1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Phân Tích Đoạn Thơ Trong Bài Thơ Tràng Giang

6 440 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 81,5 KB

Nội dung

Theo bản chất thì “tràng giang” là từ mang âm hưởng cộng hưởng của từ Hán Việt giang-sông; trường-dài do đó tràng giang không những gợi chiều dài không những gợi chiều sâu mà cả chiều c

Trang 1

Phân tích đoạn thơ đầu trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận:

“ Sĩng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuơi mái nước song song

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngã

Cuổi một cành khơ lạc mấy dịng.”

Bài Làm

Từ đầu thế kỉ XX đến CM Tháng Tám năm 1945 là một

thời kì rất quan trọng trong lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử văn học nói riêng Có thể nói thời kì này thơ ca trung đại đã nhường chổ lại cho thơ ca hiện đại và cụ thể là phong trào thơ mới 1930-1945 Tên tuổi một số nhà thơ tiêu biểu gắn với giai đoạn này như: Huy Cận, Xuân Diệu, Thế Lữ, Chế Lan Viên, Hàn Mạc Tử …và một trong số đó thì Huy Cận được xem là nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào thơ mới, người đã cống hiến rất nhiều cho thơ ca Việt Nam hiện đại Thơ của

HC hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí Ông là nhà thơ Việt Nam yêu thích thơ Đường, chịu ảnh hưởng của thơ Đường và văn học Pháp Ở HC có sự kết hợp đẹp đẽ giữa tài năng thơ ca với tấm lòng yêu nước Trước cm, HC là một trong những tác giả tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới, nổi tiếng với tập Lửa Thiêng; Sau cm, là một cây bút thành công, nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng Các tập thơ tiêu biểu đáng kể đến như: Trời Mổi Ngày Lại Sáng, Đất Nở Hoa, Bài Thơ Cuộc Đời,…Nhưng trong số đó tác phẩm được xem là tiêu biểu nhất, thành công nhất của HC là “Tràng Giang” đươc viết vào năm 1939 và được in trong tập thơ đầu tay Lửa Thiêng Tràng Giang là bài thơ được sông Hồng gợi tứ Trước Cm Tháng Tám khi HC cịn là một chàng sinh viên của Trường Cao đẳng Canh nơng Hà Nội, HC thường có thú vui vào buổi chiều chủ nhật hằng tuần đi lên vùng Chèm, Vẽ để ngắm cảnh Hồ Tây và sông Hồng Phong cảnh sông nước đẹp gợi cho HC nhiều cảm xúc và tứ thơ Tràng Giang ra đời từ đây Bài thơ đã được sáng tác và hoàn thành sau 13 lần sửa bản thảo Ban đầu bài thơ có tên là Chiều Trên Sông, một nhan đề gắn liền với bút pháp tả chân khách thể tự nhiên, tức là nhà thơ miêu tả những hình ảnh cụ thể và ít gây ấn tượng Về sau tác giả đổi lại thành Tràng Giang, nhan đề Tràng Giang hay hơn nhiều hay ở chổ là gợi ra ấn tượng khái quát vừa trang trọng vừa cổ

điển Tràng Giang chứ không phải là Trường Giang nó gợi cho ta hình ảnh một con sông không nhửng dài mà cịn rộng khơng những cao mà con sâu, mặt khác độ âm vang của cách láy vần

“ang” còn tạo cho nó một cái gì đó vô tận, lan tỏa, ngân dài ngân dài ra mãi Tràng Giang là cách diển đạt mới trong khi Trường Giang dễ bị nhằm lẫn với tên một con sông ở

Trang 2

Trung Quốc thời Thịnh Đường.Tràng Giang là một bài thơ tình và tình gặp cảnh, một bài thơ về tâm hồn, về tình yêu quê hương đất nước…Và như Xuân Diệu đã nói bài thơ Tràng

Giang là bài thơ dọn đường cho lòng yêu giang sơn, đất nước

Thật vậy Tràng Giang không chỉ là một bài thơ hay của HC

mà còn là một trong những bài thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới; bài thơ miêu tả phong cảnh quê hương đất nước Nhưng đúng hơn, đây là bài thơ thể hiện nổi buồn cô đơn, bơ vơ của con người ngay giữa quê hương mình Tràng Giang là tạo vật thiên nhiên phổ quát Cảm hứng bài thơ là cảm hứng không gian Không gian được trải rộng từ mặt sông lên chót vót đỉnh trời, mở ra từ thẳm sâu vũ trụ đến thăm thẳm tâm linh con người Thế giới được nhìn từ sự chiêm nghiệm cổ điển vừa cảm nhận bằng tâm thế cô đơn của cái tôi hiện đại, rất đặc trưng cho thơ mới Tràng Giang hiện ra như bức tranh tạo vật lớn lao, hoang sơ và cổ kính, trong đó thi

sĩ là một kẻ lữ thứ cô độc, lac loài Một không gian mênh mông, vô biên Cái nhan đề bài thơ mở cửa vào vô định, một dòng sông chảy mênh mang giữa đất trời Câu đề từ đã vén lên bức rèm của cảm xúc của nội dung đặc sắc ở bài thơ Chất thơ

sông nước đã nhập vào để phô bày vẻ đẹp thơ:

“ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài “

Câu thơ có nhiều từ gợi lên không gian buồn vô tận: trời rộng, sông dài tạo nênø không gian mênh mông, vô biên, và bất tận, cịn bâng khuâng, nhớ là hai tính từ để chỉ tâm trạng buồn, cô đơn Câu thơ gợi lên một nổi buồn mênh mang lan tỏa đến mọi góc cạnh của không gian Đối diện cái vô thủy, vô chung của thời gian và với cái vô cùng, vô tận của không gian, con người cảm nhận một cách thấm thía nổi cô đơn, sự nhỏ nhoi của chính mình; cảm thấy bơ vơ, lạc lõng giữa cái không gian bao la ấy Đó là nổi niềm của cái tôi nhà thơ Lời đề từ vừa tô đậm thêm cảm giác Tràng Giang,vừa thâu tóm cảm xúc chủ đạo, vừa tạo ra nét âm nhạc cho cả bài thơ Cảm xúc trong lời đề từ được tạo ra để báo trước cảm xúc nổi trội của thi nhân trong suốt bài thơ Đó là mạch cảm xúc bắt nguồn từ bức tranh thiên nhiên như hòa vào lòng người tạo ra Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ đươc diển tả bằng một hệ thống hình ảnh sinh động với những cảm giác tinh vi, phong phú Tuy nhiên, có thể thấy hình ảnh trong bài thơ được tạo thành từ hai yếu tố chủ yếu là mênh mông vô biên và hoang sơ hiu quạnh Câu thứ nhất tả sóng, câu thứ hai tảø dòng trôi, câu thứ ba tả con thuyền xuơi mái và đặc biệt là câu thứ tư tả một cành củi khơ, không gian mở ra chiều rộng, vươn tới chiều dài:

“ Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”

Trang 3

Có thể nói câu thơ chỉ vỏn vẹn bảy từ mà nói lên ý nghĩa sâu sắc vô cùng, trong đó ba từ

“sóng, gợn, buồn” là ba từ loại khác nhau để chỉ ba phương thức khác nhau, danh từ định danh “con sóng”, động từ chỉ hành động “gợn”, tính từ “buồn” chỉ tâm trạng

Còn với “ tràng giang, điệp điệp” hai từ này hay ở chổ là cách láy âm nhằm để diễn tả tâm trạng buồn, mà trước hết là tâm trạng buồn của con sóng theo nhiều góc độ khác nhau con sóng nó nhiều lần, nhiều tầng và nhiều lớp rong ruổi nói đuôi nhau lan xa ra mãi Theo bản chất thì “tràng giang” là từ mang âm hưởng cộng hưởng của từ Hán Việt ( giang-sông; trường-dài) do đó tràng giang không những gợi chiều dài không những gợi chiều sâu mà cả chiều cao nghĩa là nó tạo nên không gian đa chiều mênh mong rộng lớn, vậy cái hiện tượng buồn của con sóng này nó lan tỏa theo nhiều cấp độ khác nhau như thế cho nên tâm trạng của nhân vật trữ tình cũng buồn như tâm trạng của con sóng Tuy nhiên mặc dù trong câu này nhà thơ không hề sử dụng liên từ so sánh nhưng trong ý tưởng thơ chính là phương thức ẩn dụ so sánh và từ câu thơ thứ nhất tâm trạng buồn của

HC chỉ bất đẩu từ con sóng, không chỉ ngẫu nhiên mà HC miêu tả tâm trạng của mình bằng hình ảnh con sóng nhưng thực tế mà nói đó cũng là một lí do trong sâu thẳm tâm trạng của nhà thơ có một cái gì đó rung động có gì đó bồi hồi sẵn, có cái gì đó bâng khuâng lưu luyến,một cảm xúc khó tả mà không thể lí giải được khi con người ta rung cảm lúc đứng trước biển đứng trước sóng thì nhà thơ mượn con sóng để lí giải Con sóng

và dòng sông chỉ là cái cớ để nhà thơ giải bài tâm trạng mà thôi nếu như Xuân Diệu rợn ngợp trước thời gian thì HC rợn ngợp trước không gian Rõ ràng ta thấy mõi người đều chọn cho mình một cái cớ nhưng đều giống nhau ở chổ cùng thể hiện tâm trạng cô đơn buồn chán trước thực tại Ở đây tầm của nhà thơ không chỉ dừng lại ở hình ảnh con song

mà nhà thơ còn phóng tầm mắt của mình qua nhiều sự vật khác đang cùng tồn tại trên dòng sông Con sóng không phải đang tồn tại đơn lẽ trên một dòng sông, mà song song với nó còn có các sự vật khác như hình ảnh con thuyền xuôi mái:

“ Con thuyền xuôi mái nước song song”

Câu thơ này chỉ sự thuận theo tự nhiên của sự vật nhưng dường như còn nói lên sự vô tình của không gian, của thời gian, sự vô tình của tạo vật Con người đang có cái tình phiến diện nên con người buồn do đó câu thơ thứ hai thực tế chỉ làm cơ sở để miêu tả cho câu thơ thứ ba Vậy thì với hình ảnh con thuyền xuôi mái trong câu thơ cho ta cảm nhận được rằng thanh điệu, cấu trúc thơ đã tạo cho khổ thơ một âm điệu, tiết tấu nhịp nhàng, chậm rãi, trầm buồn Trong thanh điệu câu thơ sử dụng nhiều thanh bằng gợi lên

sự đều đặn, bằng phằng, không có một sự bất trắc nhưng sự đều đặn, bằng phẳng đó nó lại tạo cho ta một cái gì đó nhàm chán, con thuyền tuân theo tự nhiên xuôi theo dòng nước lững lờ theo dòng nước nghĩa là phó mặt cho dòng nước trôi tới đâu thì con thuyền trôi tới đó,cũng như con người xuôi theo số phận, xuôi theo dòng đời cay nghiệt

Trong hai câu đầu nếu để ý kĩ lưỡng thì chúng ta đã thấy có gì đó phản phất nhạc và tứ thơ của Đỗ Phủ ở đây cho nó mang một chút gì đó Đường thi:

“ Vô biên lạc một tiêu tiêu hạ

Bất tận trường giang cổn cổn lai”

“ Khóm cúc tuôn theo dòng lệ cũ

Con thuyền buộc chặc mối tình nhà”

Rỏ ràng trong cách nhìn của HC còn chứa đựng nhiều yếu tố khác, nhưng các yếu tố đó cùng theo một phương thức thống nhất Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Thạch Lam lại miêu tả nhịp sống ở phố huyện trong tác phẩm “Hai Đứa Trẻ” nó đều đặn, buồn tẽ,

Trang 4

nhàm chán mặc dù đó là đời sống thật của người nông dân Việt Nam trước Cm Tháng Tám, không phải đơn thuần mà nhà Xuân Diệu đã thốt lên rằng:

“ Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt

Con hơn buồn le lối suốt trăm năm ”

Đây chính là sự bế tắc của nhà văn, nhà thơ nghĩa là cuộc sống của nhà văn, nhà thơ nói riêng của thế hệ thơ mới nói chung thì rất nhàm chán, đơn điệu, không biết phải về đâu không biết phải làm gì Do đó bản thân họ sống như thế nào, họ rẽ về phương nào thì chính bản thân họ cũng không biết được thì làm sao để những người bạn đọc như chúng

ta hiểu hết được… mà cũng đã từng ít nhất một lần HC thốt lên rằng :

“ Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước

Là chọn một dòng hay để nước trôi”

Nghĩa là chọn cho mình một con đường để đi hay phó mặt cho sự mai rũi của cuộc đời

mà đó là định mệnh Vậy thì tâm trạng của tác giả xuất phát từ cách nhìn con thuyền, con sóng trôi trên sông, tạo vật… Hình ảnh con thuyền xuôi mái nước song song, song song ở đây nếu chúng ta hiểu theo cách nói đơn thuần thì sẽ có hai trường hợp xảy ra nhưng có

lẽ song song ở đây thì không hẳn như thế, song song ở đây nó làm nền cho yếu tố thứ ba:

“ Thuyền về nước lại, sầu trăm ngã;”

Thế thì song song ở đây là theo cái nghịch chiều chứ không phải là cái thuận chiều, vậy

ta dể dàng bắt gặp nghệ thuật đối đã được sử dụng trong câu này “Thuyền về nước lại” thật ra nước nó đẩy thuyền đi chứ không phải là cái gì đó là cái lớn lao nhưng nhà thơ nhìn trong bút tích của mình thì đó là sự chia lìa đôi ngã, là cảm giác chia li, cảm giác đau đớn, thất vọng và tất cả các cảm giác gôm lại cô đọng lại đúng một từ là “sầu”, sầu theo cấp số nhân chứ không đơn thuần là theo cấp số cộng Nhà thơ mở lòng mình ra với thiên nhiên, mong ước đươc giao cảm với đời đổi lại đó cái mà cảnh vật đem lại cho nhà thơ chính là sự hiu quạnh, vắng lặng và tẻ nhạt và cuối cùng cái nhà thơ nhận được cũng chính là cái buồn muôn thuở

Hình ảnh con sóng cũng là yếu tố khơi gợi nổi buồn tâm trạng nhưng đồng thời còn yếu

tố sự vật khác nó cũng vừa gợi lên cái gì cổ điển nhưng cũng gợi lên một cái gì đó rất là đời thường Nếu bổ sung cho chi tiết cổ điển của hình ảnh bến sông, con sóng, con thuyền đó chính là sự vận động của cành củi ở trên sông:

“ Củi một cành khô lạc mấy dòng”

Ngay khi ta đọc lên câu thơ ta dễ dàng thấy được nghệ thuật đão và đối đả được sử dụng

ở đây, và xâu hơn thế nữa là bản chất của câu hỏi tu từ, của phương thức ẩn dụ Thế thì với tất cả các nghệ thuật đó đã nhằm thể hiện điều gì trong tâm trạng của nhà thơ, và nói lên được ẩn ý gì của nội dung bài thơ? Quả thật cách viết củi một cành khô nó gây cho ta

ấn tượng đậm hơn, mạnh hơn một cành củi khô, nó nhằm nhấn mạnh lên tính chất chứ không phải là bản chất của sự vật Khi đọc câu thơ chúng ta có tự hỏi tại sao HC lại chọn tính từ “khô” để nói lên tính chất của sự vật mà không phải là những ngôn từ khác cụ thể như là từ kia hay từ xanh mà đặc biệt là từ khô Vậy từ khô nó gợi lên cho ta điều gì? Thật vậy “ khô” là một tính từ gợị lên sự héo úa dần về tính chất của cành củi, nó buông xuôi theo dòng nước để rồi tàn phai dần theo năm tháng, nó chấp nhận định mệnh nghiệt ngã của tạo hóa ban cho Nó củng là hình ảnh tượng trưng của kiếp người lạc lõng, cô đơn và vô định mà với cách sử dụng động từ “lạc” trong câu của HC nó đã bao hàm tất cả trong đó.” Mấy dòng” một ngôn từ mà khi chúng ta thốt ôi sau mà nghe đau đớn quá, dường như sự vật ở đây trở nên vô định, nó không biết phải trôi về đâu và cuối cùng là dừng lại nơi nao, và dường như nó đã buông xuôi theo dòng nước cũng như con người ta

Trang 5

buông xuôi theo dòng đời Bốn câu thơ chứa đựng sự vật theo mối quan hệ số ít nghĩa là con số rất nhỏ nếu chúng ta không muốn rằng đó là con số một mặc dù trong bốn câu thơ này nó điều nói lên đúng một con số một mà thôi Rõ ràng nếu chúng khảo sát hết khổ thơ dường như sự vật nó chỉ tồn tại có một vậy thì có phải là trùng khớp với tâm trạng vừa là sự vô tình hay hữu ý gì đó của nhà thơ mà nhà thơ vẽ lên trước mắt chùng ta một bức tranh về hình ảnh một con người với một tâm trạng tha hương lữ thứ uể bước cô đơn đang một mình đứng trước dòng sông đứng trước con sóng đứng trước con thuyền và đứng trước cành củi khô để bọc lộ tâm trạng của mình đối với quê hương đối với đất nước đó tâm tâm sự thời thế tâm sự yêu nước thầm kín Khổ thơ vẽ lên cảnh sông nước bao la, vô định, rời rạc, hờ hững Những đường nét nước song song, buồn điệp điệp, sầu trăm ngã, lạc mấy dòng không hứa hẹn điều hội tụ, gặp gỡ mà chỉ là chia tan, xa vời; nhỏ nhoi và bất lực là hình ảnh con thuyền và cành củi khô cùng trôi trên dòng sông Tất cà đều ngấm vị buồn sầu nổi sầu không gian Đó là vẻ đẹp cổ điển của bài thơ Vẽ đẹp hiện đại là ở những hình ảnh chi tiết hiện thực: cành củi khô quen thuộc, là sự không gắn bó, cảm giác chia lìa của tâm hồn nhà thơ khi ngắm cảnh vĩnh hằng Hình ảnh cảnh củi nó dể dàng tạo nên một nhạy cảm một sự rung cảm đối với người đọc vì đó là quan sát rất là tinh tế của tác giả và chính sự tinh tế đó nó gợi lên một nét nghĩa vừa thực vừa tượng trưng Thực ở chổ nó miêu tả số phận lạc loài lênh đênh vô tận mất phương hướng lạc lõng của cành củi khô u uất giữa cái dòng sông mênh mong rộng lớn hay cũng chính là thân phận lạc loài, cô đơn bơ vơ của con người trước dòng đời trước cuộc sống này vậy nhằm hiểu ra không là một cành củi khô mà là rất nhiều cành củi khô không phải là tâm trạng cô đơn bất mãn của một HC mà là rất nhiều nhà thơ mới chính là nỗi buồn của thế

hệ Mà Trang giang của HC là một trong những nét tiêu biểu để miêu tả nỗi buồn đó Thiên nhiên có nhiêì vẽ đẹp: chói chang, rực rỡ, yên ả vắng lặng, mong manh đơn côi khi

về chiều Bản thân cái buồn, vẽ đẹp của cái buồn trong cảnh thiên nhiên kà hấp dẫn kì thú với con người, nhất là những con người nhạy cảm trước cái đẹp Ai đó không nhận ra vẽ đẹp của chiều buồn, cái dợn dợn của sóng dâng, cái mong manh của cành củi khô thì chưa chắc đã cãm thông với những kiếp người trôi dạt, bấp bênh Đó chính là tâm trạng buồn phổ biến trong tất cả các nhà thơ mới lãng mạng trước CM Nhưng tại sao các nhà thơ mới lại buồn, thích buồn đến thế? Đó là cài buồn thời đại Thời đại mà tuổi trẽ vừa lớn lên đã dự cảm tương lai, hạnh phúc chân chính, tất cả chỉ là mọng mị, hư ảo Đất nước nô lệ, nhân dân quần quại trong đau thương tâm tồi, làm sao những người thanh niên tâm huyết với đời lại không buồn đau?

“ Với tôi tất cả là vô nghĩa

Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau” ( Chế Lan viên)

Đây là cái buồn đẹp cái buồn chưa héo khô, lạnh nhạt thờ ơ, phó mặc trước cuộc đời Vì thế Xuân Diệu đánh giá rằng Tràng Giang của HC dọn đường cho lòng yêu giang sơn, đất nước Vậy với mỗi phương diện khác nhau của các nhà thơ đã tạo nên một bản nhạc hòa tấu muôn màu mang đầy âm hưỡng thơ mới

Tóm lại, Tràng Giang là sự đối lập, tương phản giữa thiên nhiên, không gian vũ trụ

mênh mông với sự sống nhỏ bé, đơn chiếc, lạc lõng và mong manh Tâm trạng cô đơn, nỗi buồn vô tận trước cuộc đời, vũ trụ rộng lớn, niềm khát khao hoa nhập giữa những con người và tình yêu quê hương, đất nước của tác giả Bài thơ vừa mang vẽ đẹp cổ điển

và vừa đậm chất hiện đại Vẽ đep cổ điển thể hiện ở chổ là thể thơ thất ngôn, bốn khổ như bức tứ bình tả cảnh ngụ tình; sử dụng nhiều từ Hán Việt, nhiều thi liệu truyền thống;

Trang 6

Mang dáng dấp Đường thi ở sự hàm súc, cô đọng, tao nhã, cao sâu, khái quát; hình ảnh ước lệ, tượng trưng Còn cái chất thơ hiện đại thể hiện ở chổ là nổi buồn sầu cô đơn nhưng lại bâng khuâng man mác-nỗi buồn thời đại; cảnh vật gần gũi thân thuộc; trực tiếp thể hiện cái tôi cô đơn trước vũ trụ, lòng yêu quê hương đất nước thầm kín, tha thiết; hình ảnh gần gũi và chân thực Thế giới của bài thơ là thế giới quen thuộc củ làng quê việt Tình cảm tác giả gần gũi, thân thuộc với cảnh quê hương đất nước Thân thuộc đến độ nhảy cảm, tinh tế, am hiểu tinh tường tường từng cơn sóng nhỏ, từng cánh chim

chiều thân thuộc như một tình cảm thường trực tiềm ẩn trong đáy lòng mình mà không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Ngôn từ thơ của HC vô cùng nhạy bén và sâu sắc nhà thơ mượn những yếu tố của thơ xưa thường miêu tả nhưng lại sáng tạo đưa vào trong thơ của mình những chi tiết rất đời thường rất cuộc sống mà chỉ cần nhắc đến chi tiết đó thì trong tậm trạng mọi người gợi lên một cái gì đó xót xa, nao lòng và nhớ quê da diết Mà mỗi khi chúng ta nhắc đến HC

và đọc đến thơ của HC thì cái đọng lại cuối cùng trong lòng cũa mõi chúng ta là nỗi buồn

vô tận và nỗi sầu ảo não Huy cận có lẽ đã sống một cuộc đời rất bình thường, nhưng người luôn lắng nghe mình sống để ghi lấy cái nhịp nhàng, lặng lẽ của thế giới bên trong

HC đi lượm lặt những chút buồn rơi rác để rồi sáng tạo nên những vần thơ ảo não Tràng Giang là một trong những bài thơ thành công đặc sắc, rất HC Với nét bút châm phá, thần tình tạo vật, đôi lời tâm sự nhẹ nhàng, đã có khả năng đối thoại thấm thía với người đọc

về lẽ nhân sinh mang tính lương và chất thiện Ma lực của Tràng Giang là thông qua hệ thống ba ngôn từ làm rung động những dây cảm xúc từ đáy con người “Có người bảo thơ

HC già Già vì buồn, già vì hay kể lể chuyện xưa Nhưng trong đời người ta, co tuổi nào hay buồn hơn tuổi hai mươi Còn có tuổi nào hay vẩn vơ hơn? Vũ trụ bao la quá, lòng chàng lạnh giá quá, chàng muốn quên mình quên hết thảy trong tình yêu Tôi đã đọc bài thơ baao nhiêu lần và không sao xóa được cái cảm giác bâng quơ: mình là cành củi khô trên dòng tràng giang hay mình là cánh chim nhỏ lạc dưới lớp mây cao đang đùn đùn núi bạc Đó là cảm tưỡng của một đáu trẻ hay người già? Bởi vì Tràng Giang là một dòng sông mà cũng là dòng đời chăng?

Ngày đăng: 16/12/2015, 18:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w