1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá chủ nghĩa xã hội hiện thực hơn bảy thập kỷ qua, nguồn gốc, nguyên nhân khủng hoảng và sụp đổ của liên xô và các nước đông âu

146 353 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 7,26 MB

Nội dung

Để tìm ra tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến sựp đổ, cần phải kết hợp giữa sự phân tích lôgíc và phân tích lịch sử về các mô hình chủ nghĩa xã hội đã được áp dụng, về lịch sử phát triển c

Trang 1

"Đánh giá chủ nghĩa xã hội biện thực hơn bảy thập kỷ qua,

Nguần gốc, nguyên nhân khủng hoàng và sụp đổ của Liên Xô

và các nước Đông Âu"

Chủ nhiệm đề tồi: Giáo sư TRẦN NHÂM

Cơ quan chủ trì đề tai: VIỆN QUỐC TẾ

VIỆN NGHIÊN CỨU CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

s 2944

›¡_ HÀ NỘI, 10 - 1995

"9144 1/4

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Phầm thứ nhất: MỤC TIÊU, NHIEM VU VA TRIEN KHAI THUC

HIỆN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KX.01.03 3

I Hơn bảy mươi năm qua, chủ nghĩa xã hội hiện thực đã trải

qua nhiều giai đoạn, nhiều mô hình phát triển khác nhau,

đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt, có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc

lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, : 3

II Mục tiêu nghiên cứu

TH Để đạt được những mục tiêu trên, đề tài đã tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau đây

IV Những đóng góp mới về khoa học của dé tai

Phần thứ hai: ` NHỮNG THÀNH TỰU VÀ CONG HIẾN, NHỮNG SAI LẦM

VÀ KHUYẾT TẬT CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC

1I Những thành tựu và cống hiến của chủ nghĩa xã hội hiện thực trong hơn bảy thập kỷ qua 17

IH Những sai lầm, khuyết tật của chủ nghĩa xã hội hiện thực trong hơn bảy mươi năm qua 27 Phim thi ba — NGUỒN GỐC, NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG

VÀ SỤP ĐỔ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ

« — Nguồn gốc, nguyên nhân khủng hoảng và sụp đổ của Liên

TH Tác động của sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu đối với

Phần thứ tư NHỮNG BÀI HỌC CHỦ YẾU - VẤN ĐỀ NHẬN THỨC

LẠI CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, CHỦ NGHĨA XÃ HỘI T1

I Những bài học cho hôm nay và ngày mai 17

II Qua sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô

và Đồng Âu, vấn đè được đặt ra là phải nhận thức lại

chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội và vận dụng sáng tạo vào công cuộc đổi mới ở nước ta như thế nào 82 Phần thứ năm: VỀ MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG

XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 102

`

Trang 3

PHẦN THỨ NHẤT

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ VIỆC TRIẾN KHAI THỰC HIỆN

NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KX.01.08

L HON 70 NAM QUA, CHU NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC ĐÃ TRẢI QUA

NHIỀU GIAI ĐOẠN, NHIỀU MÔ HÌNH PHÁT TRIEN KHAC NHAU,

ĐÃ DAT ĐƯỢC NHỮNG THÀNH TỰU TO LỚN VỀ NHIỀU MẶT,

CÓ NHIỀU ĐÓNG GÓP TÍCH CỰC VÀO SỰ NGHIỆP ĐẤU TRANH VÌ HOÀ BÌNH,

ĐỘC LẬP DÂN TỘC, DÂN CHỦ VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI

Nhưng chủ nghĩa xã hội trong một số giai đoạn nào đó đã không phát huy và

sử dụng được những tiềm năng to lớn của mình, ngày càng bộc lộ những yếu kém, khuyết tật, không thích nghỉ được với những đòi hôi mới của thế giới hiện đại, lâm vào trì trệ và khủng hoảng Và cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của chế độ

xã hội chủ nghĩa ở Đồng Âu và Liên Xô trong các năm 1989 - 1991

Đây là một cuộc tổng khủng hoảng của cả hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới vì

nó diễn ra một cách toàn diện, sâu sắc ở hầu hết các nước, kéo dài và mở rộng trong không gian và thời gian, khủng hoàng chế độ ỡ một số lớn các nước xã hội chủ nghĩa, dẫn đến sụp đố cả một mảng lớn các nước xã hội chủ nghĩa Nguy hiểm nhất là sự sụp đổ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Xô viết - trụ cột của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới

Sự sụp đổ ở Liên Xô, Đông Âu đã tác động vô cùng nghiêm trọng đến các nước

xã hội chủ nghĩa khác, đến các đảng cộng sản và công nhân ở các nước tư bản

phát triển, đến các nước đang phát triển, đến phong trào không liên kết, dẫn đến

sự tan rã của một loạt nước đi theo hướng xã hội chủ nghĩa ở Á - Phi, Mỹ Latinh

Sự sụp đổ này làm thay đổi căn bản so sánh lực lượng trên thế giới, cán cân nghiêng về phía Mỹ và các nước tư bản phát triển

Sự sụp đồ ấy đã tác động không nhỏ đến nước ta, gây ra hoang mang dao động

và hoài nghỉ trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa và công cuộc đổi mới hiện nay trên đất nước ta

Do vậy, việc nghiên cứu, đánh giá 70 năm của chủ nghĩa xã hội hiện thực, nghiên cứu ngườn gốc, nguyên nhân khủng hoảng và sụp đổ của Liên Xò và Đông

3

Trang 4

Âu đã và đang được tiến hành ở nhiều nước Báo chí nước ngoài cũng đã có những

bài nghiên cứu xuất phát từ lập trường và phương pháp khác nhau về sự sựp đồ

nói trên Ở nước ta, một số cơ quan khoa học và lý luận đã triên khai nghiên cứu

và tổ chức các cuộc hội thảo về các nguyên nhân, ngườn gốc khủng hoảng và sụp

đổ của Liên Xô và Đông Âu

Nhìn chung, những nhận định về 70 năm của chủ nghĩa xã hội hiện thực, các ˆ

nguyên nhân, ngưồn gốc của cuộc khủng hoảng và sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu,

về mô hình mới của chủ nghĩa xã hội còn rất khác nhau Nhiều nhận định có

tính chính luận, tính xúc cảm trực quan, thiếu luận cứ khoa học, thiếu tính hệ

thống và chưa có sức thuyết phục cao :

Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan, toàn diện trên lập

trường mácxít xuất phát từ phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

chặng đường hơn 70 năm của chủ nghĩa xã hội hiện thực, cuộc khủng hoảng và sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu thật sự là một vấn để có ý nghĩa khoa học, lý luận

chính trị, tư tưởng và thực tiễn quan trọng Mặt khác, nó phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu mô hình chủ nghĩa xã hội ở nước ta - nội đưng của chương trình

KX.01, bởi vì chỉ có thể tự đánh giá, tự phê phán những hạn chế, sai lầm của mô

hình cũ thì mới xác lập và từng bước xây dựng mô hình mới của chủ nghĩa xã

hội Đó là một yêu cầu cơ bản, cấp bách liên quan chặt chế đến nhiều vấn đè lý luận và thực tiễn nóng bong đang đặt ra trong sự nghiệp đổi mới của chúng ta

hiện nay

II MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU

Là một bộ phận hữu cơ của chương trình KX.01, dựa vào những yêu cầu chung của Ban chủ nhiệm chương trình, đề tài được nghiên cứu nhằm các mục tiêu sau đây:

1 Phân tích và đánh giá một cách khách quan, toàn diện những thành tựu to lớn mà chủ nghĩa xã hội đã đạt được trong hơn 70 năm qua Ở đây cự ly của vấn

đề không phải là nghiên cứu quá trình phát triển lịch sử của chủ nghĩa xã hội mà

chủ yếu là thông qua những lát cắt lịch sử diễn ra qua những nước ngoặt lớn của

chủ nghĩa xã hội, và xuất phát từ quan điểm lịch sử cụ thể, bằng phương pháp tư duy lôgíc mà đánh giá đúng đắn những cống hiến to lớn của chủ nghĩa xã hội

trong cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Từ

i đó, vạch ra ý nghĩa lịch sử và tác động to lớn của chủ nghĩa xã hội đã góp phần

Trang 5

Đồng thời, vạch ra những hạn chế, sai lầm, khuyết tật về các mặt chính trị,

kinh tế, xã hội, văn hoá, tư tưởng Đề tài này không phải nghiên cứu tất cả

những sai lầm bất kỳ, mà là nghiên cứu những sai lầm to lớn, phổ biến nhằm

lam rõ đó là sơi lầm uề lý luận, học thuyết, về lựa chọn con đường, hoặc sai lầm về xác lập mô hình phát triển, về bước đi, phương pháp tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa Làm rõ nguyên nhôn, nguồn gốc nào dẫn đến những sai Tam, khuyết tật mang tính phổ biến, kéo dài và trầm trọng của các nước xã hội chủ nghĩa

2 Phân tích ngưồn gốc, nguyên nhân, tính chất của khủng hoảng và sụp đổ

của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, làm rõ đây là một cuộc tổng khủng

hoảng sâu sắc của chủ nghĩa xã hội, tính tất yếu và không tất yếu của khủng

hoảng dẫn đến sụp đố Từ đó mà phân tích nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp dẫn đến một sự sụp đổ dây chuyền, nhanh chóng một mảng

lớn các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là sụp đố ngay ở trụ cột của hệ thống

3 Đánh giá tác động của sự sụp đổ của Liên Xô, Đông Âu đối với cục diện

chung của thế giới, phân tích tình hình so sánh lực lượng quốc tế sau sự chấn động này, từ đó diễn ra một sự sắp xếp mới về các lực lượng

4 Rút ra những bài học kinh nghiệm cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã

hội, cho công cuộc đối mới của nhân đân ta bổ sung và phát triển quan niệm và lý

luận về chủ nghĩa xã hội hiện đại, luận chứng một cách khoa học cho việc xây

dựng mô hình chủ nghĩa xã hội phù hợp với thực tiễn Việt Nam, dong thời góp phần vào cuộc đấu tranh trên mặt trận lý luận, tư tưởng hiện nay

TT ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC NHỮNG MỤC TIÊU TRÊN, ĐỀ TÀI ĐÃ TẬP TRUNG

GIẢI QUYẾT NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU SAU ĐÂY:

1 Quán triệt phương pháp luận mátxít, đòng thời xác định những định hướng chính trị - tư tưởng của Đảng trong toàn bộ quá trình nghiên cứu, trong việc lựa chọn phương pháp tiếp cận đối tượng nghiên cứu; trên cơ sở ấy xác định lôgích khoa học của nội dung nghiên cứu Phân tích đánh giá một sự kiện lớn có tầm quốc tế, cả chiều rộng và chiều sâu, cả lịch sử và hiện đại như sự kiện khủng

hoảng và sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu thì việc quán triệt phương pháp luận

nghiên cứu có định hướng đúng đắn, sử dụng phương pháp tiếp cận chính xác, có

tầm quan trọng đặc biệt, bảo đảm tính khách quan, khoa học trong quá trình nghiên cứu, tránh được chủ quan, tuỳ tiện, không bóp méo sự thật cũng không hiện đại hoá lịch sử v.v

Sự sụp đổ của Liên Xöœ<—_——»và Đông Âu kéo theo sự sụp đổ và tan rã cả một

chế độ xã hội, một Nhà nước Xôviết, một Đảng cộng sản có cả bề dày hàng chục

5

Trang 6

năm lịch sử Để tìm ra tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến sựp đổ, cần phải kết

hợp giữa sự phân tích lôgíc và phân tích lịch sử về các mô hình chủ nghĩa xã hội

đã được áp dụng, về lịch sử phát triển của Nhà nước Xôviết, về quá trình xây dựng Đảng Cộng sản Liên Xô; phân tích những yếu tố hình thành và phát triển

chủ nghĩa cơ hội, xét lại trong lịch sử phát triển của Đảng Cộng sản Liên Xô

Phải từ thành công và thất bại, từ thành tựu và sai lầm, cái được và chưa được, - những nhân tố mới nẩy sinh sau sụp đổ mà tổng kết lịch sử, tổng kết thực tiễn, rút ra những luận cứ có cơ sở khoa học Ta

Do vậy, nhiệm uụ đầu tiên mà đề tài cố gắng đà ra là xác định phương pháp luận nghiên cứu; giải quyết vấn đề này được xem như là định hướng cơ bản cho việc bắt tay vào công việc nghiên cứu

8, Dựng lên một hệ thống các vấn đề và mối liên hệ hữu cơ giữa các vấn đè ấy với nhau, trên cơ sở đó xác lập một chỉnh thể các đề tài nhánh cần tiến hành nghiên cứu Xác định trọng tâm những vấn đề cần giải quyết, phân ranh giới và mức độ có thể giải quyết của từng đề tài nhánh Nghĩa là đóng khung phạm vi nghiên cứu của đề tài không vượt sang phạm vi nghiên cứu của các đè tài khác trong chương trình KX.01

` Với nội dung nghiên cứu cia dé tai KX.01.03 có mấy vấn đề cần đặc biệt quan

a- Đánh giá chủ nghĩa xã hội hiện thực hơn 70 năm qua - những thành tựu và

cống hiến, những sai lầm khuyết tật của nó

b- Những ngưồn gốc, nguyên nhân khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu

e- Những bài học chủ yếu Vấn đề nhận thức lại chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội

d- Các quan điểm phương pháp luận về mô hình chủ nghĩa xã hội và con

đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Bốn vấn đề có mối liên hệ chặt chẽ với nhau không tách rời, mỗi vấn đề đều có ngoại diện và nội hàm không giống nhau nhưng lại quan hệ chặt chẽ với nhau Đồng thời qua đó nhìn thấy rõ phạm vi nghiên cứu của từng vấn đè một, không trùng lặp nhau, và cũng không trùng lặp nội dung và phạm vi nghiên cứu của các

đề tài khác Chẳng hạn, cũng có thể từ góc độ phân tích tính chất, nội dung của thời đại ngày nay mà nghiên cứu đề tài này, nhưng đề tài lại không đặt vấn đề nghiên cứu kỹ nó, vì đó là phạm vi nghiên cứu của đề tài KX.01.04

Trang 7

3 Củng cố và tăng cường phòng tư liệu của Viện Quốc tế, nhằm tập trung toàn

bộ chú ý vào việc khai thác các tư liệu có liên quan đến đề tài

Theo hướng này, Phòng Tư liệu có trách nhiệm:

» + Hinh thành hệ thống các văn kiện, nghị quyết của trung ương và các bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam nói về

, những vấn đề có liên quan

- Các bài báo, cuốn sách, tạp chí của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, của :phong trào cộng sản và công nhân quốc tế nói về sự sup dé của Liên Xô và Đông

Âu

Căn cứ vào những nhiệm vụ đề ra, Ban chủ nhiệm đề tài đã tố chức lực lượng

và phát triển các hoạt động nghiên cứu Qua gần 3 năm hoạt động, đề tài

KX.01.03 đã thực hiện những khâu và biện pháp sau đây

a- Xây dựng một hệ thống chuyên đề - gồm có 4 đề tài nhánh Từng đề tài nhánh được thông qua Ban chủ nhiệm đề tài Và sau đó tổ chức một chương trình sinh hoạt khoa học, trước hết ở trong các nhóm đề tài, rồi mới triển khai rong ra các cộng tác viên, các chuyên gia am hiểu vấn đề Hoạt động này được tiến hành suốt năm 1992 đến 6 tháng đầu năm 1993 với tính chết là sinh hoạt khoa học nhằm trang bị kiến thức và phương pháp nghiên cứu cho các thành viên tham gia đề tài Dòng thời cũng là hoạt động thông tin khoa học, trao đổi các

phương pháp tiếp cận, các quan điểm nghiên cứu khai thác tư liệu đề tài Nhờ đó,

bước đầu đã tạo ra được sự nhất trí trong các vấn đề cần nghiên cứu, mặt khác cũng thấy được những vấn đề gì còn có ý kiến khác nhau để tiếp tục làm sáng tỏ b- Lựa chọn và sử dụng đúng chuyên gia am hiểu sâu về những vấn đề mà đề

tài đặt ra để đặt hàng viết những chuyên luận khoa học Đây là hình thức hợp

đồng nghiên cứu Đặc điểm của loại hợp đồng này là nghiên cứu từng vấn đề hoặc một khía cạnh nào đó của mỗi đề tài nhánh Qua hơn hai năm tiến hành hợp

đồng nghiên cứu khoa học kiểu này đã rút ra những kinh nghiệm quý báu về

phương pháp sử dụng chuyên gia Đây cũng là phương pháp có hiệu quả đối với

những đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng lớn Đây cũng là kinh nghiệm mở ra

một phương hướng mới cho việc hợp tác nghiên cứu các đề tài cấp Nhà nước sau

này

4 Tổ chức các cuộc hội thảo khoa học: Đề tài không chủ trương tiến hành những cuộc hội thảo lớn, gồm nhiều người, nhiều báo cáo đã chuẩn bị sắn Mà chủ trương tổ chức những cuộc hội thảo trong phạm vi các nhóm đề tài và các cán bộ nghiên cứu của Viện Quốc tế Làm như vậy, một lờ, khong tập trung kinh phí lớn

7

Trang 8

vào những cuộc hội thảo lớn mà hiệu quả thì không được bao nhiêu; bzi Ja,

những cuộc hội thảo vừa và nhỏ, nếu được chuẩn bị đề dẫn tốt, nêu ra trước những vấn đề cần đi sâu thảo luận để chuẩn bị trước và đến phát biểu; bø /è,

những cuộc hội thảo này không chủ trương đọc báo cáo tràn lan, mà mỗi một vấn

đề có một người đọc báo cáo và sau đó gợi ý tranh luận, trao đổi thật sâu

Theo hướng này, đề tài đã tổ chức hàng chục cuộc hội nghị khoa học, lần hội nghị trước vấn đề chưa nhất trí thì giành cho các hội nghị sau tiếp tục thảo luận Như thế vấn đề có điều kiện đi sâu hơn Sau mỗi cuộc hội thảo khoa học, trình độ được nâng cao, kiến thức được mở rộng làm cho các chuyên, đề khoa học của đề tài

có chất lượng cao

- 5 Chi nhiệm đề tài tiến hành thường xuyên các cuộc kiểm tra công việc, cứ 6 tháng một lan, kiểm tra được tiến hành trên khâu chủ yếu: một là, kiểm tra chất lượng của các đề tài qua mỗi lần viết bổ sung và nâng cao; Mai jờ, Kiểm tra tiến

độ thực hiện mỗi đề tài nhánh cũng như toàn bộ hệ thống các đè tai; ba 1a, kiếm tra việc thu thập và sử dụng hệ thống các tư liệu có liên quan; bốn ià, kiểm tra việc sử dụng kinh phí của cả đề tài cũng như của từng đề tài nhánh

— Kết quả của những cuộc kiếm tra này thật khả quan, nó làm cho tiến độ thực

hiện đề tài càng được đẩy mạnh, chất lượng càng nâng cao

Trang 9

IV- NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1 Đề tài KX.01.08 đã đưa ra một đánh giá khách quan mới mẻ về sự phát triển hơn 70 năm qua của chủ nghĩa xã hội hiện thực, những thành tựu, cống hiến và những sai lầm, khuyết điểm của nó

Xuất phát từ lập trường macxit, 4p dụng các phương pháp lô gích và

lịch sử, đề tài đã phân tích tổng hợp và toàn diện các vấn đề lý luận và

thực tiến xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực trong suốt hơn 70 năm qua và rút ra những kết luận mới, khác biệt với các quan niệm trước đây

Chúng tôi cho rằng thực tế chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô từ 1917

đến nay không phải đơn giãn chỉ có một mô hình phát triển, mà có nhiều

mô hình phát triển khác nhau Chủ nghĩa xã hội hiện thực đạt được nhiều

thành tựu to lớn, song cũng mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng Cả hai quan

điểm tô hồng và bôi đen chủ nghĩa xã hội hiện thực trước đây đều vô căn

cứ và thiếu khách quan Đề tài cho rằng chủ nghĩa xã hội hiện thực trong

hơn 70 năm qua đã làm được khá nhiều việc tích cực, có ích cho nhân

dân lao động, cho sự phát triển của đất nước và có nhiều đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh của các đân tộc và nhân loại chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, phong kiến và các thế lực phản động vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, dân sinh và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới Không có chủ nghĩa xã hội hiện thực chắc chắn không có những

thay đổi tiến bộ lớn lao và nhanh chóng trên toàn thế giới trong bây thập

Đề tài khẳng định nhiều thành tựu to lớn trong việc phát triển kinh

tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học - kỹ thuật trước những năm

1970, nhưng chỉ từ 1970 trở đi, khi chủ nghĩa xã hội hiện thực chậm trễ trong việc sử dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, lâm vào trì trệ, khủng hoảng thì những thành tựu đạt được trước đây bị xói mòn và sa sút Song không thể từ đó phủ nhận hoàn toàn những thành tựu mà chủ nghĩa xã hội đã đạt được

Đề tài đòng thời đặc biệt chú ý phân tích các sai lầm, khuyết tật chính

của chủ nghĩa xã hội hiện thực, vạch rõ những nguyên nhân và tính chất

của chúng Đề tài kết luận rằng đó không phải là những sai lầm cá biệt, ngẫu nhiên và cũng không phải là những sai lầm xuất phát từ tư tưởng

xã hội chủ nghĩa, lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học của chủ nghĩa Mác

- Lênin, từ cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười và từ bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa Những sai lam, khuyết tật đó xuất hiện và phát triển cùng với việc từ bỏ quan niệm lý luận chủ nghĩa xã hội NEP của Lênin, xa rời nhiều quan điểm cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin và việc thiết lập, duy trì mô hình chủ nghĩa xã hội Nhà nước từ những năm 1930

Trang 10

đến giữa những năm 1980 ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác Chính những sai lầm, khuyết tật đó đã hạn chế và lam x6i mòn những

thành tựu to lớn của chủ nghĩa xã hội, cản trở chủ nghĩa xã hội phát huy

và sử dụng hết những tiềm năng to lớn của mình Chính chúng bộc lộ rõ rệt từ những năm 1970, làm cho chủ nghĩa xã hội bị xơ cứng, chậm trễ

trong cách mạng khoa học - công nghệ, chậm thích nghỉ với hoàn cảnh

đã thay đối, chậm nhận thức và sửa chữa sai lầm và thiếu sót, cuối cùng lâm vào trì trệ và khủng hoảng

9 Trên cơ sở phân tích sự hình thành, đặc điểm và những sai lầm, khuyết điểm của mô hình chủ nghĩa xã hội Nhà nước, đề tài đã có những nhận thức sâu sắc, đầy đủ, chính xác hơn về ngưồn gốc, nguyên nhân khủng hoảng và sụp đố của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu

Đề tài rút ra kết luận rằng sai lầm lớn nhất có tính ngườn gốc trực tiếp đẻ ra nhiều sai lầm, yếu kém của chủ nghĩa xã hội hiện thực trong nhiều thập kỷ qua và dẫn đến khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội thế giới

là sự vứt bỗ mô hình NEP của Lênin, sự thiết lập mô hình chủ nghĩa xã hội Nhà nước ở Liên Xô từ những năm 1930 đưới thời Stalin, sự tuyệt đối hoá mô hình này đối với Liên Xô và tất cả các nước, sự duy trì quá lâu mô hình này khi cả thế giới và thời đại đã có nhiều thay đổi Đề tài phân tích kỹ những sai lam, khuyết tật cơ bản của mnô hình đó trong từng lĩnh vực, vạch rõ tính chất nghiêm trọng của chúng: vừa xa lạ với bản chất của chủ nghĩa xã hội, vừa vi phạm các quy luật khách quan, vừa trái với nhiều quan niệm cơ bản của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin Đề tài đã kết luận rằng mô hình đó không bảo đảm phát huy toàn

điện những ưu việt của chủ nghĩa xã hội, không có khả năng phát triển

một riền kinh tế có năng suất, hiệu quả cao, tốc độ nhanh, liên tục và ổn định Đây là nguyên nhân sâuxuhoy nguồn gốcchính của cuộc khủng hoàng

và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu Nguyênnhânsôuxœ thứ hơi dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô và Đông Âu là đã nhận thức sai và vận dụng không đúng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội, đã không kế thừa và phát

triển sáng tạo lý luận đó ngang tầm với những đòi hỏi của các giai đoạn lịch sử mới

Từ những sai lệch, méo mó giáo điều về lý luận đã dẫn đến những đường lối, chiến lược và sách lược sai lầm, kể cả việc thiết kế sai lầm mô hình xây đựng chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối hoá mô hình đó và chậm cải cách, đối mới

Đề tài KX.01.03 cho rằng nguyên nhân sâu xa chính yếu quyết định nhất của cuộc khủng hoảng và sụp đổ của các chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên

10

Trang 11

Xô và Đông Âu là những sai làm trong xây dựng hệ thống chính trị và đường

lối chính trị của Đâng, trong xây dựng Đảng cầm quyền Đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân

Trong lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị đã thiết lập chế độ tập trung quyền lực cao độ vào bộ máy của Đảng cầm quyền, biến các cơ quan - Đảng thành cơ quan siêu quyền lực, quyết định tất cả mọi việc lớn nhỏ, đứng trên Nhà nước, nằm ngoài sự kiểm soát của nhân dân và luật pháp Trên cơ sở xác định sai làm chức năng và mối quan hệ qua lại giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội, Đảng biến thành cột trụ chủ

yếu duy nhất của hệ thống chính trị, chế độ chính trị - xã hội và chế độ

Nhà nước có thể chỉ huy trực tiếp, làm thay, bao biện tất cả các thiết chế khác của hệ thống chính trị Đôi khi chế độ đó ở một số nước trong một thời gian dài biến thành chế độ chuyên quyền cá nhân của lãnh tụ Đảng

Quyền làm chủ của nhân dân bị vi phạm nghiêm trọng, nền dân chủ xã

hội chủ nghĩa trở nên hình thức và bị cắt xén Nạn chuyên quyền, độc đoán, tệ sùng bái cá nhân và thiếu dân chủ trong Đăng và trong đời sống chính trị - xã hội không những dẫn đến sự thụ động, thờ ơ xa lạ của quảng đại quan chúng đắng viên và nhân dân, mà còn dẫn đến những sai lầm duy ý chí, phi khoa học trong đường lối chính sách xây dựng, phát triển và quân lý kinh tế, chính trị, xã hội của Đảng cầm quyền, làm thoái hoá biến chất một bộ phận quan chức Đảng - Nhà nước với nhiều hiện tượng quan liêu tiêu cực, lạm dụng chức quyền, tham nhũng, đặc quyền đặc lợi Đảng cầm quyền không còn là một tổ chức thống nhất chặt chẽ, dân chủ, phấn đấu hy sinh vì lợi ích của người lao động Nó trở thành một tổ chức tách rời nhân dân, tách rời cơ sở xã hội của mình là giai cấp công nhân và những người lao động, không thể hiện và bảo vệ lợi ích của

họ, xa rời các nguyên tắc tố chức, sinh hoạt của một đảng cách mạng chân

chính

Những sai lầm nói trên kéo dài hàng chục năm, là nguyên nhân chính yếu nhất dẫn Đảng tới suy yếu toàn diện và mất uy tín trước nhân dân, chủ nghĩa xã hội lâm vào trì trệ và khủng hoảng

Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sẽ không bị sụp đổ nếu các

dang cộng sân cầm quyền sớm tiến hành cải cách, đổi mới và có đường lối đối mới, câi tổ, cải cách đúng đắn Trung Quốc và Việt Nam làm được

cả hai việc này nên không bị sụp đổ, mà lại phát triển lên được

Do vậy, đề tài KX.01.03 cho rằng nguyên nhân trực tiếp chủ yếu của

sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là các đâng cộng sản

cầm quyền ở Liên Xô và Đông Âu mắc những sơ lầm chính trị nghiêm

trongtrong việc đề ra uò thực hiện đường lối khắc phục khủng hoàng

11

Trang 12

của chủ nghĩa xã hội, trong xây dựng Đẳng thời kỳ cài tổ, cải cách và đổi

mới, trong đó chủ nghĩa cơ hội xét lại hữu khuynh, sự đầu hang va phan

bội của một số người lãnh đạo chóp bu của Đảng cộng sản Liên Xô và một

số đảng khác, là một nguyên nhân quan trọng nhất Ngoài những nguyên

nhân bên trong đóng vai trò những nguyên nhân chủ yếu, đề tài cho rằng

nguyên nhân bên ngoài là sự chống phá của các thế lực thù địch, chiến lược diễn biến hoà bình của chủ nghĩa đế quốc, cũng đóng vai trò quan

trọng làm chủ nghĩa xã hội khủng hoảng và sụp đổ,

3 Dé tai KX.01.03 đưa ra quan niệm tổng khủng hoảng của chủ nghĩa

xã hội thế giới và quan niệm cải cách, đổi mới nhự một đòi hỏi tất yếu

khách quan để phục hưng uờ phát triển chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay

Bản thân sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Đông Âu là sự

thể hiện cuộc khủng hoảng sâu sắc của chủ nghĩa xã hội thế giới Đó là một tốn thất nặng né chưa từng có đối với các lực lượng xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới Sau sự sụp đổ đó, chủ nghĩa xã hội thế giới lâm vào một cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc

Sự sụp đổ một mảng lớn ngay tại cột trụ của chủ nghĩa xã hội ở Liên X6, Dong Âu đã dẫn tới sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới

Chủ nghĩa xã hội thế giới bị thu hẹp phạm vi tồn tại trong ð nước

kém phát triển Các nước này đều gặp nhiều khó khăn và bất lợi lớn trong mọi lĩnh vực để chống lại âm mưu phá hoại của chủ nghĩa đế quốc và tiếp

tục xây dựng chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa xã hội thế giới bị mất đi vai trò, vị trí quan trọng trước đây trong rền chính trị thế giới Thế và lực của nó bị suy giảm Ủy tín của nó bị tốn thương nặng nề Tương quan các lực lượng trên thế giới thay đổi bất lợi cho các lực lượng xã hội chủ nghĩa ‘

Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại ở trong tình trạng rời rac, tach biệt

và không gắn bó với'nhau Một số nước: Cu Ba, Bắc Triều Tiên vẫn cố duy trì mô hình cũ nên gặp nhiều khó khăn gay gắt Trung Quốc và Việt

Nam đang tìm tòi và thực hiện mô hình chủ nghĩa xã hội mới, đạt được

một số thành tựu to lớn nhất định, nhưng phía trước vẫn còn nhiều nguy

cơ và ẩn số Hàng loạt các vấn đề: phát triển kinh tế hàng hoá nhiều

thành phần, xây dựng cơ chế thị trường, cải cách hệ thống chính trị, dân chủ hoá xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền v.v đều chưa được giải quyết thoả đáng về lý luận và mò mẫm thử nghiệm trong thực tiễn Lý luận cải cách, đối mới còn đang nghiền cứu, tranh cãi và đúc kết _ Cuộc khủng hoảng về lý luận chủ nghĩa xã hội vẫn đang diễn ra gay gắt Tư tưởng và các lý luận chủ nghĩa xã hội, kế cả lý luận chủ nghĩa

12

Trang 13

xã hội khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin bị phê phán và hoài nghỉ ở

nhiều nước trên thế giới, trong nhiều tầng lớp dân cư, thậm chí trong nhiều đảng cộng sản Nhiều đảng cộng san đã đổi tên gọi, thay cương lĩnh

và mục tiêu hoạt động, không những chỉ bác bô lý luận và mô hình chủ nghĩa xã hội Nhà nước, mà còn bác bỏ cả mục tiêu cộng sản chủ nghĩa

và hàng loạt các vấn đề cơ bản của lý luận Mác - Lênin Trên cơ sở khủng hoảng về lý luận và nhận thức về chủ nghĩa xã hội, con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện tại, các đảng cộng sản đều lâm vào

cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối, chậm trễ đề ra các chiến lược và

sách lược phù hợp với tình hình mới

Phong trào cộng šản và xã hội chủ nghĩa trên thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng ngày càng sâu sắc Số lượng đảng viên và sự ủng hộ của quần chúng đối với các đảng này đều bị giảm sút mạnh Một số đảng chấm dứt hoạt động Các đảng cộng sản còn lại đang phải kiên cường đấu tranh vất vả chống lại cuộc tấn công điên cưông của các lực lượng chống cộng

và đấu tranh với chính mình để đổi mới, tồn tại và phát triển Song đổi mới là một quá trình khó khăn và lâu dài đối với nhiều dang

Toàn bộ các lực lượng, phong trào và các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay đang bước vào một giai đoạn hoàn toàn mới trong sự phát triển của

mình với nhiều thách thức to lớn Con đường duy nhất để khắc phục khủng hoảng, vượt qua những thách thức đó là phát triển, hiện đại hoá

lý luận, đổi mới, điều chỉnh đường lối, chiến lược, sách lược phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nước và những xu thế phát triển mới của thời đại Mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng không có con đường nào khác

4 Đề tài KX.01.03 trình bày những quan niệm cơ bản của mình xung

quanh việc xây dựng mô hình lý luận chủ nghĩa xã hội và con đường xây

dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Trên cơ sở những bài học rút ra từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở

Liên Xô và Đông Âu, đề tài nêu lên những vấn đề cốt tử nhất của công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta nhằm từng bước xác lập mô hình chủ

nghĩa xã hội mới ở Việt Nam

Vấn dé quan trong bộc nhất, nhiệm vụ trung tâm hang đầu là phát triển lực lượng sản xuất, tạo tiền đè kinh tế vững chắc cho sự ra đời của phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể tồn

tại và phát triển mạnh mẽ, ổn định nhịp nhàng trên cơ sở một lực lượng

sin xuất hiện đại Việc xây đựng quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng

tang phải xuất phát từ nhiệm vụ giải phóng và phát triển lực lượng sản

xuất Việc giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất gắn liền với việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường

18

Trang 14

hiện đại và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải được tiến hành theo kiếu mới, sát hợp với xu thế chung và điều kiện cụ thể của đất nước

Vấn đồ quan trọng thứ hai là đổi mới và kiện toàn hệ thống chính

trị Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế, đồng thời là lĩnh vực phức tạp Mục tiêu của đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị là phải đáp ứng yêu cầu phát triển mọi mặt của đời sống xã hội, cải thiện và nâng

cao mức sống nhân dân, ổn định tình hình chính trị - xã hội vì dân giàu,

nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh Các khâu chính của việc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị là phân rõ chức năng giữa các cơ

quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã -hội, dân chủ hoá mọi

mặt của đời sống xã hội, bảo đảm tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân Vấn đề quan trọng thứ bơ: là xây dựng Nhà nước pháp quyền - Nhờ

nước của dân, đo dân uờ uì dân

Vấn đề quan trọng có tính quyết định là chỉnh đốn uờ đổi mới Đẳng

Công cuộc đổi mới xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta phụ thuộc vào vấn đề này Việc đổi mới, chỉnh đốn Đảng cũng là công cuộc

đổi mới toàn diện Nổ bao gồm hàng loạt các vấn đề sau: I- Xác định bản

chất giai cấp và tính tiên phong của Đảng, thực hiện nghiêm túc dân chủ trong Đảng; 2- Thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng như nguyên tắc tập trung dan chủ, nguyên tắc phê bình và tự phê bình đối với mọi đâng viên; 3- Thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân; 4- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên

Trên đây là tổng hợp các quan điểm cơ bản nhằm xây dựng mô hình

của chủ nghĩa xã hội ở nước ta Trong đó, những bộ phận cấu thành của

hình thái kinh tế - xã hội phải được đòng thời xây dựng, nhưng coi trọng

khâu chính là phát triển lực lượng sản xuất

Việc xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội ở nước ta đòi hỏi phải được tiến hành đồng bộ, cân đối giữa các bộ phận của nó Đổi mới kinh tế không

thể tiến triển được nếu không có những đổi mới trong hệ thống chính

trị, trong các lĩnh vực xã hội và tỉnh thần Sự phát triển của lực lượng

sản xuất không chỉ gắn với thay đối trong quan hệ sản xuất, mà còn gắn với những biến đổi trong hệ thống chính trị, quan hệ xã hội và thượng tang kiến trúc

14

Trang 15

PHẦN THỨ HAI

NHỮNG THÀNH TỰU VÀ CỐNG HIẾN,

NHỮNG SAI LẦM VÀ KHUYẾT TẬT CỦA CHỦ NGHĨA

XÃ HỘI HIỆN THỰC TRONG HƠN BẢY THẬP KỶ QUA

I PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ Đánh giá chủ nghĩa xã hội hiện thực trong hơn bảy thập kỷ qua là

một vấn đề rất phức tạp và khó khăn Có nhiều đánh giá khác nhau về thành tựu và sai lầm của chủ nghĩa xã hội hiện thực Do vậy để có sự

- đánh giá khách quan, cần phải có một phương pháp luận đánh giá biện chứng, khoa học Phương pháp luận đánh giá của để tài bao gồm những

yêu cầu cơ bản sau:

1 Xem xét va phan tích cụ thể theo quan điểm lịch sử Xem xét bày thập kỹ vừa qua của chủ nghĩa xã hội hiện thực, những thành tựu, sai lầm của nó từ quan điểm của ngày hôm nay thì nhất định không tránh khỏi méo mó, sai lệch

Xem xét, đánh giá những thành tựu và sai lầm của chủ nghĩa xã hội

hiện thực trong cả một giai đoạn lịch sử 70 năm qua phải tính đến bối cảnh lịch sử, những cái đã làm được và chưa làm được cho nhân dân lao động, các nước xã hội chủ nghĩa, cho tiến bộ của nhân loại và so sánh chúng với những gì chủ nghĩa tư bản đã đem lại trong cùng khoảng thời gian nói trên Những cách tiếp cận và xem xét chỉ căn cứ vào sự khủng hoảng và sụp đổ vừa qua của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đồng Âu,

hoặc chỉ lấy thời kỳ trì trệ, khủng hoảng để chứng minh rằng toàn bộ 70 năm của chủ nghĩa xã hội là sai làm, không có thành tựu gì đóng góp cho đất nước và nhân loại, hoàn toàn thua kém chủ nghĩa tư bản, là khòng công bằng và xác đáng

3 Xem xét va phân tích một cách toờn diện biện chứng Chỉ cô cách

tiếp cận toàn diện, biện chứng mới cho phép đánh giá đây đủ và khách quan Cách tiếp cận một chiều, phiến diện sẽ đưa đến đánh giá một chiều, phiến điện Nó thường cường điệu một mặt nào đó, lấy cái riêng quy thành cái chung, lấy cái phiến diện thay cho toàn diện, từ cục bộ đẩy lên toàn

cục Nó thường tách rời một mặt trong mối liên hệ nhiều mặt của sự vật,

va dựa vào đó rồi nhấn mạnh và tuyệt đối hoá nó lên một cách võ đoán

Ñết quả sẽ là một sự đánh giá chủ quan, dựa vào suy luận cảm tính, không

day đủ và sai lệch về bản chất của sự vật

Khi đánh giá những thành tựu và sai lầm thất bại của chủ nghĩa xã

hội hiện thực cần phân tích toàn diện cả hai mặt, tránh phân tích phiến

15

Trang 16

diện, một chiều Việc nhấn mạnh các sai lầm, khuyết tật của chủ nghĩa

xã hội hiện thực để phủ nhận hoàn toàn những thành tựu của nó cũng

khong đúng với sự thật lịch sử như việc nhấn mạnh thành tựu và phủ nhận sai làm Nếu theo quan điểm thứ nhất thì không thể giải thích được tại sao Liên Xô nhanh chóng trở thành cường quốc thứ hai trên thế giới, đánh thắng phát xít Đức, cứu loài người khỏi thảm hoa nô dịch và tồn tại ˆ

hơn 70 năm, tại sao có lúc hơn 1/3 nhân loại lựa chọn con đường xã hội

chủ nghĩa và cả sau khi Liên Xô sụp đổ, nhiều người vẫn bác bỏ chủ nghĩa

tư bản và đấu tranh, tin tưởng vào chủ nghĩa xã hội.v.v

Nếu theo quan điểm thứ hai thì không thể giải thích tại sao chủ nghĩa

xã hội lại khủng hoảng phổ biến ở tất cả các nước, kể cả siêu cường Liên

Xô, và bị sụp đổ ở ngay khu vực phát triển nhất của chủ nghĩa xã hội là

Liên Xô và Đông Âu Sự thật cũng không phải là chủ nghĩa xã hội có một

nửa là thành tựu và một nửa là sai lầm, phần thành tựu ở thời kỳ trước

và phần sai lầm ở thời kỳ sau Vấn đề là ở chỗ thành tựu và sai lầm không phải là một cặp phạm trù có quan hệ đối nghịch hoàn toàn Vấn đề không đơn giản là khi đạt được thành tựu thì không mắc sai lầm và khi mắc sai fam thì không có thành tựu, hoặc thành tựu nhiều thì sai lầm ít và sai lầm nhiều thì thành tựu ít Đôi khi có thành tựu ở mặt này, song có sai ở mặt khác Thành tựu và sai lầm nhiều khi đan xen nhau khá phức

tạp, cùng tồn tại Vấn đề là phải phân tích cụ thể toàn diện những thành

tựu và sai lầm, yếu kém chủ yếu tồn tại trong hơn 70 năm qua của chủ

nghĩa xã hội hiện thực

3 Xem xét, phôn tích thực chốt, bản chối của chủ nghĩa xã hội hiện

thực, những thành tựu và sai lầm thực sự của nó trong 70 năm qua là

một trong những yêu cầu quan trọng để có đánh giá đúng đắn Không thể

có đánh giá đúng đắn nếu chỉ dựa vào một hiện tượng hay một số hiện tượng bề ngoài Không thể lấy hiện tượng thay cho bản chất, lấy hiện tượng bè ngoài thay cho bản chất bên trong Cần xem xét, đánh giá chủ

nghĩa xã hội hiện thực có phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử hay không, đã phát huy các tiềm năng và ưu việt của mình đến mức độ nào,

đã thể hiện thực tế đến đâu những ưu việt, giá trị bản chất của chế độ mới Cần làm rõ những thành tựu đã dat được và những tiềm năng, yêu cầu của xã hội mới Cân vạch rõ bản chất những sai lầm mà nó mắc phải trong quá trình xây dựng suốt 70 năm qua Trên cơ sở toàn bộ những vấn đề đó mới có thể xác định được ngưồn gốc và những nguyên nhân đích thực của cuộc khủng hoảng vừa qua của chủ nghĩa xã hội hiện thực

và sự sụp đổ của nó ở Liên Xô, Đông Âu, bất chấp những thành tựu và

đóng góp to lớn của nó đối với nhân dân lao động và sự phát triển tiến

bộ vượt bậc của nhân loại trong thé ky XX

16

Trang 17

IL NHỮNG THÀNH TỰU VÀ CỐNG HIẾN CỦA CHỦ NGHĨA XA HOI

HIỆN THỰC HƠN BẢY THẬP KỶ QUA Việc đỏnh giỏ những thành tựu và cống hiến của chủ nghĩa xó hội

hiện thực cú ý nghĩa khoa học, lý luận và thực tiễn quan trọng gúp phần khẳng định sự lựa chọn con đường xó hội chủ nghĩa của cỏc lực lượng cỏch mạng, tiến bộ của nhõn loại Dõy là một tiờu điểm quan trọng của

cuộc đấu tranh lý luận, tư tưởng gay gat trong nhiều thập kỷ qua Cỏc lực lượng đế quốc, chống cộng, phản động luụn luụn dựng mgi thủ đoạn

từ đơn giản đến tỉnh vi để xuyờn tạc và phủ định những thành tựu, cống hiến của chủ nghĩa xó hội hiện thực từ Cỏch mạng xó hội chủ nghĩa thỏng Mười đến nay Cỏch xem xột và tiếp cận của chỳng vừa phi biện chứng,

phi lịch sử, vừa phiến diện và hỡnh thức

Với phương phỏp luận đỏnh giỏ biện chứng khoa học nờu trờn, đề tài

chỳng tụi cho rằng: trờn thực tế, trong hơn 70 năm qua, chủ nghĩa xó hội từ một nước trở thành một hệ thống thế giới, trải qua nhiều giai đoạn

và mụ hỡnh phỏt triển khỏc nhau, khụnĐvđờu, khụng dễ dàng và thẳng tap, mặc dự cú<——————>những sai lầm, khuyết tật, khủng hoảng và đổ

vỡ, đó đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt, đó cú nhiều đúng gop quan trọng, tớch cực vào sự nghiệp đấu tranh vỡ hoà bỡnh, độc lập dõn tộc, dõn chủ, dõn sinh và tiến bộ xó hội trờn toàn thế giới, đẩy nhanh

sự phỏt triển của nền văn minh nhõn loại trong thế kỷ XX

Nếu chỳng ta xuất phỏt từ nhận thức đỳng đấn về những gỡ chủ nghĩa

tư bản đó đem lại cho cỏc đõn tộc và nhõn loại trong mấy trăm năm từ

khi nú ra đời đến Cỏch mạng xó hội chủ nghĩa thỏng Mười năm 1917 và đến ngày nay, về trỡnh độ xuất phỏt thấp kộm của tất cả cỏc nước xó hội

chủ nghĩa, những điều kiện lịch sử khú khăn, phức tạp của cụng cuộc xõy

dựng chủ nghĩa xó hội và khoảng thời gian mấy chục năm ngắn ngủi của

nú, thỡ những gỡ chủ nghĩa xó hội đó làm được trong suốt bảy thập kỷ qua phần lớn và chủ yếu là thành tựu, cống hiến và cụng lao Phần thứ yếu là những sai lam, khuyết tật cú tớnh khỏch quan và chủ quan do một

sự nghiệp mới mẻ, mở đường chưa từng cú trong lịch sử, nằm ngoài bản

chất đớch thực của chủ nghĩa xó hội gõy ra

Những thành tựu, cống hiến, cụng lao chớnh của chủ nghĩa xó hội cú thể khỏi quỏt như sau:

1 Về chớnh trớ: Trước Cỏch mạng thỏng Mười Nga vĩ đại, toàn thế giới rờn xiết dưới sự thống trị tuyệt đối hàng trăm năm của cỏc giai cấp

tư sản và địa chủ, hàng nghỡn năm của cỏc lực lượng nhỏ bộ cú của cải,

giàu sang Chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dõn, phong kiến với ỏch ỏp bức, búc lột hà khắc tưởng như tồn tại vĩnh viễn Thắng lợi của cuộc Cỏch

mạng xó hội chủ nghĩa thỏng Mười năm 1917 ở Nga, sau đú là cỏc cuộc

cỏch mạng xó hội chủ nghĩa ở cỏc nước khỏc đó làm thay đối căn bản quỏ

17

Trang 18

trình phát triển toàn thế giới Nó chấm đứt sự thống trị của các chế độ

và các giai cấp áp bức và bóc lột, mở ra một kỷ nguyên mới về chất trong

sự phát triển của nền văn mình nhân loại Giai cấp công nhân và nhân đân lao động đồng đảo trở thành lực lượng trung tâm toàn bộ đời sống xã

hội, có chính quyền thực sự của mình, do mình và vi minh D6 la mét

tiến bộ chính trị - xõ hội sâu sắc chưa từng có

Cách mạng xã hội chủ nghĩa đã diễn ra ở nước Nga chuyên chế phan động với nhiều tàn tích tiền tư bản nặng nề ở Xibiri, miền Trung Á và

Cápcadø, ở một nước Trung Quốc phong kiến phụ thuộc đầy bạo loạn, ở

một nước Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến, một nước Mông Cổ phong

kiến du mục, ở các nước hoặc là quân chủ chuyên chế, hoặc là chế độ phát,

xít tàn bạo ở Đông Âu , lật đố các chế độ chính trị thối nát, phản động

và thiết lập chính quyền của nhân dân lao động, giành lại và xây dựng các quốc gia dân tộc là những thành tựu chính trị vĩ đại không thể phủ nhận Trên cơ sở những thành tựu chính trị ấy, nhân dân lao động các nước xã hội chủ nghĩa bắt đầu xây dựng xã hội mới không có bóc lột và

áp bức, một xã hội nhân đạo và công bằng, một chế độ xã hội mà nhân dân lao động làm chủ

Mặc dù trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một giai đoạn nào đó có sự biến đạng của rền dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân bị vi phạm nghiêm trọng, nhưng không một nhà cảm quyền nào dám công khai bác bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa những quyền chính

trị cơ bản, quyền làm chủ của nhân dân lao động Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa tuy biến dạng nhưng còn dân chủ hơn các chế độ chuyên chế phân động của tư sản và phong kiến Đó là thành tựu chính trị được pháp luật thừa nhận và bảo hộ, là tiền dé co ban để sửa chữa các sai lầm và

xây dựng chế độ mới

9 Về kinh tế Nhiều người cho rằng các nước xã hội chủ nghĩa không

có thành tựu gì trong lĩnh vực này: nghèo đói, thu nhập -ít, thua kém các

nước tư bản Thực tế không thể đòi hỏi nền kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa xuất phát từ trình độ thấp kém và phát triển trong mấy chục năm

có thể ngang bằng và hơn hẳn kinh tế của các nước tư bản phát triển hàng trăm năm Song các nước xã hội chủ nghĩa không phải là không có thành tựu gì trong lĩnh vực kinh tế và hoàn toàn thua kém nền kinh tế

tư bản về mọi mặt Những thành tựu trong lĩnh vực kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa cũng có khá nhiều uờ rất to lớn

Trước thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa, tất cả các nước xã hội chủ nghĩa đều là những nước nông nghiệp lạc hậu, nhưng chỉ sau 20

năm, Liên Xô và tất cả các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đều trở thành những nước công nghiệp hoá, có tiềm năng kinh tế hùng mạnh, có tốc độ phát triển cao Đó là những kỷ lục phát triểm kinh tế của thế giới trong

18°

Trang 19

những năm 1920-1930, 1950-1960 Trong khoảng lỗ năm gần đây Trung Quốc cũng giữ kỷ lục phát triển kinh tế đáng kinh ngạc trong lúc nền kinh tế thế giới, kể cả của các nước tư bản phát triển và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô nằm trong thời kỳ đình đốn, khủng hoảng và suy thoái lớn,

Bảy thập kỷ sau Cách mạng tháng Mười, thu nhập quốc dân của Liên

Xô tăng 150 lần Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bị tàn phá nặng nề trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và nội chiến, Liên Xô chỉ cần

20 năm để trở thành siêu cường công nghiệp đứng thứ nhất châu Âu và

thứ nhì thế giới trong suốt hơn 40 năm tụ

Tỷ trọng của Liên Xô trong rền sản xuất thế: giới, đặc biệt từ sau chiến tranh thế giới thứ bai, không ngừng tăng lên nhanh chóng, chiếm 20% sản xuất công nghiệp thế giới vào năm 198ð Liên Xô đứng đầu thế giới về sản xuất 30 ngành sản xuất công nghiệp: đầu mô, khí đốt, thép,

kim loại dát, xi măng, công nghiệp vũ trụ và công nghiệp quân sự

Tốc độ phát triển của các nước trong Hội đồng tương trợ kinh tế cũng

tăng đáng kể So với 1950, đến 1987 sản xuất công nghiệp của các nước

này tăng 16 lần, thu nhập quốc dân tăng 10 lần Sản xuất công nghiệp

của các nước này tăng từ 20% lên 33% sản xuất công nghiệp của thế giới Các nước Tiệp Khắc, Ba Lan, Cộng hoà dân chủ Đức có những lúc được

đứng vào hàng ngũ 10 nước phát triển công nghiệp nhất của thế giới

Sự phát triển kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa thể hiện trong tốc độ phát triển về thu nhập quốc dân, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, năng suất lao động Tốc độ phát triển này không thua kém các nước tư

+ Các nước xã hội chủ nghĩa 1,8 3 3,8

+ Các nước tư bản chủ nghĩa 1,6 2,2 2,5

Sản xuất công nghiệp

+ Các nước xã hội chủ nghĩa 2 4,1 ; 5,3

+ Các riước tư”bản chủ nghĩa 1,8 2,4 2,6

Sản xuất nông nghiệp

+ Các nước xã hội chủ nghĩa 1,3 1,7 2,3

+ Các nước tư bản chủ nghĩa ¡ 1,2 1,5 ; 1,6

Trong suốt 70 năm sau Cách rạng tháng Mười nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Liên Xô luôn luôn gấp đôi của Mỹ Mặc dù xuất phát từ sự lạc hậu của nên kinh tế, Liên Xô vẫn không ngừng thu hẹp khoảng cách

18

Trang 20

với Mỹ trong lĩnh vực năng suất lao động, thu nhập quốc dân và sản xuất công nghiệp Năm 1950 thu nhập quốc dân của Liên Xô bằng 31% của

Mỹ, sản xuất công nghiệp bằng 30%, năng suất lao động 30%, thì đến năm 1985 tỷ lệ tương ứng là 66%, 85% và 55% "Thu nhập bình quân theo đầu người của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trong những năm 1970-1980 tương đương với các nước tư bản chủ nghĩa trung - bình ở Tây Âu Không một nước kém phát triển nào trong những điều kiện đây khó khăn, bất lợi như các nước xã hội chủ nghĩa lại dạt được

những thành tựu kinh tế tương đương như vậy :

Từ những năm 1980, rền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao độ của

các nước xã hội chủ nghĩa bị lâm vào khủng hoảng trầm trọng, những thành tựu kinh tế của nó bị xói mòn và lu mờ Song nếu có cải cách kinh

tế phù hợp, thay đổi cơ chế kịp thời như ở Trung Quốc và Việt Nam, thì

những thành tựu kinh tế đạt được trong những năm gần đây ở hai nước

này cũng khá nổi bật Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong 1ð năm gần đây là cao nhất thế giới Trung bình trên 8% một năm, Giá

trị tổng sản phẩm quốc dân tăng nhanh, đưa Trung Quốc đứng vào địa

vị siêu cường kinh tế thứ 4 trên thế giới Thu nhập bình quân theo đầu người của Trung Quốc hiện nay tăng gấp 4 hoặc 7 lần so với 1988 và cao hơn Ấn Độ từ 3 đến 5 lần

Nhìn tổng quát, trừ các nước NIC phát triển trong những điều kiện

thuận lợi đặc biệt, các nước xã hội chủ nghĩa rõ ràng đạt được nhiều thành

tựu kinh tế hơn là những nước cùng kém phát triển khác đi theo con đường tư bản chủ nghĩa Với mô hình kinh tế kế hoạch tập trung trước đây, trong hoàn cảnh bao vây, cấm vận Liên Xô và các nước xã hội chủ

nghĩa đã có một thời gian đài phát triển kinh tế khá thành công Với mô

hình kinh tế cải cách mở cửa hiện nay Trung Quốc và Việt Nam cũng có nhiều thành tựu to lớn trong việc phát triển kinh tế của mình Không thể vì sự đổ vỡ của mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung ở Liên Xô

và các nước xã hội chủ nghĩa trong mấy năm gân đây để phủ định những thành tựu kinh tế của chủ nghĩa xã hội hiện thực trong suốt mấy chục

năm qua

Thực tế mô hình ấy đã giúp chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô đã huy động được lực lượng bảo vệ chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh cấm vận, bao vây, tẩy chay, phá hoại của chủ nghĩa đế quốc, phục vụ chiến

tranh bảo vệ Tổ quốc, khôi phục kinh tế sau chiến tranh, phát triển một

gố ngành công nghiệp quan trọng cần thiết, thực hiện một số bước nhảy vọt về công nghệ trong các ngành vũ trụ và vũ khi

Bên cạnh đó, tất cã các nước xã hội chủ nghĩa đều xoá bỏ tình trang nghèo khó tràn lan, nạn đói kinh niên và dịch bệnh, bảo dam mức sống

cần thiết cho con người Đây vẫn là ước mơ khó có thể đạt được đối với

20

Trang 21

véi gan hai phan ba nhân loại, chẳng những chỉ trong những năm

1980-1990 mà cả trong giai đoạn hiện tại Đó là những tiềm năng kinh

tế to lớn được tao ra dé phat trién va ——=— + -_« 2 »xay dung một riền kinh tế hiện đại

3 Về lĩnh uực xã hội, uăn hoó Các nước xã hội chủ nghĩa đã đạt được nhiều thành tựu nhất trong lĩnh vực này Chủ nghĩa xã hội đã xoá bô các

giai cấp bóc lột, khắc phục mọi sự khác biệt lớn về giai cấp, và các hình

thức bất công xã hội, giải quyết các vấn đề dân tộc; tạo ra các cơ sở cơ bản của một xã hội nhân đạo, công bằng, bình đẳng và sự phát triển của

cá nhân một cách hài hoà và toàn diện

Chủ nghĩa xã hội đã giải phóng hàng trăm triệu con người cả nam lẫn

nữ từ tình cảnh nô lệ, phụ thuộc, đem lại cho họ phẩm giá của con người Không có nạn mãi dâm nhan nhản, cảnh buên bán trẻ con, cảnh không nhà cửa, ăn mày, ăn xin và mù chữ của hàng triệu con người Nạn thất nghiệp được giải quyết, mợi người đều có công ăn việc làm Quyền lao động và ngày làm việc 8 giờ từ lâu được thừa nhận Một mạng lưới bảo

hiểm, trợ cấp xã hội cho người lao động được thiết lập Mọi người đều có quyền nghỉ ngơi, về hưu, quyền được học hành và chăm sóc y tế Tất cả mọi người đều có quyền như nhau không phân biệt giai cấp, tôn giáo, dân

tộc, giới tính Quan hệ giữa mọi người là bình đẳng, hữu nghị, tương trợ

giúp đỡ lẫn nhau

Chủ nghĩa xã hội đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học và bảo vệ sức khoẻ cho nhân

dân Trong khoảng thời gian 20 năm sau cách mạng, Liên Xô và tất cả

các nước xã hội chủ nghĩa khác đã thanh toán nạn mù chữ cho toàn thể

dân cư và thực hiện chế độ giáo dục trung học bắt buộc 7 năm không mất tiền Liên Xô, từ một đất nước năm 1917 có 3/4 số dân mù chữ, đến năm

1987 có trình độ học vấn của nhân dân cao nhất thế giới: 164 triệu người

có trình độ trung học và đại học (78% dân cư), chiếm 1/4 số lượng các

nhà khoa học trên thế giới và 1/5 số phát minh khoa học Để xoá nạn mù

chữ như ở Liên Xô, chủ nghĩa tư bản phải thực hiện mất 180 năm đối với nam giới và 280 năm đối với nữ giới Điều này đến nay ở niều nước

trên thế giới, kể cả Mỹ đều chưa thực hiện được Theo con số của Bộ Giáo

dục Mỹ, trong 3 người ở tuổi 17 ở Mỹ có một người không học qua trung

học và ít nhất có 30 triệu người mù chữ ở xứ sở của đòng đôla hiện nay

Các nhà khoa học Xôviết có nhiều thành tựu uy tín trong các lĩnh vực toán học, vật lý hạt nhân, vật lý chất rắn, cơ học lượng tử, về phản ứng nhiệt hạch, kiểm soát và chỉnh phục vũ trụ

Hệ thống y tế, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân cũng phát triển rộng

rãi, bảo đảm không mất tiền Các nạn dịch bệnh được xoá bỏ, số lượng

các bác sĩ và giường bệnh nhiều hơn hẳn các nước tư bản chủ nghĩa Năm

21

Trang 22

1986, ở Liên Xô trên 10.000 dân có 41 bác sĩ và 129 giường bệnh, trong khi đó chỉ số tương ứng ctia My 18 23 va 57, Nhat Ban: 18,6 va 118, Cong hoà Liên bang Đức 29,9 và 109 Tuổi thọ của người dân ở Liên Xô tăng

từ 32 năm 1917 lên 70 năm 1986

Chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa đặc biệt chú ý chăm sóc trẻ em, người già và phụ nữ Hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo, trại hè, nhà nghỉ ;nhà dưỡng lão phát triển rộng rãi Phụ nữ có quyền làm việc như nam giới, nhận

lương ngang nam giới, có chế độ trợ cấp nghỉ đẻ; thai sản, tuổi về hưu

sớm hơn nam giới và sớm hơn khoảng 10 năm so với ở các nước tư bản

Hoạt động thể thao ở các nước xã hội chủ nghĩa không chỉ mang tính quan chúng, mà còn tạo ra một số lượng lớn các nhà vô địch thế giới ở

moi mon thi

Mặc dù các nước tư bản tẩy chay, bao vây chống phá ác liệt, mặc dù còn có nhiều khuyết tật, thiếu sót, yếu kém trong việc thực hiện các nguyên

lý cơ bản của xã hội mới, nhìn chung trong mệt thời gian ngắn ngồi các nước xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu to lớn Phần lớn tất

cả các nước đã bắt đầu ra khôi tình trạng lạc hậu, yếu kém hàng trăm

năm của mình, đã xây dựng được những cơ sở của một nền kinh tế hiện đại, đã tích luỹ được những thành tựu không thể chối cãi được về các mặt

chính trị, văn hoá và xã hội Những thành tựu này đặc biệt có ý nghĩa

nếu so sánh với những gì chủ nghĩa tư bản và đế quốc đã đem lại cho loài

Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc không chỉ đơn giản là một xã

hội áp bức, bóc lột thòng thường, nó đem lại cho loài người chủ nghĩa thực dân cũ và mới, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa apácthai, chủ nghĩa xiônít

và các chế độ độc tài chuyên chế phản động, tàn bạo của các thế lực tư

san, dia chủ phong kiến và quân phiệt Nó đem lại hàng trăm cuộc chiến tranh thuộc địa, hai cuộc đại chiến thế giới khốc liệt và luôn luôn đe doạ

cả loài người tiến bộ một cuộc chiến tranh hạt nhân huỷ diệt chưa từng

có Nó là kê thù của hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Mặc dù chủ nghĩa tư bản đã có nhiều điều chỉnh và thay đổi lớn trong

suốt bảy thập kỷ qua, bản chất xã hội đó không Hè thay đối Các hình

thức bóc lột, áp bức cổ điển dã man trước đây không còn nữa, song ách

áp bức, bóc lột, và những điều xấu xa, tồi tệ khác không hề bị mất đi Đó

vẫn là một xã hội bất công và bất bình đẳng ghê gớm ngày càng lớn giữa người giàu và người nghèo, giữa các nước phát triển và #amước đang phát

triển Đó vẫn là xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu và chà đạp không

thương tiếc nhân phẩm con người Chủ nghĩa tư bản biện đại là thời đại

nghiền nát sinh linh, thời đại của sự ích kỷ, sa đoạ và bế tắc về đạo đức

và tỉnh thần Đó là sự ngự trị của đồng tiền, bạo lực, tội phạm, ma tuý,

maphia, quan liêu, tham nhũng, thối nát và mọi tệ nạn khác

22

Trang 23

Ngay tại Mỹ, nước giàu có, hùng mạnh nhất, theo thú nhận của Níchxơn, 38 triệu người không được chăm sóc đây đủ về y tế, vì không

có đủ tiền, mức tội phạm cao nhất thế giới, tàng lớp hạ đẳng fồn tại lâu

dài đang làm cho những thành phố lớn mất an toàn và không thế sống

được Ở tất cả các nước tư bản phát triển, kể cả Mỹ, trong những thời kỳ hoàng kim có ít nhất 1/3 dân cư không chấp nhận chế độ hiện hành Chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn còn lâu mới là một xã hội tốt đẹp Nó mang sẵn trong mình những yếu tố, nguy cơ dẫn đến khủng hoảng va sup dé Chủ nghĩa xã hội hiện thực về bản chất không mắc phải những sai lầm, khuyết tật nói trên như chủ nghĩa tử bản đã mắc phải: Nó tết đẹp hơn và có nhiều cống hiến lớn lao cho nhân loại Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đi đầu và là lực lượng chủ yếu đấu tranh chống chủ nghĩa

đế quốc, chủ nghĩa thực dân, phong kiến, chủ nghĩa phát xít, đồng minh tin cậy của tất cả các lực lượng, phong trào cách mạng và tiến bộ trong

cuộc đấu tranh vì giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội, vì hoà bình,

độc lập dân tộc, tự do dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới Liên Xô và phong trào cộng sản quốc tế đã có công lao vĩ đại góp phần quyết định chiến thắng Đức, Ý, Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai,

cứu loài người khỏi thâm hoạ phát xít Cống hiến vĩ đại đó của nhân dân

Liên Xô không thể nào phử nhận được Nó in sâu vào tâm trí nhân loại,

trong lịch sử thế giới hiện đại

Sự ra đời và phát triển của Liên Xô và sau đó của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai không chỉ mỡ ra thời

đại mới, quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, thời đại cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng giải phóng dân tộc, mà còn tạo ra

sự thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho các lực lượng cách mạng, tiến

bộ chống đế quốc, phong kiến trên toàn thế giới, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cộng sản công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào dân chủ và hoà bình, đẩy nhanh sự phát triển tiến bộ của nhân loại trong suốt 70 năm qua Bộ mặt thế giới có những biến đổi tiến bộ căn bản

Với sự ủng hộ và giúp đỡ của Liên Xô, phong trào cộng sản quốc tế

ra đời và phát triển mạnh mẽ trên các châu lục Nếu năm 1917 chi có

một đảng cộng sản với 400.000 đảng viên, thì năm 1946 có 78 đảng cộng

sản ở khắp thế giới với 20 triệu đảng viên, đến giữa năm 1980 đảng cộng sản hoạt động gần 100 nước với 80 triệu đảng viên Từ sau Đại chiến thế giới thứ hai, phong trào cộng sản quốc tế trở thành lực lượng cách mạng tiên phong chủ yếu của thời đại Đó là lực lượng đấu tranh tích cực nhất,

triệt để nhất chống đế quốc, phong kiến và các lực lượng phản động Các

đảng cộng sản ở các nước là lực lượng lãnh đạo, tổ chức và phối hợp các

23

Trang 24

lực lượng và phong trào cách mạng, dân chủ, hoà bình và tiến bộ trên toàn thế giới, thực hiện các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa, từng bước đưa loài

người tiến lên chủ nghĩa xã hội Sự ủng hộ của Liên Xô và sự phát triển thắng lợi của phong trào cộng sản quốc tế dẫn đến sự ra đời và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới Năm 1919 chỉ có một nước xã hội chủ nghĩa với 16% diện tích và 7,8% dân số thế giới, sau 70 năm thế giới

có 15 nước xã hội chủ nghĩa, chiếm 26% lãnh thổ và 1/3 dân số thế giới

Từ những năm 1960, bên cạnh các nước xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện

một nhóm lớn gồm 20 nước đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Á-Phi

và Mỹ latinh, có quan điểm chống chủ nghĩa đế quốc và quan hệ hữu

nghị, hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa

Với sự ủng hộ và giúp đỡ toàn diện của các nước xã hội chủ nghĩa, từ

sau đại chiến thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc giành được những thắng lợi quyết định Hệ thống thuộc địa rộng lớn của chủ nghĩa

đế quốc trước đây gồm 72% diện tích và 70% dân số thế giới, sau 70 năm

hầu như hoàn toàn bị tan rã Hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi ra đời và

tham gia vào nền chính trị thế giới

Chủ nghĩa xã hội hiện thực là lực lượng đấu tranh tích cực và triệt

để bảo vệ và củng cố nền hoà bình thế giới, ngăn chặn và làm thất bại nhiều âm mưu xâm lược và gây chiến tranh hạt nhân huỷ diệt chống lại

các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc của các thế

lực đế quốc hiếu chiến Cùng với phong trào hoà bình ngày càng phát

triển rộng rãi ở các nước tư bản, các nước xã hội chủ nghĩa đã đóng vai

trò quyết định để ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba do các

thế lực đế quốc hiếu chiến gây ra Nếu các nước xã hội chủ nghĩa không củng cố và phát triển được thực lực quân sự của mình và thi hành chính

sách đối ngoại dựa trên nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình, hoà dịu và giải trừ quân bị và vũ khí hạt nhân, thì chủ nghĩa đế quốc Mỹ hiếu chiến từ lâu đã tạo cớ để đẩy loài người vào cuộc chiến tranh thế giới mới với sự

huỷ diệt hạt nhân chưa từng có Nhờ sự giúp đỡ và ủng hộ của các nước

xã hội chủ nghĩa một loạt các cuộc chiến tranh xâm lược cục bộ và xung

đột khu vực do chủ nghĩa đế quốc gây ra đã được chấm dứt bằng các hiệp

định hoà bình Các nước xã hội chủ nghĩa đã thi hành một chính sách

đối ngoại hoà bình, tạo ra sự cải tổ hệ thống quan hệ quốc tế giữa các nước trên những cơ sở mới !à hoà bình và dân chủ, an ninh và hợp tác

Các nước xã hội chủ nghĩa luôn luôn đứng về phía các lực lượng dân

chủ, ủng hộ và giúp đỡ họ đấu tranh chống các chế độ phát xít, độc tài,

chủ nghĩa phân biệt chủng tộc xiônit và apácthai trên khắp thế giới Họ không bao giờ thừa nhận và ủng hộ các lực lượng phản động đen tối, các

24

Trang 25

chế độ độc tài, phân đân chủ như chủ nghĩa đế quốc đã từng tạo ra và

bảo hộ

Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực với tư cách là một hệ thống xã hội đối trọng và phủ định chế độ tư bản chủ nghĩa đã

không chỉ thu hẹp phạm vi thống trị của chủ nghĩa đế quốc, mà còn bắt

nó phải vứt bỏ bộ mặt man rợ cổ lỗ trước đây, tân trang, điều chỉnh, cải

cách chủ nghĩa tư bản cho phù hợp với một thế giới đã thay đổi Để kéo đài sự thống trị của mình giai cấp tư sản trong các nước đế quốc chủ nghĩa đã phải thoả mãn một loạt các yêu cầu kinh tế, xã hội, văn hoá của người lao động, sử dụng các phương pháp ứng phó và cải cách về mặt xã hội, vay mượn và tiếp thu hàng loạt giá trị của các rước xã hội chủ nghĩa

Bộ mặt hiện nay của chủ nghĩa tư bản hiện đại vì vậy, đã khác trước, sơng nó là kết quả của ba nhân tố chủ yếu: cuộc đấu tranh của nhân dân

lao động, sự ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và sự điều chỉnh, thích nghỉ

của chủ nghĩa tư bản'

Sự ra đời và phát triển chủ nghĩa xã hội hiện thực hơn bây thập kỷ qua không chỉ làm thay đổi căn bản bộ mặt chính trị của thế giới, thúc đấy sự hình thành và phát triển các lực lượng cách mạng và tiến bộ trong lòng các nước tư bản, tạo ra tương quan lực lượng so sánh có lợi cho phe

hoà bình, dân chủ, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, mà còn làm thay

đổi căn bản tư duy chính trị - tư tưởng của thế giới Chủ nghĩa xã hội trở thành một trào lưu tư tưởng chính trị chủ đạo của thế giới, ảnh hưởng lớn đến tất cả các trào lưu tư tưởng khác, đến sự phát triển của tất cả các nước Không có chủ nghĩa xã hội hiện thực, thế giới không thế có

được bộ mặt như hiện nay

Những thành tựu và cống hiến của chủ nghĩa xã hội hiện thực trong

hơn 70 năm qua là to lớn và rất đáng tự hào Chúng thể hiện sức sống

mạnh mmẽ của chủ nghĩa xã hội, bất chấp những hạn chế, sai lam khuyết

tật không tránh khỏi của giai đoạn mở đầu, chưa hoàn thiện của chủ nghĩa

xã hội được xây dựng từ những xã hội nghèo nàn, lạc hậu và trong những hoàn cảnh lịch sử đối đầu, đây khó khăn, bất lợi Những thành tựu đó là bằng chứng hùng hồn bác bỏ mọi sự xuyên tạc lịch sử, bôi đen chủ nghĩa

xã hội như một chế độ xã hội hoàn toàn sai làm, tồi tệ hơn chủ nghĩa tư bản Thành tựu của chủ nghĩa xã hội sẽ nhiều hơn và lớn hơn nếu nó mắc

ít hơn những sai lầm nghiêm trọng và kịp thời hơn sửa chữa những sai

lầm đó

Tuy nhiên, trong từng lúc, nhất là từ những năm 70 trở đi, chủ nghĩa

xã hội hiện thực ở nhiều nước không phát huy và sử dụng hết những

tiềm năng to lớn của mình, quá tự mãn với những thành tựu đã đạt được,

25

Trang 26

chậm sửa chữa các sai lầm, khuyết tật, bỏ lỡ nhiều cơ hội quý giá, chậm

tiến hành cải cách và đổi mới, lâm vào trì trệ và khủng hoảng Những nước xã hội chủ nghĩa tiến hành cải cách và đối mới kịp thời, đúng đắn

không chỉ thoát khôi khủng hoảng, mà còn đạt được những thành tựu to lớn chưa từng có Trong khi đó, Liên Xô và Đông Âu chìm trong khủng

hoảng sâu sắc và sụp, đổ Xét toàn cục và xu thế của thời đại, sụp đố của

Liên Xồ và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là sự thất bại, tuy nặng

nề chưa từng có, nhưng vẫn là thất bại cục bộ, tạm thời Đó không phải

là thất bại toàn cục và là sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội

Để tìm ngưồn gốc, những nguyên nhân khủng hoảng và sụp đổ của

chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu thì việc phân tích và đánh giá

một cách khoa học và khách quan những sai lầm, khuyết tật của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu trước cải tổ và trong cải tổ, có ý nghĩa

đặc biệt quan trọng

26

Trang 27

II NHỮNG SAI LẦM, KHUYẾT TAT

CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC HƠN 70 NĂM QUA

¡ Những sai lầm và khuyết tật trước cải tổ

Sai làm lớn nhất, chủ yếu nhất và từ đó đẻ ra những khuyết tật của chủ nghĩa

xã hội trong hơn nhiều chục năm qua là sai lầm về mô hình xây dựng chủ nghĩa

xã hội

Những sai lâm, khuyết tật phổ biến của chủ nghĩa xã hội hiện thực trong mấy thập kỷ qua không phải là những sai lầm cá biệt, ngẫu nhiên Đó là những sai lầm khuyết tật nghiêm trọng có tính chất mô hình chung Hiểu như vậy mới có thể giải thích được tại sao tất cả các nước xã hội chủ nghĩa đều bị rơi vào trì trệ, khủng hoảng, cùng bị khủng hoảng trong một khoảng thời gian như nhau, tính chất khủng hoảng giống nhau ở tare nước, bất chấp mọi đặc thù và trình độ phát triển khác nhau của các nước xã hội chủ nghĩa

Cần lưu ý rằng nếu chủ nghĩa xõ hội không bị khủng hoằẳng, suy yéu va tan ra

từ bên trong bởi những sơi lầm, khuyết tật của chính mình, nếu chế độ không bị

biến dạng nghiêm trọng, uẫn đích thực là của đên, do dân tờ 0ì đên, được dân

lín nhiệm uờ ủng hộ, thì mọi âm mai phá hoại thâm độc của chủ nghĩa đế quốc không thể trở thành một yếu tố gây khủng hoảng uà sụp đổ một chế độ xã hội của một quốc gia độc lập có chủ quyền Như vậy, những sai lầm, khuyết tật của chủ nghĩa xã hội hiện thực trong hơn mấy chục năm qua là những sai lầm có

tinh chit quan va khách quan, bên trong uà bên ngoòi, lý luận uù thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, không được nhận thức sửa chữa kịp thời, thỏa đáng trong nhiều năm trước cải tổ và trong cải tổ

Quan điểm tiếp cận toàn diện, khách quan này thể hiện trong nhận định đúng đắn của Đảng ta Trong Cương lĩnh của Đảng ta do Đại hội VII (năm 1991) thông qua đã nêu rõ: "do đuy trì quá lâu những khuyết tật của mô hình cũ của thủ nghĩa xã hội, chậm trễ trong cách mạng khoa học và công nghệ, nhiều nước

xã hội chủ nghĩa đã lâm vào khủng hoảng tràm trọng",

Cuộc khủng hoảng bắt đầu trước hết là cuộc khủng hoảng về mô hình Từ sau

khi cách mạng Tháng Mười cho đến khi bắt đầu cải tổ (năm 1985) Liên Xô đã

trải qua 3 mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội: từ 1918-1920: thực hiện mô hình

chu nghĩa cộng sản thời chiến; từ 1921-1929: thực hiện mô hình NEP; ti 1929-1985: là mô hình chủ nghĩa xã hội nhà nước Việc tập trung phân tích mô

1 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xố hoi: NXB Sy that,

Hà Nội, 1991, tr.6

27

Trang 28

hình chủ nghĩa xã hội nhà nước được duy trì ở Liên Xô gần 60 năm và sau này là

ở các nước xã hội chủ nghĩa khác cho phép chúng ta tiếp cận đúng đắn hơn về

nguyên nhân, ngưồn gốc và thực chất của cuộc khủng hoảng và sụp đổ của chủ

nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu

Mô hình chủ nghĩa xã hội nhà nước với những sai lầm, khuyết tật của nó là: 1.1- Xác lập chế độ tập trung quyền lực cao độ: ,

Chủ nghĩa xã hội đã được thực hiện ở nước Nga và những nướcđã từng phụ

thuộc nước Nga trong một thời gian tương đối dài và từng trải nhiều loại thử

Bên cạnh những vấn đề có tính quy luật, chủ nghĩa xã hội được xây dựng đầu tiên trên thế giới với nhiều đặc thù Nga: công cuộc vận động giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở nước Nga vấp phải nhiều kẻ thù lớn là nền chuyên chế tàn bạo 5a hoàng, chủ nghĩa vô chính phủ và chủ nghĩa dân tuý là

hai lực lượng chính trị, tư tưởng đã có chỗ đứng ở nông thôn và thành thị Tình

hình nước Nga là điểm xuất phát của những vấn đề thuộc về con đường cụ thể cách mạng Nga như bạo lực là con đường duy nhất, tính tổ chức và tính kỷ luật

là điều kiện quyết định sức chiến đấu của các lực lượng cách mạng

Vấn đề quan trọng đối với chính đảng lãnh đạo chính quyền Nhà nước là, sau khi đã đánh đổ nền thống trị Nga hoàng và bộ máy đàn áp của nó, phải xây đựng

một chính quyền cách mạng thu hút quân chúng đông đảo vào việc quản lý đất nước và xã hội như Lênin chủ trương, thi hành các chính sách dân chủ nhằm

tiếp tục giải phóng xã hội, giải phóng con người là nhiệm vụ trung tâm của Nhà

nước cách mạng Những người lãnh đạo Liên Xô sau khi Lênin qua đời (1924) lại

thiết lập một chế độ chuyên quyền cá nhân cực đoan, nhấn mạnh một chiều

chuyên chính, bạo lực, cưỡng chế là những chính sách chỉ thị thi hành hạn chế trong những hoàn cảnh bắt buộc chống những thế lực thù địch

Công cuộc tập thể hoá nông nghiệp tiến hành ào ạt trong ba năm dưới khẩu hiệu tiêu diệt phú nông như một giai cấp, cưỡng bách toàn bộ tiểu nông gia nhập

| nông trang hoặc nông trường, gây nên một sự xáo trộn và đảo lộn ghê gớm về

kinh tế, xã hội Sự nghiệp còng nghiệp hoá được đẩy mạnh đến mức căng thẳng

mà người Nga cho rằng còn ác liệt hơn cả thời Piôtrơ thứ nhất, đầu thế kỷ XVIIL Người ta da cong bố những số liệu lưu trữ từ những hồ sơ mật: 1Ô triệu người đã

chết vì những cuộc đàn áp và thanh trừng nội bộ

| Quá trình xây dựng xã hội mới đáng lẽ phải là quá trình đoàn kết, hoà hợp các

lực lượng nhân dân, xây dựng chế độ nhà nước do nhân đân làm chủ và tự quản

Ỉ ly, Jy việc giải phóng xã hội, giải phóng con người, giải phóng lực lượng sản xuất,

Trang 29

làm mục đích và động lực của cách mạng, thì lại thực hành chính sách đàn áp

khủng bố nhiều người vô tội Những quyền dân chủ cơ bản của người công dân

như bầu cữ, ứng cử, tự do ngôn luận, cư trú, đi lại, tổ chức, hội họp tuy được pháp luật thừa nhận, nhưng không thực hiện đầy đủ và bị vi phạm nghiêm trọng

trong thực tế

Đảng cộng sân, người lãnh đạo bảo đâm xây dựng đất nước theo con đường xã

hội chủ nghĩa, là một bộ phận của nhân dân, gắn liền với nhân dân, nhưng một

bộ phận lại biến thành một lớp người đặc quyền đặc lợi, tách biệt với quân chúng Một chế độ xã hội tập trung quyền lực cao độ trong suốt 5ð thập kỹ như thế rất

xa lạ với mục tiêu và lý tưởng của học thuyết giải phóng xã hội do Mác và Ăngghen sáng lập

1.3- Chế độ kinh tế

Sau khi xác lập chế độ tập trung quyền lực cao độ vào tay mình, bãi bỗ chính sách kinh tế mới do Lênin đề xướng, chủ nghĩa xã hội nhà nước chuyển trọng điểm hoạt động của Đảng và Nhà nước vào việc thiết lập chế độ công hữu toàn bộ nen kinh tế, mở các chiến dịch tập thể hóa nông nghiệp và thủ công nghiệp, xoá

bỏ thương nghiệp, thực hiện chính sách phân phối theo khẩu phần bình quân

trong toàn bộ xã hội đi đôi với việc đẩy mạnh công nghiệp hoá

Đến năm 1938, tại Đại hội lần thứ XV1II Đảng Cộng sản Liên Xô đã tuyên bố

hệ thống xã hội chủ nghĩa đã được thiết lập hoàn toàn trong toàn bộ rền kinh tế quốc dân: 99,8% trong sản xuất công nghiệp, 98,6% trong sản xuất nông nghiệp, 100% trong thương nghiệp, 94,4% tống số dân cư cả nước tham gia lao dong trong nén kinh tế quốc dân hoặc gắn liền với nó Các thành phần kinh tế gọi là phi xã hội chủ nghĩa đều bị xoá bỏ (trước đó là năm thành phần kinh tế, trong đó tiểu nông là lớn nhất) Trong bức thư gửi Đảng Cộng sản Pháp ngày 11-12-1921, Lênin viết: Trong điều kiện một nền kinh tế tiểu nông mà đem thực hiện ngay lập tức chủ nghĩa cộng sản toàn vẹn là một việc làm hết sức sai lầm Công hữu hoá một rền sản xuất nhỏ mênh mông, phân tán và cả nền kinh tế

tự nhiên là trái với quy luật phát triển tự nhiên của tổ chức sân xuất luôn luôn do

trình độ kỹ thuật và lực lượng sản xuấ† quyết định Sai làm khác đồng thời xảy hoá ra trong quá trình công hữu hoá tư liệu sản xuất là Nhà nước hoá, hành chinhYfoan bo quá trình sản xuất và phân phối

Mục đích của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực kinh tế là chấm dứt

sự tha hoá người lao động bằng việc gắn liền họ với tư liệu sản xuất mà chế độ tư

Trang 30

bản chủ nghĩa đã tách ra Làm chủ về kinh tế, sản xuất, phân phối là d

cơ bản của làm chủ về chính trị Chế độ chính trị, chế độ kinh tế được tÌ,

theo mô hình chủ nghĩa xã hội nhà nước đã tha hoá cao độ giai cấp công , giai cấpnông dân và những người lao động khác Sự tha hóa này dẫn đến

trạng người lao động không làm chủ, không quan tâm phát triển sản xuất

Hình thành một nền kinh tế hiện vật không có động lực và kém hi

quả, lãng phí và thiếu hụt Một nền kinh tế kém hiệu quả, lại tập trung đầu tu

cao độ cho việc xây dựng một rền công nghiệp nặng, cho nhóm A, giảm đến mức

thấp nhất quỹ đầu tư cho sân xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng, quỹ lương và phúc lợi, giá mưa nồng sản thi thường ở mức dưới giá thành

Suốt mấy mươi năm, một rền kinh tế hoạt động bất chấp quy luật khách

quan Đến đầu những năm 1950 mới bắt đầu nêu lên việc xây dựng khoa kinh tế học và thừa nhật: rằng có những quy luật khách quan Tác phẩm "Về những vấn

đề kinh tế của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô" chưa thực sự giải quyết được vấn đề gì

rõ ràng về lý luận và thực tiễn Liên Xô bỏ lỡ 30 năm hoạt động kinh tế theo quy

luật khách quan

1.8- Sai lầm, khuyết tat trong xây dựng hệ thống chính tri

Hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội hiện thực, trước hết là các nƯỚc xã

hội chủ nghĩa, đã có những thành tựu to lớn nhiều mặt trong việc bảo vệ Tổ quốc, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, đó là điều không thể phủ nhận được Song trên

lĩnh vực chính trị, chủ nghĩa xã hội hiện thực có những sai lầm khuyết tật nghiêm trọng, là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khủng hoảng

chính trị và mất chính quyền ở Liên Xô và Đông Au

Dưới đây là những sai lam chủ yếu:

#- Đô là sai lầm trong xây dung nén đên chủ xõ hội chủ nghĩa,

VÌ sao, ở các nước xã hội chủ nghĩa đã lật đố được bọn bóc lột mà không xây

dựng thành công được nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Đó là do ?hông giải quyết

chế độ tập trưng quá đáng, tách rời cơ sở dân chủ, nó đã thành chế độ tập trung quan liêu và phát triển ngày càng trầm trọng Chính cơ chế tập trung quan liêu trong kinh tế và tập trung quan liêu trong hệ thống chính trị đã làm cho bộ máy nhà nước ngày càng tách rời cơ sở của nó là nhân dân Ở các nước xã hội chủ

Trang 31

thiện, nền kinh tứ không thể phát triển năng động, khôn ; phát huy được tính

tích cực sáng tạo c :a nhân dân

Nhà nước xã h‹ ¡ chủ nghĩa là công cụ chuyên chính vớ các lực lượng chống

chủ nghĩa xã hội, : sống trật tự xã hội, bảo vệ lợi ich cla nha~ dan Nhung vai tro

chủ yếu là guản lý xð hội, là tổ chức xây dựng Nhưng các nước xã hội chủ nghĩa

đã cường điệu chuyên chính, có lúc đã sử dụng bạo lực VƯỢI quá vai trò tất yếu của nó Chẳng hạn, ở Liên Xô trong những năm 30 đã sử dụng bạo lực tràn lan đối với một bộ phận trung nông Một khi bạo lực vượt khuôn !thổ của pháp chế xã hội chủ nghĩa, không còn bị kiềm chế thì nó sẽ trở thành phương tiện để tăng

cường sự đệc quyền, sự chuyên quyền, độc đoán, dẫn đến những hậu quả rất tai

hại cho uy t'n của chủ nghĩa xã hội

b- Sai lam trong vén dé xây dựng Đảng

Đảng là tổ chức của những người ưu tú, là đội quân chiến đấu vi lý tưởng cao dep, đảng phải tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trun¿; dân chủ Dân chủ phải là đạo lý và sức mạnh của Đảng Nhưng trong thực tế dàn chủ trong Dang

bị vi phạm nghiêi + trọng Những nguyên tắc sinh hoạt dân củ, điều lệ Đảng bị

chính những ngưc¡ lãnh đạo cao nhất của Đảng vi phạm Tí: h tích cực tự giác

chính trị của đảng viên bị giảm sút Trước những sai lầm của I ah đạo, đảng viên

có thái độ tiêu cực: hoặc họ không tán thành nhưng không dar phát biểu ý kiến trái ngược, hoặc họ tin tưởng chấp hành một cách mù quáng :rong nhiều đảng

cộng sản, tệ sùng bái cá nhân lên đến mức tột đỉnh, mang tính :hất tôn giáo

Cơ chế tập trung quan liêu và những sai lầm trong xây dựng Đảng đã làm cho Đảng giảm sút sức criến đấu Một bộ phận đảng viền khi đã có :hức có quyền tro thành những phần tử quan liêu, đặc quyền đặc lợi xa rời quần chúng Bộ phận

này bao giờ cũng là số ít Song việc Đảng không thanh lọc được họ đã làm quần chúng giảm sút niềm tin vào Đảng Đối với câu hò:: Vì sao các Đảng cộng sản lớn , như Đảng Cộng sản Liên Xô, với gần 20 triệu đâng viên đã trở thành Đảng cầm

; quyền hơn 70 năm, lại có thể tan rã và tan rã nhanh chóng trong cuộc khủng

hoảng về kinh tế và chính trị cuối những năm 8+) ? Trả lời câu hỏi này phải đề cập đến quá trình pkát triển trong bản thân Đả+g hàng mấy thập kỷ qua Do

những sai lầm lệch l¿ › kéo dài và ngày càng ngh: im trọng về xây dựng dang,sai

lầm trong đường lối l nh đạo và quản lý xã hội dê ì Đảng ngày càng giảm sút sứt chiến đấu, yếu kém c+ về chính trị, tư tưởng và tổ chức Điều cơ bản uù chủ yếu nhất là Đông mốt den mối liên hệ gốn bó máu hật uới nhân dan, la mối liên

hệ mò trước lây đã làm nên sức mạnh uô địch œ a Đảng Ðó là bài học lớn nhất

38

Trang 32

thiện, rền kinh t không thể phát triển năng động, khôr:z phát huy được tính tích cực sáng tạo c :a nhân dân

Nhà nước xã h‹¡ chủ nghĩa là công cụ chuyên chính vớ các lực lượng chống

chủ nghĩa xã hội, ‹ sống trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích của nh⬠dân Nhưng vai trò

chủ yếu là quan lý xẽ hội, là tổ chức xây đựng Nhưng các nước xã hội chủ nghĩa

đã cường điệu chuyên chính, có lúc đã sử dụng bạo lực vượt quá vai trò tất yếu của nó Chẳng hạn, ở Liên Xô trong những năm 30 đã sử dụng bạo lực tràn lan

đối với một bộ phận trung nông Một khi bạo lực vượt khuôn 'thổ của pháp chế xã

hội chủ nghĩa, không còn bị kiềm chế thì nó sẽ trở thành phương tiện để tăng

cường sự độc quyền, sự chuyên quyền, độc đoán, dẫn đến nhrng hậu qua rat tai

hai cho uy t'n của chủ nghĩa xã hội

b- Sai lầm trong uốn đề xây dựng Đảng

Dang la tô chức của những người ưu tú, là đội quân chiến ¿ấu vì lý tưởng cao

dep, dang phải tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ Dân chủ

phải là đạo lý và sức mạnh của Đảng Nhưng trong thực tế đòn chủ trong Dang

bi vi phạm nghiôi + trong Những nguyên tắc sinh hoạt dân chủ, điều lệ Đâng bị

chính những ngưci lãnh đạo cao nhất của Đảng vi phạm Tính tích cực tự giác

chính trị của đảng viên bị giảm sút Trước những sai lầm của l nh đạo, dang viên

có thái độ tiêu cực: hoặc họ không tán thành nhưng không dát: phát biểu ý kiến

trái ngược, hoặc họ tin tưởng chấp hành một cách mù quáng írong nhiều dang cộng sản, tệ sùng b¿¡ cá nhân lên đến mức tột đỉnh, mang tính :hất tồn giáo

Cơ chế tập trung quan liêu và những sai lầm trcng xây dựng Đảng đã làm cho

Đảng giảm sút sức c:iến đấu Một bộ phận đảng vièn khi đã có :hức có quyền trở thành những phần tử quan liêu, đặc quyền đặc lợi xa rời qưầi chúng Bộ phận này bao giờ cũng là số ít Song việc Đảng không thanh lọc được họ đã làm quần chúng giảm sút niềm tin vào Đảng Đối với câu hỏ:: Vì sao các Eang cong sản lớn như Đảng Cộng sản Liên Xô, với gần 20 triệu dang vién đã trở thành Dang cam quyền hơn 70 năm, lai cé thé tan ra va tan ra nnanh chóng trong cuộc khủng hoảng về kinh tế và chính trị cuối những năm 8') ? Tra loi cau hoi nay phai đề cập đến quá trình pkát triển trong bản than Déag hang may thap ky qua Do những sai lầm lệch lẹ: kéo dài và ngày càng ngh: m trọng về xây dựng đảng,sai lầm trong đường lối l nh đạo và quản lý xã hội dê ì Đảng ngày càng giảm sút sức chiến đấu, yếu kém c + về chính trị, tư tưởng và tổ chức Điều cơ bản va chủ yếu nhất là Đông mốt d.n mối liên hệ gắn bõ máu hịt uới nhân dân, là mối liên

hệ mà trước lây đã làm nên sức mạnh uô địch œ a Đảng Đó là bài học lớn nhất

33

Trang 33

hệ lâu dài, tồn tại qua nhiều chế độ kinh tế, xã hội mà lịnh hồn của nó là những

di sân văn hoá Tôn giáo là một sáng tạo của loài người trong giai đoạn chưa trưởng thành, lấy nó làm con đường giải thoát đời sống tỉnh thần trong một xã

hội bất công, con người chưa làm chủ được vận mệnh của mình Thực hành chính sách đồng hoá dân tộc và xoá bỏ tín ngưỡng tôn giáo là gây nên tình hình

xã hội căng thẳng, phân biệt đối xử giữa các nhóm dân cư trong cộng đồng các

dân tộc, Đó là những sai lầm của mô hình chủ nghĩa xã hội nhà nước ở Liên Xô

trong thời kỳ lịch sử khá dài

9- Cuộc khủng hoảng kéo đài ở Liên Xô và các nước xã hội chủ

nghĩa

Trên miếng đất của rền chuyên chế Sa hoàng thống trị trên năm thế kỷ, miếng đất không trải qua cách mạng tư sản, chế độ nông nô mới được xoá bỏ mấy chục năm, gốc và rễ của nó vẫn còn bám chặt Chế độ cực quyền chính là sản

phẩm của miếng đất cũ không được dẹn sạch Xây dựng một xã hội tự do và công

bằng là một sự nghiệp không dễ dàng, giản đơn chút nào Con đường Btalin - chủ nghĩa xã hội nhà nước không phải là một tất yếu lịch sử nếu Lênin và số đồng đội cận vệ đầu tiên của cách mạng tiếp tục có ảnh hưởng đối với chiều hướng phát

triển của nước Nga Lịch sử xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xò đã rẽ sang một bước ngoặt khi quyền hành chuyển vào tay Stalin và đồng chí của ông Không

phải là người Nga, nhưng ông đã thiết lập hệ thống quyền lực của mình với những người Nga thích hợp, sử dụng những thủ đoạn quen thuộc của các hoàng

đế Ivan, Piôtrơ, Êcatêrina Lzực lượng cốt lõi của hệ thống quyền hành được thiết lập là hệ thống tổ chức đảng Cuộc khủng hoảng trong nội bộ Đảng, trước hết trong Bộ Chính trị và Uỷ ban trung ương, vẫn âm i, mam mống của những cuộc xung đột vẫn tồn tại

Một năm sau khi Stalin mất, một cuộc chính biến cung đình đã nổ ra, những người lãnh đạo kế tục gần gũi của Stalin bị gạt bô Các chính sách cia Stalin va cả

cá nhân ông đều bị phê phán, những vây cánh của ông ta đều bị cắt bỏ Người ta phê phán tệ chuyên quyền, lộng hành cá nhân và tệ sùng bái nhân vật lãnh đạo

38

Trang 34

Thật ra, tệ chuyên quyền thì rất nặng rề, còn tệ sùng bái chỉ là giả tạo Những dự định cải cách, thay đối được ấp ủ và thử nghiệm, nhằm làm cho đời sống chính trị,

xã hội dễ thở hơn, đè xướng việc xây dựng một nhà nước pháp quyền, chống chủ

nghĩa quan liêu, làm cho các hoạt động kinh tế có hiệu quả, chăm lo phúc lợi của

người lao động, chủ động thi hành chính sách giảm bớt căng thẳng với các nước tư

bản chủ nghĩa Những cuộc vận động lớn được đẩy mnạnh: xây dựng nhà ở, khai

hoang, trông ngô v.v Nhưng những cái quan trọng hơn là nhận thức lại chủ

nghĩa xã hội xuất phát từ thực tế và đánh giá lại toàn bộ tình hình đất nước'và xã

hội thì không được đặt ra trong chương trình hành động Những rền tâng của mô hình chủ nghĩa xã hội Nhà nước vẫn được giữ nguyên _

Ban lãnh đạo mới do Khơrútsốp đứng đầu vẫn tiếp tục thi hành quyền lực của mình, đưa ra những cương lĩnh và mục tiêu viển vông, vượt Mỹ và tiến thẳng vào

chủ nghĩa cộng sản, và làm bùng nổ cuộc khủng hoảng vốn âm ï từ lâu trong

phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đưa đất nước đến gần cuộc chiến

tranh nguyên tử với Mỹ

Một cuộc chính biến mới trong ban lãnh đạo lại nổ ra gạt bỏ Khơrútsốp, thiết

lập trung tâm quyền lực ba người: Brêgiơnép, Xuxlốp, Cốtxưghin kéo dài từ năm

1964 đến năm 1982 Ban lãnh đạo này đưa ra những cương lĩnh và kế hoạch đồ

sộ xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa phát triển, quá độ lên chủ nghĩa cộng sản,

dic biệt tăng cường riền công nghiệp quân sự, mở hết tốc lực chạy đua vũ trang với Mỹ

Một cuộc chính biến mới trong cơ quan lãnh đạo lại nổ ra, gạt bỏ Khorútsốp, thiết lập một trung tâm quyền lực ba người: Brêgiơnhép, Xuxiốp, Cốtxughin kéo

2 dài từ năm 1964 đến năm 19829 Ban lãnh đạo này lại đưa ra những cương lĩnh và

LỆ kế hoạch đồ sộ xây dựng xã hội chủ nghĩa phát triển, quá độ lên chủ nghĩa cộng

Hsin, đặc biệt tăng cường riền công nghiệp quân sự, mở hết tốc lực cuộc chạy đua ivi trang voi My

° sâu, trở nên cổ lỗ về cơ sở kỹ thuật, còng kênh, lạc hậu về cơ cấu, kém hiệu quả về n giữa những năm 1980 không chuyển sang được cơ chế phát triển theo chiều Nền kinh tế Liên Xô đã tật dụng hết khả năng phát triển theo chiều rộng,

năng suất chất lượng, đã tiêu phí hầu hết các ngưồn lực dự trữ cho sự phát triển

và đứng trước vực thẳm của sự sụp đổ Cùng với khủng hoảng kinh tế, nổ ra cuộc khủng hoảng môi trường và hàng loạt các vụ hỏng hóc, tai nạn lớn

Để chữa chạy các yếu kém về kinh tế, Liên Xô tăng cường xuất khẩu đầu lửa, khai thác và xuất khẩu tài nguyên, sản xuất rugu va bán rượu Liên Xô đã tiêu

38

Trang 35

sạch gần 200 tỷ đôla tiền lãi bán đầu lửa, 163 tỷ rúp bán rượu v.v không phải

để phát triển, hiện đại hoá kinh té, ma dé mua hon 300 triệu tấn lương thực, ngũ cốc, bù lỗ ngân sách, thiếu hụt tài chính, thiếu vốn đầu tư v.v, những biện pháp

ấy chỉ làm nghiêm trọng hơn tình hình bế tắc đã hình thành

Tình hình kinh tế suy thoái, khủng hoảng như vậy ảnh hưởng cực kỳ tiêu cực

đến các lĩnh vực xã hội, văn hoá tỉnh thần, mức sống của nhân dân, mối quan hệ giữa các dân tộc, lĩnh vực an ninh quốc phòng :

Nhìn chung, Đảng Cộng sản Liên Xô và sự lãnh đạo của Đảng không ngang

tầm với nhiệm vụ của mình, lạc hậu trước những đòi hỏi mới của đất nước và mất

uy tín nghiêm trọng trước nhân đân Sự mất ty tín của Đảng và nhà nước, hay của chế độ chính trị nói chung ngày càng tăng do sự bất lực của bộ máy Đảng và

Nhà nước trong việc ngăn chặn các xu thế tiêu cực trong đời sống xã hội, trong

việc chăm lo, cải thiện mức sống thấp kém của nhân đân Sự giảm sút mức sống,

sự trầm trọng của tình hình kinh tế - xã hội, sự hoành hành của tệ nạn quan

liêu, hách dịch và thiếu dân chủ trong nhiều năm tạo nên sự bất bình xã hội to

lớn và nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng sâu sắc của hệ thống chính trị Tình hình kinh tế - xã hội trầm trọng và tệ nạn quan liêu hoành hành làm xói

mòn và hạn chế bản chất dân chủ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa và các quan hệ

xã hội của xã hội chủ nghĩa Chúng là nguyên nhân trực tiếp gây nên sự tích tụ

và bùng nổ vấn đề dân tộc ở Liên Xô Trong những năm 60-70 đã có những thay

đổi tiến bộ đáng kế trong sự phát triển của nhiều dân tộc trong Liên bang Xôviết

Ý thức giác ngộ dân tộc cũng phát triển Trong khi đó, từ những năm 70 trở đi các gánh nặng về suy thoái kinh tế, các vấn đề xã hội, môi sinh v.v lại đòn lại vào các nước cộng hoà Tòn tại sự bất bình đẳng thực tế về thu nhập, phát triển kinh tế - xã hội giữa các khu vực dân tộc, các nước cộng hòa và giữa các nước cộng hoà với liên bang Nhà nước liên bang ít chú ý đến lợi ích của các nước cộng hoà, không có một biện pháp nào bảo đâm quyền của các nước, không chú ý và giải

quyết hàng loạt các vấn đề khác nhau của từng khu vực, từng nước cộng hoà: các vấn đề chủ quyền, kinh tế - xã hội, môi trường, ngôn ngữ, văn hoá, v.v

Sự xuất hiện và tồn tại lâu dài nhiều vấn da trong quan hệ giữa các dân tộc, giữa các nước cộng hoà và liên bang là ngòi nổ của các phong trào đân tộc ở Liên

Äò ngay từ những năm đầu tiên của cải tổ, Sự bùng nổ vấn đề dân tộc ở một nước lớn có nhiều dân tộc lớn như Liên Xô tạo nguy cơ thực tế cho sự đồ vỡ liên bang

Tình hình nghiêm trong nang né cũng tồn tại trong chính sách đối ngoại

aK

Trang 36

Những năm đầu thập kỷ 70 Liên Xô thi hành chính sách đối ngoại hoà bình,

cắt giảm vũ khí hạt nhân, tham gia tiến trình Henxinhki; đóng góp tích cực

.vào việc bảo vệ hoà bình thế giới Nhưng từ năm 1978 Liên Xô đem quân vào

Ápganixtan, cuộc chiến tranh lạnh quay trở lại với mức độ khủng khiếp hơn

Mỹ và phương Tây vừa triến khai tên lửa tầm trung chĩa vào Liên Xô và Tây

Âu, vừa chạy đua vũ trang với tốc độ và quy mô lớn Mỹ đã đề ra và thực hiện

chương trình hiện đại hoá vũ khí hạt nhân chiến lược và chương trình chiến tranh vũ trụ SDI nhằm chống Liên Xô với chi phí dự trù 3000 tỷ đôla trong

Các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu khác cũng ở vào tình thế gay go

Ba Lan từ đầu những năm 1970 đã bị lâm vào khủng hoảng (sự kiện

Catôvitxe năm 1970) Ban lãnh đạo mới của Dang Công nhân thống nhất Ba

lan do Giréch cam đầu tuyên bố xây dựng chủ nghĩa xã hội phát triển ở Ba

Lan Không thể dựa vào bản thân mình và sự giúp đỡ của Liên Xô, ban lãnh

đạo Đâng Công nhân thống nhất Ba Lan đã xây dựng chính sách hiện đại hoá nền kinh tế của mình trên eơ sở vay vốn của các nước phương Tây Đây là một

biện phát lợi bất cập hại Việc sử dụng số tiền vay lại kém hiệu quả Một nửa

số tiền dùng để mua hàng nhập khẩu tạo mức sống cao giả tạo, không phù hợp với khả năng hiện thực của nén kinh tế Ba Lan Cơ cấu đầu tư không hợp lý nên nền kinh tế vốn mất cân đối lại càng mất cân đối hơn Số tiền Ba Lan vay

nợ trong vòng 10 năm 1970-1980 lên tới 25 tỷ đòla Năm 1980 Ba Lan lâm

vào cảnh nợ rần và rơi vào cuộc khủng hoảng sâu sắc lần thứ ba Mức sống của nhân đân giảm sút Sự bất bình với Đảng và Chính phủ khá rộng rãi trong

đân chúng Trong hoàn cảnh đó một bộ phận lớn công nhân, nhân dân lao động

và nhiều đảng viên Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan bị lôi cuốn vào Công

đoàn Đoàn kết - một tổ chức chính trị đối lập chống lại Đảng và Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Ba Lan Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước cố gắng khắc

phục tình trạng khủng hoảng bằng những nhượng bộ; đáp ứng các yêu sách

kinh tế của quần chúng, cho phép công nhân có quyền lập công đoàn độc lập

và có quyền bãi công Tập hợp xung quanh mình một lực lượng lớn gồm 10

triệu đoàn viên, Công đoàn Đoàn kết với sự giúp đỡ của nhà thờ Ba Lan và các

nước tư bản chủ nghĩa tiến hành nhiều hoạt động nhằm cướp chính quyền và đòi thủ tiêu chế độ xã hội chủ nghĩa

Trước những khó khăn to lớn Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan họp đại hội IX bất thường, thay thế ban lãnh đạo do Girếch cầm dau X.Cania được bầu

làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Các lực lượng thuộc Công đoàn Đoàn kết ra sức tiến công, gây nguy cơ nội chiến V.Iarudenxki lên thay

X.Cania làm Bí thư thứ nhất ban chấp hành Trung ương, kiêm Thủ tướng

36

Trang 37

Chính phủ và ban bố tình trạng khẩn cấp (12-1981) Một số người cầm đầu Công đoàn Đoàn kết bị bắt và bị giam giữ,Công đoàn Đoàn kết đi vào hoạt động bí mật Phong trào chống đối ngâm Chính phủ tiếp tục tồn tại Năm

1983, Chính phủ huỷ bỏ tình trạng thiết quân luật, kêu gọi đoàn kết hoà hợp dân tộc và tiến hành cải cách, đổi mới chủ nghĩa xã hội ở Ba Lan Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và chính trị vẫn chưa được khắc phục Nó vẫn am i trong lòng xã hội Ba Lan suốt cả những năm thập kỷ 80

Cộng hoà Dân chủ Đức, mặc dù là nước phát triển nhất trong hệ thống chủ nghĩa xã hội, nhưng từ giữa những năm 70 đã gặp nhiều khó khăn, Do chế độ bao cấp nặng nề, riêng hai chương trình nhà ở và trợ giá đã chiếm 30% thu nhập quốc dân, Cộng hoà dân chủ Đức, bị thiếu vốn đầu tư sản xuất, Tỷ lệ đầu

từ 16,1% năm 1980 giảm xuống còn 9,9% vào giữa những năm 1980 Hậu quả

là đến giữa 1980 hàng loạt ngành kinh tế Cộng hoà dân chủ Đức bị lạc hậu nhiều so với Tây Đức và các nước tư bản phát triển Năng suất lao động và hiệu quả sản xuất của Cộng hoà dân chủ Đức thấp hơn vài lần so với Tây Đức

Từ những năm 80 Cộng hoà dân chủ Đức cũng phải vay hàng tỷ D mác của Cộng hoà liên bang Đức để tiếp sức cho nền kinh tế của mình,

Sự yếu kém của riền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp cao độ (tất cả riền công nghiệp Cộng hoà dân chủ Đức tập trung trong hơn 900 xí nghiệp liên

hợp), sự thiếu đân chủ trong đời sống - xã hội, sự tồn tại vấn đề dân tộc Đức

do lịch sử để lại, sự tuyên truyền chống phá thường xuyên của chủ nghĩa đế quốc và Tây Đức là những cội ngưồn tiềm tàng từng tồn tại ở Đông Đức gầy

Ta các cuộc khủng hoảng gay gắt Sau sự sụp đổ của Đông Đức, người ta mới

thừa nhận rằng nước này đã lâm vào cuộc khủng hoảng từ lâu Mỗi năm Đông

Đức được Liên Xô trợ giúp i9 triệu tấn đầu lửa, 3-4 triệu tấn lương thực

Hunggari là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên đi vào cải cách cơ cấu và cơ

chế quản lý kinh tế từ sau sự kiện khủng hoảng năm 1956 Từ 1968 đến 1972 Hunggari tiếp tục tiến hành cải cách kinh tế nhưng không thành công N hững nguyên nhân khách quan của sự thất bại này là sự biến động lớn của thị trường

tư bản chủ nghĩa trong thời kỳ khủng hoảng và sự nghi ngờ, ác cảm và cân

trở từ phía ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô, Từ năm 1974 Hunggari rơi vào cuộc khủng hoảng triền miên, nghiêm trọng Hơn 10 năm thu nhập quốc

dân chỉ tăng bình quân 1%, tổng sản phẩm xã hội 1,5% Ngân sách thâm hut

lớn và kéo dài Lạm phát hàng năm là 15-20% Nợ nước ngoài của Hunggari

la 18 ty đôla (ng ròng 11 tỷ và lãi trả hàng năm 2,3 tỷ) Nhiều ngành công

nghiệp truyền thống không có sức cạnh tranh, bị thua lỗ và bị đẩy khôi thị

trường thế giới Các xí nghiệp thua lỗ buộc phải đóng cửa làm cho hàng vạn người thất nghiệp Thụ nhập thực tế của nhân dan giảm sút Khoảng 30% dân

Trang 38

cư sống dưới mức nghèo khổ Nhân dân mất hy vọng, mất lòng tin vào Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa Hunggari Sự thua kém nhiều lần về thu nhập, mức sống của Hunggari với Áo làm nhân dân bất bình Sau này Đảng Công

nhân xã hội chủ nghĩa Hunggari đã phải thừa nhận rằng "Hunggari đã lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, chính trị vào đạo đức nghiêm trọng"

Tiệp Khác sau mùa Xuân Praha 1968 đến giữa những năm 1980 luôn luôn

ở trong trạng thái trì trệ toàn diện và nuôi dưỡng một khủng hoảng sâu sắc hơn Trong các văn kiện của Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Tiệp Khắc (11-1990)

đã vạch rõ ràng: "Trước 1968 trong lịch sử Tiệp Khắc đã có "một thời trì trệ"

và cuối cùng là cuộc "khủng hoảng kinh tế và chính trị " Trong thời kỳ tiếp

theo (sau 8-1968) cuộc "bình thường hoá" là sự trì trệ của xã hội, các nhà lãnh đạo của Đảng và bộ máy quan liêu hoàn toàn xa lạ với lợi ích của nhân dân

Họ bộc lộ rõ ràng trước sự phát triển của xã hội, của châu Âu và của thế giới

Sự tan rã của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Tiệp Khắc bộc lộ từ đầu những năm 1980 Sự thất bại và tan rã của nó chỉ là vấn đề thời gian Trước đây Tiệp Khắc là nước công nghiệp phát triển nhất Trung Âu, nhưng đến giữa năm

1980 năng suất lao động, thu nhập và mức sống của nhân dân lại thua kém

nhiều lần so với nước Áo láng gièềng kém phát triển trước đây Điều đó gây bất bình to lớn trong dư luận xã hội

Nhìn chung cuộc khủng hoảng kinh tế với các mức độ khác nhau bao trim

toàn bộ các nước xã hội chủ nghĩa từ cuối những năm 1970, bất kể nước đó là

Liên Xô, Trung Quốc hay Cộng hoà dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Bungari hoặc Việt

Nam Gắn liền với các mức độ khủng hoảng kinh tế là những mức độ khác nhau của các cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội và tỉnh thần Từ thời gian này trở đi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác bị đẩy xuống thành lực lượng kinh tế loại hai trên thế giới, không những chỉ thuả kém các nước tư bản phát triển, mà cả những nước công nghiệp mới: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Xinhgapo Rất tiếc rằng trước tình hình nghiêm trọng như vậy ở tất cả

các nước xã hội chủ nghĩa; các ban lãnh đạo Đảng cộng sản và Nhà nước Liên

Xô và Đông Âu trong nửa đầu những năm 1980 vẫn không sớm nhận thức được

thực trạng tồi tệ của tình bình, đánh giá sai làm về xu thế thời đại và bản

thân, lý giải sai lầm những nguyên nhân của các hiện tượng và quá trình tiêu cực diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Trên co sé nhận thức sai lầm và chậm trễ, ban lãnh' đạo các Đảng cộng sản và Nhà nước Liên Xô và Đông Âu không được chuẩn bị về lý luận, tỉnh thần và tổ chức trước cuộc khủng hoàng sâu sắc đang đến gần, không đưa ra được những biện phát hữu hiệu nào

để cải thiện tình hình ngày một xấu đi, rơi vào tình trạng hoang mang và bối

rối khi lâm vào khủng hoảng,

Trang 39

Nhận thức cần phải từ bỏ mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội, phải đối mới,

cải cách, hiện đại hoá và mở cửa xuất hiện đầu tiền không phải ở Liên Xô và

° Đông Âu, mà ở Trưng Quốc từ năm 1978 Đường lối cải cách, hiện đại hoá, mỡ cửa của Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu to lớn, liên tục bừ năm 1978 trở

đi - đối lập với những xu hướng trì trệ, khủng hoảng ở Liên Xô và Đông Âu

Trước những kinh nghiệm thành công của các cuộc cải cách ở Trung Quốc, các lực lượng cải cách trong một số Đảng cộng sản và Nhà nước ở Liên Xô và

Đông Âu từ giữa những năm 1980 trở đi mới nhận thức được SỰ cần thiết phải

có những thay đổi, cải cách nhằm khắc phục những khó khăn ngày một to lớn trong sự phát triển của đất nước mình

Những hiện tượng trì trệ, tiêu cực và khủng hoảng trong mọi lĩnh vực đời _ sống xã hội biểu hiện rõ rệt từ những năm 1970 đã làm xói mòn lòng tin của

nhân dân vào chủ nghĩa xã hội, xoá bỏ hình ảnh tốt đẹp về những thành tựu

đã được trước đây, tác động tiêu cực đến uy tín, vị trí và vai trò của chủ nghĩa

xã hội thế giới trên vũ đài quốc tế, làm giảm sự hấp dẫn và ngưỡng mộ đối với

tư tưởng xã hội chủ nghĩa

Sự hình thành rền kinh tế toàn cầu, sự phát triển vũ bão của cách mạng

khoa học và công nghệ, sự hình thành xã hội thông tin, cuộc cách mạng trong quản lý, sự thay đổi của lực lượng lao động và vai trò ngày càng tăng của cá

nhân con người cùng sự bùng nổ của hàng loạt các vấn đề toàn cầu đã làm trầm

trọng thêm các vấn đề nội tại của chủ nghĩa xã hội

Cuộc cải tổ, đổi mới, cải cách xã hội chủ nghĩa bị trì hoãn nhiều năm, đã trở nên tất yếu, không thể tránh khỏi và không thế trì hoãn Đó không phải

ý muốn chủ quan của một số người mà là nhu cầu tất yếu khách quan đã chín mùi, là con đường duy nhất dé bảo vệ và phát triển những thành quả đã giành được Hoặc cải tổ, đổi mới, với nhiều khó khăn và nguy cơ, hoặc bị chìm sâu

vào khủng hoảng và diệt vong Không có con đường nào khác

3 Cuộc cải tổ thất bại của Goócbachốp và sự sụp đổ của Liên Xô

Những người đi trước Goócbachốp đều biểu thị ý định thay đổi làm cho

tình hình của Liên Xô khá hơn Nhưng chưa có cuộc thay đổi nào được thực

hiện có kết quả Toàn bộ hệ thống quyền lực, tổ chức nhà nước, tổ chức kinh

tế, thể chế vận hành, cơ chế tổ chức và sinh hoạt của Đảng và các đoàn thể xã hội vẫn không có thay đổi gì mấy so với thời Stalin

Ban lãnh đạo mới được bầu tại Đại hội lần XXVII phần lớn là những người đứng đâu tế chức đảng ở các nước cộng hoà và các tỉnh mới được đưa lên từ : một vài nhiệm kỳ trước, như Goócbachốp, Ligachốp, Aliép,Sêvátnátde, Enxin

ì í

và một số người ở ban lãnh đạo cũ tương đối lâu như Rưscốp, Xôlôcốp v.v

; Một số nhà trí thức được đưa ngay vào Bộ chính trị như lacốplép, Métvêđép

Trang 40

Ngay từ đầu, Goócbachốp đã biểu thị lòng mong muốn thực hiện cuộc cải

tổ có ý nghĩa cách mạng toàn bộ cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành của bộ máy nhà nước và quản lý kinh tế với một tư duy mới Nhưng cuộc cải tổ bắt đầu

từ ý chí, nguyện vọng mà không có đường lối, chiến lược, mục tiêu, bước đi xác

định Ông ta thường nói: Cứ vào cuộc rồi sẽ biết, chân lý không có sẵn Ông

ta cũng giống như một người bơi trên biển cả mênh mông mà không có định

Lúc đầu, công cuộc cải tổ hướng vào việc thay đổi; chính sách, cơ chế, thế chế kinh tế, giao quyền tự chủ tài chính, kinh doanh cho các đơn vị sản xuất, giảm bớt sự can thiệp của các tổ chức đảng và các cơ quan quản lý Việc thay

ˆ đổi những người lãnh đạo các cấp, các ngành được tiến hành hàng loạt tại đại hội đảng và sau đó vẫn tiếp tục thường xuyên Nhiều cấp, một nửa hoặc hai phần ba số người lãnh đạo bị thay thế,

Cuộc đấu tranh trong nội bộ ban lãnh đạo mới ngay từ đầu đã diễn ra gay

gắt không chỉ trên những vấn đề cách thức cải tổ mà cả trên quan điểm, đường lối cải tổ Trong Trung ương và các cấp xuất hiện hai khuynh hướng khác nhau:

một khuynh hướng do Ligachốp đứng đầu, chủ trương dựa vào đội ngũ cán bộ

đã được sắp xếp theo quy hoạch mà tiến hành cải tổ Một khuynh hướng khác

do Enxin là đại biếu, chủ trương phải thay thế cả đội ngũ cán bộ lãnh đạo ấy

bằng những người mới Mâu thuẫn đó dẫn đến sự hình thành hai phái đối lập

trong Uỷ ban trung ương, mà thường gọi là phới cấp tiến uà phái bảo thủ, đứng

đầu hai phái là nhân vật thứ nhất và nhân vật thứ hai trong Bộ chính trị -

Goócbachốp và Ligachốp Phái bảo thủ đã cho công bố trên báo một bài luận văn có tính Cương lĩnh chống lại công cuộc cải tổ theo kiểu Goócbachốp, tạo nên một không khí căng thẳng

Phái cải tổ thì nhận định rằng, không phá bỏ bộ máy tổ chức đã hình thành thì không thực hiện được công cuộc cải tổ Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, Goócbachốp phát động chiến dịch tố cáo, gọi là công khai

hoá, tập trung lên án những sai lầm trong lịch sử, phê phán bộ máy quan liêu

của Đảng và Nhà nước Chiến dịch này nhanh chóng biến thành một chiến

dịch lên án Đảng cộng sản và chủ nghĩa xã hội, giống như chiến dịch cách

mạng văn hoá do Mao phát động ở Trung Quốc những năm 1960 Những tầng lớp người bất mãn với chế độ, những gia đình có bị người chết oan dưới thời Stalin tập hợp lại đòi phải thay đối Những mâu thuẫn âm ¡ từ lâu, nhất là những mâu thuẫn dân tộc bùng nổ, xung đột vũ trang xuất hiện

Không khí chính trị trở lên rất căng thẳng, nhiều lực lượng mới, khuynh

hướng mới hình thành và phối hợp với nhau thành một mặt trận chính trị

chống sự chuyên quyền và quan liêu, Đảng cộng sản là đối tượng chủ yếu của

40

Ngày đăng: 30/01/2016, 09:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w