Nói một cách khái quát dễ hiểu thì rác thải nhà bếp đó là các chất rác từ nguyên liệu thực phẩm, thức ăn thừa, hoa quả và vỏ trái cây, bánh kẹo, hoa lá trang trí trong nhà đã bị héo…mà con người không dùng được nữa… vứt bỏ vào môi trường sống.
Trang 1MỞ ĐẦU
Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, với tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng và
sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch….kéo theo mứcsống của người dân càng cao đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, nan giải trong côngtác bảo vệ môi trường và sức khoẻ của cộng đồng dân cư Lượng chất thải phát sinh
từ các hoạt động sinh hoạt của con người ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thànhphần và độc hại hơn về tính chất
Ở các đô thị lớn của Việt Nam, rác thải đã và đang gây ô nhiễm môi trườngtrầm trọng Xử lý rác luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý môi trường đô thị.Không riêng gì đối với các đô thị đông dân cư, việc lựa chọn công nghệ xử lý rácnhư thế nào để đạt hiệu quả cao, không gây nên những hậu quả xấu về môi trườngtrong tương lai và ít tốn kém chi phí luôn là nỗi bức xúc của các ngành chức năng.Việc xử lý chất thải sinh hoạt một cách hợp lý đã và đang đặt ra những vấn đề bứcxúc đối với hầu hết các tỉnh, thành của nước ta
Hội An là một thành phố cổ tập trung nhiều khách du lịch thì vấn đề phát sinh
ra rác thải cũng rất lớn, nên gây ra nhiều khó khăn trong việc thu gom và xử lý rácthải sinh hoạt, và chủ yếu lượng rác thải phát sinh ra đó được công ty công trìnhcông cộng thu gom và vận chuyển đến bãi rác gây ra tình trạng quá tải ở bãi rácCẩm Hà và làm cho môi trường ở đây ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng
Trong lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ra hằng ngày đó chủ yếu là rác thải
từ nhà bếp mà trong thành phần của rác thải nhà bếp chủ yếu là rác thải hữu cơ dễphân hủy gây mùi hôi thối gây ảnh hưởng đến môi trường không khí và sức khỏecủa con người nơi đây Tuy nhiên nếu chúng ta biết tận dụng nó và biến nó thànhmột sản phẩm mới để phục vụ cho đời sống của mình mà đặc biệt là sử dụng rácthải hữu cơ để làm phân compost sẽ giúp cho môi trường giảm thiểu được lượng rácthải, hạn chế được lượng phân hóa học trên cách đồng và giúp con người giảm chiphí trong sản xuất nông nghiệp
Xuất phát từ những tồn tại trên và sự cần thiết của việc phân loại rác tại
nguồn để làm phân compost nên tôi đã chọn đề tài “Xây dựng quy trình làm phân compost từ rác thải hữu cơ quy mô hộ gia đình tại TP Hội An Tỉnh Quảng Nam”
Trang 2CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Trong cuộc sống hằng ngày, con người không chỉ tiêu thụ và sử dụng một sốlượng lớn các nguyên liệu, thực phẩm để tồn tại và phát triển, mà đồng thời cũngvứt thải cho thiên nhiên và môi trường sống những lượng rác thải có nguy cơ hủyhoại môi trường.Trong số lượng rác thải được vứt bỏ đó thì thành phần của rác thảinhà bếp chiếm một phần lớn gây ảnh hưởng trực tiếp trở lại đời sống con người,làm phát sinh nhiều bệnh tật và đặc biệt là lượng rác ngày càng nhiều thì sẽ chiếmmột diện tích lớn đất chôn lấp, làm mất cảnh quan môi trường
1.1 ĐỊNH NGHĨA RÁC THẢI NHÀ BẾP
Nói một cách khái quát dễ hiểu thì rác thải nhà bếp đó là các chất rác từnguyên liệu thực phẩm, thức ăn thừa, hoa quả và vỏ trái cây, bánh kẹo, hoa lá trangtrí trong nhà đã bị héo…mà con người không dùng được nữa… vứt bỏ vào môitrường sống
Theo định nghĩa khoa học thì đó là những thành phần tàn tích hữu cơ của cácchất hữu cơ phục vụ sinh hoạt sống của con người Chúng không được con người sửdụng nữa và vất thải trở lại môi trường sống, gọi là rác thải nhà bếp.[4]
1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA RÁC THẢI NHÀ BẾP
- Rác thải nhà bếp hằng ngày chiếm một khối lượng và tỷ lệ rác thải rất lớn
so với các loại rác thải vô cơ khác
- Rác thải nhà bếp là những vật liệu dễ phân hủy, và gây thối rửa
- Rác thải nhà bếp khó được thu gom phân loại riêng tại nguồn, gây khó khăncho việc xử lý rác
- Rác thải nhà bếp sẽ khó được tận dụng tái chế thành phân hữu cơ nếukhông được phân loại tại nguồn.Vì vậy cần phải được thu gom và phân loại riêngtrong những túi chất liệu đặc biệt dễ phân hủy
Với thành phần, và đặc điểm của rác thải nhà bếp như trên thì con ngườichúng ta không ngừng nâng cao hiểu biết và tìm ra những phương pháp hữu hiệunhất để góp phần nâng cao đời sống và đặc biệt là bảo vệ môi trường sống của nhânloại.Và để xử lý được rác thải nhà bếp người ta đã ứng dụng nhiều nhà máy chếbiến phân compost, các nhà máy tái chế rác thải sinh hoạt…
Trang 3Với xu hướng xử lý rác thải thân thiện với môi trường thì mô hình sản xuấtphân compost từ rác thải nhà bếp với quy mô hộ gia đình là một trong những biệnpháp không những giúp giảm thiểu được tổng lượng rác thải mà còn tạo cho ngườidân chúng ta bắt đầu tiếp xúc với việc nghiên cứu khoa học Sản xuất ra lượng phâncompost phục vụ trong nông nghiệp của từng địa phương [4]
1.3 ĐỊNH NGHĨA PHÂN COMPOST
Phân compost hay còn gọi là phân hữu cơ vi sinh là sản phẩm phân bón đượctạo thành thông qua quá trình lên men vi sinh vật các hợp chất có nguồn gốc khácnhau, có tác động của vi sinh vật hoặc các hợp chất sinh học được chuyển hóa thànhmùn Tùy thuộc vào nhu cầu của sản xuất mà có thể cân đối phối trộn các phân liệusao cho cây trồng phát triển tốt nhất mà không cần phải bón bất kỳ các loại phânnào Phân vi sinh có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc Loại phân này có hàmlượng dinh dưỡng cao nên khi bón trộn đều với đất Nếu sản xuất phù hợp cho từngloại cây trồng thì đây là loại phân hữu cơ tốt nhất.[12]
1.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH LÀM PHÂN COMPOST [8]
Ngoài sự có mặt của những sinh vật cần thiết, những yếu tố chính ảnh hưởnglên quá trình sản xuất compost có thể được 03 nhóm chính là: nhóm những yếu tốdinh dưỡng, môi trường và vận hành
Bảng 1.1: Điều kiện tối ưu cho quá trình ủ phân compost
1.4.1 Các yếu tố dinh dưỡng.
1.4.1.1 Nguyên tố đa lượng và vi lượng
* Nguyên tố đa lượng như: C, N, P, Ca, và K
* Nguyên tố vi lượng như: Mg, Mn, Co, Fe, S …
Trang 4Trong thực tế, hầu hết chúng trở nên độc nếu nồng độ vượt quá mức chophép Hầu hết những nguyên tố Mg, Co, Mn, Fe, S…có vai trò trong việc trao đổi tếbào chất.
Cơ chất là nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng và vi lượngcần thiết, trong thực tế muốn có lợi ích bắt buộc phần lớn hoặc tất cả cơ chất trongquá trình sản xuất compost đều là chất thải
là nồng độ PH và nhiệt độ khá cao Tương quang C/N nhỏ dần cho đến khi tỷ lệ nitơ
cố định và nitơ khoáng hoá như nhau Sau một quá trình dài, tỷ lệ C/N của phần cònlại sẽ bằng với tỷ lệ của vi sinh vật
Bảng 1.2 : Hàm lượng N và tỷ lệ C:N có trong những loại rác thải và chất thải khác
Trang 51.4.2 Những yếu tố môi trường
Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình sản xuất compost là nhiệt độ,
độ ẩm và pH Chúng có thể là từng yếu tố hoặc nhiều yếu tố kết hợp lại, góp phầnquyết định tốc độ và mức độ phân hủy
1.4.2.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ tối ưu cho quá trình sinh hóa là 40-550C Vì mỗi loài vi sinh vậtđều có nhiệt độ tối ưu để sinh trưởng và phát triển Trong đó, khi nhiệt độ cao đốivới đống ủ thì tốc độ ủ sẽ nhanh và không khí được tuần hoàn trong đống ủ thì oxy
sẽ luôn luôn có mặt
Sự giải phóng CO2 tối đa xảy ra ở nhiệt độ 550C Nó bắt đầu tăng từ từ trongkhoảng từ 25 đến 400C, sau đó tăng từ 45 – 550C
Nhiệt độ cao đối với đống ủ thì tốc độ, mức ủ sẽ nhanh
Nếu nhiệt độ trên 650C quá trình sản xuất compost sẽ bị ảnh hưởng xấu mộtcách nghiêm trọng Lý do là vi sinh vật hình thành bào tử tại mức nhiệt độ cao hơn
650C và chúng sẽ rơi vào giai đoạn nghỉ hoăc chết Vì vậy phương pháp sản xuấtcompost hiện nay sử dụng quy trình vận hành được thiết kế tránh nhiệt độ cao hơn
600C
Trang 6Lưu ý, cần tránh hiện tượng quá khô,quá lạnh ở phần nào đó của đống ủ
1.4.2.2 Độ pH
pH có ý nghĩa quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật,ion H+ và OH- là hai ion hoạt động mạnh nhất, những biến đổi nồng độ của chúng
dù là rất nhỏ đều có ảnh hưởng rất lớn đến tế bào vi sinh vật Cho nên việc xác định
PH thích hợp ban đầu là rất quan trọng PH tối ưu là 6-8
Vào giai đoạn đầu, độ pH là 6,3 sau đó giảm xuống còn 4,8 và cuối cùng tănglên pH = 9 Quá trình sản xuất compost độ pH thường bị giảm xuống ở giai đoạnđầu vì những phản ứng tạo thành acid hữu cơ Đường biểu diễn độ pH sau đó tănglên tương ứng với vi sinh vật sử dụng những acid vừa sinh ra trong giai đoạn trước
Ở giai đoạn đầu pH giảm xuống không gây ức chế đối với hầu hết các vi sinh vật, vìthế để nâng pH người ta dùng Ca(OH)2 để cải thiện điều kiện vật lý của khối ủ, mộtphần hoạt động như vật liệu hút ẩm
1.4.2.3 Yếu tố độ ẩm
Việc sản xuất compost từ rác thải đô thị có một đặc điểm quan trọng là mốiquan hệ mật thiết giữa độ ẩm và không khí, cơ sở của mối quan hệ này dựa trênthực tế là nguồn oxi chủ yếu cần cung cấp cho quần thể vi khuẩn đó là không khígiữ lại trong những khe hở giữa những chất thải Việc khuyết tán oxi trong khôngkhí và bên trong khối chất thải để thỏa mãn nhu cầu oxi của vi sinh vật là khôngquan trong lắm Bởi vì, trong các khe hở giữa những chất thải có chứa độ ẩm tự dotrong khối ủ giữa độ ẩm và oxi phải có một sự căn bằng Theo đó, nếu ở mức caohơn nữa sự thiếu oxi sẽ diễn ra và tình trạng kỵ khí sẽ bắt đầu phát triển Tầm quantrọng của việc giữ độ ẩm của cơ chất từ 40%– 45% thường bị coi nhẹ trong quátrình sản xuất compost Điều này thực chất rất quan trọng bởi vì độ ẩm thấp hơn sẽkìm hãm hoạt động của vi khuẩn và tất cả vi khuẩn sẽ ngừng hoạt động ở độ ẩm12%
1.4.2.4 Hệ thống vi sinh vật
Vi sinh vật có một đóng góp vô cùng quan trọng đến thời gian ủ phâncompost Với một hệ thống vi sinh vật được tuyển chọn tốt thì không những thờigian ủ được rút ngắn mà chất lượng phân bón cũng đảm bảo hơn
Trang 7Các vi sinh vật có mặt trong quá trình ủ phân compost bao gồm vi khuẩn, nấm,men, khuẩn tia,… Người ta xác định hầu hết các loài trong nhóm VSV nêu trên đều
có khả năng phân giải gần hết các hữu cơ thô trong rác thải Tất nhiên mỗi một loàisinh vật có khả năng tốt nhất để phân hủy một dạng chất hữu cơ nào đó
Thí dụ nấm men , khuẩn tia …, hoạt động rất mạnh đối với cellulose vàhemicellulose Quá trình trao đổi chất là hiện tượng phổ biến trong ủ phân rác vàmột yếu tố khác là sự giải nhiệt do hoạt động đồng hóa và dị hóa của VSV để tạo ramùn
1.4.3 Vận hành
Việc kiểm soát tốt các điều kiện môi trường ảnh hưởng tới hoạt động của visinh vật chính là nhân tố quyết định sự thành công của quá trình ủ compost Kiểmsoát tốt quá trình ủ compost cũng giúp giảm phát sinh mùi ô nhiễm và loại bỏ cácmầm vi sinh vật gây bệnh Vì vậy các giải pháp kỹ thuật trong công nghệ ủ composthiện đại đều hướng tới mục tiêu kiểm soát tối ưu các điều kiện môi trường cùng vớikhả năng vận hành thuận tiện
1.4.3.1 Làm thoáng và kích thước nguyên liệu.
Kích thước nguyên liệu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tớithời gian ủ phân compost.Việc làm giảm kích thước nguyên liệu sẽ góp phần làmgia tăng tốc độ phân hủy Đối với nguyên liệu thô kích thước tối ưu là từ 5-8cm
Đảo trộn mục đích làm đồng đều, điều hòa nhiệt độ và độ ẩm của vật liệu,tránh tạo cột không khí cũng như việc tạo ra các bánh cứng Tốc độ ủ phụ thuộc vàokích thước vật liệu và quá trình đảo trộn rất lớn
1.4.3.2 Sự thông khí
Thông thường áp lực tĩnh là 0,1 - 0,15 mm cột nước, cần tạo ra để đẩy khôngkhí qua chiều sâu từ 2 - 2,5 m vật liệu, áp lực đó chỉ cần quạt gió là đủ chứ khôngcần máy nén Sự phân phối O2 cho bể ủ là rất cần thiết bởi vi sinh vật hiếu khí cần
O2, trung bình lượng O2 tiêu thụ là 4,2 g O2/1 kg rác/ngày, nghĩa là khoảng 4m3O2/1tấn rác/ngày Sự sản sinh CO2 tương đương với lượng O2 tiêu thụ Tỷ lệ O2 tiêu thụkhông ổn định, phụ thuộc vào nhiệt độ, sự thay đổi trong thành phần, mức độ ủ chín
và kích thước nguyên liệu
Trang 8So sánh với phương pháp sản xuất compost kỵ khí, phương pháp sản xuấtcompost hiếu khí có rất nhiều ưu điểm:
• Sự phân huỷ xảy ra nhanh hơn
• Nhiệt độ cao đủ để làm chết những mầm bệnh
• Số lượng và nồng độ khí hôi thối giảm mạnh
Mùi khó chịu là vấn đề không thể tránh trong xử lý và thải bỏ chất thải Đểcải thiện đáng kể nồng độ và sự tập trung mùi trong sản xuất compost hiếu khí cầncung cấp đủ nhu cầu Oxi cho quần thể vi khuẩn hoạt động bằng cách sử dụng quytrình thông khí thích hợp Khí sinh ra có thể được kiểm soát bằng cách thu khí từkhối ủ compost do quá trình phân hủy và xử lý chúng bằng hệ thống xử lý hoá họchay sinh học, nhờ vậy mùi hôi khó chịu sẽ giảm
1.4.3.3 Tốc độ thông khí
Tốc độ thông khí sao cho khối compost duy trì hiếu khí phụ thuộc bản chất
và cấu trúc của các thành phần cuả rác thải và tùy thuộc vào phương pháp thôngkhí
Tốc độ tiêu thụ oxy tùy thuộc không chỉ nhiệt độ mà còn phụ thuộc vào kíchthước vật liệu, quần thể vi sinh vật và mức độ xáo trộn Nhu cầu oxy trong thời tiết
ấm sẽ cao hơn trong lúc lạnh Để đạt được kết quả tôt nhất, nên giữ nhiệt độ ban đầu
là 45-50O trong một số ngày đầu, sau đó tăng lên 55-70OC để cho giai đoạn lên mendiễn ra mạnh Lượng không khí cần thiết phải cung cấp cho vi sinh vật phát triểntrong quá trình ủ hiếu khí
1.5 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT PHÂN COMPOST TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.5.1 Tình hình nghiên cứu và sản xuất phân compost trên Thế Giới
Sự ra đời của và phát triển của phân compost
Lịch sử quá trình ủ compost đã có từ rất lâu, ngay từ khi khai sinh của nôngnghiệp hàng nghìn năm trước Công nguyên, ghi nhận tại Ai Cập từ 3.000 năm trướcCông nguyên như là một quá trình xử lý chất thải nông nghiệp đầu tiên trên thế giới.Người Trung Quốc đã ủ chất thải từ cách đây 4.000 năm, người Nhật đã sử dụng
Trang 9compost làm phân bón trong nông nghiệp từ nhiều thế kỷ Tuy nhiên đến năm 1943,quá trình ủ compost mới được nghiên cứu một cách khoa học và báo cáo bởi Giáo
sư người Anh, Sir Albert Howard thực hiện tại Ấn Độ [10]
Phân compost được Noble Hilter sản xuất đầu tiên tại Đức năm 1896 và đặttên là Nitragin Sau đó phát triển sản xuất tại một số nước như Mỹ, canada, Anh vàThụy Điển
Nitragin là loại phân được chế tạo bởi vi khuẩn Rhizobium, do Beijernk phânlập năm 1888 và được Fred đặt tên vào năm 1989 dùng để bón cho các loại câytrồng thích hợp, kể cả họ đậu Từ đó cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứunhằm ứng dụng và mở rộng việc sản xuất phân bón trên nền chất mang hữu cơ khácnhau
Các kết quả từ Mỹ, Canađa, Nga, Nhật, Trung Quốc, Ấn độ, Thái Lan …cũng cho thấy sử dụng phân compost có thể cung cấp cho đất và cây trồng từ 30 đến60kg nitơ/ hecta đất, một năm có thể thay thế từ 1/3 đến 1/2 lượng phân bón hóahọc [2]
Hiện nay đã có nhiều tài liệu viết về quá trình ủ compost và nhiều mô hìnhcông nghệ ủ compost quy mô lớn được phát triển trên thế giới.Các mô hình côngnghệ ủ compost quy mô lớn hiện nay trên thế giới được phân loại theo nhiều cáchkhác nhau Theo trạng thái của khối ủ compost tĩnh hay động, theo phương phápthông khí khối ủ cưỡng bức hay tự nhiên, có hay không đảo trộn.[10]
Ở các vùng của Mỹ và Canađa có khí hậu ôn đới thường áp dụng phươngpháp xử lý rác thải ử đống tĩnh có đảo trộn như sau:
Rác thải được tiếp nhận và tiến hành phân loại Rác thải hữu cơ được nghiền
và bổ sung vi sinh vật, trộn với bùn và đánh đống ở ngoài trời Chất thải được lênmen từ 8-10 tuần lễ, sau đó sàng lọc và đóng bao [5]
Trang 10Hình 1.1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của Mỹ và Canada
Ở Đức thì rác thải ở các gia đình đã được phân loại, ở những nơi công cộngphân loại chưa triệt để, được tiếp nhận và tiến hành phân loại rác tiếp
Rác hữu cơ được đưa vào các thiết bị ủ kín dưới dạng các thùng chịu áp lựccùng với thiết bị thu hồi khí sinh ra trong quá trình lên men phân giải hữu cơ
Tiếp nhận rác
Loại bỏ tạp chất không hữu cơ
Lên men từ 8 -10 tuần
Nghiền hữu cơ
Trang 11Hình 1.2 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của Đức
Ở Trung Quốc những thành phố lớn thì thường áp dụng công nghệ trong cácthiết bị kín Rác được tiếp nhận đưa vào thiết bị ủ kín sau 10-12 ngày, hàm lượngcác khí CH4, SO2, H2S… giảm đựợc đưa ra ngoài ủ chín Sau đó mới tiến hành phânloại, chế biến thành phân bón hữu cơ
Tiếp nhận rác thải sinh hoạt
Rác hữu cơ lên men
Phân hữu cơ vi sinh
Trang 12Hình 1.3 Công nghệ xử lý rác sinh hoạt Trung Quốc
1.5.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất phân compost ở Việt Nam
Lịch sử phát triển nông nghiệp Việt đã trải qua thời kỳ canh tác hữu cơ Đó
là thời kỳ mà ngành công nghiệp hóa học chưa phát triển, các loại phân hữu cơ chưaxuất hiện nhiều trên thị trường, nhất là các nước nghèo và lạc hậu như Việt Nam.Lúc đó, nền nông nghiệp Việt nam sản xuất chủ yếu dựa vào các nguồn phân hữu
Thiết bị chứa có bổ sung vi sinh vật, thu nước
thải trong thời gian 10-12 ngày
Ủ chính, độ ẩm 40%, thời gian từ 15-20 ngày
Sàn phân loại theo kích thước
tố khác
Ủ phân bón trong thời gian
5-10 ngày
Đóng bao tiêu thụ sản phẩmTiếp nhận rác thải
Trang 13cơ nội tại là chính như: phân chuồng, bùn ao, phân xanh, xác bã mắm, phân dơitrong hang núi Tuy nhiên,đó chỉ là gai đoạn canh tác nông nghiệp hữu cơ theo tìnhthế, còn lạc hậu và mất cân đối
Trong giai đoạn hiện nay với tốc độ phát triển khá nhanh mà nền khoa họcsản xuất phân bón, ngoài việc đã sữ dụng khá nhiều các loại phân vô cơ thì ViệtNam đã, đang và sẽ ứng dụng các loại phân HCVS từ các nguồn khác nhau (nhậpkhẩu và chế biến trong nước) nhằm đóng qóp tích cực vào việc giải quyết vấn nạn ônhiễm môi trường do các nguyên liệu này gây ra.[11]
Ở Việt Nam, phân compost cố định đạm cho cây họ đậu ntragin, phâncompost phân giải lân phosphobacterin đã được nghiên cứu từ năm 1960.Nhưng tớinăm 1987 trong chương trình 52D - 01- 03 thì quy trình sản xuất Nitragin trên nềnchất mang than bùn mới hoàn thiện
Từ năm 1991, 10 đơn vị trong toàn quốc đã nghiên cứu phân compost cốđịnh đạm Ngoài nitragin cho cây họ đậu đỗ còn có mở rộng cho cây lúa và các cây
họ đậu khác Hai đơn vị đẫn đầu trong công tác nghiên cứu và ứng dụng phâncompost là: Viện Công nghệ Sing học (Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệQuốc gia) và Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam (Bộ Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn) Hiện nay có nhiều tổ chức và cá nhân đã thành công trongviệc nghiên cứu sản xuất phân compost trên những nền chất mang khác nhau và ứngdụng trên nhiều cây công nghiệp, nông nghiệp như: PGS – TS Đỗ Châu Thu, TSNguyễn Ích Tâm cùng cộng sự của trung tâm Nghiên cứu và phát triển Nông nghiệpBền vững thuộc trường Đại học Nông nghiệp I đã hợp tác với khoa Sinh học vàkinh tế Nông nghiệp thuộc Đại học Udine (Italia) tiến hành đề tài: “Sản xuất phâncốpt từ rác thải hữu cơ sinh hoạt và phế thải nông nghiệp dùng làm phân bón cho 3loại rau sạch ở ngoại ô thành phố như: rau ăn lá (cải bắp), rau ăn củ (củ cải), rau ănquả (cà chua)’’
Các cán bộ trung tâm nghiên cứu phát triển cộng đồng Nông thôn đã sản xuất thànhcông loại phân compost đa chuẩn loại quy mô hộ gia đình trên nền nguyên liệu chủyếu là rác thải, phế phẩm nông nghiệp, phân gia súc , bèo tây, hay thân cây ngô.Phan Thị Thanh Hoài, Đặng Ngọc Huệ, Nguyễn Nữ Quỳnh Giang, Ngô Nữ QuỳnhNhư, và Nguyễn Bá Dũng (ĐH Tây Nguyên) đã thành công trong việc sản xuất
Trang 14phân compost từ vỏ cà phê và cũng đã được ứng dụng cho một số loại cây như :chè, cà phê, lúa, ngô, cây ăn quả, Nông dân đều nhận xét loại phân này làm chgocây phát triển tốt, đỡ sâu bệnh, đất tơi xốp và thấy tác dụng của phân bền lâu hơn sovới phân hóa học, năng suất tăng rõ rệt.[7]
Hiện nay, trung bình mỗi ngày, TP HCM thải ra khoảng 6.400 tấn rác sinhhoạt, trong đó, rác có nguồn gốc từ thực phẩm có thể tái chế thành những loại phânbón hoặc được đốt để tạo ra khí gas làm nhiên liệu phát điện chiếm tỷ lệ 80% -90% Tuy nhiên, đến nay, 100% lượng rác thải sinh hoạt của thành phố (khoảng
6200 tấn/ngày) chỉ được xử lý bắng biện pháp chôn lấp ở hai bãi rác chính là bãi ĐaPhước( huyện Bình Chánh) và bãi Phước Hiệp ( huyện Củ Chi) vừa tốn kém kinhphí thu gom, vận chuyển và xứ lý (khoảng trên 600 tỷ đồng/năm) mà còn tốn mộtdiện tích đất khá lớn để chôn lấp
Theo Sở Tài nguyên - Môi trường, việc phân loại rác tại nguồn thành công sẽgiúp thành phố tiết kiệm được khoảng một tỷ đồng mỗi ngày Chính vì thế nên đã
có một số nhà máy khẩn trương hoàn thành và đi vào hoạt động ngay trong năm
2010 như: nhà máy chế biến phân compost công suất 500 tấn một ngày của công ty
xử lý chất thải rắn Việt Nam, nhà máy chế biến phân compost của Công ty Vietstar
có công suất giai đoạn 1 là 600 tấn một ngày đã vận hành thử và sẽ chính thức đivào hoạt động ổn định trong năm 2010 Ngoài ra, nhiều nhà máy xứ lý rác khácđang được khẩn trương xây dựng và sẽ đi vào hoạt động trong những năm kế tiếp [13]
- Ở miền Bắc Việt Nam hiện nay có nhà máy sản xuất phân hữu cơ Cầu Diễn
Hà Nội được tài trợ dây chuyền sản xuất của Tây Ban Nha có công nghệcomposting từ rác thải sinh hoạt hỗn hợp
Trang 15Hình 1.4 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt ở Hà Nội
Ở huyện Long Phú, Sóc Trăng thì mô hình xử lý rác thải làm phân compostthuộc Dự án “Phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân” do Tổ chức Care(Đan Mạch) tài trợ đang được thực hiện tại xã Lịch Hội Thượng Dự án được thựchiện từ tháng 3/2009 với kinh phí xây dựng nhà xưởng khoảng 550 triệu đồng, tớinay đã đưa vào hoạt động hơn 7 tháng 312 hộ dân tham gia dự án được cấp cácdụng cụ chứa rác và được hướng dẫn cách phân loại rác thải hữu cơ và vô cơ tại hộgia đình Qua phân loại, rác thải hữu cơ thường chiếm khoảng 40%, nếu khôngđược xử lý kịp thời sẽ gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống ngườidân Cái lợi lớn nhất từ dự án mang lại chính là ý thức bảo vệ môi trường trongcộng đồng dân cư đã được nâng lên rõ rệt Rác thải này được nhân viên thu gomphân loại lần hai trước khi đưa vào bể ủ Mỗi bể ủ chứa từ 800-850kg rác thải hữu
cơ có bổ sung chế phẩm vi sinh EM, sau 55 ngày sẽ bị phân huỷ thành nguồn phâncompost có ích cho nhiều loại cây trồng.[3]
Ở Quảng Nam cụ thể là ở TP.Hội An người dân bắt đầu phân loại rác thải tạinguồn và một số hộ đã tận dụng rác hữu cơ để làn phân hữu cơ tại nhà từ khi có dự
án thí nghiệm sản xuất phân compost tại 30 hộ gia đình và đã dạt đựoc kết quảtốt ,và sắp đến sẽ mở rộng hơn nữa [4]
Băng tải chuyền và tuyển lựa rác, phân lọai rác
Nguyên liệu hữu cơ
Phân hữu cơ
Chất dẻoGiấy vụn
Trang 161.6 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TP HỘI AN 1.6.1 Điều kiện tự nhiên – khí hậu - ở Hội An
- Phía Bắc,phía Tây giáp với huyện Điện Bàn
- Phía Nam giáp huyện Duy Xuyên
- Phía Đông giáp Biển Đông
1.6.1.2 Điều kiện khí hậu và thủy văn[9]
- Khí hậu
Thành phố Hội An có chế độ khí hậu mang những tính chất và đặc điểm củakhí hậu Việt Nam, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa Tuy nhiên ngoài những đặctrưng chung, Hội An là một khu vực ven biển Trung Bộ nên có những tính chấtriêng, mang tính địa phương do điều kiện địa lý, địa hình đem lại
+ Nhiệt độ không khí trung bình hằng năm là 25,6 0 C
+ Hội An có 2 mùa, mùa mưa và mùa khô rõ rệt: mùa khô kéo dài trong 8tháng (từ tháng 2 đến tháng 9), mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau
+ Lượng mưa trung bình hằng năm là : 2.076 mm
+ Độ ẩm bình quân các tháng là 82,1%
- Đặc điểm thuỷ văn
Thành phố Hội An chịu ảnh hưởng chính của chế độ thuỷ văn của các consông lớn
- Sông Thu Bồn có diện tích lưu vực 10.590 Km2 với tổng lưu lượng 19,9 tỷ
m3/năm
Đoạn sông Thu Bồn chảy ra biển Đông ở Cửa Đại, có các đặc trưng sau đây:+ Chiều dài đoạn chảy qua thành phố Hội An: 8,5 km
Trang 17+ Chiều rộng: 120 - 240m, đoạn qua thành phố rộng 200 m.
+ Diện tích lưu vực: 3.510 Km2
+ Lưu lượng nước bình quân: 232 m3/giây
+ Lưu lượng lũ bình quân: 5.430 m3/giây
+ Lưu lượng kiệt: 40 - 60 m3/giây
+ Mực nước ứng với lưu lượng bình quân: 0,76 m
+ Mực nước bình quân mùa lũ: 2,48 m
+ Mực nước ứng với lưu lượng kiệt: 0,19 m
- Sông Đế Võng: từ xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, chạy dọc từ Tây sangĐông ở phía Bắc thành phố Hội An
+ Chiều dài đoạn chảy qua thành phố trên 7 km
+ Chiều rộng: 80 - 100 m
+ Chế độ mực nước sông Đế Võng phụ thuộc vào chế độ thuỷ triều từ CửaĐại và cửa sông Hàn Tại khu vực Cửa Đại, biên độ nhật triều không đều, từ 1,00 m
- 1,50 m, giữa kỳ nước cường và nước kém, biên độ triều chênh lệch không đáng
kể Trong kỳ nước kém, biên độ triều khoảng 0,50 m
+ Chế độ dòng chảy: khi triều lên từ Cửa Đại, mực nước trong sông dânglên, khi triều xuống, dòng nước trong sông lại đổ ra biển Nói chung dòng chảytương đối điều hoà nhưng do lưu tốc nhỏ là nguyên nhân gây bồi cạn trong sông Vềmùa khô có những đoạn sông bị cạn, nước bị nhiễm mặn
- Thuỷ triều
Biển Hội An chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ triều của vùng biển Trung Trung
Bộ, mỗi ngày thuỷ triều lên xuống 2 lần (bán nhật triều) Biên độ dao động của triềutrung bình là 0,6 m Triều cường = +1,4 m; triều kiệt = 0,00 m Trong các cơn bão
có những đợt sóng có biên độ rất lớn, cao độ lớn nhất của sóng lên đến 3,40 m ởkhoảng cách 50 m so với bờ biển, gây thiệt hại lớn cho vùng ven biển Về mùa khô,
do nước sông xuống thấp, nước biển thâm nhập sâu vào lục địa gây mặn ảnh hưởnglớn cho vấn đề dân sinh kinh tế
- Địa hình
Trang 18Hội An hình thành trên dãi cồn cát cửa sông, địa hình toàn vùng có dạng đồithoai thoải Độ dốc trung bình: 0,015
1.6.2 Điều kiện kinh tế- xã hội ở Hội An
Hội An là một thị xã lớn ở Quảng Nam thuộc vùng dồng bằng ven biển miềnTrung Hội An là nơi hội tụ của các sông ngòi va biển cả nên có thể dễ dàng giaothương với các vùng trong và ngoài tỉnh nhờ giao thông đường thủy khá thuận lợi.[9]
Dân số của Hội An là: 81.021 người với 17.640 hộ, trong đó 5 phường nộithị là 39.281 người.Các hoạt động kinh tế của Hội An là du lịch, nông nghiệp, tiểuthủ công nghiệp,chế biến,
Hội An là thành phố chứa đựng các di sản văn hóa lâu đời cho nên thu hútđược nhiều khách du lịch , đặc biệt là khách từ nước ngoài đến Chính điều đó đãthúc đẩy nền kinh tế cho địa phương Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, khách dulịch năm 1992 là 460.000 người tăng gấp 3 lần so với năm 1999, lượng khách dulịch liên tục tăng Do vậy , hiện nay số khách sạn liên tục mọc lên, các công trìnhcông cộng được nâng cấp rất nhiều.[9]
1.7 HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NHÀ BẾP HIỆN NAY Ở TP HỘI AN [6]
1.7.1 Tình hình phát sinh chất thải rắn
Hội An có khu phố cổ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giớivào năm 1999 Hội An đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ của công nghiệp,tốc độ đô thị hóa ngày càng gia tăng cùng với đời sống vật chất của người dânkhông ngừng được nâng cao Tuy nhiên, song song với sự phát triển này nảy sinhcác vấn đề ảnh hưởng đến môi trường Việc phát sinh, thu gom và quản lý chất thảirắn là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của chính quyền Thành phố.Theo ước tính của Công ty Công trình Công cộng Thành phố Hội An, lượng chấtthải rắn phát sinh hàng năm rất lớn, dân số trung bình của Thành phố Hội An tínhđến ngày 31/12/2007 là 85.076 người, với lượng rác phát sinh tính khoảng 75,38tấn/ngày
Trang 191.7.2 Tốc độ phát sinh chất thải rắn
1.7.2.1 Chất thải rắn sinh hoạt khu vực đô thị
Dân số 8 phường nội thị là 58.730 người, chiếm 69,71% dân số.Giả thiết tạikhu vực đô thị loại 3, định mức phát thải trung bình là 0.85kg/người/ngày thì chấtthải rắn phát sinh khu vực đô thị là 49,92 tấn/ngày
Bảng 1.3 Tốc độ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt khu vực đô thị Thành phố
Hội An
Phường Dân số
(người)
Trung bình (kg/người/ngày)
Lượng CTRSH phát sinh (tấn/ngày)
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam)
1.7.2.2 Chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn
Với dân số nông thôn khoảng 25.530 người, chiếm 30,29% dân số của Thànhphố Phần lớn người dân sống tập trung vùng đồng bằng ven biển và vùng hạ lưusông Thu Bồn với nghề chủ yếu là trồng lúa nước, khai thác nuôi trồng thủy sản
Giả thiết khu vực nông thôn thuộc các huyện đồng bằng, định mức phát thảitrung bình là 0.5kg/người/ngày thì lượng rác thải phát sinh tại khu vực nông thônvào khoảng 12,77tấn /ngày
Trong đó, riêng xã Tân Hiệp vì cách biển nên không thể thu gom, vậnchuyển và xử lý chung cùng Thành phố, mà được xử lý nội bộ
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực nông thôn Thành phố Hội An
Bảng 1.4 Tốc độ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn
(người)
Trung bình(kg/người/ngày)
Lượng CTRSH phát sinh(tấn/ngày)
Trang 20phần chất hữu cơ chiếm 45-60% tổng lượng chất thải, tỷ lệ thành phần nilon, chấtdẻo chiếm từ 6 -10% Độ ẩm trung bình của rác thải từ 46-52%.
Bảng 1.5 Thống kê tỷ lệ thành phần rác của thành phố Hội An
(Nguồn: Công ty Công trình Công cộng)
1.8 HIỆN TẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN [1]
1.8.1 Công tác thu gom và vận chuyển rác thải
- Công ty Công trình Công cộng là đơn vị chịu trách nhiệm thu gom chất thảirắn của Thành phố Hội An Lượng rác thu gom khoảng 45 tấn/ngày, ước tính chiếm
tỷ lệ khoảng 70% lượng rác phát sinh trên địa bàn thành phố
Trang 21Hiện công ty có 86 cán bộ công nhân viên, trang thiết bị chính phục vụ chocông tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn hiện có 8 xe ô tô chuyên dụng (gồm: 4loại 2tấn, 4 tấn, 5 tấn, 6 tấn)
+ Số lượng xe thu gom đẩy tay: 40 chiếc
+ Các loại xe khác: 2 chiếc xe hút chất thải, 1 xe tưới đường, 2 xe tải cẩu, 1
- Tình trạng vận hành và hoạt động hiện tại
Chất thải rắn chưa phân loại trước khi thu gom: Ở các tuyến đường rộng, có
xe cuốn ép rác thu gom chất thải rắn từ những hộ theo giờ nhất định Trong cáchẻm, các công nhân đi thu gom chất thải rắn bằng xe ba bánh đẩy tay, sau đó tậptrung chất thải rắn đến các điểm quy định trên các trục lộ chính, đổ vào xe ép rác.Dọc theo sông Hội An ( dọc theo đường Bạch Đằng), rác trôi trên sông đã được thugom bằng xuồng Sau khi thu gom, rác thải được vận chuyển lên bãi rác, đổ xuốngphía trước bãi rác Sau đó, xe xúc lật xúc rác lên xe Ben để vận chuyển vào sâu dầnphía trong bãi rác
Mỗi ngày, rác thu gom được tập kết đến bãi theo hai đợt
Buổi sáng: từ 9-11h
Buổi chiều: từ 15h30-17h
Công suất chôn lấp: 45 tấn/ngày
- Dự kiến thời gian hoạt động đóng bãi: bãi rác đã quá tải, hiện đang tạm sử dụng
1.8.2 Công tác xử lý rác thải
Hiện nay công ty Công trình Công cộng là đơn vị chịu trách nhiệm xử lý tất
cả các lượng rác sinh hoạt trên địa bàn thành phố Tất cả những lượng rác thải đósau khi thu qom thì sẽ được vận chuyển đến bãi rác Cẩm Hà thành phố Hội An
Trang 22Khái quát về bãi chôn lấp TP Hội An
+ Bãi rác xã Cẩm Hà, cách Thành phố Hội An 5 km, diện tích bãi chôn lấpbãi rác hiện nay khoảng 9000m2 được xây bao bằng tường gạch cao 1,5m Hìnhthức xử lý chất thải rắn là đổ lộ thiên, Ở đáy bãi chôn lấp không có lớp lót chốngthấm và chưa có hệ thống thu gom nước rỉ rác, không có hệ thống xử lý nước rỉ rác
+ Ngoài bãi rác lộ thiên ở xã Cẩm Hà, hiện tại thành phố Hội An không cònbãi rác nào, không có nhá máy sản xuất phân compost, không có cơ sở nào khácđang hoạt động
Trước tình hình đó để có 1 hướng xử lý rác thải sinh hoạt thân thiện với môitrường và giảm được lượng rác thải đem đi chôn lấp đồng thời hạn chế được mùihôi cũng như nước rỉ rác trong quá trình vận chuyển và xử lý thì việc làm phâncompost tại nhà sẽ góp một phần rất lớn trong việc giữ cho môi trường không bị ônhiễm, tạo ra được một lượng phân bón làm hạn chế được lược lượng phân hóa học
và đặc biệt là khắc phục được tình trạng quá tải ở bãi rác Cẩm Hà
Trang 23CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Giúp cho người dân nắm bắt được quy trình làm phân hữu cơ tại nhà
- Làm phân hữư cơ tại một số hộ thí điểm để tạo diều kiện mở rộng cho các
đề tài tiếp theo sau này
- Thông qua việc xử lý rác thải nhà bếp giúp cho người dân phân loại rác tạinguồn tốt hơn
2.2.2 Mục tiêu lâu dài
- Lượng rác sinh hoạt được giảm thiểu nhờ làm phân tại nhà
- Lượng rác thải đem đi chôn lấp được giảm thiểu góp phần khắc phục tìnhtrạng quá tải ở bãi rác Cẩm Hà
Trang 24- Tiết kiệm kinh phí cho người dân nhờ việc làm phân tại nhà.
- Giảm được lượng phân hoá học trên đồng ruộng
- Sản phẩm phân hữu cơ sẽ được sử dụng đại trà
- Bảo vệ môi trường
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp lý luận
Tìm hiểu tài liệu ủ phân hữu cơ trên internet, sách, báo, báo cáo khoa học… tiến hành đọc và tổng hợp, khái quát hóa các vấn đề có liên quan đến việc ủ phân compost
2.3.2 Phương pháp ngoài thực địa
- Cân, đo, đong, đếm lượng rác thải nhà bếp hằng ngày
- Quan sát hiện tượng và tốc độ phân hủy của phân compost
- Thu thập số liệu bằng cách ghi chép trong quá trình làm phân tại 2 hộ giađình ở phường Cẩm Nam Thành phố Hội An
- Sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn, tiến hành điều tra trong 30 hộ gia đình đãthực hiện chương trình thí nghiệm làm phân tại nhà
2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu
- Thống kê số liệu thu thập được bằng phần mềm excel
- Sử dụng phần mềm excel để vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi của lượng rácthải nhà bếp, và nhiệt độ hằng ngày
2.4 CÁCH BỐ TRÍ VÀ TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM
2.4.1 Địa điểm bố trí thực nghiệm
- Hai hộ gia đình ở phường Cẩm Nam - Thành phố Hội An- Tỉnh QuảngNam
2.4.2 Thời gian tiến hành thực nghiệm
Từ ngày 15/2/2009 đến 1/4/2010
2.4.3 Cách bố trí thực nghiệm
Mỗi gia đình sẽ được cấp 1 thùng nhựa 40 lít với 2 màu sắc khác nhau cụ thể
là nhà ông Phạm A là thùng màu xanh lá cây, còn nhà ông Hứa Đa là màu xanh datrời được mược từ đợt thí nghiệm lần trước, và được đặt cố định vào một góc vườn
Trang 25
Hình 2.2 Thùng nhựa 40 lít được bố trí ở 2 hộ gia đình (photo Hồng Hạnh
ngày 15/1/2010)2.4.4 Tiến hành thực nghiệm
Lượng rác nhà bếp hằng ngày sẽ lược phân loại ra thành 3 nhóm chính đó làbột, rau, và đạm sau khi phân loại xong sẽ dùng cân 5 kg để xác định khối lượngcủa từng thành phần trên sau đó sẽ ghi chép lại và dùng máy ảnh để chụp hình
Sau khi tiến hành xong những thao tác đó sẽ dùng cân 100 kg để đo khốilượng của thùng ban đầu, sau đó bỏ lượng rác vừa được cân xong đó vào thùng vàdùng tro rắc đều lên bề mặt sao cho tỷ lệ giữa lượng tro cho vào là tương ứng với độ
ẩm của rác để điều chỉnh độ ẩm (độ ẩm càng cao thì lượng tro sẽ càng nhiều) Sau
đó dùng que nhiệt độ cắm sâu vào 2/3 que là được và đậy nắp thùng lại Ngày hômsau thì quan sát hiện tượng trong ngày, theo dõi ghi chép lại số liệu về diễn biếnnhiệt độ và tốc độ phân hủy của rác hữu cơ, cứ tiến hành làm như vậy đến lúc nàolượng rác đầy thùng thì ta ngừng bỏ và tiến hành ủ yếm khí, thực hiện giai đoạn ủyếm khí cho đến lúc lượng rác trong thùng đã hoai mục hoàn toàn và theo cảm quancủa người dân chất lượng phân có thể dùng được rồi thì dựng lại, Trong giai đoạnnày thì vẫn tiếp tục đo nhiệt độ hằng ngày và cân khối lượng của toàn thùng để có
số liệu cụ thể, ngoài ra còn dùng máy ảnh để chụp hình để làm cơ sở (xem phụ lục)
Trang 26CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN
3.1 BÁO CÁO KẾT QUẢ CỦA 30 HỘ GIA ĐÌNH ĐƯỢC CHỌN LÀM THÍ NGHIỆM PHÂN COMPOST CỦA PHÒNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG [4]
3.1.1 Chương trình được triển khai ở phòng Tài Nguyên Môi Trường
3.1.1.1 Mô tả chương trình
Trong chương trình thí nghiệm làm phân compost được triển khai ở PhòngTài Nguyên Môi Trường thì các hộ được chọn để tham gia làm thí điểm sản xuấtphân compost bao gồm 30 hộ dân/5 đơn vị xã phường (Tân An, Cẩm Châu,CẩmThanh, Cẩm Nam, Cẩm Hà)
Các hộ gia đình này được lựa chọn dựa trên tiêu chí là những hộ có vườnrộng, ở trong các kiệt hẽm nhỏ lượng rác sinh hoạt của gia đình họ 2 ngày mới đượcthu gom một lần, ở những hộ có sẵn phụ gia
Các hộ phải tuân thủ các quy định của dự án, thực hiện đúng quy trình sảnxuất compost Mỗi đơn vị dược thực hiện thí nghiệm trên 4 loại phụ gia khác nhau:cám gạo, đất mùn, nước vo gạo và tro với 4 quy trình cụ thể
Quy trình sản xuất phân compost đối với 4 loại phụ gia khác nhau
Hình 3.1 Quy tình sản xuất phân compost từ Phòng Tài Nguyên Môi Trường
Trang 273.1.1.2 Triển khai hoạt động
Thời gian thực hiện chương trình từ ngày 15/8/2009/đến ngày 15/11/2009
Giới thiệu sơ lược về dự án xử lí rác thải nhà bếp tại thành phố Hội An
Giới thiệu chung về rác thải nhà bếp
Bài giảng về phương pháp kĩ thuật sản xuất phân compost
Thực hành thí nghiệm sản xuất phân compost bao gồm 4 quy trình với cácphụ gia là: cám gạo (quy trình làm phân compost với các phụ gia còn lại cũng tươngtự)
Đây là dự thảo chương trình tập huấn xử lý rác thải bếp cho các cán bộ vàcác hộ dân được chọn làm thí điểm dự án xử lý rác thải nhà bếp
Chương trình được bố trí gồm 2 phần: phần 1 là cơ sở lý thuyết, trao đổi kinhnghiệm và các kỹ thuật phương pháp sản xuất phân compost tại hội trường và phần
2 là thực hành thử nghiệm sản xuất phân compost
3.1.2 Kết quả đạt được
Thông qua kết quả điều tra trong 30 hộ gia đình (xem phụ lục) đã thực hiệnthí nghiệm làm phân compost đợt vừa rồi thì trong đó có 16/30 hộ là nam chiếm53.33% và 14/30 hộ là nữ chiếm 46.66% tham gia trả lời câu hỏi phỏng vấn Trong
số 30 hộ đó thì số hộ làm nông là 15/30 chiếm 50%, cán bộ là 7/30 chiếm 23.33%,hưu trí là 4/30 hộ chiếm 13.33% còn các nghề khác như buôn bán, công nhân, y tá,đông y sỹ là 4/30 hộ chiếm 13.33%
Như chúng ta đã biết người phụ nữ trong gia đình luôn gắn liền với công việc nộitrợ hơn so với nam, nên vấn đề rác thải nhà bếp thường được các chị em quan tâmhơn nhưng qua kết quả điều tra thì ta thấy rằng tỷ lệ nam trong gia đình tham gia trảlời câu hỏi phỏng vấn là nhiều hơn so với nữ điều này chứng tỏ lượng rác thảikhông chỉ là vấn đề quan tâm của các chị em phụ nữa mà là của tất cả mọi ngườitrong gia đình cũng như toàn xã hội 30 hộ tham gia vào chương trình thí nghiệmlàm phân compost vừa rồi thì số hộ làm nông là chiếm với 1 tỷ lệ cao, tiếp đến làcán bộ, còn hưu trí và các nghành nghề khác chiếm tỷ lệ tương đương nhau Qua đóthì ta thấy rằng mọi tầng lớp trong xã hội đều có thể triển khai việc làm phân ngaytại nhà của mình chứ không nhất thiết là ở những hộ làm nông mới có thể triển khaiđược
Trang 28Bốn phụ gia được 30 hộ sử dụng để làm trong đợt thí nghiệm vừa rồi là tro,đất mùn, cám gạo và nước vo gạo nhưng mà trong đó có 11/30 hộ làm phụ gia trochiếm 36.66%, 5/30 hộ làm phụ gia đất mùn chiếm 16.66%, 9/30 hộ làm nước vogạo chiếm 30%, 5/30 hộ làm cám gạo chiếm 16.66% và được thể hiện rõ ở hình 3.1
Hình 3.2 Sơ đồ biễu diễn của 4 loại phụ gia
Qua hình 3.2 ta thấy rằng tro là loại phụ gia được chọn để làm thí nghiệmnhiều nhất sau đó là nước vo gạo còn đất mùn và cám gạo chiếm tỷ lệ là tươngđương nhau, sỡ dĩ mà có sự lựa chọn như vậy là do đặc thù của các hộ gia đình, cácgia đình ở nông thôn thì người ta hay sử dụng bếp củi trong vấn đề nấu nướng nênphụ gia tro và nước vo gạo là hai loại phụ gia quen thuộc và gần gũi dễ kiếm đối vớingười dân nông thôn
3.1.2.1 Hiện trạng xử lý lý rác thải nhà bếp của người dân trước khi chưa có chương trình làm phân tại
Lượng rác thải nhà bếp của người dân trước kia chủ yếu là được sử dụng vàocác mục đích khác nhau tùy theo đặc tính của mỗi hộ gia đình, nhưng hầu hết dềuđược người dân đổ lên xe rác chỉ có một số hộ ở khu vực nông thôn có nuôi gia súcgia cầm thì lượng rác của họ còn được dùng thêm vào mục đích đó nữa Trong số
Trang 2930 hộ được điều tra đó thì số hộ làm nông chiếm tỷ lệ cao nhất cho nên 2 đáp án là
đổ lên xe rác và cho gia súc gia cầm là được lựa chọn nhiều nhất ở trong hình 3.2
Cho gia súc gia cầm Đem chôn lấp Đổ lên xe rác Ý kiến khác
Hình 3.3 Sơ đồ biễu diễn tình hình xử lý rác của người dân trước khi chưa
tham gia vào chương trình làm phân
Qua hình 3.3 thì ta thấy có 19/30 hộ chiếm 63.33% là đổ lên xe rác và chogia súc gia cầm là 13/30 hộ chiếm 43.33%, còn số hộ lựa chọn đáp án đem đi chônlấp là 2/30 hộ chiếm 6.66 % và một hộ nhà ông Nguyễn Thành Cử cho rằng lượngrác nhà bếp của gia đình chủ yếu là cung cấp cho các hộ khác để làm thức ăn chogia súc gia cầm Như vậy quá trình mà người dân vẫn làm hằng ngày trước kia làđem rác thải nhà bếp đổ xe rác, chứ chưa hề ý thức được việc làm như vậy sẽ gópphần hủy hoại dần dần môi trường sống của họ vì tình trạng ô nhiễm môi trường đấtnước ở bãi rác Cẩm Hà hiện nay là rất trầm trọng do mùi hôi của bãi rác vào mùamưa, và lượng khói của bãi rác khi cháy vào mùa nắng gây ô nhiễm môi trườngkhông khí tại đây Qua các hiện trạng quản lý và xử lý của bãi rác Cẩm Hà thìkhông những môi trường nước hay không khi bị ô nhiễm mà cả môi trường đấtcũng bị ô nhiễm nghiêm trọng, do tính chất đất ở đây là đất cát nên vấn đề ô nhiễmđất là khó tránh khỏi Mặc khác bãi rác không có lớp đáy nên lương nước rác chủyếu đều được ngấm xuống đất
Trang 30
Hình 3.5 Lượng rác thải sinh hoạt hằng ngày của người dân được tập trung
lên bãi rác Cẩm Hà ( Photo Ngọc Hải ngày 16/4/2010)
Qua hình 3.5 thì ta thấy rằng tất cả những lượng rác thải sinh hoạt hằng ngàycủa người dân đều được tập trung về đây bao gồm cả rác hữu cơ lẫn vô cơ, trong đóthành phần rác hữu cơ vẫn nổi trội hơn và chiếm 1 phần lớn hiện nay ở trên bãi rácCẩm Hà Từ kết quả điều tra trong 30 hộ gia đình thì thành phần rác ở các hộ đó làcọng rau vỏ trái cây, thành phần đạm, bột, rau chiếm phần nhiều trong thành phầnrác hữu cơ của họ và được thể hiện rõ ở hình 3.5