Phân tích lý luận về kinh tế hàng hóa vận dụng lý luận vào điều kiện việt nam hiện nay
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN VÀ CHẤT LƯỢNG CAO
BÀI TẬP LỚN
Môn: Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin II
Đề tài:
PHÂN TÍCH LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ HÀNG HÓA.
VẬN DỤNG LÝ LUẬN VÀO ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM HIỆN NAY.
Người hướng dẫn: PGS TS Tô Đức Hạnh
HÀ NỘI
Trang 2A LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước Việt Nam ta đã phải trải qua hơn 30 năm của hai cuộc chiến tranh trường kỳ gian khổ chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ Hai cuộc chiến tranh đó
đã để lại những hậu quả nặng nề cho đất nước ta về mặt kinh tế Sau chiến tranh, nền kinh tế nước ta vẫn dậm chân tại chỗ, đi lên chủ yếu là sản xuất nhỏ, tự cung,
tự cấp, một số vùng núi còn mang đậm dấu ấn của kinh tế tự nhiên hàng hoá sản xuất ra không đủ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân Hơn thế nữa kinh
tế hàng hoá ở nước ta lại có một thời gian dài hoạt động theo cơ chế của nền kinh tế tập trung chỉ huy Vì tất cả những lý do đó, công cuộc phát triển kinh tế đã trở thành nhiệm vụ, mục tiêu số 1 đối với toàn Đảng, toàn dân ta trong những bước đường đi tới
Trong công cuộc phát triển kinh tế đó, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, đường lối, trong đó việc phát triển nền kinh tế hàng hoá là nhiệm vụ cơ bản nhất Chuyển nền kinh tế từ hoạt động theo cơ chế kế hoạch tập trung, hành chính, quan liêu bao cấp sang phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN là nội dung, bản chất và đặc điểm khái quát nhất đối với nền kinh tế của nước ta trong hiện tại và trong tương lai Quá trình đó giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá để huy động sức mạnh của toàn dân vào việc khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng xa, cần phải phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đó là chủ trương có tính chiến lược trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay mà Đảng và nhà nước ta đã xác định
Trang 3B NỘI DUNG
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN THEO CHỦ NGHĨA MARX - LENIN VỀ NỀN KINH TẾ HÀNG HOÁ:
1 Sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hóa hay kinh tế hàng hóa:
a) Từ sản xuất tự cấp tự túc cho đến nền sản xuất hàng hóa:
Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội tồn tại hai kiểu tổ chức kinh tế, đó là sản xuất tự cấp tự túc (nền kinh tế tự nhiên) và sản xuất hàng hóa Trong đó sản xuất tự cấp tự túc xuất hiện đầu tiên và là nền tảng cho sản xuất hàng hóa ra đời Vậy trước hết ta hãy tìm hiểu thế nào là sản xuất tự túc tự cấp
Sản xuất tự túc tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm do lao động tạo ra
là nhằm để thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất Sản xuất tự cung tự cấp hay còn được gọi là sản xuất tự túc tự cấp hoặc nền kinh tế tự nhiên Đây là kiểu tổ chức khép kín tức là không có sự giao lưu với bên ngoài vì vậy nó thường gắn liền với sự bảo thủ, trì trệ, bị giới hạn bởi nhu cầu hạn hẹp, kỹ thuật thô sơ lạc hậu, nó thiếu động lực thúc đẩy khiến cho nền sản xuất phát triển chậm chạp Chính vì vậy, nền kinh tế tự nhiên tồn tại trong các giai đoạn phát triển thấp của xã hội: thời nguyên thuỷ, nô lệ, phong kiến
Trong quá trình sản xuất công cụ dần dần được cải tiến, lực lượng sản xuất phát triển làm cho sản phẩm sản xuất ra được nhiều nhiều hơn điều đó dẫn tới việc trao đổi hàng hoá và dẫn tới sự ra đời của nền sản xuất hàng hoá Sản xuất hàng hoá
là kiểu tổ chức kinh tế trái ngược hẳn với sản xuất tự túc mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi hoặc mua bán trên thị trường Với mục đích sản xuất nhắm chủ yếu vào giá trị của sản phẩm và lợi nhuận, nền sản xuất hàng hóa là động lực thúc đẩy nền sản xuất phát triển nhanh chóng
Sự xuất hiện của sản xuất hàng hóa là bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của xã hột loài người, đưa loài người thoát khỏi tình trạng “mông muội”, xóa
bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội
Trang 4b) Hai điều kiện ra đời của nền sản xuất hàng hóa:
Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi xã hội hội tụ đủ hai điều kiện sau đây:
- Sự phân công lao động xã hội:
Trước hết phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội một cách tự phát thành các ngành, nghề khác nhau Cho đến nay trong lịch sử đã diễn ra ba cuộc phân công lớn đó là: việc chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt; nền thủ công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp hình thành các ngành sản xuất độc lập như: rèn, gốm…; sự xuất hiện ngành thương nghiệp
Chính sự phân công đó đã tạo ra sự chuyên môn hóa lao động, do đó dẫn đến chuyên môn hóa sản xuất Bởi sự xuất hiện phân công lao động xã hội nên mỗi người sản xuất sẽ làm một công việc cụ thể, vì vậy họ chỉ tạo ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định Tuy nhiên trong cuộc sống mỗi người lại đòi hỏi rất nhiều các loại sản phẩm khác nhau Để thỏa mãn cho những nhu cầu đó, đòi hỏi họ phải mối liên hệ phụ thuộc vào nhau, phải trao đổi sản phẩm cho nhau Chính sự trao đổi sản phẩm đó là cơ sở, là tiền đề cho sự xuất hiện của sản xuất hàng hóa Điều đó đã được khẳng định qua nhận định của K.Marx: “Sự phân công lao động xã hội này là điều kiện tồn tại của nền sản xuất hàng hóa, mặc dầu ngược lại, sản xuất hàng hóa không phải là điều kiện tồn tại của sự phân công lao động xã hội”
Tuy vậy cũng theo ý kiến của Marx ở trên, sự tồn tại của phân công lao động
là điều kiện cần nhưng chưa đủ cho sự xuất hiện của sản xuất hàng hóa Người đã chứng minh điều đó khi chỉ ra rằng trong công xã thị tộc Ấn Độ thời cổ đại đã có
sự phân công lao động khá chi tiết nhưng những sản phẩm mà họ tạo ra vẫn chưa phải là hàng hóa Bởi tư liệu sản xuất lúc đó là của chung nên sản phẩm làm ra dù được chuyên môn hóa nhưng vẫn là của chung, được phân phối trực tiếp cho từng thành viên chứ không phải là trao đổi Chính vì vậy sản xuất hàng hóa ra đời cũng cần đến điều kiện thứ hai
- Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất:
Sự tách biệt này hình thành bởi các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà ban đầu là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất Điều này đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động Dựa vào điều kiện này mà người chủ tư liệu sản xuất có quyền quyết định việc sử dụng tư liệu
Trang 5sản xuất và những sản phẩm do họ sản xuất ra Như vậy quan hệ sở hữu khác nhau
về tư liệu sản xuất đã chia rẽ người sản xuất, làm họ tách biệt nhau về mặt kinh tế Trong điều kiện đó người sản xuất này muốn sử dụng sản phẩm của người sản xuất khác thì phải trao đổi sản phẩm lao động cho nhau Sản phẩm lao động trở thành hàng hoá K.Marx đã thể hiện điều đó qua nhận định: “Chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như
là những hàng hóa”
Từ những phân tích ở trên ta có thể thấy rằng sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi xuất hiện và tồn tại đồng thời hai điều kiện tiên quyết nói trên, nếu thiếu một trong hai điều kiện đó thì không có sản xuất hàng hóa cũng như sản phẩm lao động không mang hình thái hàng hóa
2 Các loại hình kinh tế hàng hóa:
Nền kinh tế sản xuất hàng hóa ra đời cùng với chế độ chiếm hữu nô lệ, phát triển trong chế độ phong kiến và đạt đến đỉnh cao trong Chủ nghĩa Tư bản và Chủ nghĩa Xã hội và cuối cùng theo chủ nghĩa Marx – Lenin sẽ tự tiêu vong khi sự chiếm hữu tư liệu sản xuất kết thúc tức là khi Chủ nghĩa Cộng sản ra đời Trong suốt chu kì hình thành và phát triển của nó, nền sản xuất hàng hóa phát triển trải qua nhiều loại hình khác nhau, có thể khái quát thành hai giai đoạn chính:
a ) Giai đoạn sản xuất hàng hóa phát triển thấp, hay nền kinh tế hàng hóa giản đơn:
Đây là giai đoạn đầu của nền sản xuất hàng hóa, khi nền kinh tế hàng hóa đơn giản chỉ dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân nhỏ về tư liệu sản xuất kết hợp sức lao động cá nhân của người lao động Trong giai đoạn này, người lao động sở hữu hoàn toàn tư liệu sản xuất, trên cơ sở đó họ tự tổ chức sản xuất và mọi sản phẩm làm ra đều thuộc về bản thân Loại hình sản xuất này chủ yếu nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu sinh sống và một phần nhu cầu sản xuất của bản thân người sản xuất
và gia đình họ, vận động theo công thức H – T – H (Hàng – Tiền – Hàng) Ở giai đoạn này, nền sản xuất chỉ có quy mô nhỏ, và phân tán, sản phẩm được làm chủ yếu theo phương pháp thủ công lạc hậu khiến cho nền sản xuất phát triển chậm Đặc trưng của giai đoạn kinh tế hàng hoá giản đơn này là: Dựa trên cơ sở kỹ thuật thủ công tương ứng với văn minh nông nghiệp; tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất; cơ
Trang 6cấu kinh tế là nông nghiệp – thủ công nghiệp; hàng hoá chưa mang tính phổ biến;
cơ chế kinh tế vận động theo quan hệ giữa giá cả và giá trị theo cạnh tranh và cung cầu nhưng ở trình độ thấp Chính vì vậy sản xuất hàng hóa giản đơn nảy sinh vào cuối thời kì tan rã của chế độ công xã nguyên thủy và chỉ tồn tại qua phương thức thức sản xuất phong kiến và chỉ tồn tại một phần rất nhỏ ở các phương thức sản xuất tiếp theo Cùng với sự xuất hiện các phương thức sản xuất mới, sản xuất hàng hóa giản đơn từng bước phát triển lên nền sản xuất hàng hóa cao hơn, phát triển hơn
b) Giai đoạn sản xuất hàng hóa phát triển, nền kinh tế thị trường:
Kinh tế thị trường là một hình tức phát triển cao độ của nền kinh tế hàng hóa giản đơn Trong giai đoạn này, nền sản xuất có quy mô tập trung và lớn hơn nhiều
so với gia đoạn trước, sử dụng máy móc công nghệ hiện đại có năng suất cao Ở hình thực sản xuất này, hầu hết các quan hệ kinh tế trên diễn ra trên thị trường, chịu
sự chi phối của các qui luật kinh tế vốn có của nó , hay chịu sự chi phối của cơ chế thị trường tự điều chỉnh Căn cư vào sự phát triển của kinh tế thị trường, ta có thể chia chúng thành hai gia đoạn nhỏ hơn đó là nền kinh tế thị trường tự do và nền kinh tế thị trường hỗn hợp
Kinh tế thị trường tự do (cổ điển) là bước chuyển từ kinh tế hàng hóa giản đơn Bước chuyển này gắn với các điều kiện như : giao thông vận tải và nói rộng hơn kết cấu hạ tầng sản xuất phải đạt đến trình độ nhất định ; nền đại công nghiệp
cơ khí đã hình thành; tín dụng đã phát triển nhất định ; các thị trường đất đai và thị trường sức lao động đã hình thành Đặc trưng của bước chuyển giai đoạn kinh tế thị trường tự do là: Dựa trên kỹ thuật cơ điện gắn với nền văn minh công nghiệp ; dựa trên tư hữu nhỏ và tư hữu lớn ; ứng với cơ cấu kinh tế nông – công nghiệp và tiến tới công – nông nghiệp – dịch vụ ; vận động theo cơ chế thị trường tự điều chỉnh
Kinh tế thị trường hỗn hợp là bước chuyển từ kinh tế thị trường tự do lên, đây là hình thức phát triển cao nhất của kinh tế hàng hoá , một hình thức mà ở đó hầu hết các quan hệ kinh tế , các câu hỏi sản xuất cái gì , bằng công nghệ gì và cho
ai đều được xử lý của nhà nước Người ta gọi kinh tế thị trường hiện đại là kinh tế thị trường hỗn hợp , bởi lẽ nguyên tắc chi phối thị trường ở giai đoạn này không chỉ
do bàn tay vô hình – cơ chế thị trường tự điều chỉnh , mà còn do bàn tay hữu hình –
sự qủan lý vĩ mô của nhà nước Trong thời đại ngày nay, hầu hết các quốc gia trên
Trang 7thế giới đều vận động theo mô hình kinh tế thị trường hỗn hợp , mặc dầu vậy với mức độ , phạm vi ảnh hưởng có khác nhau Mặt khác cần ý thức sâu sắc rằng : kinh tế thị trường, một hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hoá và mang tính phổ biến trong xã hội tư bản, song không vì thế mà đồng nhất kinh tế hàng hoá với kinh tế tư bản chủ nghĩa Bước chuyển từ kinh tế thị trường tự do lên kinh tế thị trường hiện đại gắn với các điều kiện: sự xuất hiện sở hữu Nhà nước, thị trường chứng khoán, quốc tế hoá sản xuất, đời sống Đặc biệt sự xuất hiện vai trò mới – vai trò quản lý vĩ mô - của Nhà nước đối vơi kinh tế thị trường Đặc trưng của hình thức kinh tế thị trường hỗn hợp: dựa trên kỹ thuật điển tử tin học gắn liền với nền văn minh hậu công nghiệp hay văn minh trí tuệ; tồn tại các hình thức sở hữu Nhà nứơc, sở hữu cổ phần ,sở hữu quốc tế, dựa trên cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch
vụ – nông nghiệp; vận động theo cơ chế kinh tế hỗn hợp của 2 bàn tay vô hình và hữu hình
3 Ưu thế của kinh tế hàng hóa so với nền kinh tế tự nhiên:
So với nền sản xuất tự cung tự cấp, sản xuất hàng hóa hay nền kinh tế hàng hóa có những ưu thế cơ bản:
Thứ nhất, do mục đích của sản xuất hàng hóa không phải để thỏa mãn nhu cầu của bản thân người sản xuất như trong nền kinh tế tự nhiên mà để thỏa mãn nhu cầu của người khác, của thị trường, chính vì sự gia tăng không hạn chế của thị trường đó đã tạo nên một động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển
Thứ hai, do cạnh tranh gay gắt nên buộc mỗi người sản xuất hàng hóa phải năng động hơn trong sản xuất – kinh doanh, phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tiêu thụ được hàng hóa và thu được lợi nhuận nhiều hơn Chính cạnh tranh đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ
Thứ ba, sự phát triển của sản xuất xã hội với tính chất “mở”, các quan hệ hàng hóa – tiền tệ làm cho giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các địa phương trong nước và quốc tế ngày càng phát triển Từ đó tạo điều kiện ngày càng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, sản xuất hàng hóa cũng tạo nên sự phân hóa giàu nghèo, tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng kinh tế - xã hội, phá hoại môi trường sinh thái…
Trang 8II/ VẬN DỤNG NHỮNG LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ HÀNG HÓA VÀO ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM HIỆN NAY:
1 Sự cần thiết của việc phát triển nền kinh tế hàng hóa đặc biệt là nền kinh tế nhiều thành phần định hướng Xã hội Chủ nghĩa:
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước, khu vực kinh tế nhà nước đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế phục vụ cho tiền tuyến Trong thời kì đó chúng ta đã đạt được những thành quả kinh tế không thể phủ nhận được Năm 1975, sau khi đất nước thống nhất Chúng ta đã duy trì được một nền kinh tế tập trung với tham vọng tập trung phát triển công nghiệp nặng đồng thời phát triển toàn diện công nghiệp nhẹ và nông nghiệp Tuy nhiên, nền kinh tế đó không đem được lại hiệu quả như mong muốn bởi chúng ta đất nước
ta vẫn chưa hội tụ đủ những yếu tố cơ bản về kinh tế Thứ nhất, do vừa thoát ra khỏi chiến tranh, của cải vật chất chủ yếu đổ vào phục vụ kháng chiến nên vốn tích lũy trong nước không là bao Không những thế, cơ sở hạ tầng và máy móc trang thiết bị bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh Trong khi đó bộ máy quản lý kinh tế lại cồng kềnh, nhiều cấp trung gian, kém năng động, sản sinh ra đội ngũ quản lý thiếu năng lực, phong cách cửa quyền quan liêu Chính vì phát triển nền kinh tế một cách thiếu toàn diện như vậy nên nền kinh tế Việt Nam trở nên sa sút, người dân mất lòng tin với Đảng và Nhà nước
Tình hình trong nước đã vậy, trong khi đó trên thế giới nền kinh tế hàng hóa đặc biệt là nền kinh tế hỗn hợp đã và đang được thực hiện một cách hiệu quả Chính vì vậy năm 1986, chúng ta chuyển nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
Nền kinh tế nhiều thành phần trong sự vận động của cơ chế thị trường chính
là nguồn lực tổng hợp to lớn để đưa nền kinh tế nước ta vượt khỏi thực trạng thấp kém, đưa nền kinh tế hàng hóa phát triển kể cả trong điều kiện ngân sách Nhà nước hạn hẹp Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế trong đó các thiết chế, công cụ và nguyên tắc vận hành kinh tế thị trường được tự giác tạo lập và sử dụng để giải phóng triệt để sức sản xuất, từng bước cải thiện đời sống của
Trang 9nhân dân, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Phát triển kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói, giảm nghèo; từng bước làm cho mọi thành viên xã hội đều
có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường , giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người Phát triển như vậy là nhằm tạo ra sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường hiện nay Và thực chất nó cũng đáp ứng được yêu cầu của việc phát triển lực lượng sản xuất cũng như việc chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn (nền sản xuất xã hội chủ nghĩa) đồng thời nó cũng hết sức phù hợp với sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế ở đất nước ta Công cuộc chuyển đổi kinh tế mà Đại hội Đảng VI đề ra trong hoàn cảnh đó là hết sức cần thiết và phù hợp với hoàn cảnh đất nước ta thời kì đó
2 Thực trạng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở Việt Nam Thành quả đạt được và những mặt hạn chế:
Sau hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã chuyển đổi thành công từ thể chế kinh
tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Ðường lối đổi mới của Ðảng đã được thể chế hóa thành Hiến pháp, pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển Chế độ sở hữu và cơ cấu các thành phần kinh tế được đổi mới cơ bản từ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể là chủ yếu sang nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế đan xen hỗn hợp, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho khai thác tiềm năng trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế - xã hội Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã đi vào cuộc sống, doanh nghiệp và doanh nhân được tự chủ kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh để phát triển Việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, xóa đói, giảm nghèo đạt nhiều kết quả tích cực GDP bình quân theo đầu người của Việt Nam trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1989 từ 97.2 USD mỗi người cũng như tổng GDP là 6.3
Trang 10tỷ USD đã tăng lên 1168 USD mỗi người và 101 tỷ USD tổng GDP năm 2010, tăng lần lượt 1201.6% và 1603.2% Cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Cụ thể là: Tỉ trọng khu vực công nghiệp trong cơ cấu GDP từ 21.6% (năm 1988) tăng lên 41,1% (năm 2010); khu vực dịch
vụ từ 33.1% (năm 1988) tăng lên 38,3% (năm 2010); khu vực nông nghiệp từ 46.3% (năm 1988) giảm xuống 20,6% (năm 2010) Trong giai đoạn này, nền kinh
tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển
Tuy nhiên, quá trình xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập kinh
tế quốc tế của đất nước Hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa đầy đủ, đồng
bộ và thống nhất Việc xử lý các vấn đề liên quan đến đất đai còn nhiều vướng mắc Vấn đề sở hữu, quản lý và phân phối trong các doanh nghiệp nhà nước chưa giải quyết tốt, gây khó khăn cho sự phát triển và làm thất thoát tài sản nhà nước, nhất là khi tiến hành cổ phần hóa Các yếu tố thị trường và các loại thị trường hình thành, phát triển chậm, thiếu đồng bộ, vận hành chưa thông suốt Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, gian lận thương mại, trốn, lậu thuế còn nhiều, chậm được khắc phục Phân bổ nguồn lực quốc gia chưa hợp lý Chính sách tiền lương còn mang tính bình quân, chưa bảo đảm đời sống của người hưởng lương, chưa khuyến khích, thu hút và sử dụng được người tài Hệ thống thuế chưa thực hiện tốt chức năng điều tiết và bảo đảm công bằng xã hội, thúc đẩy đầu tư, đổi mới công nghệ, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu Cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành của bộ máy nhà nước còn nhiều bất cập, hiệu lực, hiệu quả quản lý còn thấp Cải cách hành chính chưa đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra Tệ tham nhũng, quan liêu, lãng phí vẫn nghiêm trọng Cơ chế, chính sách phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội đổi mới chậm, chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục - đào tạo còn thấp Khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng ngày càng lớn Hệ thống an sinh xã hội còn sơ khai Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội thấp Nhiều vấn đề bất cập, bức xúc trong xã hội và bảo vệ môi trường chưa được giải quyết tốt
3 Những giải pháp khắc phục khó khăn và tiếp tục hoàn thiện nền kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa: