1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Ngữ Văn năm 2014 TP Hà Nội

2 789 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 10,12 KB

Nội dung

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Ngữ Văn năm 2014 TP Hà Nội tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớ...

Trang 1

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Ngữ Văn năm 2014 - Đề 1

Phần 1 (8 điểm)

Câu 1 (6,5 điểm) Cho đoạn văn:

“ Những cái xảy ra hàng ngày: máy bay rít, bom nổ Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét Ðất dưới chân chúng tôi rung Mấy cái khăn mặt vắt ở dây cũng rung Tất cả, cứ như lên cơn sốt Khói lên, và cửa hang bị che lấp Không thấy mây và bầu trời đâu nữa.”

(“ Những ngôi sao xa xôi” – Lê Minh Khuê)

a Trình bày hiểu biết của em về tác giả Lê Minh Khuê

b Nhân vật “tôi” trong đoạn văn trên là ai và có vai trò gì trong tác phẩm? Theo em, việc lựa chọn ngôi

kể của tác giả có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của truyện?

c Tìm một phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên và gọi tên phép liên kết đó

d Qua cảm nhận của nhân vật “tôi” trong đoạn trích, em hiểu gì về không khí chiến trường trong những

năm tháng chống Mỹ cứu nước của dân tộc?

e Bằng một đoạn văn nghị luận (khoảng 10 đến 12 câu) viết theo kiểu lập luận quy nạp, trong đoạn có sử dụng một câu mở rộng thành phần và phép nối để làm rõ ý chủ đề:

“Bên cạnh những nét chung, ở mỗi người còn có nét riêng làm nên cá tính của từng nhân vật khiến cho bức tranh ba cô gái mở đường thêm sinh động, cụ thể, khó quên.”

Câu 2 (1,5 điểm) Mở đầu bài thơ “Sang thu”, nhà thơ Hữu Thịnh viết:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về”

a.Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và cho biết sau khổ thơ đầu, mạch cảm xúc của bài thơ đã tiếp tục được triển khai như thế nào?

b Từ “bỗng” và từ “hình như” trong những câu thơ trên thể hiện rõ cảm xúc, tâm trạng của tác giả Theo

em, đó là cảm xúc và tâm trạng gì? (Nêu ngắn gọn bằng một câu văn)

Phần II (2 điểm) Cho hai câu thơ sau:

“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục”

Từ những lời tâm tình, mong ước của người cha gửi đến con trong hau câu thơ trên, hãy viết một đoạn văn ngị luận khoảng 8 câu nêu suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc dân tộc, nét văn minh, thanh lịch của người Tràng An trong thời kì hội nhập hiện nay

Trang 2

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Ngữ Văn năm 2014 - Đề 2 Phần I: ( 5 điểm ):

Câu 1 Một bạn học sinh đã giới thiệu Thanh Hải và bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” bằng đoạn văn sau Hãy

nhận xét và sửa lại các lỗi về kiến thức,từ và câu mà bạn mắc phải (chú ý giữa nguyên ý và hạn chế thêm bớt từ)

Thanh Hải (1930-1980) tên khai sinh là Phan Bá Ngoan Ông quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế Thanh Hải hoạt động văn nghệ từ thời kháng chiến chống Pháp Trong thời kì chống Mĩ cứu nước là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viết tháng 11 năm 1978 trước khi nhà thơ qua đời Tác phẩm đã thể hiện niềm yêu tha thiết cuộc sống và ước nguyện chân thành được cống hiến cho đất nước của nhà văn

Câu 2 Nhà thơ Thanh Hải đặt tên cho bài thơ của mình là “Mùa xuân nho nhỏ” Nhan đề đó có gì đặc

biệt và gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 3.

a Hãy chép lại đoạn thơ có 8 câu thể hiện rõ ý nghĩa hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” trong bài thơ cùng tên của Thanh Hải

b Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng – phân– hợp để làm rõ lẽ sống cao đẹp của con người trong các câu thơ đã chép ở mục a

Phần II: ( 5 điểm ): Cho đoạn văn sau:

” Việc của chúng tôi là ngồi đây Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường Cái tên gợi sự khát khao làm lên những sự tích anh hùng Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản Chúng tôi bị bom vùi luôn Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh Cười thì hàm răng trắng lóa lên khuôn mătj nhem nhuốc Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là” những con quỷ mắt đen”.”

1 Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào? Tại sao tác giả không để nhân vật xưng “tôi” mà xưng “ chúng

tôi”? Qua lời kể của nhân vật giúp em hiểu gì về cuộc sống và công việc của tổ trinh sát mặt đường?

2 Xác định câu có chứa thành phần khởi ngữ trong đoạn văn trên?

3 Viết một đoạn văn (từ 10 -12 câu ) theo cách tổng hợp – phân tích – tổng hợp, trình bảy cảm nhận về

nhân vật Phương Định ( Trong đoạn có sử dụng một phép liên kết và thành phần biệt lập, nêu rõ tên phép liên kết và thành phần biệt lập đó)

4 Nghị luận xã hội.

Tuyensinh247 sẽ liên tục cập nhật đề thi học kì 2 các môn lớp 9 các em thường xuyên theo dõi.

Xem thêm:

Ngày đăng: 23/01/2016, 13:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w