Ngày nay, các mạng dùng công nghệ IP, đặc biệt là Internet đã trở thành công cụ quan trọng trong nhiều lĩnh vực
Các phương pháp nâng cao chất lượng dịch vụ trên mạng IP --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Mục lục Mục lục .1 Lời nói đầu .2 PHẦN I .3 MẠNG IP & CÁC THÔNG SỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ .3 I.1. Phân loại lưu lượng và ứng dụng trên mạng IP 3 I.2. Các thông số đánh giá chất lượng dịch vụ .5 I.2.1. Trễ 5 I.2.2. Thông lượng .5 I.3. Vấn đề cung cấp chất lượng dịch vụ trên mạng IP 6 PHẦN 2 .7 Các phương pháp nâng cao chẤt lưỢng dỊch vỤ trên mẠng IP 7 II.1. Mô hình dịch vụ tích hợp (IntServ) .8 II.1.1. Những đặc trưng chính của mô hình IntServ .8 II.1.2. Giao thức RSVP 10 II.1.2.1. Các đặc trưng của RSVP .10 II.1.2.2. Mô hình hoạt động của giao thức RSVP 11 II.1.2.3. Một số vấn đề của giao thức RSVP .16 II.1.3. Kiểm soát chấp nhận .16 II.1.4. Phân loại gói tin .17 II.1.5. Lập lịch gói tin .17 II.1.6. Kiến trúc dịch vụ tích hợp .17 II.1.6.1. Dịch vụ tải có kiểm soát .20 II.1.6.2. Dịch vụ đảm bảo (Guaranteed Service) .22 II.1.7. Các vấn đề với mô hình dịch vụ tích hợp .23 II.2. Mô hình dịch vụ phân biệt 24 II.2.1. Các đặc điểm chính của mô hình DiffServ .24 II.2.2. Kiến trúc dịch vụ phân biệt .25 II.2.3. Định nghĩa dịch vụ 27 II.2.3.1. Trường DS và các PHB cơ bản 27 II.2.3.2. PHB chuyển tiếp nhanh 29 II.2.3.3. PHB chuyển tiếp có đảm bảo .29 II.2.4. Quản lý động tài nguyên trong mô hình DiffServ 30 II.2.4.1. Tổng quan về Bandwidth Broker 30 II.2.4.2. Kiến trúc của một hệ thống BB 32 II.2.5. Ưu điểm và hạn chế của dịch vụ Diffserv .33 II.2.5.1. Ưu điểm 33 II.2.5.2. Hạn chế của Diffserv .33 II.3. Multi Switching Label Protocol và Traffic Engineering 34 II.3.1. Giới thiệu 34 II.3. 2. Kiến trúc MPLS 34 II.3.2.1. Các thành phần chính trong mô hình .36 II.3.2.2. Forwarding Equivalent Class .36 II.3.2.3. Label Distribute Protocol 37 II.3.3. Traffic Engineering với MPLS 37 II.3.3.1. Giới thiệu chung .37 II.3.3.2. Mô hình thực hiện 38 II.3.4. Kết luận .39 PHẦN 3 .40 Đánh giá, kẾt luẬn .40 III.1. Đánh giá, phân tích các phương pháp: 40 1 Các phương pháp nâng cao chất lượng dịch vụ trên mạng IP --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- III.2. Đề xuất, kiến nghị .41 III.3. Phương án thực hiện các đề xuất và kiến nghị .41 III.3.1. Mô hình Kết hợp IntServ và DiffServ 41 III.3.1.1. Lợi ích của mô hình kết hợp Intserv và Diffserv .41 III.3.1.2. Framework cho Intserv/RSVP over Diffserv .42 III.3.1.3. Thực thi Framework 44 III.3.1.4. Kết luận 44 III.3.2. Hỗ trợ Diffserv trên MPLS 44 III.3.2.1. Lợi ích của kết hợp Diffserv và MPLS .44 III.3.2.2. Nguyên tắc 45 III.3.2.3. Các hoạt động của LSR Diffserv MPLS 45 III.3.2.4. Những ưu điểm và tồn tại của hai mô hình E-LSP và L-LSP 46 III.3.2.5. Kết luận 46 Kết luận 47 Tài liệu tham khảo .48 Lời nói đầu Ngày nay, các mạng dùng công nghệ IP, đặc biệt là Internet đã trở thành công cụ quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Cùng với các dịch vụ truyền thống (như email, FTP, WWW,. . .) các dịch vụ mới (truyền tiếng nói, hình ảnh hay đa phương tiện) đòi hỏi tính thời gian thực cũng ngày càng phát triển. Nhu cầu truyền các dịch vụ thời gian thực trong mạng IP tăng lên nhanh chóng trong khi mô hình cung cấp dịch vụ truyền thống trong mạng IP dựa trên việc truyền gói tin với cố gắng tối đa (best – effort) không đáp ứng được những yêu cầu chặt chẽ về mặt thời gian, độ trễ hay băng thông của các dịch vụ thời gian thực đòi hỏi phải có giải pháp để giải quyết vấn đề này. Để đáp ứng được yêu cầu của các ứng dụng thời gian thực, có hai giải pháp cơ bản. Giải pháp thứ nhất là bổ xung thêm tài nguyên bằng cách nâng cấp cơ sở hạ tầng truyền thông. Nhưng giải pháp này tốn kém và dù tài nguyên mạng có tăng thì các ứng dụng tiêu tốn tài nguyên cũng tăng lên và tài nguyên được xem là luôn thiếu so với nhu cầu. Giải pháp thứ hai hợp lý hơn là bổ sung các cơ chế hỗ trợ chất lượng dịch vụ vào hạ tầng mạng. Do đó tổ chức 2 Các phương pháp nâng cao chất lượng dịch vụ trên mạng IP --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Internet Engineering Task Fork (IETF) đã nghiên cứu, phát triển và đưa ra bốn phương pháp nhằm thực hiện phương án này. Đó là các phương pháp: - Mô hình dịch vụ tích hợp ( Integrated Services – IntServ) - Mô hình dịch vụ phân biệt (Differentiated Services – DiffServ) - Multiprotocol Label Switching - Traffic Engineering Trong tiểu luận này, chúng em xin trình bầy về 4 phương pháp hỗ trợ chất lượng dịch vụ trên. Đánh giá ưu nhược điểm của từng phương pháp và đưa ra các kiến nghị và đề xuất của riêng mình. Chúng em xin cám ơn thầy giáo Ngô Hồng Sơn đã cung cấp các kiến thức quý báu để chúng em hoàn thành tiểu luận này. PHẦN I MẠNG IP & CÁC THÔNG SỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ I.1. Phân loại lưu lượng và ứng dụng trên mạng IP Trên mạng IP có hai loại lưu lượng khác nhau cơ bản là lưu lượng thời gian thực và lưu lượng dữ liệu (data traffic, lưu lượng không có thuộc tính thời gian thực) 3 IP applications IP traffic Real – time applications Real – time traffic Elastic applications Data traffic Hình 1 . Phân loại ứng dụng và lưu lượng trên mạng IP Các phương pháp nâng cao chất lượng dịch vụ trên mạng IP --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Lưu lượng dữ liệu tạo bởi các ứng dụng như telnet, ftp, www, email,. . Đó là các ứng dụng mềm dẻo (chúng luôn đợi dữ liệu đến). Độ trễ lớn sẽ làm giảm hiệu suất thực hiện ứng dụng nhưng dữ liệu đi đến đều được sử dụng. Các ứng dụng mềm dẻo có thể tiếp tục được phân loại căn cứ vào đòi hỏi độ trễ của chúng. Interactive burst traffic (như telnet, NFS) cần độ trễ nhỏ, interactive bulk traffic (như ftp, www) cần độ trễ trung bình, asynchronous bulk traffic (email) không bị ảnh hưởng gì bởi độ trễ. Lưu lượng dữ liệu thường là rời rạc và không đoán trước được. Các liên kết thường có tuổi thọ ngắn và dùng để truyền một hay nhiều khối dữ liệu. Các ứng dụng gửi dữ liệu đi với khả năng nhanh nhất có thể được rồi dừng lại. Do đó lưu lượng dữ liệu mang tính bùng nổ. Lưu lượng thời gian thực tạo bởi các ứng dụng thời gian thực. Các ứng dụng thời gian thực đểu có đặc tính chỉ chịu độ trễ nhỏ. Khác với các ứng dụng mềm dẻo, chúng rất nhạy cảm với độ trễ và sự biến thiên độ trễ. Quá trình truyền dữ liệu của ứng dụng thời gian thực thường đều và kéo dài, luồng dữ liệu có tính điều hoà. Để mô tả luồng dữ liệu thời gian thực, một phương pháp thường được sử dụng là mô hình giỏ thẻ bài (token bucket model). Một bộ giỏ thẻ bài được xác định bởi hai tham số : tốc độ thẻ bài r và kích thước giỏ b . Trong hình 2, r là tốc độ thẻ bài xếp vào giỏ, nếu giỏ đầy các thẻ bài kế tiếp sẽ bị loại, như vậy giỏ chỉ chứa được tối đa b thẻ bài. Những gói đi đến sẽ được lưu vào hàng đợi. Để truyền gói đi các thẻ bài được lấy ra khỏi giỏ với một lượng tương đương với kích thước gói, mỗi khi một gói kích thước p được gửi đi, p thẻ bài sẽ chảy ra khỏi giỏ. Gói chỉ được gửi đi khi trong giỏ có đủ thẻ bài. Với cơ chế này lưu lượng dữ liệu được kiểm soát (trong thời gian T, lưu lượng gửi đi không thể vượt quá rt + b) 4 Hình 2 . Nguyên lý hoạt động của mô hình giỏ thẻ bài Gói dữ liệu đi Gói dữ liệu đến Hàng đợi độ dài cố định Giỏ ( kích thước b ) Các thẻ bài đi đến với tốc độ không đổi r Các phương pháp nâng cao chất lượng dịch vụ trên mạng IP --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- I.2. Các thông số đánh giá chất lượng dịch vụ Chất lượng dịch vụ là khả năng của mạng cung cấp dịch vụ tốt hơn cho các lưu lượng mạng được lựa chọn trên các công nghệ khác nhau như Frame Relay, ATM,. Nói cách khác, đó là đặc tính của mạng cho phép phân biệt các lớp lưu lượng khác nhau và xử lý chúng một cách phù hợp. Các thông số quyết định chất lượng dịch vụ là trễ, thông lượng và mất mát I.2.1. Trễ Trễ của lưu lượng dịch vụ là đặc tính rất quan trọng của chất lượng dịch vụ. Các khía cạnh khác nhau của trễ có ảnh hưởng khác nhau đến các dịch vụ. - Trễ đầu cuối đến đầu cuối (end – to – end) - Biến thiên trễ (jitter) Các ứng dụng tương tác thời gian thực (như truyền thông thoại) nhạy cảm với trễ đầu cuối đến đầu cuối và biến thiên trễ. Độ trễ dài ảnh hưởng đến tính tương tác của quá trình thông tin . Các ứng dụng phi tương tác thời gian thực (như quảng bá một chiều) không nhạy cảm với trễ đầu cuối đến đầu cuối nhưng bị ảnh hưởng bởi biến thiên trễ. Biến thiên trễ thường được điều chỉnh bằng cách dùng bộ đệm tại đầu thu, tại đó các gói đến được giữ và phát lại tại thời điểm thích hợp. Thời điểm phát (điểm phát lại) được xác định bởi biến thiên trễ tối đa. Các ứng dụng có thể điều chỉnh điểm phát lại dựa trên sự thay đổi giá trị biến thiên trễ gọi là các ứng dụng thích nghi. Các gói đến sau thời điểm phát lại thường không còn giá trị với ứng dụng. Các ứng dụng không có thuộc tính thời gian thực không nhạy cảm với trễ. Đó là do các ứng dụng này có thể dùng các phép đo trễ để điều khiển tốc độ lưu lượng (như TCP) hay lưu trữ dữ liệu cho đến khi được báo nhận (như FTP). Trễ lớn hoặc thay đổi có thể ảnh hưởng đến chất lượng của những ứng dụng này . Các thành phần khác nhau của trễ đầu cuối đến đầu cuối là : - Trễ phát: là thời gian cần thiết để đưa tất cả các bit của gói tin vào đường truyền - Trễ truyền: là thời gian một bit truyền qua kênh - Trễ xử lý: là thời gian xử lý một gói trong phần tử mạng - Trễ hàng đợi: là thời gian gói tin phải đợi trong hàng đợi trước khi nó được truyền đi Tại đầu cuối, có thể có các trễ khác khi nhận gói tin từ giao diện mạng đến chương trính và cuối cùng đến người sử dụng . I.2.2. Thông lượng Khía cạnh chính của thông lượng là băng thông dành cho ứng dụng. Nó xác định lưu lượng mà ứng dụng có thể truyền qua mạng. Một khía cạnh quan trọng khác là lỗi (thường liên quan đến tỷ lệ lỗi được truyền) và mất mát (thường liên quan đến dung lượng bộ đệm) 5 Các phương pháp nâng cao chất lượng dịch vụ trên mạng IP --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Với ứng dụng thời gian thực cứng, chúng chỉ có giá trị khi được cung cấp một lượng dải thông nhất định. Các ứng dụng thích nghi có yêu cầu thấp hơn, hiệu suất của các ứng dụng này tăng nhanh khi dải thông tăng lên, nhưng chỉ đến một mức độ nhất định, khi dải thông tiếp tục tăng, hiệu suất ứng dụng không được cải thiện. Đối với các ứng dụng mềm dẻo, hiệu suất ít phụ thuộc vào dải thông hơn nhưng khi tăng dải thông thì luôn nâng cao được hiệu suất ứng dụng . Hình 3 thể hiện sự phụ thuộc hiệu suất của ứng dụng vào dải thông của các loại ứng dụng Một số ứng dụng có thể giảm tốc độ truyền để thích ứng với dấu hiệu thông lượng thấp. Các ứng dụng này được gọi là thích ứng tốc độ. Thông lượng phụ thuộc vào các yếu tố sau : - Đặc tính đường truyền: băng thông, tỷ lệ lỗi - Đặc tính nút mạng: dung lượng bộ đệm, năng lực xử lý Một số đặc tính của các phần tử mạng khác nhau như các thiết bị đầu cuối / máy chủ, chuyển mạch / bộ định tuyến xác định chất lượng dịch vụ cung cấp cho ứng dụng theo các chỉ tiêu về thông lượng và độ trễ. I.3. Vấn đề cung cấp chất lượng dịch vụ trên mạng IP Các mạng hiện nay cần hỗ trợ nhiều kiểu lưu lượng trên cùng một liên kết mạng đơn. Các kiểu lưu lượng khác nhau yêu cầu mạng phải xử lý khác nhau. Lưu lượng chỉ có thể được phân biệt tại các phần tử mạng tích cực đó là bộ định tuyến (router), chuyển mạch (switch) và gateway . Vì vậy, yêu cầu thiết kế mạng bao gồm : Mạng có thể truyền nhiều loại dịch vụ, có nghĩa là chúng phải quan tâm đến chất lượng dịch vụ Khả năng mở rộng, nghĩa là lưu lượng mạng có thể tăng mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của mạng Khả năng hỗ trợ các ứng dụng quan trọng, dùng nhiều tài nguyên mạng, các ứng dụng này đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp 6 Hiệu suất Dải thông a. Ứng dụng thời gian thực cứng b. Ứng dụng thích nghi độ trễ Hiệu suất Dải thông c. Ứng dụng mềm dẻo Hiệu suất Dải thông Hình 3 . Sự phụ thuộc của hiệu suất ứng dụng vào dải thông Các phương pháp nâng cao chất lượng dịch vụ trên mạng IP --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Có hai cơ chế cơ bản để cung cấp chất lượng dịch vụ thích hợp dựa trên các tiêu chuẩn trễ và thông lượng. Cung cấp đủ dung lượng Sử dụng công nghệ quản lý lưu lượng Khi có đủ dung lượng tài nguyên trong mạng thì không cần một cơ chế đặc biệt nào để đảm bảo chất lượng dịch vụ. Điều đó bao gồm có đủ : Đường truyền tốc độ cao Các bộ xử lý mạnh Bộ đệm dung lượng lớn Cơ chế này thích hợp cho môi trường cục bộ có điều khiển như mạng LAN của các doanh nghiệp nhưng không phù hợp với các mạng lớn như mạng Internet. Trong khi giá băng thông, bộ nhớ và bộ xử lý đang giảm đi thì giá của các thiết bị đầu cuối và đường truyền viễn thông tốc độ cao đáp ứng mô hình này vẫn còn khá cao . Cơ chế cung cấp chất lượng dịch vụ thứ hai là sử dụng công nghệ quản lý lưu lượng. Ý tưởng ở đây là lưu lượng có thể được phân biệt và cung cấp các mức dịch vụ khác nhau. Mức độ phân biệt có thể là một tập nhỏ các lớp hay phân biệt đến từng luồng ứng dụng. Phải có cơ chế điều khiển mức lưu lượng của từng lớp được đưa vào mạng tuỳ theo tài nguyên sẵn có – điều này có thể được thực hiện tĩnh (bằng cách cung cấp trước) hay động (báo hiệu việc dự trữ tài nguyên). Phải có các cơ chế chuyển tiếp lưu lượng hiệu quả trên mạng. Hơn nữa, phần tử mạng phải quản lý việc xử lý và xếp hàng đợi các gói một cách thích hợp đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ khác nhau tuỳ theo từng gói. PHẦN 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRÊN MẠNG IP IETF đã đưa bốn phương pháp cung cấp chất lượng dịch vụ trong mạng IP Integrated Services – IntServ Differentiated Services – DiffServ Multiprotocol Label Switching Traffic Engineering Intserv cho phép đặt trước một kênh xuyên qua mạng với băng thông đảm bảo. Nó dự trữ tài nguyên mạng một cách rõ ràng bằng giao thức báo hiệu động và sử dụng kiểm soát chấp nhận, phân loại gói, lâp lịch thông minh để đạt được chất lượng dịch vụ mong muốn 7 Các phương pháp nâng cao chất lượng dịch vụ trên mạng IP --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- DiffServ phân loại các gói thành một số nhỏ các kiểu dịch vụ và dùng cơ chế ưu tiên để cung cấp chất lượng dịch vụ thích hợp cho lưu lượng. Ở đây không sử dụng dự trữ tài nguyên hay kiểm soát chấp nhận, mặc dù các nút có sử dụng cơ chế hàng đợi thông minh để phân biệt lưu lượng. MPLS không phải là mô hình như Intserv và Diffserv, nó là một chuẩn kết hợp công nghệ chuyển mạch nhanh tầng hai và định tuyến tầng ba cho phép dẫn đường hiệu quả. MPLS thêm một nhãn ngắn vào gói tin IP và thực hiện chuyển tiếp packet dựa trên nhãn này để tránh những phức tạp do phải xử lý header của gói tin IP. Traffic Engineering được sử dụng để đạt được mục tiêu hiệu năng như tối ưu tài nguyên mạng và sắp đặt lưu lượng vào các đường truyền cụ thể. Bằng cách sử dụng một công nghệ như MPLS, traffic engineering cho phép giảm tắc nghẽn lưu lượng trên mạng . Sau đây chúng ta sẽ xem xét các phương pháp này . II.1. Mô hình dịch vụ tích hợp (IntServ) Integrated Service là mô hình QoS đầu tiên được IETF phát triển vào đầu những năm 1990 và một số phần của mô hình này ngày nay vẫn đang được hoàn thiện. Khi nhóm Integrated Service bắt đầu, World Wide Web chưa xuất hiện và trao đổi đa phương tiện được xem là ứng dụng tương lai. Do đó, IntServ là một chuẩn phù hợp nhất với truyền thông đường dài với băng thông đảm bảo. Trong IntServ nhiều lớp lưu lượng được các phần tử mạng đảm bảo các loại chất lượng dịch vụ khác nhau . Ở đây các ứng dụng cần biết trước các đặc tính lưu lượng của chúng và báo hiệu cho các phần tử mạng trung gian để đặt trước các tài nguyên nhất định nhằm đáp ứng tính chất lưu lượng của nó. Tuỳ theo sự khả dụng, mạng có thể để dành tài nguyên và gửi về một báo nhận tích cực hoặc không đáp ứng yêu cầu đó . Ý tưởng chính của IntServ là hỗ trợ đăng ký từng luồng. InteServ cho phép đăng ký trên toàn tuyến trước khi thực sự gửi dữ liệu. Trung tâm của Integrated Service là giao thức đăng ký tài nguyên RSVP. Khi một sender muốn truyền lưu lượng tới một receiver (thông qua unicast hay multicast), sender gửi một thông điệp PATH tới receiver. Một thông điệp PATH chuyển thông tin tới receiver về nguồn lưu lượng, đặc điểm của đường đi mạng và cuối cùng nó cài đặt trạng thái cần thiết để thông điệp RESV có thể tìm đến sender từ receiver. Khi receiver nhận được thông điệp PATH, nó trả lại một thông điệp RESV dọc theo đường mà thông điệp PATH đã đi qua. Thông điệp RESV thực sự đặt trước băng thông cần thiết trong router dọc theo đường đi. Khi sender nhận được thông điệp RESV, nó mới bắt đầu truyền dữ liệu . II.1.1. Những đặc trưng chính của mô hình IntServ a) Luồng (flow) 8 Các phương pháp nâng cao chất lượng dịch vụ trên mạng IP --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Luồng là một dòng các gói sinh ra từ cùng một hành động của người sử dụng ví dụ một phiên ứng dụng đơn. Có thể xác định luồng bằng các cơ chế khác nhau .Ví dụ IP V6 dùng địa chỉ nguồn và nhãn luồng còn IP V4 dùng địa chỉ nguồn, địa chỉ đích và cổng đích . b) Các loại dịch vụ IntServ định nghĩa các loại dịch vụ có thể cung cấp, dựa trên các yêu cầu về trễ và mất mát, cụ thể là : * Dịch vụ đảm bảo : cung cấp sự đảm bảo tuyệt đối về trễ và mất mát gói mà luồng phải chịu (dùng cho các ứng dụng thời gian thực không thích nghi). Các gói tuân theo sự dự trữ sẽ không bị mất hay trễ quá giới hạn xác định. Sự đảm bảo chặt chẽ đòi hỏi mức dự trữ tài nguyên cao * Dịch vụ tải có kiểm soát : cung cấp dịch vụ tương được với mạng không quá tải (dùng cho các ứng dụng thích nghi hoạt động tốt trong điều kiện mạng tải nhẹ) . Phần lớn gói tin sẽ không bị mất hay trễ hàng đợi. Nhưng ở đây không cung cấp mức đảm bảo mang tính địng lượng cụ thể * Đặc điểm lưu lượng (Traffic Specification – Tspec) Lưu lượng luồng được đặc trưng bởi đặc điểm lưu lượng (Tspec). Tspec chứa các tham số tốc độ thẻ bài r, kích thước giỏ b (giỏ thẻ bài), tốc độ đỉnh p (peak rate), đơn vị xử lý nhỏ nhất m và kích thước gói tối đa M - Tốc độ thẻ bài r xác định tốc độ truyền dữ liệu liên tục không đổi, kích thước giỏ b xác định mức độ mà tốc độ truyền dữ liệu có thể vượt quá tốc độ cho phép trong một khoảng thời gian ngắn - Tốc độ đỉnh p là tốc độ tối đa mà nguồn và các điểm đinhj dạng lưu lượng có thể gây ra bùng nổ lưu lượng trên mạng - Đơn vị xử lý nhỏ nhất m (minimum policed unit), xác định số byte được tính khi kiểm tra lưu lượng về sự phù hợp với Tspec. Các gói có kích thước m khi kiểm tra đều được coi là có kích thước bằng m - Kích thước gói tối đa M là kích thước lớn nhất của gói tuân theo Tspec. M phải nhỏ hơn hoặc bằng MTU của liên kết vì các gói sử dụng dịch vụ không được phân đoạn. Luồng sẽ bị loại bỏ (không được sử dụng dịch vụ yêu cầu) nếu kích thước gói tối đa yêu cầu lớn hơn M . c) Đặc điểm dịch vụ được yêu cầu Luồng có độ trễ đảm bảo có thể xác định thêm bằng đặc điểm dịch vụ được yêu cầu (Requested Service Specification – Rspec) để yêu cầu mức dịch vụ cụ thể. Rspec có các tham số sau : - Tốc độ yêu cầu R, xác định tốc độ mong muốn mà lưu lượng được gửi trong luồng, nó phải lớn hơn r 9 Các phương pháp nâng cao chất lượng dịch vụ trên mạng IP --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- - Số hạng vi chỉnh S, xác định sự trênh lệch giữa độ trễ mong muốn và độ trễ thu được khi gửi ở tốc độ R. Nó cho phép mạng điều chỉnh tốc độ được phân bố để đáp ứng yêu cầu trễ d) Đặc điểm đường (Path Characterization) Để giải thích các chất lượng dịch vụ được cung cấp dọc theo một chặng đường cụ thể, cơ chế dự trữ tài nguyên cũng thông báo một số đặc tính của đường, chúng bao gồm - Khả năng cung cấp IntServ: chỉ ra xem có nút nào trên đường không có khả năng cung cấp dịch vụ tích hợp - Số chặng IntServ: chỉ ra số nút có khả năng cung cấp dịch vụ tích hợp trên đường - Băng thông đường sẵn có: chỉ ra băng thông tối thiểu - Độ trễ đường tối thiểu: chỉ ra độ trễ tối thiểu của một gói, bao gồm trễ truyền, trễ xử lý nhưng không tính đến trễ hàng đợi. - MTU của đường: chỉ ra kích thước đơn vị truyền cực đại trên đường - Các tham số trễ: chỉ ra trễ tích luỹ trên đường truyền của một luồng cụ thể, bao gồm các số hạng phụ thuộc tốc độ và số hạng phụ thuộc tốc độ D. e) Dự trữ tài nguyên Phải dự trữ tài nguyên cho các luồng để có thể cung cấp chất lượng dịch vụ theo yêu cầu. Điều đó có thể thực hiện thông qua giao thức dự trữ tài nguyên động, qua cấu hình bằng tay hay qua một giao thức quản lý mạng. Mô hình tích hợp dịch vụ không gắn liền với một cơ chế cụ thể nào. Tất nhiên, nó xác định tổng quát các lưu lượng và đặc tính đường truyền thông qua mạng. Việc dự trữ tài nguyên được thực hiện bằng giao thức dự trữ tài nguyên (Resource ReSerVation Protocol – RSVP) II.1.2. Giao thức RSVP RSVP là giao thức cụ thể được thiết kế cho được thiết kế để cung cấp việc dự trữ tài nguyên. Nó được thiết kế cho môi trường dịch vụ tích hợp, nhưng ngoài ra nó còn có thể dùng với các mô hình dịch vụ khác. II.1.2.1. Các đặc trưng của RSVP Môi trường quảng bá (multicast): RSVP được thiết kế làm việc tốt trong môi trường quảng bá bởi vì các ứng dụng yêu cầu dự trữ tài nguyên là hướng quảng bá (multicast – oriented), ví dụ như ứng dụng hội nghị. Giao thức cung cấp quá trình truyền thông đơn giản giữa tậpcác bên gửi và tập các bên nhận, với đường truyền thực sự sử dụng các cây truyền bá. Hướng bên nhận (receiver – oriented): để có thể mở rộng đáp ứng môi trường quảng bá lớn, giao thức yêu cầu bên nhận thực hiện việc dự trữ. Bên nhận yêu cầu dự trữ tài nguyên dựa trên đặc tính lưu lượng của bên gửi và đặc điểm của đường truyền 10 [...]... của chức năng chất lượng dịch vụ Nó được gửi đến các khối chức năng thực sự cung cấp chất lượng dịch vụ trong bộ định tuyến / mạng con RSVP truyền tải các đối tượng nhưng các đối tượng này lại trong suốt đối với RSVP Hình 10 minh hoạ mối quan hệ giữa các khối chức năng Ví dụ chức năng kiểm soát thu nhận sẽkhông chỉ dùng đối tượng chính sách của RSVP chuyển mà còn dùng các đối tượng dùng để gọi chức. .. lập khác tương đương về mặt chức năng cũng như thủ tục quản lý để thực hiện việc đó Giao thức thường được sử dụng trong dịch vụ tích hợp là RSVP nhưng RSVP và mô hình IntServ độc lập với nhau Máy chủ Bộ định tuyến hoặc mạng con RSVP Acct Auth RSVP Chức năng kiểm soát chính sách Xử lý đối tượng kiểm soát QoS Xử lý đối ượng định danh Xử lý đối tượng kế toán Policy Dữ liệu Chức năng đường dữ liệu Kiểm... định một cách độc lập xem nó có thể cung cấp dịch vụ này dựa trên mức tải hiện tại của nó cũng như mức độ rủi ro có thể có (do cung cấp quá mức tổng của Tspec của các luồng tải có kiểm soát) Khi luồng đã được chấp nhận, chức năng đường dữ liệu bắt đầu làm việc Chức năng này quan tâm đến việc xử lý và lập lịch gói Ở đây chúng ta cần xem xét một khía cạnh trong đáp ứng của thùng thẻ bài : giả sử luồng... mạng và đích Adspec được sinh ra bởi máy chủ gửi hoặc bộ định tuyến đầu tiên trên đường, nó chứa các tham số tổng quát đặc trưng cho đường đó, xác định bởi việc tính toán trên từng chặng, cũng như các tham số đặc trưng cho chất lượng dịch vụ cụ thể được phần tử mạng hỗ trợ Ví dụ về các tham số tổng quát : kích thước MTU của đường truyền, băng thông, trễ tối thiểu trên đường 18 Các phương pháp nâng cao... tham số luồng yêu cầu dịch vụ (Tspec) Mô tả luồng FlowSpec Lớp dịch vụ Filter Spec RSpec TSpec Địa chỉ nguồn Hình 9 mô tả chi tiết hơn về chức năng đường dữ liệu kiểm soát chất lượng Thông tin Hình Các đối năng trong tin báo RESV từ giao thức RSVP được đưa vào các9khối chức tượng khác nhau trong bộ định tuyến, tại đó chúng được xử lý để đưa ra quyết định cung cấp chất lượng dịch vụ tương ứng Bộ phân loại... thiểu và xấp xỉ dịch vụ thông thường khi mạng không quá tải • Kiến trúc dịch vụ Chức năng đường dữ liệu kiểm soát chất lượng Lập lịch / xử lý gói Phân loại gói Thùng thẻ bài Bộ định tuyến Hình 11 Dịch vụ tải có kiểm soát Hình 11 mô tả một phần tử mạng cung cấp dịch vụ tải có kiểm soát, trong đó phần quan trọng nhất là chức năng xử lý gói Tại đây, tất cả các luồng gói đều đi qua bộ phân loại gói trong... khả năng phục vụ của mạng từ đó chọn lựa dịch vụ và xác định các tham số đăng ký cho phù hợp Các thông tin chính bao gồm : • Tổng độ trễ đường đi tối thiểu (không tính trễ hàng đợi) Trong trường hợp dịch vụ đảm bảo, bên nhận cộng thêm giá trị này vào độ trễ hàng đợi để có độ trễ tổng cộng • Dải thông tối thiểu trên đường đi : dải thông của liên kết hẹp nhất • Một bit cờ : ban đầu được xoá và được đặt... dạng lưu năng Nút ở biên có nói chung có nhiều chứclượng hơn nút bên trong và có thể mở rộng các dịch vụ như đánh dấu, định dạng gói cho các máy chủ hay miền không có khả năng tự cung Nút DS cấp các dịch vụ đó Nút bên trong có thể giả thiết rằng lưu lượng đã đi qua các nút biên hỗ trợ dịch vụ phân biệt và do vậy đã Hình 13 Cấu trúc điềudịch vụchính xác Các chức năng này có được đánh dấu và nút chỉnh... Nhưng ngay cả trên mạng trục, cũng cần có những cơ chế hỗ trợ Diffserv trong việc chọn đường để nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ MPLS với khả năng traffic engineering có thể đáp ứng yêu cầu này II.3 Multi Switching Label Protocol và Traffic Engineering II.3.1 Giới thiệu Trong mạng IP truyền thống, gói dữ liệu được chuyển tiếp độc lập tại mỗi router căn cứ vào header của gói và bảng thông tin định... trong mạng IP truyền thống có đặc trưng không thể dự đoán trước Điểm mạnh của MPLS là cung cấp khả năng Traffic Engineering Ví dụ như việc sử dụng các tuyến đường rõ ràng dẫn đến khả năng quản lý tài nguyên mạng và hỗ trợ các dịch vụ mới Sau đây, chúng ta sẽ xem xét kiến trúc của MPLS và Traffic engineering với MPLS II.3 2 Kiến trúc MPLS Ý tưởng của MPLS là khi một packet đến một ingress LSR (Label Switching