BN CONG NGHE THONG TIN TRUYEN THONG THỜI CƠ ĐỀ PHÁT TRIÊN NHANH Hạnh Nguyên Theo khảo sát của Hiệp hội CNTT Nhật Bản JISA vừa được công bố, Việt Nam là đối tác được ưa thích số 1
Trang 1BN CONG NGHE THONG TIN TRUYEN THONG
THỜI CƠ ĐỀ PHÁT TRIÊN NHANH
Hạnh Nguyên
Theo khảo sát của Hiệp hội CNTT Nhật Bản (JISA) vừa được
công bố, Việt Nam là đối tác được ưa thích số 1 của các doanh
nghiệp Nhật Bản với tốc độ tăng trưởng gia công tăng trung
bình mỗi năm trên 100% Bởi theo ước tính của JISA, tổng
doanh thu ngành công nghiệp phần mềm Nhật bản năm 2008 là
170 tỷ USD Trong đó, phần dành cho thuê gia công ngoài biên
giới Nhật Bản khoảng 3,9 tỷ USD do Trung Quốc và Ân Độ
chiếm gần hết
iệt Nam có tốc độ phát triển rất ấn
\ / tượng trong những năm gần đây đã
vươn lên vị trí thứ 3 trong các đối tác
với Nhật Bản, nhưng thị phần vẫn rất nhỏ bé (chỉ
với 0,5%) Nhiều công ty phần mềm Việt Nam
có 100% doanh thu từ Nhật Bản Doanh nghiệp
phần mềm lớn nhất Việt Nam là FPT có 56%
doanh thu từ thị trường này Các công ty phần
mềm lớn của Nhật như Hitachi, NEC, Fujitsus
đều đã mở công ty con tại Việt Nam và đang
phát triển quân số rất nhanh để đáp ứng nhu cầu
gia công đến từ công ty mẹ
Sau 5 năm, Việt nam từ con số 0 đã vươn lên là
đối tác lớn thứ 3 trong gia công phần mềm với
Nhật Bản, là đối tác được ưa chuộng nhất Cơ
hội cho hợp tác doanh nghiệp 2 nước còn rất lớn
Theo dự đoán của các chuyên gia, nều khai thác
tốt trong 5 năm tới có thể nâng thị phần lên 10
lần, chiếm 5%
Theo đánh giá của các chuyên gia, nhân lực
CNTT là vấn đề then chốt để phát triển công
nghiệp phần mềm nói riêng, CNTT nói chung
Thực trạng nhân lực CNTT trên thế giới hiện
nay là sự thiếu hụt ở tất cả các nước, đặc biệt là
các nước phát triên Đây là cơ hội cho các quốc
gia đang phát triển có dân số đông và nền giáo
dục tốt An Độ, Trung Quốc là 2 nước đang tận
dụng tốt ưu thế của mình và giành được những
thành công
Những năm gần đây, Việt Nam cũng đã nhìn
thấy cơ hội và Chính phủ đã tuyên bố mục tiêu
đào tao 1 triệu nhân lực CNTT đến năm 2020
Theo số liệu của Hiệp hội Doanh nghiệp phần
mềm Việt Nam (VINASA), Việt Nam cô
khoảng 15.000 k¥ su CNTT dang lam việc - con
số này quá ít so với những “đối thủ“ cạnh tranh
Bên cạnh đó, những lao động này cũng chưa
thực sự có “thương hiệu" chất lượng cao để đầm
nhiệm những công việc có hàm lượng chất xám
nhiều
Nhân lực Việt Nam vẫn chỉ đang đảm nhận những công việc từ mức trung trở xuống Cụ thể,
doanh nghiệp Việt nam vân đang thực hiện những dự ân mà người Nhật đã thiết kế sẵn, đưa
ra những yêu cầu cụ thể, gia công từng phần
một Có những dự án chúng ta làm từ đầu đến
cuối, nhưng vẫn dưới sự thiết kế hoặc quản trị dự
an của người Nhật, chưa có sản phẩm nào cho riêng mình Vì vậy cho đến nay vẫn chưa có sản
phẩm hoặc dự ân nào Việt Nam có thê làm được
từ A-Z
Trao đổi về mục tiêu | triệu nhân lực CNTT tới
năm 2020, người đại diện VINASA cũng khẳng
định con số trên là “hoàn toàn có thể" bởi những nhân tố phục vụ việc đào tạo đảm bảo cả về
lượng và chất đều đã hội tụ đủ Điều đó thể hiện
qua 4 yếu tố chính
- Nhà nước vân đặc biệt quan tâm Tháng
6/2009 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế
hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến
năm 2020 Mục tiêu của Kế hoạch là tạo bước
chuyển biến đột phá về chất lượng đào tạo nhân
lực CNTT, đảm bảo khoảng 30% sinh viên sau khi tốt nghiệp ĐH có đủ khả năng chuyên môn, ngoại ngữ đề có thê tham gia thị trường lao động quốc tế Chính phủ sẽ dành 900 tỷ đồng ngân sách đề triển khai Kế hoạch quan trọng này
- Xu hướng dịch chuyển nhân lực CNTT của
thế giới trong hoàn cảnh suy thoái kinh tế cũng
36 TẠP CHÍ TÍN HỌC NGÂN HÀNG $ SỐ 61106) - 9/2009
tạo các điều kiện và cơ hội cho Việt Nam Các hãng công nghệ nước ngoài vẫn đang tìm kiếm những nước đang phát triển có nguồn nhân lực
CNTT trẻ, rẻ đề dịch chuyển
- Nhu cầu CNTT trong nước cũng trở nên mạnh
mẻ Càng suy thoái, các doanh nghiệp lại càng tìm kiểm các công nghệ cao đề ứng dụng nhằm
giảm chi phi quan lý, nâng sức cạnh tranh
- Nền tảng công nghệ của Việt Nam hiện nay cũng đã rất tốt, đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông
và Intemet Nếu không có điều kiện về hạ tầng viễn thông Internet tốt như vậy, chắc chan dao tao CNTT sẽ không phát triên tốt, không có đào tao
về e-learning, không có môi trường để các kỹ sư
CNTT-VT ra trường và thực tập, trau đôi kiến thức và trau dồi thêm kỹ năng
Phát triển thị trường phần mềm thông qua 2 con
đường đề hỗ trợ sự phát triển Đó là tự mình thiết
kế, thi công, quản lý và phát triển các sân phầm trong nước phục vụ tại chỗ và xuất khâu Thứ 2 tăng cường hợp tác Quốc tế về nhân lực đề gia
công, đây không chỉ là nguồn thu, mà hơn thế là
học hỏi kỹ năng của các nước tiên tiến Cả 2 con
đường này đều đòi hỏi một lực lượng lao động cô
chất lượng cao
Một trong những yếu tổ căn bản của lao động
CNTT Việt Nam hiện nay vẫn là khã năng ngoại
ngữ cùng các “kỹ năng mềm'' khác như làm việc nhóm, thuyết trình, lãnh đạo, quản lý thời gian, giải quyết khủng hoảng Để đạt được điều này,
cung và cầu trên thị trường nhân lực CNTT nội
địa cần có một nỗ lực để bắt nhịp được với nhau
Để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, đơn vị
đào tạo không dựa trên nhu cầu của một hoặc
vài đơn vị cụ thể mà phải dựa trên số liệu phân
tích của cả ngành Những số liệu có thể thay đối, nhưng hoàn toàn có thể dự đoán và ôn định trong khoảng 5-7 năm
Theo Hiệp hội Phần mềm VN VINASA thì đây
là thời điểm thích hợp để kích thích phát triển công nghệ phần mềm Với quyết tâm của Đảng, Chính phủ cùng với các doanh nghiệp, cộng
thêm đội ngũ lao động trẻ của Việt Nam, việc đưa đội ngũ lao động lĩnh vực CNTT lên mức I
triệu trong vòng I0 năm tới là rất khả thi, hoàn toàn có thê đạt được M