Những biến đổi liên quan đến yếu tố di truyền Ở vi khuẩn có thể có những thay đổi tính trạng gây ra bởi sự thay đổi sâu sắc đến các tín hiệu di truyền trong nhân tế bào.. HIỆN TƯỢNG Đ
Trang 1Chương 9 DI TRUYỀN VI SINH
VẬT
sinh vật
truyền của vi sinh vật:
di truyền của vi sinh vật
Trang 2 Sự biến đổi (variation) không liên quan đến di truyền của VSV
Là sự thay đổi tạm thời những đặc tính
( hình thái hay tính chất sinh lý) của vi sinh vật Sự biến đổi này không có tính di truyền nhưng
thể quay lại các tính chất ban đầu nếu đặt
trở lại điều kiện sống bình thường
Biến đổi này hoàn toàn không do thay đổi cấu trúc di truyền của tế bào Ta còn gọi là biến đổi tượng hình (biến đổi phenotyphe)
Trang 3Sự biến đổi này có liên quan đến các giai đoạn tăng trưỡng của vi sinh vật hay liên quan đến sự nuôi dưỡng vi sinh
vật trong những điều kiện vật lý, hóa
học khác nhau khác nhau
Ví dụ:
* Biến đổi hình thái có liên quan
đến giai đoạn tăng trưỡng: Cuối giai đoạn tiềm ẩn (lag phase) vi khuẩn thường có
kích thước to khác thường Giai đoạn logarit
vi khuẩn cóhình dạng và kích thước bình
thường Giai đoạn suy tàn : vi khuẩn có
hình dạng và kích thước thay đổi.
*Biến đổi đặc tính sinh lý do điều kiện nuôi cấy : Nấm men nuôi trong điều kiện yếm khí thì chúng sẽ lên men chất hữu cơ, nhưng nuôi trong điều kiện có
không khí thì sự lên men dừng lại, thay
vào đó chúng sẽ hô hấp hiếu khí.
Trang 4 Những biến đổi liên quan đến yếu tố di truyền
Ở vi khuẩn có thể có những thay đổi tính trạng gây ra bởi sự thay đổi sâu sắc đến các tín hiệu di truyền trong nhân tế bào Những biến đổi di hình ( biến đổi
genotyphe) thường ổn định và có thể di truyền cho thế hệ sau Nguyên nhân của các biến đổi các tín hiệu di truyền ở vi khuẩn là do :
-Hiện tượng đột biến ( Mutants) -Hiện tượng tái tổ hợp gen ở vi
khuẩn (recombinants)
Trang 5HIỆN TƯỢNG ĐỘT BIẾN (MUTANTS)
Đột biến là những thay đổi có tính nhảy vọt các tính trạng của vi sinh vật có liên quan đến sự biến đổi sai lệch một
cách ngẫu nhiên hoặc cảm ứng phân tử acid nucleic của ADN Đột biến chính là sự biến đổi đột ngột của gen
Tính chất của đột biến là không
thể định hướng được , có tính di
truyền và không liên tục Có nghĩa
là một khi vi sinh vật đã đột biến, chúng sẽ không thể có lại được những đặc tính ban đầu , trừ phi có sự biến chủng ngược ( sự hồi biến)
Trang 62 Phân loại đột biến:
Dựa vào tác nhân gây đột biến: có hai loại:
- Đột biến ngẫu nhiên ( tự phát):
xãy ra một cách tự nhiên, không cần có sự can thiệp của con người Loại
đột biến này có tần số rất thấp 4- 10-9) Đột biến ngẫu nhiên có thể không có nguyên nhân , hay có thể
(10-có những nguyên nhân mà con người không kiểm soát được ( các yếu tố
môi trường như tia UV, các tia phóng
xạ )
do con người chủ động làm gia tăng
tần số đột biến bằng cách dùng
những tác nhân gây đột biến mhư:
sử dụng tia U.V, tia X,hạt notron, các hợp chất hóa học ( acid vô cơ, kiềm , muối amon , H2O2,, acid hữu cơ,thuốc nhuộm màu, formaldehid, phenol , dietyl sulphat , acridin, iod )
Trang 7 Dựa vào kiểu biến đổi cấu trúc
gen: có 2 dạng đột biến
- Đột biến điểm ( đột biến gen)
là đột biến gây bởi sự thay thế
điểm có thể phục hồi được
dòng ban đầu nhờ hiện tượng tái
-Đột biến đoạn: là đột biến gây
ra do gãy cầu nối hóa học giữa
gốc đường và phosphat trong phân tử ADN Hậu quả là ADN có thể
có biểu hiện thay đổi lớn , không phục hồi được dòng ban đầu tổ
hợp.
Trang 8 Nguyên nhân phát sinh đột biến
Cơ chế chung của quá trình phát sinh đột biến là các tác nhân gây đột biến tác dụng lên cấu trúc gen và làm
xảy ra những sai sót trong quá trình sao lại của
ADN Trên mạch ADN, có những điễm dễ bị các tác nhân đột biến tác động hơn những điểm khác, điểm đó được gọi là điểm nóng.
3.1.Một số hóa chất có thể là các tác nhân làm phát sinh đột biến
Ví dụ1 : chất 5.Bromuracin (Bu) là chất đồng đẳng với Thimin, có cấu tạo gần giống nên có thể thay thế Thimin trong cặp
A -T để tạo thành cặp A-Bu Bản thân sự thay thế A-T thành A-Bu không xảy ra đột biến Sự đột biến xảy ra khi quá
trỉnh sao chép tiếp sau, khi đó xảy ra việc ghép đôi giữa Bu-G Sau quá trình sao chép tiếp , sẽ tạo thành 2 cặp G-C
và và A-Bu Như vậy sau quá trỉnh sao chép cặp A-T sẽ được thay thế bởi cặp G-C Lúc đó đột biến xảy ra.
(Do sự ghép đôi nhầm lẫn giữa T và Bu, mà qua 4 lần phân
Trang 10 4 Chọn lọc đột biến:
Là tách tế bào đột biến ra khỏi quần thể Cóù thể để tự nhiên, vi khuẩn bị đột biến được tách ra khỏi quẩn thể
bình thường của chúng Tuy nhiên hiện tượng này khó xảy ra, vì tần số đột
biến quá thấp , nên sau thời gian , vi
khuẩn đột biến bị che lấp trong quẩn
thể Tế bào đột biến chỉ bộc lộ khi tốc độ phân chia của nó cao hơn gắp nhiều lần vi khuẩn không bị đột biến.
Để chọn lọc đột biến người ta thường dùng môi trường nuôi cấy có chất ức chế các vi khuẩn không bị đột biến , chỉ cho vi khuẩn đột biến mọc được
Thí dụ: dùng môi trường có kháng sinh streptomycin để chọn lọc vi khuẩn đột
biến kháng streptomycin
Trang 11 5 Sự thích nghi:
Ở vi sinh vật thường xảy ra hiện tượng biến đổi
hình thái hay kiểu trao đổi chất để thích nghi với
môi trường mới Hiện tượng này có thể được con người áp dụng để huấn luyện vi sinh vật thích nghi với môi trường mới bằng cách nâng dần mức độ biến đổi của mội trường Hiện tượng này còn được gọi là sự thích ứng.
Ví dụ: nuôi một loại vi khuẩn trong môi trường có kháng sinh mà chúng rất nhạy cảm Sau nhiều lần nuôi cấy, dần dần sẽ có một chủng vi khuẩn
sống được trong môi trường có kháng sinh trên Như vậy đã có hiện tượng vi khuản thích nghi với môi
trường có chứa kháng sinh ( hiện tượng lờn thuốc hay kháng thuốc kháng sinh ở vi khuẩn).
trên cũng là do đột biến Có nghĩa là trong quần thể ban đầu ( trước khi vi khuẩn tiếp xúc với kháng sinh) đã có một vài tế bào có đột biến gen và có khả năng đề kháng được kháng sinh Khi quần thể vi sinh vật tiếp xúc với kháng sinh trong môi
trường , thì các tế bào đột biến đề kháng với
kháng sinh sẽ có ưu thế phát triển mạnh , và dần dần chiếm ưu thế trong quần thể, và cuối cùng
dạng mới này (dạng đề kháng kháng sinh ) có thể thay thế toàn bộ dạng ban đầu ( nhạy cảm với
kháng sinh).
Trang 12Ưùng dụng của đột biến vi sinh vật:
* Dùng ethylenin và bức xạ tử ngoại để gây đột biến các
chủng nấm sản xuất kháng sinh penicillin với năng suất tăng cao
hơn gắp trăm lần chủng bình
thường
* Tạo đột biến về sinh hóa ,
làm ngăn trở sự chuyển hóa
a.asparagin thành homoserin , nhờ
đó toàn bộ a.asparagin được dùng trong sinh tổng hợp lisin Làm tăng năng suất lisin lên gắp 300 lần
chủng ban đầu.
Trang 13SỰ TÁI TỔ HỢP GEN Ở VI KHUẨN (RECOMBINANTS)
đường truyền thông tin di truyền ở vi
khuẩn , đó là :
* Tải nạp
* Tiếp hợp
truyền từ thể cho sang thể nhận , ở đây có hiện tượng tái tổ hợp (recombinants)
giữa hệ gen cùa tế bào thể cho và hệ gen của tế bào thể nhận.
Trang 141 Hiện tượng biến nạp ( transformation):
Định nghiã :
Biến nạp là sự biến đổi tính trạng của vi khuẩn dưới ảnh hưỡng của sự xâm nhập một đoạn ADN lạ từ môi
trường bên ngoài Đoạn ADN lạ này
được phóng thích từ một tế bào vi
khuẩn khác ( vi khuẩn cho ADN)
Ở đây sự biến nạp không cần
tiếp xúc giữa hai tế bào Cơ chế nầy rất nhạy với enzim ADNase
(desoxyribonuclease) vì enzime này có
thể thuỷ phân các phân tử AND hoà tan
Hiện tượng biến nạp được biết lần đầu từ thí nghiệm của Griffith thực hiện trên chuột với phế cầu khuẩn
Pneumococcus
Trang 15* Thí nhiệm của Griffith
Thí nghiệm được tiến hành như sau
- Tiêm Pneumococcus S1 cho chuột: chuột chết.
- Tiêm Pneumococcus R2 cho chuột : chuột không chết.
- Tiêm Pneumococcus S1 đã bị giết chết bởi nhiệt : chuột không chết.
- Trộn S1 đã chết với R2 còn sống, rồi tiêm vào
chuột, chuột chết
Từ con chuột bị chết này người ta phân lập được
vi khuẩn S1 còn sống Vậy vi khuẩn R2 đã lấy một vật liệu nào đó của S1 đã chết để biến thành S1 sống , và gây chết cho chuột
Chất liệu đó là gì? Mãi tới năm 1943 mới được giải đáp bằng thí nghiệm của Avery.
Trang 16Thí nghieäm Griffith
Trang 17Cơ chế hiện tượng biến nạp:
Tế bào vi khuẩn có thể cho ADN xâm nhập vào tế bào được là do trong một giai đoạn tăng trưởng nào đó của tế bào, trên bề mặt của tế bào có hiện
diện những điểm tiếp nhận đặc biệt gọi là nhân tố dung nạp (competent factor) Nhân tố này có khả năng tiếp nhận đọan ngắn ADN từ môi trường bên ngoài
để đưa vào bên trong tế bào vi khuẩn , nhờ đó xảy ra tái tổ hợp.
Muốn thực hiện sự biến nạp cần phải có 2 điều kiện:
-Phải có trong môi trường các đoạn AND
- Khả năng dung nạp ADN của vi khuẩn nhận.
Không phải tất cả các vi khuẩn đều nhận ADN vào như nhau, mà cần phải sử dụng một số chất để tạo lổ trên vách tế bào, giúp sự xâm nhập dễ dàng của AND như: CaCl2 50 mM, LiCl ,
Quá trình biến nạp gồm 5 giai đoạn:
1 Sự tiếp xúc của đoạn AND lạ với tế bào nhận.
2 Sự xâm nhập của AND vào tế bào nhận.
3 Sự liên kết của AND lạvới đoạn tương đồng của
nhiễm sắc thể tế bào nhận.
4 Sự đồng hóa phân tử ADN lạ vào AND của tế bào nhận nhờ tái tổ hợp.
5 Sự nhân lên của nhiễm sắc thể có ADN biến nạp
Trang 18 Quá trình biến nạp gồm 5 giai đoạn:
bào nhận.
nhận.
đồng của nhiễm sắc thể tế bào nhận.
của tế bào nhận nhờ tái tổ hợp.
ADN biến nạp
Trang 192 Hiện tượng tải nạp ( Transduction):
Đó là sự truyền chất liệu di
truyền từ tế bào vi khuẩn cho sang tế bào vi khuẩn nhận qua trung gian của thực khuẩn thể (bacteriophage_ phage).
Trong trường hợp này phage đóng
vai trò là một phage tải nạp Phage
tải nạp là một phage ôn hòa chỉ
chiếm một phần nhỏ (10-5- 10-8) trong quần thể.
Hiện tượng tải nạp đã được Zinder
và Lederberg phát hiện năm 1952 trong
Trang 21* Cơ chế tải nạp :
Tải nạp là quá trình truyền những
đoạn ADN từ vi khuẩn cho sang vi khuẩn
nhận nhờ một prophage:
- Prophage xâm nhập vào hệ gen của
vi khuẩn thứ 1 ( vi khuẩn cho ADN)
-Sau đó xảy ra sự tách bất bình thường
ra khỏi hệ gen của vi khuẩn, chúng mang theo một phần hệ gen của tế bào chủ,
sinh sản nhanh chóng và phá vở tế bào chủ ra ngoài và trở thành nhân tố tải
nạp
-Nhân tố tải nạp này sẽ mang ADN
của vi khuẩn thứ 1 truyền cho một vi
khuẩn thứ 2 , vi khuẩn nhận ADN.
- Tiếp theo là hiện tượng tái tổ hợp để gắn đoạn ADN tải nạp của thực khuẩn thể
Trang 22 *Tải nạp chung:
L à trường hợp virus tải một
khuẩn cho vào tế bào vi khuẩn nhận và sau đó thực hiện sự tái tổ hợp để gắn ADN này vào bộ gen của vi khuẩn nhận.
Trang 26 *Tải nạp đặc hiệu (chuyên biệt):
V iệc tải nạp chỉ thực hiện đối
với những gen nhất định Thí dụ:
đối với các prophage khi xáp nhập
vào một vi trí nhất định trên AND
của vi khuẩn (vị trí giữa gen A và Z)
Khi prophage tách ra khỏi hệ gen
của vi khuẩn, nó sẽ để lại một đoạn gen của mình, và mang theo một
đoạn gen A hay Z của NST của vi khuẩn (gen nằm sát ngay vị trí mà prophage đã gắn vào).
Trang 30Hiện tượng tiếp hợp ở vi khuẩn :
Định nghiã:
Tiếp hợp ( conjugation) là hiện
tượng truyền vật liệu di truyền
ADN theo một chiều từ vi khuẩn
cho ( vi khuẩn đực) đến một vi
khuẩn nhận (vi khuẩn cái) bằng
sự tiếp xúc trực tiếp giữa hai vi
khuẩn , để tạo ra một nòi lai mang
đặc tính của vi khuẩn nhận và
một phần đặc tính của vi khuẩ
cho.
Sự tiếp hợp giữa hai vi khuẩn
(tế bào đơn bội) dẫn tới sự hình
thành một hợp tử (merozyzot)
chứa hệ gen của vi khuẩn nhận
và một đoạn gen của vi khuẩn
cho Hai thành phần này kết hợp
lại ngay thành một nhiễm sắc thể
duy nhất ( thể tái tổ hợp –
recombinants)
Trang 31Thí nghiệm Lederberg và
Tatum (1946):
Thí nghiệm được thực hiện trên hai thể đột biến
dị dưỡng của E.coli K12 để chứng minh có hiện
tượng lai ở vi khuẩn:
-Vi khuẩn I mang kí hiệu B+ M+ L- T- B1- là thể
đột biến khuyết dưỡng đòi hỏi trong môi trường
phải có lisin , threonin, vitamin B1, không đòi hỏi biotin và methionin Nòi này nếu cấy trong môi trường tối thiểu thì không mọc được
-Vi khuẩn II mang kí hiệu B -M- L +T +B 1+ là thể đột biến khuyết dưỡng đòi hỏi môi trường phải
có biotin và methionin , nhưng không cần cung cấp
lisin , threonin vitamin B1 Nòi này cấy trên môi
trường tối thiếu cũng không mọc được
Trộn hai nòi vi khuẩn lại, và nuôi chung trong
môi trường dinh dưỡng đầy đủ ( nghĩa là có đủ 5 nhân tố tăng trưỡng ) trong 24 giờ Sau đó cấy trên môi trường tối thiểu Nhận thấy xuất hiện các
khuẩn lạc
Những tế bào mọc được trên môi trường tối
thiểu tất nhiên phải kết hợp được các tính chất
của cả hai cha và mẹ mang kí hiệu B+ M+ L+ T+ B1+, nghĩa là có khả năng tổng hợp cả 5 nhân tố.
Trang 36*Yếu tố giới
thước trung bình dài bằng 2% chiều dài của nhiễm sắc
thể của vi khuẩn Yếu tố F mang các gen mã hóa cho đặc tính “ đực” của tế bào F +,bao gồm khả năng tạo cầu
tiếp hợp giữa tế bào cho với tế bào nhận , cũng như
khả năng tạo pili sinh dục và các lực kích động đứng đằng sau sự truyền gen
Yếu tố F có thể tồn tại trong tế bào dưới hai
trạng thái khác nhau :
-Hoặc ở trạng thái độc lập trong tế bào chất của vi
khuẩn, nó có khả năng nhân lên một cách độc lập.
-Hoặc ghép vào nhiễm sắc thể của vi khuẩn như một
prophage và chỉ được nhân lên đồng thời với nhiễm sắc thể của vi khuẩn Lúc đó yếu tố F được gọi là episom, và
vi khuẩn được gọi là tế bào Hfr
Yếu tố F có thể được truyền từ tế bào này sang tế bào khác Các vi khuẩn không mang yếu tố F là các
vi khuẩn cái, chỉ có khả năng nhận ADN, còn các vi
khuẩn mang yếu tố F là các vi khuẩn đực có khả năng cho ADN.
Trong quá trình tiếp hợp, yếu tố F có khả năng tự tái tạo trong các tế bào F+, nghĩa là sau khi truyền yếu tố F qua tế bào nhận F- , trong tế bào F+ vẫn còn tồn tại yếu tố F.
Trang 37 Các loại vi khuẩn đực mang yếu
tố F
1. Vi khuẩn F+ : có yếu tố giới tính F nằm tự do trong tế bào chất và chúng được sao chép một cách độc lập Khi lai F+ x F- , yếu tố F được truyền cho tế bào nhận F- và biến các tế bào F- thành tế báo F+ Tế bào F+ sau khi truyền yếu tố F cho tế bào
F- ,vẫn còn là tế bào F+ Hiện tượng tiếp hợp này xảy ra ở tần số thấp.
F+ x F- 2F+
2.Vi khuẩn Hfr (High frequency recombinant) là
vi khuẩn có tần số tái tổ hợp cao, có yếu tố giới tính F được gắn vào nhiễm sắc thể (AND vòng) của vi khuẩn tại một vi trí nhất
định Do nhiễm sắc thể rất mỏng manh, dễ bị đứt trong quá trình
di chuyển ( quá trình này cần từ 100 đến 120 phút cho một sự
truyền dẫn hoàn toàn), cho nên sự tiếp hợp rất ít khi được diển ra hoàn tất Kết quả là nhiễm sắc thể chỉ được truyền đi một
phần, và yếu tố F thường không được di chuyển sang vi khuẩn F-,
tế bào F- không biến thành F+ Hiện tượng tiếp hợp này xảy ra với tần số cao.
Hfr x Hfr và
F- 3 Vi khuẩn F’: trong vi khuẩn Hfr, yếu tố F có thể tách ra khỏi hệ gen của nhiễm sắc thể và trở thành vi khuẩn F+ Trường hợp trong khi tách, yếu tố F lại mang theo cả một đoạn ADN của
nhiễm sắc thể tại vi trí nó gắn vào, khi đó nó được gọi là yếu tố F’ và vi khuẩn có yếu tố F’ gọi là vi khuẩn F’.Khi lai F’x F-, vi khuẩn F’ có khả năng vừa truyền được một phần ADN của nhiễm sắc thể , vừa truyền được yếu tố giới tính F cho vi khuẩn F- và biến vi
khuẩn F- thành F’ Hiện tượng này giống như hiện tượng tải nạp do virus nên còn được gọi là hiện tượng giới nạp
F’ x F- 2F’
Trang 40*Cơ chế quá trình
tiếp hợp
Việc truyền yếu tố F từ một vi khuẩn F+ sang một vi
khuẩn F- đòi hỏi một sự tiếp xúc trực tiếp giữa hai tế
bào Khi nuôi chung với vi khuẩn F-, các vi khuẩn F+ sẽ có các phản ứng của giới tính đực làø kéo dài pili sinh dục
của mình và sẽ bám vào một điểm nhận trên tế bào vi khuẩn nhận, sau đó sẽ co lại để kéo tế bào nhận lại gần Giai đoạn tiếp theo là làm tan vách tế bào của vi khuẩn
nhận và truyền ADN của mình vào tế bào nhận, Hiện
tượng tái tổ hợp sẽ xảy ra sau đó.
Cách truyền vật chất di truyền từ vi khuẩn đực sang
vi khuẩn cái được làm sáng tỏ do những công trình của
Wollman và Jacob (1958 - 1960).Quá trình truyền vật chất di
truyền trong tiếp hợp diễn ra theo các giai đoạn sau :
- Giai đoạn 1: là sự tiếp xúc ngẫu nhiên xuất hiện vài phút sau khi trộn vi khuẩn với nhau Xác xuất của sự tiếp xúc phụ thuộc vào nồng độ của 2 nòi vi khuẩn
- Giai đoạn 2 : là sự bắt cặp giữa tế bào nhận và tế bào cho Tế bào nhận đóng vai trò thụ động, màng tế bào của nó bị hoà tan tại chỗ tiếp xúc với pili sinh dục củ vi khuẩn đực , tạo thành những cầu nguyên sinh chất có
đường kính 10 - 30 m Quá trình này phụ thuộc vào pH , điều kiện dinh dưỡng trong môi trường
- Giai đoạn 3: là giai đoạn mà các ADN của tế bào cho được chuyển sang tế bào nhận theo cấu trúc thẳng Số
lượng gen chuyển sang phụ thuộc vào thời gian tiếp hợp.
- Giai đoạn 4: là quá trình tái tổ hợp giữa các nhiễm
sắc thể của thể nhận và đoạn chất di truyền của thể cho.