1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Hình thức dự thầu và phương thức đấu thầu

5 312 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 77,22 KB

Nội dung

Hình thức dự thầu vàphương thức đấu thầu Bởi: Học Viện Tài Chính Hình thức dự thầu: Việc thực hiện dự thầu có thể được thực hiện theo theo ba hình thức sau đâytheo quy định tại điều 4 củ

Trang 1

Hình thức dự thầu và

phương thức đấu thầu

Bởi:

Học Viện Tài Chính

Hình thức dự thầu:

Việc thực hiện dự thầu có thể được thực hiện theo theo ba hình thức sau đây(theo quy định tại điều 4 của nghị định số 88/1999/NĐ - CP ngày 01 tháng 09 năm 1999):

- Đấu thầu rộng rãi

Là hình thức không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia Bên nhà thầu phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng tối thiểu là 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu và ghi rõ các điều kiện, thời gian dự thầu Đối với những gói thầu lớn, phức tạp về công nghệ và kĩ thuật, bên mời thầu phải tiến hành sơ tuyển để lựa chọn nhà thầu có đủ tư cách và năng lực tham gia đấu thầu Với hình thức này, bên mời thâu

sẽ có nhiều cơ hội hơn trong lựa chọn nhà thầu do số lượng nhà thầu tham gia nhiều Đối với công ty Cát Lâm thì hình thức đấu thầu này vừa thể hiện mặt tích cực vừa thể hiện mặt tiêu cực Mặt tích cực thể hiện ở chỗ đó là giúp công ty dễ dàng nhận biết được thông tin, vừa có thể dễ dàng tham gia vào đấu thầu, còn mặt tiêu cực đó là tính rộng rãi của loại hình đấu thầu này đã tạo ra một sự cạnh tranh rất gay gắt bởi có rất nhiều đơn

vị cùng tham gia vào đấu thầu, điều này cũng có nghĩa là cơ hội trúng thầu của công ty

là nhỏ, họ thực sự phải nỗ lực hết sức để tạo ra sức hấp dẫn đối với chủ đầu tư hơn hẳn các đối thủ khác về nhiều mặt

- Đấu thầu hạn chế

Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu có khả năng đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu Danh sách nhà thầu tham dự phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp nhận Hình thức này có tần suất xuất hiện rất ít, tuy nhiên khi tham gia đấu thầu thành công thì những dự án như thế này sẽ mang lại danh tiếng cho công ty Vì có tính hạn chế nên đòi hỏi nhiều từ chính bản thân công ty một sự nỗ lực rất lớn trong việc hoàn thiện năng lực của mình nhất là các mặt như tài chính, kĩ thuật, phải thường xuyên tự bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân để

Trang 2

từng bước nâng cao kiến thức chuyên môn Hình thức đấu thầu này chỉ được xem xét áp dụng khi có một trong các điều kiện sau:

+ Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu + Các nguồn vốn sử dung yêu cầu phải đấu thầu hạn chế

+ Do tình hình cụ thể của đấu thầu mà việc đấu thầu hạn chế sẽ mang lại nhiều lợi ích

Ví dụ như với những dự án mà các nhà thầu địa phương có khả năng đáp ứng thì chủ đầu tư sẽ giới hạn phạm tham gia là các nhà thầu địa phương nhằm mục đích giảm đáng

kể các khoản chi phí không cần thiết có liên quan đến vận chuyển và công tác bảo trì, bảo dưỡng, duy trì hoạt động sau này

- Chỉ định đấu thầu

Chỉ định đấu thầu là hình đặc biệt, được áp dụng theo quy định của điều lệ về quản lý đầu tư và xây dựng đối với các gói thầu sử dụng vốn nhà nước được phép chỉ định thầu Bên nhà thầu chỉ thương thảo hợp đồng với một nhà thầu, do người có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ định, nếu không đạt được yêu cầu mới thương thảo với nhà thầu khác Hình thức này chỉ được áp dụng cho các trường hợp đặc biệt sau:

+ Trường hợp bất khả kháng do thiên tai, được phép chỉ định ngay đơn vị có đủ năng lực để thực hiện công việc kịp thời Sau đó phải báo cáo Chính phủ về nội dung chỉ định thầu để xem xét phê duyệt

+ Gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm, bí mật quốc gia, do

Thủ tướng Chính phủ quyết định

+ Gói thầu đặc biệt, do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở các thẩm định của

bộ kế hoạch và đầu tư, ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài trợ vốn và các cơ quan có liên quan

Trong báo cáo đề nghị của chỉ định thầu phải xác định rõ ba nội dung sau:

* Lý do chỉ định thầu

* Kinh nghiệm và năng lực về mặt tài chính và kĩ thuật của nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu

* Giá trị và khối lượng đã được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ cho chỉ định thầu

Trang 3

Phương thức đấu thầu:

Để thực hiện đấu thầu, chủ đầu tư có thể áp dụng các phương thức sau theo quy định của cơ chế đấu thầu mới(ban hành cùng nghị định số 88/1999/NĐ-CP)

Đấu thầu một túi hồ sơ(một phong bì)

Khi dự thầu theo phương thức này, nhà thầu phải nộp đủ những đề xuất về kĩ thuật, tài chính, giá dự thầu và những điều kiện khác trong một túi hồ sơ chung Theo hình thức này cả hai nội dung tài chính và kĩ thuật được mở ra và xét cùng một lúc trong quá trình xét thầu Phương thức này thường áp dụng cho đấu thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp

Đấu thầu hai túi hồ sơ(hai phong bì)

Khi dự thầu theo phương thức này, nhà thầu cần nộp những đề xuất về kĩ thuật và những

đề xuất về tài chính trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm Túi hồ sơ đề xuất

về kĩ thuật sẽ được xem xét trước để đánh giá, xếp hạng Nhà thầu được xếp hạng thứ nhất về kĩ thuật sẽ được xem xét tiếp túi hồ sơ đề xuất về tài chính Trường hợp nhà thầu không đáp ứng yêu cầu về tài chính và các điều kiện của hợp đồng, bên mời thầu phải xin ý kiến của người có thẩm quyền quyết định đầu tư, nếu được chấp nhận mới được mời nhà thầu tiếp theo để xem xét Hình thức đấu thầu hai túi hồ sơ chỉ được áp dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn

Đấu thầu hai giai đoạn

Phương thức này áp dụng cho những dự án lớn, phức tạp về công

nghệ và kĩ thuật hoặc dự án thuộc dạng chìa khoá trao tay Trong quá trình xem xét, chủ đầu tư có điều kiện hoàn thiện yêu cầu về mặt công nghệ, kĩ thuật và các điều kiện tài chính của hồ sơ mời thầu

- Giai đoạn thứ nhất:

Các nhà thầu nộp đề xuất về kĩ thuật và phương án tài chính sơ bộ(chưa có giá) để bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu, nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kĩ thuật để nhà thầu chính thức chuẩn bị và nộp đề xuất kĩ thuật của mình

- Giai đoạn thứ hai:

Bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia trong gia đoạn thứ nhất nộp đề xuất kĩ thuật

đã được bổ sung hoàn chỉnh trên cùng một mặt bằng kĩ thuật và đề xuất đầy đủ các điều kiện tài chính, tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng, giá bỏ thầu để đánh giá và xếp hạng

Trang 4

Phương thức này được áp dụng cho các trường hợp sau:

+ Các gói thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp có giá trị từ 500 tỷ VN đồng trở lên

+ Các gói thầu mua sắm hàng hoá có tính chất lựa chọn công nghệ thiết bị toàn bộ, phức tạp về công nghệ và kĩ thuật hoặc gói thầu xây lắp đặc biệt phức tạp

+ Dự án thực hiện theo hợp đồng chìa khoá trao tay

Như vậy, phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ và phương thức đấu thầu hai giai đoạn có những nét tương đồng gần giống nhau nên ta cần có những phân biệt rõ ràng giữa chúng Điều khác nhau dễ nhận thấy nhất đó là trong phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ thì các

đề xuất về kĩ thuật và tài chính đều được nộp cùng một lúc trước thời điểm đóng thầu Còn ở đấu thầu hai giai đoạn, đề xuất về kĩ thuật được nộp trước và xét trước, nếu đạt yêu cầu mới phải nộp đề xuất về tài chính, có nghĩa là phải có hai thời điểm đóng thầu đối với nhà thầu, một cho nội dung về kĩ thuật và một cho nội dung về tài chính

Sở dĩ phải phân biệt rõ ràng như vậy là nhằm làm tăng hiệu quả của đấu thầu và lựa chọn được nhà thầu tiềm năng nhất, đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu

Văn bản liên quan đến đấu thầu:

Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, phương thức đấu thầu ngày càng được áp dụng rộng rãi đối với các công trình mà vốn do nhà nước cấp hoặc

do nước ngoài đầu tư hoặc do tư nhân trong nước đứng ra tự bỏ vốn… Tất cả đều được thực hiện trên cơ sở những quy định chung về xây dựng cơ bản mà Chính phủ ban hành cùng với các cơ chế đấu thầu được Bộ xây dựng- cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng

cơ bản đã ban hành

Văn bản đầu tiên về quy chế đấu thầu được ban hành từ khi chuyển sang cơ chế quản

lý mới là thông tư số 03-BXD/VKT năm 1988 về “hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ đấu thầu trong xây dựng cơ bản”

Ngày 12-2-1990, Bộ xây dựng ban hành quyết định số 24-BXD/VKT về “quy chế đấu thầu xây lắp”

Sau một thời gian thực hiện, ngày 03-03-1994, Bộ xây dựng đã ban hành quyết định số 60-BXD/VKT

Ngày 17-06-1996 Chính phủ đã ban hành nghị định 43-CP về “quy chế đấu thầu”

Tuy nhiên, do những yêu cầu mới đặt ra của hoạt động xây dựng nói chung và hoạt động đấu thầu nói riêng ngày 01-09-1999 Chính phủ ban hành nghị định 88/1999/NĐ-CP về

“quy chế đấu thầu”

Trang 5

Ngày 05-05-2000, Chính phủ tiếp tục ban hành nghị định số 14/2000/NĐ-CP về sửa đổi,

bổ sung một số điều của cơ chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định số

88/1999/NĐ-CP ngày 01-09-1999 của Chính phủ

Ngày 26-05-2000, Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành thông tư

04/2000/TT-BKH về “Hướng dẫn thực hiện quy chế đấu thầu” Trên cơ sở thông tư này, một số bộ, ngành khác có liên quan cũng đã ban hành một số thông tư có liên quan đến công tác đấu thầu, ví dụ như ngày 21-03-2001 Bộ tài chính ra thông tư số 17/2001/TT-BTC về “hướng dẫn chế độ quản lý và sử dụng lệ phí thẩm định kết quả đầu tư”

Trên đây là những văn bản pháp quy có giá trị hiện hành, mặc dù còn có nhiều tranh luận xung quanh những văn bản này nhưng có thể khẳng định rằng đó là những cơ sở pháp lý quan trọng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của các ngành, các cấp, các cơ quan đơn vị làm công tác quản lý và thực hiện đầu tư xây dựng (bao gồm cả đấu thầu) trong cả nước Qua việc liệt kê các văn bản này cho thấy Chính phủ đã rất quan tâm đến việc hoàn thiện quy chế đấu thầu, không ngừng thay thế bổ sung thêm những quy định mới một mặt tạo điều kiện cho công tác đấu thầu diễn ra tốt đẹp và đạt hiệu quả mặt khác đảm bảo lợi ích cho các bên khi tham gia đấu thầu Do vậy, công ty cần phải thường xuyên cập nhật đầy

đủ những thông tin này để bổ sung kiến thức về đấu thầu cho toàn thể cán bộ công ty, tạo điều kiện cho công tác lập hồ sơ dự thầu khi tham gia đấu thầu

Ngày đăng: 29/12/2015, 21:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w