1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Báo cáo tham luận về công tác quản lý nhóm trẻ tư thục

2 3K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 28 KB

Nội dung

Tình hình phát triển loại hình tư thục trên địa bàn xã Tam Hiệp: Toàn xã có 6 cơ sở tư thục, trong đó có 5 nhóm trẻ và 4 lớp mẫu giáo.. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản l

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

XÃ TAM HIỆP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: /BC-UBND

BÁO CÁO THAM LUẬN

Về việc quản lý nhóm trẻ tư thục trên địa bàn xã Tam Hiệp

Kính thưa: Quý vị đại biểu!

Quý thầy cô giáo!

Được sự cho phép của Ban tổ chức, tại buổi hội thảo này tôi xin thay mặt cho lãnh đạo xã Tam Hiệp, gửi đến quý vị đại biểu lời chúc sức khỏe, chúc buổi hội thảo thành công tốt đẹp

Sau đây tôi xin báo cáo vài nét về tình hình quản lý nhóm trẻ tư thục trên địa bàn xã Tam Hiệp

I ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1 Tình hình phát triển loại hình tư thục trên địa bàn xã Tam Hiệp:

Toàn xã có 6 cơ sở tư thục, trong đó có 5 nhóm trẻ và 4 lớp mẫu giáo 2 nhóm, lớp đã có quyết định thành lập

* Tổng số giáo viên và nhân viên: 16 Trong đó:

- Đạt chuẩn: 7 - Trên chuẩn: 1 - Chưa qua đào tạo: 8

* Tổng số trẻ: 109 Trong đó: Trẻ nhóm trẻ: 58 Trẻ mẫu giáo: 51 2

Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý loại hình mầm non tư thục:

* Thuận lợi:

- Được sự quản lý chỉ đạo của UBND huyện Núi Thành, Đảng ủy – UBND

xã Tam Hiệp trong việc quản lý hoạt động của các nhóm trẻ tư thục trên địa bàn xã

- Được sự chỉ đạo sâu sát của Phòng GD và ĐT huyện Núi Thành về thực hiện chức năng quản lý với mọi loại hình nhóm trẻ tư thục

- Ban giám hiệu trường mẫu giáo Vàng Anh tham mưu kịp thời cho địa phương trong việc quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động của nhóm, lớp tư thục theo quy định

- Phần lớn các nhóm trẻ có ý thức chấp hành sự chỉ đạo của chuyên môn

* Khó khăn:

- Còn một số nhóm trẻ chưa có quyết định thành lập mà vẫn đang hoạt động

Nguyên nhân: Các nhóm mới mở, chủ cơ sở chưa lập hồ sơ theo qui định

- Ban giám hiệu trường công lập còn ít người, kiêm nhiệm nhiều việc không theo dõi kịp thời hoạt động các cơ sở tư thục

- Địa phương quá nhiều công việc nên khó quản lý chặt chẽ các cơ sở tư thục

II BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA ĐỊA PHƯƠNG:

- Mời các chủ cơ sở tư thục đến tại UBND xã họp để quán triệt chủ trương

Trang 2

- Po to các văn bản chỉ đạo việc quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động

về loại hình tư thục cho tất cả các chủ cơ sở tư thục để các chủ cơ sở tiếp tục nghiên cứu

- Thành lập đoàn kiểm tra, kiểm tra điều kiện thành lập các cơ sở tư thục

- Cấp quyết định thành lập cho các nhóm đảm bảo đủ điều kiện

- Chỉ đạo các nhóm, lớp tư thục phải chịu sự quản lý chuyên môn của trường công lập

III MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ TỒN TẠI CẦN KHẮC PHỤC:

1 Kết quả:

- Các nhóm tư thục tạo điều kiện cho một số trẻ đến lớp, góp phần tăng tỉ lệ huy động trẻ đến lớp trong xã

- Có 02 nhóm trẻ tư thục đã có quyết định thành lập

- Một số nhóm trẻ tư thục có đầu tư về cơ sở vật chất và trang bị đồ dung tương đối đầy đủ

- Hoạt động của một số nhóm tương đối tốt dưới sự quản lý chuyên môn của trường mẫu giáo công lập như nhóm Hoa Sữa

2 Tồn tại:

- Cón một số chủ cơ sở không có trình độ chuyên môn, không có kiến thức chuyên môn do đó dẫn đến việc tổ chức các hoạt động nuôi dạy trẻ ở các cơ sở tư thục chưa đáp ứng theo qui định của ngành về chuyên môn, chất lượng trên trẻ còn hạn chế

- Cơ sở vật chất một số cơ sở còn tạm bợ, không đảm bảo vệ sinh Bếp ăn, phòng học …chật hẹp Trang thiết bị bên trong còn quá sơ sài, thiếu thốn

IV ĐỀ XUẤT:

Cấp trên cần có văn bản chỉ đạo cụ thể về việc quản lý loại hình tư thục để địa phương có cơ sở pháp lý chỉ đạo dứt điểm về tổ chức quản lý các cơ sở tư thục trong địa bàn xã

Tam Hiệp, ngày 25 tháng 10 năm 2010

Người báo cáo

Đinh Châu Trinh

Ngày đăng: 20/12/2015, 11:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w