1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài giảng môn tôn giáo học chương 2 một số tôn giáo lớn trên thế giới

78 2,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 5,72 MB

Nội dung

• Sự ra đời của Kitô giáo gắn với tên tuổi của Giêsu Kitô, sinh ra vào đầu Công nguyên, theo truyền thuyết, bà Maria đã mang thai một cách màu nhiệm và sinh ra Giêsu... • Kinh thánh theo

Trang 1

Chương 2

Một số tôn giáo lớn trên thế giới

Trang 2

2.1 Phật giáo

2.1.1 Lịch sử ra đời

• Điều kiện thiên nhiên ở Ấn Độ

=> Những điều kiên tự nhiên đa dạng và khắc nghiệt ấy là cơ sở

để hình thành sớm những tư tưởng tôn giáo triết học.

Trang 4

• Về kinh tế – xã hội:

+ ruộng đất thuộc quyền sở hữu nhà nước, gắn liền với nó là sự bần cùng hoá của người dân trong công xã

Trang 5

• Bà-la-môn (tăng lữ): từ miệng

• Sát-đế-lợi (quý tộc): từ tay

• Phệ-xá sinh (bình dân): từ bắp vế

• Thủ-đà-la (nô lệ) từ chân

Trang 6

• Người Ấn Độ đã đạt được những thành tựu về khoa học tự nhiên Đặc biệt là các lĩnh vực thiên văn, toán học, y học

Trang 7

Siddhattha Gautama, sinh khoảng

năm 566 trước Công Nguyên

Trang 8

• Năm 29 tuổi, Ngài xuất gia tu đạo Sau 6 năn tu hành, Tất Đạt Đa đã giác ngộ tìm ra chân chân lí “Tứ diệu đế” và “Thập nhị nhân duyên”.

Trang 10

2.1.3 Vũ trụ quan

• Thế giới quan của Phật giáo thể hiện tập trung ở nội dung của 3 phạm trù: vô

ngã, vô thường và duyên. 

Trang 11

• Vũ  trụ=  “Sắc” + “Danh” =>

Ngũ uẩn: sắc (vật chất), thụ (cảm giác), tưởng (ấn tượng), hành (suy lý) và thức (ý thức),

• =>  không có “Bản ngã” hay

cái tôi chân thực – Vô ngã

Trang 12

• Vũ trụ vận động theo chu trình bất tận là “sinh – trụ – dị – diệt” – Vô thường

• Duyên: nhân – quả

Trang 13

Nhân sinh quan

• Khổ đế

• sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, thụ biệt khổ, oán tăng hội, sở cầu bất đắc và ngũ thụ uẩn

Trang 15

+ Con đường dẫn đến Niết-bàn

là Bát chính đạo: Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mệnh, Chính tinh tiến, Chính niệm, Chính định

Trang 16

•=> Phật giáo nguyên thuỷ có tư tưởng vô thần, có yếu tố duy vật

và tư tưởng biện chứng của thế giới

Trang 18

Lần đầu Phật chuyển Pháp Luân, thuyết Tứ Diệu Đế

Trang 20

Chùa Mahabodhi –

một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất ở Ấn Độ

Trang 21

• 2.1.5 Kinh sách

• Tạng kinh (Tạng Kinh (Sutta Pitaka),:

bài giảng của Đức Phật

• Tạng  Luật  (Vinaya  Pitaka):  giới Luật và

nghi lễ trong đời sống xuất gia của các

vị tỳ khưu và tỳ khưu ni.

• Tạng Luận (Abhidhamma Pitaka - Vi Diệu 

Pháp  Tạng):  do các nhà sư uyên bác

khởi thảo về sau.

Trang 22

• Tạng Luận gồm Giáo Lý Cùng Tột (paramattha desana) Hầu hết các học giả Phật Giáo đều xác nhận rằng muốn thông hiểu Giáo Huấn của Ðức Phật phải có kiến thức về Tạng Luận vì đó là chìa khoá để mở cửa vào thực tế.

Trang 23

2.1.6 Các tông phái

• Lần 1: thời kỳ kết tập kinh điển lần thứ II (khoảng 100 năm sau khi Thích Ca Mâu Ni mất) do sự bất đồng về yêu cầu thay đổi 10 điều giới luật Đại Chúng bộ (Mahàsamghika) , Thượng Tọa bộ (Theravada).

Trang 24

• Đại Chúng Bộ và hình thành tổng cộng thành 9 bộ phái => Đại Chúng bộ có thể là nguyên nhân gây ra sự chia phái của Thượng Tọa bộ thành tổng cộng 11 bộ

Trang 25

Các bộ phái chính ngày nay

• Theravada: (kỳ kết tập kinh điển lần thứ III)

• Mahayana: (Đại thừa)

• Vajrayana (Mật tông) (Tk VI)

• Tịnh Độ tông

• Thiền tông

Trang 26

Phật giáo vào Việt Nam?

• Sinh viên tự đọc tài liệu.

Trang 27

2.2 Kitô giáo:

Bối cảnh ra đời:

•Kitô giáo xuất hiện vào thế kỷ thứ I ở các tỉnh phía đông của đế quốc La Mã với chế độ Chiếm hữu nô lệ

•Đế chế La Mã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc, tạo ra nhiều mâu thuẫn và xung đột gay gắt trong đời sống xã hội

Trang 28

Đường đến thành phố Bethlehem, nơi Chúa giáng sinh

Trang 29

Thành phố Bethlehem ngày nay

Trang 30

• Sự ra đời của Kitô giáo gắn với tên tuổi của Giêsu Kitô, sinh ra vào đầu Công nguyên, theo truyền thuyết, bà Maria

đã mang thai một cách màu nhiệm và sinh ra Giêsu.

Trang 31

• Trên cở sở kinh thánh và những nghiên cứu hiện có, có thể biết được vài điểm về cuộc sống của Giêsu như sau:

+ Giêsu là người Do Thái.

+ Sống ở đầu thế kỷ I sau Công nguyên.

+ Khoảng 30 tuổi thì bắt đầu truyền, giảng đạo khoảng 3 năm.

Trang 32

+ Thu nhận và đào tạo 12 người thành Thánh tông đồ Phêrô là Thánh tông đồ cả + Bị sự ghen ghét của các phần tử Do Thái giáo.

+ Sau khi bị kết tội “mưu phản La Mã”, bị đóng đinh chết trên thập tự giá.

Sau khi Giêsu qua đời, Kitô giáo được hình thành.

Trang 33

Trong phủ đường quan tổng trấn Chúa Giêsu bị điệu tới trước tòa Philatô Ngày nay là ngôi trường học Al Omariya

Trang 34

Ngôi nhà dòng của các cha dòng Phanxicô, tại đây có Ngôi Nhà Nguyện là nơi Chúa bị Kết Án và vác Thánh Giá.

Trang 35

Bức điêu khắc của Thaddeus Zielinsky là lối vào nhà nguyện của người Balan

trên đường El-Wad, mô tả Chúa Giêsu ngã dưới cây Thánh Giá.

Trang 37

Chúa Jesus bị đóng đinh giữa hai người ăn cướp

Trang 38

Sự phát triển của Kitô giáo

• Kitô giáo trong thời kỳ cổ đại:

Đây là thời kỳ Kitô giáo xuất hiện và hoạt động trong cộng đồng người Do Thái nhưng bị những người theo Do Thái giáo đả kích và chính quyền

La Mã đàn áp

Sang thế kỷ II, tầng lớp quý tộc dần theo Kitô giáo làm thay đổi vị trí và ảnh hưởng của nó, đến cuối thế kỷ II, Kitô giáo trở thành quốc giáo của Đế chế La Mã

Trang 39

• Kitô giáo trong thời trung cổ:

Kitô giáo chi phối mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nhiều nước phong kiến châu Âu

Quá trình mở rộng ảnh hưởng của đạo Kitô đã gây

ra nhiều cuộc xung đột, mâu thuẫn gay gắt giữa Kitô giáo với Do Thái giáo và Hồi giáo với những cuộc Thập tự chinh tàn khốc và đẫm máu

Kitô giáo phân hoá lần thứ nhất vào năm 1054 thành 2 phái:

+ Công giáo – thế lực lớn nhất ở phía Tây La Mã + Chính thống giáo ở phía Đông La Mã

Trang 40

• Kitô  giáo  trong  thời  kỳ  cận  –  hiện  đại:

Đến thế kỷ XVI cải cách của Martin Luther (1483 – 1546) và John Cavin (1509 – 1546) đã làm xuất hiện Giáo hội cải cách gọi là Tin lành

• Cũng thời kỳ này vua Anh tách Công giáo ở Anh khỏi sự chỉ đạo của Giáo Hoàng và lập ra Anh giáo

• Ngày nay, Kitô giáo có hơn 400 dòng khác nhau trong đó có 4 nhánh lớn là Công giáo, Chính thống giáo, đạo Tin Lành và Anh giáo

Trang 41

• Luật lệ, lễ nghi của Công giáo rất phức tạp:12 tín điều trong kinh tín kính,10 điều răn của Chúa, 6 điều răn của Hội thánh, 7 phép bí tích,

1752 điều luật.

• Công giáo đề cao thuyết thần quyền tuyệt đối (mọi việc do Chúa định) và thuyết giáo quyền tập trung (Giáo Hoàng là đại diện Thiên chúa ở trần gian)

Trang 42

Tòa Thánh Vatican

Trang 44

Vatican trong ngày lễ Phục sinh

Trang 45

• Kinh thánh theo quan niệm của giáo hội là “lời Chúa truyền dạy đời đời” là một bộ sách gồm 73 quyển được chia làm 2 bộ Tân ước và Cựu ước

• Ban đầu Kinh thánh được truyền khẩu trong dân gian

• Đến thế kỷ II thì bắt đầu được viết trên da dê

• Thế kỷ IV – VI được viết trên giấy Papêrút

• Thế kỷ VII mới viết thành sách

• Kinh thánh là một kho tàng lịch sử và điển tích văn học Trong Kinh thánh bao gồm toàn bộ toàn

bộ quan điểm, tư tưởng của giáo lý và tín điều của các đạo Kitô

Trang 46

Kinh Cựu ước

Trang 47

Kinh Thánh Tân Ước

Trang 48

• Tín điều căn bản đầu tiên là niềm tin vào Thiên Chúa và sự màu nhiệm của Thiên Chúa

• Thiên Chúa có ba ngôi: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần nhưng cùng một bản thể

• Ba ngôi “đồng vinh, đồng đẳng, đồng quyền” nhưng có chức năng và vai trò khác nhau Cha – tạo dựng, Con – cứu chuộc, Thánh thần – thánh hoá

Trang 50

Lễ rửa tội cho trẻ em

Trang 51

Bí tích Thêm sức

Trang 52

Bí tích Thánh Thể

Trang 53

Bí tích giải tội

Trang 54

Bí tích Truyền Chức Thánh

Trang 55

Bí tích Hôn phối

Trang 57

• - Mười điều răn của Chúa 

1 Phải thờ kính Thiên Chúa trên hết mọi sự

2 Không được lấy danh Thiên Chúa để làm những việc phàm tục, tầm thường

3 Dành ngày Chúa Nhật để thờ phụng Thiên Chúa

4 Thảo kính cha mẹ

5 Không được giết người

6 Không được dâm dục

7 Không được tham lam lấy của người khác

8 Không được làm chứng dối, che dấu sự giả dối

9 Không được ham muốn vợ (hoặc chồng) người khác

10 Không được ham muốn của cải trái lẽ

Trang 58

Công giáo ở Việt Nam

• Vào thế kỷ XVI, Công giáo (Thiên chúa giáo) truyền vào Việt Nam do các giáo sĩ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và sau là Pháp

• Sự truyền đạo giai đoạn đầu ít gặp trở ngại do tính khoan dung của người Việt Nam và tính không đối dầu của tôn giáo bản địa nhưng sự truyền đạo đạt kết quả không cao

• Sau đó Pháp vận động Giáo Hoàng cho phép độc quyền truyền đạo tại Việt Nam Hội truyền giáo Paris được thành lập năm 1660 cùng nhà nước Pháp tuyển chọn, đào tạo giáo sĩ, cử sang hoạt động ở Việt Nam và một số nước khác.

Trang 59

• Cuối thế kỷ XVIII, Giáo hội Công giáo Việt Nam đã

có ba địa phận: Đàng trong, Đàng ngoài và Tây đàng ngoài, với khoảng 3 vạn giáo dân và 70 linh mục Việt Nam

• Dưới triều Nguyễn, lúc đầu sự truyền giáo được nhà Nguyễn tạo nhiều điều kiện thuận lợi, nhưng sau đó thấy những hoạt động của giáo sĩ vừa truyền đạo vừa phục vụ cho âm mưu xâm lược của thực dân Pháp nên nhà Nguyễn đã cấm đạo nhất là từ khi thực dân Pháp bộc lộ rõ ý đồ thôn tính Việt Nam Việc cấm đạo gay gắt tạo sự chia

rẽ nhất định trong nhân dân

Trang 60

6.3.2.3 Hồi giáo:

• Hồi giáo ra đời vào thế kỷ thứ 7 tại bán đảo Ả Rập, do Thiên Sứ Muhammad nhận mặc khải của thượng đế truyền lại cho con người qua thiên thần Jibrael

• Đạo Hồi chỉ tôn thờ Allah Đấng Tối Cao,

Đấng Duy Nhất (tiếng Ả Rập: Allāh) Đối với

tín đồ, Muhammad là vị Thiên Sứ cuối cùng được Allah mặc khải Thiên Kinh Qur'an (còn viết là Koran) qua Thiên thần Jibrael

Trang 61

Mohammed receiving revelation from the angel Gabriel

Trang 62

Giáo lý

• Đối với các tín đồ Hồi giáo, thiên kinh Qur'an là một vật linh thiêng, vì đó chính là lời phán của Allah Đấng Toàn Năng.

• Người Hồi giáo tin tưởng các vị sứ giả đến trước

sứ giả Muhammad, kể từ Adam đến Jesus xuyên qua Noah, Abraham, Moise, v.v Họ cũng tin tưởng Cựu ước và Tân ước là kinh sách của Allah nhưng họ không thi hành theo vì sự "lệch lạc" do người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo tạo ra và thiên kinh Qur'an được Allah mặc khải xuống để điều chỉnh lại những gì đã sai trái ở hai kinh sách đó.

Trang 63

Qur'an cũng liệt kê mười điều răn

• Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa (tiếng Á Rập là Allah).

• Vinh danh và kính trọng cha mẹ.

• Tôn trọng quyền của người khác.

• Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo.

• Cấm giết người, ngoại trừ trường hợp đặc biệt (*).

• Cấm ngoại tình.

• Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi.

• Hãy cư xử công bằng với mọi người.

• Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần.

• Hãy khiêm tốn

Trang 64

• Ngoài ra tín đồ Hồi giáo có một số luật lệ:

• Một lần trong đời, họ phải hành hương về thánh địa Mecca, nhưng với điều kiện họ không vay mượn hay xin phí tổn Trước khi đi, họ phải lo cho gia đình vợ

con đầy đủ những nhu cầu cần thiết trong thời gian họ vắng mặt hành hương.

• Nghiêm cấm ăn máu, thịt con vật đã chết trước khi

được cắt tiết theo nghi thức; không được ăn thịt lợn vì lợn là con vật bẩn thỉu.

• Nghiêm cấm uống rượu và các thức uống lên men.

• Nghiêm cấm cờ bạc.

• Nghiêm cấm gian dâm và trai gái quan hệ xác thịt

trước khi cưới hỏi.

• Nghiêm cấm ăn những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp (như chó, mèo, chuột, v.v.).

Trang 65

• Người Hồi giáo chỉ được ăn thịt halal, tức là thịt đã

được giết mổ theo nghi thức của đạo Hồi.

• Hàng năm phải thực hiện tháng ăn chay Ramadan để tưởng nhớ và biết thương xót người nghèo Tháng này tính theo lịch Mặt Trăng

• Trong tháng này, khi còn ánh sáng Mặt Trời, họ không được ăn và uống, đến đêm thì mới ăn Cũng trong

tháng này, con người phải tha thứ và sám hối, vợ

chồng không được gần nhau vào ban ngày nhưng ban đêm vẫn có thể ân ái với nhau Trẻ em và phụ nữ có mang không phải thực hiện Ramadan.

• Hồi giáo nghiêm cấm kỳ thị chủng tộc và tôn giáo, tín

đồ Hồi giáo không được phép chỉ trích cũng như phán xét người khác Đó là việc của Allah Đấng Toàn Năng

Trang 66

Năm điều căn bản của đạo Hồi:

• Tuyên đọc câu Kalimah Sahadah: Ash Ha Du

Allah Ila Ha Il Lallah Wa Ash ha du an na Muhammader rosu Lullah, có nghĩa Tôi công

nhận Allah là thượng đế duy nhất và ngoài ra không có ai khác cả và tôi công nhận Muhammad là vị sứ giả cuối cùng của Ngài

• Cầu nguyện ngày năm lần: Buổi bình minh, trưa, xế trưa, buổi hoàng hôn và tối

• Bố thí

• Nhịn chay tháng Ramadan

• Hành hương tại Mecca

Trang 69

Tín đồ Hồi giáo cầu nguyện

Trang 70

 Đạo Hồi tại Việt Nam

• Theo một số tài liệu thì Othman bin Affan, vị khalip thứ

ba của của đạo Hồi, đã cử tín đồ đạo Hồi đại diện đầu tiên đến Trung Hoa và một số quốc gia ở Đông Nam Á vào thời kỳ nhà Đường ở Trung Quốc vào khoảng năm 650

• Trong những năm đầu tiên sau khi đạo Hồi khai sáng, thương nhân Ả Rập đi đường biển đã dừng chân tại vương quốc Champa trên đường đến Trung Quốc

• Tuy nhiên chứng cớ trong văn tịch chỉ có từ thời nhà Tống Điều này cho biết người Chăm bắt đầu tiếp nhận đạo Hồi từ cuối thế kỷ 10 sang đầu thế kỷ 11.

• Số tín đồ tăng dần qua liên hệ với vua Hồi xứ Malacca nhưng phải đến thế kỷ 17 sau khi Champa bị Đại Việt thôn tính thì đạo Hồi mới trở nên thịnh hành với người Chăm

• Vào giữa thế kỷ 19, nhiều tín đồ đạo Hồi người Chăm đã

di cư từ Cao Miên vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long, phát triển cộng đồng Hồi giáo ở Việt Nam

Trang 71

6.3.2.4 Tin Lành

• Sự phân liệt lần thứ hai của đạo Kitô vào đầu thế kỷ XVI dẫn đến sự ra đời của đạo Tin Lành gắn liền với tên tuổi hai đại biểu là Martin Luther (1483 – 1546) và John Cavin (1509 – 1546)

• Martin Luther chịu ảnh hưởng của tư tưởng

tự do tư sản, phản kháng lại những quy định khắc nghiệt của của Công giáo

Trang 72

Martin Luther (1483 – 1546)

John Cavin (1509 – 1546)

Trang 73

• Martin Luther chịu ảnh hưởng của tư tưởng tự

do tư sản, phản kháng lại những quy định khắc nghiệt của của Công giáo

• Ông thừa nhận Thánh kinh nhưng phủ nhận truyền thống của nhà thờ, bãi bỏ những nghi lễ phiền toái, cải cách lại ngày phục sinh của chúa, chủ trương cho phép các mục sư lấy vợ

=>Những tư tưởng cải cách này đã dẫn tới xung đột gay gắt quyết liệt với Toà thánh Vatican và dẫn đến việc ra đời một tôn giáo mới: đạo Tin Lành.

Trang 74

Giáo lý cơ bản của đạo Tin Lành

• Đạo Tin Lành đề cao vị trí của kinh thánh, coi đó

là chuẩn mực căn bản duy nhất của đức tin và sự hành đạo

• Lấy kinh thánh làm giáo lý nhưng đạo Tin Lành chỉ công nhận 36 trong tổng số 46 cuốn Cựu ước

• Khác với Công giáo, đạo Tin Lành không coi Kinh thánh là cuốn sách chỉ có một số người (giáo sĩ) được quyền kê cứu, giảng giải mà tín đồ, giáo sĩ đạo Tin Lành đều có quyền sử dụng, nói và làm theo Kinh thánh

Trang 75

Nghi lễ của đạo Tin Lành

• Nghi lễ đạo Tin Lành khá đơn giản Đạo không thờ tranh ảnh, hình tượng cũng như di vật Thánh ca trở thành phương tiện diễn đạt hàng đầu Tín đồ đạo Tin Lành chỉ thừa nhận hai bí tích rửa tội và thánh thể song quan niệm và cách tiến hành nghi lễ đó cũng có nhiều nội dung khác với Công giáo.

Trang 76

Nhà thờ Tin Lành

Nhà thờ Công giáo

Trang 77

• Đạo Tin Lành có một đặc điểm là không chấp nhận điều gì trái với Kinh thánh, không cho tín

đồ thờ cúng tổ tiên, các lễ hội… là cái bị coi là khác điều chúa dạy Vì lẽ đó những thành viên của nhiều dân tộc theo đạo Tin Lành bị buộc phải từ bỏ tôn giáo, văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Ngày đăng: 20/01/2016, 17:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w