Các nhân tố ảnh hưởng đến ma sát, bôi trơn trong cặp tiếp xúc váy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của kết cấu piston đến trạng thái bôi trơn, ma sát, tiếng gõ, sự làm việc của hệ thống trao đổi khí của động cơ (Trang 26 - 29)

piston với xilanh

1) Ảnh hưởng của độ nhớt đến ma sát

Độ nhớt có ảnh hưởng lớn đến ma sát và các thông số khác, tăng độ nhớt sẽ làm tăng bôi trơn thủy động do đó sẽ làm cho ma sát thủy động tăng lên.

Giảm độ nhớt là một phương pháp để giảm ma sát nhưng sự giảm này nếu quá mức có thể sẽ dẫn đến chất lượng bôi trơn kém, có thể xảy ra hiện tượng bôi trơn giới hạn.

2) Ảnh hưởng của chiều dày màng dầu đến ma sát

Chiều dày màng dầu phụ thuộc vào sự cung cấp dầu, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến ma sát. Với một màng dầu mỏng sẽ làm cho váy dễ dàng tiếp xúc và cào lên thành xilanh dẫn đến trạng thái bôi trơn giới hạn. Mặc khác với một màng dầu dày sẽ làm cho trạng thái bôi trơn là thủy động, khi đó lực thủy động tác động lên thành xilanh với một diện tích lớn hơn.

3) Ảnh hưởng của khe hở piston-xilanh

Khe hở giữa piston và xilanh ở trạng thái lạnh là một kích thước thể hiện sự lắp chặt của piston vào xilanh. Khe hở giữa piston và xilanh có ảnh hưởng đến chiều dày màng dầu, khi piston lắp chặt có nghĩa là khe hở nhỏ khi đó piston bị áp sát vào thành xilanh dẫn đến trạng thái bôi trơn giới hạn. Do chiều dày màng dầu nhỏ và việc cấp dầu trở nên khó khăn hơn. Khi tăng khe hở sẽ làm giảm được ma sát, nhưng nếu tiếp tục tăng vượt quá giới hạn cho phép thì sẽ xuất hiện tiếng gõ do sự thay đổi hướng của piston ở điểm chết trên cuối kì nén, sẽ làm gia tăng sự va đập

bên. Như vậy khi piston-xilanh có khe hở lắp ráp lớn sẽ gia tăng đáng kể đến sự va đập ngang làm cho ma sát giới hạn tăng.

4) Ảnh hưởng của điều kiện hoạt động đến ma sát, hao mòn

Hoạt động của động cơ hiện đại đa dạng theo tốc độ, điều kiện tải phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Trong điều kiện hoạt động của nhiều xe khách và xe tải lớn, tải và tốc độ thay đổi đáng kể có ảnh hưởng làm đa dạng điều kiện hoạt động.

Cả tốc độ động cơ và tải ảnh hưởng tới ma sát giữa các vòng găng piston và xilanh.

- Ảnh hưởng của tốc độ động cơ

Ảnh hưởng của tốc độ động cơ tới sự sinh ra ma sát giữa các vòng găng và xilanh có thể được thấy từ mối quan hệ (Phụ lục 2).

= ∫ − 2 1 ) . 2 ( x x f dx dx dp h h U F µ (1.6)

Ta thấy lực ma sát thủy động Ff tỉ lệ mạnh theo

h UB

µ

Tổn thất năng lượng do ma sát: Pf =U.Ff

Tổn thất năng lượng Pf tỉ lệ theo U32.µ12

Chiều dày màng dầu h tỉ lệ theo

p UB

µ

Trong đó:

B- chiều rộng của vòng găng

Các biểu thức trên chỉ thích hợp cho trạng thái bôi trơn thủy động hoặc bôi trơn hỗn hợp Khi tốc độ piston tăng, sẽ làm cho nhiệt độ xilanh tăng là nguyên nhân dẫn đến độ nhớt dầu bôi trơn giảm, do đó sẽ làm ảnh hưởng tới năng lượng tổn thất ma sát.

- Ảnh hưởng của tải

Ảnh hưởng của tải động cơ đến hao mòn ít phức tạp hơn so với tốc độ. Duy trì tốc độ động cơ không đổi khi tăng tải động cơ cần phải cung cấp không khí và nhiên liệu cho động cơ tăng, kết quả làm tăng áp suất trong xilanh.

Ma sát sinh ra từ vòng găng piston chịu ảnh hưởng đáng kể bởi áp suất đạt được trong xilanh qua chu trình công tác.

5) Ảnh hưởng của các thông số hình học cấu tạo piston.

Các thông số hình học của piston có ảnh hưởng lớn đến trạng thái bôi trơn, ma sát trong cặp tiếp xúc piston-xilanh. Những nhân tố này sẽ được trình bày chi tiết trong chương 3. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương 2

ĐỘNG LỰC HỌC NHÓM PISTON

THANH TRUYỀN KHI NGHIÊN CỨU PISTON CHUYỂN ĐỘNG PHỤ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của kết cấu piston đến trạng thái bôi trơn, ma sát, tiếng gõ, sự làm việc của hệ thống trao đổi khí của động cơ (Trang 26 - 29)