1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi trên thế giới và ở Việt Nam

56 2,4K 23
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 425,5 KB

Nội dung

Sản phẩm từ chăn nuôi là một trong những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Thịt các động vật máu nóng như thịt heo, thịt bò, thịt gia cầm có chứa nhiều axít amin cần thiết, các chất béo, chất khoáng, vitamin và một số chất thơm.

Trang 1

Mục lục:

Chương mở đầu:

I.Đặt vấn đề

II.Mục tiêu luận văn

III.Nội dung luận văn

IV.Phương pháp thực hiện

Chương I: Tổng quan về chăn nuôi

I.Nguồn gốc

II.Tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam

III.Vai trò và triển vọng của ngành công nghiệp chăn nuôi Việt Nam

IV.Chất thải của ngành công nghiệp chăn nuôi:

IV.1.Chất thải từ chăn nuôi

IV.2.Đặc tính của chất thải chăn nuôi

IV.3.Tác động của chất thải chăn nuôi lên môi trường

V.Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi trên thế giới và ở Việt Nam:V.1.Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi trong điều kiện tự nhiên

V.2.Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi trong điều kiện nhân tạo

Chương II: Tổng quan về trung tâm

I.Quá trình hình thành và phát triển:

I.1.Tên công ty

I.2.Mục tiêu thành lập

II.Điều kiện tự nhiên_Kinh tế_Xã hội khu vực:

II.1.Vị trí trung tâm

II.2.Đặc điểm khí tượng

II.3.Đặc điểm thủy văn

II.4.Đặc điểm hệ sinh thái

II.5.Hiện trạng môi trường

III.Quy mô sản xuất kinh doanh

Chương III: Đề xuất công nghệ xử lý

I.Phân tích thành phần_Đặc tính nước thải của trung tâm

Trang 2

II.Đề xuất các phương án xử lý nước thải của trung tâm:

II.1.Cơ sở khoa học lựa chọn các phương án xử lý

II.2.Lựa chọn công nghệ xử lý:

II.2.1.Phương án 1

II.2.2.Phương án 2

III.Tính toán phương án 1:

III.1.Thuyết minh sơ đồ công nghệ

III.2.Tính toán các công trình đơn vị

III.3.Tính toán các thiết bị phụ

IV.Tính toán phương án 2:

IV.1.Thuyết minh sơ đồ công nghệ

IV.2.Tính toán các công trình đơn vị

IV.3.Tính toán các thiết bị phụ

Chương IV: Tính toán chi phí_Lựa chọn công nghệ

I.Dự toán:

I.1.Phương án 1

I.2.Phương án 2

II.Lựa chọn công nghệ xử lý

Chương V: Kế hoạch thi công_Quản lý_Vận hành hệ thống

I.Kế hoạch thi công

Trang 3

Chương mở đầuI.Đặt vấn đề:

Sản phẩm từ chăn nuôi là một trong những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao Thịtcác động vật máu nóng như thịt heo, thịt bò, thịt gia cầm có chứa nhiều axít amin cần thiết,các chất béo, chất khoáng, vitamin và một số chất thơm Thịt là thức ăn dễ chế biến dướinhiều dạng món ăn ngon vì vậy nó là loại thức ăn thường gặp hàng ngày trong bữa ăn củachúng ta Còn sữa, trứng cung cấp nhiều chất bổ dưỡng và năng lượng cần thiết cho quá trìnhhoạt động của cơ thể

Cũng như các ngành công nghiệp khác, trong những năm gần đây, công nghiệp chăn nuôicủa Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ Các sản phẩm chăn nuôi đã đáp ứngđược phần nào nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Khi được Đảng và nhà nước khuyến khích, đầu tư, ngành công nghiệp chăn nuôi ở ViệtNam có đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp về mặtkinh tế, những sản phẩm dinh dưỡng cần thiết cho cuộc sống của con người, công nghiệpchăn nuôi cũng bộc lộ nhiều nhược điểm Các trại chăn nuôi với mặt bằng hạn hẹp, khôngđảm bảo các điều kiện về vệ sinh thú y và nhất là không xử lý chất thải trước khi thải ra môitrường nên làm cho đất, không khí và hệ thống kênh rạch ở những khu vực xung quanh bị ônhiễm nặng Mùi hôi do bản thân con vật và các chất thải (phân, nước tiểu, thức ăn rơi vãi,

…) bị lên men đã làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh khu vực trại chăn nuôi, ảnhhưởng đến chất lượng nước ngầm, nguồn nước thiên nhiên (sông, suối) Nhất là một số hộ dân

đã sử dụng nguồn nước thải tưới rau xanh, vì nước thải chăn nuôi có chứa nhiều chất hữu cơ,virus, vi trùng, trứng giun sán, nên khi con người ăn phải, nhất là khi ăn sống nó ảnhhưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người Ngoài ra, nước thải chăn nuôi có nguy cơ trở thànhnguyên nhân trực tiếp phát sinh dịch bệnh cho đàn gia súc đồng thời lây bệnh sang cho người.Các chất khí độc do quá trình bị phân huỷ bởi các hợp chất hữu cơ có trong chất thải chănnuôi như: Sunphuahydro, Mercaptan Metan, Amoniac… Con người khi hấp thụ nhiều cácSunphuahydro, Mercaptan nó sẽ bị oxy hoá nhanh chóng thành sunphat làm ức chế menHytochroom - Oxydaza Chỉ một lượng nhỏ khí hấp thụ được thải ra qua hơi thở, số còn lạimột phần thải qua nước tiểu Nếu nồng độ cao có thể gây ra tác hại không tốt cho cơ thể conngười và vật nuôi

Mặc dù nước thải chăn nuôi heo gây ra ô nhiễm môi trường rất lớn, nhưng hầu hết các cơ

sở chăn nuôi lớn nhỏ hiện nay đều chưa có hệ thống xử lý thích hợp và hoạt động có hiệu quả

Trang 4

Nguyên nhân của việc trên một phần là do ý thức của nhà quản lý chưa coi việc xử lý chấtthải là thật cần thiết Mặt khác ngành chăn nuôi là một ngành sản xuất không có lợi nhuậncao, chưa ổn định về cơ sở trang trại, và chưa tìm được công nghệ xử lý chất thải thích hợp.Chính vì vậy, việc đầu tư, nghiên cứu, lựa chọn và áp dụng những kỹ thuật xử lý chất thảichăn nuôi phù hợp đặc biệt là nước thải hiện nay trở nên quan trọng và bức thiết.

II.Mục tiêu của luận văn:

Thiết kế công nghệ hệ thống xử lý nước thải trung tâm giống vật nuôi Long An trong điềukiện phù hợp với thực tế của trung tâm, nhằm giảm những tác động của chất thải chăn nuôilên môi trường

III.Nội dung luận văn:

Thu thập tài liệu, số liệu, đánh giá tổng quan về công nghệ sản xuất, khả năng gây ô nhiễmmôi trường và xử lý nước thải trong ngành chăn nuôi

Thu thập tài liệu, số liệu về trung tâm giống vật nuôi Long An

Lựa chọn thiết kế công nghệ và xây dựng kế hoạch quản lý_vận hành công trình xử lýnước thải

Người tiền sử không hề biết trồng trọt và chăn nuôi gia súc, họ chỉ biết dùng những công

cụ thô sơ để săn bắn và hái lượm Con người chưa biết tích trữ thức ăn hay sản xuất ra thựcphẩm, họ chỉ biết dựa vào thiên nhiên và các con thú mà họ săn bắn được

Trang 5

Đến thời chiếm hữu nô lệ, trình độ sản xuất của con người khá hơn Khi thức ăn dư thừa,con người đã biết đem những thú sa bẫy về nuôi chung quanh khu vực họ sinh sống Thúđược nuôi với các loại thức ăn mà con người thấy chúng ăn lúc tự do.

Thời phong kiến, lực lượng sản xuất phát triển mạnh, trong nông nghiệp đã có sự phâncông giữa trồng trọt và chăn nuôi Những hiểu biết về chăn nuôi và công tác giống đã hìnhthành có hệ thống Chăn nuôi nhỏ, hộ gia đình phát triển

Từ xã hội tư bản đến nay, dân số tăng nhanh kéo theo nhu cầu về lương thực, thực phẩmngày càng lớn Chăn nuôi phát triển mạnh Việc nghiên cứu, đầu tư phát triển những giốngmới cho sản lượng cao, chất lượng tốt được chú trọng và đẩy mạnh Chăn nuôi heo bên cạnhqui mô nhỏ đã phát triển thành nuôi heo công nghiệp với việc ra đời ngày càng nhiều nhữngtrại chăn nuôi qui mô lớn

II.Tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam:

Chăn nuôi và trồng trọt là hai ngành chính của Nông nghiệp Việt Nam Trước thời kỳ đổimới về đường lối kinh tế, chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi truyền thống tự cung tự cấp, tự túcvới qui mô nhỏ, hộ gia đình nhằm cung cấp sức kéo, phân bón phục vụ cho trồng trọt Độngvật, sản phẩm động vật lưu thông trên thị trường trong phạm vi hẹp, số lượng và chất lượngchưa đựơc quản lý chặt chẽ Thức ăn chủ yếu tận dụng thức ăn thừa và sản phẩm phụ trongnông nghiệp như nước gạo, cám, khoai sắn,

Từ khi chuyển dịch nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường,ngành chăn nuôi không ngừng phát triển về tổng đàn gia súc và chất lượng gia súc Từ năm

1990 đến nay, đàn lợn có tốc độ phát triển tăng rất nhanh so với trước đó Vào năm 1980 tổngđàn lợn cả nước mới có 10,0 triệu con, năm 1990 có 12,26 triệu con (tăng 1,2 lần) thì năm

2000 chúng ta đã có 20,2 triệu con (tăng gấp 1,7 lần so với năm 1990) và tính đến năm 2002đàn lợn trên cả nước đã lên đến 23,20 triệu con (gấp 1,9 lần so với năm 1990) Bình quân tốc

độ tăng đàn từ năm 1990-2002 là 5,5% Nhiều trang trại chăn nuôi ra đời với qui mô khácnhau, tập trung theo thế mạnh của từng vùng Sử dụng giống vật nuôi có năng suất cao phùhợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong cả nước và thế giới Thức ăn sản xuất theo côngnghiệp đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh chuồng trại, vệ sinh môi trường, quản lý chăm sóc đàn,quy trình phòng bệnh, …

Phân bố chăn nuôi lợn theo các vùng:

Trang 6

III.Vai trò_Triển vọng của công nghiệp chăn nuôi ở Việt Nam:

Nhằm đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, góp phần thực hiện côngnghiệp hóa và hiện đại hóa trong nông nghiệp, nhà nước ta đã chủ trương “đưa chăn nuôi thực

sự trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp” Định hướng và mục tiêu phát triển:

“xây dựng vùng chăn nuôi nguyên liệu về thịt, sữa gắn với việc chế biến, nâng tỷ trọng ngànhchăn nuôi trong nông nghiệp lên 28% năm 2005 và trên 30% năm 2010

Trong năm 2002, giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi đạt mức độ tăng trưởng 9,9% Tỷtrọng của ngành chăn nuôi tăng từ mức 17,9% trong toàn ngành nông nghiệp lên mức xấp xỉ19,5% trong năm 2001 ngành chăn nuôi từng bước đã trở thành một ngành hàng sản xuấtchiếm vị trí rất quan trọng trong nông nghiệp

Hàng chục nghìn trang trại chăn nuôi bò sữa, bò thịt, gia cầm, lợn nái, lợn thịt đã phát triểntrong những năm gần đây, góp phần chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp và mang lại hiệuquả tương đối cao Chất lượng gia súc, gia cầm được nâng cao đã dần dần đáp ứng được nhucầu tiêu dùng trong toàn xã hội Ngành chăn nuôi hiện nay đang có một tiềm năng về thịtrường tiêu thụ rất lớn trong nước và thế giới

Việc phát triển mạnh ngành chăn nuôi cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triểncác ngành công nghiệp khác liên quan như công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, công nghiệpthực phẩm và do vậy góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp

IV.Chất thải ngành công nghiệp chăn nuôi:

IV.1.Chất thải từ chăn nuôi:

IV.1.1.Chất thải gia súc bao gồm:

Phân từ gia súc, gia cầm

Trang 7

Nước chảy từ các silo ủ thức ăn gia súc.

IV.1.2.Đặc tính của chất thải chăn nuôi:

Lượng phân thải ra hàng ngày của một số loại gia súc:

Các chất cặn bã của dịch tiêu hóa: trypsin, pepsin,

Các mô tróc ra từ niêm mạc của ống tiêu hóa và chất nhờn theo phân ra ngoài

Các VSV bị nhiễm trong thức ăn, ruột: virus, vi trùng, ấu trùng, trứng giun sán, bị tống

ra ngoài

Trang 8

Thành phần hóa học của phân một số loại gia súc:

Nguồn: Ngô Kế Sương_Nguyễn Lân Dũng, 1997

Thành phần của nước tiểu gia súc tùy thuộc vào điều kiện dinh dưỡng và khí hậu

Đặc tính chung:

Nước tiểu gia súc là một loại phân bón giàu đạm và kali, hàm lượng lân ít hoặc không đáng kể

Nước tiểu heo nghèo đạm hơn các loại gia súc khác

Lượng nước tiểu thải ra hàng ngày của một số loại gia súc:

Trang 9

Thành phần hóa học của nước tiểu heo:

Nguồn: Nguyễn Thanh Cảnh và ctv, 1997-1998

Nước phân chuồng là nước từ các đống phân chảy ra, phần lớn là nước tiểu gia súc hòa lẫnnhiều chất hòa tan của phân đặc và có chứa thêm một lượng nước rửa chuồng

Nước phân chuồng rất giàu dinh dưỡng, dễ tiêu và có giá trị lớn về mặt phân bón Nướcphân chuồng nghèo lân, giàu đạm và kali Đạm trong nước phân chuồng ở 3 dạng chủ yếu:urê, axit uric và axit hippuric Khi để ngỏ một thời gian hay bón vào đất thì bị VSV phân giải:axit uric và axit hippuric chuyển thành urê và urê chuyển thành amôn cacbonat

Trong nước thải, hợp chất hữu cơ chiếm 7080% gồm cenllulose, protit, axit amin, chấtbéo, hydrat carbon và các dẫn xuất của chúng Hầu hết các chất hữu cơ dễ phân hủy, các chất

vô cơ chiếm 2030% gồm cát, đất, muối, urê, amonium, muối chlorua, SO4, Quá trìnhphân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí sẽ cho các sản phẩm CO2, H2O, NO2-, NO3-.Còn trong quá trình kị khí là CH4, N2, NH3, H2S,

Trang 10

Tính chất của nước thải chăn nuôi heo:

Nguồn: Trương Thanh Cảnh và ctv, 1997-1998

Nhìn chung, nước thải chăn nuôi không chứa các chất độc hại như nước thải của các ngànhcông nghiệp khác nhưng chứa nhiều ấu trùng, vi trùng, trứng giun sán:

Điển hình là nhóm vi trùng đường ruột với các genus như E.Coli, Salmonella, Shigella,Proteus, Arizona Theo nghiên cứu của A.Kigirov (1982), Nanxena (1978) và Bonde (1967):

vi trùng gây bệnh đóng dấu cho lợn tồn tại trong nước thải 92 ngày, Brucella từ 74108 ngày,Salmonella từ 36 tháng, Leptospira 35 tháng, Virus FMD trong nước thải 23 tháng Cácloại vi trùng có nha bào như Bacillus anthracis tồn tại 10 năm (gần đây có tài liệu đến 20năm), B.tetani tồn tại có khả năng gây bệnh 34 năm

Trứng giun sán trong nước thải với những loại điển hình là Fasiola hepatica,Fasiolagigantiac, Fasiolosis buski, Ascasis suum, Oesophagostomum và Trichocephalusdentatus, có thể phát triển đến giai đoạn gây nhiễm sau 628 ngày ở nhiệt độ và khí hậunước ta và có thể tồn tại được 25 tháng

Nhiều loại mầm bệnh có khả năng xâm nhập vào mạch nước ngầm như B.anthracis,Salmonella, E.Coli,

Trang 11

 Thức ăn gia súc:

Trong thức ăn gia súc, thành phần chủ yếu là prôtein thô, calcium, phospho, các aminoacid, vitamin, các khoáng lượng, lysin, trytophan, … được cung cấp dưới dạng cám hỗn hợp,bột cá, bột thịt xương, Trong thức ăn đi vào cơ thể gia súc, một số chất chưa được đồnghóa, chúng được bài tiết ra ngoài theo phân, nước tiểu cùng cuốn trôi theo nước vệ sinh máng.Đây là những chất dễ phân hủy sinh học, giàu Nitơ, Phospho và một số thành phần khác

IV.3.Khả năng gây ô nhiễm môi trường của chất thải chăn nuôi:

Chất thải gia súc được biết đến là mùi hôi, ruồi, muỗi Tuy nhiên đây chỉ là tác động cục

bộ, ảnh hưởng đến người chăn nuôi và láng giềng Chất thải gia súc có thể có tác hại trênphạm vi rộng lớn hơn, thông qua việc gây ô nhiễm đất, nước và không khí, gây ảnh hưởngđến sức khỏe con người

Mùi hôi là do sự phân hủy kị khí các chất thải chăn nuôi (chủ yếu là phân và nước tiểu)phóng thích ra các chất khí NH3, H2S, Trong 3-5 ngày đầu, do VSV chưa kịp phân hủy cácchất thải nên mùi hôi ít sinh ra, sau một thời gian dài tạo thành một mùi rất khó chịu Chất

H2S có mùi trứng thối đặc trưng, khiến cho người ngửi vào buồn nôn, choáng, nhức đầu NH3

kích thích mắt và đường hô hấp trên, gây ngạt ở nồng độ cao và có thể dẫn đến tử vong Các

bể chứa phân kị khí còn tạo ra CH4 có tác dụng giữ lại năng lượng mặt trời, do đó làm thayđổi thời tiết toàn cầu Theo Delgado (1999), 16% lượng CH4 sản xuất hàng năm trên thế giới

từ chăn nuôi

Chất thải chăn nuôi có thể dùng làm phân bón để tăng độ màu mỡ của đất, tăng năng xuấtcây trồng Tuy nhiên, khi đưa vào trong đất với nồng độ quá nhiều, nếu cây sử dụng khônghết, sẽ tích tụ lại có thể làm chết cây, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước mặt và nước ngầm

Ví dụ: đất bón nhiều phân gia súc có chứa nhiều nitrogen và phospho, khi có mưa nitrogenngấm qua đất vào nước ngầm đưới dạng nitrat Nitrogen và phospho còn có thể hòa vào nướcchảy tràn trên mặt đất để ra hồ, sông gây nên hịen tượng phú dưỡng hóa làm ô nhiễm nướcmặt

Ngoài ra, đất bón phân heo trong nhiều năm ở lượng cao có thể bị nhiễm những kim loạinặng như Cu, Zn vì những chất này thường được trộn vào thức ăn gia súc để kích thích tiêu

Trang 12

hóa và phòng ngừa dịch bệnh Về lâu dài, các chất này có thể có hại cho cây trồng, vật nuôi

và cả con người

Trong chất thải chăn nuôi còn có nhiều loại vi trùng, ấu trùng, trứng giun sán Khi dùngphân tươi để bón cây, nhất là các loại rau, nguy cơ nhiễm bệnh cho người và gia súc cũngtăng lên

Chất thải gia súc có thể dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hóa đối với nước mặt, ô nhiễm

NH3, kim loại nặng và các loại kí sinh trùng, vi trùng (như E.Coli, Salmonella,Cryptospridium, Giardia, Cholera, Streptococus, ) Hiện tượng phú dưỡng hóa là sự pháttriển quá mức của tảo do dư Nitơ, Phospho Do đó, các vi khuẩn phân hủy rong tảo cũng pháttriển, sử dụng oxi trong nước làm cạn kiệt nguồn oxi một cách nhanh chóng và khi chết chúngtạo ra mùi khó chịu cho nước Khi quá trình oxi hóa bị ngưng lại, khi đó các vi khuẩn kị khí

có sẵn trong nguồn nước thải sẽ phân hủy kị khí các chất hữu cơ tạo thành CH4, CO2, H2S, Cũng chính môi trường này, một số loại sinh vật không tồn tại sự sống như cá, ếch,nhái, nếu lượng nước này được xả trực tiếp ra mạng lưới thoát nước sẽ gây mùi hôi thối,gây ô nhiễm nước mặt và ít nhiều làm ảnh hưởng đến mạch nước ngầm

Chất NH3, sau một quá trình chuyển hóa, tạo NO3- trong nước NO3- tồn tại trong đất vớimột lượng cao có thể ngấm qua đất để vào nước ngầm Nước có nồng độ NO3- cao có khảnăng gây tử vong cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi

Đa số dân sống quanh những khu nuôi heo chưa có hệ thống xử lý chất thải, ta thán về mùihôi, ruồi và nước sông bị ô nhiễm do nước thải từ khu chăn nuôi chảy trực tiếp ra sông Nướcsông không còn dùng để tưới tiêu được nữa Những người sống ven sông này thường bị chứngngứa da, ngứa mắt, viêm gan

V.Tổng quan các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi trên Thế Giới và ở Việt Nam:

Nước thải chăn nuôi chứa hàm lượng chấ hữu cơ rất cao, giàu N, P nên dùng phương phápsinh học để xử lý là thích hợp

Xử lý sinh học gồm hai phương pháp:

V.1.Phương pháp xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên:

Trang 13

Dựa trên khả năng tự làm sạch sinh học trong môi trường đất và hồ nước.

Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến ở nhiều nước vì dễ thực hiện, giá thành thấp,hiệu quả tương đối cao

Bao gồm các phương pháp:

V.1.1.Phương pháp cánh đồng tưới:

Với nguồn nước thải có chứa nhiều hợp chất hữu cơ, ít độc hại như nước thải chăn nuôi cóthể sử dụng cánh đồng tưới sinh học

Sử dụng cánh đồng tưới nhằm xử lý và làm sạch đồng thời tận dụng các chất dinh dưỡng

có trong nước thải để trồng trọt

Cơ chế hoạt động của cánh đồng tưới khác cánh đồng lọc là có trồng lúa và hoa màu Nhờcây trồng, hiệu quả xử lý được nâng cao vì cây trồng hấp thu các chất vô cơ có tác dụng thúcđẩy nhanh tốc độ phân hủy Bộ rễ còn có tác dụng chuyển oxy xuống tầng đất sâu dưới mặtđất để oxy hóa các chất hữu cơ thấm xuống

Khi sử dụng cánh đồng tưới phải chú ý đến độ xốp của đất, chế độ tưới nước và yêu cầuphân bón của cây trồng

V.1.2.Phương pháp cánh đồng lọc:

Đây là những khu đất được quy hoạch để xử lý nước thải Khi nước thải được lọc qua đất,các chất keo lơ lửng được giữ lại tạo thành màng VSV VSV trong màng này sử dụng chấthữu cơ để tăng sinh khối và biến thành các chất hòa tan hoặc chất hữu cơ đơn giản

Toàn bộ khu đất phải được chia làm nhiều ô, các ô phải bằng phẳng để bảo đảm phân phốinước đều Tải trọng trên cánh đồng tưới tùy htuộc vào độ lớn của vật liệu lọc Hiệu quả làmsạch của cánh đồng lọc rất cao, giảm BOD hơn 90%, coliform hơn 95%, nước thải rất trongsau xử lý

V.1.3.Ao sinh học:

Được áp dụng rộng rãi hơn cánh đồng lọc và cánh đồng tưới Nó có nhiều ưu điểm: diệntích chiếm nhỏ hơn cánh đồng lọc, có thể nuôi trồng thủy sản, cung cấp nước cho trồng trọt,chi phí thấp, vận hành và bảo trì đơn giản

Các quá trình diễn ra trong ao sinh học tương tự như quá trình tự rửa sạch ở sông hồ nhưngtốc độ nhanh hơn và hiệu quả hơn

Trang 14

Quá trình hoạt động trong các hồ sinh học dựa trên quan hệ cộng sinh của toàn bộ quần thểsinh vật có trong hồ tạo ra Trong số các chất hữu cơ đưa vào hồ các chất không tan sẽ bị lắngxuống đáy hồ còn các chất tan sẽ được hòa loãng trong nước Dưới đáy hồ sẽ diễn ra quá trìnhphân giải yếm khí các hợp chất hữu cơ, sau đó thành NH3, H2S, CH4 Trên vùng yếm khí vàvùng yếm khí tùy tiện và hiếu khí với khu hệ vi sinh rất phong phú gồm các giốngPseudomonas, Bacillus, Flavobacterium, Achromobacter, chúng phân giải chất hữu cơthành nhiều chất trung gian khác nhau và cuối cùng là CO2, đồng thời tạo ra các tế bào mới,chúng sử dụng oxy do tảo và các thực vật tạo ra Các VSV nitrat hóa sẽ oxy hóa N-amoniathành nitrit rồi nitrat Một nhóm VSV khác như P.dennitrificans, B.Licheniformis,Thiobacillus denitrificans lại phản nitrat để tạo thành nitrogen phân tử Hệ vi khuẩn và nấm,

xạ khuẩn phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ cung cấp cho tảo và các thực vậtthủy sinh như bèo, rong Ngoài ra, còn các thực vật khác như sen, súng, rau muống Tảo vàcác thực vật này lại cung cấp oxy cho vi khuẩn đồng thời còn là nơi cộng sinh rất tốt cho cácloài VSV Thực vật trong hồ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình ổn định nước, chúnglấy chất dinh dưỡng (chủ yếu là N, P) và các kim loại nặng (Cd, Cu, Hg và Zn) để tiến hànhcác quá trình đồng hóa

Phân loại ao sinh học: gồm 3 loại

V.1.3.1.Ao ổn định chất thải hiếu khí (aerated lagoon/pond):

Là loại ao cạn từ 0.3-0.5 m, được thiết kế sao cho ánh sáng mặt trời xâm nhập vào lớpnước nhiều nhất làm phát triển tảo Điều kiện thông khí phải được đảm bảo từ mặt nước đếnđáy ao Có hai loại là thông khí tự nhiên và thông khí bằng nhân tạo với hệ thống sục khí nén.Thời gian lưu nước trong hồ 3-12 ngày là tốt nhất

pH: 5-9 , DO> 0.5mg/l, nhiệt độ: 5-400C

V.1.3.2.Ao ổn định chất thải tùy nghi (Facultative lagoon/pond):

Đây là ao phổ biến nhiều Trong ao phân ra làm 3 vùng khác nhau:

Vùng hiếu khí: oxy cung cấp bởi không khí, và từ quá trình quang hợp của VSV

Vùng kị khí (dưới đáy hồ): các VSV yếm khí phát triển rất mạnh và phân hủy rất nhanhcác chất hữu cơ lắng xuống, sinh ra khí CH4

Vùng trung gian: giao thoa giữa hiếu khí và yếm khí Sự phát triển của các VSV trongvùng này không ổn định cả về số lượng, số loài và cả về chiều hướng phản ứng sinh học

Trang 15

Ao thường sâu từ 1-2m, thích hợp cho sự phát triển của tảo và các VSV tùy nghi.

Ban ngày, khi có ánh sáng mặt trời quá trình xảy ra trong hồ là hiếu khí Ban đêm và lớpđáy là kỵ khí

V.1.3.3.Ao ổn định chất thải kỵ khí (Anaerated lagoon/pond):

Là loại ao sâu hơn 1.5m, không cần oxy cho hoạt động của VSV Ở đây các loài VSV kỵkhí và tùy nghi dùng oxy từ các hợp chất như nitrat, sulphate để oxy hóa chất hữu cơ tạothành CH4 và CO2

Hồ kị khí thường tạo ra mùi rất khó chịu nên cần phải chọn địa điểm cách xa khu dân cư1.5-2 km để xây dựng hồ

V.2.Xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo:

V.2.1.Điều kiện hiếu khí:

V.2.1.1.Bể phản ứng Aerotank:

Quá trình chuyển hóa vật chất trong bể dựa trên hoạt động sống của các VSV hiếu khí CácVSV trong bể aerotank tồn tại ở dạng huyền phù Các huyền phù VSV có xu hướng lắng đọngxuống đáy, do đó việc khuấy trộn các dung dịch trong bể là điều cần thiết

Người ta có thể cung cấp khí cho bể aerotank bằng nhiều cách: thổi khí, nén khí, làm thoáng

cơ học, thổi_nén khí với hệ thống cơ học

Có nhiều loại bể aerotank khác nhau, tùy theo yêu cầu xử lý, tính kinh tế, diện tích đất sửdụng mà chọn loại nào cho phù hợp: bể aerotank truyền thống, bể aerotank với sơ đồ nạpnước thải theo bậc, bể aerotank tải trọng cao, bể aerotank có ngăn tiếp xúc với bùn hoạt tính

đã ổn định, bể aerotank làm thoáng kéo dài, bể aerotank khuấy trộn hoàn chỉnh,

Ưu điểm của bể aerotank: đạt được mức độ xử lý triệt để, thời gian khởi động ngắn, ít tạomùi hôi, có tính ổn định cao trong quá trình xử lý

Nhược điểm: tốn nhiều năng lượng

Trang 16

Pha làm đầy (fill): đưa nước thải vào bể, có thể vận hành theo 3 chế độ: làm đầy_tĩnh,làm đầy_khuấy trộn và làm đầy_sục khí.

Pha phản ứng (react): ngừng đưa nước thải vào bể, tiến hành sục khí đều diện tích bể.Thời gian làm thoáng phụ thuộc vào chất lượng nước thải và yêu cầu mức độ xử lý

Pha ổn định (settle): các thiết bị sục khí ngừng hoạt động, quá trình lắng diễn ra trongmôi trường tĩnh hoàn toàn Thời gian lắng thường nhỏ hơn 2h

Pha tháo nước trong (decant): nước đã lắng trong ở phần trên của bể được tháo ranguồn tiếp nhận bằng ống khoan lỗ hoặc máng thu nước trên phao nổi

Pha chờ (idle): thời gian chờ để nạp mẻ mới Pha này có thể bỏ qua

Ưu điểm của bể SBR: hiệu quả khử Nitơ, Phospho cao; tiết kiệm diện tích đất xây dựng vìkhông cần xây dựng bể điều hòa, bể lắng I và lắng II; có thể kiểm soát hoạt động và thay đổithời gian giữa các pha nhờ bộ điều khiển PLC; pha lắng được thực hiện trong điều kiện tĩnhhoàn toàn nên hiệu quả lắng tốt

Nhược điểm: chi phí của hệ thóng cao, người vận hành phải có kỹ năng tốt, đạt được hiệuquả xử lý cao khi lưu lượng nhỏ hơn 500m3/ngày đêm

Nước thải có thể được cung cấp từ trên xuống hoặc từ dưới lên

Bể lọc kị khí có khả năng khử được 7090% BOD

Nước thải trước khi vào bể lọc cần được lắng sơ bộ

Ưu điểm chính: khả năng khử BOD cao, thời gian lọc ngắn, VSV dễ thích nghi với nướcthải, vận hành đơn giản, ít tốn năng lượng, thể tích của hệ thống xử lý nhỏ

Trang 17

Nhược điểm: thường hay bị tắc nghẽn, giá thành của vật liệu lọc khá cao, hàm lượng cặn lơlửng ra khỏi bể lớn, thời gian đưa công trình vào hoạt động dài.

V.2.2.2.Bể lọc ngược qua tầng bùn kị khí UASB:

Bể UASB không sử dụng vật liệu dính bám mà sử dụng lớp cặn (có chứa rất nhiều VSV kịkhí) luôn luôn tồn tại lơ lửng trong dung dịch lên men nhờ hệ thống nước thải chảy từ dướilên Sau một thời gian hoạt động, trong hệ thống hình thành 3 lớp; phần bùn đặc ở đáy hệthống, một lớp thảm bùn ở giữa hệ thống gồm những hạt bùn kết bông và phần chứa biogas ởtrên cùng Nước thải được nạp vào từ dưới đáy hệ thống, đi xuyên qua lớp bùn đặc và thảmbùn rồi đi lên trên và ra ngoài Khi tiếp xúc với những hạt bùn kết bông ở thảm bùn, vi khuẩn

sẽ xử lý chất hữu cơ và chất rắn sẽ được giữ lại Khí và các chất rắn lơ lửng được tách ra từnước thải được xử lý bởi thiết bị tách gas và chất rắn trong hệ thống Các hạt bùn sẽ lắngxuống thảm bùn và định kì được xả ra ngoài

Ưu điểm của bể UASB: hiệu quả xử lý cao, thời gian lưu nước trong bể ngắn, thu được khí

CH4 phục vụ cho nhu cầu về năng lượng, cấu tạo bể đơn giản, dễ vận hành, năng lượng phục

vụ vận hành bể ít

Khuyết điểm: khó kiểm soát trạng thái và kích thước hạt bùn, các hạt bùn thường không ổnđịnh và rất dễ bị phá vỡ khi có sự thay đổi môi trường

V.2.2.3.Bể khí sinh học (Biogas): hay còn gọi là bể Methan

Đây là loại bể rất thích hợp và đang được sử dụng rộng rãi để xử lý nước thải chăn nuôiheo ở các vùng nông thôn Việt Nam va một số nước trên thế giới vì nó có rất nhiều ưu điểm:Kích thước bể metan có thể thay đổi tùy trường hợp: có kích thước nhỏ ở hộ gia đình haykích thước lơn ở các trại chăn nuôi heo công nghiệp

Khí mêtan sinh ra được coi là nguồn năng lượng quan trọng: nó có thể thay thế than, kể cảnhu cầu điện khí hóa ở các vùng nông thôn

Sử dụng các chất thải và các phụ phẩm trong nông nghiệp (rơm, rạ, )

Phân hủy các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản, ổn định, các hợp chất chứaNitơ, phospho, kali là những chất có thể tái sử dụng ngay làm phân bón trong trồng trọt.Giảm khoảng 90% kí sinh trùng và các VSV gây bệnh cho người, gia súc nhờ thời gian lưutrữ lâu

Trang 18

Giúp khử mùi khó chịu của chất thải.

Tuy nhiên bể Biogas vẫn còn một số nhược điểm: tuổi thọ của bể ngắn, hiệu quả xử lýBOD thấp, phần cặn còn chứa nhiều nước rất khó vận chuyển hay sự ổn định của chất lượnghỗn hợp khí mêtan

Bể Methan được thiết kế theo hình trụ hay hình hộp, cũng có loại sử dụng bằng túi nhựapolyeste (dùng cho hộ gia đình hoặc những trại chăn nuôi quy mô nhỏ)

Khi xây dựng bể có thể chôn sâu dưới lòng đất (ở những vùng có nhiệt độ lạnh) hoặc trênmặt đất (ở những nơi nhiệt độ cao)

Khi vận hành bể, người ta thường lấy nước trong ra liên tục và bổ sung nước thải mới vào

Do đó lượng căn cũng sinh ra liên tục, người ta có thể lấy lượng cặn lắng ở đáy bể ra theo chu

kỳ hoặc liên tục

Trang 19

Chương II: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM

I.Quá trình hình thành và phát triển:

I.1.Tên công ty:

Trung tâm giống vật nuôi Long An

I.2.Mục tiêu thành lập:

Trung tâm được thành lập nhằm mục đích duy trì và phát triển đàn heo giống gốc ngoạinhập, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi heo, đảm bảo cung cấp đủ congiống tốt cho nhu cầu phát triển sản xuất chăn nuôi heo trong tỉnh Đồng thời, trung tâm còn

là nơi kiểm tra thích nghi đối với bò sữa nhập ngoại trước khi giao cho hộ nuôi và nhập cungcấp tinh bò sữa cao sản phục vụ yêu cầu phát triển đàn bò sữa trong tỉnh Long An

Trong trung tâm cũng có khu nuôi cá sấu, cá thịt nhằm tận thu các phế phẩm chăn nuôi,các chất thải và trồng cây để tạo hiệu quả kinh tế cao trong xử lý môi trường theo mô hình sảnxuất bền vững

II.Vị trí xây dựng:

II.1.Vị trí:

 Trung tâm được xây dựng tại địa điểm trên có rất nhiều thuận lợi:

Nằm trong vùng qui hoạch phát triển chăn nuôi heo của tỉnh

Nằm cách xa khu dân cư

Giao thông thuận lợi cả đường bộ (quốc lộ 62) lẫn đường thủy (sông Vàm Cỏ Tây)

Có mạng lưới điện quốc gia chạy cặp theo Quốc lộ 62

Nguồn cung cấp nước: có thể sử dụng nướ mặt (nước sông Vàm Cỏ Tây) và cả nước ngầm(khoan sâu 300m) Chất lượng nước khá tốt, đảm bảo chất lượng cho chăn nuôi và sinh hoạt.Nguồn tiếp nhận nước thải phát sinh: là kênh Tắt thuộc sông Vàm Cỏ Tây

Trang 20

II.2.Đặc điểm khí tượng:

Trung tâm nằm trong vùng khí hậu có hai mùa mưa nắng rõ rệt

 Nhiệt độ: dao động từ 25290C, trung binh là 26,50C

12 đến tháng 4 năm sau

Theo phân viện quy hoạch thủy lợi Nam Bộ: năm 2001

Lượng mưa cao nhất: tháng 8 (350,3mm)

Lượng mưa cao nhất: tháng 3 (6,6mm)

Trung bình hàng năm: 7986%, mùa khô từ 7079%

Mùa khô hướng gió chủ yếu là hướng Đông Nam với tần suất gió 6070%

Mùa mưa hướng gió chủ yếu theo hướng Tây và Tây Nam với tần suất 70%

Tốc độ gió trung bình 243m/s

Số giờ nắng trung bình ngày 67giờ/ngày

Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm khoảng 1.1001.200mm

II.3.Đăc điểm thủy văn:

Sông Vàm Cỏ Tây chịu ảnh hưởng chủ yếu của thủy triều biển Đông với chế độ bán nhậttriều không đều: những tháng lũ (10,11) thời gian và mức độ ngập lụt không nhiều Từ tháng6,7 hàng năm nước sông thường bị ảnh hưởng phèn, pH từ 4,15,0

Kênh Tắt (chảy qua khu vực trung tâm), là một nhánh thuộc sông Vàm Cỏ Tây, có bề rộngmặt kênh hơn 100m thuận lợi cho giao thông của những tàu bè nhỏ và vừa

II.4.Đặc điểm hệ sinh thái:

Hệ sinh thái động vật: không có các loại chim thú quý hiếm Chỉ có các loại động vật nuôi(trâu, bò, lợn, gà, ) và các động vật thủy sinh sống tự nhiên trên kênh rạch (tôm, cua, cá)

Hệ sinh thái thực vật: không có loài quý hiếm, chủ yếu là những loại đặc trưng cho vùngĐồng Tháp Mười (lúa, mía, dừa, rau màu, bần, bình bát, dứa gai, mù u, )

II.5.Hiện trạng môi trường:

Trang 21

Theo các kết quả được trạm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo lường chấ lượng Long An đo đạc:nồng độ các chất khí ô nhiễm (NO2, SO2, CO) trong không khí tại khu vực trung tâm đều nhỏhơn tiêu chuẩn (TCVN 5937-1995) qui định.

III.Qui mô sản xuất kinh doanh:

Heo nái: 500 con

Heo đực giống: 50 con

Heo nuôi thịt: 1.000 con

Bò sữa nhập ngoại: 100 con

Cá sấu: 310 con

Heo cái hậu bị: 31.500 kg/năm

Bò sữa: 100 con/năm

Tinh heo: 50.000 liều/năm

Nhập và cung ứng tinh bò sữa: 12.000 liều/năm

Thịt heo hơi: 270 tấn/năm

Heo con thương phẩm: 5.200 con/năm

Trang 22

Chương III: ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ

I.Phân tích thành phần và tính chất nước thải của trung tâm:

Nước thải trung tâm bao gồm: nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt và nước thải từhoạt động chăn nuôi

Nước mưa chảy tràn có đường thoát nước tách riêng ra khỏi đường thoát nước thải Nướcmưa sẽ qua bộ phận chắn rác trước khi đổ thẳng ra kênh Tắt

Nước thải sinh hoạt: chiếm một lượng rất nhỏ, đã được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại trướckhi đổ ra hệ thống xử lý nước thải tập trung nên khả năng gây ô nhiễm thấp

Nươc thải tắm heo, bò và nước rửa chuồng: chiếm chủ yếu, là nguồn gây ô nhiễm chính.Nước thải tắm vật nuôi và nước rửa chuồng chứa nhiều đất, cát và chất hữu cơ (phân, cặn lắnglẫn trong nước thải), đặc biệt là các hợp chất nitrat, phospho và các loài VSV truyền bệnh.Nước thải trước khi vào hệ thống xử lý tập trung được lắng sơ bộ bằng hầm chứa 3 ngăn: mộtngăn chứa phân, hai ngăn chứa nước tràn

Lưu lượng Q=250m3/ngàyđêm

Trang 23

 Nước thải sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn loại A (TCVN 5942-1995) như sau:pH= 66.8

II.Đề xuất phương án xử lý nước thải của trung tâm:

II.1.Cơ sở khoa học lựa chọn các phương án xử lý:

Để xử lý nước thải có thể áp dụng nhiều công nghệ xử lý sinh học khác nhau:

 Xử lý sinh học với sự tham gia của các vi khuẩn kị khí (xử lý kị khí)

 Xử lý sinh học với sự tham gia của các vi khuẩn hiếu khí (xử lý hiếu khí).Đặc điểm nước thải của ngành chăn nuôi nói chung và trung tâm giống vật nuôi Long Annói riêng là hàm lượng các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học khá cao, giàu đạm Nước thảicủa trung tâm sau khi qua xử lý sơ bộ có tỷ số BOD5:COD = 0.82 > 0.5 nên công nghệ thíchhợp là công nghệ xử lý bằng phương pháp sinh học Vì nồng độ BOD và COD trong nướcthải khá lớn, để xử lý một cách triệt để cần phải sử dụng kết hợp phương pháp xử lý sinh họctrong điều kiện kỵ khí với phương pháp sinh học trong điều kiện hiếu khí

II.1.1.Phương pháp xử lý kị khí:

Có rất nhiều công trình xử lý khác nhau như hồ sinh học kị khí, bể biogas, bể lọc kị khí, bểUASB

Hồ sinh học kị khí: tuy có nhiều ưu điểm như chi phí xây dựng và chi phí hoạt động thấp,

kỹ thuật đơn giản nhưng quá trình xử lý lại phát sinh mùi hôi rất khó chịu Trung tâm hai mặtgiáp với đất thổ cư của dân nên sử dụng phương pháp này là không thích hợp

Bể biogas: được sử dung nhiều ở nông thôn Việt Nam vì chi phí đầu tư thấp, ít tiêu tốnnăng lượng, tạo năng lượng mới, khống chế được mùi hôi Tuy nhiên hiệu quả xử lý của bểbiogas không cao nên không đáp ứng được yêu cầu đề ra Vì vậy, bể được sử dụng để xử lý sơ

bộ nước thải nhằm loại bỏ bớt một phần BOD, COD, SS trước khi vào công trình xử lý tiếptheo

Trang 24

Bể lọc kị khí: nếu vận hành tốt hiệu quả khử BOD có thể đạt tới 7090%, thời gian lưunước ngắn, vi sinh vật dễ thích nghi với nước thải, ít tốn năng lượng trong quá trình vận hành.Bên cạnh đó, bể lọc kị khí chỉ áp dụng cho nước thải có hàm lượng cặn lơ lửng không cao vì

bể hay gặp sự cố tắc nghẽn, người vận hành đòi hỏi phải có kỹ thuật tốt Thực tế đặc tínhnước thải của trung tâm, SS = 320 mg/l nên công trình này có thể được sử dụng

Bể UASB: được sử dụng phổ biến hơn bể lọc kị khí vì hiệu quả khử chất hữu cơ cao(6090), yêu cầu năng lượng vận hành bể ít, tạo nguồn năng lượng mới, lượng bùn sinh ra ít,khi đã đi vào hoạt động ổn định cho phép vận hành ở các tải trọng hữu cơ cao hơn so các loại

bể khác nên có thể giảm diện tích của công trình

Với nhiều ưu đểm hơn so với các công trình khác, sử dụng bể UASB là thích hợp nhất đốivới điều kiện của trung tâm

Các loại bể aerotank: hiệu quả xử lý triệt để, năng lượng cung cấp lớn, lượng bùn sinh ranhiều 0.550.65 kg/kgBOD được xử lý, thời gian lưu bùn khoảng 210 ngày So với cácđiều kiện đặt ra của trung tâm, công trình này không thích hợp

Bể lọc sinh học: chỉ đạt hiệu quả khi BOD5 của nước thải dưới 300mg/l Điều này rất khóbảo đảm khi hệ thống đi vào hoạt động nên không áp dụng cho trung tâm

Đĩa lọc sinh học RBC: hiệu quả xử lý cao nhưng vận hành đòi hỏi người có kĩ thuật, hàmlượng chất lơ lửng ra khỏi bể lớn, cần phải có hệ thống che chắn để bảo vệ hệ thống đĩa nêncông trình này khó áp dụng

Bể SBR: có hiệu quả xử lý cao, loại bỏ các chất dinh dưỡng rất tốt nhưng người vận hànhđòi hỏi có kỹ thuật cao và giá thành lại cao hơn so với các công trình khác nên không thíchhợp với trung tâm

Mương oxy hóa: hiệu quả xử lý có thể đạt đến 8595%; quản lý vận hành không phức tạp;lượng bùn sinh ra ít hơn so với arotank, nhưng vẫn nhiều hơn so với hồ hiếu khí nhân tạo vì

Trang 25

phải tuần hoàn bùn từ bể lắng II Công trình này có nhiều ưu điểm so với các công trình khácnên có thể được sử dụng.

Hồ hiếu khí nhân tạo: xây dựng và vận hành đơn giản, hiệu quả xử lý cao 8090%; khôngdùng bùn hoạt tính hoàn lưu từ bể lắng II nên lượng bùn sinh ra thấp nhất so với các côngtrình khác 0.120.16 kg/kgBOD được xử lý, thời gian lưu bùn khá dài 1040 ngày, chi phíxây dựng thấp Trong tất cả công trình trên, dựa vào thực tế của trung tâm, công trình này làthích hợp nhất

II.2.Lựa chọn công nghệ xử lý:

Dựa trên việc phân tích thành phần nước thải, yêu cầu mức độ xử lý, điều kiện kinh tế,những công trình có thể áp dụng là:

Hố chứa rác

Không khí Không khí

Trang 27

Phương án 2:

Không khí

Hố chứa rác

Làm phân bónLàm phân bón

Không khí

Bùn tuầnhoàn

Nguồn tiếp nhận

Bể lắng

Trang 28

III.Tính toán phương án 1:

III.1.Thuyết minh sơ đồ công nghệ:

Nước thải sau khi được xử lý sơ bộ chảy qua song chắn rác vào bể điều hòa Tại đây, nhờmáy khuấy sục khí khuấy trộn, nước thải được điều hòa về lưu lượng và nồng độ các chấtnhư: COD, BOD, SS, pH, đồng thời việc cung cấp khí sẽ nhằm oxy hóa một phần hàmlượng COD, BOD có trong nước thải, giảm bớt mùi hôi Ở bể này có lắp đặt thiết bị đo pHnhằm đảm bảo pH thích hợp cho quá trình xử lý sinh học phía sau

Từ bể điều hòa, nước thải được bơm vào bể UASB Tại bể UASB, các chất hữu cơ sẽ bịphân hủy bởi các VSV kị khí thành các chất đơn giản hơn và khí CO2, CH4, H2S, theophản ứng:

Chất hữu cơ VSV  CO2 + CH4 + H2S + sinh khối mới +

Sự phát triển của VSV trong bể thường qua 3 giai đoạn:

cơ đơn giản hơn như monosacarit, axit amin hoặc các muối piruvat khác Đây

là nguồn dinh dưỡng và năng lượng cho vi khuẩn hoạt động

các chất hữu cơ đơn giản thành các loại axit hữu cơ thông thường như axitacetic hoặc glixerin, axetat,

2 2 3

2 2

2 3

2 2

4 2

3 4

2

O H OH CH

H

Phần bùn sẽ được thu gom định kỳ dùng làm phân bón

Sau khi ra khỏi bể UASB, nước thải được dẫn đến hệ thống hồ làm thoáng gồm 3 hồ làmthoáng cơ học nối tiếp nhau Tại đây không khí được cung cấp bằng thiết bị sục khí bề mặt.Năng lượng cung cấp cho các hồ làm thoáng được phân phối giảm dần từ hồ 1 đến hồ 3 CácVSV hiếu khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải thành các chất vô cơ đơngiản như CO2, H2O, theo phản ứng sau:

Chất hữu cơ + O2 vsv CO2 + H2O +

Ngày đăng: 28/04/2013, 11:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

II.Tình hình phát triển chăn nuơi lợn ở Việt Nam: - Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi trên thế giới và ở Việt Nam
nh hình phát triển chăn nuơi lợn ở Việt Nam: (Trang 5)
Điển hình là nhĩm vi trùng đường ruột với các genus như E.Coli, Salmonella, Shigella, Proteus, Arizona - Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi trên thế giới và ở Việt Nam
i ển hình là nhĩm vi trùng đường ruột với các genus như E.Coli, Salmonella, Shigella, Proteus, Arizona (Trang 10)
Chiều dày thanh đan hình chữ nhật mm 8 - Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi trên thế giới và ở Việt Nam
hi ều dày thanh đan hình chữ nhật mm 8 (Trang 33)
Chọn bể hình vuơng cạnh a×a =6.5m × 6.5m - Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi trên thế giới và ở Việt Nam
h ọn bể hình vuơng cạnh a×a =6.5m × 6.5m (Trang 34)
Cách bố trí hệ thống ống phân phối như hình vẽ: - Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi trên thế giới và ở Việt Nam
ch bố trí hệ thống ống phân phối như hình vẽ: (Trang 40)
Mương oxy hĩa xây dựng dạng hình chữ cĩ xục khí bằng thiết bị làm thống bề mặt để xáo trộn bùn hoạt tính và tạo dịng chảy trong mương - Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi trên thế giới và ở Việt Nam
ng oxy hĩa xây dựng dạng hình chữ cĩ xục khí bằng thiết bị làm thống bề mặt để xáo trộn bùn hoạt tính và tạo dịng chảy trong mương (Trang 52)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w