ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI CHUYÊN ĐỀ HOẶC KHÓA LUẬN Sinh viên: Chuyên ngành: … Khóa học:…... ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 2510/QĐ-ĐHTN-ĐTĐH Đắk Lắk, ngày 20 tháng 12 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy định và mẫu đề cương, báo cáo, phiếu chấm
chuyên đề khóa luận tốt nghiệp HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
Căn cứ quyết định số 298/CP ngày 11 tháng 11 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập trường Đại học Tây Nguyên;
Căn cứ Điều lệ trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày
22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm; Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 12 năm 2012 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo đại học
và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định
số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học ban hành kèm theo Quyết định số 36/2007/QĐ-BGDDT ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quy chế học vụ đào tạo Đại học, Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 555/QĐ-ĐHTN-ĐTĐH ngày 11/4/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên;
Căn cứ kết luận cuộc họp thống nhất mẫu đề cương, mẫu báo cáo chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp ngày 12 tháng 12 năm 2013;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Đào tạo Đại học,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1 Ban hành quy định mẫu đề cương, mẫu báo cáo chuyên đề và khóa luận tốt
nghiệp; Mẫu phiếu chấm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp đối với sinh viên đại học và cao đẳng
hệ chính quy, hệ vừa làm vừa học của trường (có quy định và hướng dẫn kèm theo)
Điều 2 Quy định này áp dụng từ năm học 2013 – 2014
Điều 3 Trưởng phòng Đào tạo Đại học, Trưởng các khoa, Thủ trưởng các đơn vị có liên
quan và các sinh viên thực hiện làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
Trang 2QUY ĐỊNH MẪU ĐỀ CƯƠNG, BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ,
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2510/ĐHTN-ĐTĐH ngày 20 tháng 12 năm 2013)
1 Cấu trúc của đề cương (Khóa luận hoặc chuyên đề)
1.1 Trang bìa ngoài và bìa trong theo mẫu
Bìa ngoài là giấy bìa màu cứng (không cần bìa nilông)
Bìa trong giấy trắng có nội dung theo mẫu sau
1.2 Phần thứ nhất: Đặt vấn đề
Lý do chọn đề tài (Tính cấp thiết)
Mục tiêu nghiên cứu
1.3 Phần thứ hai: Tổng quan/cơ sở lí luận
1.4 Phần thứ ba: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
1.5 Phần thứ tư: dự kiến kết quả
1.6 Tài liệu tham khảo
1.7 Kế hoạch thực hiện đề tài (theo mẫu)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA …………
ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP/
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI (CHUYÊN ĐỀ HOẶC KHÓA LUẬN)
Sinh viên:
Chuyên ngành: … Khóa học:…
Đắk Lắk, tháng/năm
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA …………
ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP/
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI (CHUYÊN ĐỀ HOẶC KHÓA LUẬN)
Sinh viên Chuyên ngành: …
Người hướng dẫn
(Học hàm, học vị và họ tên người hướng dẫn)
Đắk Lắk, tháng/năm
Trang 31.7 Kế hoạch thực hiện (mẫu)
Công việc
Thời gian thực hiện
Ngày/Tháng /năm
1 X
3 X X X
, ngày tháng năm
SINH VIÊN THỰC HIỆN
(Ký và ghi rõ họ tên)
, ngày tháng năm
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 42 Cấu trúc của báo cáo khóa luận hoặc chuyên đề tốt nghiệp
2.1 Bìa chính, bìa phụ theo mẫu sau:
2.2 Lời cảm ơn
2.3 Mục lục
2.4 Các cụm từ viết tắt, ký hiệu
2.5 Danh mục bảng biểu, hình
2.6 Đặt vấn đề
2.7 Tổng quan tài liệu/cơ sở lý luận
2.8 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.9 Kết quả và thảo luận
2.10 Kết luận (và đề nghị, nếu có)
2.11 Tài liệu tham khảo
2.12 Phụ lục
2.13 Ý kiến của người hướng dẫn (Ký, ghi rõ họ tên)
(Đồng ý hoặc không đồng ý thông qua đối với khóa luận)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA …………
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP/
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI (CHUYÊN ĐỀ HOẶC KHÓA LUẬN)
Sinh viên:
Chuyên ngành: … Khóa học:………
Đắk Lắk, tháng/năm
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA …………
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP/
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI (CHUYÊN ĐỀ HOẶC KHÓA LUẬN)
Sinh viên
Chuyên ngành: …
Người hướng dẫn
(Học hàm, học vị và họ tên người hướng dẫn)
Đắk Lắk, tháng/năm
Trang 53 Hình thức của đề cương và báo cáo khóa luận hoặc chuyên đề tốt nghiệp
3.1 Khổ giấy: Giấy trắng khổ A4 (210x297 mm)
3.2 Font chữ, kích cỡ và cách thức trình bày báo cáo
- Đánh máy vi tính, in trên 1 mặt giấy A4
- Font chữ: Times New Roman - UNICODE
- Cỡ chữ: 13 hoặc 14 cho phần tiểu mục và nội dung (phần nội dung canh đều hai bên), 15-16 cho phần mục chính trên phần mềm sọan thảo WINWORD
- Dãn dòng theo chế độ 1,5 lines
- Đặt lề theo quy cách sau:
o Lề trên: 2cm
o Lề dưới: 2cm
o Lề trái: 3,5cm
o Lề phải: 2cm
3.3 Đánh số trang: Đánh số trang ở giữa lề dưới trang giấy, kích thước 12 pt, không
đậm
- Trang bìa không đánh số trang
- Phần 2.2 đến 2.5 đánh số trang theo chữ la mã thường bắt đầu từ i, ii, iii, iv…
- Phần 1.2 của đề cương và 2.6 trở đi của báo cáo, đánh số trang theo chữ số Ả rập bắt đầu từ 1, 2, 3…
3.4 Trang trí các mục và tiểu mục
- Các mục lớn ở các phần, chương đặt ở đầu trang mới: Viết chữ in hoa đậm, giữa trang, dưới mục để trống 1 dòng hoặc 12 pt
- Các mục và tiểu mục viết chữ thường in đậm
- Thứ tự các mục, tiểu mục được đánh số Ả rập
Ví dụ: 1.1., 1.2., ,1.2.1., 1.2.2., ,1.2.2.1., 1.2.2.2., , 2.1., 2.2., 2.2.1 …
Trang 64 Gợi ý viết báo cáo chuyên đề hoặc khóa luận tốt nghiệp
4.1 Bìa chính và bìa phụ: Theo mẫu, khóa học là năm nhập học, ví dụ: Khóa học: 2013 4.2 Lời cảm ơn (không quá 01 trang): Bày tỏ tình cảm của mình đối với những cá nhân, tập thể
và những ai liên quan đã hướng dẫn giúp đỡ, cộng tác và tài trợ kinh phí trong quá trình thực hiện khóa luận/chuyên đề (tác giả ký tên)
4.3 Mục lục: Ghi đến tiểu mục cấp 3
4.4 Ký hiệu và cụm từ viết tắt: Liệt kê các ký hiệu và các cụm từ viết tắt sử dụng trong báo
cáo theo thứ tự vần chữ cái
4.5 Danh mục bảng biểu, hình (đồ thị, biểu đồ, hình ảnh): Liệt kê theo thứ tự có đánh số
trang
4.6 Đặt vấn đề: khoảng 1-2 trang
4.7 Tổng quan tài liệu hoặc cơ sở lý luận: Nội dung của nghiên cứu tổng quan là nắm được
cở sở lý thuyết và hiện trạng của vấn đề nghiên cứu trong lĩnh vực nghiên cứu và lĩnh vực kế cận:
Những điều đã biết, những kết quả nghiên cứu đã có; Những phương pháp nghiên cứu liên quan; Đối tượng được sử dụng trong những nghiên cứu đã có; Những điều kiện để áp dụng kết quả nghiên cứu đã có; Lịch sử những vấn đề được nghiên cứu v.v
Gợi ý những vấn đề nên đi sâu phân tích khi nghiên cứu hiện trạng của vấn đề nghiên cứu: Xuất hiện những đối tượng mới, yêu cầu mới, điều kiện mới; Các nghiên cứu đã có nhưng chưa toàn diện, có những khía cạnh chưa giải quyết hoặc những khía cạnh còn nghi ngờ; Phương pháp đã nghiên cứu chưa toàn diện, chưa rõ, hoặc có những sai lầm có tính nguyên tắc về phương pháp; Có những mâu thuẫn hoặc không phù hợp với thực tiễn hoặc giữa các tư liệu khác nhau; Phương tiện, điều kiện nghiên cứu không phù hợp, thiếu hiện đại.v.v…
Yêu cầu khi viết tổng quan: Đầy đủ thông tin; Lập luận chặt chẽ, khoa học, hệ thống,
tránh đơn giản liệt kê những điều đã biết, đã đọc; Các phân tích phải cụ thể, rõ ràng; Liên quan chặt chẽ đến việc hình thành để tài nghiên cứu
4.8 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng/vật liệu nghiên cứu
- Địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Nêu ngắn gọn các nội dung nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu
- Mô tả các phương pháp nghiên cứu đựợc sử dụng theo từng nội dung: gồm phương pháp tiếp cận, phương tiện nghiên cứu (nếu có), phương pháp chọn vùng/mẫu nghiên cứu, phương
Trang 7pháp chọn quan sát mẫu, phương pháp thu thập số liệu Nếu sử dụng phương pháp mới (hoặc ít phổ biến) thì nên trình bày đầy đủ
- Phương pháp xử lý phân tích số liệu nhằm thỏa mãn/đáp ứng cho từng mục tiêu cụ thể của đề tài
4.9 Kết quả và thảo luận
Các nội dung trình bày trong phần kết quả và thảo luận phải được sắp xếp theo thứ tự từng nội dung của đề tài Cách trình bày dưới dạng tổng hợp bằng cách sử dụng các biểu bảng, hình, sơ đồ,… sau đó được phân tích và thảo luận cụ thể Mô tả các công việc nghiên cứu khoa học được tiến hành, các số liệu trong quá trình nghiên cứu khoa học hoặc số liệu thực nghiệm, điều tra khảo sát,… Phần thảo luận phải căn cứ vào các dẫn liệu khoa học thu được trong quá trình nghiên cứu của đề tài hoặc đối chiếu với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác có liên quan thông qua tài liệu tham khảo
4.10 Kết luận và đề nghị
- Trình bày những kết quả mới của khóa luận một cách ngắn gọn, không có lời bàn và bình luận thêm, không có trích dẫn tài liệu tham khảo Chú ý kết luận không phải là tóm tắt các kết quả nghiên cứu
- Phần đề nghị/kiến nghị phải xuất phát từ các giải pháp phát triển, những kiến nghị gì giúp cho các giải pháp đưa ra được khả thi Ngoài ra, có thể đề nghị những vấn đề cần nghiên cứu thêm, những đề xuất phát triển từ đề tài nghiên cứu Những đề nghị phải cụ thể, rõ ràng, thiết thực và khả thi
4.11 Tài liệu tham khảo: Tài liệu tham khảo bao gồm tất cả các tác phẩm kinh điển, giáo trình,
sách tham khảo, luật lệ, nghị quyết, thông tư, báo cáo, các bài báo … bằng các thứ tiếng khác nhau mà tác giả đã tham khảo khi nghiên cứu và có dẫn chiếu trong khóa luận
Danh mục tài liệu tham khảo phải được ghi theo đúng quy định sau đây:
- Tài liệu tham khảo phải xếp riêng theo từng ngôn ngữ, theo thứ tự Việt, Anh, Pháp, Nga (đánh số liên tục) … Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn;
- Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt phải xếp theo thứ tự ABC của tên tác giả, bằng tiếng nước ngoài xếp theo ABC của họ tác giả Nếu tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo chữ cái đầu tiên của cơ quan ban hành hay phát hành ấn phẩm đó
Tài liệu tham khảo là sách, luận án, khóa luận, báo cáo phải ghi đầy đủ thông tin sau:
- Tên tác giả: Viết chữ thường Trường hợp có nhiều tác giả thì ta dựa vào tác giả đầu
tiên để xếp thứ tự a, b, c…, phải liệt kê tất cả các tác giả và cách nhau bằng dấu phẩy
- Năm xuất bản: đặt trong dấu ngoặc đơn, sau đó là dấu phẩy
- Tên sách, luận án, khóa luận, báo cáo: Viết chữ thường, in nghiêng, sau đó là dấu phẩy
Trang 8- Nhà xuất bản: Viết chữ thường, sau đó là dấu phẩy
- Nơi xuất bản: Viết chữ thường, sau đó là dấu chấm
- Trang tham khảo
Tài liệu tham khảo là các bài báo trong tạp chí, bài trong cuốn sách… ghi đủ thông tin
sau:
- Tên tác giả: Viết chữ thường Trường hợp có nhiều tác giả thì ta dựa vào tác giả đầu
tiên để xếp thứ tự a, b, c…, phải liệt kê tất cả các tác giả và cách nhau bằng dấu phẩy
- Năm xuất bản: đặt trong dấu ngoặc đơn, sau đó là dấu chấm
- Tên tài liệu: Viết chữ thường, đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, sau đó là dấu
phẩy
- Tên tạp chí hoặc tên sách: Viết chữ thường, in nghiêng, sau đó là dấu phẩy
- Tập: Sau đó không có dấu cách
- Số: Đặt trong dấu ngoặc đơn, sau đó là dấu phẩy
- Trang tham khảo
- Nguồn tài liệu phải có các thông tin: họ tên các tác giả hoặc cơ quan phát hành; năm
xuất bản (để trong ngoặc đơn); tên sách (in nghiêng) hoặc tên bài báo (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng); nhà xuất bản, nơi xuất bản (đối với sách); tên tạp chí (in nghiêng), số (trong ngoặc), trang … (nếu là bài báo)
Ví dụ cách ghi như sau:
1 Nguyễn Văn Thiện (2013) Chọn lọc và nhân giống các tính trạng số lượng trong chăn nuôi,
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
2 Đỗ Võ Anh Khoa (2013) “Ảnh hưởng chính của đột biến điểm A738G ở gen IGFBP2 lên
chất lượng thịt gà Tàu Vàng”, Khoa học kĩ thuật chăn nuôi, (4[169]) Tr 1-2
3 Chi cục Thú y tỉnh Đắk Lắk (2013) Báo cáo tổng kết công tác thú y năm 2013
Các tài liệu tham khảo đánh số như trên cũng phải được trích dẫn vào khóa luận ở những những chỗ cần thiết
4.12 Phụ lục: Phụ lục là những bảng, biểu, số liệu, sơ đồ, hình vẽ, kết quả, phiếu điều tra, khảo
sát … có tác dụng chứng minh, minh họa cho các nội dung của khóa luận mà nếu đưa vào khóa luận thì không đẹp và chiếm nhiều trang nên được đưa vào phần cuối cùng của khóa luận và không tính số trang Phụ lục cũng có thể được đánh số thứ tự và phải đánh số trang
4.13 Ý kiến của người hướng dẫn:
Nhận
xét:
Trang 9
Đối với khóa luận tốt nghiệp (Đánh dấu và ký tên vào ý kiến chọn lựa sau):
Ký tên
Không đồng ý thông qua báo cáo
, ngày tháng năm
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 10QUY TRÌNH VÀ MẪU PHIẾU CHẤM CHUYÊN ĐỀ, KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2510/ĐHTN-ĐTĐH ngày 20 tháng 12 năm 2013)
1 Quy trình
1.1 Mỗi giảng viên sử dụng 1 phiếu chấm theo mẫu đính kèm cho 1 khóa luận (hoặc chuyên đề) tốt nghiệp Phiếu chấm sau khi tổng hợp sẽ được lưu trữ tại khoa quản lý chuyên ngành 1.2 Bảng tổng hợp do khoa lập trên cơ sở từ các phiếu chấm theo đơn vị lớp đối với chuyên đề hoặc khóa luận Bảng tổng hợp được khoa lưu trữ và bản chính lưu tại phòng Đào tạo đại học
1.3 Trên cơ sở bảng tổng hợp, khoa nhập điểm chính thức vào phần mềm quản lý theo quy định