PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

48 826 1
PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một trường đại học mỗi năm tiếp nhận nhiều sinh viên đến trường nhập học và trong quá trình học tập nhà trường sẽ quản lý các kết quả học tập của từng sinh viên.

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỀ TÀI MÔN HỌC: PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG Quản lý điểm sinh viên Khoa Giảng viên hướng dẫn: Ths LÊ NGỌC SƠN Sinh viên thực hiện: 1. Nguyễn Bá Sĩ Đương - 08276131 2. Nguyễn Công Tú - 08275921 3. Hồ Hán Giêng – 08892331 4. Phan Viết Hiệu - 08892021 Lớp : ĐHTH4LT Khóa : 2009 – 2010 Đồ án môn học PTTKHĐT DHTH4LT TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009LỜI CẢM ƠN Chúng em xin chân thành cám ơn Khoa Công nghệ Thông tin, trường Đại học Công nghiệp Tp. HCM đã tạo điều kiện cho chúng em được thực hiện bài tập lớn của môn học này. Chúng em cũng xin chân thành cám ơn Ths. Lê Ngọc Sơn, thầy đã giảng dạy cho chúng em những kiến thức cần thiết trong học kỳ. Những kiến thức đó đã chắp cánh cho chúng em thực hiện bài tập lớn. Chúng em xin chân thành cám ơn quý Thầy cô trong Khoa đã tận tình giảng dạy trang bị cho chúng em những kiến thức cần thiết trong thời gian qua, cuối cùng xin gửi lời biết ơn đến gia đình, bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ, động viên trong những lúc khó khăn cũng như trong suốt thời gian học tập vừa qua. Mặc dù nhóm đã cố gắng hoàn thành bài tập lớn với tất cả nỗ lực của bản thân, nhưng bài tập lớn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được sự cảm thông, chia sẻ và tận tình đóng góp chỉ bảo của quý Thầy Cô. Nhóm thực hiện Nguyễn Bá Sĩ Đương GVHD: Lê Ngọc Sơn 2 Đồ án môn học PTTKHĐT DHTH4LT NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN . . . . . . . . . . . . . Tp. HCM, Ngày tháng năm 2009 Ký tên Lê Ngọc Sơn Contents GVHD: Lê Ngọc Sơn 3 Đồ án môn học PTTKHĐT DHTH4LT 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI: Công tác quản lý điểm (kết quả học tập) của sinh viên đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động của một khoa trong các trường đại học. Trong khoảng 10 năm trở lại đây công tác quản lý điểm đã dần được tin học hóa nhằm đem lại hiệu quả cao hơn, tin cậy hơn. 2 THU THẬP YÊU CẦU 2.1 Mổ tả chung: Một trường đại học mỗi năm tiếp nhận nhiều sinh viên đến trường nhập học và trong quá trình học tập nhà trường sẽ quản lý các kết quả học tập của từng sinh viên. Trong trường có nhiều khoa ngành khác nhau, mỗi khoa có một phòng giáo vụ là nơi cập nhật thông tin của sinh viên, lớp, môn học… - Mỗi khoa có một hay nhiều lớp học, thông tin lớp học gồm tên lớp, khóa học, năm bắt đầu, năm kết thúc và có duy nhất một mã lớp. Mỗi lớp có một hay nhiều sinh viên, mỗi sinh viên khi nhập học sẽ cung cấp thông tin về họ tên, ngày sinh, nơi sinh, phái, địa chỉ và được cấp cho một mã sinh viên. - Trong quá trình được đào tạo tại trường, sinh viên phải học các môn học mà khoa phân cho lớp, thông tin về môn học gồm mã môn học, tên môn học, số tín chỉ, giáo viên phụ trách môn học đó. Đối với mỗi môn học, học sinh có các điểm sau: + Điểm thi giữa kì: nếu điểm từ 5 trở lên thì đạt, ngược lại phải thi lại lần 2, nếu thi lần 2 không đạt phải học lại. + Điểm đề tài: nếu điểm từ 5 trở lên thì đạt, ngược lại không được thi cuối kì và phải học lại. + Điểm cuối kì: nếu điểm từ 5 trở lên thì đạt, ngược lại phải thi lại lần 2, nếu thi lần 2 không đạt thì học lại thi lại, nếu vẫn không đạt phải học lại với lớp dưới và lấy điểm lại từ đầu. GVHD: Lê Ngọc Sơn 4 Đồ án môn học PTTKHĐT DHTH4LT + Điểm tổng kết môn học: điểm trung bình môn được tính dựa vào 3 điểm trên (20% giữa kì, 30% đề tài, 50% cuối kì). Điểm trung bình được dùng để xếp loại học lực cho môn đó. - Sau khi hoàn thành các môn học được giao, sinh viên sẽ thi các môn thi tốt nghiệp. Nếu điểm từ 5 trở lên thì đạt, ngược lại phải thi lại. Nếu các môn thi tốt nghiệp đều đạt sinh viên sẽ được tổng kết thành điểm tốt nghiệp và đánh giá học lực. - Đối với sinh viên học tại trường, mỗi người có thể xem điểm các môn học của mình hay xem các môn học của từng học kì mà mình sẽ được học. 2.2 Quá trình quản lý điểm được diễn ra như sau: Dựa vào quy chế học và thi theo tín chỉ của trường ĐH Công nghiệp:  Sau khi thi và có điểm của các môn thi. Điểm của các môn thi được chuyển tới phòng giáo vụ khoa, nhiệm vụ của phòng là nhập điểm của từng môn học đó vào cơ sở dữ liệu.  Thang điểm tối đa của mỗi môn học là thang điểm 10. Sau mỗi kỳ học thì giáo vụ khoa sẽ tiến hành sắp xếp phân loại sinh viên. Đối với những sinh viên khá giỏi thì tiến hành khen thưởng. Tổ chức thi lại đối với những sinh viên được điểm dưới 4 trong lần thi thứ nhất. Nếu sau lần thi thứ hai sinh viên đó vẫn bị điểm dưới 4 thì tổ chức học lại cho sinh viên. Nếu sau khi học lại mà điểm thi của sinh viên đó vẫn dưới 4 thì xét sinh viên đó học lại. A. Phân loại sinh viên để từ đó đề ra phương hướng dạy và học tập của khoa sao cho kết quả học tập và dạy học trong kỳ tới đạt nhiều thành tích cao hơn kỳ vừa qua. B. Đánh giá học phần: Đối với những học phần không làm tiểu luận điểm học phần tính như sau: Đ.HP = 60%Đ.KTHP + 20%Đ.GHP + 20%Đ.TBKTTK Trong đó: Đ.HP: Điểm tổng kết học phần Đ.KTHP: Điểm thi kết thúc học phần (>=4 mới tính các điểm khác) Đ.GHP: Điểm thi giữa học phần GVHD: Lê Ngọc Sơn 5 Đồ án môn học PTTKHĐT DHTH4LT Đ.TBKTTK: Điểm trung bình kiểm tra thường kỳ Đối với những học phần có làm tiểu luận, áp dụng hình thức đánh giá như sau: Đ.TBMH = 20%Đ.GK + 30%Đ.TL + 50%Đ.KTMH Trong đó: Đ.TBMH: Điểm trung bình môn học Đ.GK: Điểm giữa kỳ môn học Đ.TL: Điểm tiểu luận Đ.KTMH: Điểm thi kết thúc môn học Chú ý: - Trường hợp những sinh viên thi lại (kể cả thi giữa học phần, kết thúc môn, tiểu luận). Nếu >=5,5 thì chỉ tính phần thi đó bằng 5,5 các phần điểm khác được bảo lưu. - Đối với học sinh có điểm thi <=5,5 được thi lại 1 lần để cải thiện điểm - Trường hợp những sinh viên thi lại (kể cả thi giữa học phần, kết thúc môn học tiểu luận). Nếu >5 thì chỉ tính phần thi đó bằng 5, các phần điểm khác được bảo lưu. 2.3 Cách tính điểm đánh giá bộ phận điểm học phần : - Điểm đánh giá bộ phận và điểm kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học phần đối với trọng số tương ứng, điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân sau đó được chuyển thành điểm chữ như sau : + Loại đạt gồm : A (8,5 - 10): Giỏi B (7,0 - 8,4): Khá GVHD: Lê Ngọc Sơn 6 Đồ án môn học PTTKHĐT DHTH4LT C (5,5 – 6,9 ): Trung bình D (4,0 – 5,4 ): Trung bình yếu + Loại không đạt F (dưới 4,0): Kém (thi lại) - Việc xếp loại mức điểm F ngoài trường hợp như đã nêu. Còn áp dụng cho trường hợp sinh viên vi phạm nội quy, có quyết định phải nhận mức F 2.4 Cách tính điểm trung bình chung - Để tính điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích luỹ, mức điểm chữ của mỗi học phần phải được quy đổi qua điểm số như sau: A tương ứng với 4 B tương ứng với 3 C tương ứng với 2 D tương ứng với 1 F tương ứng với 0 - Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích luỹ được tính theo công thức sau, lấy đến 2 số thập phân: Công thức : ∑ ∑ = = = N i N i ni niai A 1 1 . Trong đó: A là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình trung tích luỹ ai: Điểm học phần thứ i ni: Số tín chỉ của học phần thứ i GVHD: Lê Ngọc Sơn 7 Đồ án môn học PTTKHĐT DHTH4LT n: Tổng số học phần Điểm trung bình chung học kỳ để xét học bổng khen thưởng sau mỗi học kỳ chỉ tính theo kết quả thi kết thúc học phần ở lần thi thứ nhất. Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích luỹ để xét thôi học, xếp hạng học lực sinh viên và xếp hạng tốt nghiệp được tính theo điểm thi kết thúc học phần cao nhất trong các lần thi. 2.5 Xét và công nhận tốt nghiệp: - Đầu học kỳ cuối khoá, các sinh viên được đăng ký làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp, hoặc học thêm một số học phần chuyên môn được quy định như sau : + Làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp: Áp dụng cho sinh viên có điểm TBC đối với khối kinh tế đạt điểm 7,5 trở lên, khối công nghệ đạt điểm 7,0 trở lên. Đồ án khoá luận tốt nghiệp là học phần có khối lượng không quá 7 tín chỉ cho trình độ đại học và 5 tín chỉ cho trình độ cao đẳng. + Sinh viên không được giao làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp: phải đăng ký học thêm 7 tín chỉ cho trình độ đại học và 5 tín chỉ cho trình độ cao đẳng ở những học phần chuyên môn, để tích luỹ đủ số tín chỉ quy định cho chương trình. - Sinh viên được tạo điều kiện làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp kết hợp với thời gian thực tập chuyên môn cuối khoá. - Sinh viên bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì không được làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp. • Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp - Những sinh viên có đủ các điều kiện sau thì được xét tốt nghiệp + Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp, sinh viên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập. + Tích luỹ đủ số học phần theo quy định cho chương trình đào tạo: với khối lượng là 140 - 150 tín chỉ cho trình độ đại học 4 năm và 100 - 110 tín chỉ cho trình độ cao đẳng 3 năm. GVHD: Lê Ngọc Sơn 8 Đồ án môn học PTTKHĐT DHTH4LT + Điểm trung bình tích luỹ của toàn khoá học đạt từ 2,00 trở lên Cấp bằng tốt nghiệp. - Bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng được cấp theo ngành đào tạo chính (đơn nghành hoặc song nghành). Hạng tốt nghiệp được xác định theo điểm trung bình chung tích luỹ của toàn khoá học như sau: + Loại xuất sắc đạt điểm trung bình chung tích luỹ từ 3,60 đến 4,00 + Loại giỏi đạt điểm trung bình chung tích luỹ từ 3,20 đến 3,59 + Loại khá đạt điểm trung bình chung tích luỹ từ 2,50 đến 3,19 + Loại trung bình đạt điểm trung bình chung tích luỹ từ 2,00 đến 2,49 2.6 Mô tả bài toán Bài toán Quản lý điểm đặt ra các vấn đề cơ bản như sau: Thể hiện được mô hình tổ chức quản lý sinh viên theo khóa, theo lớp, theo các loại hình đào tạo; Quản lý các môn học của các lớp theo học kỳ và kết quả học tập của sinh viên đối với các môn học đó. Hệ thống còn phải cho phép tạo ra các báo cáo từ kết quả học tập của sinh viên nhằm phục vụ công tác điều hành huấn luyện như: Tổng kết kết quả học tập theo kỳ, theo năm, theo khóa; In Danh sách thi lại; In Bảng điểm học kỳ; In Bảng điểm cá nhân… Ngoài các chức năng chính như trên, hệ thống này còn cần thêm một số chức năng khác như: cập nhật các loại danh mục dữ liệu (danh mục lớp, danh mục loại hình đào tạo, danh mục ngành học …); các chức năng sao lưu và phục hồi dữ liệu; các chức năng trợ giúp … Có thể mô tả sơ lược các công việc chính (đối với 1 khóa học) trong hệ thống quản lý điểm của một khoa như sau: - Với mỗi lớp đã có cập nhật danh sách sinh viên của lớp - Với mỗi học kỳ cần cập nhật danh sách môn học, danh sách các lớp học phần sẽ mở trong kỳ. GVHD: Lê Ngọc Sơn 9 Đồ án môn học PTTKHĐT DHTH4LT - Khi có kết quả các lớp học phần -> Cập nhật điểm môn học / lớp - Tổng kết kết quả học tập học kỳ, năm học, khóa học - Thống kê điểm. 2.7 Cơ cấu tổ chức: Một trường đại học mỗi năm tiếp nhận nhiều sinh viên đến trường nhập học và trong quá trình học tập nhà trường sẽ quản lý các kết quả học tập của từng sinh viên. Trong trường có nhiều khoa ngành khác nhau, mỗi khoa có một phòng giáo vụ là nơi cập nhật thông tin của sinh viên, lớp, môn học… - Mỗi khoa có một hay nhiều lớp học, thông tin lớp học gồm tên lớp, khóa học, năm bắt đầu, năm kết thúc và có duy nhất một mã lớp. Mỗi lớp có một hay nhiều sinh viên, mỗi sinh viên khi nhập học sẽ cung cấp thông tin về họ tên, ngày sinh, nơi sinh, phái, địa chỉ và được cấp cho một mã sinh viên. - Trong quá trình được đào tạo tại trường, sinh viên phải học các môn học mà khoa phân cho lớp, thông tin về môn học gồm mã môn học, tên môn học, số tín chỉ, giáo viên phụ trách môn học đó. - Sau khi hoàn thành các môn học được giao, sinh viên sẽ thi các môn thi tốt nghiệp. 2.8 Yêu cầu: 2.8.1 Chức năng: Xây dựng hệ thống Quản lý điểm phục vụ công tác quản lý điểm trong một khoa của các trường ĐH và CĐ với các yêu cầu sau: • Chức năng người dùng Người dùng là sinh viên, phụ huynh, giáo viên… là những người có nhu cầu xem thông tin điểm của các sinh viên. Họ chỉ có quyền xem điểm • Chức năng quản trị Có 2 nhóm vai trò: quản trị viên, quản lý viên. Họ phải đăng nhập vào hệ thống để sử dụng chức năng quản trị. Quản trị viên có các chức năng: GVHD: Lê Ngọc Sơn 10 [...]... người dùng chỉ có thể sử dụng một số chức năng riêng - Việc tính toán điểm phải chính xác ,đáng tin cậy , độ sai số cho phép là 0.001 - Phải có tài liệu hướng dẫn cài đặt và sử dụng đầy đủ trên web 3 PHÂN TÍCH Dựa vào những thông tin thu thập trên , phần dưới sẽ tiến hành phân tích yêu cầu nghiệp vụ và hệ thống 3.1 Phân tích yêu cầu nghiệp vụ: 3.1.1 Các thừa tác viên nghiệp vụ: Dựa vào cơ cấu tổ chức... duyệt phía người dùng Server: là hệ thống Windows Server sử dụng IIS để chạy web ASP.NET Framwork 2.0 Giao tiếp giưa Client và server là giao tiếp HTTP Ngoài ra để dễ bảo trì và mở rộng nên hệ thống phát triển theo mô hình 3 tầng 4.2 Giao diện Trang chủ (FormGiaoDien) GVHD: Lê Ngọc Sơn 34 Đồ án môn học PTTKHĐT DHTH4LT Trang đăng nhập: (FormDangNhap) GVHD: Lê Ngọc Sơn 35 Đồ án môn học PTTKHĐT DHTH4LT... UseCase này bắt đầu khi người quản trị hệ thống muốn thêm mới,chỉnh sửa hoặc tạm xoá bỏ thông tin về môn học nào đó Hệ thống yêu cầu người dùng nhập vào các thông tin hoặc một trong các thông tin sau:mã học phần, mã môn học,tên môn,số tín chỉ Người dùng chọn tác vụ muốn thực hiện: Thêm môn  B1: Hệ thống yêu cầu người dùng nhập các thông tin cần thiết của môn Các thông tin bao gồm: Mã môn, tên môn B2: Hệ... Duong_QuanLyNguoiDung Duong_SuaThongTinNguoiDung * Sinh viên: Duong_SinhVien GVHD: Lê Ngọc Sơn Duong_XemDiem Duong_KiemTraMSSV 22 Đồ án môn học PTTKHĐT DHTH4LT 1 Đặc tả usecase: Đối với từng usecase thực hiện các bước bên dưới UseCase DangNhap Luồng sự kiện chính B1: Trên giao diện quản trị hệ thống, người dung chọn đăng nhập B2: Hệ thống hiển thị giao diện đăng nhập, yêu cầu

Ngày đăng: 28/04/2013, 18:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan