1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

bài thuyết trình tâm lý nhóm và tập thể

55 7,4K 33

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 4,4 MB

Nội dung

I.Khái niệm nhóm và tập thể:1.Khái niệm nhóm: -Khái niệm chung :Nhóm là một tập hợp người trong xã hội có mối liên hệ hoặc quan hệ nào đó hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp với nhau... C

Trang 1

BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN

TÂM LÝ HỌC

Trường đại học Văn Hoá TP.HCM

Nhóm 8

GV: TS Đỗ Ngọc Anh

CHỦ ĐỀ : TÂM LÝ NHÓM VÀ TẬP THỂ.

Trang 2

1 Hồ Thị Thiên Lý

2 Lê Vũ Hoàng My

3 Nguyễn Vũ Việt Thuỳ

4 Dương Thị Diễm Trinh

5 Bùi Thị Ngọc Châu

6 Nguyễn Thị Minh Trang

7.Nguyễn Thị Hồng

Nhóm 8 :

Trang 4

I.Khái niệm nhóm và tập thể:

1.Khái niệm nhóm:

-Khái niệm chung :Nhóm là một tập hợp

người trong xã hội có mối liên hệ hoặc quan

hệ nào đó (hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp) với nhau.

VD: sinh viên chia thành các nhóm để cùng nhau học tập,cùng làm bài thuyết trình ,lấy điểm chung.

Trang 5

Tuy nhiên ,có nhiều quan điểm khác nhau về nhóm

Trong cuốn "từ điển tâm lý học", tác giả J.P

Chaplin cho rằng: "nhóm là sự tập hợp các cá

nhân mà ở đó họ có một số đặc điểm chung hoặc theo đuổi một số mục tiêu giống nhau".

Các nhà tâm lý học Xô Viết cho rằng: Nhóm

là cộng đồng người được phân ra trong tổng thể xã hội trên cơ sở những dấu hiệu nhất định (thuộc tính giai cấp, tính chất của hoạt động chung, mức độ và các mối quan hệ giữa các cá nhân, đặc điểm tổ chức

Trang 6

Theo tác giả E.H.Schein, "Nhóm là một cộng đồng

của con người, mà ở đó có các thành viên có sự tương tác lẫn nhau và tự ý thức về nhóm mình"

Trang 7

* Có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi tìm hiểu

về nhóm, nhưng dù ở góc độ nào thì các nhà tâm

lý học đều xem nhóm là chủ thể các hiện tượng tâm lý xã hội, nơi mà các hiện tượng tâm lý xã hội hình thành, phát triển và diễn ra hết sức

phức tạp

Trang 8

.Phân loại nhóm:

NHÓM

Các nhóm có

điều kiện

Các nhóm thực tế

Các nhóm trong

phòng thí nghiệm

Các nhóm tự

Trang 9

Nhóm nhạc có tổ chức

CLB

tình

nguyện

tự phát

Trang 10

Nhóm trong tự

nhiên: các loài động vật thường tụ tập

sống theo nhóm(bầy,đàn) để hỗ trợ lẫn nhau

Trong các thí

nghiệm khoa học,

người ta thường chia

ra thành các nhóm

nghiên cứu

Trang 11

Dựa vào nguyên tắc và phương thức thành lập người ta chia nhóm nhỏ thành nhóm chính thức

và nhóm không chính thức

- Nhóm chính thức là nhóm được thành lập trên

cơ sở văn bản chính thức của nhà nước, qui chế của cơ quan; nhóm chính thức có kỷ luật chặt chẽ, địa vị vai trò của các thành viên được ghi thành văn bản

- Nhóm không chính thức hình thành và tồn tại trên cơ sở quan hệ tâm lý giữa các thành viên Quyền hành trong nhóm chính thức không do ai

ấn định

Trang 12

Nhóm nhạc Ayor

Trang 14

2.Khái niệm tập thể

- Tập thể là một nhóm độc lập về mặt pháp lý có tổ

chức chặt chẽ, hoạt động theo một mục đích nhất định phục vụ cho lợi ích của xã hội vì sự tiến bộ của xã hội Tập thể tồn tại trên một địa bàn và

trong một khoảng thời gian nhất định do xã hội qui định.

Các giai đoạn phát triển của một tập thể:

Gồm 3 giai đoạn

Trang 15

Giai đoạn thứ nhất:

Tập thể mới bắt đầu hình thành Trong giai đoạn này các thành viên còn giữ

nhiều cái riêng chưa có sự phối hợp đồng

bộ, mọi người đang làm quen dần với

nhau, mọi người trong tập thể chưa biết hết mặt nhau, cả lãnh đạo cũng chưa biết mặt cấp dưới Trong tập thể đang có sự cạnh tranh để xác định thủ lĩnh của từng nhóm.

Trang 16

Giai đoạn thứ hai:

Giai đoạn phân hoá về cấu trúc của tập thể Trong giai đoạn này một số thành viên có ý thức hình thành đội ngũ cốt cán làm chỗ dựa cho nhà

quản trị, một số khác thụ động

nhưng có ý thức tương đối tốt, một

số khác có ý thức tiêu cực Nói

chung trong tập thể chưa có sự

thống nhất và tự giác trong hoạt

động

Trang 17

Giai đoạn thứ ba:

Tập thể đã hình thành trọn vẹn,hoàn chỉnh Trong giai đoạn này tập thể đã có bầu không khí tâm lý-xã hội tương đối tốt,các thành viên trong tập thể phối hợp ăn ý với nhau,có ý

thức kỷ luật và tinh thần tự giác cao

Trang 18

Những dấu hiệu đặc trưng của tập thể:

+ Có mục đích hoạt động nhằm phục vụ sự tiến bộ xã hội.

+ Có tinh thần kỷ luật, tự giác của các thành viên.

+ Tính cố kết, bền vững trong tập thể cao.

+ Các hoạt động đều có tổ chức chặt chẽ và tồn tại trong một địa bàn và thời gian nhất

Trang 19

Phân loại tập thể:

Người ta chia tập thể thành hai loại: Tập thể sơ cấp và tập thể thứ cấp

- Tập thể sơ cấp: (còn gọi là tập thể cơ sở, tập thể

nhỏ ) có số lượng ít; nó là bộ phận cấu thành của một tập thể chung Các thành viên của nó có quan hệ cố

định về lao động, sinh hoạt (một tổ sản xuất, một lớp học )

- Tập thể thứ cấp là một phạm trù rộng hơn, trong đó các mục đích, các quan hệ dựa trên ý nghĩa xã hội sâu

xa hơn và xuất phát từ những nhiệm vụ có tính chất vĩ

mô của xã hội (nhà máy, xí nghiệp )

Những khái niệm "xã hội", "giai cấp" đều thuộc

phạm trù nhóm lớn nhưng không phải là tập thể

Trang 20

Tập

thể

lớp

QLVH 13( tậ

p thể

sơ cấp )

Trang 21

Vai trò của tập thể:

- Đảm bảo hiệu suất hoạt động sản xuất ,học

tập của tập thể.

- Đảm bảo chất lượng hiệu quả hoạt động xã

hội chính trị trong tập thể và trong xã hội

- Giáo dục các thành viên có được những

phẩm chất nhân cách mà xã hội đòi hỏi.

Tuỳ thuộc vào kết quả thực hiện các vai trò này mà tập thể có vị trí như thế nào trong xã hội,có khả năng gắn bó các thành viên ,củng cố tập

thể,giáo dục con người đến mức nào.

Trang 22

Câu hỏi :

Phân biệt nhóm và tập thể

Trang 23

II.Một số đặc điểm tâm lý trong liên kết nhóm và

tập thể :

1.Chuẩn mực nhóm ,tập thể:

Khái niệm chuẩn mực

-Trong mỗi nhóm có một hệ thống những qui định và những

mong mỏi yêu cầu các thành viên của nó phải thực hiện và quyết tâm thực hiện Đó là những chuẩn mực nhóm

-Theo G.N.Fischer, chuẩn mực là một qui tắc rõ ràng hay ngấm ngầm nhằm áp dụng một phương thức hành vi xã hội có tổ chức một cách ít hay nhiều hàm xúc Nó được xác định như một tập

hợp các giá trị có sức chi phối rộng rãi được tuân thủ trong một xã hội nhất định.Nó chú trọng đến sự tán thành và cũng bao hàm

những trừng phạt trong một trường tương tác phức tạp Chuẩn

mực thể hiện như sự phán xét căn cứ vào những giá trị mà nó qui chiếu.

Trang 24

G.N.Fischer

Trang 25

Chuẩn mực nhóm,tập thể tồn tại dưới hai dạng:

- Chuẩn mực là những nguyên tắc, những qui định, những

mong mỏi được thể hiện rõ ràng, cụ thể dưới dạng các văn bản như: văn kiện chính trị, điều lệ, điều luật, văn bản tôn giáo

- Chuẩn mực không tồn tại dưới dạng các văn bản mà được

quán triệt đến tri thức mọi người qua quá trình xã hội hoá,

qua dư luận xã hội nhờ những mẫu mực ứng xử được lặp đi, lặp lại từ thế hệ này sang thế hệ khác (phong tục, truyền

thống) hay được tái hiện một cách tương đối thường xuyên trên phạm vi phổ biến (các qui tắc sinh hoạt nơi cộng đồng) Chuẩn mực tạo điều kiện để thống nhất các hành vi của các

cá nhân trong nhóm Sự hình thành chuẩn mực nhằm đảm bảo cho sự duy trì một trật tự, một hệ thống ứng xử trong nhóm Chuẩn mực còn là cơ sở để cá nhân tự đánh giá về các hành

vi và cách ứng xử của mình so với hành vi và lối ứng xử của nhóm.

Trang 26

Vai trò của chuẩn mực:

- Định hướng cho nhận thức và hành động của cá nhân trong nhóm

- Thống nhất hành vi, điều chỉnh hành vi của các cá

nhân để thực hiện các mục tiêu chung

- Quyết định phương thức ứng xử trong quan hệ giữa các thành viên với nhau

- Đảm bảo cho sự hình thành và tồn tại một trật tự của nhóm-tập thể, một hệ thống ứng xử của các thành

viên

Trang 27

Vai trò, chức năng của chuẩn mực nhóm:

* Vai trò của chuẩn mực nhóm là tạo ra một thế giới hoàn toàn vững chắc trong đó các ứng xử có thể hoàn toàn đồng nhất.

* Chức năng của chuẩn mực là:

- Giảm bớt tính hỗn tạp.

- Chức năng tránh xung đột

- Chức năng chuẩn mực hoá.

Với tư cách là một phán xét về giá trị, chuẩn mực là một đòi hỏi và việc không tuân theo nó sẽ dẫn đến những

trừng phạt (một cách ngấm ngầm hay được nói lên rõ

ràng) Nhóm sẽ cố gắng giữ gìn trật tự của mình bằng áp lực,bằng các biện pháp trừng phạt với những thành viên vi phạm chuẩn mực.

Trang 28

2.Hiện tượng lệch chuẩn trong nhóm:

- Trong quá trình hoạt động chung của nhóm, bên cạnh các cá nhân thích nghi hoàn toàn với các

chuẩn mực của nhóm, còn có các cá nhân không tuân theo các chuẩn mực đó (không thích nghi với chúng) Các các nhân này gọi là các thành viên

lệch chuẩn.

- Đặc điểm của các cá nhân lệch chuẩn là thích độc lập Trong suy nghĩ và hành động, họ ít dựa vào chuẩn mực của nhóm mà dựa vào các nhu cầu của bản thân.

Trang 29

Nguyên nhân của hiện tượng lệch chuẩn:

+ Nhóm không đủ sức sức hấp dẫn đối với cá nhân

+ Mức độ tiếp xúc của cá nhân với các thành viên trong nhóm ít

+ Cá nhân thuộc một nhóm khác (nhóm hội viên)

Trang 30

Câu hỏi :

Trình bày sơ lược những hiểu biết về chuẩn mực nhóm Những hiểu biết

đó có thể vận dụng vào việc tổ chức nhóm của bạn như thế nào?

Trang 31

- Hiện tượng áp lực nhóm,tập thể bao gồm

tính khuôn phép (a dua) và tính vâng theo.

Trang 32

4.Mâu thuẫn-xung đột nhóm

Khái niệm mâu thuẫn – xung đột nhóm:

•Xung đột là sự mâu thuẫn, bất đồng về các quan điểm, niềm tin, thái độ giữa các thành viên trong nhóm

mang tính chất đối kháng có liên quan đến các vấn đề của cuộc sống xã hội hoặc động chạm đến quyền lợi

vật chất hay tinh thần của các cá nhân

 Xung đột mâu thuẫn là trạng thái thay đổi cơ bản gây

rối loạn về mặt tổ chức đối với sự cân bằng trước đó của nhóm, của tập thể.

Trang 33

Những thay đổi trong nhóm khi có xung đột xảy ra:

Khi hai nhóm xung đột với nhau những thay đổi sau đây thường xảy ra trong mỗi nhóm:

- Sự vững chắc tăng lên.

- Sự trung thành tăng lên.

- Độc đoán tăng lên trong lãnh đạo.

- Những nhận thức của các thành viên nhóm trở nên méo mó.

Những thay đổi giữa các nhóm khi có xung đột xảy ra:

- Thông tin giảm.

- Nhận thức bị bóp méo Xung đột tạo ra sự nghi ngờ và ngăn cản con người nhận thức đúng đắn về hành vi và động cơ của phía bên kia.

- Sự khái quát hoá tiêu cực Các thành viên của nhóm có

xu hướng tạo ra sự khái quát hoá tiêu cực đối với nhóm đối phương.

Trang 34

Có hai dạng mâu thuẫn xung đột:

- Mâu thuẫn xung đột chức năng: là những xung đột có cường độ tương đối yếu, chúng

có thể làm cho người ta trở lên tích cực hơn, sáng tạo hơn và có một chút căng thẳng cần thiết giúp họ làm việc hiệu quả hơn.

- Mâu thuẫn xung đột phi chức năng: ảnh

hưởng xấu tới hoạt động của nhóm, nó tàn phá các mối quan hệ giữa các bên.

Trang 35

Nguyên nhân của xung đột nhóm

- Nguyên nhân khách quan: là những nguyên nhân

tác động từ bên ngoài đẩy con người vào tình huống mâu thuẫn, phức tạp Đó là những nguyên nhân bên ngoài xã hội như kinh tế, chính trị, tôn giáo dẫn đến căng thẳng, xung đột nhóm Hoặc những nguyên nhân khách quan do các quy chế, điều lệ ban hành chưa rõ ràng làm ảnh hưởng đến quyền lợi của thành viên đó,

do đó va chạm xung đột nổ ra.

- Nguyên nhân chủ quan: là những nguyên nhân nằm

ngay trong mỗi cá nhân và nhóm Về phía lãnh đạo:

va chạm xung đột có thể xảy ra do thiếu hiểu biết,

thiếu kinh nghiệm, khả năng điều hành công việc

chung kém, phong cách lãnh đạo không phù hợp

nhóm hoặc các phẩm chất cá nhân không phù hợp với cương vị lãnh đạo.

Trang 36

Mời cô và các bạn xem clip minh hoạ cho

xung đột

nhóm và cách

xử lý

Trang 37

Biện pháp giải quyết mâu thuẫn-xung đột nhóm,tập thể:

Chọn biện pháp giải quyết mâu thuẫn xung đột phải phù

hợp với nguyên nhân Về phương hướng giải quyết nhà

các quản trị cần xác lập các mâu thuẫn mang tính chất chủ thể- đối tượng thường giải quyết đơn giản hơn các mâu

thuẫn mang tính chất chủ thể- chủ thể.

Do xung đột là tự nhiên trong các tổ chức phức tạp, các

nhà quản lý phải có khả năng giải quyết nó trước khi nó

tàn phá hoạt động của tổ chức.

Tuy nhiên không phải cứ xảy ra mâu thuẫn xung đột là tình hình trở lên xấu đi, ở một mức độ nhất định, mâu thuẫn là động lực phát triển của nhóm, của tập thể Chính giai đoạn mâu thuẫn, xung đột là một trong những nấc thang để tiến tới sự đoàn kết nhất trí cao trong tập thể.

Trang 38

Ảnh hưởng của va chạm, xung đột dẫn đến

sự phát triển của nhóm,tập thể:

- Làm phá vỡ cấu trúc của nhóm: Phân rã

thành nhóm nhỏ, triệt tiêu các thành viên,

thay đổi tổ chức,…

Trang 39

III.Một số hiện tượng tâm lý cần chú ý trong đời sống tập thể:

1.Nhu cầu có người cầm đầu: thủ lĩnh, thủ trưởng

Trong một tập thể, bao giờ cũng có một người nắm vai trò điều khiển tập thể, người đó là thủ trưởng hoặc thủ lĩnh

-Thủ trưởng: Là người đứng đầu một nhóm chính thức, đảm nhiệm việc lãnh đạo, quản lý nhóm

-Thủ lĩnh: Là người cầm đầu một nhóm không chính

thức, xuất hiện tự phát do yêu cầu của nội bộ nhóm,

mọi thành viên tự nguyện thừa nhận

* Thủ lĩnh và thủ trưởng đều có chức năng điều khiển hành động chung của nhóm và điều chỉnh các mối quan

hệ trong nhóm nhưng bằng các phương pháp khác nhau: một bên là bắt buộc còn một bên là

tự giác

Trang 40

VD : như 1 tập thể lớp thì cần có lớp

trưởng, 1 trường học cần có hiệu trưởng, và 1 Bộ giáo dục cần có Bộ trưởng bộ

giáo dục.

Trang 41

• Trong tập thể mà thủ trưởng kém cỏi

thường xuất hiện thủ lĩnh bán chính thức ngầm điều khiển mọi thành

viên, bổ sung cho sự bất lực của thủ trưởng đó Nếu thủ lĩnh mà là thành viên không tốt, họ sẽ lái tập thể sang hướng tiêu cực

• Thủ lĩnh có thể tốt hay xấu tùy thuộc

vào chuẩn mực, đặc điểm của mỗi

nhóm Một tập thể mà thủ trưởng

đồng thời là thủ lĩnh là một tập thể

lý tưởng.

Trang 42

2 Sự tương đồng tâm lý trong tập thể

2.1 Khái niệm

Sự tương đồng tâm lý là sự kết hợp thuận lợi nhất các đặc điểm tâm lý cá nhân của các thành viên trong nhóm đảm bảo cho công việc chung cũng như sự hài lòng cá nhân đều đạt ở mức độ cao.

Trong đời sống, sự tương đồng tâm lý tạo nên những ê kíp làm việc.

2.2 Phương thức của sự tương hợp tâm lý

Sự kết hợp các đặc điểm tâm lý cá nhân có thể bù trừ cho

nhau hoặc tương đương nhau.

- Sự kết hợp tương đương (tương hợp): Những đặc điểm và chỉ số sinh lý cân bằng nhau (chiều cao, sức khỏe, sự hiểu biết )

- Sự bù trừ: Các đặc điểm tâm lý và sinh lý có thể bù trừ cho nhau tạo nên một sức mạnh làm việc, một điều kiện tốt cho hoạt động

Trang 43

suất lao động, nâng cao tính tập thể trong

các hoạt động, thần kinh không bị căng

Trang 44

3 Bầu không khí tâm lý trong tập thể

3.1 Khái niệm

-Bầu không khí tâm lý trong tập thể là trạng thái chung của tập thể phản ánh tính chất, nội dung và xu hướng tâm lý thực tế của các thành viên trong tập thể đó

-Trạng thái tâm lý tập thể ở đây chủ yếu là tâm trạng của các thành viên trong tập thể vui vẻ, thoải mái hay buồn chán, lo lắng, căng thẳng Trạng thái đó cho biết mức độ thỏa mãn nhu cầu, nguyện vọng của các thành viên, kể cả mức độ tương hợp giữa các thành viên

trong tập thể

Cơ chế sinh ra bầu không khí là sự lây lan tâm lý từ người này sang người khác

Trang 45

3.2 Các yếu tố ảnh hưởng

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới bầu không khí tâm lý

trong tập thể các tổ chức, cơ quan như:

- Phong cách làm việc của người lãnh đạo

- Sự tương hợp tâm lý giữa các thành viên

- Điều kiện làm việc, bản thân công việc

- Chế độ đãi ngộ, chính sách

- Các yếu tố khác

3.3 Vai trò của bầu không khí trong tập thể

Bầu không khí tâm lý là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của tập thể, nhóm Tập thể có sự đồng thuận sẽ tăng được năng suất lao động, ảnh hưởng tốt tới sức khỏe tâm lý của các thành viên Ngược lại, bầu không khí căng thẳng, năng suất lao động giảm, dễ gây tai nạn lao động

Ngày đăng: 21/01/2016, 11:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w