1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

ĐÁP án học PHẦN DUNG SAI và kỹ THUẬT đo

6 4,2K 42

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 69,5 KB

Nội dung

TL -Hệ thống lỗ cơ bản: là hệ thống các kiểu lắp ghép mà vị trí của miền dung sai lỗ là cố định, còn muốn được các kiểu lắp có đặc tính khác nhau ta điều chỉnh vị trí của miền dung sai

Trang 1

ĐÁP ÁN HỌC PHẦN DUNG SAI VÀ KỸ THUẬT ĐO

ĐÊ 6

Câu 1(4 điểm) Trình bày quy luật của hệ thống lỗ và hệ thống trục cơ bản? Sai lệch cơ bản?

TL

-Hệ thống lỗ cơ bản: là hệ thống các kiểu lắp ghép mà vị trí của miền dung sai lỗ

là cố định, còn muốn được các kiểu lắp có đặc tính khác nhau ta điều chỉnh vị trí của miền dung sai trục so với kích thước danh nghĩa Sai lệch lỗ cơ bản KH là H và ứng với sai lệch giới hạn sau: H: ES = +TD ; EI = 0; TD là dung sai kích thước lỗ cơ bản, được xác định tùy thuộc vào cấp chính xác và kích thước danh nghĩa

-Hệ thống trục cơ bản: là hệ thống các kiểu lắp ghép mà vị trí của miền dung sai

trục là cố định, còn muốn được các kiểu lắp có đặc tính khác nhau ta điều chỉnh vị trí của miền dung sai lỗ so với kích thước danh nghĩa Sai lệch trục cơ bản KH là h

và ứng với sai lệch giới hạn sau: h: es = 0 ; ei = - Td ; Td là dung sai kích thước trục

cơ bản, được xác định tùy thuộc vào cấp chính xác và kích thước danh nghĩa

-Sai lệch cơ bản: là sai lệch xác định vị trí của miền dung sai so với kích thước

danh nghĩa Nếu miền dung sai nằm ở phía trên kích thước danh nghĩa thì sai lệch

cơ bản là sai lệch dưới (ei or EI), còn nếu miền dung sai nằm ở phía dưới kích thước danh nghĩa thì sai lệch cơ bản là sai lệch trên (es or ES)

Câu 2 (4 điểm) Các yêu cầu kỹ thuật của chuyển động bánh răng?

TL

- Mức chính xác động học: là yêu cầu cần sự phối hợp chính xác về góc quay của

bánh dẫn và bánh bị dẫn của truyền động bánh răng của xích động học chính xác của dụng cụ đo, xích phân độ của máy gia công bánh răng, xích cắt ren của máy

Trang 2

tiện ren… bánh răng trong truyền động này thường có modun nhỏ, chiều dài răng không lớn, làm việc dưới tải trọng và tốc độ nhỏ

-Mức làm việc êm: Nghĩa là bánh răng phải có tốc độ quay ổn định, không có sự

thay đổi tức thời về tốc độ gây ra va đạp và ồn Yêu cầu này đề ra đối với những truyền động trong hộp tốc độ của động cơ máy bay, ô tô, tua bin, bánh răng trong truyền động thường có modun trung bình, chiều dài răng lớn , tốc độ vòng quay đạt 120-150 m/s, công suất truyền tới 40.000Kw

-Mức tiếp xúc mặt răng lớn đặc biệt là tiếp xúc theo chiều dài: Mức tiếp xúc

mặt răng đảm bảo độ bền của răng nếu truyền mô men xoắn lớn

-Yêu cầu về Độ hở mặt bên giữa các mặt răng phía không làm việc của cặp răng ăn khớp: Bất kỳ bộ truyền bánh răng nào cũng cần yêu cầu này để tạo điều

kiện bôi trơn mặt răng, bồi thường cho sai số dãn nở nhiệt, sai số do gia công và lắp ráp, tránh hiện tượng kẹt răng

Câu 3 (2 điểm)

- Trình bày phương pháp ghi sai lệch, dung sai hình dạng và vị trí bề mặt trên bản vẽ kỹ thuật?

- Giải thích các ký hiệu sai lệch có trên bản vẽ sau:

TL

Phương pháp ghi sai lệch, dung sai hình dạng và vị trí bề mặt trên bản vẽ kỹ thuật:

Sai lệch hình dạng:

Sai lệch độ tròn: Là khoảng cách lớn nhất từ các điểm của Profine thực tới vòng tròn áp

Sai lệch profine mặt cắt dọc: là khoảng cách lớn nhất từ các điểm của Profine thực tới Profine áp

Sai lệch độ trụ: là khoảng cách lớn nhất từ các điểm thuộc mặt Profine thực tới mặt trụ áp

Trang 3

Sai lệch độ phẳng: là khoảng cách lớn nhất từ mặt Profine thực tới mặt phẳng áp trong giới hạn phần chuẩn L

Sai lệch độ thẳng: là khoảng cách lớn nhất từ Profine thực tới đường thẳng áp trong giới hạn phần chuẩn L

Sai lệch về vị trí bề mặt:

Sai lệch song song của mặt phẳng: Là hiệu giữa khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất giữa 2 mặt phẳng áp

Sai lệch độ vuông góc của các mặt phẳng: là sai lệch góc giữa các mặt phẳng so với góc vuông, biểu thị bằng đơn vị dài Delta trên chiều dài phần chuẩn

Sai lệch về độ đồng trục: là khoảng cách lớn nhất giữa mặt phẳng đối xứng của phần tử được khảo sát và mặt phẳng đối xứng của phần tử chuẩn

Sai lệch độ giao trục: là khoảng cách nhỏ nhất giữa 2 đường tâm danh nghĩa

Sai lệch độ đối xứng: là khoảng cách lớn nhất Delta giữa mặt phẳng đối xứng của phần tử khảo sát so với mặt phẳng đối xứng được chọn làm chuẩn

Sai lệch độ tâm:khoảng cách lớn nhất giữa tâm đang xét so với tâm gọi là chuẩn Sai lệch độ đảo hướng kính: là hiệu khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất từ các điểm trên Profine thực của bề mặt quay đến đường tâm chuẩn trong mặt phẳng vuông góc với đường tâm chuẩn

Sai lệch độ đảo mặt mút: Là hiệu khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất của mặt phẳng mút so với đường chuẩn vuông góc đường tâm

Giải thích các ký hiệu sai lệch có trên bản vẽ:

Độ song song giữa đường trục lỗ 20 so với mặt A là

0,05

Độ vuông góc giữa đường trục lô 30 so với mặt A là

0,05

Độ không song song của mặt A so với đường tâm lỗ

10 là 0,03

Trang 4

Đề 7

Câu 1(4 điểm) Trình bày đặc tính lắp ghép ổ ? Chọn kiểu lắp ổ lăn?

TL

* Đặc tính lắp ghép ổ:

-Ổ lăn với trục theo bề mặt trụ trong của vòng trong và lắp với lỗ thân hộp theo bề mặt trụ ngoài của vòng ngoài Đây là các lắp ghép trụ trơn, vì vậy miền dung sai kích thước trục và lỗ được chọn theo tiêu chuẩn lắp ghép bề mặt trơn Miền dung sai kích thước các bề mặt lắp ghép của ổ lăn (d và D) là không đổi và đã được xác định khi đã chế tạo Còn khi sử dụng ổ lăn, người thiết kế phải thay đổi miền dung sai trục và lỗ thân hộp để được các kiểu lắp ghép có đặc tính phù hợp với điều kiện làm việc

- Để đạt được tính đổi lẫn chức năng hoàn toàn cũng như để giảm bớt số loại ổ thì đường kính ngoài D và đường kính trong d được tiêu chuẩn hóa Khi sử dụng ổ, muốn tạo ra các đặc tính khác nhau của mối ghép thì phải thay đổi miền dung sai của kích thước trục và lỗ hộp tương ứng đảm bảo điều kiện làm việc của ổ D được gọi là trục cơ sở, d được gọi là lỗ cơ sở

* Chọn kiểu lắp ổ lăn:Việc chọn kiểu lắp ghép ổ lăn cũng chính là chọn miền

dung sai kích thước trục và lỗ thân hộp.Chọn kiểu lắp ghép trục với vòng trong thân hộp với vòng ngoài phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính và dạng tải trọng tác dụng lên các vòng của ổ lăn Dạng tải trọng tạc dụng lên các vòng ổ lăn bao gồm: dạng tải trọng chu kì, dạng tải trọng cục bộ và dạng tải trọng dao động

+) Dạng tải trọng Chu kỳ: tải trọng lần lượt tác dụng lên khắp các đường lăn của ổ

và lặp lại sau mỗi chu kì của ổ Vòng chịu tải chu kì thường được ;lắp có độ dôi để duy trỳ trạng thái tác dụng đều đặn của lực lên khắp đường lăn làm cho vòng lăn mòn đều, nâng cao độ bền của ổ

Trang 5

+) Dạng tải trọng cục bộ và dao động: Tải trọng chỉ tác dụng lên một phần đường

lăn còn các phần khác thì không nên mòn cục bộ Vòng chịu tải cục bộ và dao động thường được lắp có độ hở đẻ dưới tác động của va đập và chấn động, vòng ổ lăn bị xê dịch đi, miền chịu lực thay đổi làm cho vòng lăn mòn đều hơn nâng cao

độ bền

Câu 2 (4 điểm) Trình bày phương pháp đo độ cong trục và sai lệch độ thẳng?

TL

*Phương pháp đo độ cong trục:

Việc đo độ cong trục bản chất là đi xác định độ đối xứng của các điểm trên bề mặt thực quanh tâm lý tưởng tạo bởi đường nối tâm của 2 tiết diện cách nhau một chiều dài chuẩn để kiểm tra

Thông thường độ cong trục sẽ lớn nhất tại điểm giữa chiều dài chi tiết Khi đó, đầu

đo của chuyển đổi cần đặt ở nơi có thể phát hiện ra độ cong trục lớn nhất Để đơn giản ảnh hưởng của các sai số phụ khác đầu đo càng được đặt trên mặt nào đó có

độ tròn và độ nhẵn cao hơn

∆cg = xmax -xmin

Trong đó: xmax , xmin : là giá trị chuyển vị lớn nhất của chuyển đổi đo sau 1 vòng quay của chi tiết

*Phương pháp đo sai lệch độ thẳng: dùng để đo các kích thước như đường kính ,

chiều cao, chiều dài, chiều dày Có thể đo theo 3 phương pháp sau:

- Phương pháp đo 1 tiếp điểm: Đầu đo tiếp xúc với bề mặt đo theo từng điểm một.

Từ tọa độ các tiếp điểm đo người ta tính được kích thước cần đo Tùy theo cách đặt các điểm đo mà công thức tính toán cho kết quả khác nhau Do phép đo quan hệ với các tọa độ điểm đo mà phương pháp đo một tiếp điểm còn gọi là phương pháp

Trang 6

đo tọa độ Tùy theo số tọa độ của máy có khả năng đo lường các thông số của nó cũng càng tăng Có thể có các máy tọa độ đo 2, 3, hay 5 tọa độ

-Phương pháp đo Hai tiếp điểm: dụng cụ tiếp xúc với bề mặt chi tiết đo tại ít nhất

hai điểm nằm trên đường biến thiên của của kích thước cần đo Để giám sai số đo mặt chuẩn không song song với mặt người ta bố trí thêm điểm tỳ phụ C nhằm đảm bảo làm cho tiếp điểm ổn định và thực hiện phương pháp đo so sánh với các chi tiết mẫu có hình dạng gần giống với chi tiết đó

-Phương pháp đo ba tiếp điểm:Dụng cụ đo tiếp xúc với bề mặt chi tiết cần đo theo

3 điểm, trong đó có 2 diểm không nằm trên phương biến thiên của kích thước đó Câu 3(2 điểm)

Ngày đăng: 17/12/2015, 08:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w