Tài liệu tham khảo Nghiên cứu ảnh hưởng của kết cấu piston đến trạng thái bôi trơn, ma sát, tiếng gõ, sự làm việc của hệ thống trao đổi khí của động cơ
Trang 1Họ tên : Nguyễn Viết HơnLớp: 49KTOT
Chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật Ô Tô Mã ngành:
Tên đề tài : Nghiên cứu ảnh hưởng của kết cấu piston đến trạng thái bôi trơn, ma sát, tiếng gõ, sự làm việc của hệ thống trao đổi khí của động cơ
Số trang: 94 Số chương: 4 Tài liệu tham khảo:20
Hiện vật: Một Piston, ba quyển báo cáo và một CD chứa nội dung đề tài
Nhận xét
Kết luận:
Nha trang, ngày… tháng … năm 2011
Cán bộ hướng dẫn
(Kí và ghi rõ họ tên)
Trang 2Nha trang, ngày … tháng … năm 2011
Chủ tịch hội đồng
(Kí và ghi rõ họ tên)
Họ tên : Nguyễn Viết HơnLớp: 49KTOT
Chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật Ô Tô Mã ngành:
Tên đề tài : Nghiên cứu ảnh hưởng của kết cấu piston đến trạng thái bôi trơn, ma sát, tiếng gõ, sự làm việc của hệ thống trao đổi khí của động cơ
Số trang: 94 Số chương: 4 Tài liệu tham khảo:20
Hiện vật: Một Piston, ba quyển báo cáo và một CD chứa nội dung đề tài
Nhận xét
Kết luận:
Điểm phản biện:
Nha trang, ngày… tháng … năm 2011
Cán bộ phản biện
(Kí và ghi rõ họ tên)
Điểm chung
Bằng số Bằng chữ
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án này, trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS Lê Bá Khang đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực hiện Đồ án
Em chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Nhận, Ths Huỳnh Trọng Chương, GV
Trần Ngọc Anh đã giúp đỡ em
Xin chân thành cảm ơn Phó giám đốc Võ Tá Dũng - Công ty Sao Mai Anh đã tạo điều
kiện thuận lợi để em thực hiện khảo sát các số liệu thực tế phục vụ Đồ án tốt nghiệp
Trang 4MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Mục lục ii
Danh mục hình ảnh iv
Danh mục bảng vii
Danh mục các kí hiệu viii
Từ khóa x
Lời nói đầu 1
Chương 1 3
TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG CƠ, MA SÁT, BÔI TRƠN TRONG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 3
1.1 ĐỊNH NGHĨA 3
1.2 CẤU TRÚC TỔNG QUÁT CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 3
1.2.1 Cơ cấu truyền lực 4
1.2.2 Hệ thống trao đổi khí 6
1.2.3 Hệ thống bôi trơn 6
1.3 MA SÁT, BÔI TRƠN TRONG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 7
1.3.1 Tổng quan ma sát, bôi trơn trong động cơ đốt trong 7
1.3.2 Ma sát trong hệ piston xilanh 9
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến ma sát, bôi trơn trong cặp tiếp xúc váy piston-xilanh 14
Chương 2 17
ĐỘNG LỰC HỌC NHÓM PISTON THANH TRUYỀN KHI NGHIÊN CỨU PISTON CHUYỂN ĐỘNG PHỤ 17
2.1 GIỚI THIỆU 17
2.1.1 Giới thiệu 17
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển động phụ 19
2.2 ĐỘNG LỰC HỌC PISTON 19
Trang 52.2.1 Phương trình cân bằng lực và mô men tác động lên piston 19
2.2.2 Lực dọc và lực ma sát của vòng găng-piston, FQ, FR 23
2.2.3 Mô men ma sát 23
2.2.4 Lực tác động từ xilanh FT, FA 24
2.2.5 Ma sát váy-xilanh FfT, FfA, MfT, MfA 25
Chương 3 27
ẢNH HƯỞNG CẤU TẠO CỦA PISTON ĐẾN TRẠNG THÁI BÔI TRƠN, MA SÁT, TIẾNG GÕ VÀ GÓC PHỐI KHÍ CỦA ĐỘNG CƠ 27
3.1 GIỚI THIỆU 27
3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA LỆCH ẮC PISTON 28
3.2.1 Ảnh hưởng của lệch ắc piston đến chuyển động phụ của piston 28
3.2.2 Kết quả khảo sát độ lệch ắc piston trên thực tế 29
3.2.3 Động lực học piston có độ lệch ắc 31
3.2.4 Phân tích ảnh hưởng của độ lệch ắc đến ma sát, tiếng gõ, bôi trơn 33
3.2.5 Ảnh hưởng của độ lệch ắc đến sự làm việc của hệ thống trao đổi khí 45
3.3 ẢNH HƯỞNG CỦA BIÊN DẠNG VÁY CỦA PISTON ĐẾN MA SÁT VÀ TIẾNG GÕ 50
3.3.1 Ảnh hưởng của biên dạng váy cong 50
3.3.2 Ảnh hưởng của bề mặt biên dạng váy 60
3.3.3 Ảnh hưởng của biên dạng piston ovan 71
3.4 ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG SỐ ĐỘ LỆCH TRỌNG TÂM C g 75
3.4.1 Giới thiệu 75
3.4.2 Động lực học piston khi có độ lệch Cg 76
3.4.2 Kết quả khảo sát từ mô hình của Alessandro Ruggiero và Adolfo enatore 78
Chương 4 82
KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC 85
Trang 6DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Kết cấu động cơ diesel hai kỳ 3
Hình 1.2: Cơ cấu truyền lực 4
Hình 1.3: Cơ cấu phân phối khí trong động cơ xăng V6 1G-FE 6
Hình 1.4: Đường cong stribeck 8
Hình 1.5 Phần trăm các thành phần của tổn thất ma sát 8
Hình 1.6: Thể hiện thành phần tổn thất ma sát ở cụm piston vòng găng, thanh truyền 9
Hình 1.7: Hệ piston, xilanh, thanh truyền 9
Hình 1.8: Điều kiện bôi trơn ở vòng găng 10
Hình 1.9: Các kiểu bôi trơn hình thành trong hệ piston xilanh 10
Hình 1.10: Bôi trơn thủy động giữa váy và xilanh 11
Hình 1.11: Đường cong stribeck 14
Hình 2.1: Các thông số mô tả chuyển động phụ 17
Hình 2.2: Chuyển động ngang của piston 18
Hình 2.3: Lực bên từ chốt đến váy piston 18
Hình 2.4: Lực và mô men tác động lên piston 19
Hình 2.5: Chuyển vị của piston theo phương ngang 22
Hình 3.1: Piston không có độ lệch ắc và có độ lệch ắc 28
Hình 3.2: Dụng cụ đo 29
Hình 3.3: Tiến hành đo 29
Hình 3.4: Lực và mô men tác động lên piston có độ lệch ắc âm 31
Hình 3.5: Đồ thị gia tốc của piston khi chuyển động trong xilanh 33
Hình 3.6: Thể hiện trạng thái của piston ở khu vực điểm chết trên và gần điểm chết trên trong kì nén và giãn nở 34
Hình 3.7: Độ dịch chuyển của đỉnh và đáy của piston và góc nghiêng piston 35
Hình 3.8: Quy ước sử dụng trong nghiên cứu 36
Hình 3.9: Đường cong lực bên tác dụng lên váy thông qua chốt piston 37
Hình 3.10: Chuyển động ngang của piston theo lực ngang không thứ nguyên 38
Hình 3.11: Chiều dày màng dầu nhỏ nhất của bên va đập và chống va đập 38
Hình 3.12: Lực bên và tổng lực thủy động 39
Trang 7Hình 3.13: Các lực thủy động phía bên va đập 39
Hình 3.14 Các lực thủy động phía bên chống va đập 40
Hình 3.15: Chuyển động quay của piston 40
Hình 3.16: Các mô men bên phía va đập 41
Hình 3.17: Các mô men thủy động bên phía chống va đập 41
Hình 3.18: Thể hiện ảnh hưởng của độ lệch ắc đến va đập bên 42
Hình 3.19: Lực va đập bên với động cơ có piston lệch ắc Cp=-1mm 43
Hình 3.20: Lực va đập bên với động cơ không có độ lệch ắc 44
Hình 3.21: Thể hiện mối quan hệ giữa lệch ắc và tiếng ồn giữa kết quả đo được 45
Hình 3.22: Hệ piston trục khuỷu thanh truyền đồng tâm 45
Hình 3.23: Hệ piston trục khuỷu thanh truyền có độ lệch ắc trái 46
Hình 3.24: Dấu trên bánh răng trục khuỷu trùng với dấu trên xích 49
Hình 3.25: Biểu đồ góc phối khí khi piston có độ lệch ắc lắp đúng và lắp sai 49
Hình 3.26: Lực và mô men tác động lên piston biên dạng cong 51
Hình 3.27: Ảnh hưởng của biên dạng váy đến mô men thủy động 53
Hình 3.28: Động cơ Waukesha tại phòng thí nghiệm 55
Hình 3.29: Thiết bị đo mức tiêu thụ dầu bôi trơn 55
Hình 3.30: Các kiểu biên dạng của piston 55
Hình 3.31: Thể hiện sự so sánh khu vực ướt của hai loại biên dạng khác nhau 56 Hình 3.32: So sánh áp suất phân bố trên hai biên dạng 57
Hình 3.33: Diện tích ướt theo góc quay trục khuỷu của các loại biên dạng 57
Hình 3.34: Biên dạng với sự phân tách nhỏ nhất giữa váy và xilanh 58
Hình 3.35: Lực tiếp xúc bên phía va đập của xianh 59
Hình 3.36: Đường cong Stribeck 59
Hình 3.37: Thông số hình học của vòng găng 60
Hình 3.38: Các biên dạng váy được khảo sát 61
Hình 3.39: Cửa sổ quan sát màng dầu trên xilanh 61
Hình 3.40: Kết quả lực ma sát của các biên dạng theo góc quay 62
Hình 3.41: Lực ma sát và tổn thất ma sát trong suốt hành trình nạp 63
Hình 3.42: Hình ảnh loangdầu ở các loại biên dạng trong kì nạp 63
Hình 3.43: Lực ma sát và tổn thất ma sát trong hành trình nén 64
Trang 8Hình 3.44: Hình ảnh loang dầu ở các loại biên dạng trong kì nén 65
Hình 3.45: Lực ma sát và tổn thất ma sát trong hành trình giãn nở 66
Hình 3.46: Hình ảnh loang dầu ở các loại biên dạng trong kì giãn nở 67
Hình 3.47: Thể hiện lực ma sát và tổn thất ma sát trong suốt hành trình xả 68
Hình 3.48: Hình ảnh loangdầu ở các loại biên dạng trong kì xả 69
Hình 3.49: Ảnh hưởng của biên dạng đến ma sát 70
Hình 3.50: Tiếng ồn của các loại biên dạng 70
Hinh 3.51: Piston có biên dạng ovan 71
Hình 3.52: Mặt cắt ngang của piston thể hiện các độ ovan khác nhau 72
Hình 3.53: Độ ovan khác nhau ảnh hưởng đến tổn thất ma sát 73
Hình 3.54: Ma sát thủy động với độ ovan 73
Hình 3.55: Ảnh hưởng của các độ ovan đến chuyển động bên 74
Hình 3.56: Thể hiện lực tương tác giữa váy và xilanh 74
Hình 3.57: Hình ảnh đường đi của piston trong một chu trình 76
Hình 3.58: Lực và mô men tác dụng lên piston có độ lệch tâm 77
Hình 3.59: Sự tiếp xúc ban đầu của váy piston vào bên chống va đập của thành xilanh 78
Hình 3.60: Lực va đập bên ở cả phía va đập và chống va đập khi Cg=0 79
Hình 3.61: Lực va đập bên ở cả phía va đập và chống va đập khi Cg= 4mm 79
Hình 3.62: Lực va đập bên ở cả phía va đập và chống va đập khi Cg= 8 mm 80
Hình 3.63: Lực va đập bên ở cả phía va đập và chống va đập khi Cg= 12 mm 80
Hình 3.64: Lực va đập bên ở cả phía va đập và chống va đập khi Cg= 16 mm 80
Hình A.1: Bên trong xưởng dịch vụ GM-Kia 85
Hình A.2: Hệ thống chẩn đoán lỗi toàn cầu 86
Hình A.3: Máy Scan đa năng 86
Hình A.4: Tham gia chẩn đoán trên máy C-100 87
Hình A.5: Bôi trơn thủy động giữa vòng găng và xilanh 88
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thông số và điều kiện hoạt động trong nghiên cứu của Conor P
McNally [5] .36
Bảng 3.2: Thông số kĩ thuật của động Waukesha .54
Bảng 3.3: Thông số kỹ thuật chính của động cơ .60
Bảng 3.4: Thông số của piston .60
Bảng 3.5: Điều kiện thực nghiệm 61
Bảng 3.6: Thông số hình học và dữ liệu hoạt động cho mô hình 79
Trang 10b- khoảng cách từ đỉnh váy đến trọng tâm
Cg- độ lệch trọng tâm khối lượng piston
Cp- độ lệch ắc trái (độ lệch âm)
eb- chuyển vị ngang của đáy váy
et- chuyển vị ngang của đỉnh váy
FT,FA- phản lực pháp tuyến do tiếp xúc piston-xilanh
hr- khe hở bên vòng găng đỉnh
lj- khoảng cách từ tâm đến các vòng găng
FfA,FfT- lực ma sát giữa váy piston với xilanh
FQj- lực dọc giữa piston và vòng găng
FRj- lực ma sát ngang từ vòng găng tác dụng lên piston
L- chiều dài của váy
Lr - chu vi của vòng găng
MIP- mô men quán tính
Mpp- mô men ma sát ở chốt piston
MIC- mô men quán tính tác động lên trọng tâm piston
MFTh- mô men ma sát thủy động
mr- khối lượng vòng găng
Ph- áp suất thủy động
Trang 11Pw- áp suất tiếp xúc trên toàn bộ diện tích
β-hệ số phụ thuộc vào diện tích của màng dầu treeb váy piston
µring-piston hệ số ma sát giữa piston và vòng găng
Φ- độ nghiêng của piston
Trang 12DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ TỪ KHÓA
TDC- Top dead center: Điểm chết trên
BDC- Bottom dead center: Điểm chết dưới
Anti-thrust side: Bên chống va đập
Boundary lubrication: Bôi trơn giới hạn
Eccentric piston: Piston lệch tâm
Hydrodynamic lubrication: Bôi trơn thủy động
Lateral force: Lực ngang
Lateral displacement: Dịch chuyển ngang của piston
Mixed lubrication: Bôi trơn hỗn hợp
Side impact: Va đập bên
Secondary movement of piston: Chuyển động phụ của piston
Skirt profile: Biên dạng váy piston
Thrust-side: Bên va đập
Wrist pin offset: Độ lệch ắc
Trang 13MỞ ĐẦU
Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhận thức của xã hội về môi trường được nâng cao Sự tăng nhanh về số lượng các phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu truyền thống, làm nồng độ carbon dioxide trong khí quyển gia tăng, kết quả làm trái đất nóng lên, cùng với đó là sự cạn kiệt dần của nguồn nhiên liệu hóa thạch Điều này đã đặt ra thách thức cho các nhà chế tạo trong lĩnh vực động cơ, nghiên cứu nhằm mục đích giảm lượng khí thải, nâng cao hiệu suất, tiết kiệm nhiên liệu động cơ
Từ nhiều nghiên cứu trên cơ sở thực nghiệm và lý thuyết, đã chứng minh rằng
ma sát trong cụm piston xilanh là nhân tố chính có ảnh hưởng lớn đến năng lượng tổn thất, trong đó ma sát giữa các vòng găng-xilanh và váy-xilanh là nhiều nhất Ngoài ra nó cũng được xác nhận là một trong số nhân tố gây ra tiếng ồn, tiếng gõ và tăng mức độ ô nhiễm khí thải
Nhằm giảm ô nhiễm môi trường do khí thải, cũng như tiếng ồn từ động cơ Các nhà khoa học đã có những nghiên cứu cải tiến hệ thống nhiên liệu, bôi trơn, làm mát, vật liệu… đồng thời nghiên cứu thay đổi các thông số hình học của piston như biên dạng váy, độ lệch tâm chốt, lệch trọng tâm…
Và để tiếp cận nâng cao sự hiểu biết về lĩnh vực này em đã chọn và được Bộ
môn Kỹ thuật ô tô, Khoa cơ khí giao thực hiện đề tài “Nguyên cứu ảnh hưởng của kết cấu piston đến trạng thái bôi trơn, ma sát, tiếng gõ và góc phối khí của động cơ”
Sau một thời gian nỗ lực cố gắng tìm hiểu nghiên cứu, dịch thuật tài liệu, và đi thực tế gần ba tháng (Phụ lục 1) cùng với sự dẫn dắt của thầy hướng dẫn TS Lê Bá Khang, đến nay em đã hoàn thành cơ bản các nội dung của Đồ án tốt nghiệp
Mục đích của Đồ án
Phân tích sự ảnh hưởng của các thông số kết cấu của piston đến trạng thái bôi trơn, ma sát, tiếng ồn, hệ thống phân phối khí khi lắp sai piston có độ lệch ắc Qua
đó góp phần nâng cao sự hiểu biết về động cơ đốt trong về mặt lý thuyết cũng như
sử dụng thực tế cho sinh viên ngành Kỹ thuật ô tô
Trang 14Nội dung của Đồ án được trình bày trong bốn chương:
Chương 1: Tổng quan về động cơ, ma sát, bôi trơn trong động cơ đốt trong
Chương 2: Động lực học nhóm piston thanh truyền khi nghiên cứu piston chuyển động phụ
Chương 3: Ảnh hưởng cấu tạo của piston đến trạng thái bôi trơn, ma sát, tiếng gõ và góc phối khí của động cơ
Chương 4: Kết luận và đề xuất
Điểm mới của đồ án
Khác với nhiều đề tài trước, đề tài này đã đi sâu vào nghiên cứu và trình bày:
1 Chuyển động phụ của piston trong xilanh động cơ;
2 Làm rõ trạng thái bôi trơn trong cặp tiếp xúc piston-xilanh động cơ;
3 Độ lệch tâm chốt, biên dạng váy, trọng tâm piston đến tiếng gõ, ma sát động cơ;
4 Ảnh hưởng của độ nhớt, màng dầu bôi trơn đến ma sát trong động cơ;
5 Ảnh hưởng của tốc độ đến chuyển động phụ, ma sát trong động cơ;
Các vấn đề này hiện tài liệu trong nước và quá trình học tập rất ít được đề cập Em
hy vọng đề tài có thể góp phần vào sự nâng cao hiểu biết thêm của sinh viên về lĩnh vực động cơ đốt trong
Do kiến thức bản thân và thời gian có hạn nên đề tài khó tránh khỏi thiếu sót Kính mong Quý thầy cùng các bạn sinh viên góp ý để bổ xung đề tài được hoàn thiện hơn
Em chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Viết Hơn
Trang 151.2 CẤU TRÚC TỔNG QUÁT CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
Tổng thành động cơ đốt trong được trình bày trên hình 1.1
Hình 1.1: Kết cấu động cơ xăng
Động cơ đốt trong bao gồm các cơ cấu và bộ phận chính sau:
1 Các bộ phận cố định
2 Cơ cấu truyền lực
Trang 161.2.1 Cơ cấu truyền lực
Cơ cấu piston-thanh truyền-trục khuỷu và bánh đà có tác dụng biến chuyển động tịnh tiến của Piston thành chuyển động quay của trục khuỷu và ngược lại [1]
Hình 1.2: Cơ cấu truyền lực
Piston còn có nhiệm vụ truyền nhiệt khí cháy qua vòng găng đến xylanh và truyền
ra môi trường
Đối với động cơ hai kỳ piston có vai trò đóng mở cửa nạp, cửa xả Ngoài ra, piston cùng với vòng găng làm kín không gian công tác của động cơ đốt trong, đảm bảo khí không lọt xuống cacte và dầu bôi trơn lọt lên buồng đốt là ít nhất
Trang 17Vì piston làm việc trong điều kiện rất phức tạp và khắc nghiệt nên yêu cầu piston: Phải chịu được ứng suất cơ và ứng suất nhiệt, không bị biến dạng, chịu được ma sát
độ bền và tính tin cậy cần thiết
3) Trục khuỷu
Trục khuỷu là một trong những chi tiết máy quan trọng nhất của động cơ đốt trong, cường độ làm việc lớn nhất và giá thành cao nhất của động cơ đốt trong Công dụng của trục khuỷu là tiếp nhận lực tác dụng trên piston truyền qua thanh truyền và biến chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay của trục khuỷu để truyền công suất ra ngoài
Trong quá trình làm việc, trục khuỷu chịu tác dụng của lực khí cháy, lực quán tính Các lực tác dụng gây ra ứng suất uốn và xoắn trục, đồng thời còn gây ra hiện tượng dao động dọc và dao động xoắn, làm động cơ rung động và mất cân bằng Ngoài ra các lực nói trên còn gây ra hao mòn lớn trên các bề mặt ma sát của cổ chính và cổ biên
Tuổi thọ của động cơ chủ yếu phụ thuộc vào tuổi thọ của trục khuỷu vì vậy đối với kết cấu của trục khuỷu, phải chú ý đảm bảo các yêu cầu sau:
Trang 181.2.2 Hệ thống trao đổi khí
Hệ thống trao đổi khí của động cơ đốt trong có nhiệm vụ là nạp đầy khí mới
và thải sạch khí cháy ra khỏi không gian công tác
Đảm bảo đốt cháy hết nhiên liệu trong chu trình tiếp theo, lượng không khí nạp vào xylanh càng nhiều càng đốt cháy được nhiều nhiên liệu và công suất động cơ sinh ra càng lớn Ở động cơ bốn kỳ việc nạp, xả được thực hiện thông qua xupap hút và xả, với động cơ hai kỳ piston điều khiển việc đóng mở cửa quét và cửa xả
Hình 1.3: Cơ cấu phân phối khí VVT-I trong động cơ xăng V6 1GR-FE
Do vậy yêu cầu các xupáp phải đóng mở đúng thời điểm quy định Đối với động cơ
2 kỳ piston cũng phải đóng mở cửa nạp, cửa xả đúng thời điểm, các bộ phận truyền động của hệ thống phải hoạt động chính xác
Các xupap phải kín khít không để lọt khí để đảm bảo công suất động cơ và hiệu suất cao Việc nạp phải đầy nghĩa là hệ số nạp phải cao, việc xả phải sạch nghĩa là hệ số khí sót phải thấp
1.2.3 Hệ thống bôi trơn
Động cơ đốt trong được tạo nên từ các cơ cấu, mối ghép Vì vậy khi động cơ làm việc một số bộ phận có sự chuyển động tương đối với nhau Tại bề mặt tiếp xúc tương đối giữa chúng nảy sinh ma sát và hao mòn Từ đó người ta đưa chất bôi trơn vào bề mặt chịu ma sát, tạo ra môi trường có lợi cho ma sát và hao mòn Chất bôi
Trang 19trơn thường dùng cho động cơ đốt trong là dầu, mỡ, graphit … chúng đóng vai trò
là môi trường Chúng cho phép thay đổi loại ma sát và dạng hao mòn Như vậy,
chức năng của bôi trơn là điều khiển ma sát và hao mòn của máy
Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát giữa các chi tiết của động cơ, với một lượng cần thiết, áp suất và nhiệt độ nhất định phù hợp với các điều kiện làm việc của động cơ Hệ thống bôi trơn rất quan trọng, nó đảm bảo cho động cơ làm việc an toàn, tăng tuổi thọ cho động cơ với các mục đích : + Bôi trơn các bề mặt có chuyển động trượt giữa các chi tiết nhằm giảm ma sát + Rửa sạch bề mặt ma sát của các chi tiết
+ Bảo vệ bề mặt kim loại không bị ăn mòn
+ Dầu bôi trơn không được: tạo cặn ở cácte, két chứa, ở các chi tiết động và trong các đường ống, phải đảm bảo tính bôi trơn và không được tạo thành nhũ tương khi có nước lẫn vào không được tạo bọt
+ Dầu phải tuổi thọ cao và có giá thành phù hợp
Hệ thống bôi trơn phải đưa chất bôi trơn tới nơi cần bôi trơn một cách liên tục, đều đặn, với lưu lượng, trạng thái (áp suất, nhiệt độ) tính chất xác định
1.3 MA SÁT, BÔI TRƠN TRONG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
1.3.1 Tổng quan ma sát bôi trơn trong động cơ đốt trong
Trong động cơ do điều kiện làm việc của các cơ cấu có khác nhau nên dẫn đến trạng thái ma sát-bôi trơn cũng khác nhau [6] Hình 1.4 thể hiện đặc điểm bôi trơn của các cơ cấu trong động cơ
Trang 20Hình 1.4: Đường cong Stribeck
Với sự phát triển mạnh của các ngành vật liệu, công nghệ bề mặt, công nghệ chế tạo thì tổn thất cơ giới trong động cơ đốt trong có cụm piston vòng găng chuyển động tịnh tiến qua lại có thể giảm còn khoảng 15% [6] của tổng năng lượng sinh ra trong động cơ Tổn thất này có thể phân thành ba nguồn chính : ma sát trong cụm piston-xilanh, trục khuỷu, và các bơm Hình 1.5: biểu diễn sự phân bố các nhân tố tổn thất cơ giới trong động cơ
Hình 1.5: Phần trăm các thành phần của tổn thất cơ giới
Trong đó ma sát cụm piston vòng găng thanh truyền là lớn nhất và được phân
bố theo hình 1.6
Trang 21Hình 1.6: Thành phần tổn thất ma sát ở cụm piston vòng găng, thanh truyền
Vì ma sát trong hệ piston vòng găng nghiêm trọng nên việc giảm ma sát ở các bộ phận này có ý nghĩa lớn về hiệu suất, độ độc hại trong thành phần khí thải
Hệ piston-xilanh được trình bày trong hình 1.7 váy piston là khu vực bên dưới các vòng găng Váy piston được thiết kế để chống lực bên từ thanh truyền và dẫn hướng piston trong xilanh Váy piston thường có một màng dầu dày vì dầu vẫn còn nằm bên dưới vòng găng gạt dầu, trái ngược với váy piston vòng găng được phủ bởi một màngdầu rất mỏng
Hình 1.7: Hệ piston, xilanh, thanh truyền
Ma sát là lực cản trở, hình thành do sự tiếp xúc của hai bề mặt có chuyển động tương đối với nhau Trong động cơ mục đích thiết kế là giảm ma sát đến mức nhỏ nhất nhằm tăng hiệu suất và cải thiện tính kinh tế Để hiểu ma sát trong hệ piston xilanh các phương pháp bôi trơn phải được đề cập (hình 1.4)
Trang 22Do sự thay đổi lượng dầu cung cấp giữa các vòng găng khác nhau trong suốt chu kì hoạt động của động cơ, ở mỗi vòng găng sẽ bắt gặp một kiểu bôi trơn khác nhau dọc theo suốt chiều dài xilanh Mặt khác, tải từ vòng găng tác dụng lên xilanh được cung cấp bởi sự tiếp xúc giữa các nhấp nhô trên hai bề mặt và điều kiện bôi trơn đó có thể là bôi trơn giới hạn hay hỗn hợp là phụ thuộc vào lượng dầu và tải tác động [8]
Hình 1.8: Điều kiện bôi trơn ở vòng găng
Điều kiện bôi trơn vòng găng được thể hiện trong hình 1.8 có độ nhám trên bề mặt tiếp xúc, và chắc chắn rằng các phần tử trên hai bề mặt có độ nhám tiếp xúc với nhau
Căn cứ vào đường danh nghĩa h(x) mà người ta phân loại thành ba kiểu bôi trơn: thủy động, giới hạn và hỗn hợp Hình 1.9 : Các kiểu bôi trơn trong hệ piston xilanh
Hình 1.9 : Các kiểu bôi trơn hình thành trong hệ piston xilanh
Bôi trơn thủy động (pure hydrodynamic lubrication)
Bôi trơn hỗn hợp (Mixed lubrication)
Bôi trơn giới hạn (Pure boundary lubrication)
1) Bôi trơn thủy động
Trong bôi trơn thủy động, cần một lượng dầu đủ trên bề mặt tiếp xúc để phân tách hai bề mặt làm cho các mấp mô không tiếp xúc với nhau Hình 1.10 thể
Trang 23hiện tiếp xúc của bề mặt váy piston với xilanh trong điều kiện bôi trơn thủy động
Hình 1.10: Bôi trơn thủy động giữa váy piston và xilanh Trong đó :
hi - chiều cao dầu ở đầu vào;
he - chiều cao của dầu ở cửa ra ;
hx - chiều cao màng dầu ở khoảng x ;
h∞- chiều cao ban đầu
Nếu h(x) giảm thấp hơn giá trị chuẩn Bề mặt piston và xilanh không đảm bảo điều kiện bôi trơn thủy động
Thứ nhất tìm kiếm áp suất thủy động để tính toán lưu lượng của dầu bôi trơn
Nó có thể được xác định bởi việc áp dụng phương trình Định luật Bảo toàn khối lượng và Định luật Bảo toàn động lượng (trong các dạng của phương trình Navier-Stokes) Phải đảm bảo sáu giả định sau thì toàn bộ các phương trình Navier-Stokes
có thể giảm để có một hệ đơn giản hơn
1 Chiều cao màng dầu y<<x, z (độ cong màng có thể bỏ qua)
2 Bỏ qua áp suất biến đổi màng dầu => = 0
∂
∂
y p
3 Dòng chảy laminal (dòng chảy tầng)
4 Không có nội lực tác dụng lên màng dầu => X= Y= Z= 0
5 Quán tính dầu rất nhỏ so với sự trượt của lớp dầu bôi trơn (viscous shear)
=>LHS có thể bỏ qua trong phương trình
Định luật bảo toàn động lượng (phương trình Navier-Stokes) viết theo các phương : phương x
z
u y
u x
u x
p z
u w y
u v x
u u
t
u
ρµ
∂
∂+
∂
∂+
∂
∂+
∂
∂+
∂
∂+
∂
∂
)(
)
2 2 2 2 2
Trang 24Phương y
z
v y
v x
v y
p z
v w y
v v x
v u
t
v
ρµ
∂
∂+
∂
∂+
∂
∂+
∂
∂+
)
2 2 2 2
w x
w z
p z
w w y
w v x
w u
t
w
ρµ
∂
∂+
∂
∂+
∂
∂+
∂
∂+
)
2 2 2 2 2
6 Tất cả gradient vận tốc được bỏ qua so với ,
y
w y
dx
dp h x
µ (1.2)
Áp suất phân phối trên piston có thể tính toán bởi áp dụng phương trình Định luật Bảo toàn khối lượng và Bảo toàn động lượng bởi một phần tử thủy lực bên dưới mặt tiếp xúc của váy-xilanh Sử dụng phương pháp điều kiện biên và giả thuyết rằng chất lỏng không nén được, hệ thống giảm thành phương trình 2-D của Reynolds Phương trình Reynold liên hệ với áp suất (p) chiều dày màng dầu (h), thông số : tốc
độ piston (U) và độ nhớt (µ)
t
h x
h U z
p h z x
p
h
∂+
).()
(
3 3
µ
µ (1.3)
2) Bôi trơn giới hạn
Piston có thể được đỡ bởi bề mặt tiếp xúc trực tiếp với xilanh, hiện tượng này gọi là bôi trơn giới hạn Trong một mức độ vi mô, bôi trơn giới hạn là nguyên nhân bởi tiếp xúc mấp mô, bôi trơn giới hạn bắt nguồn từ tiếp xúc giữa nhiều mấp mô do sự biến đổi hình dạng màng dầu
Một mô hình thường được sử dụng để xác định ma sát trong bôi trơn giới hạn là một trong những đề xuất của Greenwood và Tripp Greenwood và Tripp đã bắt đầu thực hiện với một biểu thức cho áp suất tiếp xúc của hai bề mặt
p d K E z d z dz
d
c( ) ' ' ( )2,5φ( )
σσ
) ( 15
2
' =
K
Trang 25Trong các biểu thức trên pc là áp suất tiếp xúc danh nghĩa giữa các bề mặt, d là khoảng cách trung bình của hai bề mặt (tức là váy piston và lót xilanh)
η - mật độ độ nhám trên một đơn vị diện tích;
β - mấp mô cao nhất hướng kính trên đường cong;
β(z) - phân phối xác suất độ cao của mấp mô;
z - độ lệch giữa chiều cao trung bình mấp mô và chiều cao trung bình bề mặt Hơn thế nữa mô đun E’ của Young và độ lệch chuẩn của các chiều cao mấp mô (σ) được đưa vào các giá trị hỗn hợp khi E1, E2 và σ1, σ2 được thể hiện tương ứng các giá trị cho mô đun Young và độ lệch, độ nhám tiêu chuẩn cho mỗi bề mặt
2
2 2 1
2 1
'
1 1
2
E
V E
V
E
− +
−
= (1.5)
2 2
Trong khi hoạt động piston di chuyển kết thúc hành trình với vận tốc thấp, bôi trơn giới hạn và khi giữa xilanh với vận tốc cao, bôi trơn thủy động Nó trải qua nhiều lần ở chế độ bôi trơn hỗn hợp
Đường cong Stribeck
Mối quan hệ giữa ba trạng thái bôi trơn được cho bởi đường cong Stribeck (hình 1.11) ma sát giới hạn giảm phụ thuộc với tốc độ trượt, trong khi ma sát thủy động tăng với tốc độ trượt
Trang 26Hình 1.11: Đường cong stribeck
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến ma sát, bôi trơn trong cặp tiếp xúc váy piston với xilanh
1) Ảnh hưởng của độ nhớt đến ma sát
Độ nhớt có ảnh hưởng lớn đến ma sát và các thông số khác, tăng độ nhớt sẽ làm tăng bôi trơn thủy động do đó sẽ làm cho ma sát thủy động tăng lên
Giảm độ nhớt là một phương pháp để giảm ma sát nhưng sự giảm này nếu quá mức
có thể sẽ dẫn đến chất lượng bôi trơn kém, có thể xảy ra hiện tượng bôi trơn giới hạn
2) Ảnh hưởng của chiều dày màng dầu đến ma sát
Chiều dày màng dầu phụ thuộc vào sự cung cấp dầu, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến
ma sát Với một màng dầu mỏng sẽ làm cho váy dễ dàng tiếp xúc và cào lên thành xilanh dẫn đến trạng thái bôi trơn giới hạn Mặc khác với một màng dầu dày sẽ làm cho trạng thái bôi trơn là thủy động, khi đó lực thủy động tác động lên thành xilanh với một diện tích lớn hơn
3) Ảnh hưởng của khe hở piston-xilanh
Khe hở giữa piston và xilanh ở trạng thái lạnh là một kích thước thể hiện sự lắp chặt của piston vào xilanh Khe hở giữa piston và xilanh có ảnh hưởng đến chiều dày màng dầu, khi piston lắp chặt có nghĩa là khe hở nhỏ khi đó piston bị áp sát vào thành xilanh dẫn đến trạng thái bôi trơn giới hạn Do chiều dày màng dầu nhỏ và việc cấp dầu trở nên khó khăn hơn Khi tăng khe hở sẽ làm giảm được ma sát, nhưng nếu tiếp tục tăng vượt quá giới hạn cho phép thì sẽ xuất hiện tiếng gõ do sự thay đổi hướng của piston ở điểm chết trên cuối kì nén, sẽ làm gia tăng sự va đập
Trang 27bên Như vậy khi piston-xilanh có khe hở lắp ráp lớn sẽ gia tăng đáng kể đến sự va đập ngang làm cho ma sát giới hạn tăng
4) Ảnh hưởng của điều kiện hoạt động đến ma sát, hao mòn
Hoạt động của động cơ hiện đại đa dạng theo tốc độ, điều kiện tải phụ thuộc vào mục đích sử dụng Trong điều kiện hoạt động của nhiều xe khách và xe tải lớn, tải
và tốc độ thay đổi đáng kể có ảnh hưởng làm đa dạng điều kiện hoạt động
Cả tốc độ động cơ và tải ảnh hưởng tới ma sát giữa các vòng găng piston và xilanh
- Ảnh hưởng của tốc độ động cơ
Ảnh hưởng của tốc độ động cơ tới sự sinh ra ma sát giữa các vòng găng và xilanh
có thể được thấy từ mối quan hệ (Phụ lục 2)
2
1
) 2 (
µ
Tổn thất năng lượng do ma sát:
P f =U.F f
Tổn thất năng lượng P tỉ lệ theo f U 2 µ 2
Chiều dày màng dầu h tỉ lệ theo
p UB
µ
Trong đó:
B- chiều rộng của vòng găng
Các biểu thức trên chỉ thích hợp cho trạng thái bôi trơn thủy động hoặc bôi trơn hỗn hợp
Khi tốc độ piston tăng, sẽ làm cho nhiệt độ xilanh tăng là nguyên nhân dẫn đến độ nhớt dầu bôi trơn giảm, do đó sẽ làm ảnh hưởng tới năng lượng tổn thất ma sát
- Ảnh hưởng của tải
Ảnh hưởng của tải động cơ đến hao mòn ít phức tạp hơn so với tốc độ Duy trì tốc
độ động cơ không đổi khi tăng tải động cơ cần phải cung cấp không khí và nhiên liệu cho động cơ tăng, kết quả làm tăng áp suất trong xilanh
Ma sát sinh ra từ vòng găng piston chịu ảnh hưởng đáng kể bởi áp suất đạt được trong xilanh qua chu trình công tác
Trang 285) Ảnh hưởng của các thông số hình học cấu tạo piston
Các thông số hình học của piston có ảnh hưởng lớn đến trạng thái bôi trơn, ma sát trong cặp tiếp xúc piston-xilanh Những nhân tố này sẽ được trình bày chi tiết trong chương 3
Trang 29Chương 2
ĐỘNG LỰC HỌC NHÓM PISTON THANH TRUYỀN KHI NGHIÊN CỨU PISTON
Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, chuyển động của piston nằm trong mặt phẳng thẳng đứng được gọi là chuyển động thứ nhất (Primary motion) và chuyển động thứ nhất này tạo ra công suất của động cơ
Trong thực tế giữa piston và xilanh có khe hở, có lực thành phần tác động theo phương ngang dẫn đến tồn tại chuyển động ngang và chuyển động quanh trục chốt piston, các chuyển động này được gọi là chuyển động phụ
Hình 2.1: Các thông số mô tả chuyển động phụ
Chuyển động phụ có ý nghĩa liên quan đến màng dầu bôi trơn, ma sát trong động cơ và tiếng gõ Và đối với piston có độ lệch ắc đang được sử dụng rất nhiều cho động cơ tốc độ cao, nếu lắp đặt không đúng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sự làm việc của động cơ như: tiếng gõ, ma sát, sự làm việc của hệ thống trao đổi khí
Trang 30Do vậy nghiên cứu chuyển động phụ của piston và đặc điểm kết cấu của nó trong thiết kế, chế tạo và phát triển ngành động cơ là một vấn đề rất cần thiết
Lực bên (Lateral force) hình thành bởi lực quán tính và phản lực thanh truyền
do lực khí thể tác dụng lên nó thông qua piston Khi lực khí thể tác động lớn nhất gần điểm chết trên có một sự thay đổi lớn của lực bên Sự đột biến này trùng với sự thay đổi chiều của lực, do sự thay đổi hướng của thanh truyền khi piston qua điểm chết trên
Sự thay đổi hướng này và việc gia tăng lực bên là nguyên nhân gây ra tiếng gõ Nó tăng gia tốc piston theo hướng về phía bên thành va đập củaxilanh
Hình 2.2 cho thấy sự va đập của piston khi ở điểm chết trên cuối kì nén lúc đầu piston tì sát vào bên phía phải của xilanh nhưng đến điểm chết trên (nén chuyển sang nổ) lực bên thay đổi hướng, đẩy piston va vào thành trái của xilanh gây ra tiếng ồn
Hình 2.2: Chuyển động ngang của piston
Hình 2.3: Lực bên từ chốt đến váy piston
Trang 31Hình 2.3 thể hiện đường cong lực bên theo toàn bộ một chu trình công tác của động
cơ, lực này được sinh ra do cả lực quán tính và phản lực thanh truyền
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển động phụ
Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển động phụ của piston trong xilanh được xác định có năm nhân tố chính
Chuyển động phụ của piston phụ thuộc lớn vào các thông số hình học: độ lệch ắc,
độ lệch trọng tâm, biên dạng cong của váy Các nhân tố này được đề cập chi tiết trong chương 3
2.2 ĐỘNG LỰC HỌC PISTON
2.2.1 Phương trình cân bằng lực và mô men tác động lên piston
Hình 2.4: Lực và mô men tác động lên piston
Trang 32Trong đó:
• a- khoảng cách từ đỉnh váy đến tâm chốt
• b- khoảng cách từ đỉnh váy đến trọng tâm
• lj- khoảng cách từ tâm chốt đến các vòng găng
• R- bán kính xilanh
• mpiston- khối lượng piston
• g- gia tốc trọng trường m/s2
1) Lực tác dụng lên piston:
• FT, FA- phản lực pháp tuyến do tiếp xúc piston-xilanh
• FfA, FfT- lực ma sát giữa váy piston với xilanh
• FRj- lực ma sát ngang từ vòng găng tác dụng lên piston
• FQj- lực dọc giữa piston và vòng găng
2) Mô men tác động lên chốt piston gồm có:
• MIP- mô men quán tính
• Mpp- mô men ma sát ở chốt piston
• MIC- mô men quán tính tác động lên trọng tâm piston
• Ngoài ra còn có mô men do các lực tác động lên như, mô men do lực ma sát, lực quán tính theo phương ngang, mô men do các vòng găng tác dụng
3) Phương trình cân bằng lực
Phương trình cân bằng lực theo phương-x
3 1
IP A l
T
F φ (2.1)
Trang 33Phương trình cân bằng lực theo phương-y
3 1
∑
=
j Qj fA
fT IP IC l
pis g
1
=+
+
−+
+
−+
j Rj IC
IC fT
fA pp IP
3 1
IP A T
=
j Qj fA
fT IP IC pis
)
(
cos
1 3
j Rj IC
IP A T j
Qj fA
fT IP IC pis
IC IP j
Rj A
T j
Qj fA
fT IP IC pis
1
)
−
−
−+
1
)(
)
(
j Rj A
T fA fT j
Qj IP
IC pis
g IC
=+
1
)(
j Rj A
T fA fT s
IC
F φ (2.6) Trong đó Fs lực không làm ảnh hưởng vào tiếp xúc piston và xilanh
3 1
−
=
j Qj IP
IC pis
1 3
1
)
()
(
j Qj j
j Rj fT
fA pp IC
Trang 34e Gia tốc tịnh tiến của tâm chốt và trọng tâm được xác định bằng cách đạo hàm
hai lần của chuyển vị theo phương ngang
Hình 2.5: Chuyển vị của piston theo phương ngang
Dựa vào phương pháp hình học ta có thể xác định gia tốc của tâm chốt, và trọng tâm theo gia tốc của đỉnh và váy piston
Ta có :
L
e e a
e
e
t b t
M + = − (2.14)
Trang 352.2.2 Lực dọc và lực ma sát của vòng găng-piston, F Q , F R
1) Lực dọc piston : Đã được tính toán khi giả thuyết rằng hai bề mặt rắn tiếp
xúc giữa vòng găng và rãnh trên piston Fpr, Ffr và Fir tương ứng với áp lực do lực
ma sát giữa cặp tiếp xúc vòng găng-xilanh và lực quán tính dọc trục của vòng găng.Phương trình chuyển động của vòng găng được viết theo [8] như sau :
2
Q ir fr pr r
mr- khối lượng vòng găng
hr- khe hở bên vòng găng lửa
Lực giữa piston và vòng găng được cho bởi phương trình của Narmazian
h
B dt
dh L
F βµ (2.16) Trong đó :
Lr- chu vi của vòng găng
B- bề rộng vòng găng theo mặt cắt hướng kính
β- hệ số phụ thuộc vào diện tích của màng dầu trên váy piston
Từ (2.15) và (2.16) ta có :
3 2
2
+
+ +
=
s
r r ir
fr pr r
r
h
B dt
dh L F
F F dt
Rp- bán kính chốt piston
F- lực tác dụng lên chốt
Trang 36tgΦ= t − b
(2.19)
Trong đó:
Φ- độ nghiêng của piston
Váy được đỡ trên xilanh do tác dụng của bôi trơn thủy động, được cho bởi phương trình Reynolds trên cơ sở các nhân tố trung bình của dòng chất lỏng
t
h y
y
h U y
p h y x
p h
x
s h
y h
x
δ
δµδ
δδ
δµδ
δδ
δδ
δ
δ
δ
12 ) (
6 ) ( )
- phụ thuộc vào biến dạng nhiệt, biến dạng đàn hồi và hình học của váy
Sử dụng điều kiện biên cho phương trình Reynolds, lực ngang do áp suất thủy động tác dụng được xác định:
F Th=R∫∫A Th.P h(θ,y) cosθdθdy (2.21) Trong đó :
ATh- tổng diện tích đỡ bên va đập (bên trái của xilanh)
Khi khoảng cách giữa váy và xilanh đủ nhỏ, bôi trơn thủy động không có tác dụng, khi đó lực ma sát giới hạn của hai bề mặt tăng Áp suất tiếp xúc được xác định bằng cách tính toán áp suất pháp cho một mấp mô trên bề mặt, sau đó kết hợp cho toàn diện tích để tìm áp suất tổng, lực ma sát và mô men
Trang 37Áp suất tiếp xúc trên một khu vực mấp mô p wvà biến dạng mấp mô δ được xác định :
F Tc =R∫∫A Tc p w(θ,y) cosθdθdy (2.22) Kết hợp từ lực thủy động và lực pháp, kết quả là xác định được lực cho bên phía va đập :
F T =F Th+F Tc (2.23)
2.2.5 Ma sát váy-xilanh F fT , F fA , M fT , M fA
Lực và mô men ma sát gây bởi bôi trơn thủy động được cho bởi Zhue Cho
một độ nhám nhất định của váy và ứng suất trượt :
y
p h h
fp fs f
δ
δµ
2 )
−
= (2.24)
Trong đó :
Φf, Φfs, Φfp- nhân tố ứng suất trượt trung bình phụ thuộc vào mấp mô và
độ nhám bề mặt Do đó lực ma sát thủy động và mô men được xác định bởi :
M FTh =R∫∫A Thτ(θ,y)Rcosθdθdy (2.25)
F FTh =R∫∫A Thτ(θ,y) cosθdθdy (2.26) Trong trường hợp của ma sát tiếp xúc được cho bởi :
= − ∫∫A P y d dy
U
U R
F FT =F FTh +F FTc (2.29)
M FT =M FTh +M FTc
Trong đó :
M FTh- mô men ma sát thủy động
M FTc- mô men ma sát giới hạn
F FTh- lực ma sát thủy động
Trang 38F FTc- lực ma sát giới hạn
µf- hệ số ma sát giữa váy và thành xilanh
A - tổng diện tích ma sát thủy động Th
A - tổng diện tích ma sát giới hạn Tc
τ - ứng suất trượt của màng dầu
P - áp suất thủy động của dầu bôi trơn h
P - áp suất tiếp trên hai bề mặt tiếp xúc w
Trang 39Trong phần nghiên cứu này em chú trọng vào kết cấu của piston Piston làm việc trong điều kiện áp suất, nhiệt độ cao, lại có sự thay đổi đột ngột vận tốc Vì vậy việc thiết kế piston là một trong những công việc quan trọng trong động cơ Sự thay đổi các thông số hình học của piston đã được nghiên cứu và thực tế sử dụng chứng minh là có ảnh hưởng lớn đến trạng thái bôi trơn, tiếng ồn, giảm mức độ độc hại do khí thải của động cơ, tăng hiệu suất, ngoài ra nó cũng ảnh hưởng đến góc phối khí khi lắp sai
Các thông số hình học của piston như : biên dạng váy (độ cong, bề mặt trên váy,
và độ ovan của piston), độ lệch ắc, độ lệch trọng tâm của piston
Trong chương này sẽ trình bày chi tiết những ảnh hưởng của các thông số hình học của piston đến ma sát, tiếng gõ, trạng thái bôi trơn và ảnh hưởng đến góc phối khí của động cơ khi lắp sai
Trang 403.2 ẢNH HƯỞNG CỦA LỆCH ẮC PISTON
3.2.1 Ảnh hưởng của độ lệch ắc piston đến chuyển động phụ của piston
Như đã đề cập trong chương 2 nguyên nhân gây ra tiếng gõ là do sự đổi hướng đột ngột của lực quán tính và phản lực từ thanh truyền tác động lên váy thông qua chốt piston [4]
Hình 3.1 thể hiện sự so sánh giữa piston không có độ lệch ắc cùng với piston có độ lệch ắc khi piston ở điểm chết trên (TDC) cuối kì nén
Hình 3.1: Piston không có độ lệch ắc (hình bên trái)
và có độ lệch ắc (hình bên phải)
Nguyên nhân làm giảm va đập trong trường hợp lệch ắc về phía bên trái của piston được giải thích trong nghiên cứu của nhiều tác giả, đều thống nhất là khi piston di chuyển từ điểm chết dưới lên điểm chết trên trong kì nén, khi gần đến