Hợp đồng muabán là hợp đồng song vụ bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu,giao vật, bảo hành,...; bên mua có nghĩa vụ trả tiền, nhận vật;...; hợpđồng bảo lãnh là hợp đồng đơn vụ chỉ có
Trang 1CÁC CĂN CỨ XÁC LẬP NGHĨA VỤ
Giới thiệu chung về nghĩa vụ
CHƯƠNG I: GIAO DỊCH DÂN SỰ
1.Hợp đồng
2.Hành vi dân sự đơn phương
CHƯƠNG II: SỰ KIỆN PHÁP LÝ
1.Trách nhiệm dân sự
2 Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp lý
3.Thực hiện công việc không có uỷ quyền
4.Nghĩa vụ do luật tạo ra trong những trường hợp đặc thù
Hai nhóm căn cứ Theo BLDS Ðiều 286, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ
những căn cứ sau đây: 1 - Hợp đồng dân sự; 2 - Hành vi dân sự đơnphương; 3 - Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản mà không cócăn cứ pháp luật; 4 - Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật; 5 - Thựchiện công việc không có ủy quyền; 6 - Những căn cứ khác do pháp luậtquy định Suy cho cùng, tất cả các nghĩa vụ đều phát sinh từ luật Thếnhưng, có thể nhận thấy rằng luật có xu hướng thừa nhận sự phát sinhcủa nghĩa vụ từ hai nguồn chính: 1 - Các giao dịch, tức là sự bày tỏ ý chícủa chủ thể của quan hệ pháp luật nhằm tạo ra các hệ quả pháp lý; 2 -Các sự kiện pháp lý, tức là các sự việc dẫn đến sự ràng buộc chủ thể củaquan hệ pháp luật vào một nghĩa vụ, độc lập với ý chí của chủ thể đó
GIAO DỊCH DÂN SỰ
Trang 2Nhận định sơ bộ Luật hiện hành ghi nhận hai loại giao dịch dân sự:
hành vi dân sự đơn phương và hợp đồng (BLDS 130) Không phải hợpđồng nào cũng làm phát sinh nghĩa vụ: có những hợp đồng có tác dụngthay đổi, chấm dứt hoặc chuyển giao nghĩa vụ đã có sẵn Ví dụ: thỏathuận chấm dứt hợp đồng là một hợp đồng không làm phát sinh mộtnghĩa vụ nào; chuyển giao quyền yêu cầu là một hợp đồng có tác dụngchuyển quyền yêu cầu từ một chủ thể này sang một chủ thể khác chứkhông tạo ra quyền yêu cầu mới Trong luật la tinh, “hợp đồng” là sựthỏa thuận để làm phát sinh nghĩa vụ; còn sự thỏa thuận theo nghĩa tổngquát nhất, làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt hoặc chuyển giao nghĩa vụ,gọi là “giao ước” Trong các phân tích sau đây, “hợp đồng” được hiểunhư là sự thỏa thuận làm phát sinh nghĩa vụ, tức là tương ứng với hợpđồng trong quan niệm la tinh
Cũng như vậy, không phải hành vi đơn phương nào cũng nhằm tạo ranghĩa vụ: lập di chúc là một hành vi đơn phương có tác dụng chuyểngiao tài sản của người lập di chúc cho người thừa kế theo di chúc hoặcngười được di tặng chứ không tạo ra nghĩa vụ ràng buộc người lập dichúc; đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng là hành vi dân sự đơnphương có tác dụng chấm dứt một nghĩa vụ tồn tại trước đó Nói chung,chỉ có cam kết đơn phương, tức là hành vi dân sự theo đó, một ngườichủ động cam kết thực hiện việc chuyển giao một quyền, làm hoặckhông làm một việc, mới có khả năng làm phát sinh nghĩa vụ, ví dụ: hứathưởng Nghĩa vụ xác lập từ các cam kết đơn phương, dẫu sao, là vấn đềkhá tế nhị trong luật Việt Nam hiện hành
Lý thuyết chung về hợp đồng Hợp đồng là công cụ chủ yếu để xác lập
quan hệ giữa người và người liên quan đến tài sản trong một xã hội có tổchức Các quan hệ ấy không chỉ hình thành trong lĩnh vực dân sự mà cảtrong các lĩnh vực thương mại, lao động, thậm chí trong lĩnh vực hànhchính Mỗi loại hợp đồng đồng, trong mỗi lĩnh vực, có những đặc điểmrất riêng và, do đó, được chi phối bởi những quy định riêng Tuy nhiên,
là sản phẩm của sự gặp gỡ ý chí, tất cả các hợp đồng đều hình thành và
Trang 3vận hành trên cơ sở nguyên tắc tự do kết ước và những nguyên tắc cơbản khác mà xoay quanh những nguyên tắc đó, một hệ thống các quy tắcpháp lý được xây dựng và tạo thành luật về quan hệ kết ước hay còn gọi
là luật chung về hợp đồng
Trong luật La Mã, khái niệm hợp đồng hình thành tương đốimuộn[1] mãi đến đầu thế kỷ I sau Công nguyên, người La mãmới biết sử dụng thuật ngữ contractus để chỉ sự thoả thuận ýchí của hai hay nhiều ngườI nhằm xác lập nghĩa vụ Người
La mã không có lý thuyết chung về hợp đồng mà chỉ có cácnhóm quy tắc áp dụng cho các loại hợp đồng khác nhau Luật Anh-Mỹ có lý thuyết chung về hợp đồng như trong luật
la tinh[2] Song đó là một lý thuyết mà người ta chỉ có thể hiểuđược một khi từ bỏ hầu như tất cả các khái niệm của luậtlatinh và tiếp cận đối tượng nghiên cứu qua chính lăng kínhcủa văn hoá pháp lý Anh-Mỹ Đối với người Anh hoặc Mỹhoặc bất kỳ người nào thấm nhuần văn hoá pháp lý Anh-Mỹ,
hợp đồng là một vụ trao đổi, một bargain; quan hệ kết ước
hình thành trong điều kiện một bên quan tâm đến cái mà bênkia mang lại cho mình, gọi là vật đánh đổi
(consideration)
Tiết I Khái niệm hợp đồng
I Định nghĩa
Sự gặp gỡ của ý chí và hiệu lực tương đối của hợp đồng Hợp đồng
làm phát sinh nghĩa vụ theo một cơ chế chung: các bên giao kết thốngnhất ý chí về việc ràng buộc lẫn nhau trong một quan hệ đặc trưng bằngthái độ xử sự của một bên nhằm đáp ứng yêu cầu của bên kia Hợp đồngchỉ phát sinh hiệu lực ràng buộc đối với các bên giao kết và không tạo rabất kỳ một nghĩa vụ nào đối với người thứ ba
Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng Hợp đồng trong luật Việt Nam làm
phát sinh các nghĩa vụ pháp lý dân sự, tức là nghĩa vụ được bảo đảm
Trang 4thực hiện bằng sự cưỡng chế của bộ máy Nhà nước, chứ không phải lànghĩa vụ tự nhiên, đạo đức hay nghĩa vụ của lòng nhân ái, của tâm hồncao thượng.
Các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng phải có tính chất tài sản, nghĩa làđịnh giá được bằng tiền Hôn nhân cũng là sự thỏa thuận của các bêngiao kết, nhưng không phải là một hợp đồng theo nghĩa của luật dân sự
Hợp đồng không trói buộc Một người lái xe chấp nhận cho khách lỡ
đường quá giang có thể đưa khách đến tận nơi mà khách muốn đến,nhưng cũng có thể yêu cầu khách xuống xe ở một nơi nào đó, giữachặng đường, ngay cả trong trường hợp đã hứa trước là sẽ đưa kháchđến tận nơi Người lái xe trong trường hợp này không giao kết với khách
lỡ đường bất kỳ một hợp đồng vận chuyển nào: cho khách lỡ đường đinhờ xe chỉ là một cử chỉ của thiện chí Cử chỉ thiện chí còn có thể đượcghi nhận trong trường hợp một người cho một người khác một lời tư vấn
về sức khoẻ (sử dụng thuốc, thực hiện các bài tập dưỡng sinh,…), về dulịch, giải trí, về tình yêu, hôn nhân Tất nhiên, người có cử chỉ thiện chíphải thực hiện cử chỉ đó với đầy đủ ý thức về trách nhiệm đạo đức đốivới người thụ hưởng thiện chí đó, và cả đối với cộng đồng; nhưng luậtkhông thể quy trách nhiệm pháp lý của người có cử chỉ thiện chí, ví dụ,
do chất lượng chuyên môn của cử chỉ thiện chí không được bảođảm…
Có những hợp đồng chỉ mang tính chất của một cử chỉ lịch sự: mộtngười mời một người khác đi ăn tối, ăn giỗ; người cha hứa thưởng chongười con một số tiền lớn, nếu người con vượt qua thành công kỳ thituyển sinh đại học, Không thể dùng luật hợp đồng để buộc người mờiphải bảo đảm chất lượng bữa ăn, buộc người cha phải thưởng trongtrường hợp người con trúng tuyển
Hợp đồng trói buộc hạn chế Có những hợp đồng không thực sự trói
buộc, nhưng không hẳn không làm phát sinh các hệ quả pháp lý nhấtđịnh Các cam kết được đưa ra mang tính chất cam kết danh dự; thếnhưng do hoàn toàn phù hợp với lợi ích của mỗi bên và với lợi ích công
Trang 5cộng mà những cam kết này cũng được Nhà nước bảo đảm thực hiện Ví
dụ điển hình là việc hai bên thoả thuận về việc tự nguyện tôn trọng cácchuẩn mực xử sự trong quan hệ hỗ tương, phù hợp với các chuẩn mựcchung; về việc sẽ cố gắng giải quyết mọi bất đồng bằng cách thươnglượng, không đưa nhau ra Toà án hoặc ra cơ quan Trọng tài
Tương tự, các thoả thuận nguyên tắc có thể ràng buộc các bên vàonhững nghĩa vụ nhất định một khi các nghĩa vụ ấy được xác định mộtcách rõ ràng trên cơ sở giải thích các nguyên tắc được ghi nhận trongthoả thuận ấy
II Phân loại
Hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ Theo BLDS Ðiều 405, hợp
đồng song vụ là hợp đồng mà tất cả các bên kết ước đều có nghiã vụ đốivới nhau, mỗi bên đồng thời là người có nghĩa vụ và có quyền; còn hợpđồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ có một bên có nghĩa vụ Hợp đồng muabán là hợp đồng song vụ (bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu,giao vật, bảo hành, ; bên mua có nghĩa vụ trả tiền, nhận vật; ); hợpđồng bảo lãnh là hợp đồng đơn vụ (chỉ có người bảo lãnh có nghĩa vụ).Trong luật thực định Việt Nam, quan hệ giữa các bên trong hợp đồngsong vụ chịu sự chi phối của một số quy tắc không được áp dụng chohợp đồng đơn vụ: nếu một bên trong hợp đồng song vụ không thể thựchiện nghĩa vụ do lỗi của bên kia, thì có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêucầu bồi thường thiệt hại (Ðiều 413); trong trường hợp các bên trong hợpđồng song vụ không thỏa thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước, thì cácbên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đó đối với nhau (Ðiều 411 khoản2)
Hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù Gọi là không có
đền bù hợp đồng theo đó, một bên chuyển một quyền, thực hiện hoặckhông thực hiện một việc vì lợi ích của bên kia mà không nhận lại mộtlợi ích nào có tính cách hoàn trả Các hợp đồng không có tính chất đógọi là hợp đồng có đền bù
Trang 6Tặng cho, cho mượn tài sản là những ví dụ điển hình của hợp đồngkhông có đền bù[3] Có những hợp đồng mang tính chất kép: ủy quyền,cho vay tài sản có thể là hợp đồng có hoặc không có đền bù tùy theoviệc ủy quyền, cho vay có hay không có kèm theo các điều kiện về tiềnthù lao, về lãi Một số hợp đồng, do bản chất, luôn là các hợp đồng cóđền bù: mua bán, trao đổi,
Hợp đồng ưng thuận, hợp đồng trọng thức và hợp đồng thực tại.
Hợp đồng ưng thuận được giao kết chỉ do sự gặp gỡ của ý chí của cácbên mà không cần xúc tiến bất kỳ một thủ tục nào Hợp đồng trọng thứcđược giao kết không chỉ trên cơ sở có sự gặp gỡ của ý chí của các bên
mà còn phải bằng cách hoàn tất một vài thủ tục do pháp luật quy định.các thủ tục được dự liệu tùy theo trường hợp: có những hợp đồng phảiđược lập thành văn bản (hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng thuê tàisản, ); có hợp đồng phải lập thành văn bản có chứng thực, chứng nhận(hợp đồng tặng cho bất động sản, hợp đồng mua bán nhà ở, ) Hợpđồng thực tại được giao kết không chỉ từ sự gặp gỡ của ý chí của các bên
mà còn từ việc giao vật, đối tượng của hợp đồng, ví dụ: hợp đồng gửigiữ tài sản, hợp đồng cho mượn tài sản
Hợp đồng thương lượng, hợp đồng theo mẫu Hợp đồng thương
lượng là hợp đồng đạt được như là kết quả sự thảo luận bình đẳng và tựnguyện giữa các bên liên quan: sự hình thành hợp đồng phản ánh diễnbiến của quá trình thảo luận Ðây là loại hợp đồng cổ điển Trong thựctiễn, có nhiều hợp đồng mà nội dung được một bên chuẩn bị sẵn, đượccông bố rộng rãi cho mọi người và người đối tác chỉ có thể lựa chọngiữa chấp nhận và không chấp nhận giao kết chứ hầu như không có cơhội thảo luận Ðiển hình của loại thứ hai này là các hợp đồng vận chuyểnđường sắt, đường không, hợp đồng cung ứng điện, nước, hợp đồng bảohiểm, hợp đồng mua bán hàng hóa trong siêu thị Loại hợp đồng nàycàng lúc càng trở nên thông dụng, theo sự phát triển của xã hội tiêu thụ.Luật gọi đó là hợp đồng theo mẫu (BLDS Ðiều 406 khoản 1)
Trang 7Hợp đồng theo mẫu không thể được giải thích bằng cách dựa vào ý chíchung của các bên giao kết, bởi ý chí đó, suy cho cùng, không tồn tại.Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng, thìbên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản
đó (Ðiều 406 khoản 2)
Hợp đồng cá nhân và hợp đồng tập thể Hợp đồng cá nhân là hợp
đồng chỉ ràng buộc chủ thể nào ưng thuận giao kết, bằng cách tự mình
sự bày tỏ ý chí hoặc thông qua người đại diện bày tỏ ý chí Hợp đồng tậpthể ràng buộc một nhóm chủ thể (tất nhiên không có tư cách pháp nhân)
mà không cần sự ưng thuận của từng chủ thể thành viên của nhóm thỏaước lao động tập thể là ví dụ tốt nhất về hợp đồng tập thể
Hợp đồng thực hiện trong khoảnh khắc và hợp đồng thực hiện tiếp liền trong thời gian Hợp đồng thực hiện trong khoảnh khắc là loại hợp
đồng làm phát sinh nghĩa vụ được thực hiện một lần duy nhất; ví dụ, hợpđồng mua bán mà trong đó tài sản bán được giao và giá bán được thanhtoán trong một lần Hợp đồng thực hiện tiếp liền trong thờI gian là hợpđồng mà nghĩa vụ được thực hiện thành nhiều lần; ví dụ, hợp đồng thuêtài sản, mượn tài sản trong một thời hạn[4]
Hợp đồng gắn liền với nhân thân của người giao kết Có những hợp
đồng mà hiệu lực chỉ được duy trì chừng nào người giao kết và thực hiệnđúng là những người đã thoả thuận về việc xác lập nghĩa vụ; nghĩa lànếu người giao kết và thực hiện không phải là người đó, thì hợp đồngchấm dứt Ví dụ điển hình trong luật Việt Nam, là hợp đồng bảo lãnh,hợp đồng uỷ quyền Nhân thân được tính đến có thể là nhân thân chủquan: người giao kết và thực hiện phải đúng là người đó Đôi khi việcgiao kết và thực hiện được chấp nhận trên cơ sở nhân thân khách quan:người giao kết và thực hiện phải là người có năng lực chuyên môn vànói chung có các phẩm chất chuyên môn nhất định, chứ không nhất thiết
là một người có lai lịch nhất định
Hợp đồng với người tiêu dùng Từ khi có chính sách phát triển kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần, luật hợp đồng có xu hướng phân biệt hợp
Trang 8đồng giao kết giữa người hoạt động chuyên nghiệp trong một lĩnh vựcnhất định và người tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ thuộc lĩnh vực đóvới các loại hợp đồng khác Hợp đồng với người tiêu dùng chịu sự chiphối của luật chung bên cạnh một hệ thống các quy định đặc biệt đượcxây dựng nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Luật vềbảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng được đặc trưng bằng một loạt biệnpháp có tác dụng ràng buộc người hoạt động chuyên nghiệp, khi kết ướcvới người tiêu dùng, vào các nghĩa vụ thông tin, cố vấn, bảo đảm antoàn,… cho người tiêu dùng
Tiết II Giao kết hợp đồng
Điều kiện nội dung và điều kiện hình thức Về mặt cấu trúc pháp lý,
hợp đồng trong luật Việt Nam được xác lập trên cơ sở có sự ưng thuậncủa các bên giao kết và có đối tượng được xác định rõ Về nội dung, hợpđồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật và đạo đức xã hội,cũng như phải phản ánh trung thực ý chí nội tâm của các bên (nghĩa làkhông phải được dùng như một bức màn che giấu ý chí nội tâm đó) Vềhình thức, hợp đồng được giao kết, trên nguyên tắc, bằng sự gặp gỡ ýchí của các bên giao kết; cá biệt, trong một số trường hợp, do tính chất,tầm quan trọng của hợp đồng, luật đòi hỏi hình thức giao kết hợp đồngphải đáp ứng một số điều kiện đặc biệt
Nhưng để có thể bày tỏ ý chí một cách hữu hiệu, điều tiên quyết là cácbên phải có đầy đủ khả năng nhận thức về hành vi của mình, nghĩa làphải có năng lực giao kết
Phân tiết I Năng lực giao kết
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi Luật hiện hành nói rằng các
giao dịch dân sự phải do người có năng lực hành vi xác lập, thì mới cógiá trị (BLDS Ðiều 131 khoản 1) Ðúng là người không có năng lựchành vi không thể bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền vànghĩa vụ dân sự Nhưng người không có năng lực hành vi mà có khảnăng có quyền và nghĩa vụ dân sự (nghĩa là có năng lực pháp luật), vẫn
Trang 9có thể xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà mình được phép có,thông qua vai trò của người đại diện[5] Suy cho cùng, chỉ có người cókhông năng lực pháp luật mới không có quyền giao kết hợp đồng nhằmlàm phát sinh quyền mà người này không được phép có: không có khảnăng hưởng một quyền, người này không thể xác lập quyền đó, dù tựmình hay qua người đại diện[6] Ví dụ: người giám hộ không được phéptặng tài sản của người được giám hộ cho người khác, không phải vìngười được giám hộ không được phép tự mình tặng cho (năng lực hànhvi), mà vì người được giám hộ không có khả năng hưởng quyền tặng cho
có đối tượng là tài sản của người được giám hộ (năng lực pháp luật);trong khi đó, người được giám hộ có quyền bán tài sản của mình (nănglực pháp luật), nhưng không có quyền tự mình thực hiện quyền đó (nănglực hành vi), mà phải thực hiện thông qua người giám hộ
Nếu người được giám hộ tự mình giao kết hợp đồng, thì ta mới thực sự
có trường hợp giao kết hợp đồng của người không có năng lực hành vi
Chế tài trong trường hợp không có năng lực giao kết Các giao dịch
do người không có năng lực hành vi xác lập chỉ có thể bị tuyên bố vôhiệu theo yêu cầu của những người được luật xác định (người giám hộ,người được giám hộ sau khi chấm dứt việc giám hộ) Các giao dịch dongười không có năng lực pháp luật xác lập cũng có thể chỉ được tuyên
bố vô hiệu theo yêu cầu của một vài người được luật xác định, nhưngcũng có trường hợp được tuyên bố vô hiệu theo yêu cầu của bất kỳngười nào có quan tâm, nhất là khi việc xác lập giao dịch có tác dụngxâm phạm các lợi ích chung Ví dụ: cơ quan hành chính Nhà nướckhông có quyền kinh doanh; bất kỳ người nào cũng có thể yêu cầu tuyên
bố vô hiệu một hợp đồng thương mại do cơ quan hành chính Nhà nướcgiao kết
Phân tiết II Sự ưng thuận của bên giao kết
I Vai trò của ý chí
Trang 10Tính độc lập của ý chí Học thuyết về tính độc lập của ý chí được thiết
lập trong triết học luật Tư tưởng chủ đạo là: ý chí của con người là luật;con người chỉ bị ràng buộc vào một nghĩa vụ bởi ý chí của mình, mộtcách trực tiếp trong quan hệ hợp đồng (ý chí đặc thù) hoặc một cáchgián tiếp một khi nghĩa vụ do luật áp đặt (ý chí chung được suy đoán).Cũng vì ý chí tạo ra nghĩa vụ mà hợp đồng phải được tự do giao kết Cánhân có quyền tự do quyết định giao kết hoặc không giao kết hợp đồng;
có quyền tự do quyết định hình thức và nội dung của hợp đồng
Thực ra, không có hệ thống luật nào thừa nhận giá trị tuyệt đối của họcthuyết về tính độc lập của ý chí Sự tự do trong xã hội có tổ chức luônmang tính tất yếu Trong luật Việt Nam hiện hành, tính độc lập của ýchí được chấp nhận trong chừng mực tôn trọng những giới hạn do luậtthiết lập
Tính độc lập của ý chí thể hiện trong nội dung của hợp đồng Chủ
thể của quan hệ pháp luật có quyền tự do giao kết hoặc không giao kếthợp đồng Quy tắc này được thừa nhận tại BLDS Ðiều 395 khoản 1 Mộttrong những nội dung của sự tự do giao kết là sự tự do xác định nội dungcủa hợp đồng: các bên có quyền thỏa thuận về loại hình, đối tượng, điềukiện giao dịch, thời gian, địa điểm giao dịch, trách nhiệm của mỗi bên, Khi một hợp đồng có điều khoản không rõ ràng, thì không chỉ dựa vàongôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí chung của các bên
để giải thích điều khoản đó (Ðiều 408 khoản 1) Nói chung, không cóquan hệ kết ước được xác lập trái với ý chí của người kết ước
Tuy nhiên, nội dung của hợp đồng không được trái pháp luật và đạo đức
xã hội (BLDS Ðiều 395 khoản 1) Pháp luật mà các bên không đượcphép làm trái khi giao kết hợp đồng là pháp luật mệnh lệnh; còn đạo đức
xã hội mà các bên không được phép làm trái chủ yếu bao gồm những giátrị tinh thần liên quan đến gia đình, đến đời sống cộng đồng của cá nhân
Có trường hợp luật buộc chủ thể quan hệ pháp luật phải giao kết hợpđồng, như một biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và trật tự côngcộng Ví dụ: tất cả các chủ xe cơ giới đều phải giao kết hợp đồng bảo
Trang 11hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (Nghị định số115/1997/NÐ-CP ngày 17/12/1997 của Chính phủ).
Có khi luật hạn chế quyền lựa chọn người đối tác trong việc xác lập một
số quan hệ kết ước xác định Ví dụ: người có nhà ở cho thuê, muốn bánnhà, phải tôn trọng quyền ưu tiên mua của người thuê Người sử dụngđất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chỉ có thểthế chấp quyền sử dụng đất cho tổ chức tín dụng để vay tiền, khôngđược thế chấp cho ai khác
Tính độc lập của ý chí thể hiện trong hình thức của hợp đồng Hợp
đồng dân sự được giao kết một khi các bên thống nhất ý chí về việc giaokết: bên đề nghị nhận được lời chấp nhận đề nghị của bên được đề nghịhoặc các bên thỏa thuận xong về nội dung chủ yếu của hợp đồng (BLDSÐiều 403 khoản 1) Trên nguyên tắc, sự ưng thuận, chứ không phải hìnhthức, là điều kiện chủ yếu để hợp đồng có giá trị Một khi cần ràng buộc
sự giao kết hợp đồng vào những điều kiện nào đó về hình thức, luật phải
có những quy định cụ thể Hạn chế quyền tự do kết ước mà không bịràng buộc vào các khung hình thức kết ước, bằng cách thiết lập cáckhung hình thức kết ước cụ thể cho những hợp đồng nhất định, là nhữngngoại lệ của nguyên tắc
Tính độc lập của ý chí thể hiện trong hình thức của hợp đồng còn đượckhẳng định bằng cách quy tắc đòi hỏi việc giải thích hợp đồng theo ý chíthực: trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí được bày tỏ và cách
xử sự theo sự thôi thúc của ý chí nội tâm của các bên, thì ý chí nội tâmphải được coi là căn cứ để đánh giá sự nghiêm túc trong việc thực hiệnnghĩa vụ[7]
II Tiêu chí đánh giá sự ưng thuận
Sự ưng thuận chỉ có giá trị, một khi ý chí được bày tỏ một cách tựnguyện và chính xác Sự ưng thuận được đạt tới thông qua các biện pháptrao đổi ý chí được bày tỏ, trong không gian và trong thời gian, một cáchtrực tiếp hoặc gián tiếp Ưng thuận giao kết hợp đồng là sự thống nhất ý
Trang 12chí của các bên giao kết về việc xác lập quan hệ kết ước có nội dung đãđược các bên biết rõ và chấp nhận
A Bày tỏ ý chí
Bày tỏ ý chí rõ ràng Gọi là được bày tỏ một cách rõ ràng ý chí được
bộc lộ cho người khác Việc bộc lộ ý chí có thể được thực hiện bằng lờinói hoặc bằng chữ viết Cũng có trường hợp ý chí được bộc lộ bằngnhững cử chỉ mà ý nghĩa được xác định trước bằng các quy ước xã hội(ví dụ, leo lên xe buýt ở một trạm dừng là hình thức bộc lộ mong muốngiao kết hợp đồng vận chuyển; lấy một món hàng bày trên kệ hàng củamột siêu thị và đi đến quầy tính tiền là hình thức bộc lộ mong muốn giaokết hợp đồng mua bán) Nói chung, chữ viết (văn bản) là phương tiệnbộc lộ ý chí thông dụng nhất trong lĩnh vực hợp đồng dân sự; tuy nhiên,trong trường hợp luật không buộc giao kết hợp đồng hoặc chứng minh
sự tồn tại của hợp đồng bằng văn bản, thì sự bộc lộ ý chí có thể đượcchứng minh bằng tất cả các phương tiện được thừa nhận trong luậtchung về chứng cứ (văn bản, giấy tờ giao dịch, vật chứng về giao dịchđiện tử, điện thoại, lời khai, lời thú nhận, sự suy đoán,…)
Bày tỏ ý chí mặc nhiên Ý chí coi như được bày tỏ một cách mặc nhiên
trong trường hợp người bày tỏ ý chí không bộc lộ ý chí một cách rõ ràng
mà chỉ có một thái độ cho thấy mong muốn của mình Thái độ đó khôngphải là sự tuyên bố ý chí cho người khác biết mà chỉ là sự biểu hiện của
ý chí đó Ví dụ, sau khi nhận được giấy uỷ quyền, người được uỷ quyềnthực hiện các công việc được giao theo hợp đồng uỷ quyền mà khôngtuyên bố rõ việc chấp nhận của mình đối với sự uỷ quyền đó Thái độ(biểu hiện của ý chí) có thể mang tính chất tích cực (thực hiện một hànhđộng) hoặc thụ động (chấp nhận hoặc im lặng)
B Sự ưng thuận không hoàn hảo
Đặt vấn đề Sự ưng thuận của một người trong việc giao kết hợp đồng
chỉ có ý nghĩa pháp lý và có hiệu lực ràng buộc, khi nào đó là sự ưngthuận xuất phát từ ý chí thực, tự do và được bày tỏ trên cơ sở hiểu biết
Trang 13đầy đủ về việc mình làm Không có đủ các yếu tố đó, sự ưng thuận trởnên không hoàn hảo và không đạt chất lượng của một yếu tố cơ bảntrong sự hình thành quan hệ kết ước.
Không có sự ưng thuận Khái niệm ưng thuận không hoàn hảo do có tì
vết được xây dựng trong điều kiện sự ưng thuận có thật nhưng khônghoàn hảo do sự tồn tại của các tì vết Có trường hợp sự ưng thuận hoàntoàn không tồn tại, khi đó cũng không thể có hợp đồng BLDS hiện hành
có dự kiến một trong các trường hợp không tồn tại sự ưng thuận tại Điều143: trường hợp người xác lập giao dịch có năng lực hành vi dân sựnhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và điềukhiển được hành vi của mình Hợp đồng trong trường hợp này vôhiệu
1 Sự nhầm lẫn
a Khái niệm
Luật Việt Nam Nhầm lẫn, trong ngôn ngữ pháp lý tổng quát, là sự
nhận định không chính xác về cái có thật; tưởng cái sai sự thật là thật vàngược lại Theo BLDS Ðiều 341 khoản 1, khi một bên do nhầm lẫn vềnội dung chủ yếu của giao dịch mà xác lập giao dịch, thì có quyền yêucầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch; nếu bên kia không chấpnhận yêu cầu thay đổi của bên bị nhầm lẫn, thì bên bị nhầm lẫn có quyềnyêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu Đối tượng nhầm lẫn trongluật hợp đồng Việt Nam, như vậy, phải là một yếu tố thuộc nội dung chủyếu của hợp đồng
Luật so sánh Trong luật của Pháp, các trường hợp nhầm lẫn liên quan
Trang 14người chấp nhận mua một bức tranh vì tin rằng bức tranh đó của họa sĩ
X, nhưng thực ra đó là tranh của người khác
2 - Nhầm lẫn về nhân thân của người giao kết - Người giao kết có thểtưởng rằng đang giao kết với một người có lai lịch được biết rõ và chấpnhận giao kết trên cơ sở quan tâm đến lai lịch của người đối tác; nhưngthực ra người sau này không mang lai lịch đó Ví dụ: một người hậu tạmột người nọ một tài sản do tin rằng người được hậu tạ đã làm một việccho mình; nhưng thực ra, người làm được việc không phải là người saunày Sự nhầm lẫn về nhân thân của người giao kết chỉ được coi như mộtcăn cứ vô hiệu hoá hợp đồng trong trường hợp hợp đồng thuộc loại gắnvới nhân thân của ngườI giao kết (intuitu personae)
3 - Nhầm lẫn về hợp đồng - Người giao kết có thể nhầm lẫn về tinh chấtcủa quan hệ kết ước, ví dụ: giao kết hợp đồng mua bán mà tưởng nhầm
là hợp đồng tặng cho Người giao kết cũng có thể nhầm lẫn về đối tượngcủa hợp đồng, ví dụ: một bên tưởng đã mua chú heo thịt, còn bên kia chỉbán heo giống Và cuối cùng, người giao kết có thể nhầm lẫn về nguyênnhân giao kết, ví dụ: một người tặng cho một người nọ một tài sản vìtưởng rằng người được tặng cho là con mình; sau này, người được tặngcho rõ ra là con của người khác
Trong luật Anh-Mỹ, các quan niệm về nhầm lẫn không giống nhau tuỳ
theo việc xây dựng quan niệm được thực hiện theo Common law hoặctheo Equity
Theo Common law, chỉ những nhầm lẫn gọi là cơ bản (fundamentalmistake) mới khiến cho hợp đồng vô hiệu; những nhầm lẫn thường(trivial mistake) không ảnh hưởng gì đến giá trị của hợp đồng khái niệmnhầm lẫn cơ bản được xây dựng dựa trên tư tưởng chủ đạo của lý thuyết
về hợp đồng trong luật Anh-Mỹ, theo đó, việc xác định sự tồn tại củaquan hệ kết ước và cả nội dung của quan hệ đó dựa vào ý chí được cácbên bày tỏ chứ không dựa vào ý chí nội tâm của họ[9] A mua của B mộtcon ngựa; A nghĩ rằng đây là một con ngựa khoẻ mạnh và, thực ra, nếubiết rằng con ngựa không khoẻ mạnh, thì đã không mua; về phần mình,
B chỉ quan tâm tới việc bán ngựa bất kể khoẻ hay ốm và cũng khôngnghĩ đến việc người mua chỉ muốn mua ngựa khoẻ Trong trường hợp
Trang 15này, người bán không thể kiện yêu cầu vô hiệu hoá hợp đồng do có sựnhầm lẫn, nếu cuối cùng con ngựa mua được thực sự ốm yếu.
Theo Equity, các hợp đồng được giao kết do sự nhầm lẫn không cơ bảnvẫn không thể bị vô hiệu hoá Tuy nhiên, trong một số trường hợp,người nhầm lẫn có thể kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc cho phépđình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc cho điều chỉnh nội dung hợp đồng đểlàm cho thoả thuận ban đầu được chính xác hơn
Nhận xét Dựa vào BLDS Ðiều 341 khoản 1 đã dẫn, ta thấy rằng:
- Luật Việt Nam không xây dựng khái niệm nhầm lẫn về nhân thân củangười giao kết Trước và sau khi phát hiện ra sự nhầm lẫn, người bịnhầm lẫn luôn có duy nhất một “bên kia” của quan hệ kết ước;
- Luật Việt Nam không xây dựng lý thuyết về nguyên nhân của nghĩa
vụ, bởi vậy, cũng không thừa nhận khái niệm nhầm lẫn về nguyên nhângiao kết
- “Nội dung chủ yếu của giao dịch” (của hợp đồng) là một khái niệm rấtrộng, có thể bao gồm cả “chất lượng cơ bản của đối tượng của nghĩavụ”, tính chất của quan hệ kết ước, đối tượng của hợp đồng, Nhầm lẫnhợp đồng mua bán thành hợp đồng tặng cho là nhầm lẫn về toàn bộ nộidung của hợp đồng; muốn mua một căn hộ ở đầu hành lang chung cư,nhưng cuối cùng lại mua phải căn nhà ở cuối hành lang chung cư lànhầm lẫn về đối tượng của hợp đồng; mua một chiếc xe tân trang mànghĩ rằng đã mua xe mới xuất xưởng, là nhầm lẫn về chất lượng cơ bảncủa đối tượng của hợp đồng; giao kết hợp đồng mua bán nông sản với sốlượng xác định theo kg nhưng lại ngỡ rằng đã giao kết mua bán theo trái,quả, củ; Thực tiễn áp dụng pháp luật ở Việt Nam chưa tổng kết cáctrường hợp nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của hợp đồng thành lý luậnchung
b Điều kiện xác lập tình trạng nhầm lẫn
Giao kết hợp đồng do nhầm lẫn Người giao kết chỉ có thể phản ứng
với tư cách người bị nhầm lẫn, một khi chính sự nhầm lẫn đó đã có ảnhhưởng quyết định đối với sự ưng thuận của mình “Khi một bên do nhầm
Trang 16lẫn mà xác lập giao dịch ” Một người muốn trang trí phòng kháchcủa mình bằng một bức tranh nào đó thuộc trường phái ấn tượng; đượcgiới thiệu rằng bức tranh muốn mua là của họa sĩ ấn tượng X, người nàychấp nhận mua; ít lâu sau, có người phát hiện rằng bức tranh đó là củahọa sĩ ấn tượng Y; người mua không thể yêu cầu tuyên bố hợp đồng muabán vô hiệu, bởi sự nhầm lẫn không ảnh hưởng đến ý chí của người nàylúc giao kết hợp đồng: người này quan tâm đến việc tìm kiếm một bứctranh ấn tượng, không phải chỉ quan tâm riêng đến tranh ấn tượng củahọa sĩ X.
Sự nhầm lẫn có thể xảy ra đối với cả hai bên giao kết hoặc chỉ đối vớimột bên Trong trường hợp sự nhầm lẫn chỉ xảy đối với một bên, thìđiều quan trọng là bên kia không phải là người chủ động thực hiện mộthành vi nào đó nhằm tạo ra sự nhầm lẫn ấy[10]: nếu một bên thực hiệnmột hành vi một cách có ý thức nhằm tạo ra sự nhầm lẫn của bên kia thì
ta có sự lừa dối chứ không phải sự nhầm lẫn nữa
Luật của Pháp còn đòi hỏi rằng sự nhầm lẫn phải có thể tha thứ được
(excusable) mới có thể là căn cứ để triển khai các biện pháp bảo vệ dành
cho người nhầm lẫn[11] Có trường hợp sự nhầm lẫn là không thể đượcgiải thích bằng cách nào khác ngoài việc quy cho người nhầm lẫn sự thờ
ơ, vô trách nhiệm đối với việc bảo vệ quyền lợi của chính mình: kiếntrúc sư quên mất việc tìm hiểu các quy định về kiến trúc áp dụng tại khuvực và đã lập một sơ đồ thiết kế không phù hợp; hãng vận tải đường bộmua một chiếc xe mà không tìm hiểu xuất xứ;…
Bằng chứng của sự nhầm lẫn Một cách hợp lý, người cho rằng mình
đã nhầm lẫn phải chứng minh sự nhầm lẫn đó Việc chứng minh có thểđược thực hiện bằng bất kỳ phương tiện nào được thừa nhận trong luậtchung về chứng cứ (văn bản, lời khai, lời thú nhận, người làm chứng,đối chất, ) Người nhầm lẫn phải chứng minh không chỉ việc nhầm lẫn
mà còn cả tính chất quyết định của sự nhầm lẫn đối với sự ưng thuậncủa mình trong việc giao kết hợp đồng
c Hệ quả của sự nhầm lẫn
Trang 17Hai giai đoạn Có vẻ như luật không cho phép người bị nhầm lẫn phát
ngay yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn “Khi một bên donhầm lẫn , thì có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giaodịch” Trước hết, người bị nhầm lẫn phải thảo luận với người đối tác vềviệc sửa đổi nội dung hợp đồng Nếu người đối tác từ chối thảo luậnhoặc thảo luận không có kết quả như ý muốn của người bị nhầm lẫn, thìngười này mới có quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu
Song, giải pháp này khả thi trong hầu hết các trường hợp mà cả hai bênđều nhầm: người mua và người bán trong vụ mua bán một bức tranh đềutưởng rằng bức tranh là của họa sĩ X; khi phát hiện rằng tranh khôngphải của X, thì hai bên có thể thảo luận lại về nội dung hợp đồng muabán, đặc biệt là về giá bán: vật mua bán không thay đổi, nhưng cách nhìnnhận của hai bên về tính chất và giá trị của vật thay đổi Còn trongtrường hợp chỉ có một bên bị nhầm, thì hẳn các bên không có gì để thảoluận thêm với nhau về hợp đồng có liên quan: người bán biết rằng mìnhđang bán bức tranh của X, trong khi người mua ngỡ đang mua bức tranhcủa Y; nếu, sau khi biết mình bị nhầm, người mua vẫn chấp nhận muavới điều kiện người bán chấp nhận giảm giá, thì đó là một hợp đồng muabán có đối tượng khác, một hợp đồng mới; nếu người bị nhầm lẫn vẫnchỉ quan tâm đến bức tranh mình muốn mua, mà người bán có, thì cácbên càng cần phải giao kết một hợp đồng khác; và nếu người bị nhầmlẫn chỉ quan tâm đến bức tranh mình muốn mua, mà người bán không
có, thì quyền yêu cầu người bán sửa đổi nội dung hợp đồng không có ýnghĩa gì đối với người bị nhầm lẫn
Cũng có trường hợp cả hai bên đều nhầm, nhưng việc sửa đối nội dunghợp đồng cũng không khả thi Ví dụ, A tặng cho B một tài sản vì lầmtưởng rằng B đã cứu mạng mình; thực ra, B cũng đã có cứu mạng mộtngười khác và khi nhận quà tặng của A, nhầm tưởng rằng A chính làngười khác đó Nếu mọi việc sau này trở nên rõ ràng đối với cả hai, thì,suy cho cùng, chẳng có bên nào có lợi ích để sửa đổi nội dung hợpđồng
Trang 18Vô hiệu do nhầm lẫn Người có quyền yêu cầu tuyên bố vô hiệu phải là
người nhầm lẫn Thời hiệu khởi kiện là 1 năm kể từ ngày xác lập giaodịch (BLDS Điều 145 khoản 1) Bên có lỗi trong việc để xảy ra nhầmlẫn phải bồi thường thiệt hại (Điều 141 khoản 2)
2 Sự lừa dối
a Khái niệm
Ðịnh nghĩa Theo BLDS Ðiều 142 khoản 1, lừa dối trong giao dịch dân
sự là hành vi cố ý của một bên nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch vềchủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xáclập giao dịch đó Người giao kết với người lừa dối không nhầm, mà bịlừa, hay đúng hơn là bị người lừa dối dẫn dụ vào sự nhầm lẫn Sự nhầmlẫn do bị lừa dối được hình dung trong một phạm vi khá rộng so với sựnhầm lẫn tự động phân tích ở trên: người nhầm lẫn tự động chỉ được bảo
vệ trong trường hợp nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của hợp đồng; trongkhi người nhầm lẫn do bị lừa dối có thể được bảo vệ cả trong trường hợpnhầm lẫn về chủ thể giao kết, về tính chất của đối tượng, về nội dungcủa giao dịch
b Ðiều kiện của sự lừa dối
Người lừa dối phải là bên kết ước ? “lừa dối là hành vi cố ý của một
bên ” Luật Việt Nam không xây dựng khái niệm lừa dối của người thứ
ba Tuy nhiên, luật không đòi hỏi rằng người kết ước phải là người tổchức việc lừa dối, cũng không nói rằng người này là người duy nhất thựchiện hành vi lừa dối Nói chung, điều quan trọng là phải có vai trò tíchcực của bên kết ước trong vụ lừa dối; còn vấn đề có bao nhiêu ngườitham gia vào vụ lừa dối không phải là vấn đề cần được giải quyết trongkhuôn khố xác định các điều kiện của hành vi lừa dối
Người kết ước không trung thực Việc lừa dối của người kết ước được
ghi nhận, một khi người này có hành vi lừa dối chủ động (cung cấpthông tin sai sự thật, sử dụng tài liệu giả, nói dối) - với tư cách người tổ
Trang 19chức, người thực hiện, người đồng lõa với người thứ ba hoặc người giúpsức -, hoặc có hành vi lừa dối thụ động (không hành động), nghĩa là biếtngười kết ước với mình bị nhầm nhưng im lặng để hưởng lợi từ việcngười kết ước chấp nhận giao kết hợp đồng.
Trong trường hợp lừa dối bằng hành vi thụ động, điều quan trọng làngười lừa dối phải có nghĩa vụ thông tin đối với người đối tác và thái độthụ động trở thành biểu hiện của việc không thực hiện nghĩa vụ thông tin
ấy
Ý định lừa dối Người lừa dối phải thực hiện hành vi lừa dối một cách
cố ý, nghĩa là thực hiện hành vi lừa dối một cách có ý thức với mongmuốn có được sự chấp nhận giao kết hợp đồng của người bị lừa dối.Hành vi lừa dối vả lại, phải bị đánh giá xấu theo các chuẩn mực chung
về đạo đức; có những thủ đoạn lừa dối chấp nhận được trong thực tiễngiao dịch, do tính chất vô hại của chúng, ví dụ, quảng cáo bột giặt “chỉngâm thôi đã sạch”, kem đánh răng có tác dụng làm cho “răng chắc nhưthép”, Thế nào là xấu hoặc chấp nhận được theo các chuẩn mực chung
về đạo đức là vấn đề không đơn giản
Sự lừa dối phải có tác dụng quyết định đối với sự ưng thuận “Lừa
dối là hành vi cố ý nhằm là cho bên kia hiểu sai nên đã xác lập giaodịch ” Một người đồng ý mua một chiếc xe máy, người bán nói dối vềnhững ưu điểm không tồn tại của xe máy để người mua chấp nhận trảgiá cao hơn: luật của Pháp nói rằng người bán trong trường hợp nàycũng đã lừa dối, nhưng không phải để dẫn dụ người mua đi đến chỗ giaokết hợp đồng mà chỉ để tìm cách đưa vào hợp đồng, mà nội dung đãđược thống nhất về cơ bản, một điều khoản có lợi cho mình; người muatrong trường hợp này chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại chứkhông thể xin tuyên bố hợp đồng vô hiệu Có vẻ như đây không phải làgiải pháp được xây dựng trong luật Việt Nam: sự ưng thuận của ngườikết ước trong luật Việt Nam, dù chỉ không hoàn hảo ở một vài điểmthuộc nội dung chủ yếu của hợp đồng, cũng là sự ưng thuận không hoànhảo đối với toàn bộ hợp đồng
Trang 20c Hệ quả của sự lừa dối
Vô hiệu do lừa dối Sự lừa dối chịu những biện pháp chế tài khá nghiêm
khắc trong luật Việt Nam: người bị lừa dối có quyền yêu cầu tuyên bốhợp đồng vô hiệu (Ðiều 142 khoản 1), có quyền yêu cầu bồi thường thiệthại (Ðiều 142 khoản 2); tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức của người lừadối bị tịch thu sung quỹ Nhà nước (Ðiều 142 khoản 2)[12] Nếu hành vilừa dối cấu thành tội phạm, thì người lừa dối có thể bị truy cứu tráchnhiệm hình sự Điều bất ngờ là mặc dù các biện pháp chề tài tỏ ra khánghiêm khắc, thời hiệu để yêu cầu thực hiện các biện pháp này cũng chỉngang bằng thời hiệu yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn,nghĩa là một năm kể từ ngày xác lập giao dịch Một năm đúng là ngắn,càng ngắn hơn trong điều kiện thời hiệu được tính từ ngày xác lập giaodịch chứ không phải từ ngày phát hiện ra sự lừa dối: có người chỉ biếtmình bị lừa dối hơn một năm sau khi xác lập giao dịch và do đó sẽkhông có quyền khởi kiện
3 Sự đe dọa
a Khái niệm
Ðịnh nghĩa Theo BLDS Ðiều 142 khoản 2, đe dọa trong giao dịch dân
sự là hành vi cố ý của một bên nhằm làm cho bên kia sợ hãi mà phảithực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe,danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích.Luật dùng từ “thực hiện”, nhưng ta có thể nghĩ đến việc “xác lập”: mộtgiao dịch xác lập không phải dưới sự đe dọa không thể bị tuyên bố vôhiệu vì lý do người xác lập bị đe dọa phải thực hiện Ví dụ: một hợpđồng mua bán tài sản được giao kết một cách tự nguyện; người mua trìhoãn việc trả tiền; người bán dọa sẽ giết người mua, nếu người sau nàykhông trả tiền; người bán sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đedọa giết người, nhưng người mua không thể xin tuyên bố hợp đồng muabán vô hiệu vì lý do có sự đe dọa của người bán nhằm đốc thúc ngườimua thực hiện nghĩa vụ trả tiền, một nghĩa vụ được xác lập đúng luật
Trang 21trong khuôn khổ hợp đồng Người mua cũng không thể xin miễn thựchiện nghĩa vụ trả tiền do đã bị đe doạ (một cách không chính đáng)
b Ðiều kiện của sự đe dọa
Sự tiềm ẩn của hiểm hoạ Nếu người đối tác đã dùng đến vũ lực hoặc
đã thực hiện các biện pháp nhằm gây thiệt hại đến tính mạng, sứckhỏe, hoặc nhằm đưa nạn nhân vào tình trạng không thể nhận thứcđược hành vi của mình (say ma túy, say rượu) để nạn nhân chấp nhậngiao kết hợp đồng, thì hợp đồng vô hiệu không phải vì sự ưng thuậnkhông hoàn hảo mà do hoàn toàn không có sự ưng thuận “Ðe dọa”,trong khung cảnh của Ðiều 142 khoản 1, được hình dung như một hành
vi có tác dụng dẫn dắt ý chí của người bị đe dọa đi theo ý chí của người
đe dọa mà, người bị đe dọa, dù không muốn, không thể (hoặc khôngdám), cưỡng lại Nói rõ hơn, đe dọa, ở góc nhìn của người bị đe dọa,hình thành từ hai yếu tố: một yếu tố khách quan - mối nguy hiểm bủavây - và yếu tố chủ quan - nỗi sợ Chính dưới sự đe dọa đó mà ý chíđược bày của người bị đe dọa không thể phản ánh trung thực ý chí nộitâm của người này
Người đe doạ Luật nói rằng “Ðe dọa là hành vi cố ý của một bên”.
Thoạt trông, điều đó có nghĩa rằng, cũng như việc lừa dối, việc đe dọaphải xuất phát từ bên kết ước: không có đe dọa xuất phát từ người thứ
ba Song, có thể tin rằng “một bên” và “bên kia”, nói trong định nghĩa về
đe dọa tại Ðiều 142 khoản 1, là các bên trong quan hệ đe dọa chứ khôngphải các bên trong giao dịch dân sự xác lập dưới sự đe dọa Với cáchhiểu đó, thì đe dọa có thể là hành vi của bất kỳ người nào, không nhấtthiết là hành vi của người kết ước với người bị đe dọa Phải chấp nhậngiải pháp vừa nêu, nếu không người bị đe dọa sẽ không được bảo vệ,một khi sự đe dọa xuất phát từ một người thứ ba mà không phải là ngườikết ước Ví dụ: người chồng vay nợ, Ngân hàng yêu cầu có người bảolãnh; người chồng buộc người vợ đứng ra bảo lãnh cho mình, người vợkhông muốn nhưng không dám phản đối, do bị đe dọa; hợp đồng bảolãnh được giao kết giữa người vợ và Ngân hàng trong đó, người bảolãnh đã giao kết dưới sự bảo lãnh mà người bảo lãnh không biết Người
Trang 22bảo lãnh trong ví dụ đó phải có quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng vôhiệu.
Tính chất của sự đe doạ Sự đe dọa phải có tác dụng quyết định đối với
sự ưng thuận (miễn cưỡng) của người bị đe dọa, nghĩa là người bị đe dọachấp nhận giao kết chỉ vì bị đe dọa
Luật của Pháp còn xây dựng khái niệm đe doạ không chính đáng, để
phân biệt với khái niệm gây sức ép chính đáng, là sự đe doạ không dẫntới khả năng vô hiệu hoá giao dịch Một trong những trường hợp gây sức
ép chính đáng là việc đe doạ thực hiện một quyền hợp pháp kèm theoyêu cầu đánh đổi quyền này với sự ưng thuận của người bị đe doạ trongviệc xác lập giao dịch với những điều kiện hoàn toàn bình thường Chínhđáng, bởi vì, một là, việc gây sức ép không bao hàm một dự tính tráipháp luật; hai là, người gây sức ép không thu nhận các lợi ích bấtthường, quá đáng từ giao dịch và người bị gây sức ép cũng không bịthiệt hại do việc thực hiện giao dịch ấy
Người bị đe doạ Hành vi đe dọa có thể được thực hiện đối với chính
người giao kết hoặc đối với những người thân thích của người này
“Thân thích” hàm nghĩa rằng giữa những người có liên quan có mốiquan hệ gia đình: hôn nhân, thân thuộc do huyết thống, quan hệ nuôidưỡng Người giám hộ và người được giám hộ không phải là nhữngngười thân thích chỉ vì có quan hệ giám hộ, cũng như người bị hạn chếnăng lực hành vi và người đại diện
Ðối tượng của hành vi đe doạ có thể là con người (đe doạ dùng vũ lực đểgây thương tích, đe doạ công bố các thông tin về đời tư,…) hoặc tài sản(đe doạ đốt nhà, huỷ hoại cây cối, mùa màng,…)
c Hệ quả của sự đe dọa.
Người đe dọa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợphành vi đe dọa cấu thành tội phạm Giao dịch xác lập dưới sự đe dọa cóthể bị tuyên bố vô hiệu theo yêu cầu của người bị đe dọa (Ðiều 142
Trang 23khoản 1) Ngoài ra, người đe dọa phải bồi thường thiệt hại cho người bị
đe dọa và tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức của người đe dọa bị tịch thusung quỹ Nhà nước (Ðiều 142 khoản 2)[13] Trong trường hợp người đedọa không phải là người cùng giao kết, thì cũng chính người đe dọa sẽphải bồi thường thiệt hại nhưng không thể có vấn đề tịch thu tài sản, bởitài sản giao dịch trong trường hợp này không phải của người đe dọa(như trong ví dụ về hợp đồng bảo lãnh nêu trên)
Thời hiệu yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu do có sự đe doạ cũng là 1năm từ ngày xác lập giao dịch (BLDS Điều 145 khoản 1)
C Trao đổi ý chí
Trao đổi ý chí là việc thông tin được thực hiện giữa các bên đối tácnhằm đi đến thống nhất ý chí về nội dung của hợp đồng và làm cho hợpđồng hình thành Việc trao đổi ý chí được thực hiện theo hai bước, cóthể được tiến hành cách nhau một khoảng thời gian, nhưng cũng có thểđồng thời: đề nghị giao kết hợp đồng của một bên và chấp nhận đề nghịcủa bên kia
1 Ðề nghị giao kết hợp đồng
a Khái niệm.
Ðề nghị giao kết hợp đồng là sự bày tỏ ý chí của một người về việcmong muốn giao kết hợp đồng với một người khác trên một đối tượng
và trong những điều kiện đã được người đề nghị xác định rõ[14] Ðề nghị
có thể được gửi đến một người đối tác xác định hoặc không xác định (đềnghị với công chúng) Ðó có thể là lời đề nghị rõ ràng - một lời mời trựctiếp - hoặc mặc nhiên - như trưng bày hàng hóa ở quầy hàng kèm theogiá bán (đề nghị giao kết hợp đồng mua bán), đặt máy điện thoại sửdụng thẻ ở nơi công cộng (đề nghị giao kết hợp đồng dịch vụ thông tinliên lac)
Trang 24Đề nghị giao kết hợp đồng có thể coi là giao dịch nằm ở “cận trên” củathương lượng và ở “cận dưới” của hứa hợp đồng: cao hơn thương lượng,
đề nghị giao kết hợp đồng không phải là một lời mời gọi đi vào các cuộcbàn cãi về nội dung chủ yếu của hợp đồng; thấp hơn hứa hợp đồng, đềnghị giao kết hợp đồng chưa phải là một cam kết về việc thực hiện mộthợp đồng nào đó, bởi mỗi một lý do đơn giản là chưa xác định đượcngười thụ hưởng một cam kết như thế
Thông thường lời đề nghị được đưa ra một cách rõ ràng dưới các hìnhthức xử sự chủ động của người đề nghị (rao, chào mời, đỗ xe tại bãi đónkhách, trưng bày hàng với giá niêm yết sẵn, bày công cụ, phương tiện tạinơi kinh doanh,…) Riêng trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồngcủa người kinh doanh chuyên nghiệp dành cho người tiêu dùng còn phảituân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người tiêudùng (Nghị định số 69-CP ngày 02/10/2001 Điều 8): mô tả chi tiết quycách, xuất xứ hàng hoá, dịch vụ, chỉ dẫn cách sử dụng hàng hoá, cảnhbáo về tính chất nguy hiểm của hàng hoá, dịch vụ do mình cung ứng,
…
c Các điều kiện của đề nghị giao kết hợp đồng.
Ðề nghị giao kết hợp đồng sẽ trở thành hợp đồng một khi người được đềnghị chấp nhận giao kết theo các điều kiện được đưa ra trong đề nghị
đó[15] Bởi vậy:
Trang 25Ðề nghị giao kết hợp đồng phải chắc chắn nghĩa là phải thể hiện ý chídứt khoát của người đề nghị: hợp đồng sẽ phải được người đề nghị giaokết nếu lời đề nghị được chấp nhận Không có tính chất này, thì cái gọi
là đề nghị giao kết hợp đồng thực ra chỉ là một lời mời thương lượng Vídụ: một người sử dụng lao động đăng thông báo công khai về việc cầntuyển dụng một số người lao động trong một hoặc nhiều ngành, nghề,với mức lương được xác định trước, không nhất thiết phải giao kết hợpđồng lao động với bất kỳ người nào hội đủ điều kiện ghi trong thôngbáo, bởi người đề nghị không nói rõ sẽ chấp nhận tuyển bất kỳ ngườinào có đủ điều kiện hay chỉ tuyển những người có đủ điều kiện màngười đề nghị cảm thấy hợp với mình trong quan hệ lao động[16] Trái lại,nếu người sử dụng lao động thông báo trực tiếp cho một người xác định,
đề nghị người sau này giao kết hợp đồng lao động với các điều kiệnđược ghi rõ trong đề nghị, thì đó là một đề nghị chắc chắn: một khingười nhận được đề nghị chấp nhận giao kết, thì người đề nghị có nghĩa
vụ giao kết
- Ðề nghị giao kết hợp đồng phải rõ ràng và đầy đủ, nghĩa là phải ghinhận tất cả các nội dung chủ yếu của hợp đồng để hợp đồng có thể đượcgiao kết chỉ trên cơ sở tuyên bố chấp nhận giao kết của người được đềnghị
d Hiệu lực của đề nghị giao kết trong thời gian chưa có sự chấp nhận đề nghị.
Chừng nào đề nghị giao kết hợp đồng chưa được chấp nhận, thì hợpđồng chưa được giao kết Tuy nhiên, theo BLDS Ðiều 396, khi một bên
đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ nội dung chủ yếu của hợp đồng vàthời hạn trả lời, thì không được mời người thứ ba giao kết trong thời hạnchờ trả lời và phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình Ðiều luật
có vẻ như chỉ áp dụng đối với những đề nghị đưa ra trước một người xácđịnh chứ không phải đề nghị gửi chung cho công chúng (bởi vậy mới cóthuật ngữ “người thứ ba”) Dẫu sao, có cơ sở để nói rằng nếu đề nghịgiao kết hợp đồng có ghi thời hạn trả lời, thì trong lúc thời hạn đó chưahết, người đề nghị phải chịu trách nhiệm về đề nghị của mình, dù đó là
Trang 26đề nghị đưa ra trước một người xác định hay được gửi chung cho côngchúng qua các phương tiện truyền thông công cộng, tờ bướm.
Luật quy định thêm rằng khi người được đề nghị chấp nhận giao kết hợpđồng, nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị, thì coi như ngườinày đã đưa ra đề nghị mới (BLDS Ðiều 399 khoản 3) Ðiều đó có nghĩarằng đề nghị được đưa ra trước không còn hiệu lực
Đề nghị mất hiệu lực Theo BLDS Điều 399 khoản 1, đề nghị giao kết
hợp đồng chấm dứt trong trường hợp bên nhận được đề nghị trả lờikhông chấp nhận hoặc chậm trả lời chấp nhận hoặc đã hết thời hạn trảlời chấp nhận Thực ra, “hết thời hạn trả lời chấp nhận” là trường hợpbao trùm cả “chậm trả lời chấp nhận” Còn trong trường hợp bên được
đề nghị trả lời không chấp nhận, mọi chuyện sẽ suôn sẻ nếu bên được đềnghị xếp luôn vụ việc; trái lại, sẽ có rắc rối phát sinh nếu bên được đềnghị lại muốn chấp nhận đề nghị (hoặc ít nhất, muốn rút lại câu trả lờikhông chấp nhận để có thể tiếp tục suy nghĩ) trong điều kiện thời hạn cóhiệu lực của đề nghị, do người đề nghị đưa ra, vẫn chưa hết
Luật chưa có quy định về số phận của lời đề nghị trong trường hợpngười đề nghị chết hoặc rơi vào tình trạng mất năng lực trong lúc thờigian trả lời chưa hết Luật cũng không có quy định cụ thể trong trườnghợp thời hạn duy trì đề nghị chưa hết mà người đề nghị đã lâm vào tìnhtrạng phá sản
2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
a Khái niệm.
Chấp nhận đề nghị là sự bày tỏ ý chí của người được đề nghị giao kếthợp đồng, trong thời hạn trả lời, về việc chấp nhận lời đề nghị của ngườisau này mà không yêu cầu sửa đổi nội dung đề nghị cũng không đặt rađiều kiện để chấp nhận đề nghị Chấp nhận đề nghị có thể được diễn đạt
rõ ràng, bằng văn bản hoặc bằng miệng, hay được thể hiện thành thái độ
xử sự dứt khoát (tra thẻ điện thoại vào máy điện thoại công cộng; lấy
Trang 27hàng trong ngăn hàng của siêu thị, cầm hàng trong tay và đi đến quầythu ngân).
Sự im lặng - Sự im lặng cũng được coi là chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng, khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận đề nghị vẫn im lặng, nếu
có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp thuận ( diễn dịch BLDS Ðiều
403 khoản 2) Cần lưu ý câu chữ của luật: “nếu có thỏa thuận ” Mộtngười gửi một đề nghị cho người khác và ghi rõ trong đề nghị rằng nếungười nhận đề nghị im lặng, thì hết thời hạn trả lời, người này coi nhưchấp nhận giao kết hợp đồng Ðiều kiện đó hoàn toàn vô nghĩa nếungười nhận được đề nghị, trong thời hạn trả lời, không xác nhận vớingười đề nghị về việc chấp nhận điều kiện Một người nhận được một đềnghị có ghi rõ thời hạn trả lời và báo cho người đề nghị biết rằng nếu hếtthời hạn đó mà người nhận đề nghị vẫn im lặng, thì coi như người nàychấp nhận đề nghị: trong trường hợp này, sự im lặng trở thành hình thứcdiễn đạt sự chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, theo sự thỏa thuậngiữa hai bên liên quan
Sự thỏa thuận về giá trị của sự im lặng có thể được mặc nhiên đạt tớitheo tập quán, nhưng cũng có thể phải xuất phát từ sự bày tỏ ý chí củacác bên liên quan (thoả thuận trước hoặc quy ước về ý nghĩa của sự imlặng)
Chấp nhận không điều kiện Việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng phải không kèm theo một điều kiện nào do người được đề nghị đưa
ra Trong trường hợp ngược lại, ta có một đề nghị mới về phía ngườiđược đề nghị Đề nghị mới trước hết mang ý nghĩa của một lời từ chốiđối với đề nghị cũ và, do đó, theo BLDS Điều 399 khoản 1, điểm a, cótác dụng làm mất hiệu lực của đề nghị cũ (trong trường hợp đề nghị cũchưa hết thời hạn hiệu lực do người người đề nghị cũ ấn định)
Chấp nhận tự nguyện Việc chấp nhận đề nghị phải hoàn toàn tự
nguyện Tuy nhiên, người kinh doanh có thể bị chế tài trong trường hợpkhông chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của người có nhu cầu bìnhthường đối với việc sử dụng hàng hoá, dịch vụ của mình, nhất là một khi
Trang 28việc không chấp nhận đề nghị đó có thể dẫn đến tình trạng khủng hoảngtrong lĩnh vực kinh doanh đó
Chấp nhận toàn bộ và chấp nhận một phần Trên nguyên tắc, đề nghị
giao kết hợp đồng phải được chấp nhận toàn bộ Nếu người được đềnghị chỉ chấp nhận một phần đề nghị, thì sự chấp nhận đó có giá trị nhưmột lời đề nghị khác
Một cách ngoại lệ, nếu người đề nghị đưa ra một lời đề nghị bao gồmnhiều đề nghị vừa mang tính độc lập vừa là các thành phần của một đềnghị tổng thể và cho phép người được đề nghị lựa chọn giữa chấp nhậntừng đề nghị độc lập và chấp nhận đề nghị tổng thể, thì việc chấp nhậnmột hoặc nhiều đề nghị độc lập vẫn có hiệu lực ràng buộc đốI với cácbên
b Hệ quả của việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
-Việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, cũng như việc đề nghị,không ràng buộc người bày tỏ ý chí chừng nào ý chí được bày tỏ chưađược thông tin cho người đối tác: người chấp nhận đề nghị có quyền rútlại lời chấp nhận trong trường hợp người đề nghị chưa nhận được lờichấp nhận Nhưng, khác với đề nghị, chấp nhận đề nghị, một khi đãđược người đề nghị tiếp nhận, sẽ không thể được rút lại hay thay đổitheo ý chí đơn phương của người chấp nhận đề nghị, trừ trường hợpchấp nhận đề nghị được gửi trễ hạn và trở thành một đề nghị mới (Ðiều
397 khoản 1)
Sự chấp nhận đề nghị, được thông tin cho người đề nghị trong thời hạntrả lời có tác dụng thiết lập sự ưng thuận của các bên về việc xác lập hợpđồng
Trang 29Nguyên tắc Theo BLDS Ðiều 403 khoản 1, hợp đồng được giao kết vào
thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hoặc khi cácbên đã thỏa thuận xong về nội dung chủ yếu của hợp đồng Ta có giảipháp nguyên tắc: thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm mà sự ưngthuận được ghi nhận Nguyên tắc này chịu khá nhiều ngoại lệ trong luậtthực định Việt Nam: có những hợp đồng mà luật buộc phải lập thànhvăn bản (hợp đồng ủy quyền, hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản, ) thậmchí phải được chứng thực, chứng nhận (hợp đồng thuê nhà ở, thuê quyền
sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà ở, ); khi đó, thời điểm giao kết hợpđồng là thời điểm lập văn bản hoặc thời điểm chứng thực, chứng nhậnhợp đồng Ta nói rằng trong mọi trường hợp, với việc chấp nhận đề nghịgiao kết hợp đồng, sự ưng thuận được ghi nhận về mặt nội dung; cònthời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm mà sự ưng thuận được ghinhận về mặt hình thức Hình thức ghi nhận sự ưng thuận có thể do luậtquy định (như khi luật đòi hỏi một hợp đồng nào đó phải được giao kếtbằng văn bản) mà cũng có thể là kết quả sự thỏa thuận giữa các bên(như khi các bên thỏa thuận rằng hợp đồng phải được giao kết bằng vănbản, dù luật không quy định)
Lợi ích Việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng có nhiều lợi ích Sau
đây là hai lợi ích đáng chú ý nhất
- Nếu hợp đồng thuộc loại có thời hạn, thì thời hạn bắt đầu từ ngày giaokết hợp đồng;
- Việc tính các thời hiệu của các quyền khởi kiện liên quan đến giá trịcủa hợp đồng cũng căn cứ vào thời điểm giao kết hợp đồng đã được xácđịnh
2 Ưng thuận và việc xác định địa điểm giao kết hợp đồng
-Nguyên tắc Theo BLDS Ðiều 402, địa điểm giao kết hợp đồng là nơi
cư trú của cá nhân hoặc nơi có trụ sở của pháp nhân đã đưa ra lời đềnghị giao kết hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác Với giải pháp đó,
Trang 30thì, trong trường hợp không có thỏa thuận đặc biệt, sự ưng thuận không
có liên quan đến địa điểm giao kết hợp đồng
Thỏa thuận về địa điểm giao kết hợp đồng thường được đưa ra trong đềnghị giao kết hợp đồng: nếu người được đề nghị chấp nhận giao kết, thìcoi như địa điểm giao kết là nơi cư trú (nơi có trụ sở) của người đề nghịhoặc của người được đề nghị hoặc một nơi nào đó khác được ghi rõtrong đề nghị
Lợi ích Lợi ích của việc xác định địa điểm giao kết hợp đồng không rõ
nét lắm trong luật Việt Nam Một vài vấn đề xung đột trong tư phápquốc tế được giải quyết dựa theo luật của nước nơi giao kết hợp đồng
E Diễn đạt và trao đổi ý chí một cách gián tiếp: đại diện
Khái niệm Sự ưng thuận trong việc giao kết hợp đồng được ghi nhận
trên cơ sở sự bày tỏ ý chí của người kết ước, một cách trực tiếp hoặcthông qua vai trò của người đại diện Trong luật Việt Nam hiện hành, sựđại diện hình thành từ hai nguồn:
- Ðại diện theo pháp luật, bao gồm (BLDS Ðiều 150): cha, mẹ đại diệncho con chưa thành niên; người giám hộ đại diện cho người được giámhộ; người được tòa án chỉ định đại diện cho người bị hạn chế năng lựchành vi dân sự; người đứng đầu pháp nhân đại diện cho pháp nhân theoquy định của điều lệ pháp nhận hoặc theo quyết định của cơ quan Nhànước có thẩm quyền; chủ hộ gia đình đại diện cho hộ; tổ trưởng tổ hợptác đại diện cho tổ; và những người khác theo quy định của pháp luật
- Ðại diện theo ủy quyền (Ðiều 151), bao gồm những người được ngườiđược đại diện ủy quyền để thay mình và dưới danh nghĩa của mình giaokết hợp đồng
1 Ðiều kiện của việc đại diện.
Trang 31Ðể hợp đồng được giao kết một cách có giá trị thông qua vai trò củangười đại diện, thì người này phải có quyền đại diện và phải bày tỏ ý chígiao kết với tư cách người đại diện.
Quyền đại diện Quyền đại diện có thể do luật xác định, như trong hầu
hết trường hợp đại diện theo luật: quyền của người giám hộ đại diện chongười được giám hộ; quyền của cha, mẹ đại diện cho con chưa thànhniên Có khi quyền đại diện do luật thiết lập nhưng nội dung quyền nàylại do tòa án xác định, như trường hợp quyền của người đại diện chongười bị hạn chế năng lực hành vi dân sự Quyền đại diện theo ủy quyềnphải phát sinh từ một hợp đồng ủy quyền được giao kết phù hợp vớipháp luật
Người đại diện chỉ được phép giao kết hợp đồng trong phạm vi thẩmquyền đại diện (Ðiều 153 khoản 3) và phải có trách nhiệm thông báo chongười đối tác về phạm vi thẩm quyền đó (Ðiều 153 khoản 4) Nếu mộtngười giao kết hợp đồng dưới danh nghĩa của một người khác mà không
có quyền đại diện cho người đó hoặc ngoài phạm vi thẩm quyền đại diệncho người đó, thì, trên nguyên tắc, người “được đại diện’ không bị ràngbuộc bởi hợp đồng, nếu không muốn (Ðiều 154 khoản 1, Ðiều 155khoản 1); người đã giao dịch với người không có thẩm quyền đại diệnhoặc vượt quá thẩm quyền đại diện, về phần mình, có quyền đơn phươngđình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợpngười đó biết hoặc phải biết về việc không có thẩm quyền đại diện hoặcvượt quá thẩm quyền đại diện mà vẫn giao dịch (Ðiều 154 khoản 2, Ðiều
155 khoản 2) Vậy có nghĩa rằng hợp đồng giao kết với người đại diệnkhông có thẩm quyền vượt quá thẩm quyền vẫn có giá trị ràng buộc haibên kết ước; tuy nhiên, những hợp đồng có liên quan đến các tài sản đặcđịnh của người “được đại diện” phải vô hiệu
Ý chí đại diện Người đại diện phải bày tỏ ý chí về việc giao kết hợp
đồng với tư cách người đại diện, nghĩa là người bày tỏ ý chí thay chomột ngườI khác và dướI danh nghĩa của người sau này Không làm việc
đó, người bày tỏ ý chí được coi như giao kết dưới danh nghĩa của chínhmình
Trang 32Giao kết hợp đồng với chính mình Theo BLDS Ðiều 155 khoản 5,
người đại diện không được “thực hiện” (đứng ra không được xác lập,thực hiện) các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba
mà mình cũng là người đại diện của người đó Cần phải hiểu điều luậtnhư thế nào ?
- Một là, người đại diện không thể vừa đại diện cho một người vừa giaokết hợp đồng với người mà mình đại diện: hợp đồng trong trường hợpnày, suy cho cùng, chỉ có một bên kết ước Ðiều cấm này hoàn toàn hợp
lý trong trường hợp đại diện theo luật, bởi người được đại diện theo luật
là người không có khả năng nhận thức hoặc, ít nhất, không có khả năngnhận thức về hành vi của mình, và do đó không thể bày tỏ ý chí mộtcách hữu hiệu về việc cho phép hay không cho phép người được uỷquyền giao kết những hợp đồng như thế Riêng đối với trường hợp đạidiện theo ủy quyền, điều cấm hẳn chỉ mang tính chất của một quy tắc bổkhuyết[17]: người được ủy quyền vẫn có thể đồng thời là người giao kết,nếu người ủy quyền chấp nhận việc đó
- Hai là, người đại diện cho một người không thể giao kết hợp đồng vớimột người khác mà mình cũng là người đại diện cho người đó ví dụ: Ađại diện cho B để giao kết hợp đồng bán nhà của B, đồng thời cũng làngười giám hộ của C; vậy A không thể đại diện cho B giao kết hợp đồngbán nhà mà trong đó, C là người mua nhà Cần nhấn mạnh rằng điềucấm này chỉ được áp dụng trong trường hợp hợp đồng được giao kếtnằm trong thẩm quyền đại diện cho cả hai bên kết ước Ví dụ: A được B
ủy quyền để bán nhà của B và được C ủy quyền để bán nhà của C; vậy,nếu C mua nhà của B, thì A vẫn có quyền đại diện cho B để giao kết hợpđồng với C
2 Hiệu lực của việc đại diện
Đại diện hoàn hảo Gọi là hoàn hảo, việc đại diện được xác lập phù hợp
với các quy định của pháp luật và người đại diện hành động trong khuônkhổ thẩm quyền đại diện của mình Khi đó, chính người được đại diện,chứ không phải người được đại diện, mới được coi là người xác lập giao
Trang 33dịch và chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch
đó Bởi vậy,
- Khi cần đánh giá năng lực của người giao dịch trong trường hợp đạidiện theo uỷ quyền, người ta nhắm vào người được đại diện chứ khôngphải người đại diện;
- Chỉ có người được đại diện là người thực sự có quyền và có nghĩa vụ;người đại diện không phải chịu trách nhiệm gì và cũng không có quyền
gì đối với người đối tác
Vượt quá quyền hạn Khi người đại diện vượt quá quyền hạn của mình,
thì giao dịch được xác lập do vượt quá quyền hạn sẽ không ràng buộcngười được đại diện Tuy nhiên, khác với luật của Pháp, luật Việt Namkhông nói rằng giao dịch có thể bị tuyên bố vô hiệu trong trường hợpnày Theo BLDS Điều 155, người đã giao dịch với người đại diện màvượt quá thẩm quyền đại diện có quyền đơn phương đình chỉ thực hiệnhoặc huỷ bỏ giao dịch đối với phần thực hiện vượt quá thẩm quyền; nếungười này không sử dụng quyền ấy, thì người đại diện vượt quá thẩmquyền phải chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giaodịch với mình về phần giao dịch vượt quá thẩm quyền
II - Ðối tượng của hợp đồng
Khái niệm Ðối tượng của hợp đồng là nội dung của nghĩa vụ phát sinh
từ hợp đồng hay, đúng hơn, là sự đáp ứng của người giao kết đối vớingười cùng giao kết trong khuôn khổ thực hiện hợp đồng Sự đáp ứngnày, ta đã biết, thuộc một trong hai dạng: chuyển giao một quyền hoặclàm hay không làm một việc Với định nghĩa ấy, ta không phân biệt giữađối tượng của hợp đồng và đối tượng của nghĩa vụ phát sinh từ hợpđồng: đối tượng của hợp đồng hay nghĩa vụ, suy cho cùng, đều quy vềmột tài sản (đúng hơn là một quyền đối với một vật có giá trị tài sản)hoặc một công việc phải làm hoặc không được làm
1 Chuyển giao một quyền
Trang 34Ðối tượng của quyền có thể là một vật hữu hình (nhà, xe, ) hoặc mộtvật vô hình (quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, ) hoặc một sốtiền.
a Vật
Dù hữu hình hay vô hình, vật phải tồn tại, định giá được bằng tiền, lưuthông được, xác định được (BLDS Ðiều 287)
Vật phải tồn tại Nghĩa là không phải là vật tưởng tượng Vật không
nhất thiết phải tồn tại ở thời điểm giao kết hợp đồng: việc giao kết hợpđồng có thể được thực hiện đối với những vật sẽ tồn tại trong tương lai,miễn là có hành vi có ý thức của con người, được xác nhận ở thời điểmgiao kết hợp đồng, nhằm chuẩn bị cho sự ra đời của vật Ví dụ: hợpđồng chế biến sản phẩm theo đơn đặt hàng, hợp đồng sáng tác, hợp đồngmua bán mùa màng chưa thu hoạch,
Vật phải lưu thông được Có những vật bị cấm lưu thông một cách
tuyệt đối trong luật Việt Nam: đất đai, tài sản công, con người; có nhữngvật chỉ được lưu thông trong những trường hợp được luật dự liệu: muabán chất ma túy như dược liệu giữa các cơ sở có thẩm quyền về y dược;
… Có những vật định giá được bằng tiền nhưng lại gắn liền với nhânthân của một người và do đó, không thể được chuyển nhượng cho ngườikhác: quyền được cấp dưỡng, quyền được bồi thường thiệt hại về tínhmạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm bị xâm hại
Vật phải được xác định Không thể nói “mua bán một tài sản nào đó”
hoặc “mua bán một quyền nào đó” Nếu là vật đặc định hoặc quyền vôhình, vật hoặc quyền phải được mô tả như thế nào để phân biệt được vớivật hoặc quyền khác Nếu là vật cùng loại, thì vật phải được xác định vềchủng loại và về số lượng Ví dụ: bán 2000 tấn gạo Nàng Hương loại I;tivi hiệu X đời Y
Tuy nhiên, vật không nhất thiết được xác định rõ ở thời điểm giao kếthợp đồng Các bên có thể thoả thuận như thế nào để vật xác định được ở
Trang 35thời điểm thực hiện nghĩa vụ Ví dụ, bán tất cả trái chín vào ngày X tạivườn Y
Vật phải thuộc về người chuyển giao Thực ra, vật cũng có thể không
thuộc về người chuyển giao ở thời điểm giao kết hợp đồng: khi đó, hợpđồng mang tính chất của một lời hứa Ví dụ: A cam kết bán cho B 20 tấngạo loại I; ở thời điểm giao kết hợp đồng, A không có một hạt gạo nàotrong tay; nhưng A có thể mua số gạo đó và bán lại cho B trong thời hạnthực hiện hợp đồng Nhưng, chắc chắn một người không thể chuyển giaomột quyền đối với một tài sản đặc định trong khi quyền đó đang thuộc
về một người khác và người có quyền không hề có ý định chuyển giaoquyền này cho người cam kết chuyển giao mà không có quyền Ví dụ: Acam kết bán cho B căn nhà của C; ở thời điểm giao kết hợp đồng nhàthuộc quyền sở hữu của C và C không có ý định bán; hợp đồng mua bángiữa A và B vô hiệu
Nói rõ hơn, những lời hứa chuyển giao quyền đối với một vật đặc địnhchỉ có giá trị ràng buộc khi đó là những lời hứa có cơ sở để thực hiện.Các tiêu chí của việc xác định thế nào là “có cơ sở để thực hiện” vẫnđang được định hình trong thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam: mộtngười có thể hứa bán một căn nhà chưa thuộc quyền sở hữu của mìnhtrong điều kiện chính mình đã giao kết xong hợp đồng mua bán căn nhà
đó tại cơ quan công chứng và đang xúc tiến thủ tục chuyển quyền sởhữu; nhưng khó có thể nói rằng một người có thể bị ràng buộc vào nghĩa
vụ hứa bán một căn nhà trong khi chính người này chỉ đang trong quátrình thương lượng với chủ sở hữu để đi tới việc giao kết hợp đồng muabán
a Số tiền
Khái niệm Số tiền, được ấn định như là đối tượng của nghĩa vụ trả tiền,
còn được gọi, trong ngôn ngữ thông dụng, là giá trị của hợp đồng Tuỳtheo tính chất của hợp đồng, số tiền ấy còn được đặt tên riêng: giá bántrong hợp đồng mua bán; giá thuê trong hợp đồng thuê tài sản; nợ vay
Trang 36trong hợp đồng cho vay; tiền công trong hợp đồng dịch vụ; tiền lương
trong hợp đồng lao động;…
Ấn định số tiền Giá trị của hợp đồng phải được xác định hoặc xác định
được Giá trị đó có thể được thể hiện bằng một con số được ghi nhận vàothời điểm giao kết hợp đồng, nhưng cũng có thể chỉ bằng các tham số ởthời điểm giao kết hợp đồng và chỉ được xác định rõ ràng bằng các con
số ở thời điểm thực hiện nghĩa vụ Trong trường hợp giá trị của hợpđồng chỉ được thể hiện bằng các tham số, thì: 1 các tham số này phải rõràng, đầy đủ, áp dụng được để tính ra giá trị của hợp đồng mà không cần
có thêm thoả thuận nào khác giữa các bên; 2 các tham số phải kháchquan, nghĩa là không chịu sự tác động của bên này hay bên kia trong quátrình hình thành[18] Không có đủ hai điều kiện đó, tham số không đượccoi là hợp lệ
Một cách ngoại lệ, các hợp đồng dịch vụ có thể được giao kết một cáchhữu hiệu dù tiền công dịch vụ không được ấn định ở thời điểm giao kếthợp đồng: theo BLDS Điều 527 khoản 1, nếu không thoả thuận về mứctiền công, thì mức tiền công là mức trung bình đối với công việc cùngloại tại thời điểm và địa điểm hoàn thành công việc
2 Làm hoặc không làm một việc
Khái niệm Công việc phải làm hoặc việc không làm một việc phải là
điều có thể thực hiện được mà pháp luật không cấm và không trái vớiđạo đức xã hội Loại nghĩa vụ này có mối liên hệ với nhân thân củangườI có nghĩa vụ; bởi vậy, như ta sẽ thấy, việc thực hiện nghĩa vụ loạinày trên nguyên tắc không thể đạt được bằng cách cưỡng chế và thôngthường, nghĩa vụ chấm dứt một khi ngườI có nghĩa vụ chết hoặc ở trongtình trạng không thể thực hiện nghĩa vụ
Tính có thể thực hiện được của nghĩa vụ Nghĩa vụ không thể thực
hiện được là nghĩa vụ không có giá trị Song thế nào là nghĩa vụ khôngthể thực hiện được là vấn đề còn phải bàn trong luật Việt Nam Chắcchắn nghĩa vụ không thể được thực hiện đối với bất kỳ người nào là
Trang 37nghĩa vụ không có giá trị Nhưng có nghĩa vụ không thể thực hiện đượcđối với một người mà có thể được thực hiện với một người khác: mộtngười giao kết việc vận chuyển một số hàng trong khi không có phươngtiện vận tải trong tay; một người giao kết việc thực hiện một dịch vụtrong khi không có khả năng thực hiện dịch vụ đó Trong luật thực địnhViệt Nam, loại nghĩa vụ thứ hai này hình như vẫn có thể được xác lậpmột cách có giá trị: người cam kết sẽ phải trả chi phí và bồi thường thiệthại, theo yêu cầu của người có quyền, một khi người này tự mình thựchiện hoặc nhờ người khác thực hiện công việc đó.
Tính hợp pháp của nghĩa vụ Việc làm, đối tượng của nghĩa vụ, phải
hợp pháp, đặc biệt là không được trái với điều cấm của pháp luật hoặcđạo đức xã hội Không thể coi là hợp pháp hợp đồng thuê giết người,đánh người Nói chung, nghĩa vụ làm một việc hoặc không được làmmột việc phải là một cam kết thực hiện một hành vi phù hợp với phápluật, với đạo đức và phải không có tác dụng tước đi một hay nhiều quyền
tự do cơ bản của con người trong xã hội có tổ chức Không thể coi làhợp pháp, nghĩa vụ kết hôn hoặc nghĩa vụ không kết hôn; nghĩa vụ
3 Chế tài
Đối tượng không hợp pháp Khái niệm đối tượng không hợp pháp chỉ
được xây dựng cho các trường hợp đối tượng của nghĩa vụ là một vậthoặc làm hay không làm một việc[19] Trong khung cảnh của luật thựcđịnh Việt Nam, có vẻ như hợp đồng có đối tượng không hợp pháp phải
bị tuyên bố vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, áp dụng BLDSĐiều 137 Và nếu vậy, thì, một là, bất kỳ người nào cũng có quyền yêucầu tuyên bồ vô hiệu đối với hợp đồng có đối tượng không hợp pháp; hai
là, quyền kiện yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu không mất đi theothời hiệu (BLDS Điều 145 khoản 2)
Không có đối tượng Hợp đồng gọi là không có đối tượng một khi đối
tượng không hề tồn tại Cũng được đồng hoá với hợp đồng mà đối tượngkhông hề tồn tại, các hợp đồng có đối tượng không được xác định hoặc
Trang 38không thể xác định được Ví dụ, bán một căn nhà theo giá thoả thuậnsau; cho thuê một căn nhà nào đó sẽ mua trong tương lai;…
Hợp đồng không có đối tượng là hợp đồng không tồn tại và do đó khôngcần được tuyên bố vô hiệu Đơn giản, không ai có trách nhiệm thực hiệnhợp đồng đó; trong trường hợp một bên thực hiện nghĩa vụ theo hợpđồng đó, thì bên thụ hưởng việc thực hiện nghĩa vụ đó ở trong tình trạngđược lợi không có căn cứ pháp luật
III Sự trung thực trong giao kết
Hợp đồng giả tạo Hợp đồng giả tạo là sự thỏa thuận của các bên giao
kết về việc che giấu ý chí thực của các bên bằng một hợp đồng đượcgiao kết nhưng không được thực hiện Có ba loại hợp đồng giả tạo:
- Hợp đồng khống: đơn giản, là hợp đồng không bao giờ được thực hiện,không phải để che giấu một hợp đồng khác, mà nhằm phục vụ cho một ý
đồ không được bộc lộ của các bên giao kết Ví dụ: để đối phó với yêucầu kê biên của các chủ nợ, một người mắc nợ bán phần lớn tài sản củamình cho một người bạn và người mua không trả tiền cũng không baogiờ tự coi mình là chủ sở hữu các tài sản ấy
- Hợp đồng che giấu: là hợp đồng được giao kết nhằm che giấu một hợpđồng khác cũng được giao kết cùng một lúc Ví dụ: giao kết việc muabán để che giấu việc tặng cho; người mua vẫn nhận tài sản, nhưng khôngtrả tiền mua hoặc chỉ trả một số tiền tượng trưng hoàn toàn không tươngxứng với giá trị của tài sản mua
- Hợp đồng giấu mặt: là loại hợp đồng được giao kết thông qua vai tròcủa người khác Ví dụ: một công chức cao cấp mua một doanh nghiệp tưnhân, nhưng người giao kết hợp đồng với tư cách người mua là anh ruộtcủa công chức đó; người mua chỉ là một con rối, bởi việc mua bán dongười bán và công chức đó thảo luận và quyết định
Ðộng cơ giao kết hợp đồng giả tạo có thể hợp pháp (như trong trườnghợp tặng cho được che giấu thành mua bán để tránh kích động lòng ganh
Trang 39tị giữa những người thân thuộc), có thể không hợp pháp (như trongtrường hợp giao kết hợp đồng mua bán chỉ để tẩu tán tài sản).
Giá trị của hợp đồng giả tạo Theo Ðiều 138 BLDS, khi các bên xác
lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác,thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có giá trị, trừtrường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của BLDS; nếu giaodịch được xác lập không nhằm mục đích làm phát sinh quyền và nghĩa
vụ của các bên, thì giao dịch đó cũng bị coi là vô hiệu Một cách tổngquát, hợp đồng giả tạo không có giá trị trong luật Việt Nam, bất kể động
cơ giả tạo là hợp pháp hay không hợp pháp
Phân tiết III Hình thức của hợp đồng
Nguyên tắc ưng thuận Hình thức giao kết hợp đồng là sự bộc lộ ý chí
của các bên giao kết được ghi nhận theo một cách nào đó Trên nguyêntắc, các bên được tự do lựa chọn cách bộc lộ ý chí của mình TheoBLDS Điều 400 khoản 1, hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lờinói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quyđịnh đối với loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thứcnhất định
Ta nói rằng hợp đồng trong luật Việt Nam được giao kết theo nguyên tắcưng thuận như trong luật của Pháp Nguyên tắc này chấp nhận một sốngoại lệ Các ngoại lệ có thể được xếp thành hai nhóm: Nhóm thứ nhấtgồm một số quy định đặc biệt về hình thức; nhóm thứ hai gồm các quyđịnh đặc biệt về thủ tục
Trang 40hợp luật chỉ đòi hỏi việc giao kết hợp đồng phải được ghi nhận bằng vănbản chứ không nhất thiết được chứng nhận, chứng thực, như hợp đồng
uỷ quyền
Điều quan trọng để tính trọng thức trở thành một điều kiện về hình thứccủa một hợp đồng là phải có một điều luật quy định rành mạch về việcloại bỏ nguyên tắc ưng thuận và áp đặt tính trọng thức đối với việc giaokết hợp đồng đó Một số điều luật trong BLDS nói rằng hợp đồng (nàođó) phải được lập thành văn bản nếu các bên có thoả thuận hoặc phápluật có quy định Thực ra, nếu pháp luật không quy định, thì việc cácbên có thoả thuận lập hợp đồng bằng văn bản không có tác dụng áp đặtmột điều kiện để cho hợp đồng có giá trị: nếu cuối cùng các bên lại lậphợp đồng theo một hình thức khác, thì có nghĩa rằng họ đã có thoả thuậnkhác
Hợp đồng thực tại Một số hợp đồng, như đã biết, được giao kết bằng
cách chuyển giao vật mà các bên quan tâm Việc chuyển giao đó cũngđược coi như một điều kiện về hình thức của hợp đồng: không có hìnhthức đó, sự thoả thuận đơn thuần giữa hai bên không có hiệu lực ràngbuộc Ví dụ điển hình của loại hợp đồng thực tại là hợp đồng cho mượntài sản: nếu chỉ có thoả thuận về việc cho mượn mà không có việcchuyển giao tài sản từ người cho mượn sang người mượn, thì hợp đồngchưa hình thành
II Một số quy định đặc biệt về thủ tục
Đăng ký Đối với một số tài sản có giá trị cao, Nhà nước tổ chức hệ
thống đăng ký để đặt cơ sở cho việc xác định lại lịch của người cóquyền, đặc biệt là quyền sở hữu Ví dụ điển hình là các hệ thống đăng kýđịa chính, tàu biển, máy bay, quyền sở hữu công nghiệp, xe ô tô, xemáy,… Các hợp đồng có tác dụng chuyển các quyền đối vật có đốitượng là các tài sản loại này phải được đăng ký và việc chuyển quyền,theo luật Việt Nam hiện hành, được hoàn thành vào thờI điểm hoànthành thủ tục đăng ký đó