“XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG TRẺ EM BIBISHOP THEO PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG ĐỐI TƯỢNGXây dựng phần mềm quản lý bán hàng trẻ em Bibishop có giao diện không quá phức tạp mà chủ yếu có đầy đủ các chức năng giúp cho người quản lý có thể sử dụng một cách nhanh chóng và tiện lợi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KHTN&CN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG TRẺ EM BIBISHOP THEO PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG
Sinh viên: Lê Đình Vỹ Chuyên ngành: Công nghệ thông tin Khóa học: 2011 - 2015
Đắk Lắk, tháng 05 năm 2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KHTN&CN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG TRẺ EM BIBISHOP THEO PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG
Sinh viên: Lê Đình Vỹ Chuyên ngành: Công nghệ thông tin
Người hướng dẫn
ThS Trương Thị Hương Giang
Đắk Lắk, tháng 05 năm 2015
Trang 3Em xin chân thành cảm ơn cô Trương Thị Hương Giang đã hướng dẫn, hỗ trợ em hoàn thành tốt đề tài về phương pháp, lý luận và nội dung trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp và cũng gửi lời cảm ơn đến các bạn đã giúp đỡ, trao đổi thông tin về đề tài trong quá trình thực hiện
Trong quá trình thực hiện và trình bày khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế, do vậy em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét phê bình của quý thầy cô và các bạn
Em xin chân thành cảm ơn
Đăk Lăk, tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Lê Đình Vỹ
Trang 4MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Mục tiêu nghiên cứu 2
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
1 Đối tượng nghiên cứu 4
2 Phạm vi nghiên cứu 4
3 Nội dung nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 5
Chương 1: PHÂN TÍCH YÊU CẦU BÀI TOÁN 6
1.1 Mô tả hệ thống thực 6
1.2 Yêu cầu người dùng 7
1.3 Yêu cầu hệ thống thông tin 8
1.3.1 Yêu cầu chức năng 8
1.3.2 Yêu cầu phi chức năng 9
1.3.3 Yêu cầu cơ sở hạ tầng 9
1.3.4 Mô hình hóa quy trình nghiệp vụ 10
1.4 Công nghệ xây dựng 25
Chương 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG 26
2.1 Thiết kế kiến trúc 26
2.2 Thiết kế sơ đồ lớp 27
2.3 Thiết kế sơ đồ tuần tự 28
2.3.1 Sơ đồ tuần tự đăng nhập 28
2.3.2 Sơ đồ tuần tự nhập hàng 28
2.3.3 Sơ đồ tuần tự đổi trả nhà cung cấp 29
2.3.4 Sơ đồ tuần tự khách hàng đổi trả 29
Trang 52.3.5 Sơ đồ tuần tự kiểm kê kho 30
2.3.6 Sơ đồ tuần tự bán lẻ 30
2.4 Thiết kế cơ sở dữ liệu quan hệ 31
2.5 Mô hình vật lý 32
2.6 Thiết kế giao diện 48
2.6.1 Giao diện đăng nhập 48
2.6.2 Giao diện cấu hình hệ thống 48
2.6.3 Giao diện chính 49
2.6.4 Giao diện Danh mục 52
2.6.5 Giao diện Sản phẩm 52
2.6.6 Giao diện Thêm sửa sản phẩm 53
2.6.7 Giao diện Thiết lập giá 53
2.6.8 Giao diện Kiểm kho 54
2.6.9 Giao diện Thêm phiếu kiểm kho 54
2.6.10 Giao diện Bán hàng 55
2.6.11 Giao diện Hóa đơn bán lẻ 55
2.6.12 Giao diện Hóa đơn bán qua mạng 56
2.6.13 Giao diện Hóa đơn nhập 56
2.6.14 Giao diện Thêm nhập hàng 57
2.6.15 Giao diện Nhận hàng đổi trả 57
2.6.16 Giao diện Đổi trả hàng nhập 58
2.6.17 Giao diện Thêm đổi trả hàng nhập 58
2.6.18 Giao diện Khách hàng đổi trả 59
2.6.19 Giao diện Thêm khách hàng đổi trả 59
2.7 Thiết kế xử lý 60
2.7.1 Form Đăng nhập 60
2.7.2 Form Cấu hình hệ thống 60
2.7.3 Form Sao lưu 61
Trang 62.7.4 Form Phục hồi 61
2.7.5 Form Thông tin cửa hàng 62
2.7.6 Form Đổi mật khẩu 62
2.7.7 User control Quản lý nhân viên 63
2.7.8 Form Phân quyền 64
2.7.9 Form Cài đặt hệ thống 64
2.7.10 User control bán hàng 64
2.7.11 User control Hóa đơn bán lẻ 65
2.7.12 User control Hóa đơn bán qua mạng 65
2.7.13 User control Danh mục 66
2.7.14 User control Sản phẩm 67
2.7.15 Form Thêm sửa sản phẩm 68
2.7.16 User control Thiết lập giá 68
2.7.17 Form Thêm sửa bảng giá 69
2.7.18 User control Kiểm kho 70
2.7.19 Form Thêm kiểm kho 70
2.7.20 User control Hóa đơn nhập 71
2.7.21 Form Thêm nhập hàng 71
2.7.22 Form Nhận hàng đổi trả 72
2.7.23 User control Đổi trả hàng nhập 72
2.7.24 Form Thêm đổi trả hàng nhập 73
2.7.25 User control Khách hàng đổi trả 73
2.7.26 Form Thêm khách hàng đổi trả 74
2.7.27 User control Khách hàng 74
2.7.28 User control Nhà cung cấp 75
2.7.29 User control Công nợ nhà cung cấp 76
2.7.30 User control Công nợ khách hàng 76
2.7.31 User control Thu chi 77
Trang 72.7.32 Form Thu chi 78
Chương 3: PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM 79
3.1 Quy trình sử dụng phần mềm 79
3.1.1 Hướng dẫn cài đặt 79
3.1.2 Hướng dẫn sử dụng 82
3.2 Kết quả thử nghiệm 87
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 93
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 97
Trang 8
CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
HQT: Hệ quản trị
CSDL: Cơ sở dữ liệu
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Mô tả sơ đồ nhập hàng 19
Bảng 1.2 Mô tả sơ đồ đổi trả nhà cung cấp 19
Bảng 1.3 Mô tả sơ đồ khách hàng đổi trả 20
Bảng 1.4 Mô tả sơ đồ kiểm kê kho 21
Bảng 1.5 Mô tả sơ đồ bán lẻ 22
Bảng 1.6 Mô tả sơ đồ bán công nợ 23
Bảng 1.7 Mô tả sơ đồ thu tiền công nợ 24
Bảng 1.8 Mô tả sơ đồ bán hàng qua mạng 25
Bảng 2.1 Bảng bảng giá 32
Bảng 2.2 Bảng công nợ khách hàng 32
Bảng 2.3 Bảng công nợ nhà cung cấp 33
Bảng 2.4 Bảng chi tiết bảng giá 33
Bảng 2.5 Bảng chi tiết đổi trả khách hàng 33
Bảng 2.6 Bảng chi tiết đổi trả nhà cung cấp 34
Bảng 2.7 Bảng chi tiết hóa đơn bán lẻ 34
Bảng 2.8 Bảng chi tiết hóa đơn nhập 35
Bảng 2.9 Bảng chi tiết hóa đơn online 35
Bảng 2.10 Bảng chi tiết phiếu kiểm kho 36
Bảng 2.11 Bảng danh mục 36
Bảng 2.12 Bảng đổi trả khách hàng 37
Bảng 2.13 Bảng đổi trả nhà cung c ấp 37
Bảng 2.14 Bảng đơn vị tính 37
Bảng 2.15 Bảng hình ảnh 38
Bảng 2.16 Bảng hóa đơn bán lẻ 38
Bảng 2.17 Bảng hóa đơn nhập 39
Bảng 2.18 Bảng hóa đơn online 40
Trang 10Bảng 2.19 Bảng khách hàng 40
Bảng 2.20 Bảng loại khách hàng 41
Bảng 2.21 Bảng loại sản phẩm 41
Bảng 2.22 Bảng member 42
Bảng 2.23 Bảng người dùng 42
Bảng 2.24: Bảng nhà cung cấp 43
Bảng 2.25 Bảng nhân viên 43
Bảng 2.26 Bảng phiếu kiểm kho 44
Bảng 2.27 Bảng sản phẩm 45
Bảng 2.28 Bảng tiền mặt 45
Bảng 2.29 Bảng thông tin cửa hàng 45
Bảng 2.30 Bảng thông tin hệ thống 46
Bảng 2.31 Bảng thu chi 46
Bảng 2.32 Bảng thống kê 48
Bảng 2.33 Bảng thiết kế xử lý – Form Đăng nhập 60
Bảng 2.34 Bảng thiết kế xử lý – Form Cấu hình hệ thống 61
Bảng 2.35 Bảng thiết kế xử lý – Form Sao lưu 61
Bảng 2.36 Bảng thiết kế xử lý – Form Phục hồi 61
Bảng 2.37 Bảng thiết kế xử lý – Form Thông tin cửa hàng 62
Bảng 2.38 Bảng thiết kế xử lý – Form Đổi mật khẩu 63
Bảng 2.39 Bảng thiết kế xử lý – User control Quản lý nhân viên 63
Bảng 2.40 Bảng thiết kế xử lý – Form Phân quyền 64
Bảng 2.41 Bảng thiết kế xử lý – Form Cài đặt hệ thống 64
Bảng 2.42 Bảng thiết kế xử lý – User control Bán hàng 65
Bảng 2.43 Bảng thiết kế xử lý – User control Hóa đơn bán lẻ 65
Bảng 2.44 Bảng thiết kế xử lý – User control Hóa đơn bán qua mạng 66
Bảng 2.45 Bảng thiết kế xử lý – User control Danh mục 67
Bảng 2.46 Bảng thiết kế xử lý – User control Sản phẩm 68
Trang 11Bảng 2.47 Bảng thiết kế xử lý – Form Thêm sửa sản phẩm 68
Bảng 2.48 Bảng thiết kế xử lý – User control Thiết lập giá 69
Bảng 2.49 Bảng thiết kế xử lý – Form thêm sửa bảng giá 70
Bảng 2.50 Bảng thiết kế xử lý – User control Kiểm kho 70
Bảng 2.51 Bảng thiết kế xử lý – Form Thêm kiểm kho 70
Bảng 2.52 Bảng thiết kế xử lý – User control Hóa đơn nhập 71
Bảng 2.53 Bảng thiết kế xử lý – Form Thêm nhập hàng 72
Bảng 2.54 Bảng thiết kế xử lý – Form Nhận hàng đổi trả 72
Bảng 2.55 Bảng thiết kế xử lý – User control Đổi trả hàng nhập 73
Bảng 2.56 Bảng thiết kế xử lý – Form Thêm đổi trả hàng nhập 73
Bảng 2.57 Bảng thiết kế xử lý – User control Khách hàng đổi trả 74
Bảng 2.58 Bảng thiết kế xử lý – Form Thêm khách hàng đổi trả 74
Bảng 2.59 Bảng thiết kế xử lý – User control Khách hàng 75
Bảng 2.60 Bảng thiết kế xử lý – User control Nhà cung c ấp 76
Bảng 2.61 Bảng thiết kế xử lý – User control Công nợ nhà cung cấp 76
Bảng 2.62 Bảng thiết kế xử lý – User control Công nợ khách hàng 77
Bảng 2.63 Bảng thiết kế xử lý – User control Thu chi 77
Bảng 2.64 Bảng thiết kế xử lý – Form Thu chi 78
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ tổng quát 10
Hình 1.2 Sơ đồ nhập hàng 11
Hình 1.3 Sơ đồ đổi trả nhà cung cấp 12
Hình 1.4 Sơ đồ khách hàng đổi trả 13
Hình 1.5 Sơ đồ kiểm kê kho 14
Hình 1.6 Sơ đồ bán lẻ 15
Hình 1.7 Sơ đồ bán hàng qua mạng 16
Hình 1.8 Sơ đồ ca sử dụng tổng quát 17
Hình 2.1 Thiết kế kiến trúc 26
Hình 2.2 Sơ đồ lớp 27
Hình 2.3 Sơ đồ tuần tự đăng nhập 28
Hình 2.4 Sơ đồ tuần tự nhập hàng 28
Hình 2.5 Sơ đồ tuần tự đổi trả nhà cung cấp 29
Hình 2.6 Sơ đồ tuần tự khách hàng đổi trả 30
Hình 2.7 Sơ đồ tuần tự kiểm kê kho 30
Hình 2.8 Sơ đồ tuần tự bán lẻ 31
Hình 2.9 Cơ sở dữ liệu quan hệ 31
Hình 2.10 Giao diện đăng nhập 48
Hình 2.11 Giao diện cấu hình hệ thống 48
Hình 2.12 Giao diện chính 49
Hình 2.13 Menu tổng quan 49
Hình 2.14 Menu bán hàng 49
Hình 2.15 Menu hàng hóa 50
Hình 2.16 Menu giao dịch 50
Hình 2.17 Menu đối tác 50
Hình 2.18 Menu tài chính 51
Trang 13Hình 2.19 Menu báo cáo – thống kê 51
Hình 2.20 Menu trợ giúp 51
Hình 2.21 Giao diện Danh mục 52
Hình 2.22 Giao diện Sản phẩm 52
Hình 2.23 Giao diện Thêm sửa sản phẩm 53
Hình 2.24 Giao diện Thiết lập giá 53
Hình 2.25 Giao diện Kiểm kho 54
Hình 2.26 Giao diện Thêm phiếu kiểm kho 54
Hình 2.27 Giao diện Bán hàng 55
Hình 2.28 Giao diện Hóa đơn bán lẻ 55
Hình 2.29 Giao diện Hóa đơn bán qua mạng 56
Hình 2.30 Giao diện Hóa đơn nhập 56
Hình 2.31 Giao diện Thêm nhập hàng 57
Hình 2.32 Giao diện Nhận hàng đổi trả 57
Hình 2.33 Giao diện Đổi trả hàng nhập 58
Hình 2.34 Giao diện Thêm đổi trả hàng nhập 58
Hình 2.35 Giao diện Khách hàng đổi trả 59
Hình 2.36 Giao diện Thêm khách hàng đổi trả 59
Hình 3.1 Hướng dẫn cài đặt – Bắt đầu cài đặt 79
Hình 3.2 Hướng dẫn cài đặt – Kiểm tra phần mềm hỗ trợ 79
Hình 3.3 Hướng dẫn cài đặt – Cài đặt Net Framework 4 80
Hình 3.4 Hướng dẫn cài đặt – Bắt đầu cài đặt Microsoft SQL Server 2014 Express 80
Hình 3.5 Hướng dẫn cài đặt – Chọn instance 81
Hình 3.6 Hướng dẫn cài đặt – Bắt đầu cài đặt Microsoft SQL Server 2014 Management Studio Express 81
Hình 3.7 Hướng dẫn cài đặt – Bắt đầu cài đặt phần mềm BibiShop 82
Hình 3.8 Hướng dẫn sử dụng – Đăng nhập 82
Hình 3.9 Hướng dẫn sử dụng – Cấu hình hệ thống 83
Trang 14Hình 3.10 Hướng dẫn sử dụng – Tạo mới cơ sở dữ liệu 83
Hình 3.11 Hướng dẫn sử dụng – Thông báo tạo cơ sở dữ liệu thành công 84
Hình 3.12 Hướng dẫn sử dụng – Chọn tên dữ liệu 84
Hình 3.13 Hướng dẫn sử dụng – Lưu cấu hình hệ thống 84
Hình 3.14 Hướng dẫn sử dụng – Chọn tệp để phục hồi 85
Hình 3.15 Hướng dẫn sử dụng – Giao diện chính 85
Hình 3.16 Hướng dẫn sử dụng – Cài đặt hệ thống 86
Hình 3.17 Hướng dẫn sử dụng – Chọn giao diện 86
Hình 3.18 Hướng dẫn sử dụng – Chức năng 87
Hình 3.19 Kết quả thử nghiệm – Phân quyền 88
Hình 3.20 Kết quả thử nghiệm – Doanh thu bán lẻ theo tháng 89
Hình 3.21 Kết quả thử nghiệm – Lợi nhuận bán lẻ theo tháng 89
Hình 3.22 Kết quả thử nghiệm – Doanh thu bán qua mạng theo tháng 89
Hình 3.23 Kết quả thử nghiệm – Lợi nhuận bán qua mạng theo tháng 90
Hình 3.24 Kết quả thử nghiệm – Doanh thu theo hàng hóa 90
Hình 3.25 Kết quả thử nghiệm – Giá trị kho 90
Hình 3.26 Kết quả thử nghiệm – Tiền mặt 91
Hình 3.27 Kết quả thử nghiệm – Lợi nhuận thuần 91
Hình 3.28 Kết quả thử nghiệm – Báo cáo lợi nhuận 91
Trang 15ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Vai trò của thông tin trong đời sống, trong khoa học kỹ thuật, trong sản xuất kinh doanh là rất quan trọng Thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời giúp cho các nhà quản lý đưa ra được những quyết định đúng đắn mang tính khả thi cao Để làm được điều đó thì cần phải có sự trợ giúp của công nghệ thông tin và sử dụng hệ thống máy tính để lưu trữ, xử lý thông tin một cách khoa học và nhanh nhạy với khối lượng thông tin phức tạp, đồ sộ để đưa ra thông tin cần thiết, chính xác theo yêu cầu của quản lý Việc sử dụng nó một cách hiệu quả đã và đang trở thành một lực lượng sản xuất hùng mạnh, tiên tiến nhất của thời đại Mức độ tin học hóa trong sản xuất, kinh doanh đã là một thước đo hàng đầu và trong nhiều doanh nghiệp là sự đảm bảo sống còn của nền kinh tế thị trường hiện nay
Lợi ích của việc tin học hóa cũng không khác biệt đối với các doanh nghiệp vừa
và nhỏ Đối với cửa hàng Bibishop, khi chưa áp dụng công nghệ thông tin thì việc bán hàng và những công việc khác được thực hiện khá tốn công sức, thời gian, thiếu chính xác Để vận hành tốt cửa hàng đòi hỏi nhân viên luôn làm đúng nghiệp
vụ, là một việc rất khó thực hiện trong môi trường doanh nghiệp vừa và nhỏ vì một nhân viên thường đảm nhiệm nhiều công việc khiến họ không tập trung và có thời gian để làm đủ quy trình Tin học hóa sẽ mang lại nhiều lợi ích như tiết kiệm thời gian, thông tin luôn chính xác, giảm chi phí và nhân công Cửa hàng mong muốn sau khi có phần mềm quản lý, cửa hàng sẽ giảm thời gian viết sổ sách, tăng thêm hiệu quả công việc của nhân viên, có các báo cáo tài chính chính xác, và mở rộng hình thức và quy mô kinh doanh, kể cả trên internet
Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó cùng với sự hướng dẫn của giáo viên em đã
chọn đề tài “XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG TRẺ EM
BIBISHOP THEO PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG“ làm đề tài khóa
luận Một mặt đáp ứng nhu cầu thực tế, mặt khác tìm hiểu và ứng dụng phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng, một phương pháp phổ biến của ngành công nghệ phần mềm hiện nay
Trang 163 Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng trẻ em Bibishop có giao diện không quá phức tạp mà chủ yếu có đầy đủ các chức năng giúp cho người quản lý có thể sử dụng một cách nhanh chóng và tiện lợi
- Thiết kế cơ sở dữ liệu sao cho phù hợp với việc quản lý nhất, đồng bộ với cơ sở
dữ liệu của website bán hàng qua mạng
- Tốc độ của phần mềm nhanh và xử lý chính xác, có cơ chế bảo mật an toàn và
cơ chế sao lưu dữ liệu
- Xây dựng hồ sơ phân tích thiết kế đầy đủ và rõ ràng đi kèm với phần mềm
Trang 17TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN
Phương pháp phân tích hướng đối tượng
Đối tượng độc lập tương đối: che dấu thông tin, việc sửa đổi một đối tượng không gây ảnh hưởng lan truyền sang đối tượng khác Những đối tượng trao đổi thông tin được với nhau bằng cách truyền thông điệp làm cho việc liên kết giữa các đối tượng lỏng lẻo, có thể ghép nối tùy ý, dễ dàng bảo trì, nâng cấp, đảm bảo cho việc mô tả các giao diện giữa các đơn thể bên trong hệ thống được dễ dàng hơn Việc phân tích và thiết kế theo cách phân bài toán thành các đối tượng là hướng tới lời giải của thế giới thực
Các đối tượng có thể sử dụng lại được do tính kế thừa của đối tượng cho phép xác định các mô-đun và sử dụng ngay sau khi chúng chưa thực hiện đầy đủ các chức năng và sau đó mở rộng các đơn thể đó mà không ảnh hưởng tới các đơn thể
đã có Hệ thống hướng đối tượng dễ dàng được mở rộng thành các hệ thống lớn nhờ tương tác thông qua việc nhận và gửi các thông báo Xây dựng hệ thống thành các thành phần khác nhau Mỗi thành phần được xây dựng độc lập và sau đó ghép chúng lại với nhau đảm bảo được có đầy đủ các thông tin giao dịch
Việc phát triển và bảo trì hệ thống đơn giản hơn rất nhiều do có sự phân hoạch
rõ ràng, là kết quả của việc bao gói thông tin và sự kết nối giữa các đối tượng thông qua giao diện, việc sử dụng lại các thành phần đảm bảo độ tin cậy cao của hệ thống Cho phép áp dụng các phương pháp phát triển mà gắn các bước phát triển, thiết
kế và cài đặt trong quá trình phát triển phần mềm trong một giai đoạn ngắn Quá trình phát triển phần mềm đồng thời là quá trình cộng tác của khách hàng / người dùng, nhà phân tích, nhà thiết kế, nhà phát triển, chuyên gia lĩnh vực, chuyên gia kỹ thuật…nên lối tiếp cận này khiến cho việc giao tiếp giữa họ với nhau được dễ dàng hơn Một trong những ưu điểm quan trọng bậc nhất của phương pháp phân tích và thiết kế hướng đối tượng là tính tái sử dụng: bạn có thể tạo các thành phần (đối tượng) một lần và dùng chúng nhiều lần sau đó Vì các đối tượng đã được thử nghiệm kỹ càng trong lần dùng trước đó, nên khả năng tái sử dụng đối tượng có tác dụng giảm thiểu lỗi và các khó khăn trong việc bảo trì, giúp tăng tốc độ thiết kế và phát triển phần mềm Phương pháp hướng đối tượng giúp chúng ta xử lý các vấn đề phức tạp trong phát triển phần mềm và tạo ra các thế hệ phần mềm có quy mô lớn,
có khả năng thích ứng và bền chắc
Trang 18NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu
- Chủ cửa hàng, khách hàng, hoạt động của cửa hàng trẻ em Bibishop
- Phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng
- Ngôn ngữ lập trình C#, SQL Server 2014
2 Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu cách thức hoạt động, quy trình nghiệp vụ của cửa hàng Bibishop
- Tìm hiểu một số quy trình nghiệp vụ bán hàng tại các cửa hàng tương tự và nghiệp vụ kế toán và nghiên cứu các tài liệu để xây dựng một quy trình nghiệp vụ phù hợp cho cửa hàng Bibishop
- Sử dụng các công cụ hỗ trợ, ngôn ngữ lập trình xây dựng phần mềm hoàn chỉnh
3 Nội dung nghiên cứu
Chương 1: PHÂN TÍCH YÊU CẦU BÀI TOÁN
1.2 Mô tả hệ thống thực
1.3 Yêu cầu người dung
1.4 Yêu cầu hệ thống thông tin
1.5 Công nghệ xây dựng
Chương 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.1 Thiết kế kiến trúc
2.2 Thiết kế sơ đồ lớp
2.3 Thiết kế sơ đồ tuần tự
2.4 Thiết kế cơ sở dữ liệu quan hệ
Trang 194 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng
- Phương pháp quan sát, phỏng vấn tìm hiểu hoạt động của hệ thống tổ chức
và thu thập yêu cầu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Trang 20Chương 1: PHÂN TÍCH YÊU CẦU BÀI TOÁN
1.1 Mô tả hệ thống thực
- BibiShop là cửa hàng bán áo quần trẻ em từ lứa tuổi sơ sinh đến 15 tuổi Áo quần có rất nhiều loại, từ hàng bình dân đến cao cấp, ngoài áo quần ra còn có thêm các phụ kiện cho trẻ sơ sinh như bỉm, tả, bình sửa …
- Hiện tại cửa hàng có 4 nhân viên Một nhân viên chuyên phụ trách nhập hàng, một nhân viên chuyên phụ trách bán hàng, viết sổ sách, một nhân viên phục vụ sắp xếp, làm vệ sinh, bán hàng tại cửa hàng và một nhân viên phụ trách kinh doanh, chuyển giao hàng đi các huyện
Công việc cụ thể của từng nhân viên:
- Nhân viên nhập hàng: tìm các nguồn hàng mới, đẹp, các đối tác rồi nhập mẫu hàng về, so sánh, định giá hàng bán ra Nhân viên này cũng chịu trách nhiệm thanh toán các đơn hàng Nếu hàng có lỗi, cần phải đổi trả, thì nhân viên này tiến hành đổi trả, nhận lại tiền hoặc hàng tùy theo thỏa thuận với đối tác
- Nhân viên bán hàng tại cửa hàng: chào đón khách hàng, tư vấn khách hàng lựa chọn mẫu áo quần phù hợp, ghi sổ và thu tiền với khách hàng Hàng ngày thống
kê số hàng từng loại đã bán ra, tổng tiền và tổng tiền hàng bán, tổng tiền hàng nhập Cuối tuần thống kê lại tổng tiền hàng bán, tổng tiền hàng nhập, tổng tiền công nợ và danh sách công nợ, danh sách hàng tồn kho, danh sách hàng cần nhập thêm
- Nhân viên phụ trách kho: Nhân viên có nhiệm vụ sắp xếp sản phẩm, trang trí cất đặt sản phẩm trong cửa hàng sao cho đẹp mắt, thuận tiện người mua hàng, và dễ tìm kiếm sản phẩm Khi khách hàng mua hàng, hoặc đổi trả hàng, nhân viên kiểm tra mẫu mã, đóng gói cho khách hàng Trong quá trình khách vào mua hàng, nhân viên có trách nhiệm quản lý hàng hóa không cho xảy ra mất mát sản phẩm Khi cần tìm kiếm hàng hóa, nhân viên có trách nhiệm tìm kiếm nhanh cho khách hàng Nếu có mất mát sản phẩm, nhân viên quản lý phải chịu trách nhiệm hoàn toàn Cuối mỗi tuần, nhân viên kho tiến hành kiểm kê hàng hóa trực tiếp tại cửa hàng, so khớp với số liệu của nhân viên bán hàng, kiểm tra số hàng trùng khớp hay không? Nếu mất mát, số liệu không phù hợp, tiến hành điều tra
và quy trách nhiệm cho các nhân viên
- Nhân viên kinh doanh: Nhân viên này có nhiệm vụ mang các mẫu hàng đi tới các cửa hàng chào mời Tiếp nhận các đơn hàng của khách hàng, vận chuyển hàng hóa đến nơi và thu tiền Trong quá trình mang hàng đi, nhân viên kinh
Trang 21doanh thực hiện việc mua hàng theo hình thức công nợ và thanh toán tiền sau khi đã thu tiền của khách Việc xuất hàng và thu tiền đều được nhân viên cửa hàng ghi chép vào sổ sách
- Những vấn đề gặp phải: khó kiểm tra hàng hóa, số lượng từng loại, giá hàng hóa hay bị nhầm lẫn, việc tính toán lợi nhuận còn nhiều khó khăn
- Muốn tiến hành mua bán qua mạng
Mô tả hoạt động:
- Khi có yêu cầu nhập hàng: nhân viên tiến hành ghi phiếu yêu cầu gồm các thông tin chi tiết về hàng hóa và gửi đến cho nhà cung cấp Nhà cung cấp sẽ gửi đơn chào hàng chi tiết các sản phẩm bao gồm các thông tin như: tên, loại sản phẩm, số lượng, nguồn gốc….Qua đơn chào hàng của nhà cung cấp thì cửa hàng sẽ đưa ra đơn đặt hàng và gửi đến cho nhà cung cấp, để đáp ứng nhu cầu nhập thiết bị của cửa hàng nhà cung cấp sẽ chuyển thiết bị cho cửa hàng theo hợp đồng mua, bán hàng hóa và biên lai bàn giao sản phẩm (kiêm hóa đơn
thanh toán tiền sản phẩm)
- Trước khi nhập hàng vào kho thì cửa hàng sẽ kiểm tra xem đã đủ sản phẩm chưa theo biên bản bàn giao thiết bị mà nhà cung cấp gửi đến, đồng thời cửa hàng sẽ ghi các thông tin cần thiết vào sổ chi và sổ kho Nếu sản phẩm nào không đạt yêu cầu thì cửa hàng sẽ trả lại nhà cung cấp, và yêu cầu nhà cung cấp lại những sản phẩm như hợp đồng đã thỏa thuận Khi khách có nhu cầu mua sản phẩm, khách hàng xem thông tin hàng hóa Nếu khách hàng chọn được sản phẩm cần mua thì cửa hàng sẽ kiểm tra trong kho, nếu trong kho còn hàng thì nhân viên sẽ viết phiếu bán hàng Sau đó cửa hàng sẽ tiến hành bàn giao sản phẩm cho khách và gửi đến khách hàng hóa đơn thanh toán, phiếu bảo hành và các giấy tờ liên quan, có kèm theo các khuyến mại(nếu có) Khi khách đã thanh toán tiền sản phẩm thì cửa hàng sẽ lập biên lai thu tiền cho khách đồng thời sẽ ghi các thông tin cần thiết vào sổ thu và sổ kho Để tiện cho việc quản lý hệ thống sẽ lưu trữ và quản lý thông tin về nhà cung cấp và thông tin khách hàng,
có thể sửa hoặc xóa khi cần thiết Sau một khoảng thời gian nhất định nhân viên
các bộ phận sẽ tổng hợp thông tin mua, bán, và các thông tin khác
1.2 Yêu cầu người dùng
a Yêu cầu chung
- Các giao diện nhập dữ liệu phải được bố trí thuận tiện, dễ sử dụng Tuy nhiên
nó vẫn phải đảm bảo một số yêu cầu như:
Trang 22+ Màu sắc trên giao diện phải hài hòa không có quá nhiều màu sắc nhưng cũng phải làm nổi bật các thông tin quan trọng
+ Dùng phím Tab để thay đổi vị trí trường nhập theo một thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái qua phải …
+ Giảm tối đa việc nhập liệu bằng tay và nên sử dụng các thanh lựa chọn để nhân viên chọn các giá trị có sẵn Điều này sẽ giúp nhân viên thuận tiện hơn khi sử dụng và tăng độ chính xác của thông tin
+ Phải có dấu hiệu cho biết người sử dụng đang thao tác với thực đơn nào, ví
dụ khi nhân viên đang thực hiện nhập danh mục hàng hóa thì trên thanh tiêu
đề của giao diện nhập phải hiển thị chữ Danh Mục hàng hóa
+ Phải có câu hỏi xác nhận một số thao tác của nhân viên làm thay đổi dữ liệu của hệ thống, ví dụ chương trình phải hiện thông báo hỏi nhân viên có chắc chắn muốn xóa hay muốn thay đổi một bản ghi nào đó không
+ Các phím nóng phải được sử dụng thống nhất trong toàn hệ thống, tiện lợi cho người sử dụng
b Yêu cầu đối với nghiệp vụ nhập hàng
- Phiếu nhập hàng phải hiển thị đầy đủ thông tin theo phiếu nhập hàng có sẵn của công ty
- Khi nhân viên nhấn nút lưu phiếu nhập hàng thì các phiếu nhập hàng sẽ lưu lại để phục vụ cho quá trình tính toán
c Yêu cầu với nghiệp vụ bán hàng
- Phiếu bán hàng phải hiển thị đầy đủ thông tin theo phiếu bán hàng có sẵn của công ty
- Khi nhân viên ấn lưu lại phiếu bán hàng thì các phiếu bán hàng sẽ lưu lại để phục vụ cho quá trình tính toán
d Yêu cầu đối với nghiệp vụ lập báo cáo
- Phải lên được nhiều loại báo cáo khác nhau như báo cáo doanh thu theo loại hàng, báo cáo doanh thu theo thời gian, báo cáo hàng tồn kho …
- Phải thiết kế các Form báo cáo có giao diện phù hợp với từng loại báo cáo theo yêu cầu của từng cấp quản lý
1.3 Yêu cầu hệ thống thông tin
1.3.1 Yêu cầu chức năng
- Ghi nhận thông tin nhập hàng về số lượng, mẫu mã, giá nhập, giá bán
- Ghi nhận đổi, trả hàng hóa cho nhà cung cấp
- Ghi nhận sự thay đổi về tiền mặt trong quá trình nhập, trả hàng, bán hàng
- Ghi nhận quá trình bán lẻ tại cửa hàng Sản phẩm nào? Số lượng? Giá bán?
Trang 23- Cuối ngày xuất báo cáo, số lượng bán, số tiền bán hàng, số tiền nhập hàng
- Cuối tuần: xuất báo cáo tổng tiền nhập, hàng tồn kho, hàng sắp hết, danh sách khách hàng nợ, tổng tiền nợ
- Cập nhật thông tin hàng hóa tồn kho mỗi cuối tuần
- Tạo phiếu nhập hàng sau khi nhập
- Tạo phiếu bán hàng sau khi bán sản phẩm tại cửa hàng
- Quản lý thông tin khách hàng thường xuyên mua hàng công nợ
- Ghi nhận thông tin xuất hàng công nợ
- Ghi nhận thông tin thu tiền công nợ
1.3.2 Yêu cầu phi chức năng
- Tìm kiếm nhanh đơn giản
- Báo cáo chinh xác, theo đúng thời gian quy định, nhanh chóng
- Hệ thống hoạt động liên tục 24/24
- Hệ thống phải an toàn, bảo mật dữ liệu
1.3.3 Yêu cầu cơ sở hạ tầng
- Hệ thống CSDL được thiết kế trên nền MS SQL Server 2014
- Phần mềm thiết kế bởi ngôn ngữ C# hoạt động trên nền Dot Net, hỗ trợ mạnh khả năng kết nối mạng và bảo mật
Cấu hình thiết bị:
- Hỗ trợ các hệ điều hành sau: Windows Vista Service Pack 2, Windows 7, Windows 8,Windows Server 2003 Service Pack 2, Windows Server 2008 R2 SP1, Windows Server 2012
- Processor: tối thiểu 1Ghz
- RAM: tối thiểu 1Gb
- Ổ cứng: 5Gb
- NET 4 hoặc NET 4.5
- Microsoft SQL Server 2014
Trang 241.3.4 Mô hình hóa quy trình nghiệp vụ
Trang 251.3.4.1.2 Sơ đồ nhập hàng
Cập nhật tiền mặt Cập nhật công nợ
Nhà cung cấp mới Nhà cung cấp cũ
Tạo nhà cung cấp mới
Trả đủ Trả thiếu
Sản phẩm cũ
Tạo sản phẩm mới
Sản phẩm mới
Cập nhật tồn kho Sửa hóa đơn
Hình 1.2 Sơ đồ nhập hàng
Trang 261.3.4.1.3 Sơ đồ đổi trả nhà cung cấp
Trang 281.3.4.1.5 Sơ đồ kiểm kê kho
Cập nhật tồn kho Lấy thông tin tồn kho
Hình 1.5 Sơ đồ kiểm kê kho
Trang 291.3.4.1.6 Sơ đồ bán lẻ
Khách hàng mới
Khách hàng thành viên
Không yêu cầu làm thành viên
Chọn loại khách vãng lai
Cập nhật công nợ Trả đủ
Trả thiếu
Cập nhật tiền mặt
Cập nhật tồn kho Tạo hóa đơn
Hình 1.6 Sơ đồ bán lẻ
Trang 31Hình 1.8 Sơ đồ ca sử dụng tổng quát
Trang 32Bên liên quan:
− Nhân viên nhập hàng: lưu trữ thông tin hàng hóa nhập
− Nhân viên thủ kho: có thông tin chính xác kiểm kê hàng hóa
− Nhân viên quản lý: có báo cáo chính xác về hàng xuất nhập, doanh thu
Mô tả ngắn Mô tả quy trình nhập hàng
Điều kiện khởi tạo Nhân viên nhập hàng mang hàng đến cửa hàng
Loại tác nhân: bên trong
Mối quan hệ Kết hợp, mở rộng
Quan hệ kết hợp Nhân viên nhập hàng, nhân viên thủ kho bao gồm: cập nhật
1 Nhân viên nhập hàng cung cấp thông tin về hàng hóa
2 Nhân viên nhập hàng cung cấp thông tin đối tác
3 Nhân viên thủ kho kiểm tra chất lượng hàng hóa
4 Hệ thống tạo đơn nhập hàng
5 Hệ thống gọi ca sử dụng cập nhật kho
Dòng điều khiển
con
S4-1: Hệ thống tạo đơn hàng theo thông tin ban đầu
S4-2: Nhân viên nhập hàng điều chỉnh đơn hàng
S4-3: Nhân viên nhập hàng hủy đơn hàng
S5-1: Cập nhật trung bình giá nhập
S5-2: Cập nhật số lượng tồn kho
Trang 33Dòng điều khiển
lựa chọn
A1-1: Nếu hàng hóa mới gọi CSDL tạo hàng hóa mới
A2-1: Nếu đối tác mới thì gọi ca sử dụng tạo đối tác mới
A3-1: Nếu không đạt chất lượng gọi CSDL đổi trả hàng hóa
A6-1: Nếu nhân viên nhập hàng trả tiền mặt thì hệ thống cập nhật giảm tiền mặt
A6-2: Nếu nhân viên nhập hàng chưa trả tiền thì hệ thống cập nhật công nợ
Bên liên quan:
- Nhân viên nhập hàng: Kiểm tra hàng hóa có lỗi hay không, nếu có tiến hành đổi trả
- Nhà cung cấp: Tiến hành đổi hoặc nhận lại hàng bị lỗi
Mối quan hệ Kết hợp: Nhân viên nhập hàng
Mô tả ngắn Mô tả quá trình đổi trả hàng hóa bị lỗi
Điều kiện khởi tạo Hàng hóa bị lỗi khi nhập
Loại tác nhân: bên ngoài
Dòng điều khiển
sự kiện
1 Nhân viên nhập hàng kiểm tra hàng hóa nhập
2 Nhân viên nhập hàng tiến hành đổi trả hàng hóa bị lỗi
3 Hệ thống cập nhật thông tin tồn kho
4 Hệ thống cập nhật thông tin tài chính
Bảng 1.2 Mô tả sơ đồ đổi trả nhà cung cấp
Trang 341.3.4.2.4 Mô tả sơ đồ khách hàng đổi trả
Bên liên quan:
- Nhân viên kinh doanh: Kiểm tra hàng hóa có lỗi hay không, nếu có tiến hành đổi trả
- Khách hàng: Tiến hành đổi hoặc nhận lại hàng bị lỗi
Mối quan hệ Kết hợp: Nhân viên kinh doanh
Mô tả ngắn Mô tả quá trình đổi trả hàng hóa bị lỗi
Điều kiện khởi tạo Hàng hóa bị lỗi khi bán
Loại tác nhân: bên ngoài
Dòng điều khiển sự
kiện
1 Nhân viên kinh doanh kiểm tra hàng hóa bán
2 Nhân viên kinh doanh tiến hành đổi trả hàng hóa bị lỗi
3 Hệ thống cập nhật thông tin tồn kho
4 Hệ thống cập nhật thông tin tài chính
Bảng 1.3 Mô tả sơ đồ khách hàng đổi trả
1.3.4.2.5 Mô tả sơ đồ kiểm kê kho
Bên liên quan:
− Nhân viên quản lý kho: kiểm tra hàng hóa có trùng khớp với
số liệu hệ thống để biết được số hàng hư hỏng và mất mát
− Nhân viên quản lý: nhằm theo dõi tổn thất của cửa hàng Mối quan hệ Kết hợp: Nhân viên quản lý, nhân viên cửa hàng
Mô tả ngắn Mô tả quá trình kiểm tra hàng hóa trong kho
Trang 35Điều kiện khởi tạo Cứ mỗi cuối tuần
Loại tác nhân: thời gian Dòng điều khiển
sự kiện
1 Nhân viên thủ kho kiểm kê hàng hóa trong kho
2 Nhân viên thủ kho so khớp với danh sách hàng trong hệ thống để lọc danh sách hàng thiếu và hư
3 Nhân viên cung cấp danh sách hàng hư và thiếu
4 Hệ thống cập nhật thông tin tồn kho
5 Hệ thống cập nhật hao hụt tiền mặt bằng số tiền mặt – trung bình giá nhập * số lượng hàng
Bảng 1.4 Mô tả sơ đồ kiểm kê kho
Loại ca sử dụng: chi tiết, thiết yếu
Các bên liên quan:
− Khách hàng: mong muốn nhận hóa đơn bán hàng
− Nhân viên bán hàng: lấy giá bán, lưu thông tin bán hàng, thống kê tiền bán hàng hằng ngày
− Thủ kho: cập nhật số lượng hàng xuất kho để phục vụ kiểm
kê hàng hóa
Mối quan hệ Kết hợp: Nhân viên bán hàng, nhân viên thủ kho
Bao gồm: ca sử dụng cập nhật tồn kho, ca sử dụng cập nhật tài chính
Mô tả ngắn Mô tả quá trình bán lẻ tại cửa hàng
Điều kiện khởi tạo Khách hàng tới cửa hàng mua hàng hóa
Loại tác nhân: bên ngoài
Dòng điều khiển sự 1 Nhân viên bán hàng nhập thông tin hàng hóa bán
Trang 36kiện 2 Hệ thống tạo hóa đơn bán lẻ
3 Nhân viên nhận tiền tử khách hàng và thối lại tiền lẻ (nếu có)
4 Hệ thống cập nhật số lượng tồn kho
5 Hệ thống gọi cập nhật tiền mặt tăng
6 Nhân viên thủ kho đóng gói sản phẩm
Dòng điều khiển
con
S2-1: Hệ thống tạo đơn hàng bán
S2-1: Khách hàng kiểm tra thay đổi đơn hàng bán lẻ
S2-3: Khách hàng yêu cầu hủy đơn hàng bán lẻ
Bên liên quan:
− Nhân viên bán hàng: lưu trữ thông tin bán hàng công nợ để cập nhật hàng bán trong ngày và số nợ của khách để thu nợ về sau
− Nhân viên thủ kho: Cập nhật số lượng hàng xuất kho để phục vụ kiểm kê hàng hóa
− Nhân viên kinh doanh: theo dõi doanh số khách hàng và tiền công nợ khách hàng
− Nhân viên quản lý: theo dõi công nợ khách hàng
Mối quan hệ − Kết hợp: Nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh, thủ
kho
− Mở rộng: tạo khách hàng mới
Mô tả ngắn Ca sử dụng thể hiện quy trình bán công nợ tại cửa hàng
Điều kiện khởi tạo Khách hàng có nhu cầu mua tới cửa hàng đặt hàng trực tiếp
hoặc thông qua nhân viên kinh doanh
Trang 37Loại tác nhân: bên ngoài
3 Hệ thống tạo phiếu xuất công nợ
4 Hệ thống cập nhật tồn kho theo từng hàng hóa
5 Hệ thống cập nhật công nợ cho khách hàng
6 Người thủ kho đóng gói hàng hóa
Dòng điều khiển
con
S3-1: Hệ thống tạo đơn hàng theo thông tin ban đầu
S3-2: Hệ thống cập nhật đơn hàng theo yêu cầu của khách hàng hoặc nhân viên kinh doanh
S3-3: Hệ thống hủy đơn hàng theo yêu cầu khách hàng hoặc nhân viên kinh doanh
S6-1: Nhân viên thủ kho kiểm hàng đóng gói
S6-2: Nhân viên kinh doanh giao hàng
Bảng 1.6 Mô tả sơ đồ bán công nợ
1.3.4.2.8 Mô tả sơ đồ thu tiền công nợ
Tên ca sử dụng:
Thu tiền công nợ
Tác nhân đầu:
Khách hàng
Bên liên quan:
− Khách hàng: thanh toán tiền nợ hàng và xóa nợ cũ
− Nhân viên kinh doanh: cập nhật lại sổ nợ của khách hàng
− Quản lý: thống kê được doanh thu của cửa hàng
Mối quan hệ − Kết hợp: Khách hàng, nhân viên kinh doanh
Mô tả ngắn Mô tả quá trình thu tiền công nợ của khách hàng
Điều kiện khởi tạo Khách hàng trả tiền nợ
Trang 38Loại tác nhân: bên ngoài
Dòng điều khiển sự
kiện
1 Khách hàng cung cấp thông tin cá nhân và số tiền trả
2 Hệ thống cập nhật thông tin tiền mặt
3 Hệ thống cập nhật thông tin công nợ
4 Hệ thống tạo phiếu thu
Bảng 1.7 Mô tả sơ đồ thu tiền công nợ
1.3.4.2.9 Mô tả sơ đồ bán hàng qua mạng
Bên liên quan:
Khách hàng : tìm kiếm và mua hàng qua mạng
Nhân viên kinh doanh: lưu thông tin khách để thu tiền khách nợ và giao hàng
Người quản lí kho: theo dõi quản lí xuất hàng phục vụ kiểm
Bao gồm :Ca sử dụng thu tiền công nợ
Mô tả ngắn Miêu tả quá trình bán hàng qua mạng
Khách hàng tìm kiếm và đặt mua hàng
Loại tác nhân: bên ngoài
Dòng điều khiển sự
kiện
1 Khách hàng cung cấp thông tin sản phẩm cần mua
2 Khách hàng cung cấp thông tin cá nhân
3 Hệ thống trả đơn hàng có tính phí vận chuyển
Trang 394 Thanh toán chi phí
5 Hệ thống cập nhật số lượng tồn kho
6 Nhân viên thủ kho đóng gói
7 Nhân viên kinh doanh đi gửi hàng
Dòng điều khiển con S3-1: Hệ thống tạo đơn hàng theo thông tin của nhập của
A2-2:Nếu khách hàng cũ thì cập nhật thông tin khách hàng
A4-1: Nếu khách hàng thanh toán trực tiếp cập nhật tiền mặt
A4-2:Nếu khách hàng thanh toán khi nhập hàng xác nhận lại đơn hàng trước khi chuyển hàng
A4-3: Nếu khách hàng chưa thanh toán tiền trước tiền nhân viên kinh doanh sẽ thu tiền khi giao hàng
Bảng 1.8 Mô tả sơ đồ bán hàng qua mạng
1.4 Công nghệ xây dựng
- Microsoft SQL Server 2014
- Microsoft Visual Studio 2013
- Linq to SQL
Trang 40Chương 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.1 Thiết kế kiến trúc
Hình 2.1 Thiết kế kiến trúc