Bài làmLuật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ra đời nhằm tăng cường sự quản lý Nhà nước đối với đất đai, khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, góp phần hạn ch
Trang 1Bài làm
Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ra đời nhằm tăng cường sự quản lý Nhà nước đối với đất đai, khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng đất tiết kiệm,
có hiệu quả, góp phần hạn chế đầu cơ về đất, khuyến khích thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, khắc phục những mặt hạn chế của chính sách thuế nhà đất hiện hành, nâng cao tính pháp lý của pháp luật về thuế đất, nội dung của luật
rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện và phù hợp với thông lệ Quốc tế về thuế đất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập quốc tế, động viên hợp lý sự đóng góp vào ngân sách của người sử dụng đất, nhất là những người sử dụng đất vượt hạn mức quy định
I Cơ sở lí luận của việc ban hành luật thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp
Pháp lệnh thuế nhà đất được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 03/07/1992 và được sửa đổi, bổ sung một số điều ở Pháp lệnh sửa đổi ngày 19/05/1994 quy định về điều tiết nguồn thu đối với đất phi nông nghiệp Trải qua gần 20 năm thực hiện, tuy pháp lệnh thuế nhà, đất đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng để bắt kịp với sự tha đổi của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập sâu rộng hiện nay thì các quy định về pháp lệnh thuế nhà, đất cần phải được sửa đổi, bổ sung để khắc phục được những hạn chế Các quy định về đối tượng nộp thuế, căn cứ tính thuế, chính sách miễn giảm thuế, chính sách quản lí thuế không còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn và quy định pháp luật của các văn bản pháp luật liên quan như luật đất đai, luật nhà ở… chính vì vậy, ngày
17/6/2010, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khoá XII đã thông qua “Luật thuế sử dụng
đất phi nông nghiệp” Luật thuế sử sử dụng đất phi nông nghiệp có hiệu lực vào
ngày 01/01/2012
Trang 21 Quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng luât thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Quán triệt chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng về nội dung tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mới chính sách pháp luật về đất đai Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30/01/2008 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tiếp tục hoàn thiện
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã yêu cầu: “Hoàn thiện
chính sách thuế đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, đất được giao nhưng không đưa vào sử dụng theo cam kết và các trường hợp sở hữu, sử dụng nhà, đất vượt quá hạn mức quy định, ngăn chặn những cơn sốt giá do đầu cơ bất động sản, đặc biệt là đất đai”
Việc xây dựng Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là để thực hiện Chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010: Ngày 06/12/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 201/2004/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 Theo đó, chính sách thuế liên quan đến tài sản là đất sẽ được hoàn thiện theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế để bảo đảm công bằng giữa các tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu, sử dụng tài sản là đất
Hoàn thiện và đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật về thuế, thống nhất với quy định của Luật quản lý thuế; phù hợp với thực tiễn và phù hợp với các quy định của Luật đất đai năm 2003, Luật nhà ở, Luật đầu tư và các chính sách thu khác liên quan đến đất đai
2 Sự cần thiết phải ban hành luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Pháp lệnh thuế nhà, đất được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 03/7/1992, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 1994, quy định về điều tiết nguồn thu đối với đất phi nông nghiệp Pháp lệnh này bước đầu đặt cơ sở cho
Trang 3việc tăng cường quản lý, động viên đóng góp của người sử dụng đất vào ngân sách nhà nước, tăng cường nguồn lực cho ngân sách địa phương
Tuy nhiên, qua hơn 15 năm thực hiện, đến nay, trước những bất cập phát sinh trong quản lý, điều tiết việc sử dụng đất, nhiều quy định của Pháp lệnh đã không còn đáp ứng yêu cầu thực tiễn, cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Luật đất đai năm 2003; nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế chưa tương xứng với giá trị đất đai; đặc biệt, chưa thể hiện vai trò điều tiết, quản lý của Nhà nước trong vận hành nền kinh tế thị trường
Một số quy định về quản lý thuế đất trong Pháp lệnh đã được thể hiện trong Luật quản lý thuế Vì vậy, việc sửa đổi, nâng cao giá trị pháp lý của Pháp lệnh là cần thiết, nhằm hoàn thiện một bước khuôn khổ pháp lý về quản lý, sử dụng đất theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, công bằng; đồng thời, việc ban hành luật nhằm thể chế hóa chủ trương đổi mới chính sách về đất đai mà Đảng đã đề ra trong Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30/01/2008, theo đó, tăng cường hơn nữa vai trò của thuế trực thu, trong đó có thuế sử dụng đất
Việc nâng lên thành Luật là để phù hợp thẩm quyền của Quốc hội quy định tại Điều 84 Hiến pháp năm 1992 và Điều 1 Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 (việc sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế thuộc thẩm quyền của Quốc hội)
Không nên đưa nhà ở vào diện chịu thuế với lý do sau:
- Qua lấy ý kiến nhân dân cho thấy, việc áp dụng thuế nhà ở tại thời điểm
hiện nay chưa có sự đồng thuận cao trong nhân dân Hơn nữa, khi nền kinh tế chưa ổn định, việc áp dụng thuế nhà ở sẽ tác động đến tâm lý và làm tăng thêm nghĩa vụ tài chính đối với một bộ phận người dân
Trang 4- Một trong những mục tiêu áp dụng thuế đối với nhà ở là nhằm hạn chế đầu cơ nhà ở, song trên thực tế giá trị nhà ở lại gắn liền với giá trị đất và đầu cơ lại tập trung vào đất, căn cứ vào vị trí, địa thế của đất mà không phải đầu cơ giá trị xây dựng nhà trên đất Do vậy, để hạn chế đầu cơ thì phải tập trung áp dụng công cụ điều tiết đối với đất
- Áp dụng thuế nhà ở thực chất là áp dụng thuế tài sản, song trên thực tế,
ngoài nhà ở còn có nhiều loại tài sản khác có giá trị lớn, thậm chí lớn hơn giá trị xây dựng của nhiều loại nhà như ô tô, máy bay, tàu thủy, du thuyền… Nếu chỉ áp dụng thuế tài sản đối với nhà ở thì chưa bảo đảm tính hợp lý, công bằng của một sắc thuế Mặt khác, một số nước có trình độ phát triển hơn Việt Nam cũng chưa
áp dụng thuế đối với nhà ở
- Tại thời điểm hiện nay, việc tổ chức thực thi thuế đối với nhà ở có thể gặp khó khăn do nhiều điều kiện bảo đảm thực thi chưa đầy đủ, đồng bộ
- Dự kiến số thu từ thuế nhà ở cho ngân sách nhà nước không lớn, trong khi đó chi phí cho công tác hành thu lại không nhỏ
3 Mục tiêu, yêu cầu của việc xây dựng Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Việc ban hành Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp nhằm đảm bảo các mục tiêu, yêu cầu sau:
- Tăng cường quản lý nhà nước đối với sử dụng đất phi nông nghiệp, khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, góp phần hạn chế đầu cơ đất và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển lành mạnh
- Khắc phục những mặt hạn chế của chính sách thuế nhà, đất hiện hành Nâng cao tính pháp lý của pháp luật về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên cơ
sở bổ sung mới và kế thừa các quy định còn phù hợp
Trang 5- Các quy định trong Luật không quá kỹ thuật, phức tạp; phải rõ ràng, dễ thực hiện, dễ quản lý
- Tiếp cận với thông lệ quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập quốc tế
- Động viên hợp lý sự đóng góp của người sử dụng đất, nhất là những đối tượng sử dụng đất vượt hạn mức quy định vào ngân sách nhà nước
II Cơ sở thực tiễn của việc ban hành luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
1 Những bất cập trong việc áp dụng các quy định về thuế nhà đất trong pháp lệnh thuế nhà đất năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 1994.
Pháp lệnh thuế nhà, đất được ban hành từ năm 1992, sửa đổi bổ sung một lần vào năm 1994 và được áp dụng cho tới hiện nay Ra đời và tồn tại gần 20 năm, có thể nói đây là một sắc thuế ít có sự sửa đổi bổ sung nhất so với các sắc thuế khác trong hệ thống pháp luật thuế hiện hành Điều này càng cho thấy rõ nét mục đích chủ yếu của Nhà nước khi ban hành loại thuế này là nhằm thể hiện sự quản lý nhà nước đối với đất đai – một loại tài sản đặc biệt thuộc sở hữu toàn dân
do nhà nước thống nhất quản lý Tuy nhiên, khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về nhà ở, đất ở càng cao, trong bối cảnh nhiều nguồn thu ngân sách bị giảm sút do Việt Nam phải đáp ứng những cam kết hội nhập, tất yếu cần phải chú trọng hơn nữa vai trò tạo nguồn thu ngân sách của thuế nhà, đất Số thuế thu trên thực tế hiện nay chưa phản ánh đúng khả năng tạo nguồn thu mà thuế nhà, đất có thể đem lại cho ngân sách nhà nước Hơn nữa, so với nhiều sắc thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp… thì thuế đất là loại thuế đảm bảo được tính công bằng cao, khả năng trốn thuế là thấp hơn do tính không chuyển dịch của đối tượng chịu thuế Chính vì vậy, so với việc quản lý hoạt động kinh doanh, việc quản lý về đất đai rõ ràng có nhiều thuận
Trang 6lợi hơn Do vậy, cần thiết phải sửa đổi những quy định đang ngày càng trở nên bất cập của pháp luật thuế nhà, đất hiện hành để sắc thuế này thực sự thể hiện vai trò quan trọng của mình trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam
1.1 Về đối tượng chịu thuế
Theo Pháp lệnh thuế nhà, đất thì đối tượng chịu thuế là nhà, đất ở, đất xây dựng công trình, tạm thời chưa thu thuế đối với nhà và chưa quy định về thuế nhà Quy định này không còn phù hợp với Luật đất đai 2003 và tình hình kinh tế
- xã hội hiện nay Trong khi đất nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với thế giới thì vấn đề kinh doanh nhà, đầu cơ nhà đã trở nên phổ biến, chính vì vậy yêu cầu đặt ra lúc này là phải quy định về thuế nhà ở là rất cần thiết để tránh
sự mất cân bằng trong việc nộp thuế và giảm được thất thu ngân sách từ thuế nhà
1.2 Về việc xác định diện tích đất tính thuế còn nhiều bất cập.
Để đảm bảo xác định diện tích tính thuế một cách chính xác, theo quy định tại Thông tư số 83 TC/TCT ngày 7/10/1994 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 94/CP ngày 25/8/1994 của Chính phủ về thuế nhà, đất, yêu cầu có
đủ ba loại tài liệu: giấy giao quyền sử dụng đất, bản đồ địa chính của lô đất, số liệu đo đạc thực tế với diện tích đất đang sử dụng Tuy nhiên, trong thực tế, do khó hội đủ các tài liệu trên nên phần lớn các trường hợp tính thuế đều căn cứ vào
tờ khai của đối tượng nộp thuế Điều này khó tránh khỏi sự chênh lệch giữa diện tích đất ở thực tế với diện tích kê khai nộp thuế, dẫn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải mất nhiều chi phí cho việc thực hiện xác minh, kiểm tra Hơn nữa, đối tượng nộp thuế chủ yếu là các cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất để
ở, nhiều khu vực dân cư chưa có quy hoạch ổn định, thậm chí có khu dân cư nằm trong các cơ quan, đơn vị… Có những khu vực hộ khẩu biến động liên tục do vậy tình trạng bỏ sót, tính trùng hộ, thừa hộ xảy ra phổ biến Theo kết quả thống kê của Tổng cục địa chính, diện tích đất thu thuế năm 2001 là 302.000 ha trên tổng diện tích đất chịu thuế là 469.669ha, tức chỉ chiếm 64,1% tổng diện tích đất ở
Trang 71.3 Về việc phân chia hạng đất tính thuế
Việc phân chia hạng đất tính thuế không còn phù hợp với tốc độ phát triển, đặc biệt là các khu đô thị Hạng đất được xác định căn cứ vào các yếu tố chất đất,
vị trí, địa hình, khí hậu thời tiết và điều kiện tưới tiêu… là phù hợp với việc phân loại để thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, nhưng không phù hợp với đất ở, đất kinh doanh, đất phi nông nghiệp Yếu tố hạng đất theo quy định hiện hành được xác định căn cứ vào loại đô thị (từ I đến VI), loại đường phố (dựa vào vị trí đất ở khu vực trung tâm, cận trung tâm hay ven đô), các điều kiện có lợi trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt…Với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ như hiện nay, quy định này từ năm 1994 đã không còn hoàn toàn phù hợp, nhất là gây khó khăn cho những địa phương mới được xếp hạng lên đô thị loại cao hơn
1.4 Việc xác định mức thuế đất
Mức thuế đất theo pháp lệnh quy định dựa vào mức thuế sử dụng đất nông nghiệp đã dẫn đến việc xác định thuế gặp nhiều khó khăn Điều 7 Pháp lệnh sửa đổi bổ sung Pháp lệnh thuế nhà, đất ngày 19/5/1994 quy định: “Đối với đất ở, đất xây dựng công trình thuộc thành phố, thị xã, thị trấn, mức thuế đất bằng 3 lần đến
32 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp của hạng đất cao nhất trong vùng… Đối với đất ở, đất xây dựng công trình thuộc vùng ven đô thị, ven trục giao thông chính, mức thuế đất bằng 1,5 đến 2,5 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp của hạng đất cao nhất trong vùng…” Quy định như trên vừa không thể hiện được tính độc lập của loại thuế này vừa không đảm bảo tính toán thuế một cách chính xác, hợp lý, không đảm bảo công bằng bởi phải dựa vào việc xác định hạng đất theo Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp Trên thực tế, quy định phân hạng đất tại Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993 về mặt hình thức là rất khoa học[3], tuy nhiên trên thực tế, việc phân hạng đất thường mang tính chất đối phó, áp đặt theo ý chí chủ quan của các cơ quan quản lý (ngay cả khi muốn tính toán chính xác để phân hạng thì điều kiện kỹ thuật, nhân lực, vật lực cũng còn nhiều hạn chế) Từ đó, khi xác định mức thuế đất cũng dẫn đến bất cập tương tự đã thường
Trang 8xuyên xảy ra với đất nông nghiệp (ví dụ: trong trường hợp cùng một khu đất nhưng thuộc hai địa phương khác nhau thì mức thuế áp dụng sẽ khác nhau do việc xác định hạng đất nông nghiệp ở hai địa phương không đồng nhất) Áp dụng căn cứ tính thuế nhà, đất trên cơ sở tính thuế của thuế sử dụng đất nông nghiệp cũng là nguyên nhân chủ yếu làm cho tỷ lệ động viên thuế nhà, đất quá thấp so với thuế sử dụng đất nông nghiệp vì quy định mức thuế đất cao nhất là bằng 32 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp, không phản ánh được giá trị thật mà đất
ở, đất xây dựng công trình mang lại Giá đất ở, đất xây dựng công trình cao hơn rất nhiều so với đất nông nghiệp và những lợi nhuận mà nó mang lại có khi gấp hàng trăm lần đất nông nghiệp Theo kết quả tổng hợp của cơ quan thuế, năm
2000, tỷ lệ động viên vào đất ở, đất xây dựng công trình hạng cao nhất là 0,23%, đất nông nghiệp hạng cao nhất là 0,42% tức mức động viên thuế đất thấp hơn 18,2 lần so với mức động viên vào thuế sử dụng đất nông nghiệp ở cùng hạng Trong khi đó, mức chênh lệch giữa giá đất đô thị loại cao nhất với giá đất nông nghiệp loại cao nhất là 595 lần[4] Mức động viên thực tế càng bất hợp lý: đất vùng núi cao hơn đất đồng bằng, đất nông thôn cao hơn đất đô thị, đất khu vực kém thuận lợi cao hơn đất ở khu vực thuận lợi
Việc xác định thuế nhà, đất theo mức thuế tính bằng thóc nhưng thu bằng tiền đã tạo tính luỹ thoái của thuế, đi ngược với chính sách thuế trực thu Thuế nhà, đất được tính theo hệ số so sánh với định suất thuế hạng đất nông nghiệp, kết quả tính thuế đất theo số lượng kilogam thóc trong khi thuế đất lại thu bằng tiền nên phải quy đổi theo giá thóc Quy định này vừa gây thất thu cho ngân sách nhà nước vừa tạo ra tính lũy thoái ngoài mong muốn của thuế nhà, đất với tính chất là một loại thuế trực thu, bởi trong khi giá đất ở, đất xây dựng công trình có
xu thế tăng nhanh chóng thì giá thóc tăng không đáng kể, thậm chí giữ nguyên hoặc giảm đi Do vậy việc tính thuế đất bằng thóc theo giá thuế sử dụng đất nông nghiệp vụ cuối năm trước liền kề năm tính thuế vô hình chung khiến cho mức thuế đất tỷ lệ nghịch với giá thực tế của đất ở, đất xây dựng công trình
Trang 9Nếu so sánh mức độ điều tiết của mức thuế trên khung giá đất của Chính phủ ban hành theo nghị định số 123/2007/NĐ – CP ngày 27/07/2007 thì tỉ lệ động viên về thuế đất qua giá 1m2 đất tại các vùng, loại đô thị không hợp lí: cùn loại đất nhưng động viên chưa tương ứng với giái trị quyền sử dụng đất giữa các vùng Pháp lệnh về thuế nhà, đất còn chưa có sự điều tiết cao đối với những đối tượng có quyền sử dụng đất với diện tích lớn để khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và hạn chế đầu cơ về đất, cụ thể: không phân biệt việc sử dụng đất trong hạn mức và vượt hạn mức, không phân biệt giữa người có quyền sở hữu một nhà hoặc quyền sử dụng một thửa đất với người có quyền sở hữu nhiều nhà hoặc quyền sử dụng nhiều thửa đất
1.5 Về chính sách miễn giảm thuế
a Về miễn thuế:
Pháp lệnh thuế nhà, đất quy định tạm miễn thuế đất đối với các trường hợp: đất xây dựng trụ sở cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước, tổ chức xã hội, công trình văn hoá, đất chuyên dùng vào mục đích quốc phòng và an ninh; Đất ở thuộc vùng rừng núi rẻo cao thuộc diện được miễn thuế nông nghiệp, vùng định canh, định cư, vùng kinh tế mới; Đất ở của gia đình thương binh loại 1/4, loại 2/4; gia đình liệt sĩ được hưởng chế độ trợ cấp của Nhà nước quy định; đất xây dựng nhà tình nghĩa; Đất ở của người tàn tật, người chưa đến tuổi thành niên và người già cô đơn không nơi nương tựa không có khả năng nộp thuế
b Về giảm thuế:
Pháp lệnh thuế nhà, đất chỉ quy định giảm thuế cho đối tượng nộp thuế có khó khăn về kinh tế do bị thiên tai, địch hoạ, tai nạn bất ngờ Pháp lệnh thuế nhà, đất chưa có quy định về nguyên tắc miễn, giảm thuế nhà, đất cùng với đó là không quy định miễn giảm thuế đối với các đối tượng có công với cách mạng
Trang 10như: người hoạt động cách mạng trước 19/08/1945, thương binh hạng 3/4, 4/4, bệnh binh hạng 2/3, 3/3 dẫn đến chưa công bằng trong quá trình thực hiện
1.6 Về chính sách quản lí thuế
Ngày 29/11/2006 Quốc hội đã thông qua Luật quản lí thuế, như vậy theo quy định của Luật này thì một số quy định về quản lí thuế trong pháp lệnh thuế nhà, đất bị bãi bỏ Và vì vậy, cần phải ban hành Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp để hoàn thiện lại hệ thống quản lí thuế, tránh tình trạng trùng lặp, mâu thuẫn
1.7 Tình hình kinh tế xã hội hiện nay đặt ra yêu cầu cần phải thu thuế đối với nhà ở
Pháp lệnh thuế nhà, đất hiện hành có ghi nhận: “Thuế nhà, đất là thuế thu đối với nhà và đối với đất ở, đất xây dựng công trình Trong tình hình hiện nay, tạm thời chưa thu thuế nhà và chưa quy định về thuế nhà” Đặt trong thời điểm ra đời của Pháp lệnh, quy định trên là phù hợp với điều kiện xây dựng, sử dụng cũng như đăng ký sở hữu và quản lý nhà còn nhiều hạn chế Tuy nhiên cho đến nay, qua 15 năm đổi mới, tình hình kinh tế – xã hội đã có nhiều thay đổi, đời sống của đại bộ phận người dân được cải thiện, công tác quản lý nhà cũng đã tương đối ổn định, chủ trương tạm thời chưa thu thuế nhà đã làm mất đi một nguồn thu khá lớn cho ngân sách nhà nước đồng thời hạn chế đáng kể vai trò phân phối lại thu nhập của loại thuế này Thực tế, cùng với sự tăng trưởng kinh
tế, phân hoá giầu nghèo ngày càng rõ nét hơn, thể hiện ở việc có rất nhiều biệt thự, ngôi nhà giá trị được xây dựng Nếu có sự phân hoá hợp lý, việc thu thuế đối với nhà không những đem lại nguồn thu cho ngân sách mà còn đảm bảo thực hiện mục tiêu công bằng xã hội
Thêm vào đó, thuế nhà, đất mới chỉ được tồn tại dưới hình thức pháp lý là Pháp lệnh, chưa thể hiện được đầy đủ tầm quan trọng của sắc thuế này Chế độ