1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Điều trị tắc tuyến sữa

3 282 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 149,22 KB

Nội dung

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tắc tuyến sữa như: Tắc sữa non, tắc sữa do nhiễm khuẩn, tắc sữa do ứ đọng vì mẹ bị nứt đầu ti đau không chịu cho con bú…nếu không điều trị kịp thời sẽ d

Trang 1

Điều trị tắc tuyến sữa

Tắc sữa là hiện tượng khá phổ biến ở các bà mẹ sinh con lần đầu không có kinh nghiệm Biểu hiện của bệnh là hai vú cương cứng, rất đau, nóng, nhiều trường hợp còn bị sốt vừa hoặc sốt cao Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tắc tuyến sữa như: Tắc sữa non, tắc sữa

do nhiễm khuẩn, tắc sữa do ứ đọng vì mẹ bị nứt đầu ti đau không chịu cho con bú…nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến áp xe vú rất nguy hiểm Vậy phải làm gì khi tắc sữa

Cách điều trị

1 Day ép bằng tay

 Động tác day ép: Dùng 1 bàn tay đè ép bầu cú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết "day ép" chứ không phải là "xoa", bởi vì chỉ có lực day ép mới có tác dụng đối với vị trí tắc nằm ở sâu trong bầu vú và mới có thể làm tan sữa đã đông kết

 Đè ép nhẹ nhàng trong mức đau có thể chịu đựng được, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 - 30 lần, rồi lại làm ngược lại Thực hiện như trên nhiều lần

 Động tác day ép có thể áp dụng ở cả giai đoạn sớm cũng như khi tắc tia sữa đã rõ ràng, đã hình thành những cục mảng, mật độ chắc ở bầu vú Lưu ý khi thực hiện động tác này, các mẹ nên nhẹ nhàng và kiên nhẫn, vì nếu thực hiện thô bạo sẽ rất đau đớn mà hiệu quả chưa chắc đã tốt hơn

2 Chườm nóng

Trang 2

Sau khi day ép vẫn thấy ngực căng tức, bạn có thể chườm nóng, dưới tác dụng của nước nóng (không quá nóng dẫn đến bỏng) sữa đông kết tan dần, khai thông dòng chảy tạo điều kiện cho sữa mới chảy ra Cùng với các động tác massage hỗ trợ, tình hình sẽ dần được cải thiện

3 Dùng dụng cụ hút sữa

Dùng áp lực âm để hút nên thường chỉ sử dụng trong giai đoạn sớm khi sữa mới vón kết

và với vị trí tắc nằm gần núm vú Đối với vị trí tắc ở sâu hoặc ở nang sữa thì rất khó bởi

vì nếu để áp lực nhỏ thì không thể làm tan sữa đông kết, còn nếu để áp lực lớn thì sẽ làm tổn thương nặng thêm do mạch máu, ống dẫn bị căng dãn; nhất là khi hiện tượng tắc sữa

có yếu tố nhiễm khuẩn Ở giai đoạn muộn khi sự vón kết sữa đã hình thành những cục, mảng lớn thì dùng dụng cụ hút sữa gần như không có tác dụng Vậy nên chỉ nên sử dụng dụng cụ hút sữa khi mới xuất hiện nhưng dấu hiệu sớm của bệnh

4 Các bài thuốc dân gian

Điều trị tắc tia sữa không phải đơn giản, đối với những trường hợp tắc nhẹ sau khi day ép, chườm nóng rồi hút, tình hình được cải thiện Tuy nhiên có những trường hợp sau khi thực hiện những bước trên mọi việc lại đâu vào đấy Chúng tôi xin giới thiệu một vài bài thuốc lưu truyền dân gian trị tắc sữa rất đã được thực hiện hiệu quả

Trang 3

 Dùng hành tím xắt lát dày chừng 1,5mm đặt lên hai bầu ngực (trừ đầu ti), phủ khăn giấy mềm, băng lại Mỗi ngày đắp hai lần cùng với xoa bóp ngực thì sau bốn ngày hết tắc hoàn toàn

 Dùng lá mít, mỗi bên bầu chín lá mít hái xuống hơ nóng đặt lên vùng nào cứng nhất Tiếp đó dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới Khi thấy sữa chảy ra cho bé

bú liền, làm liên tục ở những ngày sau là sữa thông hoàn toàn

 Nấu xôi nếp, bọc trong hai khăn vải mềm chườm hai bên ngực theo nguyên tắc từ ngoài vào trong, làm liên tục cho đến khi xôi nguội Sữa sẽ về đều cả hai bên

 Dùng trái đu đủ non xắt lát mỏng, nướng lên cho nóng rồi đắp vào hai bên bầu cũng

có tác dụng tương tự

 Dùng xơ của quả mướp chín già đã được chế biến khô Dùng quả già khô cứng, đập nhẹ cho rụng lớp vỏ ngoài, lắc cho rơi hết hạt, rồi phơi nắng cho khô, có thể cắt nhỏ thành từng đoạn Xơ mướp vị ngọt, tính bình, vào ba kinh: phế, vị, can; có tác dụng thông kinh hoạt lạc, thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chỉ thống, chữa đau nhức mình mẩy, gân xương vùng ngực và sườn, làm thông tuyến sữa Liều dùng 5-10 g, sắc uống hằng ngày

5 Phòng chống tắc tia sữa

Núm vú là phần mà vi khuẩn dễ xâm nhập và làm tắc tia sữa Chính vì thế, điều quan trọng cần chú ý là luôn vệ sinh phần ngực sạch sẽ, nhất là phần đầu vú, các kẽ của phần đầu vú Dùng khăn sạch, nhúng nước ấm để lau sạch đầu vú Trước khi cho bé bú, bạn cần lau sạch đầu vú, vắt vài giọt sữa đầu bỏ đi rồi hãy cho bé bú Sau đó, nếu trẻ bú không hết sữa, cần nặn hết sữa ra để đảm bảo không có sữa đọng lại bên trong, dễ vón cục gây tắc tuyến sữa Lau sạch đầu vú khi bé đã bú và vắt hết sữa thừa

Bạn có thể thử các phương cách trên nếu bị tắc tia sữa sau khi sinh con, nhưng nếu thấy tình hình không được cải thiện cần đến gặp các bác sĩ để được điều trị ngay, tránh để lâu

mẹ con đều khổ và có thể gây ra áp xe vú

Ngày đăng: 21/12/2015, 12:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w