UỶ BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TƯ
Đề tài cấp (Bộ :
ỨNG DỤNG CÁC MƠ HÌNH TÍNH GDP TRONG LẬP KẾ HOẠCH
THEO HE THONG TAI KHOAN QUOC GIA
Chủ nhiệm đề tài : TS Nguyễn Văn Quỳ
Thư ký : KS Đinh Hiền Minh
Cơ quan chủ trì : Trung tâm phân tích hệ thống
Viện NCQLKTTU
Trang 2
CUới sự cộng tác cia: PTS Phạm văn Sở : Vụ Tổng hợp kế hoạch,UBKHNN KS Lê Ước : Vụ Tổng hợp kế hoạch,UBKHNN KS Hồ Tân : Vụ Tổng hợp kế hoạch,UBKHNN KS Trần thị Ngọc Minh : Vụ Tổng hợp kế hoạch,UBKHNN
KS.Đinh thị Chinh 'Vụ Tổng hợp kế hoạch,UBKHNN
PTS.Nguyễn Tử Qua : Vụ Tổng hợp kế hoạch,UBKHNN
PTS.Tô Đình Thái : Ban Công nghiệp,Viện NCQLKTTƯ
PTS Nguyễn VănVy : Trung tam PTHT, Vien NCQLKTTU
Trang 3Mục lục
Chuong 1 „
TONG QUAN VE HE THONG TAI KHOAN QUOC GIA
1.Công cuộc đổi mới ở nước ta và việc chuyển từ MPS sang SNA 1.Về quá trình chuyển từ MPS sang SNA ở Việt nam
2.Về nội dung và kết cấu của SNA
3 Về nội dung và kết cấu của MPS Vài nét so sánh với SNA
4.Các khó khăn nảy sinh khi áp dụng SNA và tính GDP ở Viêt nam 1.Cơ sở lý luân của SNA và tinh GDP:
1.Một số khái niệm liên quan đến tính GDP
2.Các chỉ tiêu kinh tế trong SNA So sánh với MPS ©luzơng TT
CAC PHUONG PHAP TINH VA DU BAO GDP TRONG CONG TAC KE HOACH
LDac diém tinh GDP trong cong tac ké hoach
H,Các phượng pháp tinh GDP (truc tiép) 1.Phương pháp sản xuất
2.Phương pháp thu nhập 3.Phương pháp sử dụng 4.So sánh 3 phương pháp
HI, Về một số mô hình tính GDP trong dư báo và kế hoach
1.Mô hình tăng trưởng kinh tế
2.Tính GDP giá hiện hành và cân đối tiết kiệm-đầu tư 3.Mô hình kinh tế theo SNA
4.Mô hình vào ra và bang I/O
5.Mô hình kinh tế lượng
Trang 4V.Bước đầu tính GDP cho các năm kéu hoach 6 UBKHNN 53 1.Tính GDP cho các năm kế hoạch theo phương pháp sản xuất 54
2.Tính GDP từ mục tiêu kế boạch và các cân đối tổng hợp 55
Chuwong II]
UNG DUNG CAC MO HINH TINH GDP
TRONG CONG TAC KE HOACH
1.Lâp các bang tinh theo SNA: 57 1.Mô hình tăng trưởng và cân đối tổng hợp 57
2.Tính giá trị tăng thêm các ngành 59
3.Cân đối tổng hợp theo giá hiện hành 60
4.Giá trị tăng thêm theo các ngành 61
II.Thu gon bang ƯO phục vụ cho cân đối kế hoach 61
IH.Ứng dung phương pháp tính GDP trong công tác lấp kế hoạch
96-2000_và 2000-2010: 62
1.Quá trình phân tích và lượng hoá mục tiêu 62
2.Xác định nhu cầu vốn đầu tư 63
3 Tính nguồn vốn tiết kiệm trong nước và nguồn nước ngoài 63
4.Tổng hợp nhu cầu vốn cho các giai đoạn 66
5.X4c định nhịp tăng kinh tế hàng năm cho các ngành 66
6.Tính GDP theo giá hiện hành 71
7 Tính nhu cầu vốn đầu tư,tiết kiệm và tiêu đùng giá hiện hành 72 8.Tính GDP theo ngành và cơ cấu ngành giá hiện hành 77
9.Dự báo số liệu ngân sách 77
10.Dự báo số liệu cung ứng tiền tệ của ngân hàng 77
IV.Một số kiến nghỉ và kết luân 84
1.Một số kiến nghị , 87
2.V đóng góp của đề tài 88
3.Kết luận
Trang 5DE tai dip BE
NGHIEN CUU UNG DUNG CAC MO HINH TINH GDP
trong lap ké hoach theo hé théng tai khodn quéc gia
Mục tiêu nghiên cứu :
1.Ứng dụng các mô hình tính GDP trong lập kế hoạch theo hệ
thống tài khoản quốc gia trong điều kiện nước ta hiện nay
2.Góp phần đổi mới công nghệ lập kế hoạch trên cơ sở hệ thống tài
khoản quốc gia và sử dụng máy tính trong công tác lập kế hoạch ở Ủy ban Kế hoạch Nhà nước
2.Đối tương nghiên cứu :;
Đối tượng nghiên cứu là nền kinh tế quốc dân đang đổi mới , đang
chuyển từ đo lường theo hệ thống sản xuất vật chất sang đo lường theo hệ thống tài khoản quốc gia của nước ta
Giới hạn nghiên cứu của đề tài “ nghiên cứu ứng dụng các mô hình tính GDP trong lập kế hoạch theo hệ thống tài khoản quốc gia” là giới hạn trong lập các kế boạch tổng hợp liên quan đến chỉ tiêu GDP và giới hạn ở mức độ tính tốn khơng q phức tạp ,có thể ứng dụng được trong thực tế lập kế hoạch
3.Phương pháp nghiên cứu :
Phương pháp phân tích hệ thống,ứng dụng cácmô hình tính GDP và các mô hình cân đối cơ bản của SNA
Trang 6TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TÀI KHOẢN QUỐC GIA
L CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA VÀ VIỆC CHUYỂN TỪ MPS SANG SNA :
1.Về quá trình trình chuyến từ MPS sang SNA ở Việt nam :
Trước khi hệ thống các nước XHƠN Đông Âu và Liên Xô tan rã , trên thế
giới tồn tại bai hệ thống kinh tế và hai hệ thống đo lường kinh tế Hai hệ thống này song song fồn tại và không ngừng cải tiến để đáp ứng nhu cầu đo lường trong thực tế Các nước XHCN theo mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung sử dụng bệ thống đo lường kinh tế thường được gọi bằng hê thống sản xuất vật chất hay MPS ( Material Production System ) Các nước còn lại trong theo mô hình kinh tế thị trường sử dụng hệ thống đo lường kinh tế được gọi bằng hệ thống vác tài khoản quốc gia hay SNA ( System of National Accounts ) Các nước trong khối XHƠCN xây dung và cải tiến hệ thống MPS cho khối mình Sau khi thành lập Nhà nước Xô viết, Liên xô bất đầu nghiên cứu biên soạn MPS và bắt đầu sử dụng vào đầu các năm 30, sau đó được sử dụng ở các nước XHƠN khác Đối với các nước kinh tế thị trường các dạng sơ khai của SNA đã có từ thế kỷ thứ 17 và được cải tiến đần trong quá trinh phát triển của kinh tế thị trường Đến năm 1953, Liên Hiệp Quốc soạn thảo SNA để áp dụng chung cho các nước này Xét về thời diểm áp dụng thống nhất trong hai hệ thống cũng trùng khớp nhau Đó là vào năm 1868 , ở các nước XHƠCN, MPS được sửa chữa bổ sung và đưa vào áp dụng thống nhất trong các nước XHCN Cũng trong năm 1968 ,bảng SNA cũng được áp dụng thống nhất trong các nước kinh tế thị trường do Liên Hiệp Quốc tổ chức thực hiện Sau đó SNA được tiếp tục bổ sung và hoàn thiện vào năm 1986 và lần gần đây nhất là vào năm 1993
Trong quá trình phát triển kinh tế , nhu cầu so sánh các chỉ tiêu đo lường
Trang 7chuyển đổi các chỉ tiêu từ hệ thống MPS sang hệ thống SNA Cuối các năm 80
Tổng cục thống kê Liên xô đã công bố các kết quả nghiên cứu và các hướng dẫn chuyển đổi So sánh lần đầu do Tổng cục thống kê Liên xô dưa ra cho thấy chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước của hệ thống SNA cao hơn chỉ tiêu thu nhập
quốc dân của MPS IA 18 % Nói cách khác , có thể nghiên cứu để đưa ra các hệ
số quy đổi để tính được chỉ tiêu tổng bợp là GDP từ chỉ tiêu tương ứng từ hệ
thống MPS
Ơ Việt nam, việc áp dụng hệ thống đo lường kinh té theo MPS tir 1953 Công cuộc đổi mới đã đặt ra vấn đề cải cách hệ thống do lường kinh tế Vào năm 1987-1988, dự án về mơ hình hố kinh tế trong khuôn khổ chương trình
hợp tác khoa học -kỷ thuật Pháp-Việt do Uỷ ban Khoa học kỷ thuật Nhà nước
chủ trì ,vấn đề đối mới hệ thống đo lường kinh tế được nêu lên.Hội thảo khoa học của dự án này năm 1987 tổ chức ở Hà nội tại Viện Nghiên cứu quản lý kinh
tế TỦ, có sự tham gia cuả Tổng cục Thống kê , câu hỏi đặt ra cụ thể hơn là vẫn giữ hệ MPS nhưng có cải biên theo hệ SNA hay thay đổi hẳn theo hệ SNA Câu
hỏi này sau Hội thảo vẫn chưa được trả lời một cách dứt khoát Giáo sư Gerard De Bernis (đảng viên Cộng sản Pháp) cho là mỗi hệ thống đều có các ưu và nhược điểm và thiên về ý kiến giữ hệ MPS để cải biên Năm 1990 sau khi Liên xô và các nước XHƠN Đông Âu tan rã , hệ thống MPS hầu như không còn mấy nước sử dụng Với sự tài trợ của Liên Hiệp Quốc, Tổng cục thống kê nước ta đã tiến hành dự án xây dựng hệ thống SNA của Việt nam Công cuộc đổi mới
kinh tế cũng như việc hội nhập vào cộng đồng quốc tế đòi hỏi phải đôi mới hệ
thống thông tin kinh tế theo SNA Ngày 25 tháng 12 năm 199% Chính phủ ra quyết định 183/ TTg bắt đầu từ năm 1993 , nước ta chuyển sang sử dụng hệ thống SNA thay thế hệ MPS trên phạm vi cả nước
2 Về nội dung và kết cấu của SNA :
Trang 8, tích luỹ và trao đổi với nước ngoài Đặc điểm “tài khoản" thể hiện ở kết cấu
các biểu gồm 2 phần : phần ngưồn , phần sử dụng hoặc phần có và phần nợ
Cuối các bảng có phần cân đối để bảo đảm nguyên tắc tổng nguồn bàng tổng sử
dụng hoặc tổng có bằng tổng nợ Trong SNA có các tài khoản sau :
2.1 Tài khoản sản xuất : Phản ảnh một cách tổng hợp kết quả sản xuất
của nền kinh tế và quá trình sử dụng kết quả sản xuất đó cho các mục tiêu tiêu đùng cuối cùng, cho tích luỹ tài sản và trao đối với nước ngoài Các chỉ tiên kinh tế tổng hợp như : GDP,GNP,Giá trị sản xuất, tiêu dùng cuối cùng, đầu tr, tích luỹ tài sản , xuất khẩu , nhập khẩu được phản ảnh trong tài khoản này và được cân đối theo nguyên tắc tài khoản
2.2 Tài khoản thu nhập - chỉ tiêu : Phản ảnh quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập trong nền kinh tế và giữa nền kinh tế với phần còn lại của thế giới ; phản ảnh quá trinh chỉ tiêu hay sử dụng thu nhập cho tiêu đùng cuối cùng trong nền kinh tế, phản ảnh khả năng tiết kiệm của nền kinh tế để phát triển dài
hạn Các chỉ tiêu kinh tế liên quan như : thu nhập, tiêu dùng, chuyển nhượng
hiện hành , thu nhập và chỉ trả nhân tố được phản ảnh trong tài khoản này Kết quả cân đối giữa nguồn ( thu ) và sử dụng ( chi ) là tiết kiệm có được để chuyển đến tài khoản vốn - tài chính để sử dụng cho đầu tư Tài khoản thu nhập - chi tiêu là tài khoản vốn ngắn hạn ( dưới một năm ) liên quan đến tiêu dùng cuối cùng và mức sống của các thành viên trong nền kinh tế
2.3 Tài khoản v6 tài chính : Phản ảnh quá trình hình thành và sử dụng các nguồn vốn để tích luỹ tài sân vật chất cho sản xuất cũng như tích luỹ tài sân
tài chính cho các mục tiêu đầu tư phát triển Các chỉ tiêu kinh tế như đầu
tư,tích luỹ tài sản cố định, tích luỹ tài sản lưu động, tích luỹ tài sản quý hiếm, tín dụng trong nước, tín dụng nước ngoài, chuyển nhượng vốn được phân ảnh trong tài khoản này Tài khoản vốn -tài chính là tài khoản vốn dài hạn ( ít nhất là trên một năm ) liên quan đến đầu tư phát triểncủa nền kinh tế
2.4 Tài khoản quan hê kinh tế với nước ngoài: Phản ảnh quá trình trao
Trang 9vốn chuyển nhượng , vốn vay , vốn ODA, vốn FDI ) với phần còn lai cud thé giới Tài khoản quan hệ với nước ngoài bao gồm hai tài khoản hợp thành là tài
khoản hiện hành ( ngắn hạn ) và tài khoản vốn ( dài hạn ) Cân đối tổng thể
gồm cả hai tài khoản bộ phận cho biết khả năng thanh tốn quốc tế, nợ nước ngồi, dự trử ngoại tệ cũng như các nguồn sử dụng trong thanh toán quốc tế
Bốn tài khoản liên quan nhau Kết quả của mỗi hoạt động kinh tế được ghi chép hai lần ( ghi chép kép ) trong hai tài khoản liên quan Tổng hợp cân đối 4 tài khoản cho cân đối về sản xuất và sử dụng GDP hay cân đối giữa tổng
cung và tổng cầu của nền kinh tế
2.5 Bảng vào ra L/O : Trong SNA, ngoài 4 tài khoản kể trên còn bao gồm
thêm bảng can d6i vao ra I/O ( Input/Output) , phan anb quan bệ sản xuất liên ngành với quan niệm phân ngành SNA
3 Về nói dung và kết cấu của MPS - Vài nét sọ sánh với SNA :
Về mặt lý thuyết hay mong muốn , MPS cũng được hoàn chỉnh về mặt kết cấu MPS là hệ thông tin kinh tế phục vụ cho nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung Nó phân ảnh chủ yếu quá trình sản xuất vật chất và sử dụng các sản phẩm vật chất Đó là một hệ thống các bảng cân đối Theo thiết kế nó gồm các bảng cân đối sau :
3.1 Bảng cân đối sản xuất và sử dụng kết quả sản xuất : Phản ảnh kết quả quá trình sản xuất vật chất và sử dụng kết quả đó cho tiêu dùng,tích luỹ và trao đổi với nước ngoài Nó tương tự vai trò như tài khoản sản xuất của SNA nhưng khác nhau về nội dung các chỉ tiêu và phạm vi sản xuất hẹp hơn
Trang 10không phát triển nên bảng cân đối này không thực hiện được như thiết kế lý thuyết
3.2.Bảng cân đối tài sản cố đỉnh và của cải quốc dân : Phản ảnh chủ yếu
quá trinh hình thành và sử dụng TSCĐ trong nền kinh tế Tương tự vai trò tài
khoản vốn sản xuất trong SNA nhưng chỉ có phần tài sản cố định
3.4 Bảng cân đối lao đông : Phản ảnh nguồn lao động và sử dụng lao động cho các ngành sản xuất vật chất
3.5 Đảng vào ra L/O : Phản ảnh quan hệ sản xuất liên ngành với quan niệm phân ngành MPS
So sánh kết cầu hai hệ cho thấy có một số nét chính như sau :
+ Trong SNA không có cân đối lao động vì lao động cũng là một hàng hoá như các yếu tố xản xuất khác Lao động trong SNA do thị trường điều tiết và giá lao động được phản ảnh trong tài khoản sản xuất cũng như tài khoản thu nhap-chi
tiêu `
+ Trong MPS không có tài khoản quan hệ kinh tế với nước ngoài xuất phát từ mô hình kinh tế đóng và giữa các nước, quan hệ tương trợ hay trao đổi hiện vật là chủ yếu + Ca MPS va SNA déu có bang I/O Tuy nhién bang I/O trong SNA voi phân ngành rộng hơn + Trong thực tế áp dụng, MPS phản ảnh chủ yếu chỉ các thông tin về sản xuất vật chất
4.Các khó khăn nảy sinh trong sử dung SNA và tính GDP ở Việt nam :
Trang 11(1) Qua dự án VIE 88/032 PROJECT ( kết thúc và công bos kết quả
năm 1992 ) Tổng cục thống kê (TCTK) cũng mới bước đầu tính toán được các
chỉ tiêu tổng hợp của Tài khoản sản xuất, mặc dù đó là một tài khoản quan trọng trong số 4 tài khoản của SNA Về phương pháp tính GDP thì dự án sử dụng chủ yếu là phương pháp sản xuất Nói cách khác là mới chỉ áp dụng một trong ba phương pháp tinh GDP cua SNA
(2) Trong gần 40 năm áp dụng hệ MPS, nhiều khái niệm , quan niệm đã quen dùng trong hệ thống này đối với phần lớn cán bộ nghiên cứu kinh tế và kế hoạch Các khái niệm tương ứng trong hệ SNA bắt đầu đưa và sử dụng không
tránh khỏi các nhầm lẫn về nội dung với các khái niệm cũ và do đó sẽ gặp khó khăn khi tính toán chỉ tiêu tổng hợp GDP theo hệ thống mới SNA này
(3) Hệ thống SNA phản ảnh kết quả hoạt động của nền kinh tế được xây dựng theo các quy luật vận động của kinh tế thị trường Ngoài các phi chép phản ảnh các hoạt động trên lĩnh vực sản xuất, nó còn phản ảnh các hoạt động trên lĩnh vực tài chính tiền tệ thông qua tài khoản của các đơn vị kinh tế cơ sở Việc sử dụng hệ SNA ở nước ta bắt đầu trong điều kiện các ghi chép về tài chính tiền tệ thống nhất theo SNA chưa bắt đầu Vì vậy, các chỉ tiêu tổng hợp về tài chính tiền tệ lấy từ các cơ quan Trung ương như Ngân hàng Nhà nước , Bộ Tài chính , Bộ Thương mại là chưa thể khớp nối được thành hệ thống với các
chỉ tiêu tổng hợp về sản xuất cuả Tổng cục thống kê Nói cách khác ,Tổng cục
tống kê chưa khớp nối được một hệ thống số liệu đầy đủ theo SNA Điều này làm cho việc sử dụng hệ thống số liệu mới theo SNA ( số liệu quá khứ) trong công tác kế hoạch gặp khó khăn
Trang 12Thông qua mô hình này, trong công tác kế hoạch người ta áp dụng các công nghệ phân tích khác nhau để tính toán GDP và các chỉ tiêu khác của SNA Đối với nước ta, trong khi số liệu thống kê mới chỉ có được đối với tài khoản sản xuất thì việc tính GDP cho kế hoạch lại liên quan đến cả 3 tài khoản còn lại của SNA và do đó việc sử dụng các phương pháp tính gián tiếp ( phương pháp mô
hình ) để tính toán kế hoach càng trở nên cần thiết hơn Chính vì vậy , để sử
dụng hệ thống SNA trong công tác kế hoạch cần có các nghiên cứu áp dụng các mô hình tính GDP trong điều kiện hiện nay ở nước ta như nội dung đặt ra trong đề tài này
Trang 13Các tài khoản trong SNA Tài khoản quan hệ kinh tế với nước ngoài Yếu tố sản xuất > Tài khoản Vốn - Tài chính (4) (3) NEN KINH TE Bang vào ra 1O [——————— | Tài khoản S an xuất (1) San pham » Tai khoan Thu nhập - Chỉ tiêu (2) (5)
Trang 14Các bảng cân đối trong MPS
Bảng cân đối sản xuất
Bảng cân đối lao động | (2) và sử dụng sản phẩm | (1) xã hội ——|wueuz|——> - Bảng cân đối tài chính Bảng cân đối TSCĐ tổng hợp và của cải quốc gia : (3) Le | Bang vao-ra ! ! LO : (5)
Trang 15I CO SG LY LUAN CUA SNA VA TINH GDP:
SNA là hệ thống thông tin kinh tế cho các nền kinh tế thị trường Vì vậy nó được xây dựng trên cơ sở các bọc thuyết hay các lý thuyết của kinh tế thị trường Trong phạm vi nghiên cứu này chỉ nêu tóm tắt một số điểm chính và
một số khái niệm liên quan đến việc tính chỉ tiêu tổng hợp GDP và so sánh với
các quan niệm đã hình thành trong nhiều năm trước đây của MPS, 1 Một số khái miệm liên quan dén SNA:
1.1 Nền kinh tế và lãnh thể kinh tế :
Nền kinh tế trong bệ thống MPS trước đây được hiểu là toàn bộ hoạt
động kinh tế, tài nguyên , của cải xã hội thuộc lãnh thổ địa lý của một nước Các đo lường kết quả hoạt động kinh tế chủ yếu là hoạt đông sản xuất diễn ra bên trong lãnh thổ dia ly Trong SNA cdc hoạt động sản xuất của một nước
điễn ra không chỉ bên trong lãnh thổ của nước mình mà là ở cả bên ngoài lãnh thổ địa lý , của cải của một quốc gia có thể năm bên trong và có thể để cá ở bên
ngoài lãnh thổ dịa lý Vì vậy SNA quan tâm dến khái niệm rộng hơn đó là khái niệm lãnh thổ kinh tế khi nói đến nền kinh tế của một quốc gia
Lãnh thể kinh tế bao gồm trong đó lãnh thổ địa lý nhưng cộng thêm phần lãnh thổ ở nước ngoài thuộc chủ quyền của quốc gia như các sứ quán ở nước ngoài , hoặc được sử dụng dài hạn như các căn quân sự cứ hay các phần đất
vùng trời vùng biển thuê mướn hay do hay chuyển nhượng và trừ đi các phần
lãnh thổ tương tự như vậy của nước mình cho nước ngoài Các hoạt động kinh
tế diễn ra trên lãnh thổ kinh tế của mỗi nước thuộc quyền kiểm soát của nước đó Để đo lường các hoạt động kinh tế trên lãnh thổ kinh tế , người ta đưa ra
khái niệm thường trú (resident) để chỉ tất cả những cá nhân hay đơn vị hoạt động kinh tế lâu dài trên lãnh thổ kinh tế ( lâu dài ở đây quy ước ít nhất là trên một năm ) , không phân biệt là người trong nước hay người nước ngoài Mặt
Trang 16kinh tế của quốc gia mình mà có thể trên lãnh thổ kinh tế của quốc gia khác Do
đó bên cạnh khái niệm thường trú SNA cũng chú ý đến khái niệm công dân khi đánh giá kết quả các hoạt động sản xuất của quốc gia
1.2.Sản xuất (production) :
Theo nghĩa chung nhất của từ này thì trởng chừng không có mấy khác
nhau giữa kinh tế thị trường và kinh tế kế hoạch Tuy nhiên xét về bản chất của học thuyết giá trị thì có một sự khác nhau cơ bản giữa các học thuyết kinh tế
làm căn cứ để xây dựng MPS và SNA
Theo nghĩa chung nhất thì sản xuất được xem là một hoạt động đặc biệt của con người , khác với các loài động vật khác , tạo ra các sản phẩm không có sẵn trong tự nhiên để thoả mãn các nhu cầu của con người Theo ngôn ngữ hiện đại về hệ thống thì sản xuất là quá trình biến đổi đầu vào thành đầu ra có công dụng tốt hơn , đáp ứng tốt hơn nhu cầu con người so với đầu vào
SảnXuất | >
Tuy nhiên, theo lý luận kinh tế chính trị học Mác-Lênin có một số điểm đáng lưu ý như sau :
Trang 17từ các thời kỳ sản xuất trước Nói cách khác giá trị lao động quá khứ đã được vật chất hố thành cơng cụ lao động cho sản xuất hiện tại Để phân biệt với lao động quá khứ, người ta gọi lao động hiện tại là lao động “sống” Điều này tạo nên một quan điểm nhất quán về vai trò của lao động : nguồn gốc tạo ra mọi giá trị
- Sản xuất ra các sản phẩm vật chất là quan trọng và được coi trọng Chỉ có hoạt động sản xuất ra sản phẩm vật chất mới tạo ra giá trị Các hoạt động khác trong xã hội chỉ là tiêu đùng các sản phẩm do sản xuất vật chất làm ra và được gọi là hoạt đông phi sản xuất vật chất Các hoạt động phi sản xuất vật chất không tạo ra giá trị mà sử dụng các giá trị của thu vực sản xuất vật chất đã làm ra Đây là luận điểm cơ bản dẫn đến quan điểm phân ngành kinh tế tỏng MPS cũng như trong đo lường kết quả hoạt động của nền kinh tế
Trang 18NEN KINH TE Khu vực khu vực
sản xuất vật chất phi sản xuất vật chất
Trang 19Theo các học thuyết kinh tế của kinh tế thị trường , khái niệm sản xuất có
các điểm lưu ý sau :
- Định nghĩa tổng quất về sản xuất là : mọi hoat đông có mục đích của
con người nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội, trừ hoat đông tr phục vu cho bản thân, có mang lai thu nhấp đều duoc xem là hoat đông sản xuất
Trong dịnh nghĩa trên không đưa ra điều kiện về có công cụ sản xuất
cũng không đưa ra đòi hỏi sản phẩm là dạng vật chất Một hoạt động sản xuất có thể không có công cụ như làm thuê đơn giản Hoạt động sản xuất có thể
không làm ra một sản phẩm vật chất cụ thể mà chỉ đáp ứng một nhu cầu tỉnh
thần như các dịch vụ vui chơi giải trí Sản phẩm sản xuất ra có thể để bán trên
thị trường và có thể không để bán trên thị trường dạng vật chấtƑ——* bán trên thị trường SAN XUAT dạng dịch vụ —— không bán trên thị trường
Trang 21Còn một điểm khác cơ bản giữa SNA và MPS cần nói đến là trong SNA
xem moi yếu tố sản xuất_đều góp phần tao ra giá fri của sản phẩm được sản xuất ra chứ không chỉ có lao động là nguồn gốc duy nhất tạo giá trị Vì vậy khi
sử dụng các yếu tố sản xuất phải trả giá như lương cho lao động,lãi cho vốn, tô cho đất đai
1.3 Thu nhập (Income):
Từ định nghĩa về chung nhất về sản xuất cũng cho thấy có thể đánh giá
kết quả hoạt động của một nền kinh tế thông qua đo lường kết quả thu nhập của
các thành viên trong nền kinh tế đó Theo SNA, các cá nhân và các tổ chức sản
xuất trong nền kinh tế được chia ra theo các khu vực thể chế ( ¡institutional sector ) ( xem sơ đồ )
Để đơn giản người ta thường ghép khu vực hộ gia đình với khu vực các
tổ chức không vì lợi nhuận Như vậy, để đánh giá kết quả hoạt động của nền kinh tế thông qua phân tích thu nhập , SNA lập các tài khoản cho từng khu vực
thể chế ghi ở bảng trên và tổng hợp lại cho toàn nền kinh tế So sánh với MPS
có thể thấy trong MPS chỉ tính đến giá trị thu nhập của khu vực sản xuất vật
chất và đối chiếu với phân khu vực của SNA thì chỉ liên quan đến một khu vự
Trang 22Khu vực Phi (ài chính : Hoạt động sản xuất ra hàng hoá và địcbvụ ( các doanh nghiệp ).Nguồn thu nhập có được do bán
sản phẩm trên thị trường hàng hoá và dịch vụ
Khu vực Tài chính : Hoạt động trên ĩnh vực dịch vụ tài
chính tiền tệ ( ngân hàng,tín dụng,bảo hiểm) Nguồn thu
nhập do các dịch vụ mang lại
Khu vực Nhà nước : Hoạt động sản xuất ra sản phẩm và dịch
vụ không bán trên thị trường mà sử dụng cho khu vực công Nguồn thu là thuế hay dược trả bằng ngân sách Nhà nước
Khu vực hô gia đình: Nguồn thu do bán các yếu tố sản xuất trong đó ,trước tiên là sức lao động Chức năng là tiêu dùng
các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế làm ra
Khu vực các tế chức không vì lơi nhuận: Nguồn thu nhập
do tự nguyện đóng góp Chức năng là hoạt động phục vụ cho các hộ gia đình đặc biệt
Khu vực quan hệ kinh tế với nước ngoài : Hoạt động quan hệ kinh tế với nước ngoài Thu nhập do hoạt động này mang lại.( Cũng có thể hiểu theo cách khác , xem đây là phần còn
lại của thế giới )
Trang 23
1.4 Chỉ tiêu ( Expenditure ) :
Hoạt động sản xuất là nhằm thoả mãn nhu cầu cũa xã hội Các chỉ tiêu
hay tiêu dùng để thoả mãn các nhu cầu của con người như ăn, mặc, ở, di lại, học hành, vui chơi giải trí, chăm lo sức khoẻ „ được gọi là các tiêu dùng cuối
cùng Tiêu dùng cuối cùng là các tiêu dùng cho hiện tại Để đáp ứng các nhu
cầu tiêu đùng trong tương lai còn phải đầu tư mở rộng sản xuất Ngoài ra, nền
kinh tế còn phải trao đổi sản phẩm hàng hoá với nước ngoài để đáp ứng các nhu
cầu tiêu dùng nói trên Phân tích các luồng thu nhập và luồng chỉ tiêu trong nền kinh tế , kinh tế học vĩ mô của kinh tế thị trường rút ra kết luận : Tổng các lưồng thu nhập bằng tổng các luồng chỉ tiêu Vì vậy để do lường kết quả hoạt động của nền kinh tế người ta lập các tài khoản thu nhập và chi tiêu cho các đơn
vị thể chế Đo lường kết quả hoạt động của nền kinh tế có thể di theo hướng đo
lường kết quả sản xuất , hoặc theo hướng đo lường kết quả thu nhập ; hoặc có thể đi theo hướng do lường các khoản mục chỉ tiêu được phân ảnh trong các tài
khoản của các khu vực thể chế
2 Các chỉ tiêu kimh tế trong SA - so sánh với MIPS
2.1 GDP va GNP (GNI):
Tổng san pham trong nuéc GDP ( Gros Domestic Product ) Téng sản phẩm
trong nước là tổng giá trị sản phẩm hàng hoá và dich vu cuối cùng được làm ra trên lãnh thổ kinh tế ( hay do các đơn vị thường trú ) trong một khoảng thời gian nhất định,thường là một năm
Trang 24Đầu CHI TIÊU Thế itera Z5 VN A5501 2E | tư oes KV Su Vào St sát eae
Chi cho tiêu dùng Chi cho đầu tư Luồng thu nhập
20
Trang 25Tổng sản phẩm quốc gia GNP ( Gros National Product) Tổng sản phẩm quốc
gia là tổng giá trị sản phẩm hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của một quốc gia do công dân cuả quốc gia đó làm ra trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm ( Có sự thay đổi tên gọi trong lần cải tiến SNA năm 1993, tổng sản phẩm quốc gia GNP đổi thành tổng thu nhập quốc gia Gross National Income
GNI Tuy nhiên cho đến nay các sách vở phần lớn vẫn còn ghi GNP nên ở đây sử dụng GNP cho dễ theo dõi )
Sự khác nhau giữa GDP và GNP : GDP tính cả phần làm ra của người nước ngoài thường trú trên lãnh thổ kinh tế nước mình và không tính phần làm ra của người nước mình đang làm ăn ở nước ngoài dài hạn (không còn là thương trú trên lãnh thổ nước mình) So sánh với GDP thì GNP bằng GDP trừ di phần làm ra của người nước ngoài thường trú trên lãnh thổ nước mình và cộng thêm phần làm ra của công dân nước mình đang thường trú trên lãnh thổ kinh tế nước ngoài Phần làm ra nói ở đây trong SNA gọi là phần thu nhập hay chi trả nhân tố vì liên quan đến các khoản thu nhập hay chỉ trả do sử dụng các nhân tố sản xuất như lao động,vốn , đất đai Có thể lấy ví dụ chỉ trả nhân tố của nước ta cho Liên xô là phần đầu khí mà phía Liên xô sở hữu trong liên doanh Phần thu nhân tố của nước ta như thu nhập của lao động Việt nam làm
ăn đài hạn ở các nước Đông Âu và Nga GNP = GDP + Thu nhập nhân tố - Chỉ trả nhân tố ⁄
Đối với các nước nghèo như nước ta GDP 2 hơn GNP nên thường tinh theo
GDP Các nước công nghiệp phát triển thường tính GNP để phân ánh đầy đủ
hơn thực lực của nền kinh tế Lý do khác làm cho các nước như nước ta chưa tính GNP vì để tính GNP phải tính thu nhập và chỉ trả nhân tố Các khoản mục này liên quan đến bảng cân đối thanh toán quốc tế ở phần tài khoản vãng lai chưa có số liệu đầy đủ hoặc chưa lập được
Trang 26Chuyển sang sử dụng SNA, một chỉ tiêu khác thường gặp là GDP được
tạm dịch hiện nay hay là gía GDP Trong đo lường kinh tế SNA cũng như MPS đều sử dụng 2 loại giá : giá cố định (hay giá so sánh) và giá hiện hành Giá cố
định là giá của một năm được chọn làm giá để đo lường thống nhất cùng một
thước đo cho mọi năm Trên cơ sở đó so sánh được giữa năm này và năm khác
để biết được tăng trưởng sản xuất trong nền kinh tế Trong ngôn ngữ SNA.,
GDP theo giá so sánh được gọi là GDP thực ( real ) và được hiểu là nó phản ảnh
kết quả về số lượng hay khối lượng mặc dù phải dùng giá để đo GDP theo giá hiên hành được gọi là GDP danh nghĩa ( nominal ) và được hiểu là nó phản ảnh
kết quả sản xuất về mặt giá trị, bao gồm trong đó sự tăng lên do lạm phát ( Hiện nay ở nước ta gọi GDP giá hiện hành là GDP thực tế, và do đó khi nói
đến GDP 'real' thì đôi khi hiểu khác với nước ngoài ) Giá GDP được định
nghĩa như sau: Giá GDP = GDP giá hiện hành / GDP giá so sánh
Có thể nói giá GDP hay GDP deflator phản ảnh mức độ tăng giá chung cho toan bộ sản phẩm và dịch vụ của toàn nền kinh tế Nếu so sánh với chỉ số lạm phát thì chỉ số lạm phát chỉ dựa vào sự tăng giá của một giỏ hàng các mặt hàng tiêu dùng được lựa chọn Vì vậy, trong SNA bên cạnh CPI ( Consumer Price Index)
người ta luôn nói đến GIP deflator để phản ảnh đầy đủ hơn sự thay đổi giá cả
của nền kinh tế
2:2 So sánh các chỉ tiêu quan trong giữa SNA và MPS
Tổng giá trị sản xuất (GO) +*——* Tống sản phẩm xã hội Tổng sản phẩm trong nước “———* Thu nhập quốc dân
Trang 27Có thể sử đụng các ký hiệu quen dùng trước đây về C,V,M và khu vực l ,khu
vực II để so sánh các chỉ tiêu giứa hai hệ : khấu hao TSCD : Chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất ( chi phí trung gian) : Lương : Lợi nhuận bay thặng dư sản xuất : Chỉ khu vực sản xuất vật chất II : Chỉ khu vực phi sản xuất vật chất ( tương ứng với khu vực dịch vụ ) “z<99 GO (C+V+ M)I + (C+V+ M)H TSPXH (C+V+ M)I C = Ci+CŒ
Tiêu haovậtcht = CI + C2I-ChphVdedk
Chi phí trung gian = C2I +C2I
GDP (V+M)I+ CH +(V+M)I +CHI
Trang 28
Chuong Il
CAC PHUONG PHAP TINH VA DU BAO GDP TRONG CONG TAC KE HOACH
L ĐẶC ĐIỂM TÍNH GDP TRONG CÔNG TÁC KẾ HỌACH :
Đối với ngành thống kê, mục tiêu là tính GDP đã có trong quá kbứ đến thời điểm hiện tại Trong khi đó mục tiêu của kế hoạch là tính GDP cho tương lai , cho các kế hoạch sẽ diễn ra trong tương lai Nếu như thống kê ghi lại kết quả hoat động của nền kinh tế đã xẩy ra thì kế hoạch đưa ra dự kiến kết quả
sắp đến Tính GDP theo kế hoạch mang tính dự báo còn tính GDP theo thống kê mang tính khẳng định Sản xuất Sản xuất — —>y — F—> quá khứ tương lai GDP thống kê GDP kế hoạch
Chính vì vậy để tính GDP , ngành thống kê thường sử dụng phương
pháp tính trực tiếp GDP với nội dung GDP được xác định trong SNA Đối với công tác lập kế hoạch, một mặt có thể tính GDP trực tiếp dựa vào công thức
hay nội dung xác định GDP, mặt khác là tính gián tiếp theo các mô hình kinh
Trang 29- Đối với các tính toán cho kế hoach dài han ( trên 5 năm ) :
Các tính toán GDP chủ yếu dựa trên mô hình tăng trưởng liên hệ giữa mức tăng GDP với nhu cầu vốn đầu tư
- Đối với các tính toán cho kế hoạch trung han ( 3 đến 5 năm ) : + Mô hình cân đối dựa trên bang I/O
+ Mô hình cân bằng dựa trên bảng cân đối hạch toán quốc gia hoặc SAM + Mô hình các bảng tính SNA + Các mô hình khác - Đối với các tinh toán liên quan đến các kế hoach ngắn han : ( quý, năm đến 2 năm) + Mô hình kinh tế lượng -+ Các mô hình mô phỏng khác Dai han Mô hình tăng trưởng ——————————— “Trung hạn
„ Mô hình cấn đối | Mô hình cân bằng| | Mô hình bảng tính SNA| |Mô hình khác ;| ( bang I/O) (bang NAM,SAM} (bang tinh SNA) (phối hợp)
Nến lạ Q22
= Mô hình kinh tế lượng Mô hình kinh tế lượng Mô hình kính tế lượng ị theo năm theo quý theo tháng
Trang 301L CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GDP (TRƯC TIẾP) :
Trước tiên cần hệ thống hoá các phương pháp tính trực tiếp GDP và nêu
một số điểm chính cần lưu ý 1.Phuong phap san xuất
Dựa vào bảng phân ngành, tính theo ngành và cho các đơn vị thuộc các thành
phần kinh tế như ở nước ta hiện nay Các bước tính toán bao gồm :
e© Tính giá trị sản xuất ( Gross Output - GO ): GTSX là tổng giá trị sản
- phẩm được sản xuất ( có thể là dạng hành hoá hoặc dạng dịch vụ ) Đối với các đơn vị sản xuất hàng hoá GO tinh bang doanh thu do bán các sản phẩm chính và phụ, cộng với gia tăng tồn kho cuối kỳ trừ đầu kỳ về hàng hoá
thành phẩm, bán thành phẩm, hàng trên đường vận chuyển Ngoài ra còn kể
thêm các doanh thu khác như bán phế liệu hay cho thuê các yếu tố sản xuất Đối với các đơn vị không sản xuất hàng hoá để bán thì giá trị sản xuất
được tính theo tổng chỉ phí sản xuất
e© Tính chỉ phí trung gian ( CPIG) : bao gồm dạng vật chất như vật tư nguyên liệu, năng lượng và nhiên liệu ,, các hư hao mất mát ; dạng dich vu cho sản xuất như văn phòng, chỉ quảng cáo, chí hop hành, dịch vụ tài chính, vận tải thuê ngoài , bưu điện, công tác phí ,đào tạo
e Tính giá trí tăng thêm :
Trang 31GDP = EGTTT+ Thuế nhập khẩu
Điểm đáng lưu ý là bản thân thuế nhập khẩu là một loại thuế gián thu, nếu nó
được tính trực tiếp vào trong giá trị hàng hoá như các thuế gián thu khác thì
trong công thức tính không phải cộng thêm thuế nhập khẩu Khi đó GDP bằng
tổng giá trị tăng thêm của các ngành sản xuất trong nền kinh tế 2 Phương pháp thu nhập :
Phương pháp thu nhập là phương pháp tính GDP dựa trên luồng thu nhập ( income) Nó cũng còn được gọi là phương pháp phân phối trong các tài liệu cuã Tổng cục thống kê nước ta Phương pháp thu nhập tính từng thành phần trong cơ cấu thu nhập của giá trị tăng thêm sau khi kết thúc qua trình sản xuất hay sau phân phối thu nhập lần đầu Ps TONG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT Gia Tri Tang Them Thu nhap của người 1b Thuế Gián | Khấu hao | Thậng dư thu TSCD SX
Trong phân phối lần đầu người lao động sở hữu sức lao động nhận lương hoặc tiền công , Nhà nước là chủ sở bữu của nền kinh tế nhận thuế gián thu , chi doanh nghiệp sở hữu vốn nhận lại khấu hao và thặng dư sản xuất Cộng tất cả các khoản thu nhập đó là giá trị tăng thêm trong quá trình sản xuất Tính cho
_ toàn nền kinh tế sẽ cho kết quả giá trị GDP
Trang 32GDP = Thu nhập của người LÐ + Thuế gián thu +Khấu hao +Thăng dự SX
3 Phương pháp sử dưng :
Phương pháp sử dụng là phương pháp tính GDP dựa trên luồng chi (tiêu (expenditure) Phuong phdp luồng chi tiêu tính từng thành phần trong cơ cấu chi tiêu hay sử dụng giá trị tăng thêm Kết quả sản xuất hàng hoá và dịch vụ tạo ra được giá trị tăng thêm Giá trị tăng fbêm này được đem chỉ tiêu cho tiêu dùng cuối cùng ,cho đầu tư mở rộng sản xuất và cho trao đổi với nước ngoài Tiêu dùng cuối cùng bao gồm tiêu dùng của dân cư và của xã hội (bay chi tiêu của của Chính phủ ) Có thể nói tiêu dùng cuối cùng là tiêu dùng cho nhu cầu trước mắt hay nhu cầu ngắn hạn Ngược lại các khoản đầu tư để phát triển sản xuất có thể xem là tiêu dùng cho nhu cầu tương lai hay nhu cầu dài hạn Các khoản đầu tứ này bao gồm đầu tư để tăng TSCĐ và tăng TSLĐ Tính
Trang 33Trị Tăng Thêm Đầu tư -TSCD Xuất Nhập -TSLD khẩu khẩu 4.So sanh 3 phương pháp tính GDP : BA PHƯƠNG PHÁP TÍNH GDP ee Pp SAN XUAT PP SU DUNG PP THU NHAP i ] [ GIA TRI TANG THEM | TIÊU DÙNG CUỐI CÙNG| | LƯƠNG TD Dan cu
NÔNG NGHIỆP |=| TD Chinh pha =| THUE GIAN THU
CONG NGHIEP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ‘
DICH VU TSCD (Dan cu, C.phi) KHAU HAO
TSLĐ ( Dân cư, C.phủ)
XUẤT - NHẬP KHẨU THẶNG DƯ S.XUẤT
Trang 34IIL VE MOT SO MO HINH TINH GDP_ TRONG DU BAO VA KE HOACH:
1 Mô bình tăng trưởng kinh tế :
Mô hình tăng trưởng kinh tế biểu hiện mối quan hệ giữa nhịp tăng GDP với vốn đầu tư Ngồi ra, mơ hình tăng trưởng cũng bao hàm cân đối về phân
phối và sử dụng GDP nên cho phép phân tích các kịch bản khác nhau về cân
đối kế hoạch Trong lịch sử phát triển kinh tế học , mô hình tăng trưởng kinh
tế đầu tiên do Robert Solow công bố năm 1956 được gọi là mô hình Solow (sau này đến năm 1987 ông được tặng giải thưởng Nobel kinh tế về lĩnh vực này ) Sau Solow mô hình được Harrod và Domar tiếp tục nghiên cứu và vì vậy mô hình tăng trưởng kinh tế còn gắn với tên của Harrod-Domar Dé nhằm ứng dụng trong việc tính GDP và đơn giản việc trình bày, sau đây sẽ nêu các phương trình zcơ bản của mô hình tăng trưởng theo ngôn ngữ SNA hiện dai Cân đối tổng quát của tài khoản sản xuất và quan hệ giưã tăng trưởng với vốn đâu tư được tính như sau:
GDP(t) =_ C(0+lI(Q+E()-M(Đ
I(t) = ICOR x AGDP(t) GDP(10) = GDP(0)
Trang 35cầu vốn đầu tư ] để có mức gia tăng GDP năm bằng A GDP được xác định
qua bệ số ICOR Hệ số ICOR về bản chất của nó thì không có gì khác hơn là
số vốn để làm tăng thêm một đơn vị GDP Đảng thức cuối cho giá trị GDP tại
năm xuất phát hay năm gốc bắt đầu tính toán
Nếu cho trước mức gia từng AGDP, biết hệ số ICOR thì có thể tính được số
vốn đầu tr cần thiết I Trong thực hành thường gặp hai trường bợp tính đầu tư Í khác nhau phụ thuộc vào giả thiết độ trễ của đầu tư :
e Giả thiết không có độ trễ Trong trường hop nay dau tr nam t bing I(t) sé
làm tăng GDP() ngay trong năm t so với năm trước đó là GDP(-L)
I(t} = ICOR(1) x { GDP(t) - GDP (t-1)]
e Gia thiét cé dé tré 14 mét nam Dau tu nam t bang I(t) sẽ làm tang GDP(t+1) ở nam t+! ia ném sau so với năm t Hoặc tương tự như vậy, đầu tr năm trước Ï (t-1) sẽ làm tăng GDP (ĐÓ ở năm t là năm sau của năm t-1
I(t) = ICOR(t) x [ GDP(t+1) - GDP (t) ] Hoặc I (t-1) = ICOR(t-1) x [ GDP(t) - GDP (-1) }
Từ mô hình trên có thể suy ra các quan hệ sau đây :
1 (t)/ GDP(t) = ICOR x{ GDP(t+1) - GDP (9) ] / GDP(t)
Trang 36GDP Phía phải phần trong ngoặc vuông cho biết nhịp tang cha GDP , quy ước ký hiệu là g (t) Như vậy có quan hệ các hệ số như sau : s(t) = ICORxg(t) | (A)
Công thức (A) thường dùng trong kiểm tra các hệ số đầu tư, nhịp tăng GDP và
ICOR Biết một trong hai số sẽ suy ra số còn lai Chang han ICOR bang 2,5 , muốn GDP tang 9 % thì bệ số đầu tư phải bằng 22,5 % GDP Nếu ICOR bằng 4, muốn GDP tăng 10 % thì hệ số đầu tr phải bằng 40 % GDP Nói cách
khác, khi ICOR tăng lên thì để có được nhịp tăng GDP cao không thể không
tăng bệ số dau tr
Trang 37G(+1) = [1+sŒ)/ ICOR ] GDP () @®)
hay khi biết ICOR và hệ số đầu tr s thì có thể tính GDP năm sau từ GDP năm trước theo công thức ( B)
2.Tính GDP giá hiện hành và cân đối tiết kiêm - đầu tư;
2.1, Tính GDP giá hiện hành
GDP giá hiện hành bằng GDP giá so sánh phân với giá GDP hay là De.GDP ( GDP Deflator) Nếu biết nhịp tăng GDP giá so sánh và De.GDP ( như dự đoán qua mức lạm phát) thì sẽ tính ra được GDP giá hiện hành Nếu
Trang 38GDP(t) = gdp(t-1) xDe.gdpŒL) x[1+g(][1+ hớ) ] Hay GDP@) = GDP(-1)x[ 1+ gŒ) ][ 1 + hé) ]
Đẳng thức trên cho quan hệ giữa GDP giá hiện hành năm sau và năm trước liên quan với nhịp tăng kinh tế và nhịp tăng giá gdp Trong thực tế ở nước ta, Bộ
Tài chính và Ngân hàng TỪ thường ước tính GDP qua nhịp tăng kinh tế và chỉ số lạm phát để dự kiến về thu ngân sách và cung ứng tiền tệ Có thể qua công
thức trên để giải thích và chính xác hoá các ước tính đó Giả sử kế hoạch định ra nhịp tang gdp 149 % , lạm phát dự báo sẽ 15 % và nếu ước nhịp tăng De.GDP bằng mức lạm phát ,, theo công thức trên thì [ (1+0.09 J[1+0.15] = 1.2535 nên GDP theo giá hiện hành sẽ tăng tương ứng ít nhất là 25.35.8% so với GDP giá hiện hành của năm trước Tính GDP giá hiện hành căn cứ theo nhịp tăng gdp của kế hoạch và mức lạm phát được dự báo là một trong cách tính đơn giản để dự báo về thu ngân sách , dự báo nhu cầu cung ứng tiền tệ
cũng như để kiểm tra tính hợp lý của các bảng số liệu vĩ mô tính theo các cách
Trang 39Về quan hệ giữa GDP với số lượng cung ứng tiền tệ hay tổng phương tiện
thanh toán M2 có thể tóm tắt như sau GDP theo giá hiện hành cho biết tổng
giá trị hàng hoá và dịch vụ được tính ra bằng tiền mà một nền kinh tế đã làm ra trong một thời gian nhất định chẳng hạn là một năm Tổng giá trị bằng tiền
này phải bằng số lượng tiền tệ đã được sử dụng trong nền kinh tế trong thời
gian nói trên Nếu tổng phương tiện thanh toán là M2 và trong thời gian nói trên được quay vòng là v vòng thì cân đối tiền hàng sẽ là : GDP = M2xv
Công thức nay có thể sử dụng trong kiểm tra bay tính GDP giá hiện hành,
tổng phương tiện thanh toán M2 và vòng quay v Nếu biết một trong hai đại lượng thì suy được đại lượng còn lại Công thức trên thể hiện mối quan hệ giữa tài khoản của Ngân hàng TƯ (M2) và tài khoản sản xuất ( GDP ) Trong thực tế , con số về GDP giá biện hành của Tổng cục Thống kê công bố hay của các kế hoạch được lập nên không thể không quan hệ với số lượng cung
ứng tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Các con số đó có thể kiểm tra qua công
thức trên trong một số năm kế tiếp nhau Vòng quay tiền tệ v trong các năm
quá khứ cho đến thời điểm lập kế hoạch có thể tính tốn theo cơng thức suy ra
từ công thức trên
v = GDP hiện hành /M2
Trang 40Theo các số liệu về M2 của NHTU và số liệu GDP của TCTK thì vòng quay
M2 năm 1991 xấp xỉ 3.4, năm 1992 là 3.7 và năm 1993 xấp xỉ 4 Qua các con
số như vậy có thể ước tính M2 hoặc ước tính GDP nếu dự báo vòng quay v 2.3 Quan hê tiết kiêm - đầu tư và nguồn vốn huy đông cho đầu tự:
Tính nhu cầu đầu từ để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế là một nhiệm
vụ quan trọng của cơng tác kế hoạch Ngồi ra, xác định các nguồn vốn có thể huy động được trong nền kinh tế và phần vốn cần huy động từ nguồn nước ngoài cũng là vấn đề quan trọng trong xây dựng các kế hoạch Từ cân đối chung của nền kinh tế về phân phối và sử dụng GP
GDP = C+I+E-M
Nếu chi tiết hoá ra các khoản chỉ tiêu của dân cư ( tài khoản khu vực hộ gia đình ) ký hiệu là Cp , các khoản chỉ tiêu của Chính phủ ( Khu vực Nhà nước) ký hiệu là G thì cân đối trên trở thành
GDP = Cp+ G+I+E-M Từ đó vốn đầu tư được tính như sau
II = GDP-Cp-G-E+M