1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại

14 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 142 KB

Nội dung

Đề bài số 06: Nêu ví dụ về vụ án với những tình huống mà khi tiến hành điều tra, cơ quan điều tra bắt buộc tiến hành các hoạt động điều tra sau cần lập luận về sự cần thiết phải tiến hà

Trang 1

Đề bài số 06: Nêu ví dụ về vụ án với những tình huống mà khi tiến hành điều tra, cơ quan điều tra bắt buộc tiến hành các hoạt động điều tra sau ( cần lập luận về sự cần thiết phải tiến hành từng hoạt động điều tra đó):

- Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại,

- Nhận dạng,

- Thực nghiệm điều tra (loại thực nghiệm điều tra 1, 2, 5)

Trang 2

MỤC LỤC

………

B PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG………

1 Nhận dạng………

2 Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại………

3 Thực nghiệm điều tra………

C KẾT LUẬN………

Trang 3 4 7 9 12

Trang 3

KHẢO……… 13

A TÌNH HUỐNG:

Ngày 26-10-2003, cháu A cư trú tại thôn Tiên Xá, xã Hạp Lĩnh, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trên đường đi học qua ao nước sâu của thôn thì bất ngờ phát hiện một vật gì đó trôi lập lờ trên mặt nước Khi chạy đến gần, cháu bé phát hiện thấy một xác chết trẻ em Ngay sau đó, thông tin được chuyển đến cơ quan công an huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh Nạn nhân được người dân vớt lên bờ Cơ quan công an tiến hành cho nhận dạng tử thi trên, trong số những người đến xem vụ án anh M (một người dân sống gần đó) khẳng định đó chính là xác của cháu Nguyễn Hữu T – con của chị Q và cũng là cháu ruột của anh M Cơ quan điều tra đã gọi chị Q đến xác nhận Khi nhìn thấy đó đúng là xác con mình chị Q ôm xác con khóc thảm Nhìn cảnh ấy, ai cũng xót

xa, đau đớn và nghĩ rằng do cháu trượt chân ngã xuống ao gần nhà Nhưng khi quan sát kỹ lưỡng những di biến và biểu hiện của Q trong những ngày diễn ra tang lễ, các điều tra viên đã nghi ngờ và tìm hiểu được rằng Q từng có một đời chồng nhưng sau 6 chung sống tháng họ đã ly hôn Năm 1996, Q về nhà cha mẹ đẻ sinh sống và sau những lần quan hệ tình cảm với người đàn ông khác đã sinh ra cháu T Bố mẹ Q đã mua cho hai mẹ con Q một căn nhà gần nhà mình để tiện chăm sóc cho cháu T Sau

đó, Q tiếp tục có quan hệ bất chính với ông K hơn cô cả chục tuổi, đã có vợ và ba con

Q đã gửi con cho mẹ đẻ chăm sóc và về chung sống với ông K Khi nghe ông K nói rằng phải bán đất đi để cùng nhau làm kinh tế, chị ta đã đồng ý Nhưng vừa bắt đầu các thủ tục bán đất thì Q bị gia đình phản đối vì miếng đất đó thuộc sở hữu của cháu T Gần thời điểm cháu T tử vong, Q có nhiều mối bất hòa với gia đình nhà đẻ và đặc biệt liên quan đến miếng đất thuộc quyền sở hữu của cháu T Ngay sau đó, Q được triệu tập để điều tra

Tuy nhiên, ban đầu, chị ta một mực phủ nhận hành vi độc ác của mình khiến cho lực lượng chức năng phải khám nghiệm tử thi để tiến hành điều tra lại Qua công tác khám nghiệm tử thi, các điều tra viên phát hiện bên trong nội tạng của cháu bé có độc

tố của thuốc ngủ Trước đó, Q khẳng định rằng tối ngày 24-10-2003 cháu T nói rằng đau đầu và chị ta đã cho cháu uống thuốc giảm đau Sau quá trình điều tra của cơ quan điều tra, chị Q đã phải cúi đầu thừa nhận: Khoảng 9h sáng 24-10-2003, Q đã ra quầy thuốc tân dược của chị B mua một vỉ thuốc ngủ Rotundin (loại 10 viên) mang về nhà

Trang 4

Đến khoảng 19h cùng ngày, Q ép con trai của mình uống tất cả những viên thuốc trên Đúng lúc đó, cháu C là con của chị gái Q (học cùng lớp với cháu T) sang nhà dì Q chơi, C nhìn thấy Q đang nạt cháu T bắt cháu uống thuốc và bảo với cháu C: “T bị đau đầu, dì cho nó uống thuốc rồi cho T đi ngủ, khi khác cháu sang chơi nhé!” Một lúc sau khi cháu C ra về, thấy con trai đã ngấm thuốc ngủ, Q đã vác cháu T hướng đi ra ngoài vườn Khi đến một bức tường, Q đã ném cháu bé qua bức tường đó, Ở phía dưới bức tường là một ao nước sâu khiến cho cháu T chìm xuống ao Sáng ngày 25-10-2003, cháu C sang nhà Q rủ cháu T đi học, nhưng không thấy ai có nhà và cháu đi ra phía vườn tìm T nhưng không thấy T mà chỉ thấy những dấu vết chân hướng đi từ nhà ra vườn Buổi tối hôm đó, chị ta sang nhà cháu C hỏi cháu có biết T đi đâu không mà đi học vẫn chưa thấy về Cháu C trả lời rằng: “hôm nay không thấy T đi học” Q liền chạy sang nhà cha mẹ đẻ bù lu bù loa là cháu T bị mất tích và thông báo cho chính quyền địa phương tìm kiếm cháu trên loa, đài và thông tin đại chúng Đến sáng 26-10,

có người nhìn thấy xác cháu T trong ao nước phía sau nhà Q

Hình ảnh minh họa cho tình huống:

B PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG.

Trong tình huống trên đây không thể thiếu các hoạt động điều tra như lấy lời khai

người làm chứng, nhận dạng, thực nghiệm điều tra Ta sẽ đi phân tích từng hoạt động điều tra theo trình tự thực hiện các hoạt động điều tra để phù hợp với tình huống cụ thể:

1 Nhận dạng.

1.1Khái niệm nhận dạng: Nhận dạng là biện pháp điều tra được tiến hành bằng cách

tổ chức cho một người quan sát, so sánh, nhận lại đối tượng hiện tại với một đối tượng mà họ đã tri giác trước đây nhằm làm rõ sự thống nhất, sự tương đồng hay sự khác biệt giữa đối tượng nhận dạng và đối tượng có liên quan đến vụ án.

Trang 5

+ Nhận dạng được hiểu dưới góc độ pháp lý là một biện pháp điều tra Qua việc nhận dạng nhằm thu thập được tài liệu chứng cứ, chứng minh tội phạm và người phạm tội + Dưới góc độ nhận thức: Nhận dạng là một quá trình tâm lý hoàn chỉnh Cụ thể, người nhận dạng phải trải qua quá trình tâm lí khác nhau: cảm giác, tri giác, tư duy, phân tích, liên tưởng, nhớ lại Từ đó, người nhận dạng mới có được hình ảnh của dối tượng, mới có thể ghi nhớ và tái hiện hình ảnh, so sánh, phân tích, đối chiếu giữa hình ảnh của đối tượng tri giác được trước đó với đối tượng thực tại (do cơ quan điều tra đưa ra) và người nhận dạng sẽ đưa ra kết luận của mình

+ Dưới góc độ chủ thể, mục đích, cách thức tiến hành nhận dạng:

o về chủ thể: Người tiến hành nhận dạng “do những người theo luật định tiến hành” Tức là điều tra viên, người được giao thu thập tài liệu, chứng cứ làm rõ sự thật vụ

án (căn cứ vào khoản 2 Điều 27, Khoản 1 Điều 114 Bộ luật Tố tụng Hình sự)

o Mục đích: nhận dạng nhằm xác định xem người nhận dạng có thể nhận ra hay không nhận ra đối tượng mà họ tri giác được trước đây Các kết luận này là cơ sở quan trọng trong quá trình chứng minh sự thật vụ án (trường hợp này người nhận dạng không khẳng định, không phủ nhận) mà chỉ đưa ra kết luận ở dạng nghi ngờ thì không thể sử dụng kết quả đó như là chứng cứ pháp lý trong việc chứng minh tội phạm mà chỉ coi đó là những tài liệu giúp chúng ta định hướng trong công tác điều tra

o Cách thức tiến hành: Điều tra viên bố trí cho người nhận dạng quan sát, so sánh với những đặc điểm vết tích của đối tượng nhận dạng với hình ảnh của đối tượng mà người nhận dạng với hình ảnh của tối tượng mà người nhận dạng đã tri giác trước đây

Cụ thể, trong tình huống trên, cơ quan điều tra cần tiến hành nhận dạng tử thi và những bộ phận của tử thi Đây là hình thức nhận dạng trực tiếp trong đó người nhận dạng tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nhận dạng thực Mục đích khi tổ chức nhận dạng này là nhằm rõ tung tích, lai lịch của nạn nhân để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động điều tra vụ án Thông qua hoạt động nhận dạng mà cơ quan điều tra có thể xác định được xác chết cháu bé được vết lên từ ao nước đó là thi thể cháu T – con của Q,

từ đó cơ quan điều tra mới có hướng điều tra, tìm hiểu về mối quan hệ giữa mẹ con T

và phát hiện ra những biểu hiện bất thường trong cách xử sự của Q trong đám tang lễ con trai dẫn đến sự nghi ngờ của các điều tra viên…và còn mở ra hướng điều tra sau

đó Trong vụ án này, việc nhận dạng được thực hiện dễ dàng hơn so với nhiều vụ án khác vì xác cháu T được vứt ngay cạnh ao sau nhà vì vậy khi tiến hành nhận dạng có rất nhiều người nhận ra cháu T vì thường ngày họ quen thuộc với những đặc điểm, vết tích riêng của cháu T để nhận ra như: dựa vào chiều cao, cân nặng, tóc, khuôn mặt,

Trang 6

hay là quần áo, đồ vật là đồng hồ đeo tay…khiến cho những người làm chứng không quá khó khăn nhận dạng được cháu T khi xác của cháu mới vứt xuống ao khoảng gần

2 ngày, xác vẫn chưa bị phận hủy hay sự tác động của những vật xung quanh chẳng hạn như bị cá rỉa…Việc nhận dạng có thể tiến hành tại hiện trường vụ án Khi đó cần đặt xác của cháu T ở nơi khô ráo, sạch sẽ Trước khi nhận dạng cần lau chùi sạch sẽ các vết bùn đất bẩn trên người cháu sau khi đã khám nghiệm và thu thập các dấu vết trên tử thi Phải tổ chức giữ trật tự, bảo vệ chu đáo nơi nhận dạng

Khi anh M nhận ra người chết chính là cháu T, điều tra viên phải nhanh chóng lấy lời khai, yêu cầu anh M phải trình bày rõ căn cước, lý lịch, mối quan hệ giữa họ và nạn nhân, những đặc điểm, vết tích mà căn cứ vào đó họ nhận ra nạn nhân, họ gặp nạn nhân lần cuối là vào lúc nào Theo lời khai báo của anh M thì anh là bác ruột của cháu

M, dựa vào những đặc điểm chiều cao, cân nặng, bộ quần áo mà anh trông thấy cháu mặc lần cuối cùng trước khi chết đó là vào chiều ngày 24-10-2003…Sau đó, mọi người báo lại tin cho Q đến để cho người nhà cháu T làm các thủ tục cần thiết để nhận

tử thi của cháu để được mai tang

1.2.Sự cần thiết phải nhận dạng

Theo quy định tại khoản 1 Điều 114 Bộ luật Tố tụng hình sự “Khi cần thiết” điều tra viên có thể mời người hoặc “đưa vật, ảnh cho người làm chứng, người bị hại hoặc bị can “nhận dạng” Vậy ở trong trường hợp tình huống trên có cần thiết phải nhận dạng hay không? Ở đây “cần thiết” được hiểu là sự đòi hỏi, yêu cầu của công tác điều tra

vụ án đặt ra Vì phải tổ chức nhận dạng mới có thể giải quyết triệt để những vấn đề cần chứng minh của vụ án

+ Thứ nhất, áp dụng biện pháp nhận dạng sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn các biện

pháp điều tra khác Khi muốn xác định thủ phạm có thể áp dụng biện pháp lấy lời khai người làm chứng, lấy lời khai người bị hại, trưng cầu giám định…nhưng áp dụng biện pháp nhận dạng sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn Chẳng hạn trong trường hợp nhận dạng tử thi ở vụ án, để xác định lý lịch nạn nhân có thể tiến hành trưng cầu giám định, xác định lấy dấu vân tay của người chết, lấy mẫu AND của người chết để đem đi giám định…sau đó thông qua những kết luận này cộng với những nhận định, phân tích của các điều tra viên để có thể tìm ra lý lịch tên, tuổi, quê quán, người thân…Nhưng nếu

áp dụng các biện pháp trên trước hết là rất tốn kém về chi phí, mất rất nhiều thời gian nhưng lại rất khó khăn, phức tạp nếu chưa kể đến các trường hợp kết quả giám định không chính xác…Ngược lại tiến hành nhận dạng tử thi sẽ đỡ tốn kém hơn, nhanh chóng xác được danh tính nạn nhân hơn Nhưng để nhận dạng được cũng cần những điều kiện nhận dạng, không phải trong bất cứ trường hợp nào cũng có thể nhận dạng được tử thi

Trang 7

+ Thứ hai, áp dụng biện pháp nhận dạng sẽ hỗ trợ cho các hoạt động điều tra khác

Thông qua hoạt động nhận dạng có thể truy bắt được thủ phạm, khám xét thu vật chứng…Cụ thể, trong tình huống thông qua hoạt động nhận dạng mới có thể biết được

lý lịch , từ đó có thể tìm hiểu đặc điểm nhân thân của cháu T và mẹ của cháu Q và phát hiện những điều đáng nghi là chị Q có những biểu hiện bất thường, có khả năng chính là thủ phạm sát hại cháu T…

+ Thứ ba, áp dụng biện pháp nhận dạng có thể mở các hoạt động điều tra khác (quyết

định bắt, khám xét đối tượng có cơ sở để khởi tố bị can và tiến hành các biện pháp điều tra khác như: Hỏi cung bị can, đối chất, lấy lời khai người làm chứng, thực nghiệm điều tra, trưng cầu giám định Trong vụ án, nhờ áp dụng biện pháp nhận dạng chính là cơ sở để tiến hành các hoạt động điều tra sau này như: hỏi cung bị can Q, lấy lời khai của cháu C, chị B, thực nghiệm điều tra kiểm tra hành vi giết cháu T và hành

vi che giấu tội phạm của Q, trưng cầu giám định pháp y thi thể cháu T và phát hiện ra độc tố thuốc ngủ trong người cháu

+ Việc nhận dạng sẽ đảm bảo khách quan trong quá trình điều tra.Việc không tiến hành nhận dạng có thể dẫn đên tình trạng nhận nhầm người hoặc như trong tình huống nếu không có sự vào cuộc của cơ quan chức năng chắc chắn rằng mọi người sẽ chỉ nghĩ rằng nguyên nhân dẫn đến cái chết của cháu T là do cháu trượt chân ngã xuống nước và đặc biệt là sẽ che dấu những hành vi phạm tội của mình khiến cho không thể xác định được nguyên nhân chính Q là người ra tay sát hại con mình…

Như đã phân tích ở trên, việc nhận dạng rất cần thiết nhưng chỉ có thể nhận dạng khi thỏa mãn một số điều kiện về phía người nhận dạng, đối tượng nhận dạng, phía cơ quan điều tra và điều tra viên Trong vụ án trên, việc nhận dạng có thể tiến hành khi thỏa mãn các điều kiện:

+ Về phía người nhận dạng: anh M khẳng định được họ nhớ các đặc điểm, vết tích của đối tượng nhận dạng và có thể nhận lại được đối tượng là cháu T khi cơ quan điều tra yêu cầu Ngoài ra , anh M có đủ những điều kiện cần thiết của người nhận dạng như có năng lực hành vi dân sự, có khả năng tri giác được đối tượng cần chi giác, có khả năng nhận dạng…

+ Về đối tượng nhận dạng: đối tượng nhận dạng là cháu T vẫn còn giữ được những đặc điểm, vết tích đặc trưng riêng biệt chưa bị phân hủy, biến dạng…

+ Về phía cơ quan điều tra và điều tra viên phải có khả năng tổ chức được cuộc nhận dạng (ví dụ: có đủ phương tiện cần thiết để phục vụ cuộc nhận dạng…)

Cả ba yếu tố trên đều có quan hệ mật thiết với nhau và quan trọng khi thiếu một trong

ba yếu tố trên thì không thể nhận diện Trong vụ án trên, thì thỏa mãn cả ba yếu tố

Trang 8

trên, đó sẽ là cơ sở để nhận dạng tử thi và việc nhận dạng trở nên cần thiết trong quá trình tiến hành hoạt động điều tra

2 Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại.

Người bị hại trong tình huống trên là cháu T, do cháu đã chết nên vấn đề lấy lời khai người bị hại không được đặt ra Điều quan tâm là cơ quan điều tra tiến hành lấy lời khai của người làm chứng

Trước hết cần tìm hiểu về người làm chứng:

2.1 Khái niệm về người làm chứng:

Người làm chứng là người biết được những tình tiết của vụ án đang điều tra, được

cơ quan có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai về những hiểu biết đó của họ theo đúng trình tự, thủ tục mà luật tố tụng hình sự quy định.

Theo định nghĩa trên thì người làm chứng có hai đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất , người làm chứng phải là người biết được tình tiết vụ án đang điều tra (có thể

biết trực tiếp hoặc gián tiếp)

Thứ hai, người làm chứng phải là người được cơ quan có thẩm quyền lựa chọn và triệu

tập lấy lời khai theo trình tự, thủ tục luật định

Trong tình huống, cơ quan điều tra sẽ phải triệu tập người làm chứng đó là chị B ( người bán thuốc cho Q) và cháu C

-Theo cách phân loại người làm chứng căn cứ vào tình huống tri giác của người làm chứng với sự việc phạm tội thì cháu A là người trực tiếp tri giác sự việc phạm tội nhưng không liên quan đến sự việc phạm tội Cháu là người trực tiếp nhìn thấy hành vi phạm tội của chị Q khi cho cháu T uống thuốc ngủ, nhưng tại thời điểm đó cháu không

hề biết đó là thuốc ngủ mà chỉ nghĩ rằng đó là thuốc đau đầu như lời kể của Q, C không đụng chạm đến đối tượng gây án, người bị hại, phương tiện, tài liệu…của vụ án

và cháu C hoàn toàn không liên quan đến tội phạm xảy ra Bên cạnh đó, cháu C còn được xác định là người làm chứng gián tiếp biết sự việc phạm tội vì cháu C là người có mặt sau khi sự việc phạm tội diễn ra, cháu nhìn thấy được dấu vết tồn tại ở hiện trường

đó là những vết chân hướng đi từ nhà ra vườn đi tới bức tường sau nhà Còn chị B là người làm chứng trực tiếp tri giác sự việc phạm tội và can dự, dính líu đến sự việc phạm tội Chị B có hành vi liên quan tới tội phạm ở mức độ nhất định đó là bán thuốc ngủ quá liều cho Q mà không tìm hiểu rõ lí do mua thuốc ngủ dùng vào mục đích gì nhưng chưa hoặc không bị khởi tố bị can của vụ án

Những người biết các tình tiết của vụ án được cơ quan có thẩm quyền triệu tập lấy lời khai thì phải có nghĩa vụ làm chứng, nếu họ từ chối hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ thì sẽ phải chịu những hậu quả nhất định Khi lấy lời khai của người làm

Trang 9

chứng điều tra viên cần chú ý đến cháu C là trẻ em và là người làm chứng có quan hệ

họ hàng mật thiết với Q (cháu ruột của Q) vì vậy khi lấy lời khai của cháu cần có chiến thuật lấy lời khai để cháu tránh được tâm lý lo sợ và tâm lý sợ ảnh hưởng đến Q sẽ bị

xử lí nặng hơn nên có thể cháu sẽ có hướng che giấu cho Q Trong trường hợp này, tránh quát nạt, trách móc cháu ngược lại cần nhẹ nhàng thuyết phục cháu khai đúng sự thật, gợi lại tình cảm với em T và giảng giải cho cháu việc giết em C của Q là hành vi đáng trách, cháu cần bênh vực cho em T bằng cách hãy kể lại những gì cháu nhìn thấy hôm đó…

- 2.2 Tại sao cần thiết phải tiến hành lấy lời khai người làm chứng :

+) Mục đích của việc lấy lời khai người làm chứng nhằm thu thập, mô tả theo trình tự thủ tục tố tụng hình sự lời khai của người làm chứng về tình tiết vụ án đang được điều tra và những tin tức, tài liệu mà người làm chứng biết Từ những lời khai của người làm chứng về một số tình tiết cụ thể như đặc điểm nhân thân của Q, cháu T (có thể lấy lời khai từ ông, bà, họ hàng, xóm giềng, bạn bè…của cháu T) Thông qua lời khai của chị B và cháu C, cơ quan điều tra có thể xác định được nguồn gốc, đặc điểm, công cụ, phương tiện gây án của Q đó là một vỉ thuốc ngủ Rotundin (loại 10 viên), viên thuốc hình tròn, màu vàng và lời khai của cháu C sẽ cung cấp các chi tiết về hành vi phạm tội Cụ thể Q đã dọa nạt, bắt cháu uống thuốc như thế nào, uống với liều lượng ra sao…và các chi tiết dấu vết chân mà cháu nhìn thấy hiện trường vụ án tại thời điểm sau khi cháu T bị Q giết

Điều đó sẽ giúp đạt được nhiệm vụ của việc lấy lời khai của người làm chứng:

- Thu được những thông tin chính xác, đầy đủ, khách quan từ người làm chứng có thể làm rõ được thông tin về đối tượng gây án (ví dụ về âm mưu giết con để chiếm đoạt lấy mảnh đất cha mẹ cho, sau đó cùng chung sống với ông K…), công cụ, phương tiện gây án, thông tin về vật chứng (thông tin về vỉ thuốc ngủ), hơn nữa có thể thu thập, kiểm tra, cung cấp chứng cứ cho vụ án và thu thập tin tức, tài liệu giúp điều tra viên có thể khai thác được các tình tiết vụ án góp phần tạo hướng cho hoạt động điều tra, giúp cho công tác điều tra trở nên dễ dàng hơn

Lời khai của người làm chứng sẽ được coi là nguồn chứng cứ quan trọng cho vụ

án Nếu như thiếu lời khai của những người làm chứng của cháu C, chị B rất khó có thể xác định được động cơ, mục đích phạm tội, công cụ, phương tiện, cách thức tiến hành tội phạm như thế nào…và ảnh hướng đến quá trình làm rõ sự thật vụ án do không chứng cứ thông qua những lời khai của người làm chứng ảnh hưởng đến tính khách quan của vụ án

+ Trong tình huống trên, lấy lời khai của người làm chứng còn có vai trò quan trọng Căn cứ vào lời khai của họ và các tài liệu thu thập được, cơ quan điều tra có thể

Trang 10

xác định được loại thực nghiệm điều tra cần tổ chức, mục đích cụ thể cần đạt được cũng như điều kiện cụ thể để thực hiện hoạt động này

3 Thực nghiệm điều tra.

3.1 Khái niệm Thực nghiệm điều tra

Thực nghiệm điều tra là biện pháp điều tra được tiến hành thông qua các hoạt động thí nghiệm, thực nghiệm đặc biệt trong điều kiện tương tự như điều kiện mà hành vi, sự việc, hiện tượng cần kiểm tra, xác minh đã diễn ra trước đây để có cơ sở khách quan kết luận về hành vi, sự việc, hiện tượng đó phục vụ cho công tác điều tra,

xử lí vụ án hình sự.

Bản chất của thực nghiệm điều tra là tiến hành các hoạt động thí nghiệm, thực nghiệm đặc biệt Cơ sở để hoạt động đó là lời khai của những người tham gia tố tụng như bị can, người tạm giữ, người bị hại, người làm chứng hay giả thuyết điều tra của điều tra viên về hành vi, sự việc, hiện tượng cần kiểm tra, xác minh Căn cứ vào lời khai của họ và các tài liệu thu thập được, cơ quan điều tra có thể xác định được loại thực nghiệm điều tra cần tổ chức, mục đích cụ thể cần đạt được cũng như điều kiện cụ thể để thực hiện hoạt động này

Trong vụ án trên, dựa trên lời khai của những người tham gia tố tụng như lời khai của Q: Vào lúc 19 h ngày 24-10-2003, Q đã ép cháu uống hết số thuốc ngủ là 10 viên thuốc ngủ, sau khi thất T đã ngấm thuốc, Q đã vác cháu T ra khỏi nhà hướng đi ra vườn và vứt cháu qua bức tường khiến cho cháu rơi xuống chiếc ao cạnh đó Còn theo lời khai của người làm chứng đó là chị B thì khoảng 9h sáng 24-10-2003, Q đã ra quầy thuốc tân dược của chị B mua một vỉ thuốc ngủ Rotundin (loại 10 viên) và theo lời khai của cháu C: khoảng 19 h ngày 24-10-2003, cháu T sang nhà Q thấy Q đang quát nạt và mắng T bắt T phải uống thuốc Sáng hôm sau, lúc cháu sang nhà rủ T đi học thì không thấy ai ở nhà, sau đó cháu đi ra vườn thì trông thấy những dấu vết chân

đi hướng từ nhà ra vườn…Qua những lời khai trên trên cần đặt ra giả thuyết, một người phụ nữ vào lúc trời đã tối liệu có thể vác được một cháu bé 7 tuổi cao khoảng chừng 1.1 mét nặng 19 kg đi từ nhà hướng ra vườn, vứt qua tường cao khoảng chừng 1.4 mét hay không hay có đồng phạm trong vụ án này và người được đưa vào diện

nghi ngờ là đồng phạm của Q chính là ông K Để làm rõ vấn đề này, cơ quan điều tra tiến hành thực nghiệm điều tra nhằm xác định khả năng thực hiện một hành vi, một công việc nhất định Đây là loại thực nghiệm điều tra được tiến hành nhằm làm rõ một

người nào đó có khả năng thực hiện một hành vi cụ thể nào đó nói chung hay những điều kiện cụ thể nhất định hoặc trong một khoảng thời gian xác định được hay không

Ngày đăng: 30/01/2016, 05:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Bàn về sự “cần thiết” và “có thể” quy định tại Điều 1 Điều 114 BLTTHS về nhận dạng, Tạp chí Kiểm Sát số 1/2003 trang 24-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: cần thiết” và “có thể
1. Giáo trình khoa học điều tra hình sự, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008 Khác
2. Cao Xuân Quyết, Giám định pháp y và điều tra hình sự, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009 Khác
2. Ngô Tiến Quý, Vũ Mạnh Hoan (dịch), Sổ tay điều tra hình sự, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1986, tr. 42 - 81 Khác
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2008, Chương 7 Khác
5. Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2006) Khác
7. Một số vấn đề cần lưu ý khi thu thập chứng cứ, lấy lời khai, Tạp chí Kiểm Sát: số 15/2010 trang 26-29 Khác
1. ANHP Online | Chuyện hai người đàn bà giết chết con đẻ . www.anhp.vn/VN/TrangChu/TinTuc/AnNinhXaHoi/2010/.../17876 Khác
2. phapluatxahoi.vn/.../ky-1-dang-long-khi-nguoi-dan-ba-vi-tien-dau-d Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w