1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận tải và bảo hiểm quốc tế.doc

36 1,8K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 353 KB

Nội dung

Vận tải và bảo hiểm quốc tế

Trang 1

I Đặt vấn đề

1 Lý do lựa chọn đề tài

Vận đơn là một chứng từ rất quan trọng trong vận tải hàng hóa quốc tế Vận đơn chính là chứng từ chứng minh cho một hợp đồng chuyên chở hàng hóa do người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng Nếu như mặt trước của vận đơn đường biển, hàng không là các thông tin liên quan đến việc gửi hàng,mặt sau được xem như những điều khoản của hợp đồng chuyên chở thì vận đơn tàu chuyến chỉ là chứng từ chủ yếu để xác nhận việc giao hàng.

Trong thương mại quốc tế, chúng ta thường làm việc với những đối tác nước ngoài, vận chuyển hàng hóa thông qua những hãng chuyên chở nước ngoài vì vậy hầu hết các vận đơn đều được in bằng tiếng Anh Tầm quan trọng của vận đơn đòi hỏi chúng ta phải hiểu rõ các điều khoản chuyên chở liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan.Nếu không nắm rõ, khi xảy ra tranh chấp có thể gây ra cho chúng ta những thiệt hại lớn Trong quá trình học môn “Vận tải và bảo hiểm quốc tế”, do giới hạn về thời gian, dung lượng kiện thức nên nhóm chỉ đề cập tới một số nét cơ bản của vận đơn đường biển theo hình thức tàu chợ, tàu chuyến và vận đơn hàng không.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Qua tham khảo một số giáo trình, một số tác giả đã thực hiện việc dịch vận đơn đường biển hình thức tàu chợ nhưng chưa quan tâm nhiều đến vận đơn tàu chuyến,hàng không và chưa có sự so sánh cụ thể giữa các điều khoản trên mặt sau của các loại vận đơn này.

3 Giới hạn đề tài

Đề tài tập trung vào việc dịch ba mẫu vận đơn cụ thể : Vận đơn đường biển theo hình thức tàu chợ của Refeer, vận đơn tàu chuyến Gencon và vận đơn hàng không của Thaicargo Các luận điểm so sánh đều được đưa ra trên cở sở nội dụng của ba vận đơn này.

4 Mục tiêu nghiên cứu

- Hiểu rõ được nội dung mặt sau của các loại vận đơn, đặc biệt là vận đơn đường biển hình thức tàu chợ và vận đơn hàng không.

- Từ nội dung các điều khoản trên mặt sau vận đơn, có thể đưa ra lời giải đáp, phân tích được những tranh chấp xảy ra liên quan đến các điều khoản này.

- Tìm hiểu được sự giống và khác nhau giữa vận đơn hàng không và vận đơn đường biển hình thức tàu chợ và tàu chuyến trong việc quy định các điều kiện vận chuyển, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người gửi hàng, người chuyên chở.

1

Trang 2

II.Giới thiệu về cảng Busan ( Hàn Quốc )1 Giới thiêu chung

Cảng Busan (còn gọi là Pusan) là thành phố lớn thứ hai và cảng lớn nhất ở Hàn Quốc Nằm ở mũi đông nam của bán đảo Triều Tiên, cảng Busan ít hơn 110 hải lý về phía đông-đông nam của cảng Kitakyushu của Nhật Bản và khoảng 247 km về phía đông của cảng Mokpo,Hàn Quốc Nằm ở cửa sông Naktong, cảng Busan nằm sâu trong một vịnh được bảo vệ,đối diện là quần đảo Tsushima của Nhật Bản khoảng nữa đường băng qua eo biển Triều Tiên giữa hai nước Kết nối với đất liền bằng một cầu rút, Yong Island chia cắt cảng Busan Ngoại thương tập trung ở cổng phía đông, và các hoạt động đánh bắt cá đóng tại cảng nhỏ hơn ở phía tây của cảng Busan Trong năm 2007, Hiệp hội Cảng Mỹ xếp hạng cảng Busan là cảng đứng thứ mười về tổng trọng tải và thứ sáu nhộn nhịp nhất trong điều khoản của TEUs 20-foot của hàng hoá trong container Các ngành công nghiệp chính ở cảng Busan bao gồm đóng tàu, điện tử, thép, ô tô, gốm sứ, giấy, và hóa chất.Các khu công nghiệp mới đang đưa các nhà sản xuất công nghệ cao đến Pusan

2 Hoạt động thương mại

Cảng Busan là cửa ngõ quan trọng của Hàn Quốc, là cầu nối giữa Hàn Quốc với Châu Á và Thái BìnhDương Đây là cảng chính cua Hàn Quốc, tiếp nhận 40% hàng hóa nước ngoài, 80% hàng hóa containervà 40% hoạt động sản xuất ngư nghiệp của quốc gia Khoảng 130 tàu ghé qua cảng này mỗi ngày.

Trang 3

III.Vận đơn đường biển hình thức tàu chợ: ( Refeer )

Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở cấp cho người gửi hàng sau khi hàng háo đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp.

Vận đơn có nhiều loại do nhiều hãng tàu phát hành nên nội dung vận đơn cũng khác nhau Một vận đơn thường có hai mặt : Mặt trước để ghi những vấn đề liên quan giữa người gửi hàng, người vận tải và người nhận hàng hóa Nó gồm các tiêu đề in sẵn, nội dung của tiêu đề sẽ được người gửi hàng điền vào trên cơ sở những cơ sở những số liệu của “Biên lai thuyền phó” ( Master receipt ) Mặt sau gồm nhiều điều khoản in sẵn khác nhau quy định rõ quyền lợi và trách nhiệm của các bên và phương pháp thực hiện hợp dồng chuyên chở

Trong phần này, nhóm sử dụng vận đơn mẫu Refeer để làm tài liệu cho đề tài của mình.Sau đây là nội dung bản dịch tiếng Việt của mặt sau một mẫu vận đơn đường biển :

1 Định nghĩa :

“Carrier” nghĩa là bên mà tên của họ sẽ xuất hiện ở phần đầu của tờ vận đơn , bao gồm cả tên tàu và/hoặc chủ tàu.

“Merchant” là người gửi hàng, người nhận hàng, chủ hàng và là người nhận hàng và người nắm giữ vận đơn.

“Goods” là hàng hóa được miêu tả ở mặt trước của tờ vận đơn.

2 Chấp nhận :

3

Trang 4

Bằng việc chấp nhận vận đơn này, người gửi hàng tuyệt đối chấp nhận và đồng ý những điều khoản, quy định và ngoại lệ được viết, đánh máy, đóng dấu hoặc in đầy đủ được ký bởi người gửi hàng.

3 Điều khoản dẫn chiếu Paramount:

Vận đơn này có hiệu lực theo luật vận chuyển hàng hải quốc tế 1957 của Nhật Bản, được chỉnh sửa vào ngày 03/06/1992, có hiệu lực đối với nghị định thư chỉnh sửa về sự thống nhất các nguyên tắc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển liên quan đến vận đơn của Công ước quốc tế, Brussel 23/02/1968 (Công ước Visby).

4 Luật quốc gia và trọng tài :

(1) Hợp đồng được chứng minh bởi hoặc chứa trong vận đơn này sẽ được điều chỉnh bằng luật Nhật Bản.

(2) Bất kỳ tranh chấp nào nảy sinh từ vận đơn này sẽ được chuyển đến trọng tài tại Tokyo bởi Ủy ban trọng tài hàng hải Tokyo (TOMAC) của Sở giao dịch thuê tàu Nhật Bản, theo đúng những chỉ dẫn từ luật của TOMAC và bất kỳ sự sửa đổi và quy định được đưa ra bởi trọng tài sẽ được quyết định và ràng buộc cả hai bên.

5 Mô tả về hàng hóa :

(1) Vận đơn này sẽ là bằng chứng quan trọng nhất chứng minh người chuyên chở đã nhận tổng số những lô hàng và đơn vị được liệt kê ở mặt sau.

(2) Người chuyên chở không phải trình bày về trọng lượng, nội dung, chất lượng, đặc điểm, điều kiện, ký mã hiệu, số lượng hay giá trị của hàng hóa và người chuyên chở sẽ không có trách nhiệm trình bày những điều này trong vận đơn.

(3) Người gửi hàng bảo đảm với người chuyên chở rằng những chi tiết liên quan đến hàng hóa như trình bày ở mặt sau sẽ được kiểm tra bởi người gửi hàng khi nhận được vận đơn và bảo đảm những chi tiết đó và những chi tiết khác được cung cấp bởi người gửi hàng hoặc nhân danh người gửi hàng là chính xác.

(4) Người gửi hàng sẽ đảm bảo những mất mát, nguy hiểm, chậm trễ nảy sinh hoặc những hậu quả từ sự không chính xác hoặc sự không đầy đủ của những chi tiết đó.

6 Miễn trách.

Người chuyên chở sẽ không chịu trách nhiệm cho những mất mát hay nguy hiểm nảy sinh do:

(1) Hành động, sơ suất hay thiếu sót của thuyền trưởng, thủy thủ, hoa tiêu hay nhân viên của người chuyên chở trong quá trình đi biển hay quản trị tàu; (2) cháy, trừ phi do chính người 4

Trang 5

chuyên chở hay lỗi của chính người chuyên chở gây ra; (3) những nguy hiểm, tai nạn trên biển; (4) thiên tai; (5) chiến tranh; (6) hành động của kẻ thù công chúng; (7) bị bắt giữ hoặc bị cấm thúc do lệnh của vua chúa, chính quyền hay bị tịch thu bởi tòa án; (8) bị hạn chế vì kiểm dịch; (9) hành động hay sự chểnh mảng của người chuyên chở, đại lý của người chuyên chở, người đại diện của người chuyên chở; (10) đình công, cấm xưởng hoặc lao động bị ngưng trệ vì bất cứ nguyên nhân nào xảy ra toàn bộ hay cục bộ; (11) bạo động; (12) cứu hay cố gắng cứu sinh mạng hay tài sản trên biển; (13) thiếu sót vốn có, chất lượng hay hao hụt hàng hóa; (14) bao bì không đầy đủ; (17) ký mã hiệu hàng hóa không đầy đủ hay sai sót; (18) ẩn tỳ của tàu không thể phát hiện bởi sự cần mẫn hợp lý; (18) bất kỳ nguyên nhân khác nảy sinh không phải do lỗi thật sự hay cố ý của người chuyên chở, hay không phải lỗi thật sự hay sơ suất của đại lý hoặc nhân viên của người chuyên chở.

7 Hàng hóa trên boong :

Người vận chuyển sẽ không có nghĩa vụ cho bất kỳ mất mát hay hư hỏng do thiên tai gây ra cho bất kỳ sức chứa nào ở trên boong tàu và hình thức vận chuyển tương tự được chỉ ra trong điều này, có hay không phải gây ra bởi sự sơ suất của người chuyên chở hoặc tình trạng không thể đi biển của con tàu.

8.Sự cản trở, những vấn đề gây ảnh hưởng đến sự vận chuyển :

Nếu ở bất kỳ thời điểm nào mà việc vận chuyển như trong hợp đồng được chứng minh bằng vận đơn này bị hay gần như bị ảnh hưởng bởi bất kỳ chướng ngại, nguy hiểm, sự chậm trễ, khó khăn hay sự không thuận lợi thuộc bất cứ loại nào, người vận chuyển (có hay không người vận chuyển đầu tiên ) có thể lựa chọn : chấm dứt việc vận chuyển và đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người gửi hàng tại bất kỳ nơi nào người vận chuyển cảm thấy an toàn và thuận tiện, ngay sau đó trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hóa kết thúc, hoặc: vận chuyển hàng hóa đến nơi được chỉ định để giao hàng.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào người chuyên chở sẽ có quyền được nhận đầy đủ cước phí và phụ phí cho việc vận chuyển hàng hóa và người gửi hàng sẽ trả thêm các chi phí phát sinh khác để vận chuyển, giao hàng và lưu kho ở nơi đã được nêu ở trên.

9 Điều khoản Reefer:

(1) Tính năng hàng hải :

Nếu trước khi bốc hàng lên bất cứ buồng lạnh nào người chuyên chở nhận được chứng nhận của cơ quan Giám định đăng kiểm tàu biển hoặc người giám định được người gửi hàng hay người chuyên chở hay đại diện của người gửi hàng (bao gồm thuyền trưởng của con tàu khác mà từ đó tàu nhận hàng trên biển, chuyển đến “người đại diện của người gửi hàng” dưới đây) rằng những buồng lạnh và máy làm lạnh theo ý kiến của cơ quan giám định hay giám định viên hay người đại diện của người thuê tàu là vừa và an toàn cho việc vận chuyển hàng hóa, giấy chứng 5

Trang 6

nhận trên là bằng chứng kết luận với người gửi hàng rằng buồng lạnh và máy làm lạnh của con tàu trước và lúc bắt đầu hành trình là vừa và an toàn cho việc nhận hàng, vận chuyển và bảo quản hàng hóa.

(2) Chỉ dẫn nhiệt độ :

Nếu nhiệt độ được viết dưới đây đưa ra bởi người gửi hàng xác nhận nhiệt độ chuyên chở của hàng hóa trong suốt chuyến đi sẽ áp dụng trong khoảng thời gian hợp lý từ lúc đóng cửa hầm tàu cho đến lúc mở cửa hầm tàu.

Trừ phi có những chỉ dẫn khác của người gửi hàng, nhiệt độ chuyên chở của hàng hóa sẽ được đo tại nơi mà con tàu thường được tiến hành đo việc đo nhiệt độ.

Nhiệt độ đo được lấy theo đúng như đoạn nêu trên sẽ được sử dụng trong việc quyết định có duy trì nhiệt độ đó hay không.

Sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình chở hàng :

Người chuyên chở sẽ không chịu trách nhiệm về việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa do sự thay đổi nhiệt độ ở buồng lạnh trong quá trình xếp dỡ và chuyển tải hàng hóa.

10 Miễn trừ và giới hạn cho người chuyên chở, nhân viên:

(1) Miễn trừ và giới hạn pháp lý đã được quy định trong vận đơn này sẽ được áp dụng để đối phó với người chuyên chở khi xảy ra mất mát hay thiệt hại hoặc có liên quan tới hàng hóa, bất kể là hành động có quy định trong hợp đồng hay là lỗi cá nhân.

(2) Nếu có một hành động chống lại nhân viên hoặc đại lí của người chuyên chở thì họ sẽ vẫn được những miễn trừ và giới hạn pháp lý giống như người chuyên chở được dẫn chiếu trong vận đơn này.

(3) Tổng số tiền thu hồi từ người chuyên chở và nhân viên hay đại lý của người chuyên chở sẽ không vượt quá giới hạn quy định trong vận đơn này

11.Giới hạn trách nhiệm pháp lí:

Khi người chuyên chở chịu trách nhiệm pháp lý bồi thường về bất cứ hư hỏng hay mất mát hàng hóa, bồi thường sẽ được tính bằng cách tham khảo giá trị của hàng hóa ở tại nơi và vào thời điểm mà nó được dỡ khỏi tàu hay tại nơi vào thời điểm mà nó đáng lẽ phải được dỡ.

Giá trị của hàng hóa được điều chỉnh theo giá hàng hóa quy đổi, hoặc, nếu không có giá hàng hóa quy đổi thì theo giá thị trường hiện hành, hoặc, trong trường hợp không có giá hàng hóa quy đổi hay giá thị trường hiện hành thì tham khảo giá thông thường của hàng hóa cùng loại và chất lượng tương đương

6

Trang 7

Người chuyên chở trong mọi trường hợp không chịu trách nhiệm pháp lí về hư hỏng hay mất mát của hàng hóa vượt quá 666.67 SDRs/kiện hay đơn vị hoặc 2 SDRs/kg hàng hóa cả bì bị mất, tùy theo cách tính nào cao hơn, trừ phi giá trị hàng hóa cao hơn khoản này đã được chủ hàng khai trước khi giao hàng và bản chất, giá trị hàng hóa theo đó được đưa vào vận đơn và phần cước phí phụ trội được trả theo thỏa thuận Trong trường hợp đó, ngay cả khi giá trị thực hàng hóa mỗi kiện hay mỗi đơn vị vượt quá giá trị đã nêu thì giá trị đó sẽ không được công nhận thay cho giá trị đã nêu Trách nhiệm pháp lí của người chuyên chở sẽ không vượt quá giá trị đã nêu và bất kì phần hư hỏng, mất mát nào của hàng hóa sẽ được điều chỉnh dựa trên giá trị đã nêu.

12.Thông báo tổn thất và Biểu thời gian:

Trừ khi việc thông báo về mất mát và hư hỏng hàng hóa và một số điều khác nói chung được thông báo bằng văn bản tới người vận chuyển hay đại diện của họ tại cảng dỡ hàng trước khi hay vào lúc hàng hóa được giao cho người có thẩm quyền nhận hàng theo B/L này hay trong trường hợp thiệt hại hay mất mát ấy không được thông báo rõ trong vòng 3 ngày hành chính sau đó Trong bất kì trường hợp nào, người chuyên chở sẽ được miễn trách nhiệm pháp lí về hàng hóa trừ phi điều kiện trọng tài được soạn thảo theo điều khoản 4 trong vòng một năm sau khi giao hàng hoặc ngày mà hàng hóa đáng lẽ được giao

Người vận chuyển sẽ được miễn trách về hàng hóa nếu như không bị tố tụng trong vòng 1 năm sau khi hàng hóa được giao hay sau ngày hàng hóa đáng lẽ được giao.

13 Cước và phí:

Cước và phí sẽ được coi là toàn bộ thu nhập của người chuyên chở khi nhận hàng và phải được thanh toán trong bất kì trường hợp nào.

Cước phí được tính dựa vào những thông tin do người gửi hàng cung cấp, và nếu như những thông tin này không chính xác thì theo như thỏa thuận, người chuyên chở được hưởng khoản tiền gấp đôi khoản chênh lệch số cước phải nộp và số cước phí kê khai sau này được xem là khoản bồi thường định trước.

Tất cả các khoản phí, thuế và phụ phí đánh lên hàng hóa và các chi phí khác liên quan sẽ được chủ hàng thanh toán.

Người gửi hàng, người nhận hàng, người cầm vận đơn sẽ cùng nhau chịu trách nhiệm pháp lí đối với người chuyên chở về việc thanh toán cước phí, phụ phí và về việc tuân thủ những điều khoản trong vận đơn này.

14.Giao hàng tùy ý:

Việc giao hàng tùy ý chỉ được chấp nhận khi đã được sắp xếp trước khi hàng hóa được xếp lên tàu và phải được thể hiện trong vận đơn Chủ hàng phải thông báo lựa chọn của mình đến đại lý của người chuyên chở tại cảng đầu tiên mà có tên con tàu đã được lựa chọn, ít nhất 48 giờ trước 7

Trang 8

khi tàu đến đó, nếu không, người chuyên chở sẽ có toàn quyền quyết định dỡ hàng tại cảng dỡ nào và khi đó trách nhiệm pháp lí của người chuyên chở đối với hàng hóa đã dỡ được nói ở trên sẽ chấm dứt.

15 Dỡ hàng:

Bất chấp mọi thông lệ tại cảng ngừơi vận chuyển có thể dỡ hàng ngay không cần báo ngay khi tàu đã sẳn sàng Người vận chuyển có thể thực hiện cả ngày lẫn đêm, kể cả ngày lễ và chủ nhật Nếu chủ hàng vì một nguyên nhân nào đó mà không nhận hàng theo những điều kiện trên hoặc không làm nhanh chóng thì người vận tải được phép lưu kho hàng hóa với mọi rủi ro và phí tổn chủ hàng phải chịu.

Trong bất kì trường hợp nào, trách nhiệm pháp lí của người chuyên chở đối với hàng hóa sẽ chấm dứt ngay khi hàng hóa được nhấc khỏi boong tàu.

Nếu hàng hóa không được xác nhận trong suốt khoản thời gian hợp lí sau khi đã hết thời hạn giao hàng, hoặc bất cứ khi nào theo người chuyên chở, hàng hóa có thể bị hư hại, giảm giá trị, người chuyên chở có thể bán, giải quyết hàng hóa với mọi rủi ro và chi phí chủ hàng chịu mà không chịu trách nhiệm gì.

16 Chuyển tải:

Người chuyên chở bảo đảm quyền giao nhận hàng hóa đến cảng dỡ bằng bất cứ con tàu hay phương tiện vận tải nào khác tùy thuộc vào hoặc chính người chuyên chở đó, hoặc bất cứ người chuyên chở hay cá nhân nào khác.

17 Quyền giữ hàng:

Người chuyên chở sẽ có quyền giữ hàng hóa để đảm bảo rằng mọi khoản tiền phải trả cho họ theo vận đơn sẽ được thực hiện và bảo đảm rằng sự đóng góp cho tổn thất chung sẽ được thực hiện bởi các bên có trách nhiệm Trong mọi trường hợp, quyền này sẽ được sử dụng để trang trải cho chi phí thu hồi các khoản nợ.

18.Tổn thất chung:

Tổn thất chung được điều chỉnh theo các quy định York-Anwerp, 1994 và các sửa đổi pháp lí theo đó.

19.Điều khoản New Jackson và Điều khoản Xung đột do lỗi cả hai bên:

Điều khoản New Jackson và Điều khoản Xung đột do lỗi cả hai bên được JSE tiếp nhậ xem như kết hợp trong khoản này.

20.Điều khoản địa phương:

8

Trang 9

Nếu vận đơn này bao gồm việc Vận chuyển hàng hóa đến hay từ các cảng của Mỹ, vận đơn này sẽ tuân theo Đạo luật Vận chuyển hàng hóa Mỹ trên đường biển (USA COGSA), được bao gồm trong khoản này, và các điều khoản của Đạo luật trên sẽ chi phối trước khi vận chuyển và sau khi dỡ hàng và trong suốt quá trình hàng hóa đang chịu sự trông nom của người chuyên chở.

IV.Vận đơn tàu chuyến

Như đã biết có hai hình thức kinh doanh tàu là kinh doanh tàu chợ và kinh doanh tàu chạy rông Trong phương thức tàu chuyến ngoài vận đơn, hai bên sẽ đàm phán với nhau về điều kiện chuyên chở và giá cước để ký kết hợp đồng thuê tàu chuyến, vận đơn được sử dụng trong trường hợp này gọi là vận đơn theo hợp đồng thuê tàu chuyến có giá trị như một biên nhận, là văn kiện pháp lý bổ sung cho hợp đồng thuê tàu nhưng không có tác dụng như vận đơn trong phương thức tàu chợ.

Sau đây là bản dịch tiếng Việt mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến GENCON : PHẦN I

3 Chủ tàu/ Địa chỉ 4 Người thuê tàu/ Địa chỉ

7 Trọng tải toàn bộ theo mớn nước mùa hè (abt)

8 Vị trí hiện tại của tàu

9 Dự kiến thời gian sẵn sàng xếp hàng (abt)

12 Hàng hoá ( nếu hai bên đồng ý thì khối lượng hàng và mức điều chỉnh do chủ tàu chọn; nếu hàng được xếp đủ như thoả thuận thì không ghi rõ “ part cargo”

13 Cước ( ghi rõ cước trả trước hay trả khi giao hàng )

14 Phương thức thanh toán cước ( loại tiền và phương thức thanh toán; người hưởng lợi và tài khoản ngân hàng)

15 Ghi rõ nếu cẩu tàu không được sử dụng 16 Thời gian làm hàng( nếu 2 bên đồng ý chia laytime ra thành thời gian xếp và dỡ thì ghi vào mục a) và b); nếu tính gộp thời gian xếp và dỡ thì chỉ ghi vào mục c); 17 Người gửi hàng/ Địa chỉ a) thời gian xếp hàng cho phép

18 Đại lý ( tại cảng xếp ) b) thời gian dỡ hàng cho phép

9

Trang 10

19 Đại lý ( tại cảng dỡ ) c) thời gian xếp và dỡ 20 Mức phạt làm hàng chậm và cách thức

thanh toán( khi xếp và dỡ hàng)

21 Ngày huỷ hợp đồng

22 Tổn thất chung được giải quyết

25 Luật và trọng tài ( quy định trong điều 19a, 19b, 19c; nếu đồng ý điều 19c

(a) Ghi rõ số tiền tối thiểu cho việc giải quyết tranh chấp

26 Các điều khiển đặc biệt thêm ( nếu được đồng ý)

Các bên đồng ý thực hiện hợp đồng này theo các điều khoản như đã quy định trong phần I và II Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa các điều khoản thì những quy định ở phần I sẽ được áp dụng thay cho phần II.

GENCON 1994 - PHẦN II

1 Đồng thoả thuận giữa một bên có tên trong ô số 3, là chủ sở hữu con tàu ghi trong ô số 5, có số

dung tích GT/ NT như trong ô 6, với trọng tải toàn bộ ghi trong ô số 7 (tính theo mớn nước mùa hè), vị trí tàu hiện tại được ghi trong ô số 8, dự kiến sẵn sàng để xếp hàng theo hợp đồng này vào ngày ghi trong ô 9, với một bên là Người thuê tàu có tên trong ô số 4 về một số nội dung như sau.

Ngay sau khi kết thúc hợp đồng trước đó, con tàu đã đề cập ở trên sẽ hành trình tới một (hoặc một số) cảng /địa điểm xếp hàng quy định trong mục 10 hoặc địa điểm lân cận mà tàu có thể đến, neo đậu an toàn và luôn luôn nổi, và tại đó có thể xếp toàn bộ lượng hàng đã quy định trong mục 12 như cam kết của người thuê tàu (nếu có thoả thuận xếp hàng trên boong thì rủi ro và trách nhiệm đối với số hàng trên boong này do người thuê tàu chịu) Sau khi xếp hàng xong, tàu sẽ hành trình đến một ( hoặc một số) cảng / địa điểm dỡ hàng quy định trong ô số 11, theo chỉ định khi ký vận đơn, hoặc nơi gần đó mà con tàu có thể đến, neo đậu một cách an toàn và luôn luôn nổi, để thực hiện việc giao hàng tại đó.

2 Trách nhiệm của chủ tàu

Chủ tàu phải chịu trách nhiệm đối với những tổn thất hoặc thiệt hại của hàng hoá hay sự chậm giao hàng nếu tổn thất, hư hại của hàng hoá hay sự chậm trễ đó là do sự thiếu mẫn cán hợp lý từ phía Chủ tàu hoặc người quản lý của Chủ tàu trong việc duy trì khả năng đi biển của tàu trên mọi phương diện, thiếu mẫn cán trong vấn đề đảm bảo định biên, trang bị, cung ứng phù hợp cho tàu, hoặc bắt nguồn từ hành vi, sai sót cá nhân của Chủ tàu hoặc Người quản lý của họ.

10

Trang 11

Chủ tàu sẽ được miễn trách đối với những tổn thất, thiệt hại hay sự chậm trễ phát sinh từ bất kì lý do nào khác (ngoài nguyên nhân nêu trên), kể cả từ nguyên nhân bất cẩn hay sai sót của thuyền trưởng, thuyền viên hoặc những người làm thuê cho chủ tàu trên tàu hoặc trên bờ mà chủ tàu đáng ra phải gánh trách nhiệm về những hành vi của người làm thuê nếu như không có điều khoản này, đồng thời cũng miễn trách khi nguyên nhân bắt nguồn từ việc tàu thiếu khả năng đi biển vào thời điểm xếp hàng hay vào lúc bắt đầu hải trình hay vào bất kỳ thời điểm nào khác trong chuyến đi.

3 Đi chệch hướng.

Con tàu có quyền ghé vào bất kỳ một hoặc một số cảng, với bất kỳ mục đích nào, có quyền hành hải mà không cần hoa tiêu, được phép lai dắt và/ hoặc hỗ trợ các tàu khác trong mọi hoàn cảnh, và được quyền đi chệch hướng nhằm mục đích cứu sinh mạng và/ hoặc tài sản.

4 Thanh toán cước.

a Mức cước phí quy định trong ô số13 sẽ được thanh toán bằng tiền mặt trên cơ sở số lượng hàng hoá thực xếp lên tàu.

b Cước trả trước : nếu theo ô số 13, cước phí thanh toán trên cơ sở hàng xếp lên tàu xong, thì tiền cước sẽ được coi là thu nhập của chủ tàu, không được phép khấu trừ, không phải bồi hoàn bất kể trường hợp tàu và/ hoặc hàng hoá còn hay mất.

Chủ tàu hoặc đại lý của Chủ tàu sẽ không bị yêu cầu kí phát hay kí hậu vào vận đơn "cước trả trước" nếu thực tế họ chưa được thanh toán tiền cước.

c Vào lúc giao hàng : Nếu theo ô số 13, tiền cước, hoặc một phần của tiền cước sẽ trả tại Cảng đích, số tiền này sẽ chưa được coi là khoản đã thu của Chủ tàu cho đến khi giao hàng Bất kể quy định tại mục (a), nếu tiền cước hoặc một phần của khoản cước đó sẽ trả sau tại thời điểm giao hàng, thì người thuê tàu sẽ có quyền lựa chọn trả cước theo khối lượng/ trọng lượng thực giao với điều kiện họ phải thông báo sử dụng tuỳ chọn này trước khi bắt đầu dỡ hàng, đồng thời khối lượng/ trọng lượng hàng được xác định bằng thiết bị cân đo chính thức, hoặc phương thức giám định mớn nước, hoặc kiểm đếm.

Người thuê tàu có thể ứng trước khoản tiền để thanh toán chi phí thông thường của tàu tại cảng xếp, nếu được yêu cầu, theo tỷ giá hối đoái hiện hành cao nhất, cộng thêm 2% cho bảo hiểm và các chi phí khác.

5 Xếp/ dỡ hàng.

a Các chi phí/rủi ro.

Người thuê tàu sẽ thực hiện việc bốc xếp, san hàng và/ hoặc đánh tẩy, kiểm đếm, chằng buộc hàng hoá trên tàu cũng như việc dỡ hàng khỏi tàu, Chủ tàu không phải chịu bất kì các chi phí, trách nhiệm hay rủi ro nào.

11

Trang 12

Người thuê tàu sẽ phải cung cấp và bố trí các vật liệu chèn lót theo đúng yêu cầu, để có thể chất xếp hàng và bảo vệ hàng hoá trên tàu một cách phù hợp, Chủ tàu cho phép sử dụng tất cả các vật chèn lót có sẵn trên tàu Người thuê tàu sẽ phải chịu trách nhiệm và trả các chi phí cho việc thu dọn vật chèn lót của họ sau khi dỡ xong lô hàng của hợp đồng này và thời gian làm hàng được tính cho đến khi vật chèn lót đã được thu dọn hết

b Thiết bị làm hàng.

Trong quá trình xếp/dỡ hàng, Chủ tàu sẽ cho phép sử dụng miễn phí tất cả các thiết bị làm hàng của tàu và cung cấp nguồn điện để vận hành tất cả các thiết bị làm hàng đó, đồng thời tất cả các trang thiết bị này đều trong tình trạng hoạt động tốt, ngoại trừ trường hợp tàu không có thiết bị làm hàng hoặc các bên đã thoả thuận không sử dụng những thiết bị này của tàu, có ghi rõ trong ô số 15.

Thời gian thiệt hại vì lý do hỏng thiết bị làm hàng hoặc nguồn điện động lực của tàu - tính tỷ lệ tương ứng trên tổng số cẩu/tời cần thiết tại thời điểm xếp/dỡ hàng hoá theo hợp đồng thuê tàu này- sẽ không được tính là thời gian làm hàng hoặc thời gian phạt dôi nhật, trừ khi nguyên nhân hỏng hóc do lỗi bất cẩn của công nhân bốc xếp,

Khi có yêu cầu, Chủ tàu sẽ cung cấp thuỷ thủ để điều khiển các thiết bị làm hàng mà không tính phí, trừ phi luật lệ địa phương không cho phép, lúc đó, bên thuê tàu phải chịu chi phí thuê nhân công của cảng Người thuê tàu sẽ phải chịu mọi rủi ro và trách nhiệm đối với công nhân lái cẩu và những người này được xem như là người làm thuê cho phía thuê tàu nhưng luôn làm việc dưới sự giám sát của Thuyền trưởng

c Thiệt hại do công nhân bốc xếp gây ra.

Người thuê tàu sẽ phải chịu trách nhiệm đối với bất kỳ thiệt hại cho tàu (ngoài những hao mòn và hỏng hóc thông thường) gây ra bởi công nhân bốc xếp Thuyền trưởng, ngay khi có thể, sẽ phải thông báo các thiệt hại như vậy cho Người thuê tàu, đại lý của Người thuê tàu hoặc công nhân bốc xếp, nếu không, bên thuê tàu sẽ miễn trách Thuyền trưởng sẽ phải lấy được biên bản thừa nhận trách nhiệm của công nhân bốc xếp.

Người thuê tàu có nghĩa vụ sửa chữa bất kỳ hư hỏng nào gây ra bởi công nhân bốc xếp trước lúc chuyến hàng kết thúc, những hư hỏng ảnh hưởng tới khả năng đi biển hay cấp tàu phải được sửa chữa trước khi tàu rời cảng xảy ra/ phát hiện sự cố Mọi chi phí phát sinh sẽ do người thuê tàu chịu, khoảng thời gian thiệt hại được tính cho người thuê tàu và số tiền đền bù cho Chủ tàu sẽ tính theo mức phạt dôi nhật.

6 Thời gian làm hàng.

a Thời gian xếp/ dỡ hàng tính riêng :

12

Trang 13

Hàng hoá sẽ được xếp trong phạm vi số ngày/ giờ quy định trong ô số 16, nếu thời tiết cho phép, không tính ngày lễ và chủ nhật trừ khi có làm có tính.

Hàng hoá sẽ được dỡ trong phạm vi số ngày/ giờ ghi trong ô số 16, nếu thời tiết cho phép, không tính ngày lễ và chủ nhật, trừ khi có làm có tính

b Thời gian xếp/ dỡ hàng tính chung :

Hàng hoá sẽ được xếp và dỡ trong phạm vi số ngày/ giờ như quy định trong ô số16, nếu thời tiết cho phép, không kể ngày lễ và chủ nhật trừ khi có làm có tính

c Thời gian bắt đầu làm hàng ( xếp và dỡ ).

Thời gian xếp và dỡ hàng sẽ bắt đầu tính từ 13h, nếu thông báo sẵn sàng được trao trước hoặc đúng 12h00 cùng ngày, và sẽ bắt đầu tính từ 6h00 sáng ngày làm việc kế tiếp nếu thông báo sẵn sàng được trao sau 12h00 ngày hôm trước " Thông báo sẵn sàng" tại cảng xếp sẽ được trao cho Người gửi hàng có tên trong ô số 17, hoặc nếu hợp đồng không ghi rõ tên người gửi hàng, thì thông báo sẽ trao cho Người thuê tàu hoặc đại lý của Người thuê tàu được ghi trong ô số 18 " Thông báo sẵn sàng " tại cảng dỡ sẽ được trao cho Người nhận hàng, nếu không rõ người nhận hàng, thông báo sẽ trao cho Người thuê tàu hoặc đại lý của Người thuê tàu có tên trong ô số 19 Nếu cầu tàu xếp/ dỡ hàng chưa có sẵn vào lúc tàu đến cảng xếp/ dỡ thì tàu sẽ được phép trao thông báo trong phạm vi thời gian làm việc thông thường vào lúc tàu đến, bất kể được hay chưa được vào cảng, thủ tục nhập cảnh xong rồi hay chưa Thời gian làm hàng hoặc thời gian phạt dôi nhật sẽ vẫn tính như là tàu đã cập cầu và đã sẵn sàng làm hàng trên mọi phương diện, với điều kiện Chủ tàu cam kết con tàu thực sự sẵn sàng trên mọi phương diện.Thời gian tàu di chuyển từ vùng neo chờ cầu đến khi cập cầu xếp/ dỡ hàng sẽ không được tính vào thời gian làm hàng Nếu, sau khi giám định , phát hiện con tàu chưa thực sự sẵn sàng để xếp/ dỡ hàng trên mọi phương diện thì toàn bộ thời gian từ thời điểm giám định cho đến khi tàu trong tình trạng sẵn sàng xếp/dỡ hàng sẽ không được tính vào thời gian làm hàng.

Nếu việc làm hàng thực hiện trước mốc khởi điểm làm hàng đã thoả thuận thì khoảng thời gian này sẽ vẫn được tính là thời gian làm hàng.

* Ghi chú : Trong ô số 16, các bên phải ghi rõ lựa chọn mục 6(a) hay 6(b).

7 Tiền phạt dôi nhật.

Người thuê tàu sẽ phải trả tiền phạt dôi nhật tại cảng xếp/ dỡ theo đơn giá và phương thức ghi trong ô số 20 tính theo ngày và tỷ lệ phần ngày Mốc đáo hạn tiền phạt dôi nhật một ngày là khi kết thúc ngày đó, người thuê tàu phải trả phí dôi nhật ngay sau khi nhận được hoá đơn thu phí của chủ tàu.

13

Trang 14

Trong trường hợp tiền phạt không được thanh toán đúng như quy định ở trên, Chủ tàu sẽ gửi thông báo bằng văn bản cho phép Người thuê tàu thực thi lại nghĩa vụ trong vòng 96 tiếng đồng hồ Nếu hết thời gian ân hạn, khoản tiền phạt vẫn chưa được thanh toán và nếu tàu vẫn trong phạm vi cảng xếp, Chủ tàu được quyền chấm dứt hợp đồng vào bất kỳ thời điểm nào và được quyền đòi bồi thường thiệt hại phát sinh.

8 Cầm giữ hàng hoá.

Chủ tàu sẽ có quyền cầm giữ hàng hoá và mọi khoản cước thuê lại tàu do bên thứ ba trả, liên quan đến hàng hoá để đòi tiền cước, cước khống, tiền phạt dôi nhật, khiếu nại tổn thất và tất cả các khoản nợ khác theo hợp đồng này, kể cả các chi phí bỏ ra cho việc thu hồi những khoản nợ ấy

9 Điều khoản huỷ hợp đồng.

a Nếu tàu chưa sẵn sàng để xếp (dù đã cập cầu hay chưa) vào ngày huỷ hợp đồng được ghi trong mục 21, Người thuê tàu sẽ có quyền huỷ ngang hợp đồng này.

b Nếu Chủ tàu lường trước việc tàu có thể sẽ chưa sẵn sàng xếp hàng vào ngày huỷ hợp đồng, dù đã mẫn cán hợp lý, thì họ ngay lập tức phải thông báo cho Người thuê tàu và đưa ra mốc sẵn sàng mới, đồng thời yêu cầu Người thuê tàu xác nhận sẽ thực hiện quyền huỷ hợp đồng hay chấp nhận ngày huỷ hợp đồng mới.

Người thuê phải thông báo quyết định của mình trong vòng 48 tiếng sau khi nhận được thông báo của Chủ tàu Nếu họ không thực hiện quyền huỷ hợp đồng, thì hợp đồng này được xem như đã sửa đổi với thời điểm huỷ hợp đồng mới sẽ là 7 ngày sau thời điểm sẵn sàng làm hàng mà chủ tàu đã ghi trong thông báo

Mục (b) của điều khoản này sẽ chỉ thực hiện một lần, và nếu tàu tiếp tục chậm chễ, Người thuê tàu sẽ có quyền huỷ hợp đồng theo mục (a) của điều khoản này.

10 Vận đơn.

Vận đơn sẽ được trình cho Thuyền trưởng kí theo mẫu "Congenbill" ấn bản 1994, không phương hại (mâu thuẫn) đến nội dung hợp đồng này, hoặc đại lý của Chủ tàu có thể ký thay nếu được Chủ tàu uỷ quyền bằng văn bản, Người thuê tàu sẽ được cấp một bản sao thư uỷ quyền này Người thuê tàu sẽ cam kết bồi thường và miễn trách cho Chủ tàu đối với mọi hậu quả hay nghĩa vụ phát sinh từ việc kí vận đơn kê khai sẵn nội dung, trên phương diện các điều khoản hay các nội dung của vận đơn áp đặt hoặc dẫn đến sự áp đặt những nghĩa vụ nặng nề hơn cho Chủ tàu so với những nghĩa vụ quy định trong hợp đồng vận chuyển này

11 Điều khoản đâm va 2 bên cùng có lỗi.

Nếu tàu này đâm va vào với con tàu khác do hậu quả của sự bất cẩn của con tàu kia và do hành vi sơ suất, sai sót trong hành hải hay quản lý tàu của thuyền trưởng, thuyền viên, hoa tiêu, hay 14

Trang 15

người làm thuê cho Chủ tàu, chủ hàng trên tàu này sẽ cam kết miễn trách nhiệm cho Chủ tàu đối với tất cả các tổn thất hoặc trách nhiệm đối với tàu kia hoặc chủ con tàu ấy, trong chừng mực những tổn thất và trách nhiệm này tương ứng với tổn thất, thiệt hại, hay khiếu nại đã được bên thứ ba, tàu kia hoặc chủ con tàu đó trả hoặc cam kết trả cho chủ hàng này, đồng thời đã được tàu hoặc chủ tàu kia giải quyết, khấu trừ, bồi hoàn như là một phần trong khiếu nại của chủ tàu ấy đối với tàu hoặc chủ tàu này

Các điều khoản nói trên cũng sẽ áp dụng khi lỗi liên quan đến vụ đâm va thuộc về chủ tàu, người khai thác, hay người quản lý của tàu hoặc đối tượng bị đâm va

12 Tổn thất chung và điều khoản New Jason

Tổn thất chung sẽ được phân bổ ở London trừ các bên có thỏa thuận khác trong ô số 22 theo quy tắc York-Antwerp 1994 và các phiên bản sửa đổi tiếp theo Chủ hàng đóng góp phần trách nhiệm của hàng hoá trong chi phí tổn thất chung, dù chi phí đó phát sinh do bất cẩn hay lỗi của nhân viên hãng tàu (Xem điều khoản số 2).

Nếu tổn thất chung được giải quyết theo luật pháp và các thông lệ của Hoa Kỳ, thì điều khoản sau sẽ được áp dụng: “ Trong trường hợp tai nạn, nguy hiểm, hư hỏng hoặc thảm hoạ trước hay sau khi bắt đầu chuyến đi, do bất kỳ nguyên nhân nào, cho dù có hay không phải nguyên do từ sự bất cẩn mà chủ tàu được miễn trách trước hành vi bất cẩn ấy hoặc hậu quả của nó, theo luật, hợp đồng hay các quy định khác, thì người gửi hàng, người nhận hàng hoặc chủ sở hữu hàng hóa sẽ đóng góp tổn thất chung cùng chủ tàu để trang trải cho bất kỳ sự hy sinh, mất mát hay chi phí đã xảy ra mang bản chất của tổn thất chung, đồng thời sẽ trả chi phí cứu hộ hoặc các khoản chi đặc biệt khác liên quan đến hàng hóa Nếu tàu cứu hộ cũng thuộc quyền sở hữu, khai thác của cùng chủ tàu bị nạn, thì chi phí cứu hộ vẫn được thanh toán đầy đủ giống như với (những) tàu của người khác Nếu có yêu cầu thì các bên gồm hàng hoá, người gửi, người nhận hoặc chủ hàng phải ký quỹ cho chủ tàu trước khi nhận hàng số tiền đủ để chủ tàu hay đại lý chủ tàu trang trải dự toán phần đóng góp tổn thất chung của hàng hóa và bất kỳ chi phí cứu nạn và chi phí đặc biệt liên quan

13 Thuế và phí

(a) Với tàu: Chủ tàu sẽ trả tất cả chi phí, lệ phí và thuế thường áp cho tàu theo tập quán, bất kể số tiền đó ước định là bao nhiêu.

(b) Với hàng: Bên thuê tàu sẽ trả tất cả phí, lệ phí và thuế thường áp lên hàng hoá theo tập quán, bất kể số tiền đó ước định là bao nhiêu.

(c) Với cước: bên thuê tàu sẽ chịu thuế cước, trừ khi có thoả thuận khác trong ô số 23

14 Đại lý

Trong mọi trường hợp chủ tàu sẽ chỉ định đại lý của họ tại Cảng xếp và Cảng dỡ.

15

Trang 16

15 Phí môi giới

Hoa hồng môi giới theo tỷ lệ quy định trong ô số 24, tính trên số tiền cước, cước khống và tiền phạt dôi nhật sẽ được thanh toán cho bên có tên trong ô số 24

Trong trường hợp không thực hiện hợp đồng, 1/3 tiền hoa hồng môi giới tính trên số tiền cước dự tính sẽ được bên chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hợp đồng trả cho người môi giới để bồi thường cho những công việc và chi phí mà người môi giới đã bỏ ra Trong trường hợp việc không thực hiện hợp đồng liên quan đến nhiều chuyến, thì số tiền bồi thường sẽ được các bên thoả thuận cụ thể.

16 Điều khoản về đình công

a) Khi tàu sẵn sàng đi từ cảng cuối cùng hay tại bất cứ thời điểm nào trong chuyến đi tới cảng hay các cảng xếp hàng hoặc sau khi tàu tới cảng, nếu có đình công hay đóng cửa xảy ra ảnh hưởng và ngăn cản việc xếp hàng thực tế, toàn bộ hay chỉ một phần, thuyền trưởng hay chủ tàu có thể yêu cầu người thuê tàu tuyên bố rằng họ đồng ý tính vào thời gian tàu được phép làm hàng (laydays) Chủ tàu có quyền chọn ngày hủy hợp đồng trừ khi người thuê tàu đưa ra tuyên bố trên bằng văn bản (bằng điện nếu cần thiết) trong vòng 24 giờ Nếu chỉ một phần hàng hóa được xếp, chủ tàu phải tiến hành lựa chọn ngày hủy hợp đồng (cước được trả theo khối lượng hàng xếp), thì tàu có quyền tự do lấy hàng khác cho chuyến đi bằng chi phí của họ

b) Nếu có đình công hay đóng cửa xảy ra ảnh hưởng và ngăn cản việc dỡ hàng thực tế sau khi tàu tới hoặc nằm tại cảng dỡ cũng như ở trên, nếu không giải quyết trong vòng 48 giờ, người thuê tàu có quyền buộc tàu chờ cho đến khi cuộc đình công hay đóng cửa kết thúc, kể từ thời điểm này cho đến khi hoàn thành việc dỡ hàng, người thuê tàu phải trả đầy đủ số tiền phạt làm hàng chậm hoặc điều tàu tới cảng dỡ trong vòng 48 giờ sau khi thuyền trưởng hay chủ tàu ra thông báo cho người thuê tàu về cuộc đình công hay đóng cửa ảnh hưởng tới việc dỡ hàng, tất cả các điều kiện trong hợp đồng này và trong vận đơn sẽ được áp dụng khi giao hàng tại cảng như vậy và tàu sẽ nhận được số tiền cước như khi dỡ hàng tại cảng đích quy định, trừ khi khoảng cách tới cảng thay thế vượt quá 100 hải lý, cước trả cho hàng dỡ tại cảng thay thế sẽ tăng lên theo tỉ lệ

c) Ngoại trừ các trách nhiệm nêu ở trên, cả người thuê tàu và chủ tàu đều không phải chịu trách nhiệm đối với các hậu quả của bất cứ cuộc đình công hay đóng cửa nào mà ảnh hưởng hoặc cản trở việc xếp hay dỡ hàng thực tế

17 Rủi ro chiến tranh (“Voywar 1993”)

(1) Nghĩa một số từ trong điều khoản này:

a)”Chủ tàu” bao gồm chủ tàu, người thuê tàu trần, những người quản lý hay khai thác có nghĩa vụ quản lý con tàu, thuyền trưởng

16

Trang 17

b) “Rủi ro chiến tranh”: Bao gồm bất cứ một cuộc chiến tranh nào (đã xảy ra hay có nguy cơ xảy ra), hành động chiến tranh, nội chiến, bạo động, cách mạng, nổi loạn, nổi dậy của dân chúng, hành động gây chiến, đặt mìn (thực tế hay cảnh báo), hành động cướp bóc, khủng bố, gây chiến hoặc phong tỏa (do đe dọa tới tất cả mọi tàu, hoặc đối với những hàng hóa hay thủy thủ hay các thứ khác nhất định nào đó) do bất cứ người nào, tổ chức khủng bố hay chính trị, hay do chính quyền của nước nào đó gây ra, mà theo sự xét đoán hợp lý của thuyền trưởng và/hoặc chủ tàu thì con tàu, hàng hóa trên tàu, thủy thủ hay những người khác trên tàu có thể bị nguy hiểm

(2) Nếu tại bất cứ thời điểm nào trước khi tàu xếp hàng mà xuất hiện những điều trên, theo sự phán đoán hợp lý của thuyền trưởng và/hoặc chủ tàu, thể hiện rõ trong hợp đồng thuê tàu, nêu rõ tàu, hàng trên tàu, thủy thủ, những người khác trên tàu đối với rủi ro chiến tranh, chủ tàu có thể ra thông báo cho người thuê tàu về ngày hủy hợp đồng, hay từ chối thực hiện một phần điều thể hiện trong hợp đồng về tàu, hàng hay dỡ hàng phải được tiến hành trong một loạt các cảng, tại một cảng hay những cảng chỉ định bởi người thuê tàu, rủi ro chiến tranh có thể được nêu rõ đối với tàu, hàng, thủy thủ hay những người khác, thì đầu tiên chủ tàu nên yêu cầu người thuê tàu chỉ định bất cứ một cảng an toàn nào khác nằm trong dãy các cảng xếp hay dỡ, và chỉ có thể hủy hợp đồng nếu người thuê tàu không chỉ định cảng hay các cảng an toàn như vậy trong vòng 48 giờ sau khi nhận được thông báo trên của chủ tàu

(3) Chủ tàu sẽ không bị yêu cầu tiếp tục xếp hàng cho bất cứ chuyến đi nào, hay ký vận đơn cho bất cứ nơi hay cảng nào, hoặc tiến hành hay tiếp tục bất cứ hành trình hay một phần hành trình nào, hay đi qua kênh, vùng nước nào, tiến hành hay bỏ lại bất cứ nơi hay cảng nào Trường hợp có quy định, sau khi việc xếp hàng bắt đầu hay tại bất cứ khâu nào của chuyến đi, cho tới trước khi việc dỡ hàng kết thúc, theo sự phán đoán hợp lý của thuyền trưởng và/hoặc chủ tàu, con tàu, hàng trên tàu (một phần hàng), thủy thủ hay những người khác trên tàu (một hay nhiều người trong số họ) có thể được nói rõ về rủi ro chiến tranh Nếu điều đó xuất hiện, chủ tàu theo yêu cầu của người thuê tàu có thể chỉ định một cảng an toàn để dỡ hàng hay một phần hàng, và nếu trong vòng 24 giờ nhận được thông báo đó, người thuê tàu không chỉ định được cảng như vậy, chủ tàu có thể dỡ hàng tại bất kỳ cảng an toàn nào mà họ chọn (bao gồm cả cảng xếp) để hoàn tất hợp đồng vận chuyển Chủ tàu có quyền đòi người thuê tàu những chi phí phát sinh thêm do việc dỡ hàng như vậy, và nếu việc dỡ hàng tiến hành tại bất kỳ cảng nào khác ngoài cảng xếp, chủ tàu nhận được đầy đủ cước do hàng được vận chuyển tới cảng dỡ và nếu khoảng cách xa thêm vượt quá 10 Hải lý thì cước sẽ được trả thêm theo phần trăm cước đã ký trong hợp đồng, phần trăm này bằng phần trăm tăng thêm của khoảng cách đi thêm so với khoảng cách của tuyến đường thông thường và theo tập quán chủ tàu có quyền cầm giữ hàng hóa để đòi các chi phí và cước đó (4) Nếu tại bất kỳ khâu nào của chuyến đi sau khi việc xếp hàng bắt đầu, nếu có quy định, theo sự phán đoán hợp lý của thuyền trưởng và/hoặc chủ tàu, con tàu, hàng hóa, thủy thủ và những người khác trên tàu có thể được nói rõ về những rủi ro chiến tranh trên bất cứ phần nào của tuyến đường (kể cả kênh hay vùng nước) mà thông thương và theo tập quán vẫn được sử dụng trong một chuyến đi bình thường và nếu có tuyến đường khác dài hơn đi đến cảng dỡ, chủ tàu sẽ thông báo với người thuê tàu rằng tuyến đường này sẽ được sử dụng Trong trường hợp nếu tổng quãng 17

Trang 18

đường đi thêm xa hơn 10 hải lý, chủ tàu có quyền lấy thêm tiền cước theo phần trăm cước ký trong hợp đồng, phần trăm này bằng phần trăm tăng thêm của khoảng cách đi thêm so với khoảng cách của tuyến đường thông thường và theo tập quán

(5) Con tàu có quyền tự do

a) Tuân theo tất cả mệnh lệnh, hướng dẫn, giới thiệu hay thông báo khi khởi hành, đến đích, tuyến đường, hành trình theo đoàn, cảng ghé qua, cảng dừng, đích, dỡ hàng, giao hàng hay bất cứ các hướng dẫn nào mà quốc gia tàu treo cờ đưa ra, hay các quốc gia khác mà chủ tàu phải tuân theo luật pháp nước đó, hay chính phủ nào khác yêu cầu, hoặc cá nhân hay tổ chức có quyền hạn buộc tàu phải tuân theo những mệnh lệnh hay chỉ dẫn của họ

b) Tuân theo các mệnh lệnh, hướng dẫn hay chỉ dẫn của người bảo hiểm rủi ro chiến tranh, người mà có quyền đưa ra các thông báo như vậy theo các điều khoản của bảo hiểm rủi ro chiến tranh c) Tuân theo các điều khoản trong nghị quyết nào đó của Hội đồng Bảo an liên hợp quốc, các hướng dẫn của Cộng đồng Châu Âu, những mệnh lệnh hiệu lực của các tổ chức quốc tế khác mà có quyền phát hành và ra các thông báo như vậy, và luật pháp các quốc gia mà chủ tàu lệ thuộc và phải tuân theo các mệnh lệnh và chỉ dẫn của các tổ chức đó

d) Dỡ toàn bộ hay một phần hàng ở bất cứ một cảng nào mà có thể cho phép tàu tịch thu hàng buôn lậu

d) Ghé vào bất kỳ cảng nào để thay đổi thuyền viên hay những người khác trên tàu khi có lý do tin rằng họ có thể bị bắt giữ, bỏ tù hay chịu các hình phạt khác

f) Trường hợp hàng hóa không được xếp hay dỡ bởi chủ tàu theo điều kiện nào đó của điều khoản này, vì lợi ích của chính mình, chủ tàu có thể xếp hàng khác lên tàu và vận chuyển tới một hay một số cảng khác, phía trước, phía sau hay theo một hướng đối lập với tuyến đường thông thường và theo tập quán

(6) Nếu tuân theo các khoản (2) tới (5) của điều khoản này thì dù có hay không diễn ra cũng không bị coi là đi chệch hướng mà coi là đã hoàn thành hợp lý hợp đồng vận chuyển

18 Điều khoản chung về băng

Cảng xếp hàng

Trong trường hợp cảng xếp hàng không thể vào được do băng khi tàu đã sẵn sàng đi từ cảng cuối cùng, hoặc tại bất cứ thời điểm nào trong chuyến đi hay lúc tàu đến, hoặc trường hợp cảng bị đóng băng sau khi tàu đến, thuyền trưởng e rằng không vận chuyển được hàng hóa, vì vậy hợp đồng thuê tàu sẽ bỏ trống hay tránh điều này

Nếu trong quá trình xếp hàng vì sợ tàu bị đóng băng thuyền trưởng có quyền tự do điều tàu đi một cách hợp lý với hàng hóa đã bốc lên tàu và tiến hành bốc xếp hết hàng tại một hay một số 18

Ngày đăng: 01/10/2012, 17:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

III. Vận đơn đường biển hình thức tàu chợ: ( Refee r) - Vận tải và bảo hiểm quốc tế.doc
n đơn đường biển hình thức tàu chợ: ( Refee r) (Trang 4)
Như đã biết có hai hình thức kinh doanh tàu là kinh doanh tàu chợ và kinh doanh tàu chạy rông - Vận tải và bảo hiểm quốc tế.doc
h ư đã biết có hai hình thức kinh doanh tàu là kinh doanh tàu chợ và kinh doanh tàu chạy rông (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w