PTS GD và ĐT (GD-ĐT) GDĐH và DN XHCH NSNN ĐH-THCN-DN TPHCM HS SV TTDN UBND DHTT ĐHTT RRA OECD % NHONG CHU VIET TAT Phó tiến sĩ
Giáo dục và đào tạo
Giáo dục đại học và dạy nghề Xã hội chủ nghĩa
Ngân sách nhà nước
Đại học, Trung học chuyên nghiệp, Dạy nghề Thanh pho Ho Chi Minh
Hoc sinh Sinh viên
Trung tâm dạy nghề Ủy ban nhân dân Dài hạn tập trung Đại học tập trung Rapid Rural Appraisal
Trang 21
DANH SACH CAN BO
THAM GIA NGHIEN CUG DE TAI B 94 - 38 -30 1 Phạm Quang Sáng 2 PTS Pham Thành Nghị 3 PTS Tran Khanh Dtic 4 Thạc sĩ Nguyễn Đăng Trụ 5 Thạc sĩ Lương Tố Như 6 Trần Ninh Giang Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục Chủ nhiệm
Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục (nguyên chủ nhiệm đề tài 1994)
Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục
Vụ Đại học
Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục
Thư ký
'
Trang 3(Mau sé 04),
BAO CAO TỔNG KẾT TOÀN DIỆN VỀ Kế? QUÁ NGUIEN CUU BE TAL
- f va 7
ren để tài: (CƠ 227 |” lâu về Halt ha, cue ent ekzl „ phat
bids hài Ae,’ dia ny ba Hà, Me 14 dụ a Âm
về dey C Tự vụ d Ị
Mã số để tài: Ê2+ ¬?É-#Ð
Chỉ số phân loại:
Thời gian N/C tử: : /4./1984 đến / 44/1998
Tên cán bộ tham gia N/€ để tài, (học hảm học vị chức vụ) — Đi” sien hen Quay Sany ~ plu hà2‡ bon Ne We Hay 6 ~ he whi
_ PTS Phew Thanh Nala - Wữ, NC PT Oy
PTS Tran Khenh DQ ~ View NePpTGD
_—_ - The si” bby Te “Nh¿ — Vu dai hoe
- Ce? nex Dit” Ninh Gang _ Viti NcpTrœ9 ) Th? key ‡ Ngày 2 (2//2//199 Ngày ổổ / <{ 77799 € ChỦ nhiệm để tài ủ (Ký) 3 Đ„„Ñ S Z
Ngày Ù2./ ‡z7199 6 Ngày ƒo./ 2/1996:
Chủ tịch HB đánh giá chính thức Thủ trưởng cơ quan QL dé tai (Ky
(Ký “ )
Trang 4Mục lục Phần mở đầu Lời giới thiệu Tóm tắt nội dung Bối cảnh kinh tế xã hội với việc đổi mới hệ thống giáo dục- đào tạo : Chương I: Cơ sở lý luận của các chính sách khuyến khích phát triển GD ĐH và DN tư thục
I Các khái niệm cơ bản có liên quan và ý nghĩa 1 Khái niệm trường tư thục
2 Tư nhân hóa GD ĐH và DN, ý nghĩa của chúng trong bối cảnh nước ta
3 Chính sách
II Nguyên nhân hình thành và mối tương quan của khu vực tư thục và công lập trong GD ĐH và DN
1 Những nguyên nhân hình thành GDĐH và ĐN tư thục ' 2 Mối tương quan giữa công lập và tư thục trong GD ĐH và DN III Những nhân tố chủ yếu về môi trường ảnh hưởng đến việc
phát triển khu vực tư thục
1 Môi trường kinh tế
2 Môi trường khoa học kỹ thuật công nghệ 3 Môi trường chính trị và pháp luật
4 Môi trường xã hội
5 Trách nhiệm xã hội của các trường tư thục và các chỉ số giám sát của Nhà nước về đào tạo
IV Những đóng góp của GD ĐH và DN tư thục 1 Qui mô đào tạo và chi phí công cộng
2 Sự khác biệt giữa trường công và trường tư về chỉ phí đơn vị 3 Tính công bằng
Trang 5I Khái quát chung về khu vực tư thục trong GDĐH và DN của các nước
H GDDH và DN tư thục ở các nước Châu A và các nước có
nền kinh tế chuyển đổi
1 GDĐH va DN tư thục ở các nước Châu Á Các chính sách khác nhau ,
2 GDPH tư thục ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi
HH Vấn đề chính sách và thực trạng khu vực dan lập tư thục _trong GDDH va DN ở nước ta
1 Sự hình thành va phat triển các trường lớp dân lập và tư thục 2 Những khó khăn và lợi thế của khu vực tư nhân trong GDĐH và DN _3, Chính sách và thể chế đối với khu vực dân lập, tư thục trong GDDH va DN
Chương II: Những kiến nghị về chính sách nhằm phát triển khu vực dân lập, tư thục trong GDEĐH va DN
1 Một số nét chính về dự báo kinh tế, xã hội và giáo dục có ảnh hưởng đến khu vực GDĐH và DN tư thục
II Những khuyết: nghị về chính sách Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
LỜI GIỚI THIỆU
Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước Hệ thống Giáo dục đại học và dạy nghề một bộ pHận cấu thành của nền kinh tế, cùng chịu tác động chung
và đang chuyển đổi để thích ứng và đáp ứng với yêu cầu đổi mới chung đó
Về lý luận và thực tiễn còn có nhiều ý kiến khác nhau về vai trò và sự cần thiết của các trường lớp dân lập, tư thục trong GDĐH và DN, đặc biệt là chính sách của nhà nước đối với loại hình trường này Do có nhiều cách nhìn nhận khác nhau nên cách làm khác nhau, khi thì cho lọai hình trường dân lập, tư thục là một điểm sáng, "một cứu cánh "của hệ thống GDĐH và DN, khi thì quan niệm nó "đi trệch hướng", "thương mại hóa hoàn toàn" Thực tế này đang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu nhằm tiếp tục đổi mới các chính sách của nhà nước đối với loại hình trường lớp dân lập, tư thục
Hệ thống GDĐDH và DN chỉ độc tôn (hiểu theo nghĩa tương đối) có loại hình trường công không còn tồn tại, một hộ thống mới gồm có nhiều loại hình trường (xét về mặt sở hữu) nên như thế nào cho phù hợp? Chính sách đối xử của Nhà nước thế nào là thích hợp để các loại hình trường lớp dân lập, tư thục tồn tại và phát triển? Bởi vậy việc nghiên cứu "Cơ sở lý luận và thực tiễn của các chính sách phát triển trường lớp dân lập, tr thục trong GDĐH và DN ở Việt Nam” là một vấn đề thiết thực và cấp thiết
Đây là một lĩnh vực mới mẻ đối với các nhà nghiên cứu, tập thể tác giả nghiên cứu đề tài xin chân thành cắm ơn sự giúp đỡ của các bậc đàn anh của Bọ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, các nhà lãnh đạo và các thay cô ở các trường dân lập, tư thục trong GDĐH và DN Tất cả sự đóng g6p trên cả hai phương diện: lý luận và kinh nghiệm thực tế đã giúp cho tập thể chúng tơi hồn thành việc nghiên cứu này
Mục tiêu của đề tài: Đi sâu nghiên cưú những cơ sở lý luận và thực
tiễn để hình thành các chính sách phát triển trường lớp dân lập và tư thục trong
GD ĐH và DN
Trang 7Mở dầu
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu: phuơng pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp tiếp cận hệ thống, diều tra phân tích qui nạp và diễn dịch
Sản phẩm đề tài: Được cấu trúc làm 3 phần chính (trừ'phần mở đầu)
Phần mở đầu: Đề cập khái quát về mối quan hệ giữa chính sách kinh tế nhiều thành phần, bối cảnh chính trị - xã hội và tổng quan hệ thống giáo dục đào tạo nói chungvới việc hình thành hệ thống các trường ngoai công lập trong giáo dục và đào tao „
Phần thứ nhất: Chương I trình bày cơ sở lý luận của cács chính sách khuyến khích phát triển GDĐH và DN tư thục Bao gồm các giác độ khác nhau
để hiểu về khái niệm trường tư thục, khái niệm tư nhân hóa giáo dực trong bối
cảnh nước ta và quan niệm về chính sách, đồng thời phần này có đề cập đến các nguyên nhân hình thành trường tư thục và tác dụng của nó
Phần thứ hai: Tổng quan kinh nghiệm GD ĐH và DN tư thục ở các nước Châu Á, các nước có nền kinh tế chuyển đổi Đồng thời trình bày thực, trạng hệ thống tư thục trong GD ĐH và DN ở nước ta, phân tích thực trạng các chính sách đã có
Phần thứ ba: Trên cơ sở đưa ra một số viễn cảnh về môi trường và điều kiện của việc phát triển khu vực tư thục trong GDĐH và DN ở nước ta, đề tài tập trung nêu các khuyến nghị về việc xây dựng và thực thi một số chính sách khuyến khích phát triển khu vực tư thực ở cấp chình phủ và cấp trường
Trang 8
TÓM TẮT BÁO CÁO
1 Việc nghiên cứu các chính sách nhằm phát triển GDDH -DN dân lập, tư thục được dựa trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương, pháp tiếp cận hệ thống, điều tra phân tích, qui nạp và diễn dịch và nhằm định hướng giải quyết những mối liên hệ cơ bản sau đây:
+ - Mối liên hệ giữa khu vực đân lập, tư thục trong GDĐH và DN với kinh tế, xã hội, chính trị và pháp luật Ví dụ: Đảng cộng sản Việt Nam với tư cách là Đăng cầm quyền, khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước trong đó có GD-ĐT; Kinh tế nước ta
đang chuyển đối một cách nhanh chóng, vững chắc và chính sách
kinh tế nhiều thành phần; Xã hội phân hóa kẻ giầu người nghèo tất cả điều đó có tác động như thế nào đối với khu vực tư thục, dan lap trong GDDH va DN
e Mối quan hệ giữa khu vực công và khu vực tư trong GDĐH và DN Ta dã có hệ thống trường công rộng khắp có cần khu vực tư nữa không và những đóng góp của khu vực tư như thế nào © trong việc phát triển GD-ĐT nói chung
+ Mối quan hệ giữa Nhà nước và Nhà trường đặc biệt đối với các trường tư Vai trò của Nhà nước trong việc hoạch định chính sách, đưa ra khung pháp luật để giám sát và điều chỉnh khu vực tư thục
trong GDDH va DN
Tất cả những mối liên hệ này đề tài đã cố gắng giải quyết cả về lý luận và thực tiễn
CƠ SỞ LÝ LUẬN:
2 Khái niệm về trường tư không phải là vấn đề gì mới đối với nền giáo dục của thế giới? Song trên thực tế hiện nay do việc tăng sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước cho trường tư cũng như việc tăng sự đóng góp của các tổ chức phi chính phủ cho các trường công nên quan niệm một cách thưần túy nguyên thủy về trường công và trường tư có độ linh động Khái niệm trường tư theo đề tài ít
nhất phải thể hiện được 3 nội dung sau:
+ Quyền sở hữu: cốt lõi của kinh tế thị trường là quyền sở hữu, về bản chất và thực tế về ý tưởng
+ Ngưồn kinh phí hỗ trợ của NSNN có hay không? + Mục đích "kiếm lời" của trường tư có hay không?
Trang 93 Tư nhân hóa giáo dục được dùng hiện nay cũng với một nội dung khá rộng và bao gồm cả việc điều chỉnh lại Nội dung bao gồm:
° Việc chuyển sở hữu công cộng sang thành sở hữu của một bộ
phận tư nhân (trong giáo dục ít áp dụng)
° Việc chuyển nền giáo dục trước đây hoàn toàn do bộ phận công đảm nhiệm sang một phần do khu vực tư đảm nhiệm
° Tư nhân hóa tài chính của giáo dục: Mở rộng các ngưồn vốn của giáo dục Chính phủ tính phí tổn và tăng tỷ lệ thu hồi chỉ phí của giáo dục thông qua chính sách học phí, hay thuế đánh vào cơ sở sử dụng nhân lực được đào tạo
° Việc điều chỉnh và tăng cường quyền sử dụng các nguồn lực của giáo dục cho cơ sở giáo dục, nghĩa là giải phóng, nới lỏng hoặc xóa bỏ những qui định của Chính phủ can thiệp quá sâu váo người học và người sử dụng
Về điểm này Việt nam đã có thành công bước đầu trong việc mở ra loại
hình Trường bán công (nhất là ở GD phổ thông)
4 Chính sách:
Theo lý thuyết quản lý: chính sách cũng là những kế hoạch (kế hoạch
định hướng) theo nghĩa chúng là những điều khoản hoặc những qui định chung để hướng dẫn hoặc khai thông cách suy nghĩ và hành động khi ra quyết định Đương nhiên không phải tất cả chính sách đều là những "điều khoản” vì chúng đơn thuần do các nhà quản lý đưa ra, thành thói quen và trở thành chính sách
Thông thường những chính sách tồn tại ở tất cả các cấp của hệ thống song đề tài tập trung chủ yếu vào các chính sách ở cấp Nhà nước đối với GDDH và DN tư thục Chính sách dù ở cấp nào cũng có thể hình thành từ 4 nguồn: do khởi thảo, do gợi mở (từ cấp dưới), do ngầm định và do sức ép tác động từ bên ngoài Do các chính sách là những tài liệu chỉ dẫn cho việc ra quyết định nên chúng phải có phạm vi co dãn nào đó, ngược lại chúng có thể trở thành những nguyên tắc
5 Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến hình thành khu vực GDĐH và DN tư thục trên thế giới có thể qui tụ vào 3 hoàn cảnh sau:
e GO nơi nào mà nhu cầu GD-ĐT nhiều hơn khả năng khu vực công
có thể cung cấp
«e QO nơi nào mà nhu cầu GDĐH và DN khác hơn với nhu cầu GDPH và DN đang được cung cấp
e Ở nơi nào mà GDĐH và DN tốt hơn đang có nhu cầu -
Thông thường ở các nước đang phát triển: với nguồn NSNN dành cho GDĐH và DN hạn chế, khu vực tư thục được hình thành đáp ứng nhu cầu nhiều hơn Đối với nứợc ta việc hình thành khư vực tư thục, dân lập trong GDĐH và DN vừa nhằm đáp ứng nhu cầu nhiều hơn và một phần theo ý tưởng của những người thành lập quản lý trường tư là đáp ứng nhu cầu với chất lượng tốt hơn
Trang 10
6 Mối tương quan giữa khu vực công lập và tư thục: Trong nghiên cứu và công bố của Geiger những năm cuối thập kỷ 80, dựa trên mối tương quan giữa ` công lập và tư thục đã chia hệ thống GDĐH của các nứợc trừ Mỹ ra, ba kiểu
loại cấu trúc cơ bản:
Khu vực tư thục đại trà (hạn chế công lập): Ví dụ ở Nhật ban, Philipin, Nam Triều tiên, Indonesia Khu vực tư thục đại trà có nhiệm vụ thỏa mãn nhu cầu lớn về học vấn GDĐH Các đặc trưng nổi bật của khu vực tư thục đại trà là tính đẳng cấp giữa các cơ sở đào tạo và nguồn tài chính dựa chủ yếu vào học phí (trừ Nhật) ,
Khu vực công lập và tư thục song tồn: Trong các xã hội phúc lợi cao như Bi và Hà lan, cả hai khu vực cùng tỒn tại và được NSNN tài trợ Sự khác biệt cơ bản giữa các cơ sở giáo dục công và tư ở 2 điểm: trường tư nhằm tăng khả năng lựa chọn cho người học, tính đa dạng của hệ thống và sự độc lập của các co sở tư tăng cường tính đổi mới giúp cho cả hệ thống thay đổi, thích ứng với môi trường
Khu vực công lập rộng lớn và tư thục ngoại vi Khi khu vực công lập thực hiện tất cả các chức năng xã hội của đại học thì khu vực tư thục chỉ thực hiện những nhiệm vụ mà khu vực công lập bỏ qua Khu vực công lập độc quyền bộ phận chất lượng cao do cần ngưồn tài chính lớn để nâng chất lương Khu vực vực tư thục hoạt động ở vùng ngoại ví xung quanh công lập Tuy nhiên khi mà hệ thống công lập có những khiếm khuyết lớn, khu vực tư thục có thể có cơ
hội phát triển với tầm cỡ lớn như trường hợp các nước Mỹ La tỉnh
7 Những nhân tố chủ yếu về mơi trường bên ngồi ảnh hưởng đến phát triển khu vực tư thục bao gồm: kinh tế, khoa học kỹ thuật công nghệ, chính trị và pháp luật, xã hội Trong hàng loạt các nhân tố này đề tài đặc biệt quan tâm đến nhân tố chính trị và pháp luật, chính nhân tố này giải thích tại sao các nước có các điều kiện (các nhân tố khác) tương tự như nhau, mà lại có tỷ lệ S/V, H/S ở
GD DH và DN tư thục trong tổng số chung rất khác nhau
8 Để tăng trách nhiệm xã hội của các trường tư, vai trò nhà nước ở đây rất là quan trọng Nhiều chính phủ thấy tốt nhất để có kết quả từ các trường +ư là đặt cho họ các mục tiêu đường lối rộng rãi, để họ đáp ứng mục tiêu này theo cách của họ Nhưng đồng thời chính phủ phải đưa ra một hệ thống các chỉ tiêu giám sát để đảm bảo cho các cơ sở đào tạo tư làm tốt trách nhiệm của ¿ mình đối với
xã hội và với người học :
9 Những đóng góp của GD DH va DN tư thục: nó là ngưồn bổ sung quan trọng cho GDDH và DN công lập Chúng có thể đáp ứng những nhu cầu của SV/HS và người sử dụng nhân lực một cách mềm dẻo và có hiệu quả Về mặt kinh tế,
Trang 11- Giảm bớt gánh nặng cho NSNN, giải phóng ngưồn lực để phát triển số lượng -hay nâng cao chất lượng So sánh số lượng sinh
viên với đân số trong độ tuổi, tỷ lệ sinh viên tư thục, chỉ phí
NSNN theo % GNP cho thấy: Những nước có khu vực tư thục rộng lớn ( Nam Triều tiên, Nhật bản, Philipin) có thể đạt được tỷ lệ sinh viên so với dân số độ tuổi rất cao mà chỉ phí NSNN so với GNP thấp hoặc ở mức trung bình Hình 4 còn cho thấy việc tăng số lượng sinh viên còn có thể lựa chọn các giải pháp khác trong trường hợp'không tăng chỉ phí NSNN so với GNP như:
Thàph lập các đại học mở và áp dụng phương thức đào tạo mở rộng và từ xa (Thái lan)
Hoặc đào tạo hầm thụ (Nam Triều tiên- thập kỷ 70)
Tăng cường hiệu quả trong các trường công lập bằng cách khuyến khích ý thức về phí tổn Khi so sánh giữa các trường công và tư còn cho thấy là chỉ phí đơn vị trung bình cho một học sinh trường tư thấp hơn trường công nhờ việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
Tăng cường trách nhiệm của các cơ sở đào tạo bằng các mối liên kết GDĐH và DN với các ngành công nghiệp, thương mại, cộng đồng rộng lớn :
Tăng tính bình đẳng vì những người được hưởng giáo dục phải đóng góp vào những chỉ phí đó Mặt khác phải thấy ring việc phát triển các trường tư sẽ không giúp gì trong việc đảm bảo tính công bằng xét theo các khía cạnh giữa các vùng, giữa các nhóm
ˆ xã hội, giữa các dân tộc
KINH NHIỆM CỦA CÁC NƯỚC
10 Veê chính sách của các nước: Chính phủ các nước (đặc biệt Châu Á) có những thái độ khá là khác nhau và ngay ở mỗi nước trong mỗi giai đoạn thái độ của chính phủ cũng khác nhạu đối với việc hạn chế hay khuyến khích khu vực
tư thục Có thể khái quát thành một số điểm chính sau:
Xu thế chung là vai trò của khu vực tư thục tong GDDH va DN đã được khuyến khích ở nhiều nước Ngay ở một nước thì việc hạn chế khu vực tư thục cũng giảm dần thco thời gian
Vè tỷ lệ sinh viên ở khu vực tư thục ở các nước là một giải rất rộng (hình 2- báo cáo chính)
Trang 12
đâ Cỏc chớnh sỏch hỗ trợ của các Chính phủ dối với khu vực tư thục cũng rất khó có nước nào giống nước nào Hỗ trợ trực tiếp bằng việc tài trợ của NSNN như Nhật bản, Sinhgapo (đối với các chương trình đào tạo nghề cho những người làm việc thông qua Qũi phát triển kỹ năng) Hỗ trợ bằng việc bổ nhiệm giáo viên như Indonesia Hỗ trợ gián tiếp bằng việc miễn giảm thuế và tao ra môi trường đầu tư thuận lợi thông qua hệ thống luật pháp thì nhiều nước thực thi
ôđ Cỏc chớnh sỏth giỏm sát hoặc kiểm soát cũng được nhiều nước thực thi như khống chế mức thu học phí ở Thái lan và Philipin, kiém dinh dé cong nhận ở Indonesia (thậm chí ở nước này kỳ thi cuối khóa do Chính phủ tổ chức, các trường công không phải thực hiện việc kiểm định để công nhận)
se Khác biệt với GDĐHI, trong đạy nghề đi Hồn với việc cho phép phát triển các trường dạy nghề tư thục, Chính phủ các nước còn khuyến khích việc đào tạo của giới chủ ở cả khu vực sở hữu công và tư,
THỰC TRẠNG Ở VIỆT NAM
Về các trường dân lập, tư thục
11 Khu vực dân lập, tư thục được chính thức hình thành trong hé thong GDDH và DN Việt nam trong tiến trình đổi mới Khu vực này đang và sẽ có vai trò hết SỨC quan trọng vừa tạo thêm chỗ học, tăng qui mô đào tạo và giảm được chỉ phí trưng bình của NSNN trên một học sinh, sinh viên Đồng thời trong tiến trình đổi mới về quản lý GDĐH và DN chuyển từ mô hình "nhà nước chỉ huy” sang mô hình "nhà nước giấm sát", việc tăng tính tự chủ đối với các trường ĐH và DN đi đôi với việc tăng cường tính trách nhiệm của tr ường, thì việc áp dụng đầu tiên với khu vực dân lập, tư thục là bước đột phá khẩu, bước thử nghiệm đầu tiên cho toàn hệ thống Kinh nghiệm đúc rút ra được đối với việc quần lý khu vực tư của GDĐH và ĐN trên cơ sở xem xét và giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa nhà trường ĐH và DN với Nhà nước, chắc là bổ ích để vận dụng trong quản lý khu vực công lập Trong nhiều năm trước đây, khu vực tư thục, đân lập không được thừa nhận ở cấp bậc GDĐH và chỉ được nhìn nhận như là hình thức tạm thời đối với lĩnh vực dạy nghề Vài năm gần đây, Đảng và Chính phủ đã có những thay đổi cơ bản trong cách nhìn nhận đối với khu vực này, Đối với các trường đã được thành lập, nó được chính thức ngang hàng, bình dang đối với các trường công Vai trò không thể thiếu của khu vực tư thục, dân lập đã và đang được thừa nhận trong hệ thống GD-ĐT
}
Trang 13các trung tâm đạy nghề quận/huyện, trung tâm dạy nghề và xúc tiến việc làm } trên lãnh thổ (gồm -cả trung ương và địa phương quản lý) đã có 9 trường dạy nghề dân lập, tư thục Các lớp dạy nghề tư nhân có nhiều, song chưa có số liệu thống kê chính xác và đáng tin cậy Nhìn chung qui mô đào tạo của các trường, lớp tư thục và dân lập trong GDĐH và DN còn nhỏ bé (đưới 3.000s/w đối với đại học và dưới 400 học sinh đối với trường nghề) Qui mô này là rất khác nhau đối với các trường Hiệu quả và chất lượng đào tạo cũng khác nhau, song do mới định hình nên chưa đủ dữ liệu để kết luận một cách chính xác Một số trường có chiều hướng phát triển tốt được người học và dư luận xã hội ủng hộ nhưng phải thấy rằng chưa có trường nào ở cả dạy nghề và đại học là điển hình Việc ra đời các trường đại học đân lập, tư thục chỉ tập trung ở một số thành phố lớn là thực tế chúng ta cần quan tâm khi hoạch định chính sách giáo dục nói chung
13 Các trường dân lập, tư thục trong GDĐH và DN hiện có đều đang gặp phải ba khó khăn rất lớn là: thứ nhất môi trường chính trị-pháp luật, kinh tế, xã hội chưa thuận lợi, thứ hai thiếu cơ sở vật chất và thứ ba thiếu vốn để đầu tư phát triển lâu đài Việc tăng học phí để bổ sung ngưồn vốn đầu tư nhằm nâng chất lượng là không thực tế đối với một đất nước có thu nhập bình quân đầu người rất thấp Đối với các trường đại học dân lập ngoài nguồn thu chủ yếu là học phí, cá biệt có trường có nguồn tài trợ của nước ngồi nhưng khơng đáng kể GOại học dân lập Thăng Long) hoặc đã và đang có triển vọng về việc tham gia đầu tư của các hãng (Đại học Phương Đông, Đại học Văn Lang) Song ở đây đang có vấn đề trở ngại là các trường đại học dân lập hoạt động không vụ lợi Không có nguồn thu do nghiên cứu khoa học và dịch vụ phục v vụ xã hội cũng là điểm yếu cơ bản hiện nay của các đại học tư
Các trường dân lập, tư thục trong GDĐH và DN có sự khác biệt căn bản Với các trường công ở ngưồn đầu tư, phương thức quản lý và kinh phí hoạt động Sự khác biệt này vừa tạo ra lợi thế và bất lợi đối với cả hai khu vực công và tư Khu vực dân lập được lợi thế về tính tự chủ cao thì lại bất lợi về ngưồn vốn hỗ trợ của NSNN Khu vực công lập thì ngược lại
Về chính sách:
14 Việc chấp nhận và cho phép hình thành các trừơng -dân lập, tư thục trong GDDH và DN hiện nay là một trong các thành tựu có ý nghĩa quán trọng nhất
trong tiến trình đổi mới hệ thống GDDHL và DN
Với việc hạn chế nguồn NSNN cho GDDH và DĐN, việc Chính phủ là người duy nhất cung ứng GD-ĐT là không hiện thực -
Một hệ thống trường công trường từ hài hòa sẽ không chỉ làm giảm gánh nặng về tài chính cho Chính phủ, do đó có thêm ngưồn ngân sách để tăng lương, bảo dưỡng, chỉ phí cho học tập giảng dạy, mà còn nâng chất lượng của - các trường công thông qua việc cạnh tranh với các trường tư
Trang 1415 Việc xây dựng các chính sách cho khu vực tư còn đang ở bước đặt nền
móng ban đầu Nhiềú điểm yếu, nhiều vấn đề chưa cụ thể hoặc cần phải giải quyết để khu vực này tồn tại vững chắc và phát triển, có thể tổng hợp thành
một số vấn đề chính:
Ở mức độ chung nhất mặc dù đã có chủ trương biện pháp nhưng vẫn không theo kịp với nhu cầu và yêu cầu mới nảy sinh của khu vực dân lập tư thục trong GDDHI va DN ị
Sự mất cân đối giữa việc cho phép tầng quyền tự chủ với trách nhiệm của các trường dân lập, tư thục Điều kiện tiên quyết để nới rộng quyền tự chủ là phải xác lập trách nhiệm và kiểm soát phù hợp Quyền tự chủ không gắn với trách nhiệm sẽ là nguy hiểm, là công khai thừa nhận và cho phép lạm dụng quyền tự chủ
Thiếu hụt một hệ thống có hiệu quả để đảm bảo chất lượng đào tạo và kiểm định công nhận đối với các trường dân lập, tư thục
Năng lực nghiên cứu và đào tạo của các trường dân lập, tư thục còn yếu Các trường này hiện tại trông chờ chủ yếu vào đội ngũ cán bộ của các trường công Qui chế cho phép đội ngũ cán bộ giảng dạy của các trường công tham gia giảng dạy ở các trường tư
chưa được xác định cụ thể
Sự cứng nhắc và những khiếm khuyết trong việc xác định các tiêu
chuẩn để nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho khu vực tư (bao
gồm cả trường và người học) tạo nên sự thiếu công bằng và không động viên khuyến khích được khu vực tư
Thiếu sự nhất quán trong việc định ra đường lối, chính sách với việc thực hiện chính sách đối với khu vực tư Thiếu một cơ chế hữu hiệu giám sát việc thi hành pháp Iuật
KHUYẾN NGHỊ
16 Do các chính sách được định ra là để thực hiện trong tương lai Nếu chúng
ta hình dung được càng rõ môi trường tương lai thì càng có thể chuẩn bị cho
tương lai tốt bấy nhiêu thông qua việc hoạch định chính sách Trên cơ sở các dự báo về kinh tế, xã hội và giáo dục đã được công bố đề tài đã rút ra 9 xu thế chính xét thấy có ảnh hưởng đến khu vực GDĐH và DN tư thục
17.GDDH và DN khu vực tư là một trong các yếu tố quan trọng của nước ta để đạt tới các tiêu chuẩn cạnh tranh khu vực, tạo sự đáp ứng và thích ứng của đào tạo đối với kinh tế thị trường Để đạt các mục tiêu này, đề tài khuyến nghị các nguyên tắc cơ bản sau đây cần được tôn trọng và củng cố trong việc hoàn thiện và hoạch định chính sách:
Trang 15® Nhà nước cần cung cấp một môi trường thuận lợi (luật pháp và các điều kiện khác) để cho phép các nhà đầu tư, đầu tư vào khu vuc tir trong GDDH va DN
e - Nhà nước cung cấp sy chi dao dé tang cường nãng lực cho nhà trường thực thi quyền tự chủ và trách nhiệm bằng cách tạo ra một tổ chức quốc gia để cung cấp sự tư vấn cho bản thân trường tư * Đảm bảo tính lâu dài và sự nhất quán giữa việc công bố chính
sách với việc thực thi chính sách
18 Những sự khác biệT quá xa về lợi thế của khu vực công và tư trong GDDH và DN là diều đáng lo ngại Đề tài nhận thấy sự khác biệt này, bản thân chúng có thể trở thành mầm mống cho sự thiếu ổn định và phát triển của cả hệ thống Đồng thời để đáp ứng những nhu cầu phát triển của khu vực tư trong hệ thống GDDT va DN, dé tài đã đề cập một số khuyến nghị ở đây xin nêu vài khuyến nghi quan trọng nhất đối với Nhà nước:
a) Thể chế hóa chủ trương thành pháp luật Việc xây dựng Luật giáo dục tới đây cần phải có chương hoặc các điều khoản về khu vực tư nhân Tiếp đó tất cả các qui chế về ĐH và DN dân lập, tr thục đều chính thức do Thủ tướng chính phủ ban hành Chỉ có thể chế hóa bằng luật pháp về bảo đảm các quyền sở hữu, quyền thừa kế hợp phấp, bảo đảm lợi ích của các chủ đầu tư và trường tư thì họ mới yên tâm đầu tư
b) Bảo đảm sự bình đẳng giữa khu vực công và tư trong GDĐH và DN bằng cách nới rộng tính tự chủ cho các trường công và có chính sách trợ BIÚúp về kỹ thuật và tài chính đối với những trường tư nào là thích hợp Để đâm bảo tính công bằng cho phép học sinh, sinh viên khu vực tư được tham gia và hưởng chính sách hỗ trợ tài chính của Nhà nứợc như học bồng, chương trình cho sinh viên vay tiền (đến hết tháng 11/95 mới thí điểm cho 1.279s/v trường công vay vốn với tổng số tiền 664 triệu đồng đạt 13% kế hoạch của chương trình cho vay)
Nâng đần mức học phí của khu vực công lập trong GDĐH và DN nhằm tăng tỷ lệ thu hồi chỉ phí trong giáo dục Việc tăng học phí của khu vực công sẽ giảm được sự chênh lệch quá xa về mức học phí giữa khu vực công và tư
Đi đôi với chính sách học phí phải thực thi chế độ trợ giúp cho học sinh, sinh viên nghèo không có khả năng theo học do không có khả năng trả trả học phí và học sinh, sinh viên là đối tượng của chính sách xã hột khác c) Các biện pháp khuyến khích:
» Khuyến khích các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ về GD-ĐT đối với sự phát triển của nhân viên và chất lượng cuộc sống của họ thông qưa chế độ thuế
Trang 16
- Xem xét lại các nguyên tắc và qui định để tạo thuận lợi cho tổ chức tư nhân ở trong nước và quốc tế, tham gia tích cực hơn vào việc cung cấp cho giáo dục
Nhà nước có thể thực hiện một số chế độ hỗ trợ trực tiếp hoặc
gián tiếp đối với khu vực các trường tư Ví dụ tiếp tục miễn giảm thuế, tiếp tục cho phép giáo viên trường công tham gia giảng dạy ở trường tư trong một thời gian nữa (vì do tăng nhanh qui mô đào tạo nên hiện tại năm 1994-1995 tỷ lệ sinh viên qui đổi về hệ DHTT/ giáo viên hiện nay đã khá cao, bình quân chung của 100 trường đại học cơng là 12,6) Ngồi ra có thể cho phép các trường tư thuê các cơ sở giảng dạy của trường công dài hạn, cho phép các trường tư được tham gia và hưởng tài trợ NSNN của các
chương trình đặc biệt như chương trình khuyến khích nâng cao
chất lượng, chương trình về nội dung, giáo trình và có thể hình thành qu1 cho vay với Hãi xuất thấp cho khu vực tư
d) Đảm bảo chất lượng và kiểm định:
Xây dựng bộ tiêu chuẩn tối thiểu về các chương trình đào tạo đại
học và dạy nghề ở cấp quốc gia Các tiêu chuẩn này liên quan tới sứ mệnh và tầm nhìn, cơ sở vật chất thiết bị, đội ngũ cán bộ giảng dạy, chương trình giảng dạy va hoc tập, cơ chế tự đảm bảo chất
lượng và cơ chế kiểm định công nhận các trường tư thục
Việc củng cố và nâng cao chất lượng GDĐH và DN trước hết phải là trách nhiệm của các trường tư thục
Cơ sở giáo dục công và tư đều được coi là đối tượng để kiểm định
bên trong và bên ngoài, nhưng bước một do có khó khăn về thực tiễn các cơ sở giáo dục tư thục phải được coi là đối tượng ưư tiên trong bước này
Thành lập hai Hội đồng tư vấn về chất lượng giáo dục, một cho đại học và một cho dạy nghề
e) Tang cường tính (rách nhiệm của các trường tư
Cơ chế trách nhiệm cần phải được tăng cường như là một bộ phận hữu cơ của những quyền tự chủ của trường tư đã được Nhà nước cho phép và phát triển hơn trong tương lai Trách nhiệm của trường tư phải được Nhà nước giám sát chặt chẽ ở các điểm sau đây:
Giám sát chặt chẽ về thực hiện sứ mệnh, mục tiêu mục đích của đề án thành lập trường đã được nhà nước xem xét và cấp giấy
phép hoạt động :
Trang 17e Trường tư phải có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ những số liệu thống kê và các thông tin khác khi Nhà nước yêu cầu đánh giá hoạt động của trường
» Áp dụng việc kiểm toán độc lập đối với các trường tư trong trường hợp mở rộng việc kiểm toán đối với các doanh nghiệp tư nhân
19 Cuối cùng cần phải nhận thấy rằng vấn đề mu chốt để phát triển khu vực tư thục trong GDĐH và DN đồi hỏi sự thống nhất giữa Nhà trường với Nhà nước về toàn bộ chính sách Do vậy mọi chính sách của NhÄ nước hoặc của Nhà trường nên có thảo luận hoặc tham khảo giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và Nhà trường để tạo sự thống nhất cao trong thực hiện
BỔI CẢNH KINH TẾ XÃ HỘI VỚI VIỆC ĐỔI MỚI HỆ THỐNG GIÁO
DỤC ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM
Phần này sẽ trình bày tóm tất bối cảnh kinh tế, chính trị- xã hội của Việt nam và đề cập đến sự ảnh hưởng của chính sách kinh tế nhiều thành phần với sự phất triển các loại hình Trường (xét về mặt sở hữu) Phần cuối sẽ trình bày tổng quan về hệ thống giáo dục đào tạo nhầm đưa ra bức tranh chung về hệ thống trường công rộng lớn để giúp cho việc xem xét mối quan hệ giữa khu vực công lập và tư thục
1 Tăng trưởng và điều chỉnh cơ cấu thành phần kinh tế:
Tháng 12/1986 Đại hội Mn thi VI cha Dang cong sản Việt Nam (ĐCSVN) đã thông qua chương trình cải cách kinh tế, xã hội được gọi là
chương trình "đổi mới" Kinh tế nước ta đã chuyển đổi một cách nhanh chóng
và vững chắc Mức tăng trưởng GDP thực tế trung bình ở mức 7-8%/năm, lạm phát được giảm từ 400% năm 1988 xuống mức ổn định và đạt 5,2% trong năm 1993 Tuy vậy, hiện nay nước ta vẫn là nước có thu nhập thấp; bình quân GDP đầu người năm chỉ trên 200 USD (/1/- Trl) va gan day có tài liệu công bố: ~ 325 USD - nam 1995,
Nghị quyết Đại hội Tân thứ VI của Đảng đã đề ra chính sách kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, trong đó: "Kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm khu vực quốc doanh và khu vực tập thể cùng với kinh tế bộ phận gia đình gắn liền với hai thành phần đó ; các thành phần kinh tế khác gồm: Kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa (thợ thủ công, nông dân cá thể, những người buôn bán và kinh doanh dịch vụ cá thể), kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức, mà hình thức cao là công ty hợp doanh, kinh tế tự nhiên tự cấp, tự túc trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây nguyên và các vùng cao khac."(/2/ Tr 56, 57)
Nghị quyết cũng chỉ rõ chính sách kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa ` chiến lược lâu đài, có tính qui luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội và
Trang 18
thể hiện tỉnh thần dân chủ về kinh tế, đảm bảo cho mọi người được tự do làm ăn theo pháp luật:
Chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đã phát huy tác dụng tốt trong thực tế, được đông đảo quần chúng hưởng ứng và hoan nghênh, Vấn đồ quan trọng để phát triển kinh tế nhiều thành phần là phải thể chế hóa chủ _ trương chiến lược này thành pháp luật và các chính sách thích Hợp, bảo đảm các quyền sở hữu, quyền thừa kế hợp pháp của các thành phần kinh tế, bảo đảm lợi ích chính đáng của Các chủ doanh nghiệp và các doanh nghiệp để họ yên tâm đầu tư phát triển kinh doanh Tật doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần và các văn bản pháp quy khác mà nhà nước đã ban hành khẳng định rõ các nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh, đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật của các thành phần kinh tế; bảo hộ quyền sở hữu, quyền thừa kế về vốn, tài sản bằng hiện vật và quyền hợp pháp của các chủ sở hữu
Bằng pháp luật và các chính sách, Nhà nước khuyến khích và định hướng phát triển các thành phần kinh tế Nhờ đó, trong những năm qua, lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ từ chỗ hầu hết là quốc doanh,đến nay tỷ trọng GDP do lĩnh vực ngòai quốc doanh tạo ra đã đạt tỷ lộ 34,8% trong công nghiệp và 51,9% trong dịch vụ (Niên giám thống kê- 1994)
Việc đổi mới: đa dạng hóa các thành phần kinh tế từ các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng, nội ngoại thương đã lan sang các ngành y tế và giáo dục Hệ thống giáo dục đại học từ chỗ 100% là: trường công đến nay đã có 8 trường đại học dân lập và 1 trường bán công Hệ thống dạy nghề từ chỗ tuyệt đại bộ phận học sinh học nghề đo các trường công đảm nhiệm, đến nay các trường và cơ sở dạy nghề tư nhân, đân lập đảm nhiệm đào tạo một phần không nhỏ, nhất là ở thành phố Hồ chí Minh và Hà nội (Dẫn liệu cụ thể được trình bày ở phần hiện trạng)
Mặc dù việc chuyển đổi kinh tế, giáo dục đào tạo của nước ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, quá trình này vẫn có chung những vấn đề như các nền kinh tế đang chuyển đổi khác là: sự thay đổi vai trò của Chính phủ kết hợp với việc hạn hẹp về NSNN đã đưa đến các vấn đề phải xử lý như tài trợ các dịch vụ xã hội: Giáo dục, y tế, trợ giúp những người bị tàn phế, những nhóm dân cư bị thiệt thòi (dân tộc ít người, vùng núi, người nghèo .) Khu vực tư nhân(đạy nghề, khám chữa bệnh, dịch vụ cung ứng thuốc chữa bệnh ) đã tạo ra các dịch vụ cho một số người, tuy vậy vẫn còn yêu cầu rất lớn về tăng ` cường hơn nữa sự cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản của Nhà nước cũng như cơ chế hỗ trợ cho các thành viên bị ảnh hưởng nhiều nhất Việc khuyến khích phát triển kinh tế có cơ sở rộng rãi cùng với các chính sách đào tạo, thu hút và sử dụng lao động có hiệu quả sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ
Trang 192 Bối cảnh chính trị và xã hội
a) Dang Cộng sản Việt Nam với tư cách là Đảng cầm quyền, đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới dất nước, trong đó bao gồm cả việc đè ra phương hướng, mục tiêu, điều kiện, giải phấp để phát triển GD-ĐT Những quan điểm chỉ đạo để tiếp tục đổi mới sự nghiệp GĐ-ĐT do Đảng đề ra bao gồm:
e Cùng với khoa học và công nghệ, GD-ĐT được coi là quốc sách hàng đầu
e — Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi đưỡng, nhân tài?
ø — Giáo dục phải vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước vừa phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại
e — Đa dạng hóa các hình thức đào tạo Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục:người đi học phải đóng học phí, Nhà nước có chính sách bảo đảm cho người nghèo và các đối tượng chính sách đều được đi học
(/24/ - Tr61; 62)
Những quan điểm chỉ đạo này đã và tiếp tục ảnh hưởng: đến toàn bộ tiến
trình đổi mới GD-ĐT, cũng như việc phát triển khu vực dân lập, tư thục trong
GDDH va DN
b) Để có được các chính sách thích hợp đói với khu vực dân lập, tư thục trong GDDH va DN thì lý đo quan trọng nữa là phải xem xét, so sánh mức độ nghèo đói Xóa đói giảm nghèo là một mục tiêu trọng tâm của Nhà nước ta và là sức mạnh đứng đăng sau cải cách kinh tế đã được khởi xướng vào 1986 Theo tai liệu của Ngân hàng thế giới (/1/- Tr3-18) trong các năm 92-93 tính trung bình thì 51% người Việt nam thuộc điện nghèo (tính theo giới hạn nghèo đói về mức thu nhập tương đương với 2.100 calo/người/ngày) Rõ ràng tỷ lệ đói nghèo này cao tới mức không bình thường Tỷ lệ người nghèo không đồng đều giữa các vùng, có 2 vùng có tỷ lệ người nghèo cao hơn nhiều so với tỷ lệ của quốc gia; vùng nghèo nhất là Bắc Trung bộ với tỷ lệ nghèo 71%, vùng núi phía Hắc tỷ lệ 59% nghèo khó Vùng có tỷ lệ nghèo khổ thấp nhất hiện nay là vùng Đông Nam Bộ (bao gồm cả TPHCM): 33% dân số Cả bốn vùng còn lại (Cao nguyên
Trung bộ, Châu thổ sông Hồng, Ven biển Trung bộ, Châu thổ sông Mêkông)
đều có mức nghèo khổ thấp hơn một chút với so mức trung bình vào khoảng 48-50% Nếu so sánh giữa thành thị-nông thôn thì tỷ lệ người nghèo bình quân ở nông thôn là 57%, thành thị:27% Nhìn chung có khoảng 20% tổng số người
nghèo là sống ở nông thôn ,
Mặt khác trình độ văn hóa của chủ hộ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến mức nghèo khó Trình độ văn hóa của chủ hộ gia là đại học thì tỷ lệ nghèo đói chỉ có 11%, tương tự như vậy Trung học chuyên nghiệp -33, cấp III-41%, cấp II- 52%, cấp I-54%, không đi học-65%
Trang 20
- Đồng thời còn ton tai sy khong đồng đều trong phân bố tiêu dùng/đầu người giữa các nhóm chỉ tiêu Nhóm giétu nhất khoảng 20% dân số có mức chỉ tiêu thực/đầu người gấp 5 lần nhóm nghèo nhất và với mức tiêu thụ calo gần gấp đôi
Với sự phân hóa người giẦu, người nghèo ở trên, khi hoạch định chính sách đối với khu vực GDĐH và DN tư thục, dân lập có 3 điểm đáng lưu ý:
Thứ nhất: các trường lớp dân lập tư thục sẽ hình thành chủ yếu ở những nơi mà tỷ lệ người nghèo thấp
Thứ hai: trình độ nghề nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, nên việc trả học phí là khoản đầu tư ứng trước để thu lại sau khi tốt nghiệp có việc làm
Thứ ba: Phát triển khu vực tư thục phải gắn chặt với khu vực công lập để giải quyết tính công bằng trong giáo dục
c) Cùng với mở cửa nền kinh tế, sự giao lưu văn hóa ngày càng được mở rộng và là cần thiết Trong việc xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình đào tạo dù ở trường công hay tư đều phải chú trọng nội dung nhân văn và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu những tỉnh hoa văn hóa nhân loại Trong bối cảnh này thiết nghĩ khung chính sách của Nhà nước đối với khù vực GDDH và ĐN tư thục cũng phải có những môn học bắt buộc để đào tạo những người có trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống của con người Việt Nam ‘
3 Hệ thống giáo đục và đào tạo
Đầu thập ký 80, do những khó khăn về kinh tế xã hội, hệ thống giáo dục và đào tạo cũng rơi vào cơn khủng hoảng qui mô giảm sút, chất lượng thấp, cạn kiệt về nguồn tài chính và yếu kém về cơ sở vật chất Năm 1987 đánh dấu điểm
khởi đẩu của quá trình đổi mới bằng " Ba chương trình hành động ngành Đại
học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề 1988- 1990" ( Hội nghị hè của ngành tại Nha trang, 8/1987)
Tất cả những khởi xướng đổi mới bạn đầu đã được tiếp tục hoàn chỉnh bổ sung, hàng loạt các cải tiến tích cực đã được áp dụng nhằm cũng cố hệ thống giáo dục và đào tạo trong giai đọan phát triển mới của đất nước Năm 1993 được đánh đấu bằng việc tăng qui mô ở tất cả các cấp học của hệ thống giáo dục và đào tạo Số lượng các lớp học phi chính qui cũng như các khóa đào tạo ngắn hạn về tin học, ngoại ngữ và các nghề khác đều tăng
Hệ thống giáo dục và đào tạo cũng dược cải cách cơ cấu theo hướng
tổng hợp đa dạng, mềm dẻo và phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường Phần
kinh phí do NSNN cấp cho giáo dục đào tạo chỉ chiếm khoảng 10-11% trong
tổng chỉ Ngân sách và đã được tĩng dần trong 4 năm gìn đây Chính sách
Trang 21thống giáo dục đào tạo Ngay đối với các trường công trong giáo dục đại học, ước tính bình quân,ngưồn thu ngoài NSNN trong tổng nguồn thu chiếm từ 15- 20% những năm1993-1995,
Trong những năm gần đây Hệ thống giáo dục và đào tạo đã có những cải tiến quan trọng sau đây:
a Xác định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân vói các bậc học, các
loại văn bằng của từng cấp học( Nghị định số 90 ngay 24-11-1993 của Thủ
tướng Chính phủ)
b Hình thành trường phổ thông bán công va dan lap; trường lớp dân lập tư thục, bán công trong giáo dục mầm non, dạy nghề và giáo dục đại học Số trường bán công và dân lập-trong giáo dục phổ thông tăng nhanh từ 187 trường (1993) đến 230 trường (1994) Năm học 1994-1995 có 279 trường phổ thông - bán công và đân lập ở 39 Tỉnh, Thành phố và đã thu hút 0,2% tổng số học sinh tiểu học, 4% học sinh trung học cơ sở, 20% học sinh phổ thông trung học (/3/- TT1) Giáo dục mầm non cũng được đa dạng hóa các loại hình trường lớp với trọng tâm là đân lập và tư thục Hiện tại có tới 36,5% nhà trẻ (14.115/38.669) và 33,1% trường mẫu giáo (2.302/6.959) thuộc loại hình dân lập và tư thục Hy
vọng rằng, xu thế này sẽ thúc đẩy sự phát triển cả về số lượng và chất lượng
giáo dục mầm non
c Các cấp bạc giáo dục những năm gần đây đã tầng nhanh về số lượng, năm học 1994-1995 so với năm học 1989-1990, số học sinh mẫu giáo tăng 10,5% ,số
học sinh tiểu học tăng 17,1%, học sinh trung học cơ sỏ tăng 33,3%, phổ thông
trung học tăng 12,5%, học sinh học nghề( đài hạn và ngắn hạn) giảm 1,6%(do SỐ học sinh học nghề dài hạn giảm mạnh), sinh viên đại học và cao đẳng tăng165,6%( do số sinh viên hệ khác -ngoài hệ dài hạn tập trung và tại chức tăng).(Nguồn /4/-Tr 32-38)
Việc mở rộng qui mô giáo dục trung học cơ sở và bậc cao, cũng như việc gia tăng dân số trong độ tuổi học đại học và dạy nghề, vừa tạo ra ngườn tuyển sinh phong phú, vừa là áp lực đối với giáo dục đại học và nghề nghiệp d Đa dạng hóa các chương trình đào tạo
Đối với phổ thông trung học đã tiến hành thí điểm phân ban, học sinh có thể chọn một trong ba ban:
A - Khoa học tự nhiên
B - Khoa học tự nhiên và kỹ thuật C- Khoa học xã hội
Năm học 1994-1995 số lượng trường phổ thông trung học thí điểm phân
ban là 106 trường, phân bố tại khắp cắc tỉnh thành trong cả nước,
Đối với giáo dục kỹ thuật và đào tạo nghề hình thành phổ biến các chương trình dạy nghề ngắn hạn bên cạnh các chương trình dạy nghề dài hạn
Trang 22có từ trước Bên cạnh các chương trình dạy nghề ngắn hạn và dài hạn, các trường và các trung tâm dạy nghề còn đảm nhiệm công tác hướng nghiệp hoặc
đào tạo nghề ngay trong các trường phổ thông, nhất là ở các trường phổ thông
trung học thực hiện phân ban
Đối với giáo dục đại học: Việc học ở đại học được chỉa làm 2 giai đoạn Cụ thể là đào tạo cơ bản (2 năm) và đaò tạo chuyên ngành (từ 2 - 4 nam) Bac đào tạo sau đại học đã đưa thêm vào cấp đào tạo cao học Việc áp dụng qui chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ và kiểm tra bằng TEST đã được thí điểm và đang
được đần đần sử dụng rộng Tãi
e Mở rộng nguồn kinh phí cho giáo dục đào tao, ngoài ngân sách nhà nước chỉ cho giáo dục đào tạo (khoảng 10% tổng chỉ ngân sách nhà nước ) đã thực hiện việc huy động các nguồn ngoài Ngân sách cho giáo dục đào tạo Chế độ thu học phí ( trừ giáo dục tiểu học) đã chính thức được hình thành Ước tính ngưồn thu học phí ở các trường đại học, trường dạy nghề.công lập chiếm khoảng 14-18% tổng các nguồn thu của tất cả các trường Việc hình thành chính thức chế độ thu học phí là một thuận lợi cho việc phát triển các trường đại học và đạy nghề dân lập, tư thục
Những khái lược về kinh tế xã hội, về hệ thống giáo dục đào tạo trên đây giúp cho ta nhìn nhận và hoạch định việc phát triển hệ thống các trường đại học, dạy nghề dân lập, tư thục Các trường này một mặt chịu sự chỉ phối của hệ thống kinh tế xã hội, hệ thống giáo dục đào tạo, mặt khác nó có tác động trở lại thúc đẩy kinh tế xã hội, giáo đục đào tạo phát triển Việc áp dụng chính sách kinh tế nhiều thành phần vừa là tiền đề, vừa tạo ra các kinh nghiệm thiết thực để hình thành các chính sách trong phát triển các trường đại học, dạy nghề dân lập và tư thục Đổi mới hệ thống giáo dục đào tạo nói chung buộc các trường dân lập, tư thục (đù ra đời sớm hay muộn ) cũng phải thực thi những xu hướngđổi mới đó Mặt khác, các trường dân lập, tư thục được lợi về mặt "thoáng" của cơ chế quản lý so với các trường công, quyền tự chủ của trường được mở rộng hơn và bằng thực tế phong phú trong hoạt động sẽ tác động trở
Trang 23CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN CUA CÁC CHÍNH:SÁCH PHÁT TRIEN TRUONG LỚP DÂN LẬP, TƯ THỤC TRONG GIÁO DỤC
DAI HOC VA DAY NGHE VIET NAM
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC CHÍNH SÁCH KHUYEN
KHICH PHAT TRIEN GDDH VA DN TU’ THUC
Trong phần này sẽ đề cập đến 4 vấn đề chủ yếu sau:
e Các giác độ khác nhau để tiếp cận khái niệm về trường tư và ý nghĩa của khái niệm tư nhân hóa giáo dục trong bối cảnh của nước ta
e - Những nguyền nhân hình thành giáo dục đại học và đạy nghề tư thục và mối tương quan giữa khu vực tư thục, công lập
e - Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc phát triển khu vực tư thục
e Vai trò của khu vực tư thục trong đổi mới hệ thống GD-ĐT
I CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CÓ LIÊN QUAN VÀ Ý NGHĨA:
1 Khái niệm trường tư thục:
Quan niệm về trường tư không phải là một vấn đề gì mới mẻ đối với nền giáo dục của thế giới, song trong thực tế hiện nay, khái niệm thuần túy trường công và trường tư đã có độ linh động (Xét về nguồn kinh phí hỗ trợ cho giáo dục đại học và dạy nghề) Đối với nước ta, những năm gần đây mới chính thức thừa nhận và cho phát triển loại hình trường tư trong GDĐH và DN Khái niệm về trường tư thường được sử dụng một cách lỏng lẻo, các nhà kinh tế, các nhà hoạch định chính sách, các nhà giáo dục, các thầy cô giáo và cha mẹ học sinh đôi khi sử dụng khái niệm này một cách không đồng nhất Phần này sẽ giải thích các cách thức khác nhau để tiếp cận khái niệm trường tư và phân biệt với loại hình trường công
1.1 Quyền sở hiữm:
Cốt lõi của kinh tế thị trường là quyền sở hữu, về bản chất, về thực tế, về ý tưởng Quyền được hưởng trực tiếp hoa lợi từ vốn đầu tư sẽ thúc đẩy việc đầu tư vào các nhà máy hay cơ sở kinh doanh thương mai hay trường học, bệnh
viện Quyền được hưởng thành quả lao động của bản thân sẽ thúc đẩy thị
trường lao động Quyền có nơi cư trú bình yên sẽ thúc đẩy việc đầu tư cá nhân vào nhà cửa Hơn nữa quyền được chuyển nhượng tài sản là điều cần thiết cho việc sử dụng có hiệu quả đất đai lao động và vốn Chỉ có thông qua sự chuyển
Trang 24Chương ï: Cơ sở lý luận
nhượng này mọi loại quyền sở hữu mới có thể đạt được giá trị sử dụng cao nhất của nó
Xuất phát điểm ban đầu để phân biệt trường công và trường tư là quyền sở hữu về tài sản đặc biệt là bất động sản Khi thành lập trường tư ở các nứợc, |, điều này được phân định rất rõ ràng Chẳng hạn Luật về đại học tư của Thái lan (Vua BHUMIBUL ADVLYADEI) ban hành 1979 có ghỉ: "Người được cấp giấy phép (licensee) phai 14 mot người có sở hữu đất đai mà đại học tư sẽ được đặt vị trí và phải có một điện tích không ít hơn giới hạn đã xác định trong các qui
định dưới Bọ ".(điều 11)
Kế hoạch hóa tập trung và phân phối bởi nhà nước về thu nhập, hạn chế nhiều quyền sử dụng và chuyển giao tài sản Ngay cả trong kinh tế thị trường, các mức điều tiết và thuế cao cũng có thể làm mờ nhạt quyền sở hữu và làm giảm tác dụng của các khuyến khích kinh tế Xác lập và baỏ vệ quyền sở hữu là một trong những vai trò quan trọng của nhà nước trong nền kinh tế thị trường Trong trường hợp của Việt Nam, việc củng cố các quyền sở hữu về đất đai và thị trường lao động trong những năm gần đây đã trở thành công ‹ cụ phát động quá trình khôi phục kinh tế qui mô lớn
Cơ sở pháp luật cho các loại hình khác nhau của quyền sở hữu bắt nguồn từ hiến pháp Trước năm 1992, Hiến pháp nước ta chỉ qui định 2 thành phần cơ bản trong nền kinh tế quốc dân: quốc doanh đại điện cho quyền sở hữu toàn dân và tập thể Dong thời cũng tồn tại với thành phần kinh tế tập thể là các _ hoạt động hạn chế của thành phần kinh tế tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Một bước ngoặt đã diễn ra trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường, tháng 4/1992 Quốc hội nước ta đã thông qua hiến pháp mới dứt khoát cho phép quyền sở hữu tư nhân, đồng thời tăng cường sự bảo hộ cuả Nhà nước đối với sở hữu đó Hiến pháp đã xác lập 3 hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu toàn dân (sở hữu nhà nước), sở hữu tẬp thể và sở hữu tư nhân
Thực ra sự phát triển quyền sở hữu tư nhân đối với các cơ sở dạy nghề đã bắt đầu rất lâu trứơc khi sửa đổi Hiến pháp 1992 Bằng chứng của sự gia tăng hoạt động dạy nghề của tư nhân cho thấy được từ vài nãm trước đó ở Thành phố Hồ Chí Minh (khoảng hơn 200 cơ sở dạy nghề), Hà nội, Đà nẵng Tuy nhiên, từ góc độ của hệ thống pháp lý việc xây dựng cơ sở pháp luật rõ rằng cho quyền sở hữu và chuyển nhượng tài sản tư nhân là quan trọng bởi 2 lý do:
Trang 25Chương I: Cơ sở lý luận
¢ Thứ hại: Trên cơ sở của sự thừa nhận chính thức này, các cá nhân, tập thể muốn thành lập trường tư (trong GDĐH và DN) có thể dựa vào sự bảo vệ của luật pháp cho các hoạt động làm ăn, hoạt động giáo dục đào tạo tương lai của họ
Thông thường các nước chi qui định 2 hình thức sở hữu cơ bản: Sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân Tuy nhiên, do sự cần thiết phải phục hồi và củng
cố các quyền sở hữu tư nhân nên quyền sở hữu tư nhân đã được mở rộng có thể
là một hộ gia đình, một tổ chức tôn giáo, một tổ chức đoàn thể Tương ứng với 2 hình thức sé hữu cơ bản này, trong giáo dục có 2 thuật ngữ tương ứng: trường công và trường tư
1.2 Nguồn kinh phí hỗ trợ của nhà nước:
Các nhà kinh tế và giáo dục đã thừa nhận những đặc tính quan trọng sau đây của giáo dục nói chung và GDĐH và DN nói riêng trong nền kinh tế thị trường
+ Đặc tính của phương tiện sản xuất: Người "mua" hay hửơng lợi ích giáo dục đào tạo dùng làm phương tiện sản xuất có tính chất vô hình, chứ không phải hàng hóa dùng thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng Điều này buộc người được giaó duc đào tạo phải có ý thức đầu tư
+ Đặc tính của hàng hoá chung hay lợi ích tỏa ra: Lợi ích của giáo dục đào tạo không chỉ thu gọn vào thỏa mãn lợi ích trực tiếp được giáo dục đào tạo, mà còn thỏa mãn lợi ích của toàn xã hội hay ít nhất một số người khác kể cả những người không muốn được giáo dục đào tạo ( không chịu đi học) Chính vì đặc tính lợi ích "tỏa ra” cho cả những người không được giáo dục, nên thông thường chỉ phí cá nhân của người được giáo dục đào tạo thường thấp hơn nhiều chỉ phí giáo dục đào tạo
+ Dac tính không thể tăng nãng suất lao động của người làm thầy giáo như tăng năng suất lao động sản xuất các loại hàng hóa thông thường khác
(xem thêm đề tài 92-38-17; tr13-15, thư viện Viện NCPTGD) Với 3 đặc tính trên hay nói một cách khác đó chính là các lý do kinh tế giải thích sự cần thiết tài trợ của xã hội dưới danh nghĩa nhà nước đối với giáo dục đào tạo Nói như vậy không có nghĩa nhà nước phải đứng ra tổ chức và xây dựng các trường công để đảm nhiệm hết nhu cầu giáo dục đào tạo Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước chỉ cần đứng ra xác định mỗi loại giáo dục đào tạo cần bao nhiêu, còn việc cung ứng và đáp ứng nhu cầu giáo dục đào tạo vừa đo khu vực công và tư đảm nhiệm
Do có vấn đề chỉ phí của cá nhân người học trả thường thấp hơn chỉ phí xã hội hoặc chỉ phí của nhà trường chỉ ra để đào tạo nên khu vực tư nhân thường gặp khó khăn trong việc đấm bảo cung ứng một số lượng thích đáng 'nhu cầu đào tạo Để đảm bảo cho các trường tư hoạt động bình thường, nhà
Trang 26
Chương I- Cơ sở lý luận
nước hỗ trợ một phần chỉ phí của giáo dục Nếu đầu tư ban đầu của tư nhân trong việc đầu tư xây dựng trường, nhà nước hỗ trợ một phần chỉ phí thường xuyên trong quá trình hoạt động, ở đây một thuật ngữ vẫn thường dùng là trường tư, nếu đầu tư ban đầu là của nhà nước, học phí và các ngưồn thu khác ngoài ngân sách nhà nước đảm bảo trang trải hầu hết mọi chỉ phí thường xuyên, thuật ngữ thường dùng ở đây là trường bán công Như vậy kết hợp giữa quyền SỞ hữu và sự tài trợ của xã hội đưới danh nghĩa nhà nước cho giáo dục đào tạo chúng ta thấy xuất hiện các thuật ngữ ; trường công, trường bán công, trường tư Chính vì sự tài trợ cửa nhà nước (phần sau sẽ trình bày kinh nghiệm của các nước) cho các trường tư, các nhà kinh tế cho rằng khái niệm thuần túy trường tư không còn nữa Xét về phương diện ngưồn kinh phí cho giáo dục đào tao của nhiều nước, người ta cho rằng đúng khái niệm trường công và trường tư (theo nghĩa nguyên thủy ban đầu) không còn mà nó giao động (linh động) trong các tỷ lệ về nguồn kinh phí
1.3 Mục ích " kiếm lời" của trường tư:
Trong rền kinh tế thị trường, trường tư là một thực thể trên thị trường, nó phải đầu tư vốn và tài sản để hoạt động gfao dục đào tạo nhằm mục đích "kiếm lời” Vì vậy điều kiện cơ bản đầu tiên của việc thành lập trường tư là người hay tập thể lập trường tư phải có tài san Đương nhiên các tài sản đó phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ngừơi đứng ra lập trường tư Tài sản đưa vào để lập
trường tư có thể là:
e Vốn bằng tiền
® - Tài sản bằng hiện vật dùng để đầu tư ban đầu khi lập trừơng
Như vậy với tư cách là một người kinh doanh, người lập trường tư phải đầu tư một số tài sản, thuê mướn, sử dụng sức lao động để tiến hành hoạt động giáo dục đào tạo, đồng thời thực hiện việc thu học phí nhằm thu hồi vốn đã bỏ ra, trang trải các chi phí đào tao và có lãi, tức là làm cho ngưồn vốn bỏ ra phải sinh lời
Trong các văn bản pháp qui hiện hành về đại học tư thục, lớp day nghề tư nhân, trường dạy nghề tư thục của nước ta họat động kinh doanh (quá trình đầu tư, tiến hành hoạt động nhằm mục đích sinh lợi) được ẩn dụ " Đại học tư thục là các cơ sở đại học do tư nhân lập ra theo qui chế này và kinh phí hoạt động do tư nhân đầu tư hoặc đóng góp Căn cứ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hiệu quả đào tạo của từng đại học tư thục, Nhà nước cơ thể xét hỗ trợ một phần kinh phí”.(/5/-tr 1) :
Trang 27Chương ï: Cơ sở lý luận
nhuận "(non-profit) hoặc" không vụ lợi” (not-for-profit) Đương nhiên không ` vụ lợi không có nghĩa là không có lợi nhuận Trong hoạt động của loại hình trường tư này không lấy mục tiêu lợi nhuận làm trọng và số chênh lệch giữa toàn bộ nguồn thu trừ đi chỉ phí cần thiết của giáo dục đào tạo, được nhập vào "quĩ hội " (gũi chung của trường) Toàn bo qui nay chi ding để phát triển giáo dục đào tạo
Xét về khfa cạnh trường tư không vụ lợi trong quan niệm hiện hành của nước 1a thì thuật ngữ đại học dân lập có phần tương đồng "Đại học dân lập (ĐHDL) là cơ sở đại học được nhà nước cho phép thành lập do các cá nhân, tập thể hoặc các tổ chức kinh tế, xã hội đầu tư xây dựng với mục đích không kinh doanh, không vụ lợi cá nhân Kinh phí hoạt động thường xuyên của ĐHDL chủ yếu từ các nguồn ngoài ngân sách nhà nước ".(/6/-tr 1)
Ở đây cũng phải nói thêm đôi nét, tuy điều naỳ không thuộc phạm vi của đề tài đó là loại hình trường phổ thông dân lập Trong văn bản pháp qui (qui chế về trừơng phổ thông dân lập - Ban hành kèm theo quyết định số 1931/QĐ, ngày 20/8/1991), trường phổ thông dan lập không được cắt nghĩa đầy
đủ như trên mà chỉ được quan niệm "Trường phổ thông dân lập do một tổ chức
được nhà nước cho phép đứng ra mở nhằm huy động các khả năng trong xã hội góp phần cùng nhà nước phát triển sự nghiệp giáo dục” Do quan niệm như vậy, nên khi thành lập Trường các cá nhân mượn danh một tổ chức xã hội như
"cơng đồn ", "mặt trận" để đứng tên xin mở trường 14 Địa vị pháp lý của trường tư
Trường tư là các chủ thể trực tiếp tiến hành các hoạt động giáo dục đào tạo, vì vậy luật về trường tư ( đối với nước ta mới chỉ có qui chế trường tư thục) có thể được xem như nội dung trung tâm của pháp luật trường tư Đương nhiên, trường tư cũng bình đẳng với các loại trường khác về nghĩa vụ Họ phải hoạt động giáo dục đào tạo đúng pháp luật, thực hiện nghĩa vụ của mình đối với xã hội và người học Trong quản lý điều hành trường tư, chủ trường tư có thể tự mình đảm nhiệm hoặc thuê người khác đảm nhiệm nhưng tự mình vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của trường tư
"Trên đây là 4 khía cạnh chủ yếu khi đề cập đến cách tiếp cận khái niệm về trường tư Ngoài ra trong khái niệm về trường tư còn đề cập đến cấp,bậc giáo dục mà trường tư hoạt động Như vậy một khái niệm về trường tư đầy đủ
nhất phải nêu được đủ các đặc điểm sau:
+ — Vốn và tài sản bằng hiện vật ban đầu khi thành lập Trường tư, từ đó mới
khẳng định đích thực ai là chủ sở hữu
+ Nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước có hay không có ? + — Mục đích " kiếm lời " có hay không?
+ — Địa vị pháp lý ( theo văn bản pháp qui nào) và tư cách pháp nhân
Trang 28
Cc huong I + Cơ sở lý luận
+ Cấp bậc giáo dục đào tạo mà trường đó hoạt động
Thông thường các văn bản pháp qui hiện có về trường tư, trường dân lập trong GDĐH và DN hiên có của nước ta: Một số văn bản trong đó không nêu khái niệm như qui định tạm thời về lớp dạy nghề tư nhân, qui chế trường dạy nghề tư thục Một số văn bản có nêu khái niệm: Qui chế đại học tư thục, qui chế tạm thời đại học dân lập, tuy nhiên phần vốn và tài sản bằng hiện vật ban
đầu khi thành lập trường không được khẳng định
2 Tư nhân hóa GDDH và DN, ý nghĩa của chúng trong bối cảnh nước
ta
Một trong những ý kiến chủ chốt được nhiều nhà kinh tế và giáo dục tán đồng là ý kiến về tư nhân hóa giáo dục Tư nhân hóa được xem xét nói chung với cải cách các quyền sở hữu, tuy nhiên đó là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau Khác với lĩnh vực kinh tế (sản xuất và kinh doanh) trong giáo dục đào tạo ít ai đề cập đến khía cạnh cải cách quyền sở hữu, tức là cấp quyền sở hữu những tài sản hiện có của gíao dục đào tạo, nhờ có tiết kiệm của xã hội do nhà nước làm đại diện.Khác với cải cách các quyền sở hữu, thuật ngữ tư nhân hóa giáo dục đào tạo được nhiều người nhắc đến Bởi vậy cần tách 2 phương diện: Cải cách quyền sở hữu và tư nhân hóa giáo dục khi xem xét lơi ích của việc tư nhân hóa ~ GDDH va DN Nhin chung, khi một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường thì việc cải cách các quyền sở hữu là một điều kien cần thiết nhưng chưa đủ để cải thiện việc sử dung cdc tai san Ta rat dé nhan thấy khi một xí nghiệp quốc doanh được cổ phần hóa, nhưng chưa chấc chắn gi là xí nghiệp đó sẽ ăn nên làm ra Thuật ngữ tư nhân hóa với ý nghĩa đa dạng hơn nhiều.(xem thêm /7/)
Tư nhân hóa giáo dục thường được dùng với các ý nghĩa sau:
+ Tư nhân hóa giáo dục không nhất thiết cứ phải tiến hành một việc chuyển thực sự quyền sở hữu trường công Tư nhân hóa có thể chỉ là việc tách sở hữu thực sự với việc sử dụng phần lớn những quyền sở hữu Hay nói cách
khác là có thể xem xét việc tư nhân hóa mà không thay đổi về sở hữu các
trường công Việt nam có một thực tiễn rất điển hình trong trường hợp này là hình thành các trường bán công trong giáo dục phổ thông và đại học Chúng ta quan tâm đến 2 mục tiêu chính khi xây dựng mô hình trường bán công: thứ nhất là buộc các trường công hoạt động có hiệu quả hơn, thứ hai là thu hút được nguồn kinh phí ngoài NSNN Các trường bán công trong quá trình hoạt động hầu hết đã thực hiện việc cung cấp giáo dục có chất lượng hơn và giảm được chỉ phí giáo dục hay nói đúng hơn là tiết kiệm được chỉ phí giáo dục nhờ việc sử dụng có hiệu quả các ngưồn lực mà giáo dục đào tạo có được Theo hướng này tuy sở hữu không bị thay
đổi, việc tư nhân hóa làm biến đổi sự cân bằng giữa quyền lực nhà nước
Trang 29Chương I- Cơ sở lý luận
với tư cách là nguời thực hiện Việc tư nhân hóa giáo dục trong trường hợp này là theo kiểu trao cho những cá nhân lãnh đạo nhà trường một quyền lực lớn hơn về sử dụng các nguồn lực của giáo dục Họ có quyền tuyển dụng cán bộ, giáo viên, trả lương theo khối lượng và chất lượng công vide | thông qua hợp đồng, quyết định sử dụng kinh phí và cơ sở vật chất vào đúng những mục tiêu của giáo dục đào tạo và nâng cao Hiệu quả sử dụng các nguồn lực Một sự thay đổi đơn thuần về chủ sở hữu không nhất thiết
sẽ tạo ra kiểu giải đáp đó
¢ Mot thai cực khác, tư nhân hóa giáo dục có thể được coi là việc bao trùm
tất cả một loạt những thay đổi mang lại cho việc kiểm soát, cung ứng giáo
dục giữa hai khu vực trường tư và trường công Nói một cách khác việc thay đổi bao hầm những giải pháp thay thế cho việc cung cấp và tài trợ những dịch vụ giáo đục đào tạo ở qui mô địa phương và trung ương Trên ý nghĩa này từ tư nhân hóa giáo dục là một từ ngữ chung chỉ một loạt những biệt pháp gắn với nhau một cách lờ mờ bởi sự việc là chúng cùng - nhằm mục đích tăng cường cho khu vực trường tư lấn at trường công Trên thế giới không phải các nước đều đi theo xu hướng này khi nói đến tư nhân hóa giáo dục Nước nào đi theo giải pháp này thường kèm theo những thay
đi về các chính sách, thể chế
Tính đến tình hình hiện tai của nước ta, nhiều ý kiến đưa ra nhằm chống lại việc chuyển đổi trường công sang mô hình trường bán công và phát triển các trường tư Một số lý lẽ đưa ra dựa trên thuần túy về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản nhà nước Ngoài ra còn đặt các vấn đề vai trò tương lai cuả nhà nước trong việc tạo ra các tài sản cố định và những biện pháp sử dụngđể bảo vệ giá trị tài sản của nhà nước trong giáo đục Một số ý kiến dựa vào khuynh hướng chống "Thương mại hóa giáo dục" Chấc chấn cho đến nay chúng ta
không đồng ý và thống nhất quan điểm về những điểm này
Những lý lẽ có tính thuyết phục nhất bênh vực cho xu hướng tư nhân hóa giáo dục xuất phát từ những sự hạn chế và trì trệ của hệ thống Trường công ' Trước hết nên kể ra hai yếu tố cơ bản không có tính kinh tế: ảnh hưởng đè nặng của cơ chế kế họach hóa tập trung đối với giáo dục và sự chỉ phối bệnh quan liêu giấy tờ của các cơ quan nhà nước trong khu vực trường công Do đó không lạ gì việc tư nhân hóa giáo dục có mục tiêu ưu tiên là rút bỏ sự kiểm tra việc sử dụng các tài sản khỏi tay các quyền lực và quan liêu Những người có trách nhiệm quản lý giáo dục phải chăm lo sao cho các tài sản của giáo duc © được sử dụng một cách tốt nhất trong phạm vì có thể, có tính đến việc quá độ đần đần chuyển sang một hệ thống giáo dục bao gồm một tỷ lệ thỏa đáng về trường tư Tuy nhiên những giải pháp có thể thay thế cho việc tư nhân hóa giáo dục bằng việc đưa ra các đòi hỏi điều kiện tiên quyết thông qua việc định ra
những tiêu chuẩn quản lý thay cho sự cạnh tranh để buộc các trường công hoạt động như một trường tư Những tiêu chuẩn này bao gồm, chẳng hạn như việc
định ra một tỷ lệ tối thiểu lọc sinh trên giáo viên, học sinh trên vốn cố định,
Trang 7
Trang 30Chương I: Cơ sở lý luận
những chỉ phí đơn vị và về hiệu quả trên qui mơ tồn bộ một trường để được cung cấp kinh phí Điều này dẫn đến một nghịch lý: trong khi tư nhân hóa giáo _ dục là điều hình như được chỉ ra rõ nhất cho các trường công phải hoạt động giáo dục đào tạo như thế nào thông qua cơ chế cạnh tranh và nhờ đó hiệu quả nội bộ của trường công đó được cải thiện một cách dễ dàng nhất /
3 Chính sách
Để giúp cho việc phân tích các chính sách khuyến khích nhằm phát triển
GDĐH và DN tư thục ở các phần sau, đề tài xin đề cập đôi nét quan niệm chính sách Theo lí thuyết quản lý, với quan niệm một số đường hướng hoạt động trong tương lai là những kế hoạch (kế hoạch định hướng), thì dễ dang nhận thấy rằng các kế hoạch là đa dạng và chúng có thể được phân cấp:
© - Các mục tiêu Các chiến lược
Các chính sách: chủ yếu và thứ yếu Các thủ tục và qui tắc
Các chương trình: chính yếu, thứ yếu và phụ trợ
Các ngân quĩ: các chương trình đã được cấp tiền hoặc xếp thứ tự uu tiên về ngân quĩ
(Nguồn 26-Tr 106)
Chính sách cũng là những kế hoạch (kế hoạch định hướng) theo nghĩa chúng là những điều khoản hoặc những qui định chung đề hướng dẫn hoặc khai thông cách suy nghĩ và hành động khi ra quyết định Đương nhiên không phải tất cả chính sách đều là những "điều khoản” vì chúng đơn thuần do các nhà quản lý đưa ra Ví dụ, nhiều vấn đề trong quần lý mặc dù chưa được thể chế hóa thành văn bản pháp qui nhưng do thói quen trong quản lí ta cho phép, sau đó việc này có thể được các trường coi như là một chính sách và thực hanh mot cách đương nhiên
Trang 31Chương I- Cơ sở lý luận
dạy mà không phải liên tục xin ý kiến của cấp cao nhất, tuy nhiên vẫn cần các
tiêu chuẩn để kiểm' tra (chẳng hạn tỷ lệ được mời giảng so với tổng số giáo
viên cả biên chế và mời giảng):
Do các chính sách là những tài liệu chỉ dẫn cho việc ra quyết định cho nên chúng phải có một phạm vi co din nao dé, ngược lại chúng sẽ có thể trở thành những nguyên tắc Trong một số trường hợp phạm vi chính sách có thể co giãn có vẻ khá rộng rãi, nhưng nó có thể lại rất chật hẹp
Chính sách là một biện pháp khuyến khích tự do và ‘sang tao, nhung trong giới hạn, tất nhiên khả năng tự do có thể sẽ phụ thuộc vào chính sách và khả năng này lại phản ánh chức vụ và quyền hạn của người quản lý
Các nguồn chính sách:
Các chính sách đối với khu vực tư thục trong GDĐH và DN có thể từ 4 nguồn:
a, Do khởi thảo:
Nguồn chính sách logic nhất chính là cấp quản lý cao nhất của hệ thống giáo dục, khởi thảo ra chính sách với mục đích cấp bách là để hướng dẫn các cá nhân, các tổ chức xã hội và kinh tế, các trường tư thực trong hành động của họ Về cơ bản chính sách loại này bắt ngưồn từ mục tiêu của cả hệ thống giáo dục và đo cấp cao trong quản lý xác định
b, Do gợi mở:
Trong thực tế, có lẽ hầu hết các chính sách lại bất nguồn từ các tình huống trong đó các cán bộ cấp thấp đã vạch ra những trường hợp ngoại lệ cho cấp quản lý phía trên Khi những gợi ý đã được đưa lên trên và đã có các quyết dịnh về chúng, sẽ hình thành một loạt luật lệ chung Những tiền lệ được hình thành và trở thành những hướng dẫn cho các hành động quản lý sau này,
Các chính sách bắt ngưồn từ gợi mở (ở nước ta) có thể ví dụ: Chính sách khốn 10 trong nơng ngiệp bắt ngưồn từ trường hợp ngoại lệ ở Vĩnh phú Chính sách phát triển đai học dân lập bắt nguồn-từ gợi ý và thí điểm từ Trung tâm đại học dân lập Thăng Long
Chính sách được xây dựng từ những gợi ý đôi khi khơng hồn hảo, cục bộ Nếu người quản lý đưa ra các quyết định dựa vào một tập hợp các sự kiện đã biết mà không xét đến những ảnh hưởng có thể có của chúng tới những khía cạnh khác của hoạt động, hoặc nếu những điều lệ không định trước lại hình thành từ những quyết định này thì những chính sách tạo ra sẽ không dẫn dắt được suy nghĩ và hành động của cấp cơ sở như những người quản lý cấp cao hằng mong muốn
Trang 32
Chương I- Cơ sở lý luận
c, Dongầm định:
Các hoàn cảnh khác nhau lí giải việc hình thành chính sách ngầm định
Có thể có trường hợp các chính sách được công bố chẳng qua là để cho có chứ
không (hay chưa) được đưa vào thực hiện Có thể có một quốc gia công bố một chính sách nào đó chỉ là để tạo ra một ấn tượng mong muốn chứ không có khả năng hoặc không sẵn sàng thi hành chúng Trong hầu hết mọi trường hợp, chính sách ngầm định được đưa ra khi chựa có dường lối và chiến lược rõ ràng Những người ra quyết định ở cấp thấp chọn những cách chỉ đạo riêng cho mình theo cách mà họ hiểu được qua hành động của cấp trên của họ
d, Do sức áp tác động từ bên ngoài:
Các chính sách sinh ra do sức ép từ phía ngoài hệ thống, con (hay ngoài cơ sở đào tạo) tác động vào hệ thống con (hay ngoài cơ sở đào tạo) ngày càng tăng
Sự điều chỉnh trực tiếp, sự cạnh tranh của các trường công, trường tư và những điều kiện đòi hỏi phải có sự trợ giúp của Nhà nước chính là một số hình
thức gây sức ép từ bên ngoài Những tổ chức xã hội khác chẳng hạn như nhà thờ, đoàn thể và nhân đạo cũng có thể tạo ra hay ép buộc đối với chính sách
của chính phủ về giáo dục tư thục hoặc đối với chính sách của bản thân một trường tư nào đó
Những khó khăn để định ra một chính sách phù hợp và tổng hợp:
Việc dịnh ra các chính sách phù hợp và đủ tổng hợp đối với khu vực GDDH va DN tư thục nhằm thực hiện mục tiêu của của cả hệ thống GD-ĐT là một việc khó khăn bởi nhiều 1í do:
_® Thứ nhất: Các chính sách rất ft khi được xác định rõ rầng bằng văn bản và
ít khi được giải thích chính xác
Ví dụ: "Vốn của đại học dân lập gồm có vốn ban đầu và vốn có được trong quá trình hoạt động" Ở đây có thể đặt ra một loạt câu hỏi: Vốn ban đầu là gì? Vốn này là bao nhiêu? Nó được hình thành như thế nào?
+ Thứ hai: Chính sự phân chia quyền hạn mà các chính sách dự dịnh thục hiện thông qua việc phi tập trung hóa ảnh hưởng của nó, sẽ dẫn tới sự tham gia rộng rãi vào sự hoạch định và sự giải thích chính sách với sự khác biệt nhất định nào đó giữa các cơ sở và giữa các cá nhân
+ Thứ ba: Ö bất cứ một cấp nào định ra chính sách, đôi khi họ chưa đủ kiến thức và thông tín hay chưa tính hết tác động của việc ban hành và thực thi chính sách lên mọi khía cạnh cửa đời sống xã hội
Trang 33` Chương Ì: Cơ sở lý luận
I NGUYEN NHÂN HÌNH THÀNH VA MỐI TƯƠNG QUAN CỦA KHU VỰC TƯ THỤC VÀ CÔNG LẬP TRONG GDĐH VÀ DN
1 Những nguyên nhân hình thành GDĐH và DN tư thục
Một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng thế giới (/11/) đã chỉ ra rằng đầu tư vào giáo dục là một trong những nhân tố quan trọng cho những thành công của các nước Đông Á Giáo dục cần nhận được đầu tư của cả nhà nước và tư nhân, cần được chia sẻ bởi sinh viên, gia đình họ, chủ thuê nhân công, chính
phủ và các tổ chức kHác bao gồm cả các tổ chức quốc tế Điều kiện hiện tại
đang làm giảm khả năng tiếp tục mở rộng giáo dục của các Chính phủ
Bây giờ chúng ta hãy thử xem xét các nguyên nhân hình thành khu vực GDĐH và DN tư thục trên thế giới và đối chiếu với tình hình hiện tai của nước ta Theo Geiger Đại học tư thục (ĐHTT) xuất hiện trong ba hoàn cảnh sau:"ở nơi mà nhu cầu GDĐH nhiều hơn khả năng Nhà nước có thể cung cấp; ở nơi mà nhu cầu GDĐH "khác hơn với GDĐH đang được cung cấp và ở nơi mà một nền GDĐH tốt hơn đang có nhu cầu” (/12/-tr.387) Ở các nước đang phát triển, với nguồn NSNN dành cho giáo dục hạn chế, khu vực tư nhân được thành lập để đáp ứng nhu cầu nhiều hơn về GDĐH và DN Cũng với khu vực công lập, khu vực tư thục được thành lập Eisemon cho rằng ở nhiều nước Châu phi chính phủ không có khả năng duy trì một sự trợ giúp cho hệ thống GDDH như những năm 1960-1970 Chính phủ các nước này đã cho phép phát triển GĐĐH tư thục để mé rong GDDH (/13/-tr 157-175)
Việc cung cấp GDĐH và DN khác hơn được kích thích bởi nhu cầu văn
hóa hoặc các chức năng chuyên biệt Các cộng đồng thiểu số cần có đại học để
nuôi dưỡng và bảo tòn văn hóa riêng GDĐH công giáo khẳng định phương thức tồn tại này Sự khác biệt về các chức năng có thể thấy ở khu vực GDĐH tư thục liên quan tới các lĩnh vực kinh doanh Khi xuất hiện các yêu cầu chất lương khác nhau (có thể được chất lượng cao) các ông chủ đại học tư sẵn sàng cung cấp GDĐH va DN bởi động cơ nhân đức hoặc vì động cơ lòng vị tha hoặc vì lợi nhuận và có thể vì lợi ích chính trị hoặc vì lợi ích xã hội hoặc là lợi ích kinh tế và sự đan xen các động cơ và lợi ích
Khi xem xét sự phát triển ĐHTT ở Châu mỹ -La tỉnh, Levy đã cho thấy
đại học công lập thất bại trong việc cung cấp học vấn chất lượng cao Sự xuống cấp của các điều kiện giảng dạy và học tập trong các trường công lập là nguyên nhân làm các sinh viên thuộc các tầng lớp trung lưu chuyển sang học tại các cơ sở ĐHTT (xem thêm /15/ Tuy nhiên, nếu nhìnn khái quát ở nhiều nước và các châu lục, chúng ta thấy rằng việc cung cấp kiến thức và kỹ năng với chất lượng cao có thể có cả ở khu vực trường công và trường tư Điều này tùy thuộc vào
từng trường cụ thể và đây mới chính là cách xem xét khách quan và công bằng
Một nguyên nhân nữa khuyến khích sự xuất hiện và phát triển của -GDĐH và DN tư thục Hên quan tới việc quản lý nhà trường Pritchard khẳng
Trang 34
Chương I: Cơ sở lý luận
dinh ring giảm sự phụ thuộc vào ngưồn tài chính của chính phủ có nghĩa là tăng sự tự do cho các-học giả và các cơ sở giáo dục Chủ trương cá nhân hóa, đa dạng hóa và thương mại tự do.trong giáo dục đã dẫn tới việc thành lập các drường đại học và dạy nghề phi nhà nước ở Đức và Vương quốc Anh.(/16/- Tr.247-273)
Những yếu tố kể trên là những nguyên nhân chính tác động đến sự xuất hiện và phát triển của khu vực GDĐH và DN tư thục trên thế giới Riêng đối với khu vực dạy nghề tư thục, ngoài các yếu tố đó ra còn phải kể đến một yếu tố nữa đặc biệt thường thấy đối với việc dạy nghề ngắn hạn Các hãng, các công ty tư nhân để có đội ngữ lao động kỹ thuật đảm bảo đúng và kịp thời các yêu cầu về số lượng, chất lượng đã tổ chức các trường hay các lớp dạy nghề ngay trong hãng, công ty mình Số học sinh học nghề ra có thể tham gia vào dây chuyền sản xuất được ngay không cần bổ túc, kèm cặp trong sản xuất như đối - với tuyển lao động kỹ thuật ở ngoài
Đối với nước ta, sau một thời gian dài hầu như vắng bóng các loại hình trường, lớp tư thục, đân lập trong GDĐH và DN đến nay nó đã được thiết lập trở lại Vì sao trong khi chúng ta đã có một hệ thống trường đại học và dạy nghề công lập rộng khắp các vùng, các miền trong cả nước (như phần đầu đã mô tả), mà trường lớp dân lập, tư thuc trong GDDH va DN lai xuất hiện và số lượng trường cũng như qui mô học sinh, sinh viên ở khu vực này ngày càng tăng Qua các cuộc phỏng vấn nhóm và phỏng vấn cá nhân đối với cần bộ quản lý và giáo viên được tiến hành từ tháng 4/1991(VIE 89/022A) đến nay, chúng ta có thể qui tự vào các nguyên nhân như các tác giả đã đề cập ở trên Tuy nhiên ở đây có thể làm rõ thêm một vài khía cạnh cũng như nêu một vài nguyên nhân đặc thù của nước ta
Trước hết phải kể đến đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước và Ngành
giáo dục đào tạo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) bật đèn xanh và tạo ra một cú "hích" cần thiết cho các hình thức sỡ hữu phi nhà nước phát triển Bất đầu từ khu vực sản xuất, dịch vụ thương mai tiếp đến lan sang lĩnh vực y tế và giáo dục
Thứ hai: Hệ thống trường công hiện có không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của xã hội về số lượng và chất lượng giáo dục Những qui định trước đây về điểm chuẩn, địa giới tuyển vào trường công đã làm cho một bộ phận học sinh có nhu cầu học không được vào trường Chất lượng giảng đạy và học tập ở các trường công giảm sút và đặc biệt là sự chậm thích ứng của các trường công trong việe cung cấp GDĐH và DN một cách đa dạng về chất lượng Trong bối cảnh này khu vực dạy nghề tư nhân đã tìm được thị trường và tổ chức các khóa dạy nghề ngắn hạn, nổi rộ nhất là ở thành pho Ho Chi Minh
Trang 35Chương I: Cơ sở lý luận
các cuộc tiếp xúc với các Ông hiệu trửơng các trường dân lập và tư thục, với câu hỏi vì sao lại đứng ra thành lập trường, những câu hỏi tựu trung vào ba vấn đề
sau; :
¢ Chon phuvong thitc, hinh thie thfch hgp để đóng góp tài năng và công sức cho sự nghiệp giáo dục đào tạo
+ Thử nghiệm những tư tưởng và phương pháp giáo dục đã tích lũy, điều hành một cơ sở giáo dục theo phương pháp quản lý mới
+ Tự cứu mình và cắc đồng nghiệp của mình trong giải quyết đời sống
Với các nguyên nhân vừa chung vừa riêng kể trên, đã thúc đẩy khu vực GDĐH và DN tư thục ở Việt nam hình thành và phát triển
2 Mối tương quan giữa Công lập - Tư thục trong GDĐH và DN Trong, kết quả nghiên cứu được công bố liên tục 3 năm liền (1986, 1987, 1988 - /17//18/, /19/), Geigcr đã chia hệ thống đại học của các nước trừ Mỹ, ra ba kiểu loại cấu trúc cơ bản dựa trên mối tương quan công lập - tư thục Đó là đại trà tư thục và hạn chế công lập, công lập và tư thục tồn tại song song và công lập rộng lớn và tư thục ngoại vi
Khu vực tr thục đại trà:
Theo Gcigcr, ĐHTT đại trà tồn: tại ở Nhật bản, Philínin, Nam Triều Tiên, Brazil, Colombia va Indonexia Trong số các nước này, Nhật bản có khu vực tư thục chiếm 78% số sinh viên đại học,Philipin:85%, Brazil ba phần tư và Indonesia: 65%, Khu vực ĐHTT đại trà này có nhiệm vụ thỏa mãn nhu cần lớn về học vấn GDĐH ở các nước nói trên Nói một cách khác là "khu vực tư thục chiếm số đông và khu vực công lập chiếm số nhỏ ” :
Một trong những đặc điểm nổi bật của khu vực tư thục đại trà là tính đẳng cấp giữa các cơ sở khác nhau Tính đẳng cấp biểu hiện tập trung trong sự tuyển chọn sinh viên, thư viện và phương tiện học đường, và tý lệ sinh viên trên giảng viên Ủy tín của các trường phụ thuộc vào đẳng cấp của chúng Trong khi một số cơ sở ĐHTT có thể so sánh với những Viện đại học tốt nhất của nhà nước thì nhiều trường tư thục cấp học vấn dại học chất lượng lại thấp
Một đặc điểm cơ bản khác nữa của khu vực tư thục đại trà là nguồn tài chính dựa chủ yếu vào học phí Trừ khu vực tư thục của Nhật bản, các cơ sở ĐHTT đại trà khác dựa chủ yếu vào học phí sinh viên đồng Ở Philipin chỉ 1/3 số sinh viên ĐHTT ở các trường phi lợi nhuận, số còn lại học ở các cơ sở khác hoạt động vì lợi nhuận
Khu vuc cong ldp va trr thục song tồn:
Kiểu loại cấu trúc này do rihu cầu đảm bảo tính đa dạng về văn hóa trong hệ thống phi đẳng cấp Trong các xã hội phúc lợi như Bỉ và Hà lan, cả hai khu vực công lập và tư thục cùng tồn tại và được Ngân sách nhà nước tài trợ
Trang 36
Chương ï- Cơ sở lý tuận
Theo Geiger (/18/ sự khác biệt giữa các cơ sở GDDH tư thục,và công lập ở
các nước này thể hiện- ở 2 điểm : Một là đại học tư thục tăng thêm khả năng lựa
chọn cho sinh viên, tính đa dạng của hệ thống ; Hai là sự độc lập của các cơ sở
đại học tư thục tăng cường tính đổi mới giúp toàn bộ hệ thống thay đổi theo sự biến đổi của môi trường xã hội -
Khu vực công lập rộng lớn và tr thực ngoại vỉ:
Khi khu vực đại học công lập thực hiện tất cả các chức năng xã hội của
đại học thì khu vực tư thục chỉ thực hiện những nhiệm vụ mà khu vực công lập bỏ qua Các cơ sở tư thục bắt buộc phải hoạt động ở vùng ngoại vi xung quanh hệ thống công lập.-Khu vực công lập độc quyền bộ phận đại hoc do can nguon tài chính lớn để duy trì chất lượng cao Hệ thống tư thục ngoại vi thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu có liên quan tới giáo đục chuyên nghiệp, bậc thấp của giáo dục sau trung học Nhiệm vụ đó thường gồm đào tạo các loại hình học nghề bậc cao và đặc biệt đào tạo nhân lực cho các ngành thương mại và sản xuất tư nhân Mặt khác, khi mà hệ thống công lập có những khiếm khuyết lớn, khu vực tư thục có thể có những cơ hội phát triển với tìm cỡ lớn như trường hợp các nước Châu mỹ La tỉnh Đại học Buckingham ở Anh và Đại học Bond ở ‘Australia thực hiện những công việc mà các đại học công lập bỏ qua
Ở các nước phúc lợi cao (NSNN dành cho GDĐH và DN lớn về cả số tuyệt đối và tương đối ) GDĐH và DN tư thục gặp một số khó khăn, đúng như Beloff (/20/-Tr 400) đã khẳng dịnh : "Những người sáng lập cần nhớ rằng sẽ vô cùng khó khăn khi bán những thứ mà mà người ta có thể nhận không mấi tiền hoặc chỉ phải mua với giá rẻ "
Giáo dục đại học tư thục ở Mỹ:
Trang 37Chương ï: Cơ sở lý luận
II NHỮNG NHÂN TO CHU YEU VE MOI TRUONG ANH HUONG
DEN VIEC PHAT TRIEN KHU VUC TƯ THỤC
Trong phần này sẽ đề cập đến sự tác động qua lại của' ‘moi trường bên ngoài khu vực GDĐH và DN tư thục với môi trường bên trong của các cơ sở đào tạo và trong nhiều trường hợp cơ sở đào tạo hoặc cả khu vực tư thục muốn có hiệu quả cũng phải động chạm với môi trường bên ngoài Khu vực tư thục trong GDDH và DN muốn phát triển phải tính tới những nhu cầu và mong muốn của các thành viên xã hội ở bên ngoài, cũng như những yêu cầu về các nigưồn vật chất và nhân lực, kỹ thuật công nghệ và những đòi hỏi khác của môi trường bên ngoài:
Các cơ sở đào tạo dù công hay tư đều phải xét tới những mức độ khác nhau, các yếu tố và các lực lượng của môi trường xung quanh họ Trong khi họ
có thể thay đổi chút ít hoặc không thể thay đổi các lực lượng này thì họ tìm
cách xác định, ước lượng, lựa chọn và phản ứng lại đối với các lực lượng bên ngoài cơ sở mà chúng có thể ảnh hưởng tới sự hoạt động của cơ sở Tóm lại một cơ sở đào tạo phải hoạt động bên trong và chịu sự chỉ phối của một số yếu tố của môi trường xung quanh là chủ đề được đề cập ở phần này
1 Môi trường kinh tế
Đôi khi người ta nghĩ rằng môi trường kinh tế chỉ liên quan tới các doanh nghiệp Thực ra nó có một tầm quan trọng lớn lao đối với các tổ chức đào tạo Trường đại học hoặc dạy nghề công thông thường nắm được các nguồn thu của NSNN do những người nộp thuế, các trường tư phải trông chờ chủ yếu vào các nguồn thu từ học phí của sinh viên và từ những đóng góp thuộc các loại _ khắc nhau rồi biến chúng thành các dịch vụ và nghiên cứu
Thị trường các yêu tố về cơ sở vật chất
Các cơ sở đào tạo đều cần tới vốn cơ bản đó là phòng học, xưởng thực tập, phòng máy mốc, thiết bị và tài liệu giáo trình Đối với các cơ sở đào tạo công lập phần lớn được Nhà nước cung cấp, còn các cơ sở đào tạo tư thường phụ thuộc vào những người cung cấp khác nhau mà công việc của họ chính là tạo ra nhiều cơ sơ vật chất và cơ cấu về các chủng loại vốn cơ bản cần thiết cho sự hoạt động của nhà trường
Nguồn lao động và thị trường lao động
Mot yếu tố quan trọng từ môi trường kinh tế đó là sự sẵn có, chất lượng và giá cả của lao động Nếu một nền kinh tế, ngưồn lao động chung chưa được đào tạo rất đồi đào, trong khi đó nguồn lao động được đào tạo lại khan hiếm, điều này sẽ làm tăng nhu cầu đào tạo nhưng đồng thời lại không có đủ đội ngũ cần bộ giảng dạy đối với khu vực tư thục,
Giá cả lao động cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng về mặt kinh tế đối với cơ sở đào tạo tư thục Những khoản tiên lương tương đối cao đối với
Trang 38
Chương I- Cơ sở lý luận
đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý có thể sẽ gây khó khăn cho những cơ sở đào tạo tư thục vì nớ đẩy mức học phí lên cao Trong khi đó nhiều loại cung ứng về GD-ĐT ở khu vực công sẽ được thực hiện với mức học phí thấp hơn (vì một phần được nhà nước trợ cấp)
Thị trường lao động càng phát triển, thông thường tạo những điều kiện thuận lợi để khu vực tư thục trong GDĐH_ và DN có cơ hội để phát triển Ngược lại nếu tỷ lệ thất nghiệp lao động được đào tạo cao sẽ làm giảm như cầu cá nhân và xã hội về đào tạo
Các mức giá và lạm phát:
Những yếu tố đầu vào đối với một cơ sở đào tạo (như lao động, vật liệu và vốn) chịu ảnh hưởng một cách rõ ràng bởi những thay đổi về mức giá Nếu giá cả tăng lên khá mạnh như cưối các năm 1980 ở nước ta sẽ gây sự hỗn loạn trong môi trường kinh tế ở cả đầu vào và đầu ra Lạm phát có thể làm sụp đổ các cơ sở đào tạo tư nhân vì thông qua tác động của nó tới chỉ phí về lao động, vật liệu và các vật dụng khác Các cơ sở đào tao tu không thể điều chỉnh kịp mức học phí với đà lạm phát và thông thường học phí đã được thỏa thuận từ trước giữa cơ sở đào tạo và người học Trong trường hợp này, học phí sẽ không trang trải được các chỉ phí về lao động, vật liệu để duy trì đào tạo
“Khách hàng”:
Một trong những yếu tố quan trọng cho sự thành công của cơ sở đào tạo tư là "khách hàng” Nếu thiếu người học thì không thể tồn tại cơ sở đào tạo tư Để nắm bắt được "khách hàng" buộc các trường tư phải cố gắng tìm ra những kiến thức và kỹ năng mà dân cư cần và có thể trả học phí Các cơ sở đào tạo tư cần phục vụ các sinh viên, học sinh và các cựu sinh viên Sinh viên, học sinh muốn cho tiền của họ phải chỉ trả học phí càng ít càng tốt và họ lại mong muốn thu nhận được càng nhiều kiến thức, kỹ năng mà thị trường lao động cần để sau khi tốt nghiệp họ dễ có việc làm nhằm thu hồi nhanh chỉ phí đã bỏ ra
Vấn đề khác nữa là học sinh, sinh viên muốn những kiến thức và kỹ năng rất đa dạng, một số thích những kiến thức cơ bản để làm nền phát triển lâu đài, một số lại chỉ muốn những kỹ năng cần thiết trước trước mắt, thời gian học ngắn, học xong làm được ngay Về lâu dài, mỗi cơ sở đào tạo tư nhân cần phải phục vụ cho những nhu cầu khác nhau và đang thay đổi của người học
Thị trường tài chính:
Theo cổ điển người ta phân chia thị trường tài chính ra thành thị trường
Trang 39Chương I- Cơ sở lý luận
đồng thời tạo ra môi trường để các ngân hàng có thể hoạt động có lãi và phát
triển
Thị trường tài chính nếu hoạt động tốt và đặc biệt là việc hình thành các chương trình cho sinh viên (cả trường công và trường tư) vay tiền, chương trình cho các trường vay tín dụng với lãi xuất thấp (ưu đãi) sẽ có tác dụng rất tốt đến việc phát triển các trường tư Nhờ những món vay sinh viên có thể trang trải được học phí, các trường tư vay để đầu tư xây dựng cơ bản Ngoài ra các trường tư cũng có thể tạo ra được vốn hoạt động thông qua vốn góp cổ phần ban đầu, thông qua thị trường cổ phiếu Nhưng trên thực tế do đầu tư vào GD-ĐT thường lãi suất thấp và thời gian thu hồi vốn chậm so với đầu tư vào các lĩnh vực khác nên đến nay đề tài chưa nhận được mội tài liệu nào nói về trường tư có vốn hoạt động thông qua mua bán, thanh toán chuyển giao chứng khoán Đối với một chứng khoán điều quyết định quan trọng nhất là chất lượng và khả năng chuyển đổi của chứng khoán Điều này lại phụ thuộc vào kết quả làm ăn 16 Hi
của cơ sở đó ‘
2 Môi trường khoa học kỹ thuật công nghệ
Một trong những yếu tố lan rộng nhất trong môi trường là khoa học, kỹ thuật công nghệ Sự ảnh hưởng của khoa học được thấy ở những kiến thức mới, của kỹ thuật công nghệ được thấy trong các sản phẩm mới, các máy móc mới, các công cụ mới, các vật liệu mới và các dịch vụ mới Một phần lợi ích thu được từ khoa học, kỹ thuật công nghệ là nó đem lại hiểu biết mới hơn, năng suất lớn hơn, thời gian nhàn rỗi nhiều hơn và sự đa dạng hơn của sản phẩm
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ làm tăng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại, tức là tăng "khách hàng" đối với các trường (công và tư), nhưng đồng thời buộc các cơ sở đào tạo phải đổi mới nội dung chương trình đào tạo, đổi mới máy móc, thiết bị của việc đào tạo thuộc lĩnh vực kỹ thuật
công nghệ đang thay đổi nhanh chóng
3 Môi trường chính trị và pháp luật
Môi trường chính trị và pháp luật bao gồm các luật lệ, các qui tắc và những hoạt động của các cơ quan nhà nước, tất cả chúng có ảnh hưởng tới các cơ sở đào tạo tư thực Những thái độ và hành động của các nhà lãnh đạo chính trị và nhà nước, các nhà lập pháp sẽ thay đổi cùng với sự thăng trầm của những nhu cầu và niềm tin xã hội Nhiều nhà chính trị ủng hộ cho việc phát triển khu vực tư thục trong GDĐH và DN đã hoàn toàn chuyển hướng khi có nguy cơ các trường tư bị đóng cửa, khi nhân dân kêu ca phần nàn về học phí cao, về chất lượng GD-ĐT thấp của khu vực tư thục
Nhà nước có ảnh hưởng thực sự tới mọi khía cạnh của cuộc sống và tới mọi cơ sở đào tạo tư thục Nhà nước ở đây đóng hai vai trò chính: vùa thúc đẩy vừa hạn chế khu vực tư thục, chẳng hạn Nhà nước thúc đẩy GĐ-ĐT tư thục bằng cách khuyến khích việc mở rộng và phát triển GD-ĐT, bằng việc hỗ trợ,
Trang 40, Chương 1 Cơ sở tý luận
trợ cấp kinh phí cho các cơ sở đào tạo tư thục, bằng cách miễn thuế, bằng cách hỗ trợ giáo viên thuộc biên chế nhà nước, bằng cách hình hành các khoản cho
vay với lãi suất ưu đãi, bằng cách hạn chế việc mở rộng qui mô ở khu vực công
lập.”
Một vai trò khác của Nhà nước là hạn chế và điều chỉnh khu vực tư thục trong GD-ĐT Một cơ sở đào tạo tư thục đều bị bao vây bởi một mạng lứơi các điều luật, các qui tắc và các quyết định của tòa án hay của các cấp quản lý nhà nứơc về GD-ĐT nhằm bảo vệ quyền lợi cho cho người học, cho người lao động và cho toàn xã hội
Trong một số trường hợp có thể có quá nhiều văn bản pháp qui đè nặng lên các nhà quản lí các trường tư Trong một số trường hợp khác thì các điều
luật và qui chế lại phát triển quá chậm 4 Môi trường xã hội
Việc tách riệng biệt các môi trường về xã hội, chính trị và đạo đức là cực kỳ khó khăn Môi trường về chính trị và pháp luật kết chặt với môi trường xã hội và đã được chỉ ra ở trên đây Ở đây đề cập đến một số yếu tố cấu thành khác của môi trường xã hội
-© Các cơ sở đào tạo tư thục rất dễ bị phê phán vì thiếu trách nhiệm đối với ˆ thái độ, lòng tin và giá trị về mặt xã hội của các cá nhân, những nhóm riêng lẻ hoặc của các tổ chức xã hội Những thái độ cư xử và các giá trị là khác nhau giữa kẻ giầu và người nghèo, giữa các sinh viên và cựu sinh viên, giữa cha mẹ học sinh và học sinh, giữa những người ở tỉnh này và tỉnh khác Sự khác biệt về các giá trị gây ra những khó khăn cho cả việc lập chính sách đối với khu vực GD ĐH và DN tư thục, và khó khăn không nhỏ cho các trường trong việc thiết kế một môi trường có lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ và cho sự thỏa mãn mọi người
+ Sự bùng nổ mới đây về những niềm tin xã hội: Càng ngày một niền tin
mạnh mẽ vào quyền con người được học tập, được làm việc, được nhận trợ giúp vật chất nếu như họ có khả năng học tập mà không có khả năng đóng học phí, tính công bằng về giáo dục được đảm bảo đối với những nhóm dân cư bị thiệt thòi (người nghèo, nông thôn, dân tộc ít người, phụ nữ ) Tất cả những đòi hỏi này buộc khi định ra chính sách phát triển khu vực tư thục phải tính tới các chính sách đi kèm nhằm tạo những cơ hội tốt hơn về giáo dục cho mọi người
+ Những qui tắc đạo đức và hành vi theo đạo lý có thể đem lại lợi ích cho cả người học và cho cả khu vực giáo dục tư thục:
Những người làm việc cho các trường tư có lợi nhờ những qui tắc
đạo đức Họ có thể hy vọng rằng những quan hệ của họ với trường tư sẽ