Đặc điểm thủy văn của hồ chứa nước.
Đặc điểm thủy văn của hồ chứa nước Đặc điểm thủy văn của hồ chứa nước vừa phụ thuộc vào đặc điểm khí hậu vùng trung du, miền núi vừa phụ thuộc vào tính chất hoạt động của các công trình thủy lợi, thủy điện. 4.1- Nguồn nước Lượng nước trong hồ chứa do nước mưa trên mặt và nguồn nước nước ngầm của các sông, suối trong lưu vực đổ vào. Trong 2 nguồn nước này thì nguồn nước mưa trong các mùa lũ chiếm hhơn (85%). Lượng nước chảy vào hồ phụ thuộc vào lượng mưa trong năm. Vì vậy nếu cùng một lượng mưa thì ở hồ nào có diện tích lưu vực lớn hơn thì sẽ nhận được nhiều nước hơn. Dung tích của các hồ là khác nhau rất lớn (Thác Bà: 3,9 tỷ m3; Trị An: 2,4 tỷ m3; còn các hồ do dân tự làm chỉ khoảng vài trăm ngàn m3) 4.2- Lưu tốc của dòng chảy Lưu tốc của dòng chảy trong hồ cũng phụ thuộc vào các điều kiện khí hậu. Về mùa mưa lượng nước trong lưu vực đổ vào hồ mạnh, lưu tốc của dòng chảy trong hồ là rất lớn. Ngược lại vào mùa khô thì lưu tốc dòng chảy lại rất yếu. Vùng trước đập nếu không mở cống thì lưu tốc gần bằng 0. Nếu nuôi cá lồng trong khu vực này cần đề phòng cá bị ngạt. Ví dụ: Ở đoạn giữa của hồ Thác Bà trong ngày lũ lớn có lưu tốc đạt đén 1m/s. ở hồ Trị An lưu tốcc của dòng chính trong ngày mưa lớn đạt 0,6-0,9m/s. ở hồ Hòa Bình lưu tốc trung bình trong mùa lũ khoảng 0,5-0,7m/s. 4.3- Biến động của mực nước Tìm hiểu qui luật biến động của mực nước trong hồ chứa là điều rất cần thiết trong việc thiết kế , qui hoạch và giải quyết kỹ thuật và bố trí các hoạt động sản xuất nuôi cá hồ chứa nước. Chúng ta cần tìm hiểu mực nước thiết kế của công trình. Trên thực tế do ảnh hưởng của tiến độ xây dựng, của lượng mưa và yêu cầu sử dụng nước . nên biến động mực nước của hồ chứa giữa các năm là không giống nhau. Ngoài ra do quan hệ giữa lượng mưa và yêu cầu điều tiết nước giữa các tháng trong năm không giống nhau nên mức nước hồ chứa có biểu hiện biến động theo chu kỳ 1 năm. Đối với hồ chứa của các tỉnh phía bắc thì mực nước cạn nhất vào tháng 3-4, đến tháng 5 mực nước lại tăng dần lên và tháng 10-11 sẽ đạt đến cao trình lớn nhất. Sau đó theo yêu cầu lấy nước phục vụ sản xuất mức nước lại rút dần. Sự thay đổi về mức nước sẽ dẫn đến sự thay đổi về diện tích hình dạng và dung tính nước .Sự thay đổi này có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của thủy sinh vật và cá, nó chi phối các hoạt động trong sản xuất nghề cá ở hồ chứa nước. 4.4- Tình trạng bồi lắng đáy hồ Bình thường phù xa theo các dòng suối đổ ra cửa biển. Nhưng khi xây dựng các hồ chứa, các phù xa của dòng sông bị đập chặn lại. Lưu tốc dòng chảy giảm làm lắng đọng phù xa xuống đáy hồ, tập trung nhiều nhất ở vùng trước đập, làm hồ nông dần. Những năm gần đây do tình trạng chặt phá rừng diễn ra nghiêm trọng nên đất đồi núi bị sói lở mạnh trong mùa lũ làm tăng tốc độ bồi lắng ở các hồ chứa so với thiết kế ban đầu. Ví dụ: Thác Bà dự tính lượng phù xa bồi lắng hàng năm là 5,2 triệu tấn, nhưng hiện tại đã ở mức 7 triệu tấn/năm. Hồ Hòa Bình dự tính 83,6 triệu tấn/năm, hiện nay ở mức 143,7 triệu tấn/năm (tăng gần 72%). Tình trạng này sẽ làm giảm tuổi thọ của nguồn nước và gây ra những biển đổi chế độ thủy hóa của môi trường như làm ô nhiễm nguồn nước, giảm hàm lượng Oxy trong nước . ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cá và các loài thủy sinh vật khác. . Đặc điểm thủy văn của hồ chứa nước Đặc điểm thủy văn của hồ chứa nước vừa phụ thuộc vào đặc điểm khí hậu vùng trung du,. động của các công trình thủy lợi, thủy điện. 4.1- Nguồn nước Lượng nước trong hồ chứa do nước mưa trên mặt và nguồn nước nước ngầm của các