Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Ngữ Văn năm 2014 - Đề số 1 Câu 1 (3,0 điểm). "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có..." a. Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Của ai? b. Trong câu văn trên tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Từ đó tác giả khẳng định tác dụng của văn chương như thế nào? Câu 2 (2,0 điểm). Chuyển đổi những câu chủ động sau thành câu bị động: a. Năm 1951, giặc Pháp đã phục kích và sát hại Nam Cao khi ông đang trên đường vào công tác ở vùng địch hậu Liên khu III. b. Các công nhân đã xây xong cầu vào năm 1898. c. Người ta đã dựng một chiếc đồng hồ đếm ngược ở gần Bờ Hồ. d. Người ta đã mở thêm nhiều tuyến đường mới trong thành phố. Câu 3 (5,0 điểm). Nhân dân ta thường khuyên nhủ nhau: "Thương người như thể thương thân" Em hiểu lời khuyên trên như thế nào? Đáp án đề thi học kì 2 lớp 7 môn Ngữ Văn năm 2014 - Đề số 1 Câu 1 (3điểm): a. Câu văn trích trong "Ý nghĩa văn chương" của Hoài Thanh. b. Học sinh trình bày thành đảm bảo các ý sau: - Phép điệp ngữ, liệt kê. (0,5) - Tác giả nhận định về tác dụng to lớn của văn chương. Đây là chức năng giáo dục bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người, giúp con người tự khám phá, nâng cao niềm tin khát vọng hướng tới những cái đẹp của cuộc đời. (0,5) + Những tình cảm ta sẵn có như tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước...(0,5) + Những tình cảm ta chưa có: cảm thông, khâm phục, rung động cùng tình cảm của những người ở đâu đâu mà ta không quen biết, tình cảm yêu kính đối với lãnh tụ, tình cảm khao khát khám phá những mảnh đất xa xôi, bí ẩn ...(0,5) Câu 2 (2điểm): Chuyển đổi từ câu chủ động thành câu bị động, mỗi câu đúng cho 0,5 điểm: a. Năm 1951, Nam Cao bị giặc Pháp phục kích và sát hại khi ông đang trên đường vào công tác ở vùng địch hậu Liên khu III. b. Cầu được công nhân xây xong vào năm 1898. c. Một chiếc đồng hồ đếm ngược được người ta dựng tại Bờ Hồ. d. Nhiều tuyến đường mới được người ta mở trong thành phố. Câu 3 (5điểm) A. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận giải thích vấn đề gợi ra từ một câu tục ngữ. - Lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, bố cục hợp lí; diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. B. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh nêu được những ý sau: * Giải thích từ ngữ, nghệ thuật: - Thương thân: thương mình, xót xa khi mình hoạn nạn không có ai giúp đỡ... - Thương người: thương mọi người xung quanh, cảm thông, chia sẻ với người khác... - Tác giả dân gian sử dụng phép so sánh để khuyên con người thương người khác như chính bản thân mình. * Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: - Một cá nhân không thể sống tách rời cộng đồng. Mỗi người có mối quan hệ khăng khít với mọi người xung quanh. - Tình yêu thương tạo nên vẻ đẹp nhân bản của cộng đồng xã hội. - Bản thân biết giúp đỡ người khác sẽ nhận được tình yêu thương giúp đỡ từ người khác. * Những hành động cụ thể: - Đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống. - Các phong trào từ thiện được nhân rộng khắp đất nước. Liên hệ, giáo dục bản thân... Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Ngữ Văn năm 2014 - Đề số 2 PHẦN I: VĂN- TIẾNG VIỆT Câu 1: (1điểm) Em hãy nhớ và ghi lại nhan đề các văn bản nghị luận mà em đã học ? Cho biết tác giả của các văn bản ấy ? Câu 2: (1,5 điểm) Tìm các luận cứ để làm rõ cho luận điểm “Đức tính giản dị của Bác Hồ” Câu 3: (1,5 điểm) Xác định trạng ngữ trong hai câu thơ sau và cho biết những trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu? Sột soạt gió trêu tà áo biếc Trên giàn thiên lí bóng xuân sang. PHẦN II: TẬP LÀM VĂN: Nhân dân ta thường nói “ Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó. Đáp án đề thi học kì 2 lớp 7 môn Ngữ Văn năm 2014 - Đề số 2 PHẦN I: VĂN –TIẾNG VIỆT Câu 1: (1điểm) Học sinh ghi lại đúng nhan đề các văn bản nghị luận đã học. - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) - Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng) - Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh) Câu 2: (1,5 điểm) Các luận cứ chứng minh cho luận điểm “Đức tính giản dị của Bác Hồ” + Bữa ăn đạm bạc, tiết kiệm, giản dị. + Cái nhà: Nhà sàn gỗ thoáng mát, tao nhã. +Lối sống: Tự mình làm việc từ việclớn đến việc nhỏ, không cần người giúp. + Sinh hoạt: Hoà đồng với mọi người. + Nói và viết: Lời lẽ gần gũi với quần chúng lao động. Câu 3 (1,5 điểm) - Sột soạt: TN chỉ cách thức - Trên giàn thiên lí: TN chỉ nơi chốn PHẦN II: TẬP LÀM VĂN MB:- Nêu vấn đề cần chứng minh: Vai trò quan trọng của ý chí nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. ( 1điểm) TB : ( 4 điểm) - Xét về lí: ( 1điểm) + Chí là điều cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống. + Không có chí thì không làm gì được. - Xét về thực tế: + Những người có chí thì đều thành công.( dẫn chứng cụ thể) ( 1,5điểm) + Chí giúp người ta vượt qua khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua. ( dẫn chứng cụ thể) ( 1,5điểm) KB: Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ. Cần rèn luyện ý chí. ( 1điểm) Tuyensinh247.com sẽ liên tục cập nhật những đề thi học kì 2 mới nhất năm học 2013 - 2014, các em chú ý theo dõi nhé !
Trang 1Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Ngữ Văn năm 2014 - Đề số 1
Câu 1 (3,0 điểm)
"Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có "
a Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Của ai?
b Trong câu văn trên tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Từ đó tác giả khẳng định tác dụng của văn chương như thế nào?
Câu 2 (2,0 điểm)
Chuyển đổi những câu chủ động sau thành câu bị động:
a Năm 1951, giặc Pháp đã phục kích và sát hại Nam Cao khi ông đang trên đường vào công tác ở vùng địch hậu Liên khu III.
b Các công nhân đã xây xong cầu vào năm 1898.
c Người ta đã dựng một chiếc đồng hồ đếm ngược ở gần Bờ Hồ.
d Người ta đã mở thêm nhiều tuyến đường mới trong thành phố.
Câu 3 (5,0 điểm).
Nhân dân ta thường khuyên nhủ nhau:
"Thương người như thể thương thân"
Em hiểu lời khuyên trên như thế nào?
Đáp án đề thi học kì 2 lớp 7 môn Ngữ Văn năm 2014 - Đề số 1
Câu 1 (3điểm):
a Câu văn trích trong "Ý nghĩa văn chương" của Hoài Thanh
b Học sinh trình bày thành đảm bảo các ý sau:
- Phép điệp ngữ, liệt kê (0,5)
- Tác giả nhận định về tác dụng to lớn của văn chương Đây là chức năng giáo dục bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người, giúp con người tự khám phá, nâng cao niềm tin khát vọng hướng tới những cái đẹp của cuộc đời (0,5)
+ Những tình cảm ta sẵn có như tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước (0,5)
+ Những tình cảm ta chưa có: cảm thông, khâm phục, rung động cùng tình cảm của những người
ở đâu đâu mà ta không quen biết, tình cảm yêu kính đối với lãnh tụ, tình cảm khao khát khám phá những mảnh đất xa xôi, bí ẩn .(0,5)
Câu 2 (2điểm): Chuyển đổi từ câu chủ động thành câu bị động, mỗi câu đúng cho 0,5 điểm:
a Năm 1951, Nam Cao bị giặc Pháp phục kích và sát hại khi ông đang trên đường vào công tác ở
vùng địch hậu Liên khu III
Trang 2b Cầu được công nhân xây xong vào năm 1898.
c Một chiếc đồng hồ đếm ngược được người ta dựng tại Bờ Hồ
d Nhiều tuyến đường mới được người ta mở trong thành phố
Câu 3 (5điểm)
A Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận giải thích vấn đề gợi ra từ một câu tục ngữ
- Lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, bố cục hợp lí; diễn đạt rõ ràng, mạch lạc
B Yêu cầu về kiến thức: Học sinh nêu được những ý sau:
* Giải thích từ ngữ, nghệ thuật:
- Thương thân: thương mình, xót xa khi mình hoạn nạn không có ai giúp đỡ
- Thương người: thương mọi người xung quanh, cảm thông, chia sẻ với người khác
- Tác giả dân gian sử dụng phép so sánh để khuyên con người thương người khác như chính bản thân mình
* Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:
- Một cá nhân không thể sống tách rời cộng đồng Mỗi người có mối quan hệ khăng khít với mọi người xung quanh
- Tình yêu thương tạo nên vẻ đẹp nhân bản của cộng đồng xã hội
- Bản thân biết giúp đỡ người khác sẽ nhận được tình yêu thương giúp đỡ từ người khác
* Những hành động cụ thể:
- Đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống
- Các phong trào từ thiện được nhân rộng khắp đất nước
Liên hệ, giáo dục bản thân
Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Ngữ Văn năm 2014 - Đề số 2 PHẦN I: VĂN- TIẾNG VIỆT
Câu 1: (1điểm)
Em hãy nhớ và ghi lại nhan đề các văn bản nghị luận mà em đã học ? Cho biết tác giả của các văn bản
ấy ?
Câu 2: (1,5 điểm)
Tìm các luận cứ để làm rõ cho luận điểm “Đức tính giản dị của Bác Hồ”
Câu 3: (1,5 điểm)
Trang 3Xác định trạng ngữ trong hai câu thơ sau và cho biết những trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
Sột soạt gió trêu tà áo biếc Trên giàn thiên lí bóng xuân sang
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN:
Nhân dân ta thường nói “ Có chí thì nên” Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó
Đáp án đề thi học kì 2 lớp 7 môn Ngữ Văn năm 2014 - Đề số 2 PHẦN I: VĂN –TIẾNG VIỆT
Câu 1: (1điểm)
Học sinh ghi lại đúng nhan đề các văn bản nghị luận đã học
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)
- Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)
- Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)
Câu 2: (1,5 điểm)
Các luận cứ chứng minh cho luận điểm “Đức tính giản dị của Bác Hồ”
+ Bữa ăn đạm bạc, tiết kiệm, giản dị
+ Cái nhà: Nhà sàn gỗ thoáng mát, tao nhã
+Lối sống: Tự mình làm việc từ việclớn đến việc nhỏ, không cần người giúp
+ Sinh hoạt: Hoà đồng với mọi người
+ Nói và viết: Lời lẽ gần gũi với quần chúng lao động
Câu 3 (1,5 điểm)
- Sột soạt: TN chỉ cách thức
- Trên giàn thiên lí: TN chỉ nơi chốn
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN
MB:- Nêu vấn đề cần chứng minh: Vai trò quan trọng của ý chí nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ
đã đúc kết ( 1điểm)
TB : ( 4 điểm)
- Xét về lí: ( 1điểm)
+ Chí là điều cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống
+ Không có chí thì không làm gì được
Trang 4- Xét về thực tế:
+ Những người có chí thì đều thành công.( dẫn chứng cụ thể) ( 1,5điểm)
+ Chí giúp người ta vượt qua khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua ( dẫn chứng cụ thể) ( 1,5điểm)
KB: Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ Cần rèn luyện ý chí ( 1điểm)
Tuyensinh247.com sẽ liên tục cập nhật những đề thi học kì 2 mới nhất năm học 2013 - 2014, các em chú
ý theo dõi nhé !