1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lợi nhuận phân phối và điểm hòa vốn

21 636 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 160,5 KB

Nội dung

Căn cứ vào hoạt động tạo ra lợi nhuận: Trong thực tế, doanh nghiệp thường đầu tư vốn vào nhiều lĩnh vực khác nhau như hoạt động sản xuất kinh doanh chính, hoạt động đầu tư tài chính.v.v.

Trang 1

Mục lục

Phần 1: Lợi nhuận và cách phân loại 4

I Lợi nhuận là gì? 4

II.Phân loại lợi nhuận: 4

1 Căn cứ vào hoạt động tạo ra lợi nhuận 4

2 Căn cứ vào trình tự phân phối 4

3 Căn cứ vào yêu cầu quản trị 4

III Tìm hiểu các loại lợi nhuận 5

1 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 5

2 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 8

3 Lợi nhuận khác 8

4 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 9

5 Lợi nhuận trước thuế 9

6 Lợi nhuận sau thuế 10

Phần 2: Doanh lợi, phân loại và ý nghĩa 11

I Khái niệm 11

II Phân loại 11

1 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) 11

2 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) 12

3 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu 13

4 Tỷ suất sức sinh lợi căn bản 13

III Ý nghĩa của doanh lợi 14

Phần 3: Phương pháp phân tích hòa vốn 15

Trang 2

I Những vấn đề chung về phân tích hòa vốn 15

1 Định nghĩa 15

2 Các khái niệm 15

II Phương pháp phân tích hòa vốn 16

1 Mục tiêu của phương pháp phân tích hòa vốn 16

2 Những giả định khi phân tích hòa vốn cơ bản 16

3 Phân tích hòa vốn 17

4 Những trường hợp trong thực tế 20

III Phân tích hòa vốn trong lập dự án đầu tư 20

IV Những nhược điểm của phương pháp phân tích hòa vốn 21

Tài liệu tham khảo 22

Lời mở đầu

Trang 3

Như chúng ta đã biết, lợi nhuận cũng như tỷ suất lợi nhuận là những chỉ tiêu vô cùng quan trọng không chỉ đối với bản thân doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm hàng đầu của mọi nhà đầu tư trên thị trường Đối với doanh nghiệp đó là kết quả công sức lao động, kết quả cố gắng của tất cả nhân viên, là thước đo đo lường năng lực kinh doanh của doanh nghiệp Đối với các nhà đầu tư trên thị trường, lợi nhuận và doanh lợi cho biết khả năng sinh lời của công ty, là dấu hiệu để nhà đầu tư có thể yên tâm rằng đồng vốn của mình đang được sử dụng một cách hiệu quả Vậy trên thực tế, lợi nhuận và doanh lợi được phân loại như thế nào cũng như ý nghĩa của hai chỉ tiêu quan trọng này là gì? Phần trình bày dưới đây sẽ làm sáng tỏ những câu hỏi mà nhiều chủ doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư quan tâm.

Ngoài ra, bên cạnh lợi nhuận và doanh lợi, một vấn đề nữa cũng khiến các doanh nghiệp phải đau đầu tìm câu trả lời chính là điểm hòa vốn Điểm hòa vốn có thể giúp cho không ít doanh nghiệp trả lời được những câu hỏi phức tạp như sản xuất bao nhiêu thì thu hồi được vốn đầu tư ban đầu, giá bán sản phẩm là bao nhiêu cũng như sản xuất tối thiểu bao lâu thì có thể hòa vốn Những thắc mắc trên sẽ được giải thích cặn kẽ thông qua phương pháp phân tích hòa vốn cũng sẽ được trình bày trong bài thuyết trình này bên cạnh lợi nhuận và doanh lợi

Phần 1: lợi nhuận và cách phân loại

I LỢI NHUẬN LÀ GÌ?

Trang 4

Khái niệm lợi nhuận gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Sau một thời gian hoạt động nhất định, doanh nghiệp sẽ có thu nhập bằng tiền (doanh thu) Thu nhập này sau khi bù đắp các khoản chi phí có liên quan, còn lại là lợi

nhuận

II PHÂN LOẠI LỢI NHUẬN

1 Căn cứ vào hoạt động tạo ra lợi nhuận:

Trong thực tế, doanh nghiệp thường đầu tư vốn vào nhiều lĩnh vực khác nhau như hoạt động sản xuất kinh doanh chính, hoạt động đầu tư tài chính.v.v nên lợi nhuận cũng được tạo ra từ nhiều hoạt động khác nhau

– Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính: lợi nhuận thu được từ hoạt

động sản xuất kinh doanh theo đúng chức năng của doanh nghiệp (bán hàng và cung cấp dịch vụ)

– Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

– Lợi nhuận từ hoạt động khác

2 Căn cứ vào trình tự phân phối

– Lợi nhuận trước thuế ( cũng là EBT): Lợi nhuận của doanh nghiệp, chưa

tính đến phần thuế phải nộp cho nhà nước

– Lợi nhuận sau thuế ( còn gọi là lãi ròng - EAT): lợi nhuận chỉ thuộc về

doanh nghiệp

3 Căn cứ vào yêu cầu quản trị:

– Lợi nhuận trước lãi, trước thuế (EBIT): Lợi nhuận có được do hoạt động

kinh doanh chưa tính đến yếu tố lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp

– Lợi nhuận kinh doanh : Số thực lãi về kinh doanh của doanh nghiệp

LNKD =EBIT – I = EBT

( I là lãi vay phải trả trong kỳ)

III TÌM HIỂU CÁC LOẠI LỢI NHUẬN

Có thể khái quát cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp theo sơ đồ sau:

Tổng doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụDoanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ Các

khoản

Trang 5

giảm trừLợi nhuận gộp

Giá vốn hàng bánLợi nhuân

từ hoạt động

tài chính

Lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ ( Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính)

Chi phí quản lý và bán hàngLợi

nhuận

khác

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Tổng lợi nhuận trước thuếLợi nhuận sau thuế Thuế thu nhập doanh

nghiệp

1 Lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

Là phần lợi nhuận thu được do tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ thuộc chức năng kinh doanh chính của doanh nghiệp Đây là phần lợi nhuận quan trọng nhất trong tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp

Trang 6

Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

= Lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

Các khoản giảm trừ bao gồm :

Chiết khấu thương mại: phản ánh số tiền doanh nghiệp ưu đãi giảm trừ cho

khách hàng nhằm khuyến khích khách hàng mua hàng với khối lượng lớn hoặc

vì lý do đặc biệt nào khác

Giảm giá hàng bán: phản ánh số tiền doanh nghiệp giảm giá cho khách hàng

do sản phẩm, hàng hóa kém hoặc mất phẩm chất

Giá trị hàng bán bị trả lại: phản ánh trị giá theo giá bán của số sản phẩm,

hàng hóa doanh nghiệp đã bán, đã ghi nhận doanh thu nhưng bị khách hàng trả lại do hàng giao sai quy cách, kém phẩm chất hoặc do những vi phạm hợp đồng

mà lỗi thuộc về người bán

Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và thuế Giá trị gia tăng (GTGT) phải nộp theo phương pháp trực tiếp: phản ánh tổng số thuế doanh nghiệp

đã thu hộ và phải nộp lại cho nhà nước trong kỳ báo cáo

Trang 7

c) Doanh thu thuần:

Doanh thu thuần là phần còn lại của tổng doanh thus au khi đã trừ đi các khoản giảm trừ, phản ánh số thu nhập từ bán hàng và cung ứng dịch vụ mà doanh nghiệp thực sự được hưởng

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ

d) Giá vốn hàng bán (Cost Of Goods Sold – COGS)

Giá vốn hàng bán là chi phí trực tiếp mà công ty phải bỏ ra tương ứng với doanh thu

- Đối với lĩnh vực thương mại giá vốn hàng bán phản ánh tổng giá mua và chi phí thu mua hàng hóa đã bán trong kỳ

- Đối với lĩnh vực dịch vụ, giá vốn hàng bán là những chi phí trực tiếp tạp ra dịch vụ đã cung ứng trong kỳ

- Đối với lĩnh vực sản xuất, giá vốn hàng bán là tổng giá thành sản xuất của khối lượng sản phẩm đã tiêu thụ trong kỳ báo cáo

e) Lợi nhuận gộp ( Gross Profit) :

Là phần chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán

f) Chi phí bán hàng:

Phản ánh tổng số chi phí bán hàng phân bổ cho số sản phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ báo cáo, bao gồm cả phần chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ phân bổ cho hàng hóa trong kì và cả chi phí phát sinh kỳ trước kết chuyển vào kỳ này

Bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa, lương và phụ cấp nhân viên bán hàng và tiếp thị, hoa hồng đại lý, chi phí quảng cáo, khuyến mãi, chi phí hội nghị khách hàng…

g) Chi phí quản lý doanh nghiệp:

Phản ánh tổng số chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho số sản phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ báo cáo , có thể bao gồm cả chi phí kỳ trước kết chuyển sang ( đối với các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất dài, tổng chi phí kinh doanh phát sinh

có thể được kết chuyển một phần vào chi phí kinh doanh kỳ hiện tại, số còn lại kết chuyển vào kết quả của kỳ sau)

2 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

Trang 8

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là phần chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính và chi phí của hoạt động tài chính.

Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm các khoản lãi từ hoạt động đầu tư tài chính, lãi do chênh lệch tỷ giá, lãi tiền gửi, chiến khấu thanh toán được hưởng, hoạt động cho thuê tài sản v.v.v…

Chi phí hoạt động tài chính bao gồm chi phí lãi vay, chi phí hoạt động đầu tư tài chính, chiết khấu thanh toán trả cho khách hàng và các khoản lỗ phát sinh từ hoạt động đầu tư tài chính, lỗ do chênh lệch tỷ giá, các khoản dự phòng giảm giá đầu tư tài chính

Doanh thu từ hoạt động tài chính

- Chi phí cho hoạt động tài chính

= Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

3 Lợi nhuận khác:

Lợi nhuận khác là phần lợi nhuận thu được từ các nghiệp vụ khác biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp, chẳng hạn như nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, tiền phạt, bồi thường được hưởng do đối tác vi phạm hợp đồng, thu hồi các khoản phải thu đã xử lý… Đặc trưng của các khoản này là phát sinh không thường xuyên, không ổn định

Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác

4 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay ( Earnings Before Interest and Taxes – EBIT)

Tổng lợi nhuận trước thuế và lãi vay bao gồm lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính, lợi nhuận hoạt động tài chính ( chưa khấu trừ chi phí lãi vay) và lợi nhuận khác.EBIT được xác định trên cơ sở chưa tính chi phí lãi vay và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, vì vậy mức biến động của chỉ tiêu này không phụ thuộc vào sự thay đổi của cơ cấu nguồn vốn (mức độ sử dụng nợ) và chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp

Trang 9

Tổng lợi nhuận trước thuế và lãi vay phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ, và có thể sử dụng để đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận chung cho nền kinh tế EBIT cao sẽ đảm bảo khả năng trả lãi vay tốt, khả năng đóng góp của doanh nghiệp vào nguồn thu ngân sách cao, khả năng mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu lớn.

Lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

+ Lợi nhuân hoạt động tài chính (chưa khấu trừ chi phí lãi vay)

+ Lợi nhuận khác

= Tổng lợi nhuận trước thuế và lãi vay

5 Lợi nhuận trước thuế ( Earnings Before Taxes – EBT)

Lợi nhuận trước thuế phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong

kỳ chưa trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, do vậy mức biến động của chỉ tiêu này không phụ thuộc vào sự thay đổi của thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Tổng lợi nhuận trước thuế bao gồm lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính, lợi nhuận hoạt động tài chính ( đã trừ chi phí lãi vay) và lợi nhuận khác

Tổng lợi nhuận trước thuế = lợi nhuận trước thuế và lãi vay – chi phí lãi vay

6 Lợi nhuận sau thuế ( Earnings After Taxes – EAT)

Lợi nhuận sau thuế là phần chênh lệch giữa tổng lợi nhuận trước thuế và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, đây chính là số thu nhập mà chủ sở hữu doanh nghiệp được hưởng

Lợi nhuận sau thuế = LN trước thuế – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Trang 10

IV Ý NGHĨA CỦA LỢI NHUẬN:

Lợi nhuận phụ thuộc vào chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý, thể hiện thành quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp Vì vậy, lợi nhuận được xem

là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp cuối cùng của hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp Chỉ tiêu lợi nhuận cho thấy sự nỗ lực phấn đấu của từng người, từng bộ phận trong doanh nghiệp về việc tăng doanh thu, giảm chi phí

Phần 2: Doanh lợi, phân loại và ý nghĩa của doanh lợi

Doanh lợi hay còn gọi là tỷ suất sinh lời hoặc tỷ số lợi nhuận là một trong các

tỷ số tài chính cơ bản và quan trọng nhất để đo lường, đánh giá tình hình hoạt động tài chính của công ty

I KHÁI NIỆM:

Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận thu được trên một đơn vị vốn đầu tư

Tỷ suất lợi nhuận

= Lợi nhuận thuần

Trang 11

Vốn đầu tư Công thức này được sử dụng như là một công thức tổng quát có thể áp dụng cho mọi trường hợp.

Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong vốn đầu tư Tỷ

số mang giá trị dương nghĩa là đầu tư có lãi Tỷ số mang giá trị âm thì đầu tư thua lỗ

Tỷ số càng lớn thì lợi nhuận thu về càng nhiều

II PHÂN LOẠI:

1 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ( Return On total Assets-ROA)

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty Xác định tỷ số này bằng cách lấy lợi nhuận ròng sau thuế chia cho tổng giá trị tài sản

Ví dụ : ROA là 10%

Có nghĩa là bình quân 1 đồng tài sản sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo

ra 0,1 đồng lợi nhuận Mặc dù vậy không phải bất kì đồng tài sản nào cũng tạo ra 0,1 đồng lợi nhuận

Các nhà phân tích và đầu tư thường so sánh tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của một công ty với tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của những đối thủ cạnh tranh cùng ngành nhằm đánh giá tính hiệu quả của cấp lãnh đạo

Như vậy công ty A hiệu quả hơn trong việc biến đầu tư thành lợi nhuận

 Công cụ này tỏ ra hữu ích nhất khi được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng tổng tài sản

ROA = Lợi nhuận ròng

Tổng tài sản

Trang 12

2 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ( Return On Common Equity- ROE)

Đứng trên góc độ cổ đông, tỷ số quan trọng nhất là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sỏ hữu Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cố đông Công thức xác định tỷ số này như sau:

Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào

Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn

Khi tính toán được tỷ lệ này, các nhà đầu tư có thể đánh giá ở các góc độ cụ thể như sau:

- ROE ≤ lãi vay ngân hang  Lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng

- ROE ≥ lãi vay ngân hàng  Đánh giá xem công ty đã khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa và công ty này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai hay không

 Lưu ý :

Khi tính toán hai chỉ tiêu ROA và ROE có thể số liệu tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối kỳ không phải là con số đại diện nên nó không phản ánh đúng thực chất tình hình tài chính của doanh nghiệp trong cả một thời kỳ Vì vậy, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu tổng tài sản bình quân và vốn chủ sở hữu bình quân (nếu

có thể) khi tính ROA và ROE

ROE = Lợi nhuận ròng

Vốn chủ sở hữu

Số trung bình

= Số đầu kì + số cuối kỳ

2

Trang 13

3 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (profit margin on sales)

Tỷ số này phản ảnh quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu nhằm cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu =

lợi nhuận ròng dành cho cổ đông

Doanh thu

Tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ

số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia

Ví dụ : Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu là 3,8%

Bình quân ngành là 5%

Con số này cho biết cứ mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra được 3,8 đồng lợi nhuận dành cho cổ đông Và so với bình quân ngành thì con số này hơi thấp

4.Tỷ số sức sinh lợi căn bản

Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi căn bản của công ty , nghĩa là chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính Công thức xác định tỷ số này như sau:

Tỷ số sức sinh lợi căn

III Ý NGHĨA CỦA DOANH LỢI:

Tỷ suất sinh lời là một trong những tỷ số có ý nghĩa quan trọng đối với nhà đầu

Ngày đăng: 14/01/2016, 13:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w