1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Khái niệm ý nghĩa và đặc điểm quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn

4 363 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 69,37 KB

Nội dung

Khái niệm ý nghĩa và đặc điểm quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn Bởi: Học Viện Tài Chính Khái niệm Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của

Trang 1

Khái niệm ý nghĩa và đặc điểm quy hoạch sử dụng đất

đai nông thôn

Bởi:

Học Viện Tài Chính

Khái niệm

Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng, quản lý đất đai nói chung, đất đai nông thôn nói riêng một cách đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc tính toán, phân bổ quỹ đất cho các ngành, cho các mục đích sử dụng, cho các tổ chức và cá nhân

sử dụng đất đai nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội và tạo điều kiện bảo vệ đất đai, môi trường sinh thái

Như vậy, tổ chức sử dụng đất đai đầy đủ có nghĩa là các loại đất đều được đưa vào sử dụng theo các mục đích nhất định; sử dụng hợp lý đất đai tức là các thuộc tính tự nhiên,

vị trí, diện tích đất đai được sử dụng phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng; sử dụng đất đai khoa học là việc áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ trong quá trình

sử dụng đất; hiệu quả sử dụng đất đai được thể hiện ở hiệu quả kinh tế- xã hội và môi trường

Quy hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng kinh tế- xã hội cho nên phải đảm bảo tính kinh tế, tính kỹ thuật và tính pháp chế của Nhà nước Tính kinh tế thể hiện ở hiệu quả của việc sử dụng đất đai Tính kỹ thuật thể hiện ở các công tác chuyên môn kỹ thuật như điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu, Tính pháp lý nghĩa là việc sử dụng và quản lý đất đai phải tuân theo các quy định pháp luật của Nhà nước

Tóm lại, quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn là cơ sở quan trọng để hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa các loại đất đai ở nông thôn vào sử dụng bền vững

và mang lại lợi ích kinh tế, xã hội cao nhất Nó thể hiện hai chức năng quan trọng: điều chỉnh các mối quan hệ về đất đai và tổ chức sử dụng đất đai

Trang 2

Ý nghĩa

+ Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn đảm bảo sự thống nhất trong việc quản lý Nhà nước về các loại đất đai ở nông thôn, phát huy tính tự chủ và nâng cao hiệu quả sử dụng đất của những tổ chức, cá nhân được giao quyền sử dụng đất

+ Quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn tạo ra sự ổn định về mặt pháp lý cho việc quản

lý Nhà nước đối với đất đai, làm cơ sở cho việc giao quyền sử dụng đất, cho thuê đất, đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo

an ninh lương thực quốc gia và thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn tạo điều kiện xác lập cơ chế điều tiết một cách chủ động việc phân bổ quỹ đất đai cho các mục đích sử dụng như phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, phát triển công nghiệp, đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế

-xã hội

+ Quy hoạch sử dụng đất đai là công cụ hữu hiệu giúp cho Nhà nước nắm chắc quỹ đất đai và xây dựng chính sách sử dụng đất đai đồng bộ có hiệu quả cao, hạn chế sự chồng chéo trong quản lý đất đai, ngăn chặn các hiện tượng chuyển mục đích sử dụng tuỳ tiện, hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất đai, phá vỡ cân bằng sinh thái

Như vậy, quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn không những có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trước mắt mà cả trong lâu dài

Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn

Quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn có những đặc điểm sau:

• Quy hoạch sử dụng đất đai là một công cụ quản lý khoa học của Nhà nước Ở nước ta, quy hoạch sử dụng đất đai nhằm phục vụ cho nhu cầu của người sử dụng đất đai và quyền lợi của toàn xã hội, góp phần giải quyết tốt các mối quan

hệ trong quản lý và sử dụng đất đai, để sử dụng, bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội Trong nền kinh tế thị trường, các mâu thuẫn nội tại của từng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường nảy sinh trong quá trình sử dụng đất ngày càng bộc lộ rõ rệt Quy hoạch sử dụng đất đai phải quán triệt luật pháp, chính sách và các quy định của Đảng và Nhà nước liên quan đến đất đai

• Quy hoạch sử dụng đất đai mang đặc điểm tổng hợp Nó vận dụng kiến thức tổng hợp của nhiều môn khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kinh tế, khoa học xã hội Mục đích của quy hoạch sử dụng đất đai là nhằm khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ toàn bộ tài nguyên đất, bao gồm sáu loại đất chính

• Quy hoạch sử dụng đất đai có tính chất dài hạn và tính chiến lược Thời hạn của quy hoạch sử dụng đất đai thường từ 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn Trên cơ sở dự báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố kinh tế- xã hội quan

Trang 3

trọng như tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu và khả năng phát triển của các ngành kinh tế, tình hình phát triển

đô thị, dân số và cơ cấu lao động, , xác định quy hoạch trung hạn và dài hạn

về sử dụng đất đai Việc xây dựng quy hoạch phải phản ánh được những vấn đề

có tính chiến lược như: phương hướng, mục tiêu, chiến lược của việc sử dụng đất đai; cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất đai của từng ngành; điều chỉnh

cơ cấu sử dụng đất đai và việc phân bố đất đai; phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử dụng đất đai; các biện pháp, chính sách lớn Quy hoạch sử dụng đất đai là cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm

• Quy hoạch sử dụng đất đai mang đặc điểm khả biến Do quy hoạch sử dụng đất đai trong khoảng một thời gian tương đối dài, dưới sự tác động của nhiều nhân

tố kinh tế- xã hội, kỹ thuật và công nghệ nên một số dự kiến ban đầu của quy hoạch không còn phù hợp Do vậy việc bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện quy hoạch là việc làm hết sức cần thiết

Sự cần thiết phải quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn

Trong điều kiện đất đai có hạn mà sự gia tăng dân số ngày cang nhiều, nhu cầu về vật chất, văn hoá tinh thần, sinh hoạt ngày càng cao, do đó để quản lý sử dụng triệt để và có hiệu quả nguồn tài nguyên này, đất đai cần phải được quy hoạch và kế hoạch hoá việc

sử dụng theo pháp luật Đây là một trong 7 nội dung quan trọng đã nêu ở Điều 13-Luật Đất đai 14/07/1993 trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đảm bảo cho mỗi tấc đất được sử dụng hợp lý và có hiệu quả kinh tế cao nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân

Chính vì vậy, trong các Điều 16, 17 và 18 của Luật Đất đai, trong Nghị định 30 HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 23/03/1989, trong Chỉ thị 17 HĐBT ngày 09/03/1990 của Hội đồng Bộ trưởng, trong Thông tư 106 QHKHRĐ ngày 15/04/

1991 của Tổng cục quản lý ruộng đất (nay là Tổng cục Địa Chính) đã khẳng định sự cần thiết phải tiến hành quy hoạch đất đai nói chung và quy hoạch đất đai nông thôn nói riêng từ cấp TW đến địa phương, đặc biệt là cấp xã, phường

Căn cứ xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn

• Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

• Luật Đất đai 1993 và bổ xung

• Định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng quy hoạch

• Các văn bản pháp luật quy định về xây dựng quy hoạch có liên quan

• Hiện trạng quản lý, bố trí sử dụng đất của vùng

• Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của vùng

• Quỹ đất đai của vùng và khả năng mở rộng quỹ đất

• Khả năng đầu tư và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến

Trang 4

• Lực lượng lao động của vùng.

• Nhu cầu về các loại sản phẩm đầu ra

• Dân số, phát triển đô thị và các điều kiện về kết cấu hạ tầng

Ngày đăng: 30/12/2015, 07:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w