trong dược liệu có tác dụng giữa cho acid uric và muối urat ở dạng hòa tan, do đó phòng ngừa được sự lắng đọng của chúng để tạo thành sỏi thận Ở Thái Lan, thí nghiệm trên những người tình nguyện khỏe mạnh, dịch râu mèo có tác dụng làm tăng sự bài tiết citrat và oxalat; Oxalat với hàm lượng cao có thể tăng nguy

Trang 10

cơ hình thành sỏi thận, sự bài tiết citrat được tăng cường giúp ngăn ngừa sự

Ngoài ra, dịch chiết lá râu mèo có tác dụng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường [5,16], nhưng tác dụng này không hằng định, cơ chế tác dụng có thể là do kích thích sự hình thành glycogen ở gan Các chất sinensetin và

tetramethylscutellarein có tác dụng ức chế tế bào u báng Ehrlich [5,17]

E TÍNH VỊ, CÔNG NĂNG

Râu mèo có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, tiêu viêm, trừ thấp.[4,5]

F CÔNG DỤNG:

Theo kinh nghiệm dân gian, râu mèo được dùng làm thuốc lợi tiểu trong điều trị bệnh viêm thận, sỏi thận, sỏi mật, tê thấp, phù thũng, viêm gan [5,6, herbal].Tài liệu Ấn Độ coi dịch hãm lá râu mèo là thuốc điều trị đặc hiệu các bệnh thận và bàng quang, ngoài ra còn dùng điều trị bệnh thấp khớp và bệnh gút [5].Có tác dụng tốt với các bệnh đường tiêu hóa, thấp khớp, đau lưng, đau nhức xương khớp [4]

Liều dùng: 5 – 12g lá hãm với nước sôi, chia làm 2 lần uống trước khi ăn cơm 15 – 30 phút Nên uống lúc dịch hãm còn nóng Hoặc sắc nước uống Thường dùng liên tục 8 ngày, nghỉ 2 – 4 ngày lại tiếp tục nếu cần thiết Có thể nấu thành cao lỏng, mỗi ngày dùng 2 – 5 g cao[1] Cao lỏng râu mèo được dùng làm thuốc hạ đường huyết trong bệnh tiểu đường Nếu dùng cả cây râu mèo thì liều dùng là 30 – 40 g, dùng triêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác

Trang 11

Có tài liệu chi rằng sau khi cây râu mèo ra hoa phải ngắt bỏ hoa vì hoa sẽ làm giảm lượng hoạt chất trong lá Gần đây một số bác sĩ Việt Nam và Thụy Điển đã sử dụng râu mèo trên lâm sàng cho bệnh nhân ở bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển ở Uông Bí và thấy thuốc không có tác dụng làm tăng nước tiểu bài tiết trong 12 – 24 giờ và uũng không làm ảnh hưởng đến bài tiết Na+ Trong trường hợp này cần kiểm tra lại thời gian thu hái và chất lượng của dược liệu [5]

* Bài thuốc có râu mèo:

- Chữa viêm thận mạn tính, viêm bàng quang, viêm khớp, phong thấp, viêm đường ruột:

Râu mèo 40g, tỳ giải và rễ ý dĩ mỗi vị 30g Sắc nước uống

- Chữa đái ra sỏi, đái ra máu, đái buốt:

Râu mèo 40g, Thài lài trắng 30g Sắc lấy nước, mỗi lần hòa thêm 6g bột hoạt thạch uống trong ngày, chia làm 3 lần Uống liền 5 – 7 ngày [5]

- Viêm thận phù thũng: Râu mèo, Mã đề, Lưỡi rắn trắng, mỗi vị 30g, sắc

uống

- Sỏi niệu đạo, bệnh đường tiết niệu: Râu mèo, Chó đẻ răng cưa, Thài lài,

mỗi vị 30g, sắc uống [4]

- Thuốc bổ tỳ giúp ăn ngủ ngon, đại tiểu tiện dễ dàng: Hạt sen, hà thủ ô, hoài

sơn, ý dĩ, cỏ xước, râu mèo mỗi vị 12 g Sắc uống ngày một thang

G ĐỊNH TÍNH

Phương pháp Sắc ký lớp mỏng:

Bản mỏng: Silica gel GF254

Dung môi khai triển: Toluen – ethyl acetat – aceton – acid formic (5:2:2:1)

Trang 12

Dung dịch thử: Ngâm và lắc kỹ 1g bột dược liệu với 5ml cloroform (TT) trong khoảng 10 phút Lọc và dùng dịch trong làm dung dịch thử

Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g Râu mèo ( mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mẫu thử

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 μl mỗi dung dịch trên Saul mỗi dung dịch trên Sau khi triển khai sắc ký, làm khô bản mỏng và phun hỗn hợp acid boric 10% -dung dịch acid oxalic 10% (2:1), sau đó sấy ở 1050C đến khi phát hiện rõ vết Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu và giá trị

Rf với các vết trên sắc ký đồcủa dung dịch đối chiếu Quan sát dưới ánhn áng tử ngoại ở bước sóng 366 nm, vết màu vàng cho phát quang màu xanh lá

mạ sáng [6]

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, 2004, trang 319 – 320

2 Ngô Văn Thu, Bài giảng Dược liệu, Tập 1, Trường Đại học Dược Hà Nội,

2004, trang 295- 298

3 Lê Đình Bích, Trần Văn Ơn, Thực vật học, NXB Y học, 2007, trang 319 – 320

4 Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, 1997, trang 979

5 Nhóm tác giả Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập 2, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2004, trang 623 – 625

6 Bộ Y Tế, Dược điển Việt Nam IV, trang 869

7 Andrew chevallier, Dược thảo toàn thư, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, 2006, trang 341

Trang 13

8 Joanne Barnes, Linda A Anderson and J David Phillipson, Herbal

medicines, Third edition, Pharmaceutical Press, 2007, p.381 – 385

9 ESCOP monographs, Second edition, The Scientific Foudation for Herbal Medicinal Products, Thieme, 2003, p.354 – 357

10 B Dzulkarnain, Lucie Widowati et al in PROSEA – Med & Pois Pl., 12(1); 1991; 368 – 371

11 Ohashi K et al Indonesian medicinal plants XXIII 1) Chemical

structures of two new migrated pimarane-type diterpenes,

neoorthosiphols A and B, and suppressive effects on rat thoracic aorta

of chemical constituents isolated from the leaves of Orthosiphon aristatus (Lamiaceae) Chem Pharm Bull 2000; 48: 433–435.

12 Schneider G, Tan HS Die lipophilen Flavone von Folia Orthosiphonis Dtsch Apoth Ztg 1973; 113: 201.

13 Pietta PG et al High-performance liquid chromatography with

diodearray ultraviolet detection of methoxylated flavones in Orthosiphon leaves J Chromatog 1991; 547: 439–442.

14 Sumaryono W et al Qualitative and quantitative analysis of the

phenolic constituents from Orthosiphon aristatus Planta Med 1991; 57:

176–180

15 Schut GA, Zwaving JH Pharmacological investigation of some

lipophilic flavonoids from Orthosiphon aristatus Fitoterapia 1993; 64:

99–102

16 Mariam A et al Hypoglycaemic activity of the aqueous extract of

Ngày đăng: 15/02/2016, 22:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w