MƠ HÌNH TĂNG TRƯỞNG: KINH NGHIỆM QUOC TE VA BAI HOC CHO VIET NAM
Tran Chi Trung’ Tom tat
Cuộc khủng hoảng tài chính tồn câu 2008-2009 đã để lại những
hệ lụy tiêu cực đối với sự phát triển của ki! tế thế giới (KTTG), buộc
các quốc gia trên thé giới phải thay đổi tư duy về mơ hình tăng trưởng
Đổi mới mô hình tăng trưởng (MHTT) theo hướng phù hợp hơn với xu thế của thế giới được nhiéu qué? gia xúc định là nhiệm vụ trọng tâm nhằm ứng phó với những thách thức mới ở cấp độ toàn cau, hướng tới sự phái triển bền vững hơn trong tương lai Sau gân ba thập kỷ Đồi mới,
Việt Nam đã đạt nhiễu thành tựu phát triển to lớn được thế giới ghi nhận Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, nên kinh tễ cũng bộc lộ một số khiếm khuyết, cho thấy cân chuyển đổi về MHTT Đảng và Nhà nước đã xác định tái cấu trúc nên kinh tế, đổi mới MHTT là chủ trương, nhiệm vụ
Vu Tổng hợp kinh tế, Bộ Ngoại giao
“Mơ hình tăng trưởng” là một khái niệm có nội hàm rất rộng Trong lịch sử, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu vẻ tăng trưởng kinh tế với rất nhiều mơ hình, lý thuyết kinh điển về tăng trưởng kinh tế như của D Ricardo, R Solow, trường phái Tân Cé Dién hay
J.M Keynes v.v Những mơ hình này chủ yếu sử dụng các mơ hình tốn học tập trung giải thích mối quan hệ giữa các nhân tố đầu vào cho tăng trưởng kinh tế Sau Chiến
tranh Thế giới thứ hai, nhiều “mơ hình” mới được nhắc đến, tiêu biểu như mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung tại các nước xã hội chủ nghĩa, mô hình thị trường tự do tại
Mỹ, Anh, mơ hình kinh tế thị trường xã hội ở Đức, mơ hình nhà nước phát triển ở Hàn
Quốc, Nhật Bản hay mô hình kinh tế “kiểu Trung Quốc” v.v và được tông kết chủ yếu
dựa trên nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về bài học thành công và thất bại của từng quốc gia
Trang 2quan trọng nhằm hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 Từ nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số nước, tác giả bài viết muốn cung cấp
một cách hiểu đơn giản nhất về mơ hình tăng trưởng nhằm phục vụ công
tác hoạch định chính sách, tập trung đánh gid, phan tích kinh nghiệm và xu hướng đổi mới mơ hình tăng trưởng kinh tế trên thế giới hiện nay và trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam
Ba thành tố của mơ hình tăng trưởng
Mơ hình tăng trưởng (MHTT) được xác định là hình thái, mơ thức
sử dụng các nguồn lực sẵn có (tài nguyên, lao động, vốn, công nghệ)
nhằm tăng sản lượng của nền kinh tế Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn phát trién.kinh tế và chuyển đổi MHTT của các nước, có thể khái quát
các cầu phần của mô hình tăng trưởng bao gồm:
Động lực tăng trưởng: Tăng trưởng của một nền kinh tế có thể được thúc đây từ nhiều động lực khác nhau Theo cách tính GDP,? các động lực tăng trưởng bao gồm: tiêu dùng, đầu tư, chỉ tiêu công, xuất
khâu Các động lực tăng trưởng có một số đặc điểm đáng lưu ý: (j) tinh bồ trợ lẫn nhau: một số động lực có thể mang tác động lan tỏa, hỗ trợ cho các động lực khác phát huy; (ii) tinh triệt tiêu lẫn nhau: sự vượt trội của động lực này có thể ảnh hưởng xấu đến động lực khác; (1i) tính giai đoạn và hữu hạn: tùy từng giai đoạn phát triển khác nhau, một hay một số động lực sẽ nổi lên trở thành then chốt; tuy nhiên, đến một thời điểm
nhất định, động lực đó có thể được khai thác hết hoặc giảm thế mạnh,
thậm chí trở thành trở ngại Để xác định được những động lực tăng
? Theo công thức tính GDP = C + I + G + NX (tiêu dùng, đầu tư, chỉ tiêu cơng, xuất khẩu rịng)
Trang 3trưởng chủ chốt, phù hợp với từng giai đoạn cụ thể cho một quốc gia, cần xem xét hai yếu tố Thứ nhất là đặc thù quốc gia đó có những nền tảng
nào đem lại lợi thế như trình độ phát triển và đặc điểm kinh tế xã hội,
tiềm lực vốn, lao động, tài nguyên, công nghệ Thứ hai là xu thế quốc tế
hiện nay và giai đoạn tới có đặc điểm gì có thể tận dụng như lợi thế so sánh quốc gia, phân công lao động quốc tế
Các nhân tổ đầu vào (tao động lực): Đề phát huy tối đa trong việc đem lại thành quả kinh tế, các động lực của tăng trưởng cần phải được hỗ trợ bởi các nhân tố đầu vào cơ bản (vốn, lao động, tài nguyên, công nghệ) Việc ưu tiên, tập trung nguồn lực cho các nhân tố này giống như
“cung cấp nhiên liệu cho động cơ”, cho phép các động lực phát huy sức mạnh Ở góc độ mỗi quốc gia, khi đơn thuần tăng số lượng các nhân tố đầu vào, nền kinh tế được gọi là tăng trưởng theo chiều rộng; khi tăng
trưởng dựa nhiều vào việc hợp lý hóa và tăng năng suất, hiệu quả (nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển công nghệ v.v ), được gọi là tăng trưởng theo chiều sâu Lịch sử kinh tế thể giới
(KTTG) cho thấy các nước khó có thể phát triển cao nếu chỉ tập trung
vào tăng trưởng theo chiều rộng, mà cần phải có những bước chuyên đổi
sang chiều sâu kịp thời và hợp lý Ở góc độ tồn cầu, các nhân tố đẫu
vào có thể được trao đổi giữa các quốc gia Dưới tác động của tồn cầu hóa và xu thế hội nhập, khoảng cách địa lý được thu hẹp lại, thúc đây sự
trao đổi và dịch chuyển của các dòng vốn, lao động, hàng hóa và cơng
nghệ giữa các nước phát triển (thiếu tài nguyên và lao động) và các nước
đang phát triển (thiếu vốn và cơng nghệ) Nhờ đó, với những lợi thế sẵn có và nhập khẩu những nhân tố đầu vào cơ bản còn thiếu, một quốc gia có thể
đạt được mức độ phát triển và phôn thịnh cao hơn so với đứng đơn lẻ
x 2 A A ` ` £ A 2% x ` £
Cơ chế quản ‡ÿ: Thê chê và nhà nước trên thực tiễn là phạm trù có nội hàm rất rộng Vai trò của nhà nước đỗi với sự vận hành của nền kinh
Trang 4tế thể hiện chủ yếu trong: () điểu tiết (các chính sách quản lý vĩ mơ, chính sách mở cửa, hội nhập, chính sách kinh tế ngành và doanh nghiệp nhà nước v.v ); và (ii) kiểm soát (xây dựng một khuôn khổ pháp lý để các hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả, và các chế tài để đảm bảo sự tuân thủ) Nếu như động lực tăng trưởng và các nhân tố đầu vào là hai
thành tố mang tính “bị động”, “sẵn có” thì co ché/thé chế quản lý lại là thành tố “chủ động” gần như tuyệt đối, giống như hệ thống điều khiển
của cỗ máy MHTT Ở đây có hai đặc tính đáng lưu ý: (j) tính tự quyết cao của nhà nước: khác với hai thành tổ còn lại, ở đây khu vực tư nhân ít có khả năng tác động trực tiếp”; va (ii) tác động lan tỏa và khó dự đoán: mỗi sự thay đổi trong cơ chế, chính sách do nhà nước thực hiện thường
có tác động lan tỏa nhưng khó dự đốn trước tới mọi thành phần trong
nền kinh tế Việc xây dựng một cơ chế/thể chế quản lý cần được nghiên
cứu thận trọng, lưu ý tổng thể mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế,
với tầm nhìn dài hạn nhằm hỗ trợ thúc đây các động lực và phát triển các
nhân tố đầu vào để phát triển kinh tế Khuôn khổ pháp lý đúng đăn, đồng
- bộ, kịp thời, nhất quán sẽ tác động tích cực tới sự vận hành của nền kinh
tế Năng lực điều hành kinh tế bằng pháp luật là một thước đo đánh giá
sự trưởng thành và vai trò của nhà nước Nhiều học giả phương Tây cho rằng nền tảng thể chế (institutions) đóng vai trị quan trọng nhất đến
thành bại của một quốc gia trong tăng trưởng kinh tế
3 Một mặt, điều này cho phép nhà nước đưa ra những quyết sách ở tầm vĩ mơ có khả năng huy động nguôn lực rât lớn Mặt khác, lịch sử các quốc gia cho thấy nhà nước luôn phải giải quyết những van dé Phường trực của bản thân như tình trạng tham những, lằng phí, hiệu quả hoạt động thấp v.v
Trang 5Bảng I Ba thành tổ của MHTT
LỰC NHÂN TÓ TẠO ` ` Ấ
ĐỘNG vc : ` CO CHE QUAN LY
TANG TRUONG DONG LUC
Được xác định trên cơ sở | 1 Theo chiều rộng (cải thiện | Đảm bảo một môi lợi thế so sánh của quốc | về lượng): trường kinh tế thuận lợi gia và xu thế quốc tế, bao | _ Thu hút vốn ODA FDI cho tăng trưởng, hỗ trợ
ồm: ac dong | hân tổ
gom: - Tăng đầu tư so dong 1 va n an 6
- Cơ cầu GDP (tiêu dùng ` 7” | - Tăng lao động ` đầu vào thông qua kiểm át và điều hò P
dau tu, chỉ tiêu công, xuất - soát và điều hòa sự vận khẩu ròng) - Khai thác tài nguyên hành của nền kinh tế: - Cơ cấu ngành: công |ˆ Áp dụng công nghệ v.v | _ Hoàn thiện thể chế nghiệp, nông nghiệp, dịch | 2 Theo chiều sâu (cải thiện | kinh tế thị trường,
vụ về chất): - Chính sách mở cửa,
- Thành phần kinh tế - Nâng cao hiệu quả sử dụng | hội nhập,
vốn, - Điều hành vĩ mô,
- Nâng cao chất lượng nguồn | _ Cại cách cơ chế, thủ nhân lực tục hành chính v.v
- Nâng cao hiệu quả sử dựng công nghệ và tài nguyên, cải
thiện năng suất lao động
- Bảo vệ môi trường, phát
triển gắn với môi trường
V.V
Chuyén d6i mé hinh tang truéng là một đòi hỏi tất yếu
Thanh công trong phát triển kinh tế tại một số nước bắt nguồn từ
khả năng nhận thức được “ngưỡng phát triển”, chủ động điều chỉnh chính sách và mơ hình phát triển để vươn lên ngưỡng phát triển cao hơn Tại
nhiều nước, MHTT sau một thời gian nhất định trở nên kém phù hợp và
Trang 6cần phải thay đổi do những chuyển biến của các yếu tố bên ngoài và bên trong nền kinh tế Về nội tại, khi những động lực với lợi thế cạnh tranh
dần được khai thác hết (cạn kiệt tài nguyên, toàn dụng lao động, đạt ngưỡng hấp thụ vốn nước ngoài .), tăng trưởng sẽ sụt giảm Nền kinh tế buộc phải chuyên hướng từ chiều rộng sang chiều sâu nếu muốn duy trì tăng trưởng cao Vê mơi trường bên ngồi, trong bối cảnh tồn cầu hóa ngày càng phát triển, một nền kinh tế muốn vươn lên phải tích cực hội
nhập quốc tế Đối với các nền kinh tế nhỏ, cần phải tìm kiếm các “điểm
lách” đề phát triển, đưa nền kinh tế chiếm lĩnh các “khoảng trong” trong phân công lao động quốc tế, các mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu
Một số nước Đông Nam Á, Mỹ La Tinh rơi vào “bẫy thu nhập trung
bình” vì đã không thê vượt qua được “trần thủy tinh” trong việc chuyên đôi động lực tăng trưởng kinh tế từ xuất khâu thô, lắp ráp đơn giản sang
sản xuất hàng hóa cơng nghệ cao."
Kinh nghiệm và xu thế quốc tế trong chuyền đổi MHTT
Lịch sử KTTG từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã chứng kiến
nhiều MHTT kinh tế cùng song song tồn tại, trong đó nhiều mơ hình tương đối phổ biến, có ảnh hưởng tới sự phát triển của các quốc gia và thế giới như mơ hình thị trường tự do của Anh - Mỹ, mơ hình xã hội chủ
nghĩa Liên Xô - Đông Âu, mơ hình nhà nước phúc lợi Bắc Âu, mơ hình
nhà nước phát triển Hàn Quốc - Nhật Bản, mô hình Trung Quốc v.v
Nhiều nước phát triển thành công trên thế giới, điển hình như các nước
Đông Bắc Á, hầu hết đã trải qua 2-3 giai đoạn phát triển, trong đó giai
đoạn đầu thường phát triển theo chiều rộng, dựa vào xuất khẩu đẻ dan
* Nhà kinh tế học Kenichi Ohno đã sử dụng khái niệm “tran thay tinh” để mô tả một
quốc gia không thê vươn lên giai đoạn phát triên tiếp theo (mặc dù đã hội tụ nhiêu điều
kiện và yêu tô)
Trang 7tích lũy nguồn lực nhằm chuyển đổi sang chiều sâu trong giai đoạn tiếp
theo Ở mỗi giai đoạn, dựa vào những động lực tăng trưởng và đặc điểm
các nhân tố đầu vào khác nhau mà MHTT được hỗ trợ bởi cơ chế/thể chế
quản lý phù hợp Tuy nhiên, trong thời gian qua trên thé giới có nước áp dụng MHTT phù hợp thì thành cơng, có nước sử dụng MHTT khơng phù
hợp thì thất bại
Nhóm các nước thành công: Tiêu biểu bao gồm Hàn Quốc, Nhật
Bản, nhóm “con hồ Châu Á”, Trung Quốc Các nước này đạt được thành
công nhờ vào: (1) có sự lựa chọn MHTT đúng đăn, phát huy được nội lực
và phù hợp với điều kiện bên ngoài (Trung Quốc) và (i) thành công
trong chuyển đổi MHTT vượt qua ngưỡng phát triển (Nhật Bản, Hàn
Quốc và nhóm “con hỗ Châu Á”) Hàn Quốc và nhóm các nên kinh tế
“con hồ Châu Á” là tiêu biểu cho bài học thành công của các nước đi sau Động lực tăng trưởng của các nước này chủ yếu dựa vào xuất khẩu, dựa trên lợi thế về các nhân t6 tao động lực như nguồn lao động, khai thác tài nguyên, thu hút vốn đầu tư v.v được hỗ trợ bởi cơ chế quản lý mở cửa, hội nhập, thị trường tự do kiêu phương Tây nhưng có sự dẫn dắt
chủ động của nhà nước Kinh nghiệm thành công của các nước này nằm ở hai điểm chính: (¡) tận dụng được “điểm lách” trong cấu trúc kinh tế khu vực và thế giới; và (ii) nhanh chóng có sự chuyển đổi từ chiều rộng sang chiều sâu thông qua nâng cao giáo dục và công nghệ Nhật Ban cũng là nước đi sau như nhóm “các con hỗ Châu Á” nhưng có đặc điểm riêng là í tai nguyên thiên nhiên Nhật Bản đã nhận thức được điểm bắt
lợi này và xác định “tận dụng tốt nhất những gì sẵn có”, dồn mọi nỗ lực cho chuyển đổi kinh tế sang phát triển theo chiều sâu, coi đó là lối đi duy
nhất Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Chính phủ Nhật tận dụng nguồn
nhân lực dồi dào của đất nước, phát huy “tinh thần Nhật” cần cù lao động
và chủ động nhập khẩu, mua bằng sáng chế nước ngoài để tự nghiên cứu
Trang 8và phát triển, ứng dụng trong nước 7rng Quốc là điển hình về MHTT theo chiều rộng, với những lợi thế rất lớn về các nhân tố như lao động, tài nguyên, qua đó thu hút được vốn và động lực tăng trưởng là xuất khẩu, đầu tư Thành công của Trung Quốc là đã duy trì được mức tăng trưởng cao trong hơn ba thập kỷ liên tục Tuy nhiên, có một số nhận định cho rằng đây là “mơ hình kiểu Trung Quốc”, chỉ phù hợp Trung Quốc vì qui mơ quốc gia và nền kinh tế rất lớn, khó áp dụng với các nước khác Trên thực tế, Trung Quốc hiện nay đang chịu nhiều sức ép cả về cơ chế quan ly trong kinh tế, chính trị, xã hội, phát triển vùng và đang có những nỗ lực chuyển đổi MHTT sang chiều sâu
Nhóm các nước chưa thành công/thất bại: MHTT của các quốc gia có thể thất bại bởi nhiều nguyên nhân khác nhau Một số nguyên nhân tiêu biểu nhất: (¡) Lựa chọn sai MHTT, động lực tăng trưởng (Liên bang (LB) Nga; các nước Mỹ Latinh); và (i) thất bại trong chuyên đổi MHTTT (các nước Đông Nam Á) Điểm đáng chú ý là những nguyên nhân này phần lớn xuất phát từ lựa chọn sai lầm của Nhà nước và bất cập của co ché quan ly LB Nga và một số nước Đông Âu trong thập niên 1990 đã nỗ lực chuyển địch sang kinh tế thị trường thông qua những chính sách tự
do hóa theo “liệu pháp sốc”, với mục đích tạo điều kiện tốt nhất để khu
vực tư nhân trở thành động lực tăng trưởng Tài nguyên thiên nhiên, đặc
biệt là dầu mỏ là nhân tố trực tiếp đem lại tăng trưởng kinh tế cho LB Nga Về cơ chế quản lý, LB Nga phát triển kinh tế thị trường, giảm thiểu
điều hành trực tiếp Tuy nhiên, việc tư nhân hóa đồng loạt theo liệu pháp sốc làm giá giảm không phanh, tài sản quốc gia bị chiếm đoạt bởi giới tài phiệt trong nước và nước ngoài Sự cải cách ngay lập tức nhằm tư nhân
hóa và tự do hóa đồng bộ nền kinh tế không mang lại hiệu ứng tích cực
* Hiện nay, Trung Quốc đã nhận thức rõ được những hạn chế của mình và đang dần có
những chính sách chun đơi mơ hình phù hợp
Trang 9ngay, ngược lại, hệ quả là những bất ôn vĩ mơ và bắt bình đăng kinh tế lại xuât hiện rõ rệt và mạnh mẽ Các nước châu Mỹ Latinh là bài học thât bại về tính kém hiệu quả của cơ chế quản lý và khu vực nhà nước Giai đoạn 1930-1980, các nước Mỹ Latinh thực hiện chính sách “cơng
nghiệp hóa thay thế nhập khẩu” (Import Substitution Industrialisation,
ISI) với động lực tăng trưởng là phát triển công nghiệp trong nước, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhập khẩu từ bên ngồi Qua đó, nhà nước thực hiện chính sách trợ cấp và sử dụng những biện pháp bảo hộ với công nghiệp trong nước, sử dụng các rào cản thương mại đối với hàng nhập khẩu, thay đổi tỉ giá giữa đồng tiền trong nước và ngoại tệ nhằm giúp các nhà sản xuất trong nước nhập khẩu máy móc và công cụ hiện đại của nước ngoài Tuy nhiên, việc Nhà nước tham gia quá sâu vào nền kinh tế nhưng không đủ năng lực điều hành là một trong những nguyên nhân khiến MHTT này thất bại với hậu quả là khủng hoảng nợ công ở
khu vực này Các nước Đồng Nam Á là điển hình về việc rơi vào “bẫy
thu nhập trung bình” dù có cùng xuất phát điểm như Hàn Quốc, Đài Loan và Xinh-ga-po Thời kỳ đầu tiên, các nước Đông Nam Á đã đạt được một số thành tựu với MHTT theo chiều rộng Trên thực tế sau đó, các nước này cũng đã có những chính sách nhằm chuyên đổi MHTT sang chiều sâu, nhưng khi triển khai trên thực tế đã không đạt được kết quả như mong muốn Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 là nhân tố đã khiến tăng trưởng của nhóm nước này chậm lại trong một thời gian dài
Bảng 2 Nhóm các nước thành công và thất bại do sự phù hợp hay không của MHTT
THÀNH | Hàn Quốc và các | Nhat Ban Trung Quốc
CÔNG | “conhỗChâuÁ” | Thành công trong | Thành công với MHTT
Thành công trong | chuyển đổi MHTT | theo chiều rộng do quy
Trang 10
chuyển đổi MHTT từ chiêu rộng sang chiêu
sang chiều sâu dù gặp nhiều hạn chế về
mô kinh tế và quốc gia
lớn
sâu tài nguyên
THÁT Các nước CHLB Nga và một | Các nước Mỹ Latinh
BẠI Đông Nam Á số nước Đông Âu Thất bại và khủng
Thất bại trong chuyển Thất bại do tư nhân | hoảng nợ công do lựa đối MHTT từ chiều | hóa quá nhanh và vai | chọn động lực không
rộng sang chiều sâu trò hạn chê của nhà phù hợp và tham gia
nước quá sâu của nhà nước
Một số nội dung điều chỉnh chính sách, MHTT kinh tẾ sau
khủng hoàng tài chính tồn cầu 2008-2009
Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008-2009 được coi là trầm trọng nhất kể từ Đại khủng hoảng đã thay đổi cục diện KTTG về cơ bản
Kê từ năm 2008, sự vận hành của KTTG có nhiều điểm mới, khác biệt so
với thời kỳ trước, đòi hỏi các nước cần phải đổi mới MHTT, khi những
mô thức phát triển kinh tế cũ khơng cịn phù hợp Trong đó, ba nhân tổ mới tác động đến xu thế điều chỉnh chính sách của các nước bao gồm: () Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008-2009 (với hệ quả quan trọng nhất là sự thay đổi về tư duy phát triển): (1i) Sự vươn lên của Trung Quốc và các nước đang phát triển; (ii) Các thách thức về phát triển và an ninh phi truyền thống Sự (hay đổi về tư duy phát triển là một trong những điều chỉnh quan trọng nhất của KTTG trong giai đoạn hiện nay với những đặc trưng chủ yếu: (ï) Điều chỉnh tư duy phát triển từ theo đuổi tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá sang phát triển bền vững: (ii) Van dé phát triển trở thành ưu tiên trong chính sách phát triển của các quốc gia cũng như chương trình nghị sự của Liên Hợp Quốc, các diễn đàn khu vực và quốc tế; (11) Sự nhìn nhận lại về vai trò của nhà nước trong nền kinh
tế, trái với xu hướng tuyệt đối hóa thị trường tự đo theo mơ hình “Đồng
Trang 11thuận Washington” Với tư duy đó, các quốc gia chủ trương đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế theo hướng cân bằng, trong đó nhắn mạnh tới các yếu tố
như tăng nội nhu, đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, bao gồm
khuyến khích các ngành kinh tế “xanh” trở thành một trong những động
lực tăng trưởng kinh tế." Một số nền kinh tễ đang phát triển cũng ưu tiên điều chỉnh mơ hình phát triển kinh tế, tiêu biểu là Trung Quốc nhắn mạnh
“quan điểm phát triển khoa học”, chuyển hướng tăng trưởng kinh tế từ dựa vào “xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng” sang “tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư”, từ tăng trưởng thô sang tăng trưởng tỉnh, tiết kiệm tài nguyên - năng lượng, chú trọng cả thị trường trong nước và xuất khẩu
Một số khuyến nghị đối với quá trình đối mới MHTT ở Việt
Nam hiện nay
Ở trong nước, kinh tế Việt Nam đứng trước nhu cầu chuyển sang giai đoạn phát triển mới, bền vững với chất lượng, hiệu quả cao hơn Đồng thời, nước ta bước vào thời kỳ chủ động, tích cực hội nhập quốc tế Hướng tới các mục tiêu phát triển đất nước vào năm 2020, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 đã xác định chủ trương tái cơ cấu
kinh tế gắn với chuyên đổi MHTT theo hướng bền vững.” Tái cơ cấu
Sau khủng hoảng 2008-2009, nhiều nước phát triển đã dành một khoản ngân sách đáng kể trong các gói kích thích kinh tế cho các ngành kinh tế xanh: Mỹ dành 95 tỷ USD trong gói kích thích kinh tế trị giá hơn 700 tỷ USD đẻ phát triển các ngành năng
lượng tái tạo và sản xuất tiết kiệm năng lượng với với mục tiêu đến năm 202%, các loại năng lượng tái tạo sẽ chiếm 25% lượng phát điện; các nước EU đầu tư 105 tỷ Euro vào kinh tế xanh với mục tiêu giảm 20% lượng khí thải nhà kính, tăng năng lượng tái tạo lên 20% trong tổng tiêu thụ năng lượng của cả khối vào năm 2020 Tính trung bình, tỷ lệ đầu tư vào các ngành kinh tế xanh chiếm 14% giá trị các gói kích thích kinh tế của các nước trong thời gian qua
7 Ba nội dung chủ yếu của tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011-2015 đã được xác định bao
gồm: (¡) Tái cơ cấu đầu tư, trong tâm là đầu tư công; (ii) Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đồn, tơng cơng ty; (iii) Tái cơ cầu tài chính-ngân hàng, trọng
tâm là các ngân hàng thương mại
Trang 12kinh tế, đổi mới MHTT ở nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới
đang có những chuyên biến sâu rộng Quá trình tái cấu trúc KTTG có thể
tác động tới Việt Nam bởi những nét đặc thù sau: (¡) KTTG phục hồi chậm, bất ổn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ (nợ công châu Âu và Mỹ; lạm phát ở Trung Quốc, Án Độ; nguy cơ tăng giá dầu và lương thực v.v ); (1) Sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nước trong khu vực và bên ngoài về thị trường, tài nguyên, các nguồn vốn, công nghệ ; (111) Thách thức phát triển ngày càng có xu hướng gay gắt, trong đó nguy cơ
cao nhất là biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng và an ninh nguồn nước; (iv) Hịa bình, hợp tác tiếp tục là xu thế chủ đạo tại khu vực Đông Á song
vẫn tiềm ân một số thách thức đối với an ninh, phát triển của ta Trong
bối cảnh này, triển khai thành công tái cơ cấu kinh tế, đổi mới MHTT sẽ góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng bền vững, đồng thời nâng cao chất lượng hội nhập của Việt Nam vào nền KTTG
Bên cạnh đó, từ góc độ hội nhập quốc tế, có thể nhận định những thuận lợi và lợi thế của Việt Nam khi đổi mới MHTT như:
- Lợi thế địa - chiến lược (vị trí địa lý nằm ở tiểu vùng Mê Công, trung tâm Đông Á - khu vực tăng trưởng, phát triển cao và năng động nhất thê giới ) tạo cơ hội để nước ta thúc đây quan hệ với các nước đối
tác, đồng thời tận dụng “sự năng động” của kinh tế khu vực để mở rộng ˆ
các quan hệ kinh tế đối ngoại
- Môi trường chính trị ồn định: Trong bỗi cảnh bắt ôn chung toàn
cầu và xu hướng bắt ổn chính trị - xã hội tăng lên ở nhiều quốc gia trên
thé giới và trong khu vực, trong đó có cả một số thành viên ASEAN, ổn định chính trị - xã hội là một lợi thế đặc thù của Việt Nam, khiến Việt
Nam được đánh giá là địa điểm đầu tư an toàn
- Lợi thế “cơ cấu dân số vàng” (tỷ lệ đân số trẻ cao) còn kéo dài trong khoảng 25-30 năm, là một động lực quan trọng thúc đây phát triển
Trang 13kinh tế cả theo chiều rộng cơ cấu lẫn chiều sâu chất lượng và trình độ khoa học - công nghệ Đặc biệt tại thời điểm hiện nay, khi Trung Quốc đang mắt đi khá nhanh lợi thế của một quốc gia nhân công rẻ và nguồn lao dong déi dào, với sự cộng hưởng tác động của xu hướng đồng NDT
lên giá, Việt Nam trở thành một địa chỉ có sức hấp dẫn và lực chọn của
đầu tư quốc tế theo công thức “Trung Quốc +1”.Š Tuy nhiên, cần cân nhắc lựa chọn chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài nào để nước ta trong
tương lai không bị rơi vào “bẫy công nghệ thấp”
- Lợi thể của nước đi sau là một lợi thé quan trọng, cho phép nước ta tận dụng được các nguồn lực và cơ hội mà các nước đi trước đã tạo ra đề đây nhanh quá trình phát triển Điều này cung cấp những bài học kinh nghiệm quý báu để nước ta chọn được cách đi hợp lý.”
Bảng 3 Tóm lược cơ hội, thách thức và một số khuyến nghị
đối với MHTT của Việt Nam hiện nay
MHTT Việt _ - ck ce | Một số gợi mở
_ Cơ hội - thách thức | Xu thê thê giới giai |
Nam giai đoạn ¬ chính sách đáng
mới đoạn mới
trước lưu ý
Động lực: xuất | ~ Giá trị gia tăng | Khủng hoảng tài | () Gắn kết nền khẩu, đầu tự, | hàng xuất khâu cịn chính tồn câu đã | kinh tÊ với chuỗi
công — nghiệp | thấp; Hiệu quả đầu tư|buộc thế giới | giá trị toàn cầu va
dich vu, khu | thap; Nang suất công | chuyên sang một | khu vực;
vực công (và tư | nghiệp, dịch vụ có giai đoạn phát triển
5 Chién lugc Trung Quéc + 1 là khi các cơng ty nước ngồi đầu tư vào Trung Quốc muốn tìm kiếm một thị trường thứ hai nhằm phân tán rủi ro Việt Nam là một điểm đến được coi trọng
? Mặc dù trên thé giới có rất nhiều nước “đi sau”, song chỉ có rất ít tận dụng tốt lợi thế này để phát triển nhanh Các nước Đông Á đã “học” từ kinh nghiệm các nước đi trước, lại biết “mượn sức” thời đại để phát triển nên đã tạo ra được sự phát triển kinh tế nhanh và bên vững
Trang 14nhân) Nhân tố động lực: động dồi tạo lao dao,
chi phi thấp, tài
nguyén phong thu hút được vốn đầu phú, tư Cơ chế quản lý: mở cửa, hội nhập,
trường đầu tư
kinh doanh hấp dẫn
môi
dâu hiệu giảm Tiềm
năng nông nghiệp chưa được khai thác hết; Doanh nghiệp nhà nước hoạt động
kém hiệu quả — Chất lượng lao
động chưa cao, dân
số già trong tương lai; tài nguyên thiên
nhiên hữu hạn, hiệu quả sử dụng vốn thấp, cải thiện về chưa công nghệ cao — Bất ôn về kinh tế vĩ mô ảnh hưởng tới
môi trường kinh
doanh; tình tham nhũng; hệ thống trạng luật pháp chưa đồng bộ; chưa tận dụng được hết các thành tựu của hội nhập
mới:
() Tư duy kinh tế
chuyển từ “tăng trưởng” sang “phát
triển”, đề cao yếu tố xã hội, tăng trưởng
vững,
trưởng xanh
bền tăng
(ii) Trung Quéc tro
thành công xưởng của thế giới, hạt
nhân trong chuỗi giá
trị sản xuất, là yếu tố không thể không xét đến trong chính sách các nước trên thể giới (iii) Cac thách thức phi truyền thống:
biến đổi khí hậu,
khan hiếm tài
nguyên, ô nhiễm môi trường
(ii) Đẩy mạnh
chuyến đổi từ
lượng sang chất, nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh
(iii) Giai quyết các nút thắt của nền kinh tế; (v) Xem xét yếu tố “Trung Quốc +l” như một cơ hội;
(v) Cải thiện năng lực thể chế, khuôn
khổ pháp lý và
môi trường kinh doanh;
(vi) Triển khai quyết liệt hơn các
khâu đột phá và tái
cơ cấu, không để
chậm hơn
Về các động lực tăng trưởng
Cơ cẩu tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu: mặc dù đã có khuyến nghị Việt Nam can xem xét giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu, tăng cường tiêu
Trang 15dùng trong nước để tránh bị ảnh hưởng từ bên ngoài, nhưng nhiều ý kiến
cho rằng xét quy mô thị trường hiện nay, Việt Nam chưa cần chuyển đổi
động lực tăng trưởng từ xuất khâu sang tiêu dùng nội địa như Trung
Quốc Do quy mô thị trường nội địa nhỏ, Việt Nam khó có thể phục hồi, duy trì được tăng trưởng nếu theo đuôi chính sách tương tự Trung Quốc Những động lực tăng trưởng như đầu tư, xuất khâu vẫn có cơ hội đê tiếp
tục phát huy thế mạnh tại Việt Nam nhưng đứng trước (hách thức về cạnh tranh, cần có sự cải thiện về chất (nâng cao chất lượng đầu tư, giá trị gia tăng hàng xuất khẩu) '°
Cơ cấu ngành: Cơ câu ngành, vùng của Việt Nam còn nhiều hạn
chế, cơng nghiệp phụ trợ cịn chưa phát triển đáp ứng được nhu cầu trong nước Đặc biệt, công nghiệp là thế mạnh và là một trong những động lực tăng trưởng chủ yếu của Việt Nam Mặc dù hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang có xu hướng chuyển dịch sang khu vực công nghiệp, nghiên cứu những năm gần đây đã chỉ ra rằng các ngành kinh tế Việt Nam, đặc biệt là công nghiệp đang đứng trước (hách thức về năng suất.! Bởi vậy, một số đánh giá khuyến nghị cần tăng cường đầu tư vốn, công nghệ cho
nông nghiệp nhằm tận dụng tiềm năng, lợi thế sản xuất nông nghiệp,
“cơng nghiệp hóa nơng nghiệp”, đưa Việt Nam từng bước trở thành nước sản xuất nông nghiệp hiện đại, cung cấp hàng nơng phẩm có giá trị gia tăng cao cho thế giới Bên cạnh đó, kinh tế biển, bao gồm đóng tàu, cảng biển, thương mại và dịch vụ hàng hải và logistics có tiềm năng lớn, có cơ hội trở thành nguôn động lực phát triển trong tương lai của Việt Nam Một số đánh giá cho rằng ỗn định kinh tế vĩ mơ đóng vai trò quan trọng
và là tiền đề cho phát triển kinh tế tại nhiều nước Do đó, tái cơ cấu kinh
'° Theo báo cáo năng lực cạnh tranh của GS Michael Porter năm 2010 !! Theo báo cáo của công ty McKinsey & Co về kinh tế Việt Nam năm 2012
Trang 16tế cần đi liên với ôn định vĩ mô với bản chất là ¿ái lập những cân bằng vĩ mô lớn (giữa tiêt kiệm-đâu tư, thu chi ngân sách, cán cân thương mại)
Về các nhân tổ tạo động lực
Lao động: hiện nay Việt Nam đang có lợi thé va co hội về lao động đôi đào và chỉ phí khơng cao (so với Trung Quốc) Tuy nhiên, có hai thách thức cần lưu ý: (1) Chất lượng tay nghề còn chưa đáp ứng được nhu cầu, nhất là của những doanh nghiệp quốc tế trong các lĩnh vực công nghệ cao; và (ii) Trong khoảng vài thập kỷ tới, cơ cấu dân số Việt Nam nhiều khả năng thay đổi theo hướng giảm dần tỷ lệ người trong độ tuổi
lao động, tăng số người già Vì vậy, cần có chính sách đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả và lâu đài, thiên về chất lượng hơn số lượng, đáp ứng
đúng được nhu cầu của nền kinh tế, đặc biệt là đào tạo nghề Đây cũng là một trong ba đột phá chiến lược được xác định trong Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2011-2020
Vốn: Việt Nam sẽ đứng trước thách thức về vốn nước ngoài khi đã trở thành nước thu nhập trung bình nên các vốn vay ODA ưu đãi sẽ có xu hướng giảm KTTG đang ở trong giai đoạn bất ôn nên các dịng vốn FDI
sẽ có sự chuyên dịch khó dự đoán Tuy nhiên, nhiều khuyến nghị cho
rằng đối với Việt Nam, khối lượng vốn không quan trọng bằng khả năng “hấp thụ” vốn, do đó, Việt Nam cần có chính sách đối với dòng vốn cả về lượng và chất (cải thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn nhưng mặt khác cần kiểm soát chặt hơn chất lượng vốn) l2
Công nghệ: Tái câu trúc KTTG diễn ra mạnh mẽ sẽ là cơ hội tốt đề
Việt Nam tháo gỡ “nút thắt” về công nghệ thông qua nhập khẩu công
!? Thậm chí đã có một số nhận định việc dòng vốn FDI vào Việt Nam những năm vừa
qua đã là một thách thức đôi với khả năng hap thy vôn của nên kinh tê, với hậu quả là tạo ra nguy co bat 6n định vĩ mô
Trang 17nghệ, tận dụng hợp tác quốc tế để trao đổi, chuyển giao công nghệ Có thể xem xét đến định hướng công nghệ trong nông nghiệp, bảo vệ môi trường, công nghiệp và dịch vụ phục vụ nông nghiệp Đối với doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, cần có sự lựa chọn kỹ hơn để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa Thách thức đặt ra với Việt Nam là phải nâng cao khả năng tiếp thu công nghệ và tránh trở thành nơi “thải công nghệ thừa” của
thế giới
Tài nguyên: các đánh giá cho răng khai thác tài nguyên không nên chỉ đơn thuần phục vụ tăng trưởng kinh tế mà cần hướng tới tích lũy nguồn lực cho nền kinh tế chuyển đổi từ chiều rộng sang chiều sâu Việt Nam vẫn đang có những loi thế về tài nguyên thiên nhiên; cần xem xét kinh nghiệm quốc tế trong tận dụng tài nguyên, có chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, bao gồm gia tăng hàm lượng chế biến trong các sản phẩm xuất khẩu
Ngoài ra, các “nút thắt” tăng trưởng bao gồm cơ sở hạ tầng (giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng công nghiệp, hệ thống cung cấp năng lượng), trình độ cơng nghệ và chất lượng nguồn nhân lực còn thấp Đây
là những tiền đề cất cánh nhưng hiện lại là những nút thắt tăng trưởng
cần được tập trung khắc phục
Về cơ chế quản lý: nâng cao cơ chế quản lý kinh tế gắn với hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong
ba “đột phá” của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 Trên
thực tế, việc KTTG có bước chuyển mới trong tư duy phát triển và nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn sẽ đặt ra những thách thức không nhỏ đối với năng lực quản trị của thể chế, bao gồm quản trị
!8 Tiêu biểu như kinh nghiệm Hàn Quốc, Nhật Bản phát triển theo chiều rộng ở giai đoạn đầu để tích lũy nguồn lực, đầu tư cho giáo dục và nhập khẩu cơng nghệ nước ngồi
Trang 18vĩ mô, xây dựng hệ thống luật pháp phù hợp với chuẩn mực quốc tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giải quyết các vấn đề xã hội và phát triển bền vững v.v Việt Nam cần ưu tiên triển khai công tác quy hoạch trên bình diện quốc gia, khu vực và địa phương, coi đây là nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất của quản lý nhà nước về kinh tế, hoàn thiện thé
chế kinh tế thị trường (là một trong ba đột phá chiến lược), tạo: môi trường kinh doanh tự do cạnh tranh và bình đẳng, xây dựng những
chương trình cụ thê hỗ trợ doanh nghiệp và nghiên cứu phát triển (R&D)
Gắn kết giữa tái cơ cau kinh tế, đỗi mới MHTT và hội nhập quốc tỄ
Song song với tái cấu trúc kinh tế, chuyển đổi MHTT cần được coi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong quá trình triển khai chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2011-2020 Một số đánh gid cho rang trong bối cảnh hội nhập, MHTT Việt Nam cần được chuyên đổi theo hướng là một nhân
tố trong tổng thể của KTTG, trong đó có thể bao gồm các hướng lựa chọn chính sách:
- Định hướng một quốc gia chuyên sản xuất nông nghiệp hiện đại cho thế giới: có nhiều khuyến nghị cho rằng Việt Nam có thể là trung tâm sản xuất lương thực khi nhu cầu lương thực thế giới ngày một tăng cao Tuy nhiên, để thực hiện được cần lưu ý giải quyết nút thắt về công
nghệ và ứng phó hữu hiệu với tình trạng biến đổi khí hậu
- Xem xét đến chiến lược Trung Quốc + I như một cơ hội và đưa nên kinh tế nước ta vào chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực: tranh thủ xu hướng các nhà đầu tư nước ngoài đa dạng hóa địa bàn đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn FDI, chú trọng nguồn vốn FDI “chất lượng cao” Đồng thời, tranh thủ xu hướng chuyển dịch các mạng sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương để đưa nền kinh tế tham gia sâu và hiệu quả hơn vào phân công lao động quốc tế
Trang 19Viét Nam can tiếp tục hội nhập sâu hơn vào nền KTTG và khu vực, sử dụng hội nhập như một động lực để tái cơ cấu kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Sự gắn kết giữa tái cơ cấu kinh tế, đổi mới MHTT và hội nhập quốc tế có ý nghĩa hết sức quan trọng Hội nhập quốc tế thành công sẽ góp phần thu hút nguồn lực, tạo môi trường thuận
lợi cho tái cơ cấu kinh tế, đổi mới MHTT Đồng thời, tái cơ cấu kinh tế,
đổi mới MHTT sẽ góp phần làm tăng “nội lực” của nền kinh tế, giúp Việt
Nam hội nhập sâu rộng và có hiệu quả vào nền kinh tế khu vực và thế gidi./