1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Nhận biết đặc điểm các loại gỗ

103 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 8,49 MB

Nội dung

Các loài cây gỗ trong ngành thực vật hạt trần được các nhà kinh doanh, làm nghề rừng gọi là Nhóm gỗ mềm” hay nhóm “cây lá kim”, còn cây gỗ trong ngành thực vật hạt kín được gọi là “nhóm

Trang 1

PHẦN I

TÀI NGUYÊN CÂY GỖ VIỆT NAM

I GIỚI THIỆU CHUNG

Con người nguyên thủy cũng sinh ra và kiếm sống đầu tiên trong các cánh rừng già và từ đó dần mở rộng khu vực tìm kiếm thức ăn qua các đồi núi để lan tràn xuống dọc theo các con sông vùng đồng bằng phì nhiêu Trong sự phát triển lâu dài của toàn

bộ hành tinh, vào thời đại Trung sinh (Mesozoic) cách đây trên 100 triệu năm, sinh

giới đã có một bước tiến hóa quyết định, đó là sự ra đời của động vật có vú và thực vật hạt kín, hai nguồn tài nguyên lớn nhất cho con người được sinh ra sau này (con người

chỉ xuất hiện vào cuối Đại tân sinh (Cenozoic) Con người ngay từ lúc thoát khỏi lốt

cầm thú, đã thu lượm các sản phẩm tài nguyên trên các cây gỗ lớn trung bình Các cây

gỗ mà đặc biệt cây gỗ trong ngành thực vật hạt kín cũng trải qua quá trình tiến hóa, thích nghi với môi trường sống luôn biến động để đa dạng hóa, mang nhiều đặc tính quí phục vụ lợi ích của cuộc sống con người Mối quan hệ giữa con người với cây cỏ,

mà nguyên thủy từ các loài cây gỗ đã được thiết lập và ngày càng có nhiều ràng buộc phức tạp

Cây thân gỗ là loài có thân mọc thẳng (nhóm thực vật tự dưỡng độc lập về mặt

cơ giới) luôn có tư cách là những sinh vật “lập quần” (édificateur) để kiến tạo ra các

quần xã thực vật đa dạng về tổ thành và cấu trúc Từ các loài cây gỗ tiên phong trên các diện tích đất nhất định sẽ tạo dựng lên một môi trường thích hợp lôi kéo các loài cây “tùy tùng” và cây “ngẫu nhiên” đến cùng sống, xây dựng nên những sinh cảnh

rừng (biotope) sau một thời gian dài chọn lọc tự nhiên Những cánh rừng nhiều tầng phiên đó là nơi ngụ cư lý tưởng cho các loài động vật, từ đó hình thành ra các biom

Ở Việt Nam, tài nguyên cây gỗ lớn nhất tập trung vào hai ngành thực vật tiến

hóa nhất: Ngành thực vật hạt trần (còn gọi là Ngành Thông: Pinophyta) và Ngành thực vật hạt kín (còn gọi là Ngành Ngọc lan: Magnoliophyta) hiện nay chiếm hầu hết

các diện tích đất rừng tự nhiên và gây trồng Các loài cây gỗ trong ngành thực vật hạt trần được các nhà kinh doanh, làm nghề rừng gọi là Nhóm gỗ mềm” hay nhóm “cây lá kim”, còn cây gỗ trong ngành thực vật hạt kín được gọi là “nhóm gỗ cứng” hay nhóm

“cây lá rộng”

Nhìn chung tài nguyên gỗ trong các loại hình rừng đều có xu hướng giảm sút và tiến tới sa mạc hóa nhiều vùng đất rộng lớn Riêng khu vực châu Á – Thái Bình Dương

(ESCAP) hiện nay chỉ còn 2 nước có tỷ lệ rừng lớn nhất là đảo Salomon (93%) và

Papua Tân Ghi nê (85%), còn lại 10 trong 29 nước, tỷ lệ rừng chỉ còn trong phạm vi 50% và 4 nước có tỷ lệ rừng thấp nhất ít hơn 5% (Afganistan, Pakistan, Maldiva và Vanuatu) Tổng diện tích rừng của khu vực này chỉ còn có 658 triệu Ha, phân bố không đồng đều ở các nước: Tất cả đều đang ở trạng thái bị phá hoại, nghiêm trọng, dẫn đến sự mất dần tính đa dạng và giảm sút trữ lượng gỗ

Trang 2

Loài mới sắp được công bố ở Việt Nam

Theo thống kê của ban chỉ đạo kiểm kê rừng tự nhiên trung ương (tháng 3 năm 1993), diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam chỉ chiếm 43% phân chia ra như sau (không đồng đều cho các vùng)

- Tây Nguyên chiếm: 39,35%

- Duyên hải miền Trung: 18,08%

- Khu Bốn cũ: 16,53%

- Khu Trung tâm: 7,9%

- Khu Đông Bắc: 6,01%

- Khu Tây Bắc: 5,57%

- Miền Đông Nam bộ: 5,29%

- Đồng bằng sông Cửu Long: 0,90%

- Đồng bằng sông Hồng: 0,26%

Cùng với diện tích rừng đã thống kê, trữ lượng gỗ toàn quốc là 657.383.700 m3, trong đó:

- Tây Nguyên chiếm: 44,01%

- Duyên hải miền Trung: 20,09%

- Khu Bốn cũ: 17,98%

- Khu Trung tâm: 8,49%

Trang 3

- Khu Đông Bắc: 3,29%

- Khu Tây Bắc: 2,79%

- Miền Đông Nam bộ: 2,89%

- Đồng bằng sông Cửu Long: 0,36%

- Đồng bằng sông Hồng: 0,04%

Trong quá trình sử dụng gỗ, các nhà kinh doanh luôn quan tâm đến các đặc tính

cơ học – vật lý và các đặc điểm về thẩm mỹ, trong đó đặc biệt chú trọng đến chỉ tiêu

“Tỷ trọng” Tỷ trọng càng lớn thì gỗ càng tốt, được đo ở trạng thái gỗ còn độ ẩm 15%,

và được chia thành các bậc sau:

Theo thống kê sơ bộ của các nhà khoa học Việt Nam, chỉ riêng nhóm thực vật bậc cao có mạch (trong đó hai Ngành Thông và Ngành Ngọc Lan chiếm đa số) thì có khoảng trên 12.000 loài Trong hệ thực vật này, nhóm cây thân gỗ có đến 2.500 loài

(*), phân bố hoặc trong các họ thực vật lớn như họ Cà phê (Rubiaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) họ Đậu (Fabaceae) hoặc trong các họ trong số loài ít nhưng số cá thể rất lớn, tạo nên các kiểu thảm thực vật tối ưu như họ Dầu (Dipterocarpaceae) họ Long não (Lauraceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Đước (Rhizophoraceae)

Trong ngành thực vật hạt trần, các họ như họ kim giao (Podocarpaceae), họ Thông (Pinaceae), họ Hoàng đàn (Cupressaceae) đều có các loài cho gỗ quí, vân đẹp,

hương thơm, rất bền (không bị mối mọt, mục), lại dễ gia công chế biến Nhiều loài mọc thành các quần thụ thuần loại vùng núi cao, khí hậu thiên về á nhiệt đới Ngành thực vật hạt kín, có nhiều họ được các nhà lâm học, các nhà kinh doanh, chế biến quan tâm Ví dụ như:

- Họ Ngọc Lan (Magnoliaceae) chỉ có 5 chi và trên 25 loài, đều cho gỗ mềm

mại, vân gỗ đẹp, có hương thơm, ít bị mối mọt Một số loài đã được gây trồng rộng rãi cho sản lượng gỗ lớn, phục vụ kinh tế cao Đa số các loài cây trong họ này đều phân bố

ở vùng núi cao miền Bắc Việt Nam

- Họ Bồ Đề (Styracaceae) có 4 chi và trên 10 loài cho gỗ nhẹ, dễ chế biến, khá

bền và được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế biến, các loài trong họ này đều

Trang 4

mọc rộng rãi từ vùng trung du đến vùng núi cao của các tỉnh miền Bắc và miền Trung: Một số loài đã được gây trồng thành rừng thuần loại cho năng suất cao do mọc nhanh

“ Kể các loài cây gỗ nhập nội có giá trị kinh tế cao ”

- Họ Sồi dẻ (Fagaceae) chỉ có 5 chi và 100 loài hoàn toàn là cây gỗ lớn, gỗ khá

nặng, cứng, dùng rất phổ biến trong xây dựng, làm cầu phà, đóng tàu thuyền và các sản phẩm công nghiệp Đây là 1 họ đặc trưng cho khí hậu ẩm ướt, mát lạnh vùng núi cao miền Bắc và Nam trung bộ

- Các họ như Họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Đậu (Fabaceae) cũng có rất nhiều chi, loài toàn cây gỗ lớn, cho gỗ có vân đẹp, nặng, bền

rất thông dụng trong đời sống nhân dân như đóng đồ, làm nhà, làm đồ mỹ nghệ Nhiều loài trong họ này đang là các loài quí hiếm cần được bảo vệ và phát triển Các

họ này đặc trưng cho rừng rậm ẩm thường xanh mưa mùa nhiệt đới từ Bắc vào Nam

- Họ Dầu (Dipterocarpaceae) chỉ có 7 chi và 45 loài, cùng với họ Đước (Rhizophoraceae) có 5 chi và 9 loài, đều là những cây gỗ lớn, đặc trưng cho các loại

hình rừng (từ ngập mặn đến rừng vùng núi) các tỉnh phía Nam Việt Nam Các loài này đều có số cá thể lớn, làm thành các rừng đặc biệt cho các vùng khí hậu đất đai khắc

nghiệp Đặc biệt họ Đước cùng với các loài trong họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Bần (Sonneratiaceae), họ Mắm (Avicenniaceae) tạo thành các kiểu rừng ngập mặn

ven biển khá độc đáo của nước ta Các họ có số chi loài lớn như họ Thầu dầu

(Euphorbiaceae), họ Dâu tầm (Moraceae), họ Long Não (Lauraceae) họ Cà phê (Rubiaceae) cũng có số tỷ lệ cây gỗ lớn, cho gỗ từ mềm, nhẹ đến gỗ quí cứng, nặng,

không bị mối mọt, và dễ chế biến, gia công Chúng đặc trưng cho các kiểu rừng thứ sinh nhiệt đới vùng đồi núi thấp lên núi cao, đôi khi là cây tiên phong, ưa sáng mọc nhanh cho sản lượng gỗ lớn, rất quí cho sản xuất công nghiệp

Trang 5

Hiện nay với công nghệ chế biến hiện đại, các loài cây gỗ từ nhỏ đến lớn, từ gỗ mềm, nhẹ, màu nhạt đến gỗ cứng, nặng, màu sắc đậm đều được xử lý ngâm tẩm gia công tốt, nên giá trị sử dụng ngày càng được nâng cao và cho nhiều sản phẩm quí và đẹp Tuy nhiên, theo các tiêu chuẩn tự nhiên về màu sắc, hương vị, tỷ trọng, sức chịu đựng mà các loại gỗ vẫn được phân ra làm 8 nhóm:

- Nhóm I: Nhóm gỗ quí nổi tiếng trên thị trường (trong nước và quốc tế), có vân đẹp,

màu sắc óng ánh, bền và có hương thơm như Lát hoa, Cẩm lai, Gõ

- Nhóm II: Nhóm gỗ nặng, cứng bao gồm các loài có tỷ trọng lớn, sức chịu lực cao,

như Đinh, Lim, Nghiến, Táu, Sến

- Nhóm III: Nhóm gỗ nhẹ và mềm hơn, nhưng sức bền cao, độ dẽo dai lớn, sức chịu

lực cao như Sao đen, Chò chỉ, Huỷnh

- Nhóm IV: Nhóm gỗ có màu tự nhiên, thớ mịn, tương đối bền, dễ gia công chế biến,

như Gội, Mỡ, Re

- Nhóm V: Nhóm gỗ trung bình, có tỷ trọng trung bình, dùng rộng rãi trong xây dựng,

đóng đồ đạc như Sồi Dẻ, Trám, Thông

- Nhóm VI: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt, dễ chế biến như Rồng

Trước hết, một số loài cây thân gỗ có khả năng làm thuốc, như nhiều loài trong

họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Viễn chí (Polygalaceae), họ Mùng quân (Flacourtiaceae) họ Ngũ gia bì (Araliaceae), ho Cà phê (Rubiaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Hoàng mộc (Berberidaceae) Các bài thuốc dân gian sử dụng

vỏ rè, vỏ thân, cành lá, hoa quả cây gỗ làm thuốc đã có một lịch sử sử dụng lâu đời, do

đó sự thống kê cho hết các cây gỗ làm thuốc còn nhiều khó khăn Song song với làm thuốc, các cây thân gỗ có thể cho các sản phẩm làm chất dinh dưỡng cho con người như cho bột, cho đường, cho quả, cho nước giải khát Các quả, hạt của các loài trong

họ Sồi giẽ (Fagaceae), họ Cam (Arecaceae) (kể cả thân cây) có khả năng cho lượng

tinh bột lớn, thay thế cho cả các loại làm lương thực thân cỏ (lúa, ngô, kê, sắn, các loại khoai ), đôi khi còn cho hương vị hấp dẫn hơn Các loài cây cho bột này có thể chuyển hóa thành đường và từ đó lên men cho rượu

Cây cho quả ăn để bồi bổ sức khỏe, hoặc cho nước giải khát cũng có rất nhiều

loài thân gỗ, đáng kể nhất là các loài trong chi cam (Citrus) của họ Cam (Rutaceae) họ

Hồng Xiêm (Sapotaceae), họ Bò hòn (Sapindaceae), họ Đào lộn hột (Anacardiaceae), họ Bứa (Clusiaceae), họ Chua me đất (Oxalidaceae), họ Sim (Myrtaceae), Họ Dâu tằm (Moraceae), họ Na (Annonaceae), đặc biệt các loài cây

thân gỗ cho lá, hoa, quả làm nước uống có chất kích thích như lá cây Chè (Họ Chè:

Trang 6

Theaceae), lá cây Nhựa ruồi (Ilex), hạt cây Cà phê (họ Cà phê: Rubiaceae), hạt cây ca

cao, cây côla (họ Trôm: Sterculiaceae), vỏ thân các loài trong chi Quế, Xá xị (họ Long não: Lauraceae) Ngoài các loài cây làm thuốc, làm thực phẩm, các sản phẩm của

cây gỗ còn cung cấp cho con người nhiều cách sử dụng khác nhau

Các ống dẫn nhựa luyện và các mô dự trữ trong cây cho ra rất nhiều sản phẩm độc đáo, đặc biệt các loại dầu thơm Đây là các chất hiện được con người khai thác từ lâu đời, bắt nguồn từ các dân tộc phương Đông Từ nghìn năm trước, ông cha ta đã biết cách sử dụng các hương liệu này để phục vụ cuộc sống Các dầu thơm trong các họ của Ngành thực vật hạt trần, và thực vật hạt kín như Thông, Trắc Bách, Hoa Hồng, Cam, Chanh, Keo, Long não, Đàn hương, Nhục đậu khấu đều có giá trị lớn, không một loại hóa chất nào thay thế được Ngoài dầu thơm, các loài cây thân gỗ còn cho nhiều loại dịch nước khác, như:

- Nhựa mủ: dung dịch ở dạng nước trong hay đục như sữa có trong các cây gỗ

thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) đặc biệt các loài của chi Cao su (Hevea), họ

Chày (Sapotaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Trúc đào (Apocynaceae)

- Nhựa dầu, gôm: các cây gỗ trong rừng nước ta cung cấp rất nhiều dạng nhựa

dầu, gôm, keo, quí như gồm các loại keo (Acacia) trong họ Đậu (Fabaceae), các loài Trôm (Sterculia) trong họ Trôm (Sterculiaceae) và rải rác các loài khác trong các họ

Chùm ngây (Moringaceae), họ Thanh thất (Simaroubaceae), họ Đào lộn hột (Anacardiaceae), họ Hồng Xiêm (Sapotaceae), họ Bàng (Combretaceae)

Các loài cây thân gỗ còn cung cấp các loại nhựa dầu trích ra từ thân, rễ cây để

phục vụ cho sản xuất công nghiệp Các loài trong chi Thông (Pinus), trong họ Thông (Pinaceae) đều cho nhựa dầu quí Ngoài ra còn có cái chi sao (Hopea), Dầu (Dipterocarpus), Táu (Vatica) trong họ Dầu (Dipterocarpaceae), các chi Rhus, Melanonhea trong họ Đào lộn hột (Anacardiaceae)

- Dầu béo, sáp, mỡ là các sản phẩm do cây gỗ cung cấp vừa làm thực phẩm, vừa phục vụ cho sản xuất công nghiệp Các dầu béo này cho cây tổng hợp được trong các

mô dự trữ, các dầu, mỡ này có trong các quả, hạt của nhiều loài cây, như quả Dừa

trong họ Cau dừa (Arecaceae), các hạt trong họ Đậu (Fabaceae), họ Đào lộn hột (Anacardicaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)

Cuối cùng các phần khô của cây gỗ (vách tế bào đã chết) cũng cung cấp cho loài người các sản phẩm độc đáo Đó là các dạng sợi khác nhau khai thác từ vỏ, gỗ hay các phần phụ của quả, hạt Các sợi này có thể bện làm dây hoặc kéo guồng thành sợi

để dệt Vỏ gỗ nhiều loại trong họ Thầu dầu (Euphorbicaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Trôm (Sterculiaceae), họ Đay (Tiliaceae) và các loại quả, hạt trong

họ Gạo (Bombacaceae) họ Bông (Malvaceae) đều cho các dạng sợi tốt cho công

nghiệp dệt

Vỏ gỗ, vỏ rẽ và lá cây thân gỗ còn cho các chất Tanin để thuộc da, làm thuốc và

nhuộm màu các sản phẩm Các loài cây trong rừng ngập mặn (Mangrove) như Vẹt, Sú,

Bần, đước đều chứa tỷ lệ Tanin cao Ngoài ra còn có các loài trong họ Bàng

(Combretaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Đậu (Fabaceae) họ Đào lộn hột (Anacardiaceae), cũng cung cấp nhiều Tanin để làm thuốc (làm se khô vết thương),

và sử dụng trong công nghiệp

Các chất màu trong cây (nhựa, quả, hạt) dùng để nhuộm thực phẩm hay các sản

Trang 7

(Anacardium) hạt Điều nhuộm (Bixa), màu vàng trong quả cây Dành dành (Gardenia) nhựa các loài trong chi Vàng nhựa (Garcinia), màu xanh lam trong chi Chàm (Strobilanthes), chi Đậu chàm (Indigofera)

Tài nguyên các loài cây thân gỗ ở Việt Nam còn phục vụ rất nhiều mặt trong đời sống con người, trong khi giới thiệu cụ thể các loài cây, chúng tôi sẽ cố gắng điểm qua các công dụng chính để làm cơ sở cho các nghiên cứu sâu về sau

Ngày nay, mặc dù với sự phát triển vượt bật của các ngành công nghiệp chế biến khác, phục vụ đời sống con người, nhưng nhu cầu về sử dụng các sản phẩm của cây gỗ vẫn ngày càng gia tăng Do đó việc tìm hiểu đa dạng về nhóm cây này vẫn phải được đề ra, một mặt phục vụ cho đời sống ngày càng cao của nhân dân, mặt khác phải bảo vệ, tôn tạo được nguồn tài nguyên cây gỗ đảm bảo cân bằng sinh thái, cải tạo nuôi trồng, giữ cho rừng luôn bền vững, cho năng suất cao

II PHÂN LOẠI TẠM THỜI CÁC LOẠI GỖ

BỘ LÂM NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số: 2198/CNR Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

- o0o -

Hà Nội , Ngày 26 tháng 11 năm 1977

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ LÂM NGHIỆP SỐ 2198/CNR NGÀY 26 THÁNG 11 NĂM 1977 BAN HÀNH BẢNG PHÂN LOẠI TẠM THỜI CÁC LOẠI GỖ SỬ DỤNG

THỐNG NHẤT TRONG CẢ NƯỚC

BỘ TRƯỞNG BỘ LÂM NGHIỆP

- Căn cứ bản quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các Bộ trong lĩnh vực quản lý kinh tế ban hành kèm theo Nghị định số 172-CP ngày 1-1-1973 của Hội đồng Chính phủ;

- Căn cứ Nghị định số 76-CP ngày 25-3-1977 của Hội đồng Chính phủ về vấn đề hướng dẫn thi hành và xây dựng pháp luật thống nhất trong cả nước;

- Căn cứ Nghị định số 10-CP ngày 26-4-1960 của Hội đồng Chính phủ quy định chế

độ tiết kiệm gỗ;

- Để tạm thời thống nhất việc phân loại gỗ sử dụng trong cả nước;

QUYẾT ĐỊNH Điều 1 Nay xếp các loại gỗ sử dụng ở các tỉnh phía Nam và bảng phân loại 8 nhóm gỗ

ban hành kèm theo Quyết định số 42-QĐ ngày 9/8/1960 của Tổng cục Lâm nghiệp và tổng hợp lại thành "Bảng phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng thống nhất trong cả nước" ban hành kèm theo Quyết định này

Điều 2 Kể từ ngày 01/01/1978 việc phân loại gỗ sử dụng sẽ áp dụng thống nhất trong

cả nước theo bảng phân loại ban hành kèm theo Quyết định này

Điều 3 Các ông Thủ trưởng, các Cục, Vụ, Viện có liên quan, các ông Giám đốc các

Công ty Cung ứng và Chế biến lâm sản, các ông Trưởng Ty Lâm nghiệp và Giám đốc các Lâm trường có trách nhiệm thi hành Quyết định này

Trang 8

(Gỗ nhóm I ở Việt Nam là những loại gỗ quý Tiêu chuẩn chính của các loại gỗ trong nhóm

này là gỗ có màu sắc, vân thớ đẹp, hương vị thơm và rất khan hiếm Có giá trị kinh tế cao nhất Các loại gỗ trong nhóm này thường dùng làm đồ mỹ nghệ, gỗ lạng, hàng mộc chạm khảm, ván sàn đặc biệt, Nhóm này ở Việt nam có 41 loài)

Số

1 Bằng Lăng cườm Lagerstroemia angustifolia Pierre

3 Cẩm lai Bà Rịa Dalbergia bariensis Pierre

4 Cẩm lai Đồng Nai Dalbergia dongnaiensis Pierre

7 Giáng hương Pterocarpus pedatus Pierre

8 Giáng hương căm-bốt Pterocarpus cambodianus Pierre

9 Giáng hương mắt

10 Giáng hương quả lớn Pterocarpus macrocarpus Kurz

Trang 9

19 Huỳnh đường Disoxylon loureiri Pierre

24 Lát xanh Chukrasia var quadrivalvis Pell

25 Lát lông Chukrasia var.velutina King

thomas

31 Sa mu dầu Cunninghamia konishii Hayata

32 Sơn huyết Melanorrhoea laccifera Pierre

34 Thông ré Ducampopinus krempfii H.Lec

35 Thông tre Podocarpus neriifolius D.Don

36 Trai (Nam Bộ) Fugraea fragrans Roxb

37 Trắc Nam Bộ Dalbergia cochinchinensis Pierre

39 Trắc căm bốt Dalbergia cambodiana Pierre

Trang 10

2 Da đá Xylia kerrii Craib et Hutchin

7 Dinh mật Spuchodeopsis collignonii P.Dop

8 Dinh thối Hexaneurocarpon brilletii P.Dop

9 Dinh vàng Haplophragma serratum P.Dop

10 Dinh vàng Hòa Bình Haplophragma hoabiensis

11 Dinh xanh Radermachera brilletii P.Dop

12 Lim xanh Erythrophloeum fordii Oliv

13 Nghiến Parapentace tonkinensis Gagnep Kiêng

Benth

Nạp ốc

18 Sến cát Fosree cochinchinensis Pierre

25 Xoay Dialium cochinchinensis Pierre Nai sai mét

Trang 11

26 Vắp Mesua ferrea Linn Dõi

1 Bằng lăng nước Lagerstroemia flos-reginae Retz

2 Bằng lăng tía Lagerstroemia loudoni Taijm

11 Chiêu liêu xanh Terminalia chebula Retz

18 Săng lẻ Lagerstroemia tomentosa Presl

20 Sao hải nam Hopea hainanensis Merr et Chun Sao lá to

(Kiền kiền Nghệ Tĩnh)

Trang 12

24 Vên vên vàng Shorea hypochra Hance Dên Dên

4 Chặc khế Disoxylon translucidum Pierre

8 Dầu song nàng Dipterocarpus dyeri Pierre

9 Dầu trà beng Dipterocarpus obtusifolius

Teysm

11 Gội trung bộ Aglaia annamensis Pellegrin

16 Kim giao Podocarpus Wallichianus Presl

17 Kháo tía Machilus odoratissima Nees Re vàng

Trang 13

22 Re hương Cinamomum parthenoxylon

29 So đo công Brownlowia denysiana Pierre Lo bò

31 Thông nàng Podocarpus imbricatus Bl Bạch tùng

5 Chò xanh Terminalia myriocarpa Henrila

7 Chôm chôm Nephelium bassacense Pierre

Pierre

9 Cồng tía Callophyllum saigonensis Pierre

Trang 14

15 Dầu chai Dipterocarpus intricatus Dyer

16 Dầu đỏ Dipterocarpus duperreanus Pierre

17 Dầu nước Dipterocarpus jourdanii Pierre

18 Dầu sơn Dipterocarpus tuberculata Roxb

20 Giẻ gai hạt nhỏ Castanopsis chinensis Hance

25 Giẻ đỏ Lithocarpus ducampii Hickel et

26 Giẻ mỡ gà Castanopsis echidnocarpa A.DC

27 Giẻ xanh Lithocarpus pseudosundaica

(Kickel et A.Camus) Camus

29 Giẻ đề xi Castanopsis brevispinula Hickel

et camus

31 Hoàng linh Peltophorum dasyrachis Kyrz

Trang 15

33 Ké Nephelium sp Khé

34 Kè đuôi dông Makhamia cauda-felina Craib

36 Lim vang Peltophorum tonkinensis Pierre Lim xẹt

cánh dán

44 Phi lao Casuarina equisetifolia Forst Dương liễu

53 Thành ngạnh Cratoxylon formosum B.et H

Trang 16

57 Thiều rừng Néphelium lappaceum Linh Vải thiều

58 Thông đuôi ngựa Pinusmassonisca Lambert Thông tầu

59 Thông nhựa Pinusmerkusii J et Viers Thông ta

60 Tô hạp điện biên Altmgia takhtadinanii V.T.Thái

2 Bạch đàn chanh Eucalyptus citriodora Bailey

4 Bạch đàn liễu Eucalyptus tereticornis Sm

5 Bạch đàn trắng Eucalyptus camaldulensis Deh

6 Bứa lá thuôn Garcinia oblorgifolia Champ

9 Bồ kết giả Albizzia lebbeckoides Benth

12 Chẹo tía Engelhardtia chrysolepis Hance

Trang 17

16 Chò nhai Anogeissus acuminata Wall râm

27 Mang kiêng Pterospermum truncatolobatum

29 Mã tiền Strychosos nux - Vomica Linn

33 Mắc niễng Eberhardtia tonkinensis H Lec

39 Nọng heo Holoptelea integrifolia Pl Chàm ổi Hôi

Trang 18

40 Phay Duabanga sonneratioides Ham

43 Quế xây lan Cinamomum Zeylacicum Nees

45 Ràng ràng mít Ormosia balansae Drake

53 Sồi phăng Quercus resinifera A.Chev Giẻ phảng

59 Thôi chanh Evodia meliaefolia Benth

64 Vối thuốc Schima superba Gard et Champ

Trang 19

65 Vù hương Cinamomum balansae H.Lec Gù hương

68 Xoan đào Pygeum arboreum Endl et Kurz

6 Côm lá bạc Elaeocarpus nitentifolius Merr

13 Hoàng mang lá to Pterospermum lancaefolium

Trang 20

Gagnep

23 Phay vi Sarcocephalus orientalis Merr

31 Sổ con quay Dillenia turbinata Gagnep

32 Sồi bộp Lithocarpus fissus Ocsted

Var tonlinensis H et C

33 Sồi trắng Pasania hemiphaerica Hicket et

39 Tai nghé Hymenodictyon excelsum Wall Tai trâu

Trang 21

41 Thàn mát Millettia ichthyochtona Drake

44 Vang trứng Endospermum sinensis Benth

Muell-Arg

14 Dâu da bắc Allospondias tonkinensis

15 Dâu da xoan Allospondias lakonensis Stapf

Trang 22

19 Đề Ficus religiosa Linn

20 Đỏ ngọn Cratoxylon prunifolium Kurz

26 Hu lông Mallotus barbatus Muell Arg

acumianata Gagnep

33 Mán đĩa trâu Pithecolobium lucidum benth

39 Ngọc lan tây Cananga odorata Hook et Thor

Trang 23

44 Thanh thất Ailanthus malabarica D.C

Danh sách các loại gỗ cấm khai thác ở Việt Nam (nhóm IA)

(Theo Nghị định số 18/HĐBT của Chính phủ ngày 17/1/1992 về qui định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ)

Danh sách các loại gỗ Nhóm IIA

Trang 24

STT Tên gỗ Tên khoa học Tên địa phương

- Cẩm lai Đồng Nai Dalbergia dongnaiensis

Giáng hương Cam bốt Pterocarpus cambodianus Pierre

Trắc Cam bốt Dalbergia combodiana Pierre

Trang 25

9 Đinh Markhamia pierrei

Các loại gỗ đang được sử dụng phổ biến để sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam

Trang 26

15 Gõ mật N1 Sindora Cochinchinen Sis

Trang 27

41 Dầu lông N4 Dapterocarpus Sp

Trang 28

67 Bạch đàn đỏ N6 Eucalptus Robusta

Trang 29

93 Gạo N8 Bombax Malabarycum

Trang 30

PHẦN II

ĐẶC ĐIỂM CÁC LOẠI GỖ

1 GỖ CẨM LAI

Tên thường gọi: Cẩm lai

Tên khoa học: Dalbergia bariaensis Pierre./ Dalbergia oliverii Gamble

1.1 Đặc điểm của cây

Cây gỗ nhỏ, cao 20 – 25m, đường kính 40 – 60cm, vỏ màu xám tro, rải rác các điểm đốm trắng hoặc vàng nhạt Vết vỏ đã dày, có mùi sắn dây Tán xoè rộng, phân cành thấp, cành non màu xám xanh, vỏ nhiều sợi dai, nhẵn, không nứt

Lá kép lông chim 1 lần mọc cách, cuống dài 11 – 13cm, mang 11 – 23 lá chét, lá chét hình trái xoan thuôn dài, mặt trên lá màu lục, mặt dưới hơi bạc, phiến lá nhẵn Cuống

lá chét có 5 răng nhỏ Hoa lưỡng tính, không đều Đài hộp ống, mép có 5 răng không đều xếp thành 2 môi Tràng 5 cánh màu trắng phớt tím Nhị to thường thành 2 bó 9 +

1 Quả đậu dẹt, dài 12 – 14cm, rộng 2,5cm mỏng, khi chín không tự nứt Hạt 1 – 2 hình thận, màu nâu đen

1.2 Đặc tính sinh học và sinh thái học

+ Cây mọc chậm, cây 30 tuổi ở Đồng Nai cao trung bình 9,75m, đường kính 15cm mùa hoa tháng 12 - 1 Quả chín tháng 2 - 4

+ Cây ưa sáng, lúc nhỏ chịu bóng Thường mọc ở nơi ẩm ven sông suối nơi đất tương đối bằng mọc rải rác hoặc thành đám nhỏ trong rừng rậm thường xanh nhiệt đới Có thể gặp cả ở rừng cây họ dầu hoặc rừng nửa rụng lá Cây tái sinh hạt kém

1.3 Phân bố địa lý

Cây đặc hữu ở Đông dương Ở Việt Nam cây mọc tự nhiên trong các tỉnh phía nam như: Gia Lai, Kon Tum, ĐăkLăk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Tây Ninh…

1.4 Giá trị sử dụng

+ Dác màu vàng nhạt, lõi đỏ sẫm có vân màu tím đen Gỗ cứng nặng, thớ mịn, dễ làm

dễ đánh bóng nhưng hay biến dạng Thường dùng gỗ cẩm lai đóng đồ dùng cao cấp,

đồ mỹ nghệ, gỗ có giá trị xuất khẩu cao

1.5.Khả năng kinh doanh

+ Cẩm lai được xếp vào nhóm gỗ ngoại hạng đã và đang được sử dụng nhiều Cần được nghiên cứu bảo vệ thoát khỏi nguy cơ bị tiêu diệt

Trang 31

+ Là loài cây cho gỗ quý đang trở nên hiếm dần

2 CẨM LAI BÀ RỊA

Tên thường gọi: Cẩm lai Bà Rịa

Tên khoa học: Dalbergia bariaensis Pierre, 1898

Họ: Đâu Fabaceae

Bộ: Đâu Fabales

Nhóm: I (Cây gỗ lớn)

2.1 Đặc điểm của cây

Cây gỗ to, có tán hình ô, thường xanh, cao đến 20 - 25 m, chiều cao dưới cành 5 - 10m, Đường kính thân 0,5 - 0,6m Vỏ màu xám, điểm đốm trắng hay vàng, không nứt nẻ; thịt vỏ có mùi sắn dây, lá kép lông chim một lần, dài 15 - 18 cm; có 11 - 13 lá chét, hình mác thuôn, tù ở 2 đầu, nhẵn, dài 3 -5cm; rộng l,5 - 2,5cm Cụm hoa chùy ở nách

lá và đầu cành, không lông Hoa nhỏ, màu lam nhạt, quả đậu dẹt, dài 12cm hay hơn, rộng 2,5cm, hơi thắt eo ở chỗ có hạt Hạt 1, ít khi 2, hình thận, dẹt, dài 9mm, rộng 6mm, màu đen nhạt

2.2 Đặc tính sinh học và sinh thái học

Mùa hoa tháng 12 - 1, mùa quả chín tháng 2 - 4 Cây sinh trưởng rất chậm đến trung bình Tái sinh rải rác do hạt, khó nảy mầm

Nơi sống và sinh thái: Mọc rải rác hoặc thành từng đám 5 - 10 cây trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh hay rừng nửa rụng lá mưa mùa với các loài cây như Bằng

lăng (Lagerstroenia sp.) chiếm ưu thế ở độ cao dưới 800 - 900 m Thường mọc chỗ

ẩm, ven sông, suối đất bằng hoặc có độ dốc nhỏ, cùng với Sao đen (Hopea odorata), Vên vên (Anisoptera cochinchinensis), Chiêu liêu (Terminalia sp.), Dầu đồng (Dipterccapus tuberculatus), Chò sót (Schima superba) Cây ưa đất feralit nâu đỏ

hay nâu vàng phát triển trên đá bazan và feralit xám trên cát kết hay phù sa cổ có tầng dày, thoát nước

2.3 Phân bố địa lý

Loài đặc hữu của Đông Dương Việt Nam: Gặp ở nhiều tỉnh phía Nam như: Kon Tum (Sa Thầy), Gia Lai, Đắc Lắc (Ea Súp, Đắc Min, Gia Nghĩa, Lắc), Khánh Hòa (Ninh Hòa), Lâm Đồng (Bảo Lộc), Ninh Thuận (Ninh Sơn), Bà Rỵa - Vũng Tàu (Xuyên Mộc), Đồng Nai (Thống Nhất: Trảng Bom; Tân Phú; Vĩnh An: Vĩnh Cửu), Sông Bé (Phước Long, Đức Phong), Tây Ninh (Tân Biên)

Thế giới: Lào, Campuchia

2.4 Giá trị sử dụng

Gỗ rất quý, cứng, thớ mịn, khá dòn, dễ gia công, mặt cắt nhẵn, dễ đánh bóng, ăn vecni, được dùng để đóng đồ đạc cao cấp như giường, tủ, bàn ghế, làm đồ mỹ nghệ, trang trí và đồ tiện khảm

2.5 Tình trạng:

Sẽ nguy cấp Do gỗ quí, ngoại hạng, nên cẩm lai bà rịa đang bị săn lùng ráo riết

và môi trường sống cũng bị thu hẹp nhanh chóng Ngày nay, ngay ở các vùng trước

Trang 32

đây có nhiều như Đồng Nai, Đắc Lắc cũng khó tìm được cây có đường kính trên 30

cm Nhiều vùng như Sa Thầy, Gia Nghĩa, Lắc gần như vắng hẳn bóng loài cây quí này

Tên thường gọi: Trầm hương

Tên khoa học: Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte

Tên khoa học khác: Aquilaria Agallocha Roxb

Họ Trầm (Thymelaceae)

Bộ Sim (Myrtales)

Nhóm: I

Trầm hương là loài cây gỗ nhỡ, cao 15 – 20 m, đường kính ngang ngực 40 - 50

cm Tán thưa thân thẳng, lá đơn mọc cách, lá có dạng hình trứng dài 8 - 12 cm, rộng 3

- 6 cm, mặt trên của lá xanh bóng, mặt dưới nhạt Cây lớn khoảng 8 - 10 tuổi mới ra hoa, hoa nở vào tháng 4 – 5 dương lịch, quả chín vào tháng 7 – 8 dương lịch Quả nang hình trứng dài 3 - 4 cm, vỏ quả có phủ lông mềm ngắn màu vàng xám (Lecomte,

bố tập trung nhất và nhiều nhất là ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Gia Lai, Kontum, Phú Yên và Kiên Giang

3.1 Hiện trạng

Trên cơ sở số liệu thực tế có liên quan và điều tra khảo sát, có thể thấy rất rõ là cây trầm hương đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt và đáng được xếp vào loại “Nguy Cấp – EN” trong Sách Đỏ Việt Nam (Bộ KH - CN - MT, 1996)

Do gỗ trầm hương dễ bị thối mục, mối mọt nên giá trị sử dụng về gỗ không cao Nhưng ngược lại, là loài cây ít bị bệnh trong tự nhiên; hơn nữa, giá trị quan trọng nhất của trầm hương là khai thác trầm kỳ, một mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao, đạt 800 - 1500USD/kg cho trầm kỳ loại I (Nguyễn Hồng Lam, 1990) Theo Lương Văn Tiến (1992), trong giai đoạn 1988 - 1990, ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã khai thác trầm kỳ với sản lượng: 1986 (78,5tấn) – 1987 (81,7tấn) – 1988 (45,4tấn) - 1989 (36,9tấn) -

1990 (20,0tấn)

Trang 33

Số liệu trên chỉ ra rằng có sự suy giảm nghiêm trọng của lượng trầm kỳ được khai thác trong những năm qua Sản lượng năm 1990 chỉ còn bằng 1/4 của năm 1986

và 1987 và bằng 1/2 của năm 1988 và 1989

3.2 Phương án bảo tồn và phát triển nguồn gen

Do tình hình khai thác trầm hương quá mạnh và không thể nào kiểm soát nổi, nên các cấp có thẩm quyền cần phải có quy chế nghiêm ngặt về khai thác trầm (cấm khai thác trầm ở những cây có đường kính <30 cm)

Xây dựng một hệ thống giống có hiệu quả để phục vụ tái sinh tự nhiên, phục hồi lại các vùng trồng trầm hương truyền thống Tuy nhiên, hạt trầm hương rất nhanh chóng mất sức nẩy mầm, khó phân biệt giữa các giống, có tỷ lệ nẩy mầm thấp và chưa

có khả năng nhân nhanh bằng giâm hom từ cây thực sinh

Do nguồn giống ngày càng cạn kiệt, cần mau chóng đầu tư cho việc khảo sát cây đầu dòng và xây dựng các quần thụ bảo tồn, các rừng giống tại các vùng quy hoạch điểm

Chủ động mở rộng diện tích trồng trầm hương trong vùng phân bố để chủ động

và tăng nhanh nguồn trầm kỳ tương lai

Nhân giống trầm hương bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật

Để thực hiện phương án bảo tồn, phát triển nguồn gene và khôi phục lại nguồn đặc sản quý hiếm, thì rào cản đầu tiên là công tác giống Với những hạn chế của phương pháp truyền thống như đã nêu trên, ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật (Evans et al 1986; Mamood 1993; Sharp et al 1977; Street 1974; Uyen 1993) để nhân nhanh cây trầm hương đầu dòng, phục vụ cho việc phục hồi và tái sinh đặc sản rừng và phát triển diện tích trồng trầm hương trong vùng phân bố phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu là rất cấp thiết

3.3 Kết luận

Cây trầm hương được nhân giống hiệu quả bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật Chồi đỉnh được chọn làm vật liệu nuôi cấy Môi trường cơ bản MS và WPM có bổ sung BA, NAA, IBA, IAA và CW thích hợp trong quá trình nuôi cấy chồi đỉnh, phát sinh chồi, nhân chồi, vươn thân và tạo rễ

3.4 Đặc chủng Dó Bầu

Trầm kỳ được dùng để chưng cất tinh dầu, được dùng làm chất định hướng quan trọng nên được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất mỹ phẩm cao cấp Ngoài ra nó còn được dùng làm bột hương Sự hình thành trầm kỳ có liên quan đến bệnh lý của cây, điều kiện lập địa và hoàn cảnh sống nói chung và tuổi cây Mặc dầu vậy, quá trình hình thành trầm vẫn còn chưa được làm sáng tỏ và ở một số địa phương đang nghiên cứu khả năng tạo trầm nhân tạo Song điều cần chú ý là:

- Không phải cây nào cũng có trầm kỳ

- Cây có trầm thì không phải chỗ nào cũng có trầm

- Trầm thường hình thành trên cây lớn tuổi

Khi cây đã cho trầm và đạt đến tuổi khai thác thì có sức sống kém và thông thường trầm kỳ hình thành ở những cây có đường kính từ 30 cm trở lên Song vì nhu cầu cao về trầm kỳ nên nhiều nơi người ta đã chặt cả những cây gỗ nhỏ, đường kính

Trang 34

dưới 20 cm Trầm kỳ thường tập trung ở phần rễ và những nơi có chấn thương trên cây, nên khai thác trầm kỳ tức là đã diệt hoàn toàn cây trầm hương Vì vậy, cây trầm hương hiện nay đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt ở hầu hết các vùng phân bố trong

cả nước

Dó bầu có khả năng tụ Trầm chất lượng cao nhất: Kỳ nam, Trầm loại 1, 2

Dó Bầu Hương là một chọn lựa sáng suốt nhất khi nhân rộng mô hình trồng cây

Dó vì những tính ưu việt của chúng:

Tụ trầm chất lượng cao hơn các giống Dó Bầu khác gấp hai, gấp ba lần, do đó đem lại một nguồn siêu lợi nhuận cho người đầu tư

- Dó Bầu Hương sẵn chứa một nguồn tinh dầu với hương thơm đặc biệt quyến

rũ các loại côn trùng, vi sinh, vi nấm Chúng thích cộng sinh và phát triển trong thân cây, thuận lợi cho việc tăng tiết một số chất cần thiết để kích thích sự tụ Trầm

- Dó Bầu Hương có thớ gỗ mềm hơn các loại Dó Bầu khác, giúp các côn trùng

dễ đục khoét, các vi sinh vật khác dễ tạo vết thương nơi thân cây, mộc tố dễ bị thoái biến khi tinh dầu Trầm tích tụ Ðó là yếu tố thuận lợi cho việc kết Trầm chất lượng cao

Phát triển nhanh khi di thực vào vườn hộ vì thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng Việt Nam, nhất là vùng cao nguyên và đất đỏ bazan

Có khả năng tái sinh cao: Trồng một lần, hưởng nhiều đời vì cây cho thu hoạch qua nhiều chu kỳ (7-8 lần, chồi tái sinh phát triển thành cây mới sau khai thác trầm và chừa lại gốc) Gốc để lại lâu năm còn cho được Trầm chất lượng cao đặc biệt

Bảo vệ tốt sức khỏe con người: nhờ tinh dầu có chứa chất định hương và nguồn

dược liệu quan trọng

Có thể tận dụng tất cả các thành phần của cây từ cành, lá, gốc, rễ, ngọn để chế biến nhang trầm, dược liệu và các nhu yếu phẩm khác như trà hương (bổ thần kinh, sức khỏe), kẹo ngậm sát trùng, dầu gội, xà bông sát khuẩn, sữa tắm, kem đánh răng, thuốc hút v.v

Như vậy nếu vùng nguyên liệu cây Dó rộng lớn, chỉ sau vài ba năm là có thể thu mua lá Dó (cho người dân nghèo có thu nhập sớm) để chế biến các nhu yếu phẩm trên

Trang 35

4 GIÁNG HƯƠNG

Tên thường gọi: Giáng Hương

Tên Khoa học : Pterocarpus Indicus – Willd/ Plerocarpus pedatus Pierre

Tên các nước lân cận: Mây Dou (Lào – Thái)

Bộ Sim – Myrthales

Họ Đậu - Fabaceae

Nhóm: I

4.1 Đặc điểm của cây

Thân : Cây gỗ cao 25-30 m,đường kính 90-100 cm, thân tròn ,vỏ thường nứt

dọc, dày, màu sẫm, tán xoè rộng Cành non có lông, sau nhẵn

Lá : Lá kép lông chim một lần lẻ, mọc cách Cuống chung có lông ngắn, mang

5-11 lá nhỏ, mọc cách, hình trái xoan thuôn, nhọn dần về phía đầu tạo thành mũi Gốc

tù hoặc gần tròn, mép nguyên Gân bên 12 đôi Cuống lá ngắn, có lông

Hoa : Hoa nhỏ, màu vàng có mùi thơm, hợp thành chùm ở các nách lá, dài

10-15 cm, không phân nhánh, có lông màu nâu Hoa có cuống nhỏ, phủ lông Cánh đài hình chuông có 5 răng nhọn phủ lông ở mặt ngoài cánh tràng có móng, cánh cờ hình trái xoan Nhị đực 10 hợp thành 1 bó bầu có lông 2-4 noãn

Quả : Quả hình tròn,dẹt , đường kính 8 cm, mũi cong về phía cuống, 1-2 ô ,

mỗi ô chứa 2 hạt Quả có cánh mỏng

4.2 Đặc điểm gỗ : Gỗ rất đẹp có mùi thơm, màu nâu hồng mịn, có vân đẹp do vòng

năm khá rõ, tia rất nhỏ, mật độ cao, mạch to mật độ cao Tỷ trọng 0,845, lực kéo ngang thớ 27,0 kg/cm, uốn dọc thớ 665 kg/cm, oằn 1,575 kg/cm Không mối mọt, dùng đóng

đồ mỹ nghệ , đồ gỗ cao cấp

Trang 36

4.3 Đặc điểm sinh thái : Cây ưa sáng, sống trong các rừng thưa rụng lá hoặc ven

các rừng rậm, chịu được điều kiện đất khô, xấu

4.4 Phân bố trên Thế giới : Đông dương, Thái lan,

4.5 Phân bố tại Việt nam : Tây nguyên, Đông nam bộ, Phú quốc

5 GIÁNG HƯƠNG TRÁI TO

Tên thường gọi: Giáng hương trái to

Tên khoa học: Pterocarpus macrocarpus Kurz/ Pterocarpus pedatus Pierre

Tên khoa học khác: Pterocarpus cambodianus Pierre (giáng hương cam-bốt),

Pterocarpus indicus Wild ( giáng hương mắt chim)

Họ: Đậu Fabaceae

Bộ: Đậu Fabales

Nhóm: I (Cây gỗ lớn)

5.1 Đặc điểm của cây

Cây gỗ to có tán hình ô, rụng lá vào mùa khô, cao 25 - 35m, đường kính thân 0,7 - 0,9m hay hơn nữa Gốc có bạnh vè, thân thẳng, vỏ màu xám (nâu sẫm), bong những vảy lớn không đều hay hơi nứt dọc, có nhựa mủ đặc màu đỏ tươi chảy ra khi bị chém Cành non mảnh, có lông, cành già nhẵn, lá kép lông chim lẻ một lần, dài 15 - 25cm; mang 9 - 11 lá chét hình bầu dục thuôn hay hình trứng - thuôn, dài 4 - 11cm, rộng 2 - 5cm, gốc tròn hoặc tù, đầu có mũi nhọn cứng, hơi có lông

Cụm hoa hình chùy ở nách lá, phủ lông màu nâu, dài 5 - 9cm Hoa màu vàng nghệ, có cuống dài và nhiều lông màu nâu, mùi rất thơm Quả hình tròn dẹt, đường kính 5 - 8cm, dẹt, có mũi cong về phía cuống, màu vàng nâu, giữa quả có 1 dến 2 hạt, xung quanh có cánh rộng và có lông mịn như nhung

5.2 Đặc tính sinh học

Mặc dù lượng quả sinh ra hàng năm lớn, nhưng loài tái sinh kém, có thể do lửa rừng- khả năng tái sinh bằng chồi rất mạnh Cây tăng trưởng về chiều cao mạnh nhất lúc 16 - 20 năm tuổi, sau đó giảm dần, tăng trưỏng về đường kính cũng mạnh từ độ tuổi 20

5.3 Đặc điểm nơi sống và sinh thái

Mọc ở độ cao dưới 700 - 800m, chủ yếu trong rừng rậm nhiệt đới nửa rụng lá, ít khi thường xanh mưa mùa hay ở ranh giới với rừng rụng lá cây họ Dầu

(Diperocapaceae) Thường mọc hỗn giao với một số loài cây lá rộng khác như gõ đỏ (Afzelia xylocalpa), Muồng đen (Cassia siamea) Bằng lăng (Lagerstromia sp), Bình linh (Vitex sp), Dầu trai (Dipterocarpus itricatus), Cà doong (Shoea roxburghii), Chiêu liêu (Terminalia sp.) Cây ưa đất thoát nước, có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến

trung bình, phong hóa từ các đá trầm tích và macma axit, có khi cả trên đất đỏ bazan

Là loài có lượng quả được sinh ra hàng năm rất nhiều, nhưng khả năng tái sinh hạt rất kém Tuy nhiên, về khả năng tái sinh chồi thì rất khoẻ mạnh Cây con được tạo

từ hạt mang trồng sẽ phát triển nhanh trong thời gian rừng non, đến giai đoạn trung

Trang 37

niên sẽ chậm dần Giáng hương phân bổ chủ yếu trong rừng rậm nhiệt đới nửa rụng lá, thường mọc hỗn giao với một số loài cây lá rộng khác Cây không chịu úng

Trong tỉnh An Giang, phân bố nhiều nhất tập trung ở khu vực huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, theo từng cụm Chi cục Kiểm lâm đã gây trồng được khoảng 25 ha từ năm

1993, tại khu vực xã An Phú, huyện Tịnh Biên, cây phát triển tốt

5.4 Phân bố:

Việt Nam: Kontum (Sa Thầy), Gia Lai (Chư Prông, Mang Yang, An Khê), Đắc Lắc (Đắc Min, Ea Súp ), Phú Yên (Sơn Hòa, Sông Bé Phước Long, Đức Phong), Đồng Nai (Tân Phú), Tây Ninh (Tân Biên )

Thế giới: Lào, Campuchia

5.5 Giá trị:

Gỗ đẹp, có mùi hơi thơm nên thuộc loại gỗ quí ngoại hạng Gỗ cứng, vân hoa rất đẹp, ít nứt nẻ không bị mối mọt, dùng trong xây dựng và đóng đồ dùng cao cấp như bàn, ghế, tủ, giường rất được ưa chuộng Nhựa có thể dùng làm thuốc nhuộm màu

đỏ

Gỗ màu nâu hồng, mịn, có vân đẹp do vòng năm khá rõ ràng, tia rất nhỏ, mật độ cao; mạch to , tỷ trọng 0,843 – 0,90 Thuộc nhóm gỗ quý hiếm, được nhiều người ưa chuộng, dùng để làm đồ gỗ cao cấp và mặt hàng mỹ nghệ, ít bị nứt nẻ và không bị mối mọt

(Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - trang 223)

Trang 38

6 GÕ ĐỎ

Tên thường gọi: Gõ Đỏ

Tên thường gọi khác: Beng, Cà te, Gõ cà te, Hồ bì

Tên khoa học: Afezelia Xylocarpa (Kurz) Craib, 1912

Tên khoa học khác: Pahudia cochinchinensis

6.1 Đặc điểm của cây

Cây gỗ to, rụng lá, cao tới 30 m, đường kính thân 0,8- 1 m Vỏ màu xám, sần sùi, trên mặt có nhiều lỗ màu nâu Cành non nhẵn Lá kép lông chim, chẵn với 3- 5 đôi

lá chét hình trái xoan, đầu nhọn, gốc tù, nhẵn, mặt dưới hình lục nhạt, dài 5- 6 cm, rộng 4- 5 cm Hoa tập hợp thành chuỳ, dài 10- 12 cm Đài hình ống, cao 10- 12 mm, ở đỉnh xẻ 5 thuỳ Cánh hoa 1, màu hồng, dài 5- 12 mm, mặt trong có lông Nhị 7, hơi hợp ở gốc Quả đậu to, gần không cuống, dài 15 cm, rộng 6- 9 cm, dày 2- 3 cm, hoá gỗ mạnh khi già, màu nâu thẫm Hạt 7- 8, nằm ngang, hình trứng, dài 25- 30 mm, dày 18-

24 mm, màu nâu thẫm hay đen, gốc có áo hạt cứng màu da cam

6.2 Đặc tính sinh học

Thời gian sinh sản: Cây rụng lá vào tháng 12, ra lá non vào tháng 1, có hoa vào tháng 3- 4, quả chín vào tháng 10- 11

Trang 39

6.3 Đặc điểm nơi sống và sinh thái

Sinh cảnh: Đất liền / Rừng (Đất liền)

Đặc điểm sinh thái: Cây mọc ở rừng rậm nhiệt đới thường xanh hay rừng nửa

rụng lá mưa mùa, tập trung ở độ cao 500-700 m (có khi đến 1000 m), mọc chung với bằng lăng (Lagerstroemia sp.), giáng hương (Pterocarpus macro- carpus), gáo vàng (Adina cordifolia), thung (Commersonia batramia), …Gõ đỏ mọc ở nơi đất bằng phẳng hoặc trên sườn núi có đất thoát nước, nơi đất sâu, sét pha cát, đất đỏ có đá nổi hoặc không Rất ít khi mọc ven suối ẩm ướt

6.4 Phân bố

Địa danh Việt Nam:

• Vùng Đông Nam bộ: Đức Phong (Bình Phước); Phước Long (Bình Phước); Tân Phú (Đồng Nai); Tây Ninh

• Vùng duyên hải Nam Trung bộ: Ninh Hòa (Khánh Hoà)

• Vùng Tây Nguyên: An Khê (Gia Lai); Chư Prông (Gia Lai); Kon Tum; Krông Bông (Đắk Lắk)

Địa danh quốc tế: Campuchia; Lào

Tên thường gọi: Gõ mật

Tên khoa học: Sindora siamensis Teysm Ex Miq 1867

Tên khoa học khác: Sindora cochinchinensis Baill 1871

Họ: Đậu Fabaceae

Bộ: Đậu Fabales

Nhóm: I (Cây gỗ lớn)

7.1 Đặc điểm của cây

Cây gỗ to, rụng lá, cao 30 - 35m, đường kính thân 0,8 - 1m, lá kép lông chim một lần, chẵn Lá chét 3 - 4 đôi, hình bầu dục, dài 4 - 9cm, rộng 3 - 4,5cm, chất da, có

Trang 40

lông ngắn rải rác ở mặt trên, dày hơn ở mặt dưới; cuống lá chét 4 - 5mm Cụm hoa chùy, dài 10 - 25cm Lá đài 4 Cánh hoa 1, mùa đỏ - vàng nhạt, dài 7mm Bầu có cuống ngắn, phủ lông dày; vòi cong, dài khoảng 15mm, nhẵn; núm hình đầu; quả đậu dẹt, thường hình bầu dục rộng, rộng 4,5 - 8 (-10)cm, phủ gai thưa tiết ra nhựa đầu Hạt

1 - 3, đường kính 1,5 - 2cm, dẹt; áo hạt màu hình cam, cứng, rộng bằng hạt

7.2 Đặc tính sinh học

Mùa hoa từ trung tuần tháng 3 đến trung tuần tháng 4, mùa quá chín tháng 7 - 8 Tái sinh bằng hạt

7.3 Đặc điểm nơi sống và sinh thái

Mọc rải rác trong rừng mưa nhiệt đới thường xanh và nửa rụng lá mưa mùa, ở

độ cao thường không quá 900m, sống chung với một số loài cây lá rộng khác

7.4 Phân bố

Việt Nam: Kontum (Kon Plông, Sa Thầy), Gia Lai (Chư Pah, An Khê, Ayun Pa), Đắc Lắc, Ninh Thuận, Bình Thuận, Sông bé, Đồng Nai Được trồng rất ít ở Hà Nội (Vườn bách thảo) và TP Hồ Chí Minh

Thế giới: Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia (bán đảo Malacca)

Biết không chính xác Bị săn lùng rất ráo riết lấy gỗ, làm cho số lượng cá thể giảm sút

nhanh chóng Mức độ đe doạ: Bậc V

7.7 Biện pháp bảo vệ

Thi hành biện pháp khai thác chọn, để lại cây giống và tổ chức trồng rộng rãi

(Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - trang 251.)

8 PƠ MU

Tên thường gọi: Pơ mu

Tên th ường gọi khác: Hòng he (Ba na), Mậy long lanh, Mậy vạt (Hoàng liên sơn) Tên khoa học: Fokienia hodginsii (Dunn) A Henry et Thomas, 1911

Tên khoa học khác: Cupressus hodginss Dunn, 1908

Ngày đăng: 03/01/2016, 20:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w