Ứng dụng của di truyền vi sinh vật pps

6 310 1
Ứng dụng của di truyền vi sinh vật pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ứng dụng của di truyền vi sinh vật: Việc sử dụng vi sinh vật phục vụ sản xuất và đời sống ngày càng được mở rộng và có tầm quan trọng đặc biệt. Để nâng cao hiệu quả sử dụng, cần phải chọn lọc các nòi vi sinh vật có ích cho năng suất cao. Để chọn giống vi sinh vật người ta thường dùng 2 phương pháp chính: 1. Phương pháp chọn lọc không dùng tác nhân gây đột biến: - Phương pháp chọn lọc tự nhiên: trong phương pháp này người ta chọn những giống chuẩn đáp ứng được với yêu cầu của sản xuất bằng cách nuôi cấy chúng trong những điều kiện môi trường của sản xuất và từ đó chọn được những nòi vi sinh vật thích nghi tồn tại trong môi trường sau một thời gian thải loại và đột biến tự phát. - Phương pháp chọn lọc nhân tạo: trong phương pháp này người ta tách những nòi vi sinh vật mang những đặc điểm cần thiết từ quần thể vi sinh vật nuôi cấy trên môi trường đặc, môi trường phân lập thạch đĩa và chọn những khuẩn lạc điển hình đáp ứng với yêu cầu sản xuất. - Sử dụng cơ chế lai: trong phương pháp này người ta phối 2 dạng vi sinh vật bố mẹ để tạo thể lai có những dấu hiệu trội của vi sinh vật bố mẹ (lai lưỡng bội) hoặc có thể kết hợp các tính trạng của bố mẹ (tái tổ hợp). 2. Phương pháp chọn lọc dùng tác nhân gây đột biến: - Tạo giống vi sinh vật bằng tác nhân sinh học: chẳng hạn dùng thỏ, chuột nhắt trắng, chuột lang, chồn, dê, bồ câu, phôi gà, vịt, ngỗng, ngan, môi trường tế bào sống, để tạo ra những giống vi khuẩn giảm độc hoặc không gây ra bệnh hoặc gây bệnh nhẹ cho gia súc. Dùng virut không gây bệnh để chế vacxin sống cần thiết. - Tạo giống vi sinh vật bằng tác nhân hoá học: Dùng CO2, kháng sinh, các môi trường có mật bò và một số môi trường đặc biệt khác để giảm độc vi khuẩn, tạo những nòi vi khuẩn giảm độc để chế vacxin hoặc dùng trong công nghiệp. Ví dụ: nuôi cấy vi khuẩn nhiệt thán (Bacillus anthracis) trên môi trường dinh dưỡng đặc biệt là thạch huyết thanh, trong không khí có 10 – 30% CO2 và đã chọn được khuẩn lạc không có vỏ nhầy. Vi khuẩn này có thể giết chết được chuột trắng nhưng không thể khôi phục lại được vỏ nhầy - yếu tố độc lực của vi khuẩn, nòi này hiện nay được dùng rộng rãi trên thế giới để phòng trừ bệnh nhiệt thán cho gia súc. - Tạo giống vi sinh vật bằng tác nhân lý học: có thể dùng các tia phóng xạ (tia X, tia tử ngoại, tia γ) để giảm độc vi sinh vật hoặc để tạo giống vi sinh vật có năng suất cao. Ví dụ: ở Pháp để tạo ra nòi Bacillus anthracis ở nhiệt độ cao 42 – 43oC trong 12 – 24 ngày làm cho vi khuẩn mất khả năng gây bệnh cho gia súc khi tiêm dưới da nhưng giữ được tính miễn dịch (vacxin chống bệnh nhiệt thán). Hiện nay người ta đã sử dụng vi sinh vật trong kỹ thuật di truyền (genetic technology), đây là lĩnh vực tạo ra các tế bào mới mang gen tái tổ hợp có thể nuôi cấy ở quy mô lớn để tạo ra các sản phẩm có giá trị phục vụ nông nghiệp, y học và công nghiệp. Kỹ thuật di truyền bao gồm: - Phân lọc, cắt, nối, ghép gen. - Chuyển ghép gen tạo plasmid lai. - Ứng dụng các quá trình vận chuyển vật chất di truyền (biến nạp, tải nạp, tiếp hợp) để chuyển plasmid lai vào tế bào chủ (vi khuẩn hay nấm men). - Tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật mang gen ghép sinh trưởng phát triển, sinh tổng hợp các sản phẩm mong muốn. Những thành tựu về kỹ thuật di truyền mà con người đã đạt được như: chuyển ghép gen nitrogenaza vào plasmid rồi chuyển vào vi khuẩn Rhizobium cộng sinh trên cây bộ Đậu tạo giống cây có khả năng cố định đạm cao. . Ứng dụng của di truyền vi sinh vật: Vi c sử dụng vi sinh vật phục vụ sản xuất và đời sống ngày càng được mở rộng và có tầm quan trọng đặc biệt. Để nâng cao hiệu quả sử dụng, cần. ứng với yêu cầu sản xuất. - Sử dụng cơ chế lai: trong phương pháp này người ta phối 2 dạng vi sinh vật bố mẹ để tạo thể lai có những dấu hiệu trội của vi sinh vật bố mẹ (lai lưỡng bội) hoặc. bào chủ (vi khuẩn hay nấm men). - Tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật mang gen ghép sinh trưởng phát triển, sinh tổng hợp các sản phẩm mong muốn. Những thành tựu về kỹ thuật di truyền

Ngày đăng: 09/08/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan