Con ngoài giá thú là con mà cha mẹ không phải là vợ chồng trước pháp luật hoặc cha mẹ ăn ở, chung sống với nhau như vợ chồng nhưng việc kết hôn chưa được uỷ ban nhân dân công nhận, ghi v
Trang 1ThS Nguyễn Văn Cừ * rong bài “Một số suy nghĩ về nguyên
tắc xác định cha, mẹ và con trong giá
thú theo pháp luật Việt Nam”, đăng trên
Tạp chí luật học số 5 năm 1999, chúng tôi
đ3 nêu và phân tích về sự cần thiết phải quy
định vấn đề xác định cha, mẹ và con trong
pháp luật; việc xác định cha, mẹ và con
trong giá thú theo hệ thống pháp luật
HN&GĐ của Nhà nước ta từ năm 1945 đến
nay Đặc biệt là nội dung nguyên tắc suy
đoán pháp lí xác định cha, mẹ và con trong
giá thú - theo Điều 28 Luật HN&GĐ 1986
Kể từ khi Luật HN&GĐ năm 2000 của
Nhà nước ta có hiệu lực pháp luật
(1/1/2001), quá trình áp dụng những quy
định của chế định xác định cha, mẹ, con tại
chương VII (từ Điều 63 đến Điều 66) cho
đến nay còn có một số vấn đề chưa cụ thể
Những quy định về xác định cha, mẹ, con
trong giá thú tại Điều 63 Luật HN&GĐ
năm 2000 vẫn kế thừa nội dung Điều 28
Luật HN&GĐ 1986 Vấn đề xác định cha,
mẹ, con ngoài giá thú xét về luật nội dung
vẫn chưa được quy định đầy đủ, rất khó áp
dụng trong thực tế
Bài viết này chúng tôi bàn về vấn đề xác
định cha, mẹ và con ngoài giá thú theo Luật
HN&GĐ Việt Nam
1 Con ngoài giá thú là con mà cha mẹ
không phải là vợ chồng trước pháp luật
hoặc cha mẹ ăn ở, chung sống với nhau như
vợ chồng nhưng việc kết hôn chưa được uỷ ban nhân dân công nhận, ghi vào sổ kết hôn.(1)
Như vậy, trường hợp sinh con ngoài giá thú có thể là người mẹ không có chồng mà sinh con; người mẹ có chồng nhưng đ3 ngoại tình và thụ thai với người khác mà sinh con; hoặc hai bên nam nữ ăn ở, chung sống với nhau như vợ chồng và có con với nhau; cũng có thể là trường hợp hai vợ chồng đ3 li hôn, phán quyết li hôn của tòa
án đ3 có hiệu lực pháp luật, sau đó họ lại
“tái hợp” chung sống với nhau mà chưa
đăng kí kết hôn lại theo thủ tục luật định, nếu người phụ nữ sinh con trong trường hợp này thì đó là con chung ngoài giá thú của hai người không phải là vợ chồng trước pháp luật Con ngoài giá thú có thể là “con chung”, cũng có thể là con riêng của một bên cha, mẹ
1.1 Chế độ HN&GĐ trong x3 hội phong kiến thực dân ở nước ta trước đây đ3 thực hiện chính sách phân biệt đối xử sâu sắc giữa các con trong gia đình: Giữa con
đẻ với con nuôi, giữa con trai với con gái, giữa con chung với con riêng và đặc biệt là giữa con trong giá thú với con ngoài giá thú Con trong giá thú (còn gọi là con chính thức); con ngoài giá thú (tức là con ngoại
T
* Giảng viên Khoa tư pháp Trường đại học luật Hà Nội
Trang 2hôn) còn gọi là “con hoang”, con “tư sinh”,
con “ngoại tình” hoặc con “loạn luân” Nếu
là con ngoại tình hoặc con loạn luân, thông
thường không thể được thừa nhận; sự thừa
nhận nếu có sẽ tuyệt đối vô hiệu(2) Theo
quy định của pháp luật, người con ngoại
tình hoặc con loạn luân sẽ không được phép
thưa kiện trước tòa án để truy tìm phụ hệ
hoặc mẫu hệ của mình Quy định này thật
bất công đối với người con ngoài giá thú
Luật và lệ dưới chế độ phong kiến, thực dân
coi khinh người phụ nữ đ3 sinh con ngoài
giá thú
1.2 Hệ thống pháp luật HN&GĐ của
Nhà nước ta ngay từ những văn bản pháp
luật đầu tiên đ3 ghi nhận “Người con hoang
vô thừa nhận được phép thưa trước tòa án để
truy nhận cha hoặc mẹ của mình” (Điều 9
Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/05/1950 của Chủ
tịch nước về sửa đổi một số quy lệ và chế
định trong dân luật) Với bản chất tốt đẹp
của chế độ XHCN, Nhà nước và x3 hội
không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa
các con Luật HN&GĐ 1959, 1986 và 2000
của Nhà nước ta, trên cơ sở Hiến pháp đều
thực hiện nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của
các con Con cái vừa là thành viên của gia
đình, vừa là thành viên của x3 hội, chủ nhân
tương lai của đất nước “Con ngoài giá thú
có quyền xin nhận cha, mẹ, kể cả trong
trường hợp cha, mẹ đ! chết” (Điều 31 Luật
HN&GĐ 1986, khoản 1 Điều 65 Luật
HN&GĐ năm 2000); “con ngoài giá thú
được cha, mẹ nhận hoặc được tòa án
nhân dân cho nhận cha, mẹ có mọi
quyền và nghĩa vụ như con trong giá
thú” (Điều 32 Luật HN&GĐ năm 1986, khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ năm 2000)
Đặc biệt, kể từ Luật HN&GĐ 1986 đến nay, pháp luật đ3 công nhận “quyền được làm mẹ” của những người phụ nữ đơn thân khoản 6 Điều 2 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “Nhà nước, x! hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ”.(3) Theo quy định tại Điều
63, 64, 65, 66 của Luật HN&GĐ năm 2000 thì trong trường hợp cha mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được tòa án xác định; người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu tòa
án xác định người đó là con mình; người
được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu tòa án xác định người đó không phải là con mình; mẹ, cha hoặc người giám
hộ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu tòa án hoặc đề nghị viện kiểm sát yêu cầu tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đ3 thành niên mất năng lực hành vi dân
sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự Theo thẩm quyền, viện kiểm sát nhân dân, ủy ban bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đ3 thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha,
mẹ mất năng lực hành vi dân sự Ngoài ra, theo Luật HN&GĐ năm 2000, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị viện kiểm sát xem xét, yêu cầu tòa án xác định cha,
mẹ và con trong những trường hợp trên
Trang 32 Sự cần thiết pháp luật của Nhà nước
phải quy định nguyên tắc suy đoán pháp lí
xác định cha, mẹ và con Đó chính là cơ sở
pháp lí xác thực mối quan hệ pháp luật giữa
cha, mẹ và con, bảo đảm nghĩa vụ và quyền
của các bên trong quan hệ gia đình; đồng
thời đó còn là cơ sở pháp lí để tòa án giải
quyết các tranh chấp khi có yêu cầu xác
định cha, mẹ và con Tuy nhiên, qua nghiên
cứu chế định xác định cha, mẹ, con theo hệ
thống pháp luật HN&GĐ của Nhà nước ta,
chúng tôi nhận thấy Luật HN&GĐ 1986 lần
đầu tiên quy định nguyên tắc suy đoán pháp
lí xác định cha, mẹ cho con trong giá thú
Với nội dung: “Con sinh ra trong thời kì
hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong
thời kì đó là con chung của vợ chồng
Trường hợp có yêu cầu xác định lại vấn đề
này thì phải có chứng cứ khác” (Điều 28)
Đối với việc xác định cha, mẹ cho con
ngoài giá thú, từ Sắc lệnh số 97-SL ngày
22/05/1950, Luật HN&GĐ 1959, 1986
và cho đến nay kể cả Luật HN&GĐ năm
2000 vẫn chưa dự liệu cơ sở pháp lí để xác
định cha, mẹ cho con ngoài giá thú
Trong thực tế, trường hợp người phụ nữ
sinh con ngoài giá thú, khi có tranh chấp,
người mẹ của đứa con ngoài giá thú hoặc
những người, tổ chức, cơ quan có thẩm
quyền yêu cầu tòa án xác định người cha
của đứa con ngoài giá thú chưa thành niên
hoặc đ3 thành niên mà mất năng lực hành vi
dân sự thì tòa án dựa trên những căn cứ
nào để xác thực mối quan hệ cha - con?
Trường hợp người mẹ sinh con ngoài
giá thú vì lí do nào đó như mặc cảm với gia
đình, x3 hội hoặc không có điều kiện kinh
tế để chăm sóc, nuôi dưỡng con hoặc do tác
động tâm lí thù ghét người đàn ông bạc tình đ3 bỏ con, người khác hoặc các tổ chức x3 hội theo chức năng đ3 nhận nuôi dưỡng đứa trẻ Sau này, người mẹ có yêu cầu xin nhận lại con, vậy phải dựa trên những căn cứ nào để chứng tỏ chính người
mẹ đó đ3 sinh ra đứa trẻ
Con ngoài giá thú có quyền yêu cầu xác
định cha, mẹ kể cả trong trường hợp cha,
mẹ của mình đ3 chết Vậy, trường hợp người con ngoài giá thú khi đ3 thành niên
có quyền đứng nguyên đơn yêu cầu tòa án xác định một người đ3 chết là cha, mẹ của mình thì họ phải dựa trên các căn cứ nào theo quy định của pháp luật?
Luật HN&GĐ năm 1986 và Luật HN&GĐ năm 2000 của Nhà nước ta cũng mới chỉ dừng lại ở việc quy định về quyền yêu cầu tòa án xác định cha, mẹ, con(4)
Điều quan trọng cần thiết là nhà làm luật dự liệu căn cứ pháp lí để suy đoán quan hệ mẹ
- con, cha - con ngoài giá thú Thực tiễn xét
xử nhiều năm qua cho đến nay, khi nảy sinh
vụ kiện xác định cha, mẹ, con ngoài giá thú tại tòa án đ3 thiếu cơ sở pháp lí để giải quyết loại án kiện này Bên cạnh đó, do tính chất phức tạp của loại án kiện này vì người
đàn ông “được khai” là cha của đứa con ngoài giá thú do tác động tâm lí, sợ ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, tiền bạc nên thường trốn tránh trách nhiệm, không tự nguyện nhận con ngoài giá thú mà kiên quyết từ chối mối liên hệ cha - con Do vậy,
đ3 gây nhiều khó khăn trong việc điều tra, xét xử loại án kiện này Trước đây, khi giải quyết loại án kiện này, có trường hợp tòa án
Trang 4đ3 yêu cầu thẩm định về nhóm máu hoặc
xem xét sự giống nhau về hình thức bên
ngoài giữa người đàn ông được khai là cha
của đứa trẻ với đứa trẻ ngoài giá thú đó, nếu
xét thấy giữa họ có trùng nhóm máu hoặc
rất giống nhau về hình thức thì tòa án có thể
suy đoán giữa họ có mối liên hệ cha, con,
theo quan niệm “giỏ nhà ai quai nhà nấy”
Tại thông tư số 15-DS ngày 27/9/1974 của
TANDTC trước đây hướng dẫn đường lối
xử li hôn, một vài loại tranh chấp về dân sự,
HN&GĐ đ3 hướng dẫn tòa án nhân dân các
cấp dựa vào một số chứng cứ để giải quyết
loại việc “truy nhận cha cho con” như sau:
1 Trong thời gian có thể thụ thai đứa
con, người đàn ông được khai là cha của
đứa trẻ và người mẹ đứa trẻ đ3 công nhiên
chung sống với nhau như vợ chồng
2 Hai người đ3 thương yêu nhau, hứa
hẹn kết hôn với nhau và trong thời gian có
thể thụ thai đứa con, đ3 “ăn nằm” với nhau
như vợ chồng, rồi sau khi có con, bỏ không
cưới nữa
3 Người mẹ đ3 bị người này hiếp dâm,
cưỡng dâm trong thời gian có thể thụ thai
đứa con
4 Sau khi sinh con, người này đ3 chăm
nom, săn sóc đứa con như là con của mình
5 Có những thư từ do người này viết
xác nhận đứa con do người mẹ sinh ra là
con của họ
Theo hướng dẫn trên đây của TANDTC,
vấn đề suy đoán quan hệ cha - con ngoài
giá thú được hiểu là: Tính từ ngày người mẹ
sinh con ngoài giá thú, suy ngược trở về
thời kì mà người mẹ có khả năng thụ thai
đứa con (khoảng thời gian từ 180 ngày đến
300 ngày trước ngày người mẹ sinh con), nếu người đàn ông nào đ3 có quan hệ sinh lí với người mẹ của đứa con ngoài giá thú
đúng vào thời kì thụ thai này thì có cơ sở để suy đoán họ là cha của đứa con ngoài giá thú đó
Thực tế xét xử loại án kiện “truy nhận cha cho con ngoài giá thú” cho thấy do nhiều vấn đề tác động, người đàn ông sau khi có con ngoài giá thú với một người phụ nữ nào đó thường trốn chạy trách nhiệm với
mẹ con đứa trẻ Khi phát sinh vụ kiện tại tòa án, người đàn ông đó (thường là bị đơn)
đ3 bằng mọi thủ đoạn để che giấu sự thật khách quan, không thừa nhận có quan hệ cha - con hoặc nguỵ biện bằng đủ mọi cách
để khước từ đứa con ngoài giá thú đó Điều quan trọng trong công tác điều tra, thu thập
và đánh giá chứng cứ để chứng tỏ một thực
tế khách quan là có hay không có mối quan
hệ cha - con ngoài giá thú Đối với loại án kiện này, khi giải quyết, tòa án phải rất thận trọng, có thể kết hợp nhiều biện pháp như tham khảo dư luận x3 hội về mối quan hệ giữa hai bên nam nữ (người đàn ông được khai là cha của đứa trẻ với người mẹ của
đứa trẻ ngoài giá thú); ý kiến của gia đình
và những người thân thích của đương sự; thẩm định trên cơ sở y học như thẩm định
về máu, khả năng có con của đương sự và
đặc biệt là yêu cầu thẩm định về gien để chứng tỏ mối liên hệ cha - con để bảo đảm quyền lợi của đương sự, nhất là quyền lợi của người con ngoài giá thú Cần quan tâm bảo đảm quyền lợi của cả hai bên: Nếu người đàn ông được khai là cha của đứa trẻ ngoài giá thú mà sự thực họ không phải là
Trang 5cha của đứa trẻ đó, họ bị buộc phải nhận
l3nh trách nhiệm “cha - con” họ đ3 bị
“oan”, sẽ ảnh hưởng đến danh dự, uy tín và
tài sản của họ (cũng cần đề phòng trường
hợp vì mục đích nào đó, một người phụ nữ
có thai với người đàn ông này nhưng lại
khai cho người đàn ông khác)
Nếu người đàn ông đó chính là cha của
đứa trẻ ngoài giá thú nhưng lại không được
xác định có mối quan hệ “cha - con” thì
quyền lợi của hai mẹ con đứa trẻ ngoài giá
thú không được bảo đảm trước pháp luật Vì
vậy, chỉ xác định mối quan hệ cha - con khi
có những cơ sở, chứng cứ xác thực chứng tỏ
về mối liên hệ đó; phán quyết chính xác của
toà án mới bảo đảm được quyền lợi của các
đương sự, của đứa con ngoài giá thú, tạo sự
thuận lợi trong công tác thi hành án sau này
và như vậy góp phần ổn định mối quan hệ
cha mẹ và con trong đời sống x3 hội, cũng
như giải quyết ổn thoả các vấn đề liên quan
như về cấp dưỡng, thừa kế
3 Qua nghiên cứu vấn đề xác định cha,
mẹ và con ngoài giá thú theo Luật HN&GĐ
Việt Nam từ năm 1945 đến nay, kể cả Luật
HN&GĐ năm 2000 của Nhà nước ta cũng
vẫn chưa có quy định nguyên tắc suy đoán
pháp lí xác định cha, mẹ và con ngoài giá
thú Đối với việc xác định cha, mẹ và con
trong giá thú đ3 được quy định tại Điều 63
Luật HN&GĐ năm 2000 là dựa vào thời kì
hôn nhân hợp pháp của cha mẹ Đối với
trường hợp con ngoài giá thú, vì cha mẹ của
người con không có “thời kì hôn nhân”,
không phải là vợ chồng trước pháp luật, nhà
làm luật cần dự liệu cơ sở pháp lí để suy
đoán quan hệ mẹ - con, cha - con ngoài giá
thú Các điều 64, 65, 66 của Luật HN&GĐ năm 2000 chỉ dừng lại ở việc quy định quyền của các đương sự, cơ quan, tổ chức yêu cầu tòa án hoặc đề nghị viện kiểm sát yêu cầu tòa án xác định cha, mẹ, con, kể cả con trong và con ngoài giá thú Các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn áp dụng những quy định của Luật HN&GĐ năm 2000, trong đó vấn đề xác
định cha, mẹ, con ngoài giá thú vẫn chưa
được hướng dẫn cụ thể và đầy đủ
Tại mục 5 (b) của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một
số quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 hướng dẫn: “Theo quy định tại khoản 2
Điều 63 và Điều 64, khi có người yêu cầu tòa án xác định một người nào đó là con của họ hay không phải là con của họ thì phải có chứng cứ Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gien Người có yêu cầu giám định gien phải nộp lệ phí giám định gien” Điều 21 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ năm 2000 cũng mới chỉ dừng lại ở nguyên tắc chung (theo Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000), dựa trên cơ sở hôn nhân hợp pháp của cha mẹ người con: “3 Trong trường hợp vợ hoặc chồng không nhận đứa trẻ là con chung của hai người quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này thì phải có chứng cứ và phải được tòa án xác định”
Như trên (mục 2) của bài viết này, chúng tôi đ3 phân tích: Vấn đề xác định cha, mẹ, con trong giá thú hay con ngoài giá thú tùy theo từng trường hợp mà trong
Trang 6thực tế, các đương sự, cơ quan, tổ chức,
viện kiểm sát yêu cầu tòa án xác định có thể
là cha, là mẹ hoặc là con của một người nào
đó Ví dụ, người mẹ (không có chồng) yêu
cầu tòa án xác định một người đàn ông là
cha của con mình; hoặc một người đàn ông
có yêu cầu tòa án xác định đứa trẻ ngoài giá
thú là con của mình; hoặc một người phụ nữ
sau khi sinh con ngoài giá thú đ3 bỏ con,
người khác hoặc cơ quan tổ chức có chức
năng đ3 nuôi dưỡng đứa con ngoài giá thú
đó, sau này người phụ nữ đó có yêu cầu đòi
lại con của mình; hoặc người con ngoài giá
thú khi thành niên có yêu cầu tòa án xác
định một người nào đó là cha, mẹ của mình
Theo nguyên tắc chung, các đương sự phải
có chứng cứ và phải được tòa án xác định
(có thể hiểu là chấp nhận các chứng cứ đó)
Tuy nhiên, như chúng tôi đ3 nêu, các chứng
cứ mà đương sự dựa vào để chứng minh mối
liên hệ cha - con, mẹ - con theo quy định
của pháp luật và được tòa án chấp nhận bao
gồm những chứng cứ nào thì vẫn chưa được
luật và các văn bản hướng dẫn áp dụng luật
dự liệu Sự cần thiết phải có quy định về các
chứng cứ này trong pháp luật
Trong x3 hội hiện đại, khoa học kĩ thuật
phát triển, đặc biệt là về y học; thực tế ở các
nước và ở nước ta đ3 xuất hiện những
trường hợp thụ thai nhân tạo; có con trong
ống nghiệm; trường hợp “chửa hộ, đẻ
thuê” trong đó có liên quan tới việc xác
định cha, mẹ, con ngoài giá thú cũng cần
được luật định, tạo cơ sở pháp lí, bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và
sự ổn định của các quan hệ HN&GĐ trong
x3 hội Tại khoản 2 Điều 63 Luật HN&GĐ
năm 2000 quy định: “Việc xác định, cha,
mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học do Chính phủ quy định”, chúng tôi cho rằng Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định quy định chi tiết về vấn đề này, trong đó có cả các cơ sở pháp lí (chứng cứ) suy đoán quan hệ, cha, mẹ, con ngoài giá thú
4 Tham khảo pháp luật của một số nước(5) và hệ thống pháp luật áp dụng ở nước ta dưới chế độ cũ(6) thường quy định
về “thời kì thai nghén” (thời kì thụ thai) của người mẹ và các chứng cứ pháp lí để suy
đoán quan hệ cha - con ngoài giá thú; mặt khác, pháp luật còn quy định thời hiệu khởi kiện được áp dụng trong các trường hợp có yêu cầu xác định cha, mẹ, con
Chúng tôi cho rằng các văn bản pháp luật HN&GĐ của Nhà nước ta cần quy định cơ sở pháp lí xác định cha, mẹ, con ngoài giá thú theo hướng: Quy định “thời kì thụ thai” của người phụ nữ trong pháp luật (dựa trên cơ sở y học) để có cơ sở suy đoán Trong thời kì người phụ nữ có khả năng thụ thai đứa con, một người đàn ông nào đó đ3 thừa nhận có quan hệ sinh lí (hoặc có cơ sở chứng tỏ đ3 có quan hệ sinh lí) với người
mẹ của đứa trẻ đó (nếu khhông có chứng cứ
họ không thể là cha của đứa trẻ) thì sẽ được suy đoán là cha của đứa trẻ đó Một số chứng cứ được hướng dẫn tại Thông tư số 15-DS ngày 27/9/1974 của TANDTC trước
đây cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của y học và thực tiễn x3 hội
- Khoản 2 Điều 21 của Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của
Trang 7Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật
HN&GĐ năm 2000 đ3 quy định: “Con sinh
ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người
chồng chết hoặc kể từ ngày bản án của tòa
án xử cho vợ chồng li hôn có hiệu lực pháp
luật thì được xác định là con chung của hai
người” Như vậy, quy định này đ3 khẳng
định thời kì mang thai dài nhất của người
phụ nữ không quá 300 ngày, kể từ ngày thụ
thai (trước đây, tại Điều 3, Điều 4 Sắc lệnh
số 97/SL ngày 22/5/1950 về sửa đổi một số
quy lệ và chế định trong dân luật cũng đ3
dự liệu theo hướng này khi quy định hạn
chế quyền kết hôn của người vợ khi người
chồng chết hoặc li hôn với chồng)
Tuy nhiên, đối với trường hợp suy đoán
xác định cha cho con ngoài giá thú thì cần
phải quy định “thời kì thụ thai” của người
phụ nữ Thời kì có khả năng thụ thai của
người phụ nữ, dựa trên cơ sở y học được xác
định trong khoảng từ 180 ngày đến 300
ngày trước ngày sinh con Nếu người đàn
ông được khai là cha của đứa trẻ ngoài giá
thú đ3 có quan hệ sinh lí (hoặc có cơ sở để
xác định là đ3 có quan hệ sinh lí) với người
mẹ của đứa trẻ đúng vào thời kì có khả
năng thụ thai của người mẹ thì người đàn
ông đó sẽ được suy đoán (xác định) là cha
của đứa trẻ ngoài giá thú đó (nếu không có
chứng cứ về mặt y học họ không thể là cha
của đứa trẻ)
- Về vấn đề yêu cầu thẩm định gien khi
giải quyết loại án kiện này, Nghị quyết số
02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao hướng dẫn: Trong trường hợp cần thiết
thì phải giám định gien, người có yêu cầu
giám định gien phải nộp lệ phí giám định gien
Hiện nay vấn đề giám định gien chưa phổ biến trong x3 hội, chi phí cho một lần giám định còn quá cao, rất khó khăn cho
đương sự khi phải chứng minh “có quan hệ cha - con” Theo quan điểm của chúng tôi, trên nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của bà mẹ
và trẻ em, trường hợp người mẹ sinh con ngoài giá thú, yêu cầu xác định một người
đàn ông là cha của con mình, nếu có đủ “cơ
sở pháp lí” được dự liệu trong luật, tòa án
có quyền suy đoán (xác định) người đàn
ông đó là cha của đứa con ngoài giá thú Nếu họ cho rằng mình bị “oan ức”, không thừa nhận con ngoài giá thú, họ phải yêu cầu giám định gien, giữa họ và đứa trẻ đó
và chi phí giám định gien họ phải chịu Như vậy, mới bảo đảm “quyền được làm mẹ” và quyền của người mẹ sinh con ngoài giá thú yêu cầu tòa án xác định cha cho con mình trong thực tế./
(1) Từ điển giải thích thuật ngữ luật học về chuyên ngành luật dân sự, luật HN&GĐ, luật tố tụng dân sự của Trường đại học luật Hà Nội đ3 sử dụng thuật ngữ “con ngoài hôn nhân”, tr.142
(2).Xem: Điều 168 BLDS Bắc Kì 1931; Điều 99 Luật gia đình 2/1/1959 dưới chế độ Ngô Đình Diệm;
Điều 116 Sắc luật 15/64 ngày 23/7/1964; Điều 239
Bộ luật dân sự 1972 Nguỵ quyền Sài Gòn
(3).Xem: Điều 3 Luật HN&GĐ 1986
(4).Xem: Điều 31, 32, 33 Luật HN&GĐ 1986, Điều
64, 65, 66 Luật HN&GĐ năm 2000
(5).Xem: Điều 340 BLDS Cộng hòa Pháp, Điều 1.555 BLDS và thương mại Thái Lan
(6).Xem: Điều 106 Luật gia đình 2/1/159 dưới chế
độ Ngô Đình Diệm, Điều 124 Sắc luật 15/64 ngày 23/7/1964, Điều 229, Điều 237 Bộ dân luật 1972