~TRUNG TAM KHOA HOC BAO QUAN VA BOI DUGNG NGHIEP VU
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
“HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG DỰ TRỮ QUỐC GIA”
MÃ SỐ : 2004 - 15
Chủ nhiệm : Đỗ Ngọc Anh
Trang 2
BỘ TÀI CHÍNH
CỤC DỰ TRỮ QUỐC GIÁ
'TRUNG TÂM KHOA HỌC BẢO QUẢN VÀ BỔI DƯỠNG NGHIỆP VỤ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
“HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DỰ TRỮ QUỐC GIA”
Chủ nhiệm : Đổ Ngọc Anh - Giám đốc TTKHBQ & BDNV Cộng tác viên :
- PGS,TS Nguyễn Đặng Hùng - Nguyên giám đốc Trung tâm KHCNBO
~ Cử nhân Bùi Mạnh Hùng - Chuyên viên Trung tâm KHBQ & BDNV ~ Cử nhân Lê Thị Xuân - Chuyên viên chính Trung tâm KHBQ & BDNV - Cử nhân Trần Xuân Bình - Chuyên viên chính DTQG khu vực Hải Hưng
Trang 3Dự trữ Quốc gia DTQG
Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Bộ NN & PTNT
Cơng nghiệp hố - hiện đại hoá CNH - HĐH
Xã hội chủ nghĩa XHCN
Tư bản chủ nghĩa TBCN
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia NXB CTQG
Trung tâm Khoa học bảo quân và Bồi dưỡng nghiệp vụ TTKHBQ & BDNV
Tổng sản phẩm trong nước GDP
Quản lí nhà nước QOLNN
Ngân sách nhà nước NWSNN
Trang 4'Số để mục Chương I 1.1 1.11 1.1.2 1.13 1.1.4 1.1.5 12 13 13.1 1.3.2 Chuong 2 MUC LUC Tén dé muc MỞ ĐẦU
Lý luận chung chính đối với hoạt động DTQG
Nhận thức chung về hoạt động Dự trữ Quốc gia
Một số khái niệm về DTQG
DTQG là một yêu cầu tất yếu khách quan Mục đích, nhiệm vụ chức năng của DTQG Vai trò của DTQG trong đời sống và xã hội Nội dung của hoạt động Dự trữ Quốc gia Cơ chế tài chính đối với hoạt động DTQG
Một vài mơ hình và kinh nghiệm về hoạt động
DTQG trên Thế giới
Một vài mô hình hoạt động DTQG trên Thế giới Một số kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu hoạt động DTQG của các nước trên Thế giới
Thực trạng cơ chế tài chính trong hoạt động DTQG Thực trạng cơ chế hoạt động của Dự trữ Quốc gia Khái quát cơ chế hoạt động của DTQG qua các thời
kỳ
Thực trạng cơ chế tài chính trong quá trình hoạt
động DTQG -
Cơ chế tài chính trong hoạt động DTQG từ 1954 — 1986
Cơ chế tài chính trong hoạt động DTQG từ 1986 đến
nay
Quan điểm, phương hướng và một số giải pháp
hoàn thiện cơ chế tài chính trong hoạt động DTQG giai đoạn tới
Hoàn thiện cơ chế trong hoạt động DTQG
Mục tiêu chiến lược phát triển DTQG đến năm 2010
Một số vấn đề hoàn thiện và đổi mới trong hoạt
động DTQG
Một số quan điểm về hoàn thiện và đổi mới cơ chế
trong hoạt động DTQG
Trang 532.1 3.2.2 33 3.3.1 3.3.2 3.3.3 3.3.4 3.3.5 3.3.6 3.3.7 3.3.8 3.3.9 3.3.10 3.3.11 3.3.12
Giải pháp hoàn thiện và đổi mới cơ chế trong hoạt
' động DTQG
Giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính trong hoạt
động DTQG
Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện cơ
chế tài chính trong hoạt động DTQG
Tăng cường nghiên cứu Dự báo tình hình thiên tai
khí hậu, kinh tế chính trị xã hội
Chiến lược xây dựng và phát triển DTQG
Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách trong hoạt động DTQG
Tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với các
hoạt động DTQG
Tăng ngân sách Nhà nước cho các hoạt động DTQG
Hoàn thiện hệ thống tổ chức và bộ máy quản lý
trong các hoạt động DTQG
Nang cao nang lực trình độ của đội ngũ cán bộ cong chức trong hoạt động DTQG
Tăng cường cơ sở vật chat kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại cho hoạt động DTQG
Đổi mới và hoàn thiện về xây dựng các định mức
kinh tế kỹ thuật trong các hoạt động DTQG
Hoàn thiện và tăng cường chính sách khuyến khích lợi ích vật chất, khen thưởng trong hoạt động DTQG Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong hoạt động,
DTQG —
Tăng cường chế độ kiểm tra, thanh tra trong các
hoạt động DTQG Kết luận
Tài liệu tham khảo
Trang 6` CONG HOA XA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
5 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: |Á£#!QÐ-BTC ———————
Hà Nội, ngàyÄ4kháng 04 năm 2006 QUYÉT ĐỊNH
Thanh lip Hi ø khoa học chuyên ngành để đánh giá đề tài NCKH cấp Bộ năm 2004
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
- Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tỏ chức của Bộ
Tài chính;
- Căn cứ Quyết định số 152/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định về tỏ chức nghiên cứu khoa học và
quản lý tài chính trong công tác khoa học;
- Căn cử Quyết định số 1204/QĐ/BTC ngảy 16/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao nhiệm vụ nghiên cứu KHTC năm 2004;
- Xét đề nghị của Thường trực Hội đồng Khoa học Tài chính va Viện trưởng Viện Khoa học Tài chính;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Thành lập Hội đồng khoa học chuyên ngành để đánh giá đẻ tai NCKH cap Bộ năm 2004: "Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với hoat động dự trữ Quốc gia” do KS Đỗ Ngọc Anh - Giám đốc Trung tâm Khoa học bảo quản và Bồi dưỡng nghiệp vụ - Cục Dự trữ Quốc gia, Bộ Tải chính làm chủ nhiệm
Điều 2: Chỉ định các thành viên sau đây vào Hội đồng đánh giá đẻ
tải:
Trang 73 Ông Phạm Phan Dũng - Ths - Vụ trưởng Vụ Tài chính Ngân
hàng vả các tơ chức tín dụng, Bộ Tài chính - Phản biện 2
4 Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Vụ trưởng Vụ Pháp chẻ, Bộ Tài chính ~ Thành viên
5 Ơng Pham Dinh Cường - Phó Vụ tưởng Vụ Ngân sach Nha nước, Bộ Tài chính - Thảnh viên
6, Bả Nguyễn Thị Mùi - PGS.,TS - Phó Giám đốc Học viện Tải chính, Bộ Tải chính - Thảnh viên
7 Ông Đỗ Đức Minh - PGS.,TS - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Tài chính, Học viện Tài chính, Bộ Tải chính - Thảnh viên
8 Ông Lẻ Văn Ái - PGS.,TS - Học viên Tải chính, Bộ Tải chính - Thành viên
9 Bả Nguyễn Thị Hải Hà - TS - Trưởng phòng TCC, Viện Khoa học Tài chính, Học viện Tải chính, Bộ Tải chính - Thư ký Hội đồng
3: Quyết định này có hiệu lực thỉ hành kể từ ngây ký, Thường trực Hội đông Khoa học Tài chính và các Ơng (Bà) có tên ở Điều 1, Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định nay./, me
Nơi nhận:
- Bộ KH&CN
> Cac Ong (Ba) co lên ơ Điều I, Điều 2
~_ Lưu: VP, Viên KHTC, Thường trực HĐKH
KT.BỘ TRƯỜNG FE
Trang 8
CONG HOA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập — Tư do = Hanh phúc
Hà Nội, ngày Š tháng 5 năm 2006
Kính gửi: Hội đồng khoa học chuyên ngành Tài chính BỘ TÀI CHÍNH
BẢN NHẬN XÉT PHẢN BIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
BỘ TÀI CHÍNH
1- TÊN ĐỀ TÀI: Hoàn thiện Cơ chế tài chính
đối với hoạt động dự trữ Quốc gia
2- CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: ĐỖ NGỌC ANH
Giám đốc TTKHBQ&BDNV
Cục Dự trữ Quốc gia
3- NGƯỜI NHẬN XÉT : PGS TS Đặng Văn Thanh Phó chủ nhiệm
Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách- Quốc hội
37 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 08043673 - 0913215736
Cương vị nhận xét: Phản biện 2
4- NỘI DUNG NHẬN XÉT
4.1- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề tài nghiên cứu
Dự trữ quốc gia là một dạng dự trữ đặc biệt do nhà nước trực tiếp quản lý
nhằm chỗ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên:tai, hoả hoạn, dịch bệnh,
bảo đảm an ninh quốc gia, ồn định kinh tế vĩ mô Đây là yêu cầu khách quan,
vô cùng cẩn thiết của mọi quốc gia và đặc biệt là của Việt nam trong thời kỳ đổi mới, của nên kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập Trong cơ chế quản lý kinh tế
Trang 9nghiên cứu hoàn thiện cơ chế tài chính đối với hoạt động dự trữ quốc gia là cần thiết, có giá trị khoa học cả về lý luận và thực tiễn, góp phần tăng cường sự quản lý nhà nước và nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt dong dự trữ quốc gia
`4.2- Kết cấu, bố cục và hình thức trình bày đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đâu và kết luận, nội dung chủ yếu của đề tài gồm 3 chương, được sắp xếp hợp lý, phù hợp với tư duy và logic của nhận thức từ những vấn đề lý luận vẻ cơ chế tài chính đối với hoạt động dự trữ quốc gia (DTQG ),
thực trạng của cơ chế tài chính trong hoạt động DTQG, đến quan điểm, phương
hướng và các giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính trong hoạt động DTQG giai đoạn tới Kết cấu và bố cục như vậy là tương đối hợp lý, rõ ràng và đạt được tư
tưởng cơ bản, chủ định của đẻ tài nghiên cứu
4.3- Những thành công của đề tài nghiên cứu
- Thành công của để tài nghiên cứu là đã trình bày một cách tổng quát vẻ hoạt động dự trữ quốc gia và cơ chế tài chính đối với hoạt động DTQG Vẻ lý
luận, để tài đã trình bày có hệ thống *vẻ tất yếu khách quan của DTQG, mục dích, nhiệm vụ, bản chất, nội dung cơ bản của hoạt động, DTQG Phân tích làm rõ những yêu cầu đặt ra đối với cơ chế tài chính, chế độ kế toán và mối quan hệ tài
chính của DTQG với nhà nước, với các đơn vị trong ngành DTQG Về thực tiễn, để tài đã tổng kết và phân tích những mặt được, những hạn chế trong quá trình hình thành và phát triển của hoạt động DTQG, cơ chế hoạt động và cơ chế tài
chính trong hoạt động của DTQG qua 2 giai đoạn 1954-1986 và từ 1986 đến nay
~ Từ mục tiêu chiến lược phát triển DTQG đến năm 2010, từ thực tế hoạt
động DTQG đề tài đã nêu lên một số vấn để hoàn thiện và đổi mới hoạt độ
DTQG, trình bày 3 quan điểm hoàn thiện và đổi mới hoạt động DTQG, các pháp hoàn thiện và đổi mới cơ chế tài chính trong hoạt động DTQG Đồng thời ,
để tài nêu 12 điều kiện để thực hiện các giải phấp hoàn thiện cơ chế tài chính
trong hoạt động DTQG *
Có thể nói những thành công của đẻ tài nghiên cứu là khá khiêm tốn
g
4.4-Những đóng góp chủ yếu của để tài nghiên cứu
Trang 10+ Đề tài đã nêu và phân tích tổng quan nhận thức chung về hoạt đông dự
trữ quốc gia; nêu rõ khái niệm, 7 lý do để khẳng định DTQG là một tất yếu
khách quan, mục đích, vai trị và 6 nội dung của hoạt động DTQG Nêu một số nội dung của cơ chế tài chính đối với hoạt động DTQG Đẻ tài đã đúng khi cho ràng, hệ thống quản lý tài chính của hoạt động dự trữ quốc gia là một hệ thống thống nhất từ trung ương đế địa phương, phù hợp với hoạt động của ngành
` Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của dự trữ quốc
gia và cơ chế tài chính trong, hoạt động DTQG qua hai giai đoạn, đặc biệt là cơ chế tài chính quản lý vốn mua, bán hàng hoá DTQG, cơ chế quản lý phí mua, bán
hàng hố, phí bảo quản DTQG rút ra những ưu điểm và nhược điểm Trong
đó, đặc biệt là tồn tại trong quản lý giá mua lương thực, quyết định về giá mua sát thị trường rất khó thực hiện, giá bán trong phương thức bán hàng đổi hạt,
chính sách thuế trong hoạt động bán luân phiên đổi hàng
+ Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, để tài đã nêu rõ 3 quan điểm và 2 nhóm
giải pháp về hoàn thiện và đổi mới cơ chế trong hoạt động DTQG , Về giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính trong hoạt động DTQG, dé tai nghiên cứu đã nêu 2 giải pháp, trong đó đặc biệt là các giải pháp vẻ cơ chế quản lý vốn, quản lý giá, quan lý phí mua bán hàng DIQG, cơ chế quản lý phí bảo quản hàng hố DTQG đối với chủ đầu tư, đối với nhà thầu, tổ chức đấu thầu và quản lý nhà nước về đấu
thâu Đề tài đã đưa ra 12 điều kiện cụ thể để thực hiện từng giải pháp 4.5- Tính khả thi của những đề xuất, khuyến nghị
+ Kết quả của đề tài nghiên cứu là đã làm rõ những yêu cầu nâng cao chất lượng và hoàn thiện cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính của hoạt dong DTQG, trong đó đặc biệt yêu cầu về cơ chế quản lý giá mua, bán, phí mua bán hàng hố DTQG, phí bảo quản hàng hoá DTQG; cơ chế hạch toán, quyết toán
+ Những giải pháp và điều kiện hoàn thiện và đổi mới cơ chế quản lý tài
chính DTQG có tính thực tiễn Đó là những giải pháp và điều kiện đựoc đưa ra trên cơ sở phân tích những tồn tại trong công tác quản lý DTQG hiện nay và kinh
nghiệm của một số nước trong khu vực `
4.6- Những vấn đề cần bổ sung và trao đổi thêm
- Đề tài và mục tiêu của đẻ tài nghiên cứu là höàn thiện cơ chế tài chính
trong hoạt động DTOG, nhưng về lý luận chưa làm rõ bản chất và nội dung của cơ chế tài chính trong hoạt động dự trữ quốc gia Để tài nghiên cứu đã giải quyết
khá tốt vẻ lý luận DTQG và những van dé cần hoàn thiện đối với DTQG Nhưng
Trang 11
chính và là mục tiêu của đề tài nghiên cứu Vê bản chất và nội dung của cơ chế
tài chính, đẻ tài mới chỉ nêu được một số nội dung rất cụ thể, chưa có một cái
nhìn tổng qt mang tính lý luận về cơ chế tài chính của DTQG vừa tuân thủ luật NSNN, vừa phù hợp tính chất, đặc điểm và nội dung hoạt động của DTQG Nói một cách khái quát, vậy cơ chế tài chính áp dụng cho hoạt động DTQG là cơ chế tài chính của đơn vị dự toán hay sự nghiệp, hay tài chính của đơn vị hạch toán
kinh tế? Những đặc điểm của cơ chế tài chính này là gì? Có sự phân biệt về cơ
chế tài chính, nội dung của cơ chế tài chính đối với hang DTQG va cơ chế tài chính đối với hoạt động quản lý DTQG ? Đối với hoạt động DTQG không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ quản lý vốn mua bán hàng DTQG (trang25), quan ly gid
mua hàng hoá , mà là toàn bộ hoạt động mua, bán, luân chuyển, xuất dùng và
bảo quản hàng hố dự trữ, trong đó có những hàng hố đặc biệt
- Cẩn lý giải và làm rõ về lý luận và thực tiễn nội dung các khoản thu trong hoạt động DTQG; cơ chế xử lý, nội dung các khoản chỉ và nguồn trang trải các khoản chỉ đó Mục này trình bày ở trang 26 còn sơ sài
- Khái niệm vẻ cơ chế tài chính chưa thật chính xác ( Trang 23) Cơ chế tài
chính khơng chỉ là tập hợp những phương pháp, những công cụ về tài chính mà
phải là mục riều, hộ chính sách và hệ cơng cụ tài chính để thực hiện chính sách
đó Có lẽ từ sự không đầy đủ về khái niệm mà đề tài lúng túng trong xác định mơ hình và nội dung của cơ chế tài chính trong, hoạt động DTQG Cũng chính vì vậy, khi đánh giá cơ chê tài chính DTQG giai đoạn 1954-1986 và từ 1986 đến nay (Trang 51,52, 53) dé tai chỉ nhấn mạnh cơ chế quản lý DTQG chứ hoàn toàn chôánc sự đánh giá thật sâu sắc về cơ chế tài chính đã áp dụng, vai trò của cơ chế tài chính đối với hoạt động dự trữ quốc gia ( mới chỉ trình bày hoạt động nhận
chuyển giao hàng hoá để dự trữ, riêng lương thực, từ sau năm 1986 được mua
theo giá nhà nước quy định,,,) Vấn đề đặt ra là cơ chế tài chính đối với hoạt động mua bán hàng hoá dự trữ như thế nào? Cơ chế tài chính đối với hoạt động bảo
quản , giữ gìn hàng hố dự trữ và cơ chế tài chính đối với hoạt động của bộ máy
quản lý DTQG? Phương thức quản lý tài chính, quyền và nghĩa:vụ của các đơn vị DTQG trong hoạt động tài chính Tinh phụ thuộc , tính độc lập?
~ Mục 3.2 với tiêu đề : Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính hoạt dong DTQG, nhưng trong nội dung chi dé cap đến DTQG, khơng có nội dung về:cơ
chế tài chính và hoàn thiện cơ chế tài chính
Trang 12- 9 gidi phdp hoan thién co ché tai chinh ở mục 3.2.2 chỉ là nhưng giải pháp
mang tính cụ thể của quản lý tài chính, cân phải có giải phấp tổng thể hơn, mạnh
mẽ hơn để thiết lập mơ hình và cơ chế tài chính thích hợp cho hoạt động DTQG theo hướng DTQG một cách hiệu quả, thiết thực và trao quyền, trách nhiệm rộng hơn, cụ thể hon cho các đơn vị DTQG Để có giải pháp hoàn thiện cân làm rõ mục tiêu, định hướng, nguyên tắc và nội dung hoàn thiện cơ chế tài chính DTQG
5- KET LUẬN
Để tài nghiên cứu có tính thời sự , về cơ bản đã đạt được một Số mục tiêu
để ra Để để tài có chất lượng hơn, đề nghị bổ sung thêm nội dung về đặc điểm,
bản chất và nội dung của cơ chế tài chính, phương thức quản lý Có thể đưa đề tài ra bảo vệ công khai tại Hội đồng đánh giá và nghiệm thu đề tài nghiên cứu
Người nhận xét
Lah
a —
Trang 13Hà Nội, ngày lŠ tháng 5 năm 2006
Kính gửi: Hội đồng Khoa học chuyên ngành tài chính
Bộ Tài chính
_ BAN NHAN XET ¬
ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HQC CAP BQ - BO TAI CHINH .~
1 TÊN ĐÈ TÀI: HOÀN THIỆN CO CHE TÀI CHÍNH ĐĨI VỚI HOẠT DONG DY TRU QUOC GIA
2 CHỦ NHIỆM ĐÈ TÀI: Đỗ Ngọc Anh - Giám đốc TTKHBQ&BDNV
3 NGƯỜI NHẬN XÉT:
Họ và tên: Phạm Phan Dũng Chức danh khoa học: Th.S Kinh tế Chức vụ công tác: Vụ trưởng
Đơn vị công tác: _ Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính Địa chỉ và điện thoại liền hệ: _ số 8 Phan Huy Chú, Hà Nội
Cương vị nhận xét: Phản biện 2 4 NOI DUNG NHAN XET:
4.1 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Đối với các nước trên thế giới, dự trữ quốc gia ln đóng vai trò quan trong trong nền kinh tế Dự trữ quốc gia không đơn thuân là vấn đề kinh té ma
còn đáp ứng mục tiêu ôn định tình hình chính trị - xã hội, quc phòng - an ninh
Ở nước ta, trong thời kỳ chuyển đôi sang nên kinh tê thị trường, nhié: ủ
ngành dữ trự quốc gia ngày càng nang nê và khó khăn hơn Để thực hiệ y nhiệm vu này, cơ chế tài chính trong hoạt dong dự trữ quốc gia phải được đôi
mới phù hợp với những thay đổi chung của nên kinh tê
- Việc đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tài chỉnh;đối với hoạt
động dự trữ quốc gia là một yêu cầu thực tế của Việt nam Việc lựa chọn Đề *Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với hoạt động dự trữ quốc gia” có ý nghĩa vẻ
mặt thực tiễn, nhằm duy trì, bảo đảm sự an toàn và ồn định cho nền kinh tế
Trang 14eấu, bố cục và hình thức trình bày đề tài:
TỔi được kết cấu thành 3 chương là hợp lý, đảm bảo chuyển tải đủ i
dung mà tên Đề tài đã đề cập Tuy nhiên do tên dé tai là “Hoàn thiện cơ che tai
chính đối với hoạt động dự trữ quốc gia” thì liều lượng các nội dung liên quan
để cơ chế tài chính cần chiếm tỷ trọng cao hơn 4.3 Những đồng góp chủ yếu của đề tài
~ Hệ thống hoá về khái niệm, vai trò của ngành dự trữ quốc gia trong đời
sống xã hội, vai trò cuả cơ chế tải chính đối với việc duy trì và đảm bảo ơn định
cho hoạt động dự trữ quốc gia
` ~ Khái quát hoá cơ chế hoạt động của ngành dự trữ quốc gia và phân tích
thực trạng cơ chế tài chính đối với hoạt động của dự trữ quôc gia qua các thời kỳ
(bao gồm cơ chế tài chính quản lý vốn mua, bán; cơ chế quản lý giá mua hàng; cơ chế quản lý phí; phí bảo quản đối với hàng hoá dự trữ quỏc gia), đưa ra các ưu điểm, nhược điểm và những hạn chế của cơ chế tài chính trong hoạt động dự
trữ quốc gia Từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm hoàn thiện cơ chê
tài chính tài chính đối với hoạt động này ở Việt Nam
- Đưa ra một số thông tin về kinh nghiệm và cơ chế tài chính đối với hoạt
động dự trữ quốc gia của một sô nước trên thế giới như Indonexia, Trung Quốc,
Mỹ, Liên Bang Nga, Cu ba để từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm cho hoạt
động dự trữ quốc gia ở Việt Nam
- Điểm mạnh của đề tài là phân tích thực trạng cơ chế tài chính đối với hoạt động dự trữ quốc gia, đồng thời dựa vào mục tiêu chiến lược phát triển của
ngành dự trữ quốc gia đến năm 2010 để đưa ra các quan điểm, giải pháp hoàn thiện và phương thức đôi mới cho hoạt động dự trự quốc gia nói chung và các
giải pháp hoàn thiện đối với cơ chế tài chính trong dự trự quốc gia nói riêng Đặc biệt việc đưa ra giải pháp về cơ chế quản lý vốn, giá mua bán hàng hoá dự
trữ gắn với cơ chế thị trường thông qua phương pháp đấu giá, đấu thầu mua bán
hàng hoá dự trữ quốc gia mang tính khả thi cao và phù hợp với định hướng
ngành dự trữ quốc gia trong giai đoạn hiện nay ở nước ta
4.4 Những vấn đề cần trao đổi, góp ý thêm với chủ nhiệm đề tài:
_ ~ Về tính cấp thiết của đề tải, tác giả cần phân tích sâu hơn nữa vai trò và
tầm quan trọng của dự trữ quốc gia trong nên kinh tê cũng, như trong đời sông xã
hội, các hạn chế của hệ thống hiện hành để từ đó kiến nghị những giải pháp thiet
thực đối với hoạt động dự trữ quốc gia
- Nội dung của dé tải đề cập én việc hoàn thiện cơ chế tài chính đối với hoạt động dự trữ quốc gia, tuy nhiên đề nghị xác định rõ cơ chế tài chính này có điều chỉnh tắt cả các hoạt động dự trữ quốc gia thuộc các lĩnh vực? quốc phòng,
an ninh, tiền tệ, ngoại hồi, vàng hay khơng vì mộc tiêu và chính sách điều
hành hoạt động dự trữ quốc gia của các lĩnh vực trên có nhiều điểm khác biệt
lớn : `
Trang 15m _ độ liệt kê, việc phân tích, tổng hợp cịn hạn chế Tác giả cân có phân tích
sâu hơn ưu điểm và nhược điểm của từng mơ hình qua từng thời kỳ đê từ dó rút
ra những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng mô hình quản lý và cơ chế tài chính phù hợp đối với hoạt động dự trữ quốc gia trong giai đoạn nay
- Để đảm bảo tính khoa học của một đề tài nghiên cứu cần bd sung thêm
hệ thống bảng biễu, số liệu phản ánh thực trạng cơ chế tai chính vẻ hoạt động dự trữ quốc gia Trong quá trình phân tích cần phải dẫn chứng các chính sách tài
chính cho ngành dự trữ quốc gia đã được ban hành và áp dụng để phân tích tồn diện thực trạng của cơ chế nà
~ Để tải đã đưa ra giải pháp về cơ chế quản lý vốn, giá mua bán hàng hoá dự trữ gắn với cơ chế thị trường thông qua phương pháp đầu giá, đấu thầu mua bán hàng hoá dự trữ quốc gia Đây là giải pháp mang tính khả thi cao, tuy nhiên
các mặt hàng dự trữ quốc gia rất đa dạng (11 nhóm mặt hành thuộc lĩnh vực quản lý của các Bộ, ngành khác nhau), có tính chất khác nhau và cơ chế điều hành cũng khác nhau Một số mặt hàng liên quan đến các chính sách lớn của nhà nước như: an ninh quốc phòng, an ninh tài chính Do vậy, cần có nghiên cứu cụ thể đối với từng mặt hàng dự trữ để đề xuất cơ chế tài chính cho phù hợp
~ Tại trang 24, nhóm tác giả khi đánh giá về hoạt động tài chính của Cục
Dự trữ quốc gia từ năm 2000 trở về trước là đơn vị hạch roán cấp 1, ở huyện thị
xã có các tổng kho DTQG là đơn vị hạch toán cấp 3 là khơng chính xác
- Tại trang 31, nhóm tác giả khi nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thể giới có đưa ra thơng tin: Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) xuất kho 4 triêu tắn xăng dau dé ổn định giá xăng dầu cho cả Liên bang khi chiến tranh vùng Vịnh xảy ra là chưa chính xác Việc này do Bộ Năng lượng Hoa kỳ thực hiện
theo lệnh của Tông thống Cục dự trữ liên bang Mỹ là Ngân hàng trung ương,
chỉ lo về chính sách tiền tệ, các khoản dự trữ bằng vàng, ngoại tê
5 KET LUAN
Mặc dù còn một số điểm cần trao đổi, chỉnh sửa nhưng về cơ bản đề tài đã
đạt được 3 mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề nghị Hội đồng cho nghiệm thu
NÑ_ ờinhận xét
Trang 16MO DAU 1 Tính cấp thiết của để tài :
Qua 50 năm hoạt động của Ngành Dự trữ Quốc gia (1/8/1956 — 7/8/2005) đến nay, Ngành đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng bảo vệ tổ quốc Khẳng định được vị trí của mình là một Ngành kinh tế đặc biệt, là nguồn tích luỹ của Quốc gia, là sức mạnh của đất nước Thành quả đó có sự đóng góp rất quan trọng của cơ chế tài chính trong quá trình hoạt động của Ngành Dự trữ Quốc gia
Tuy nhiên, trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta đang chuyển từ cơ
chế bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước Nhiệm vụ của ngành DTQG lại càng nặng nề và khó khăn hơn Với đặc thù về bản chất, mục tiêu hoạt động và vai trò, chức năng Ngành DTQG gặp
khơng ít khó khăn trong quá trình đổi mới để hoạt động vừa đảm bảo thực hiện
tốt nhiệm vụ được giao nhưng vẫn phù hợp với qui luật của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước
Vì những điều kiện đó, cơ chế tài chính trong hoạt động DTQG cũng
luôn phải thay đổi nhằm phù hợp với những biến đổi chung Trong thời kỳ đổi
mới, hoạt động DTQG vẫn chủ yếu là bao cấp, nhưng cơ chế tài chính có nhiều chỉ tiết phải tuân thủ theo cơ chế thị trường Do vậy, có những bất cập, có lúc
có nơi dẫn đến sai lầm, khuyết điểm Một trong những, nguyên nhân cơ bản đó
là cơ chế tài chính chưa phù hợp, chậm thay đổi và cập nhật những chính sách
tài chính trong tình hình mới Vì vậy, nghiên cứu nhằm hoàn thiện cơ chế tài
chính trong hoạt động DTQG là một công việc rất cần thiết nhằm tăng cường sự quản lý của nhà nước nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động ngành
Trang 17chính trong quá trình hoạt động của ngành Dự trữ Quốc gia
Một số những quan điểm cần hoàn thiện cơ chế tài chính trong hoạt động
Dự trữ Quốc gia với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay
Kiến nghị những giải pháp, những yêu cầu và điều kiện để hồn thiện cơ
chế tài chính trong hoạt động DTQG
Nhiệm vụ nghiên cứu
1 Cơ sở lý luận của cơ chế tài chính trong hoạt động DTQG Thực trạng cơ chế tài chính trong thời gian qua
3 Phân tích những yếu tố tác động của cơ chế thị trường định hướng XHCN
fe
K3
đến cơ chế tài chính DTQG
Những ưu khuyết điểm và tồn tại của cơ chế tài chính hoạt động DTQG trong cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước Nghiên cứu những quan điểm nhằm hoàn thiện cơ chế tài chính trong hoạt
dong DTQG
Đề xuất, kiến nghị, phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tài chính trong hoạt động Dự trữ Quốc gia
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Những hoạt động của Ngành DTQG Hệ thống quản lý tài chính ngành DTQG
Hệ thống chính sách, cơ chế tài chính nhà nước
Hệ thống tài chính trong cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý
của nhà nước
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Phương pháp điều tra khảo sát, tổng hợp phân tích, và so sánh
Trang 18của để tài:
=—_ Chươngl:Lý luận chung về cơ chế tài chính đối với hoạt động DTQG Chương 2 : Thực trạng cơ chế tài chính trong hoạt động DTQG
Chương 3 : Quan điểm, phương hướng và một số giải pháp hoàn thiện cơ
Trang 19LY LUAN CHUNG VE CO CHE TAI CHINH DOI VOI
Trang 2010
thức chung về hoạt động Dự trữ Quốc gia
1:1.1 Một số khái niệm về DTQG
Dự trữ là toàn bộ những nguồn vốn hay giá trị mà một chủ thể kinh tế hay Nhà nước dành ra dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ để đề phòng và khắc phục có hiệu quả các tổn thất do tai biến bất ngờ gây ra đối với sản xuất và đời sống hoặc bảo đảm sự liên tục không bị gián đoạn trong sản xuất - kinh doanh
{ Theo từ điển bách khoa tiếng việt : trang 692, 693 NXB từ điển bách khoa ]
Dự trữ Quốc gia là dự trữ của một nước, do Nhà nước nắm giữ và quản lí, bao gồm dự trữ các loại vật tư hàng hoá quan trọng nhất, các loại vàng bạc
đá quý, ngoại tệ, tiền chưa phát hành Là quỹ dự trữ lớn nhất, nhằm mục đích
khắc phục những tổn thất do thiên tai, địch họa gây ra trên quy mô lớn, trong
một thời gian nhất định Dự trữ Quốc gia là nguồn tích luỹ của quốc gia, là sức
mạnh của đất nước [Theo từ điển bách khoa tiếng việt : trang 692, 693 NXB
Từ điển bách khoa]
Giáo trình kinh tế thương mại, trường Đại học Kinh tế quốc dân thì cho
rằng Dự trữ Quốc gia là một dạng dự trữ đặc biệt của hàng hoá Dự trữ này do Nhà nước quy định bảo đảm các nhu cầu của nền kinh tế quốc dân khi có thiên
tai, chiến tranh và có sự biến động của thị trường { trang 382 ] Hay trong giáo
trình về quản lý kinh tế của khoa Quản lý kinh tế học- Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho biết “ quỹ DTQG là một phần của cải vật chất của Nhà
nước được tích luỹ thành lực lượng dự phòng chiến lược để sử dụng vào mục đích phịng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, phục vụ an ninh quốc phòi
thực hiện các nhiệm vụ khác của Chính phủ” mà “ hàng hoá đưa vào quỹ dự
trữ Quốc gia là những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho sản xuất, đời sống và an ninh quốc phòng”
Gần đây, ngày 12-5- 2004 Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký lệnh
số: 05/2004/L- CTN của Chủ tịch nước về việc công bố pháp lệnh Dự trữ Quốc
Trang 21những yêu cầu cấp bách về phòng chống, khắc phục hậu quả
thiên tai, hoả hoạn dịch bệnh ; bảo đảm quốc phòng , an ninh; tham gia bình
ổn thị trường, góp phần én định kinh tế vĩ mô và thực hiện các nhiệm vụ đột
xuất bức thiết khác của nhà nước”
Theo chúng tôi, DTQG là một dạng dự trữ đặc biệt do Nhà nước trực tiếp quản lý, gồm các mặt hàng chiến lược quan trọng nhất, vàng, ngoại tệ, nhằm chủ động phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng an nỉnh, tham gia bình ổn thị trường khi giá cả đột biến, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất bức thiết khác của Nhà nước
1.1.2 DTQG là một yêu cầu tất yếu khách quan
Trước hết, dự trữ là một phạm trù có tính quy luật trong mọi hình thái kinh tế xã hội Sự hình thành và tồn tại của các loại hình dự trữ trong suốt
chiều dài lịch sử xã hội loài người là một yêu cầu khách quan nhằm phòng
ngừa và khắc phục nhanh chóng và có hiệu quả, những tổn thất do thiên tai, địch họa hay những biến cố bất lợi khác
Khi nhà nước ra đời thì quỹ DTQG cũng dần hình thành và phát triển
Tuy nhiên, quy mơ và hình thức, dự trữ của mỗi quốc gia khơng giống nhau, vì nó được hình thành xuất phát từ mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
và yêu cầu đảm bảo ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh, tuỳ thuộc vào tiềm
lực kinh tế của mỗi quốc gia
Dé cập về vấn đẻ dự trữ nhà nước, Các Mác khẳng định: “ Mọi hình thái sản xuất, mọi chế độ xã hội, nếu muốn bảo đảm sự an toàn và ổn định đều phải
có tiểm lực dự trữ nhất định Khi sản xuất hàng hoá và kinh tế thị trường phát
triển nhà nước nào có tiềm lực dự trữ mạnh và hợp lý sẽ trở nẻn vững mạnh
trước mọi biến cố”
Trong tác phẩm nổi tiếng “chống Duy rinh” Ph.Angghen cing nhan mạnh : “ quỹ dự trữ đủ và mạnh sẽ tổn tại trong tất cả mọi quá trình phát triển
Trang 22hid 12
ức rõ tầm quan trọng của DTQG, ngay sau khi cuộc kháng chiến ng thực dân Pháp kết thúc, hồ bình được lập lại ở Miễn bắc, Đảng và Nhà _ nước ta đã đặt ra nhiệm vụ chiến lược quan trọng về DTQG: “ phải xây dựng
một lực lượng dự trữ hùng hậu để đối phó với mọi tình huống bất trắc xẩy ra” (
Nghị quyết kỳ họp thứ 5 - Quốc hội khoá I, tháng 9/1955) Kể từ đó, DTQG
được hình thành và nhanh chóng phát triển theo yêu cầu của từng giai đoạn
cách mạng của nước ta
Thứ hai : DTQG hình thành nhằm đáp ứng các nhu cầu mà các loại dự
trữ khác, trong nền kinh tế không đáp ứng được, trong những trường hợp đột biến do thiên tai, lũ lụt, hạn hán, đại dịch và tình huống chiến tranh xẩy ra ,
những đột biến này xẩy ra trên phạm vi rộng, thiệt hại lớn thực tế không thể có loại hình dự trữ nào có thể đáp ứng nổi mà chỉ có DTQG
Lịch sử đã chứng minh quá trình phát triển của các hình thái kinh tế- xã hội, ở mọi thời kỳ, mọi chế độ xã hội, con người luôn phải đối mặt với những
tình huống bất trắc do thiên nhiên tạo ra, rất nhiều những cơn cuồng phong lũ
lụt tần phá một cách ghê gớm mà con người phải hứng chịu Sau những hậu
họa đó thì tiếp theo đến dịch bệnh kèm theo, dẫn đến thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế - xã hội - _
Nước ta, nằm trên bán đảo Đông dương thuộc Đông Nam á, với khí hậu
nhiệt đới gió mùa, thiên tai, lũ lụt thường xuyên xẩy ra trên diện rộng khắp cả
3 miền Bắc — Trung — Nam và luôn là nguy cơ tiềm ẩn gây mất ổn định về sản
xuất và đời sống Trung bình mỗi năm nước ta phải hứng chịu từ § đến 13 con bão, trong đó có 4 đến 6 cơn bão gây thiệt hại lớn về người và của
Sử sách cho thấy hơn 800 năm kể từ khi Lý Công Uẩn dời đô về Thăng
long ( 1010) nước ta có 106 năm lụt lội, 84 năm hạn hán, 10 nãm có sâu bệnh nặng, 29 năm động đất, 19 năm dịch bệnh trầm trọng, 69 năm mất mùa đói
Trang 23Nam bộ làm 2901 người chết và mất tích, thiệt hại 7200 tỷ đồng Năm 8 hạn hán và liên tiếp 5 cơn bão đổ bộ vào miền Trung, hai trận lũ lớn liên
tiếp xẩy ra ở miền Trung trong tháng 11,12 năm 1999, gây thiệt hại lớn vẻ
người và của Năm 2002- 2003 lũ lụt liên tiếp ở đồng bằng Sông Cửu long, miền Trung, Đông Nam Bộ và hạn hán ở Tây Nguyên đã gây nhiều thiệt hại
Năm 2002, vụ cháy rừng lớn ở U Minh Thượng thiêu trụi 3.212 ha rừng
và mới đây còn liên tục xẩy ra nhiều vụ cháy rừng lớn ở các tỉnh Tây Nguyên, miền Tây Nam bộ gây thiệt hại nặng nề về người và của Những yếu tố bất lợi, những diễn biến bất thường của khí hậu những năm gần đây và dự báo cho cả thời gian tới thường xuyên có thiên tai, đặc biệt là bão lũ lụt đe dọa trên cả
3 miền
Như vậy, đòi hỏi DTQG là vấn đề có ý nghĩa chiến lược rất lớn đối với nước ta để ứng phó, khắc phục hậu quả của thiên tai gây ra Nó khơng đơn thuần là vấn để kinh tế mà còn là vấn dé đáp ứng mục tiêu ổn định tình hình
chính trị — xã hội, quốc phòng — an ninh
Thứ ba, Thế Giới vẫn còn nguy cơ tiềm ẩn bùng nổ chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp lật đổ khủng bố với tính chất phức tạp ngày càng tăng Chiến tranh luôn là hiểm họa kinh
hoàng đối với xã hội loài người
Lịch sử Việt Nam từ khi vua Hùng dựng nước Văn Lang, hầu hết các thời kỳ, nước ta đều bị giặc ngoại xâm, phong kiến phương bắc xâm chiếm hàng ngàn năm Đế quốc Pháp và Mỹ xâm lược nước ta hàng trăm năm Đến
ngày 30/4/1975 bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử nhân dân ta đã giải
phóng hồn toàn miền Nam thống nhất đất nước Công cuộc xây dựng đất
nước ta vẫn bị thế lực thù địch, phản động gây rối biên giới Tây Nam và biên
giới phía Bắc ( 2/1979) và vẫn thường xuyên xẩy ra tranh chấp biên gi
hải đảo Gần đây, ở khu vực Tây Ngun cịn có tổ chức thành lập nhà nước Dé ga
hòng phá hoại sự yên bình của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đang tích
Trang 2414
và giữ nước đến nay, nước ta liên tục phải đấu tranh dựng nước
ước chống giặc ngoại xâm
Ngày nay, nguy cơ đe dọa quân sự vẫn diễn ra tiềm ẩn, những xung đột
khu vực vẫn liên tục xây ra có chiều hướng phức tạp lâu dài Tình hình ngày
càng chứa đựng, nhiều yếu tố phức tạp, bất trắc khó lường Điều đó đặt
ra về
mặt chiến lược ngoài những điều kiện cần thiết khác đảm bảo cho
quốc phịng thì việc tăng cường DTQG 1a mot yếu tố vô cùng quan trọng đảm bảo
an ninh
quốc phòng, và bảo vệ vững chắc tổ quốc trong mọi tình huống
“Thứ tư; trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải tự chịu trách
nhiệm về kết quả, sản xuất kinh doanh của mình Khi doanh nghiệp là người tự quyết định trong sản xuất kinh doanh, tự do cạnh tranh thì khơng thể ép buộc
họ gánh vác trách nhiệm dự trữ cho toàn xã hội, cho những biến cố xẩy ra
ngẫu nhiên được, thậm chí trong những tình huống xẩy ra như thế họ còn đầu
cơ, trục lợi để kinh doanh thu lợi nhuận cao Ví dụ như năm 2004,
Nhà nước xuất gạo DTQG để cứu đói cho nhân dân vùng bị hạn hán ở Tây
Nguyên và Nam Trung bộ thì một xí nghiệp kinh doanh lương thực ở Ninh
“Thuận được giao nhiệm vụ phân phối gạo DIQG cứu đói đã tráo đổi gạo và đưa
gạo kém
chất lượng đến cho nhân dân lấy lại gạo tốt của dự trữ để kinh doanh
Khi xây
ra lũ lụt, mất mùa, dịch bệnh là cơ hội để kinh doanh thu lợi
nhuận cao, chưa
kể đến chiến tranh xẩy ra
Vì vậy, chỉ có Nhà nước với trách nhiệm quản lý tồn xã hội thì
phải có
DTQG Bat luận ở chế độ chính trị xã hội nào, ở đâu, mọi nhà
nước đều phải
có DTQG Một loại dự trữ nhằm đáp ứng những nhu cầu đột biển mà khơng có
một loại dự trữ nào có thể đáp ứng được, dự trữ này do nhà nước
quyết định,
đó là DTQG
“Thứ năm, DTQG cần thiết như một công cụ hữu hiệu để Chính
phủ điều
hành vĩ mỏ nền kinh tế, xử lý những diễn b šn bất lợi của thị trường, nhất là trong điều kiện hội nhập, toàn cầu kinh tế
thách thức đan xen Vi vay, DTQG là công cụ để
„ chứa đựng cả cơ hội lân
Trang 25ha cơ chế thị trường, nhằm phát triển nền kinh tế thị trường định
XHCN có sự quản lý của Nhà nước hiện nay
Qua cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Mỹ (1987), Mehicô (1994),
va Dong Nam A ( 1997), vấn để an ninh kinh tế được các quốc gia đặc biệt
quan tâm An ninh kinh tế phải gắn liên với việc đảm bảo các nguồn dự trữ như : nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, lương thực, thực phẩm DTQG hùng mạnh được coi là điều kiện đảm bảo an ninh kinh tế, xem như việc bảo vệ đất nước khỏi sự đe doạ của bên ngoài và chống đỡ được hậu quả hoặc tác động
của khủng hoảng kinh tế, đảm bảo sự ổn định kinh tế - chính trị - xã hội
“Thứ sáu, DTQG hình thành do yêu cầu ổn định chính trị - xã hội, an ninh - quốc phòng, nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội,
cũng như nhiệm vụ quốc tế của Đảng và Nhà nước Hiệu lực thực hiện các
chính sách xã hội, ổn định sản xuất và đời sống dân cư trong mọi tình huống,
phụ thuộc vào tiêm lực DTQG trong từng thời kỳ Quan hệ quốc tế giữa các nước với nhau ln có quỹ trợ giúp lẫn nhau khi gặp khó khăn Nhiều năm qua DTQG đã được Chính phủ giao cho thực hiện đưa hàng DTQG ủng hộ các nước bạn bè, anh em trên Thế giới như : Liên bang Nga, Mông Cổ, Triều Tiên, Cu Ba, Lào, Campuchia, Palestin “Trong lúc khó khan phụ thuộc rất nhiều
vào lực lượng DTQG ˆ
“Thứ bẩy, nguồn gốc hình thành và quy mơ DTQG:
Các nhóm quỹ dự trữ không phải của Nhà nước như quỹ dự trữ sản xuất,
quỹ dự trữ hàng hoá, quỹ dự trữ tiêu dùng cá nhân của các tổ chức, các đơn vị
kinh tế- xã hội đều được hình thành từ vốn của các chủ thể kinh tế riêng biệt và việc quản lý điều hành, sử dụng các quỹ đó đều do bản thân các chủ thể
Trang 2616
aid tra như Vậy thường không lớn và phạm vi áp dụng trong phạm c bộ
Trái lại, quỹ DTQG được hình thành từ nguồn ngân sách Nhà nước với mục đích đảm bảo lợi ích an tồn cho cả quốc gia, của tồn xã hội; quỹ DTQG
cịn thể hiện sức mạnh của Nhà nước, tiểm lực của quốc gia Vì vậy, quỹ
ĐTQG phải được tích luỹ ngày càng tăng lên theo kế hoạch và phát triển của đất nước Tuy nhiên, quy mô của quỹ DTQG vừa phải đáp ứng yêu cầu bảo
đảm ồn định kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, đồng thời phải phù hợp với
mục tiêu phát triển của đất nước trong từng thời kỳ
Qua thực tiễn gần nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, DTQG đã đóng
góp xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, đã trở thành bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong thành phần kinh tế Nhà
nước, là một trong những công cụ quản lý có tác dụng tốt ở tẩm vĩ mô để Đảng
và Nhà nước có thực lực giải quyết những tình huống bất lợi khi xẩy ra thiên tai địch họa và điều tiết thị trường khi có những biến động không tốt
Trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dung nền kinh tế độc
lập tự chủ theo cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước, hơn lúc nào hết, chúng ta cần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo
đảm an ninh kinh tế tài chính vĩ mô DTQG bằng tiền và hàng hoá đủ mạnh và
hợp lý sẽ là mặt quan trọng của an ninh kinh tế - tài chính quốc gia Vì thế, DTQG là yêu cầu khách quan, cần thiết trong mọi thời kỳ cách mạng của nước
ta,
Nhu vay, DTQG hinh thanh tồn tại và phát triển là một tất yếu khách quan cùng với quá trình vận động của mỗi quốc gia, như sự cần thiết cho quá trình vận động của một cơ thể sống
1.1.3 Mục đích, nhiệm vụ chức năng của DTQG
Khác với các loại hình kinh tế khác, DTQG là một ngành kinh tế đặc
Trang 27hoạt động DTQG suy cho cùng là bảo đảm an ninh quốc gia
đích đó được thể hiện ở các chức năng sau :
~_ Dự trữ để phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai
-_ Dự trữ cho an ninh, quốc phịng
~ Dự trữ để góp phần bình ổn thị trường, an ninh kinh tế tài chính ~_ Dự trữ làm công cụ để Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ vĩ mô khác
“Tuỳ theo tiềm lực kinh tế với trình độ phát triển của mỗi nước mà vai trò chức năng DTQG có thể khác nhau Với những nước thuộc quốc gia kém phát
triển hay đang phát triển, quy mô dự trữ thường không lớn, chức nang DTQG
chỉ dừng lại như một lực lượng dự phịng của Chính phủ để phòng ngừa, khác phục những biến cố bất chắc về thiên tai, cứu hộ, cứu nạn hay phục vụ mục đích an ninh, quốc phịng Với những nước phát triển, có vị thế đặc biệt về kinh tế, địa lý, chính trị đối với khu vực hay tồn Thế giới thì chức năng của
DTQG con thé hiện ở những nhiệm vụ vĩ mô như là đảm bảo an ninh kinh tế,
điểu chỉnh giá cả, tiền tệ, can thiệp thị trường trong nước hay Quốc tế Lực
lượng DTQG còn thể hiện tiềm lực, sức mạnh vẻ kinh tế chính trị, quốc phòng
của đất nước
Ngày nay, DTQG của nước ta không chỉ là lực lượng dự phòng chiến lược dùng để phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, địch hoạ, phục vụ quốc
phòng an ninh, mà DTQG còn là công cụ vĩ mô để Nhà nước quản lý nền kinh
tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước
Việc phát triển nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế thì các hình thức dự trữ khác với DTQG như : dự trữ sản xuất, dự trữ hàng hoá, của các chủ thể kinh tế cũng đã hình thành và tồn tại như một quy luật khách
quan Mục đích của các quỹ dự trữ này có khác với mục đích của DTQG, trước
hết vì lợi ích riêng của ngành, từng đơn vị Nhưng đồng thời, các quỹ dự trữ
này cũng đóng góp tích cực cho việc đảm bảo ổn định sản xuất, kinh doanh
góp phần làm ổn định nền kinh tế xã bội của đất nước Vì lẽ đó, Nhà nước cần
có chính sách và các giải pháp khuyến khích tạo điều kiện để các hình thức dự
= a
TH STINE VEN
Trang 281918
„các địa phương, các đơn vị kinh tế phát huy mat tích cực đóng, hỗ trợ cho hoạt động DTQG
1.1.4 Vai trò của DTQG trong đời sống và xã hội
Dự trữ là một phạm trù kinh tế có tính quy luật trong mọi hình thái kinh
tế xã hội Sự hình thành và tồn tại của các hình thức dự trữ trong suốt chiều dài
lịch sử xã hội loài người là một yêu cầu khách quan nhằm phòng ngừa và khắc
phục nhanh chóng có hiệu quả những tổn thất do thiên tai, địch họa hay những
biến cố bất lợi khác xảy ra
Không như loại hình kinh tế khác, DTQG là ngành kinh tế đặc biệt,
không thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh, không nhằm tạo ra lợi nhuận mà thực hiện nhiệm vụ rất quan trọng là bảo quản vật tư hàng hoá lưu kho Bản
chất của tồn bộ q trình hoạt động DTQG là việc quản lí chặt chế các vật tư,
hàng hoá DTQG, đảm bảo số lượng vật tư hàng hố này có chất lượng tốt, số lượng đủ và có tính sẵn sàng xuất nhanh gọn trong mọi tình huống, đáp ứng
được yêu cầu khi phải thi hành lệnh khẩn cấp
Dự trữ quốc gia tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia, với những nước chậm phát
triển hay đang phát triển, thì quy mơ DTQG thường không lớn, đối với những
nước phát triển thì quy mơ DTQG có vị thế quan trọng trong sự thể hiện sự
hùng cường của đất nước, khả năng đường đầu với rủi ro bất thường của thiên nhiên, dịch bệnh, kinh tế, an ninh chính trị xã hội, đảm bảo cho quốc gia mình
thậm chí đối với khu vực giữ gìn được sự ổn định để phát triển cho quốc gia
mình hay cho khu vực Cụ thể DTQG luôn thể hiện trên các mật sau đây :
- Dự trữ quốc gia đảm bảo cho các nhu cầu phòng, chống, khắc phục những hậu quả thiên tai : Lũ lụt, bão lốc, hạn hán, động đất, hoa hoan, dich bệnh là những thiên tai gây tồn hại vẻ người và của, hậu quả thật khó lường
làm ngừng trệ sản suất, mất cân bằng của nền kinh tế trong tương lai Do đó
vai trị của DTQG là vô cùng quan trọng, ln sẵn sàng có một tiểm lực vật
Trang 29sự ngừng chệ sản xuất và nhanh chóng lấy lại cân bằng cho
tế:
- gú.4:— Dự trữ quốc gia đảm bảo nhu cầu cho quốc phòng, an ninh : Chiến
tranh, cấm vận, khủng bố, xung đột, diễn biến hồ bình đó là những vấn đề an ninh quốc phòng trong thời đại ngày nay đối với mỗi quốc gia nói chung
DTQG phai cung ứng kịp thời, khẩn cấp, cơ động nhanh sẵn sàng đối phó kịp
thời những bất ổn trên Do đó DTQG là công cụ quan trọng, hữu hiệu để đảm bảo an ninh, quốc phòng cho đất nước và an ninh quốc gia
- Dự trữ quốc gia là công cụ vĩ mô để Nhà nước điều tiết quản lý nền kinh tế, tham gia bình ổn thị trường : Trong nền kinh tế thị trường chỉ chú ý đến nhu cầu chung của toàn xã hội, phân hoá thu nhập và gây mất ổn định kinh tế, chính trị xã hội,dẫn đến việc hình thành cơ cấu kinh tế tự phát, có hại
cho sự phát triển cân đối, ổn định của một quốc gia “Trong điều hành nên kinh
tế cùng với hệ thống luật pháp, Nhà nước dùng lực lượng DTQG như một công
cụ vĩ mô để điều tiết cung - cầu thị trường, nhất là trong những trường hợp đột
biến giá cả thị trường, lam cho thị trường hoạt động có hiệu quả, khắc phục nhược điểm của cơ chế
trường, chống đâu cơ, độc quyền Đảm bảo Nhà
nước quản lý, điều hành nên kinh tế thị trường định hướng XHCN, dua nên
kinh tế nước ta ổn định phồn thịnh, làm cho dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh
- Dự trữ quốc gia cịn có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ đột xuất bức thiết khác của Nhà nước : như viện trợ quốc tế trong những trường hợp bức bách, đột xuất cho các bạn bè trong khu vực và thế giới,
làm quà biếu tặng của nguyên thủ quốc gia, nhằm thực hiện nhiệm vụ đối
Trang 3020
của hoạt động Dự trữ Quốc gia
1 Phân tích dự báo xu hướng phát triển của nẻn kinh tế - xã hội,
giá nhận định mức độ khủng hoảng về kinh tế - xã hội
Dự trữ quốc gia dùng để khắc phục rủi ro bất trắc trong tương lai cho quá trình phát triển Kinh tế - Xã hội của mỗi quốc gia, nhằm góp phần đảm
bảo ổn định cho kinh tế, an ninh, chính trị của quốc gia đó
Song trong hoạt động DTQG việc say ra hao phi, chỉ phí, những tổn thất
trực tiếp do quá trình dự trữ gây ra như hao hụt hữu hình, vơ hình là tất yếu Do
đó, việc xác định, định tính, định lượng DTQG là một vấn để có ý nghĩa rất
quan trọng, đảm bảo đủ để cho DTQG hoạt động có hiệu quả, đồng thời hạn chế đâu tư và chỉ phí quá mức khơng cần thiết Vì vậy, DTQG cần phải nghiên
cứu một cách khoa học, dự báo một cách khá chính xác những xu hướng vận động, phát triển của nền kinh tế - xã hội
1.1.5.2 Xây dựng chiến lược dự trữ quốc gia
Chiến lược DTQG ở tâm vĩ mô là định hướng hoạt động DTQG cho một
thời kỳ phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước để đạt
được mục tiêu của DTQG là phòng ngừa và khắc phục các biến cố do thiên tai, khủng hoảng kinh tế - xã hội hoặc chiến tranh sẩy ra một cách chủ động có hiệu quả
Chiến lược DTQG trên cơ sở quán triệt các quan điểm, đường lối, chính
sách của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới, cụ thể hoá các quan điểm cơ bản trong hoạt động DTQG để ra mục tiêu tổng quát và mục tiêu
chủ yếu của thời kỳ chiến lược, cụ thể trong từng giai đoạn, dài hạn và trung hạn, ngắn hạn; xác định yêu cầu, tỷ lệ, cơ cất
về cơ chế chính sách, tổ chức, phối hợp thực hiện chiến lược DTQG
quy mô DTQG ; các giải pháp
1.1.5.3 Xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia
Kế hoạch DTQG được
chung vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN Xây dựng kế
ay dựng năm năm, hàng năm và được tổng hợp
Trang 31
ˆ dự trữ tồn quỹ cuối kỳ; kế hoạch tăng, giảm và luân phiên đổi
DTQG; Đâu tư phát triển cơ sở vật chất — kỹ thuật; nghiên cứu, ứng dung
bộ khoa học và công nghệ: cân đối nguồn tài chính cho hoạt động DTQG
cứ để xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia bao gồm : mục tiêu, yêu cầu của DTQG; kha năng ngân sách nhà nước; dự báo về tình hình chính trị, kinh tế — *ã hội trong nước và quốc tế; và các dự báo liên quan đến DTQG
1.1.5.4 Tổ chức thực hiện chiến lược và kế hoạch dự trữ quốc gia
“Tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch DTQG là những công việc biến
khả năng chiến lược, kế hoạch DTQG thành hiện thực Vì vậy, việc tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch DTQG là việc hết sức quan trọng của kỳ kế hoạch Đó là quá trình thực hiện các nghiệp vụ cụ thể ở các đơn vị quản lý trực tiếp DTQG trong cơ chế thị trường
Căn cứ vào kế hoạch DTQG đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định,
Thủ trưởng các bộ, ngành quản lý hàng DTQG tổ chức thực hiện triển khai kế
hoạch, mua nhập, xuất bán, luân phiên đổi hàng DTQG bảo đảm mức dự trữ
tồn kho cuối kỳ theo quy định của Chính phủ Trong năm kế hoạch các bộ, ngành quản lý DTQG còn phải thực hiện các nhiệm vụ nhập, xuất, sử dụng
hàng DTQG theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ để :
~_ Phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dich bệnh
-_ Đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh
- Tham gia binh 6n thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô
-_ Đáp ứng yêu cầu đặc biệt về viện trợ, cho vay, trả nợ trong quan hệ
đối ngoại hoặc để thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, bức thiết khác
của Nhà nước
Thực hiện bảo quản hàng hoá theo đúng quy trình, quy phạm, hợp đồng
thuê bảo quản theo đặt hang của Nhà nước
“Tổ chức chỉ đạo thực hiện bảo vệ, bảo quản hang DTQG, kiểm tra, thanh
tra việc thực hiện DTQG theo kế hoạch-hàng năm và quyết định của Thù tướng
Trang 32+2
'en nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về quản lý tài
ngân sách, kế toán, thống kê, kiểm toán nhà nước và chế độ báo cáo vẻ
G Thực hiện quản lý nghiêm việc quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng
` eo sở vật chất kỹ thuật
Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến vào việc bảo quản hàng DTQG
Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng và chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức
Thuc hiện hợp tác quốc tế vẻ DTQG
1.1.5.5 Thường xuyên đánh giá và điều chỉnh chiến lược và kế hoạch dự trữ quốc gia
Quá trình thực hiện chiến lược, kế hoạch DTQG cũng là thể hiện các kết quả nghiên cứu xây dựng chiến lược, kế hoạch DTQG Thực tế trong đời sống kinh tế - xã hội có những mâu thuẫn mới luôn luôn xuất hiện trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch Do đó, phải thường xuyên đánh
giá ưu, nhược điểm để khơng ngừng hồn thiện chiến lược và kế hoạch DTQG
Trong điều kiện cụ thể của nước ta đang trong quá trình phát triển nên
kinh tế thị trường định hướng XHCN, thì việc hồn thiện chiến lược DTQG
đảm bảo cho ổn định và phát triển kinh tế — xã hội có một ý nghĩa vơ cùng quan trọng
1.1.5.6 Xây dựng cơ chế chính sách và hệ thống tổ chức quản lý dự trữ
quốc gia
Việc xây dựng các cơ chế chính sách ở tầm vĩ mơ và hồn chỉnh hệ thống tổ chức bộ máy quản lý DTQG Hoạt động DTQG 6 cdc don vi DTQG
chịu sự ảnh hưởng rất lớn hoạt động DTQG ở tâm vĩ mô Nội dung xây dựng
cơ chế chính sách DTQG bao gồm :
- Xây dựng, pháp lệnh, luật và các văn bản quy phạm pháp luật về
DTQG; xây dựng tổng mức DTQG, tổng mức tăng DTQG hàng năm, danh
Trang 33sách NN cho hoạt động, tỉ lệ giữa DTQG bằng hàng và DTQG
tiền
~ Xây dựng cơ chế, phương thức mua, bán và quy chế đấu thầu mua, bán
hàng DTQG; cơ chế nhập, xuất hàng DTQG
- Cơ chế quản lý giá mua, giá bán bán hàng DTQG, giá bồi thường thiệt
hai hàng DTQG
- Cơ chế quản lý sử dụng phí ( mức phí cho việc nhập, xuất, mua, bán phí bảo quản, bảo hiểm hàng DTQG, mức phí chuẩn bị kho tàng), định mức hoặc khoán
- Cơ chế quản lý sử dụng ngân sách chỉ cho quỹ DTQG và hoạt động
DTQG
- Xay dung hé thống tiêu chuẩn, định mức kinh tế — kỹ thuật
- Xây dựng quy chế bảo vệ kho DTQG, bảo vệ bí mật nhà nước vẻ
DTQG, chế độ thanh tra kiểm tra
- Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý DTQG - cơ chế vận hành
1.2 Cơ chế tài chính đối với hoạt động DTQG
Cơ chế là tập hợp những phương pháp, công cụ tác động của chủ thể tới đối tượng
Theo ý kiến của một số nhà kinh tế Trung Quốc : Thể chế và cơ chế vận hành là hai mặt của cùng một sự vật Thể chế kinh tế xây dựng một khuôn khổ chế độ và xác lập phạm vi hoạt động cho các chủ thể hành vi phải tuân theo trong hệ thống kinh tế, còn cơ chế vận hành kinh tế chỉ ra cho các chủ thể
hành vi phương thức hoạt động trong phạm vi đã được quy định và các quan hệ
giữa họ
Cơ chế tài chính là tập hợp những phương pháp những cơng cụ vẻ tài
chính nhằm tác động của chủ thể quản lý tài chính đến các đối tượng thực thi
cơng tác tài chính đảm bảo chế độ tài chính theo một hệ thống phù hợp với hệ
Trang 343,
24
oạt động DTQG hiện nay, cơ chế tài chính đang thực thi theo chính sách về tài chính như luật ngân sách, các luật thuế, luật kế toán, pháp lệnh giá, pháp lệnh DTQG các nghị định của Chính phủ, các thông tư ướng dẫn thực hiện vẻ chế độ tài chính kế tốn Ngồi ra theo chức năng quan lý, các đơn vị quản lý có các văn bản quy định về quản lý hoạt động DTQG có
liên quan đến quản lý tài chính như Quyết định số 253/QĐÐ - DTQG của Cục
„ DTQG về việc mua lương thực DTQG, Quyết định số 254/QĐ - DTQG của
Cục DTQG vẻ bán lương thực DTQG Trong quá trình hoạt động DTQG
từng năm, từng vụ có những chỉ đạo cá biệt thay đổi để phù hợp với cơ chế thị
trường cũng có tác động tới quản lý tài chính như việc chỉ đạo mua gom hay
bán lẻ hàng hoá DTQG
Hệ thống quản lý tài chính của hoạt động DTQG là một hệ thống thống
nhất từ Trung ương đến địa phương phù hợp với hoạt động của Ngành Năm 2000 trở về trước Cục DTQG trực thuộc Chính phủ, ở Trung ương có cơ quan
Cục DTQG là đơn vị hạch toán cấp I, ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương có các chỉ cục DTQG là đơn vị dự toán cấp II, ở huyện, thị xã có các
tổng kho DTQG là đơn vị hạch toán cấp III Từ năm 2001 đến nay, Cục DTQG
trực thuộc Bộ Tài chính, ở Trung ương có cơ quan Cục DTQG là đơn vị dự
toán cấp II, ở tỉnh, thành phố có DTQG khu vực là đơn vị dự toán cấp II —_
Vai trò quản lý Nhà nước của Chính phủ, Bộ Tài chính trong lĩnh vực
DTQG vẫn được thể hiện rõ, kể cả hai mô hình Khi DTQG trực thuộc Chính
phủ thì quản lý Nhà nước về tài chính vẫn là Bộ Tài chính, được thể hiện trên một số khía cạnh sau :
- Có ý kiến trong công tác thực thi cơ chế tài chính hoặc điều hành trực
tiếp
Trang 35cáo, báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán của hoạt động ên cơ sở đó có hỗ trợ, chỉ đạo kịp thời trong hoạt động của DTQG
- Yêu cầu DTQG báo cáo đột xuất nhằm phục vụ công tác điều hành
tế, xã hội nói chung của Chính phủ và các cơ quan khác
Cục DTQG là cơ quan trực tiếp thực thi các chính sách, quy chế vẻ tài trong hệ thống hoạt động DTQG Ngoài những cơ sở pháp chế của Nhà
c, Bộ Tài chính, Cục DTQG cụ thể bằng các văn bản hướng dẫn để các đơn
.DTQG cấp dưới thực hiện
+ Quản lý vốn mua bán hàng DTQG Vốn của DTQG do Nhà nước cấp,
thuộc sở hữu Nhà nước và phải tuân theo chế độ quản lý vốn của Nhà nước
Vốn của DTQG có vốn mua và bán hàng hoá DTQG
- Vốn mua hàng DTQG do ngân sách bố trí tăng DTQG trong kế hoạch Nhà nước hàng năm do Thủ tướng quyết định Khi cấp vốn thực hiện bằng lệnh chỉ tiền của Bộ trưởng Bộ Tài chính Khi thực hiện xong phải báo cáo quyết toán với Bộ Tài chính
_ Vốn bán hàng DTQG được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng
Chính phù Cục DTQG bến hàng DTQG để luân phiên đổi hàng phải gửi vào
tài khoản mở tại kho bạc Nhà nước
+ Quản lý tài sản của DTQG
“Tài sản của DTQG thuộc sở hữu của Nhà nước và phải tuân thủ theo chế độ quản lý tài sản của Nhà nước hiện hành, nhưng trong hoạt động DTQG thường xuyên phải đổi mới công nghệ bảo quản hàng DTQG, do đó có thể áp
dụng chế độ khấu hao tài sản nhanh, nhằm tạo nguồn đầu tư, đổi mới công
nghệ bảo quản trong hoạt động DTQG
+ Quản lý thu chỉ cho công tác quản lý DTQG
- Quản lý chỉ trong công tác quản lý DTQG thực hiện theo đơn vị dự
toán ngân sách ngân sách, tất cả các khoản thu đều phải nộp vào ngân sách
Nhà nước, các khoản chỉ được chỉ ra từ ngân sách Nhà nước theo dự toán
Trang 36& 26
tiển bán hằng DTQG xuất luân phiên đổi hàng
« Thu tiền bán hàng DTQG dôi thừa
© Thu các khoản phụ phải thu
e Các khoản thu khác trong hoạt động DTQG
* Chỉ phí cho hoạt động DTQG là toàn bộ các khoản chi phát sinh để
duy trì hoạt động DTQG gồm có:
e Các khoản chỉ mua hàng hoá DTQG theo kế hoạch được giao
e Các khoản chỉ phí bảo quản hàng hố DTQG
e Các khoản chỉ xử lý hàng hoá DTQG như : hao hụt, hư hỏng hoặc bị mất
e Các khoản chỉ mang tính chất hành chính e Các khoản chỉ về tài sản của DTQG
s Các khoản chỉ để vận chuyển hàng hoá DTQG cứu hộ, cứu nạn, cứu
đói, viện trợ Quốc tế
s Các khoản chỉ khác
Một trong những yêu cầu giám sát về mặt tài chính là giám sát tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của các khoản thu, khoản chỉ nêu trên Thông thường
các khoản thu, chỉ này, phải được kiểm toán do cơ quan kiểm toán độc lập hoặc do bộ phận kiểm toán của Bộ Tài chính tiến hành
+ Quản lý giá mua, giá bán hàng hoá DTQG
Giá mua, giá bán hàng DTQG được Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định
Quản lý giá tối đa khi mua và giá tối thiểu khi bán, thủ trưởng các đơn vị
DTQG chỉ đạo lấy ý kiến của sở vật giá tài chính địa phương để quyết định giá
mua, giá bán sát giá thị trường theo thời điểm và địa bàn quản lý Quá trình
thực hiện kế hoạch mua, bán, nếu giá cả biến động cao hơn giá giá mua tối đa
và thấp hơn giá bán tối thiểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh giá
Trang 37định giá thực hiện theo Nghị định 170/2003/NĐ-CP ngày
12/2005 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành Pháp lệnh giá
+ Các vấn đẻ về chế độ kế toán, báo cáo quyết toán, kiểm toán, kiểm tra
giám sát về tài chính của hoạt động DTQG
Kế toán DTQG là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp
thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động
một cách có hệ thống các thông tin bằng số liệu để quản lý, giám sát chặt chẽ
có hiệu quả nguồn vốn, nguồn kinh phí, quỹ, và sử dụng các loại vật tư, tài sản,
tình hình chấp hành dự toán thu, chỉ hoạt động và thực hiện các tiêu chuẩn,
định mức của Nhà nước ở các đơn vị DTQG thuộc Bộ Tài chính và các Bộ, các Ngành Đồng thời cung cấp thông tin kinh tế, tài chính cho các đối tượng có sử dung thong tin theo quy định và thực hiện kế toán quản trị, theo yêu cầu quản trị trong nội bộ đơn vị kế toán
Quy định về chế độ kế toán DTQG gồm các nội dung cơ bản:
- Hệ thống chứng từ kế toán: Hệ thống chứng từ kế toán của DTQG
- ngoài những đặc điểm chung của chứng từ kế tốn cịn phải đáp ứng được yêu
roomy
cầu : phù hợp với tính đa dung của hoạt động DTQG, kiểm soát được nội bộ
DTQG, thoả mãn yêu cầu ghi số của đơn vị DTQG, đầy đủ những yếu tố của
chứng từ gốc và chứng từ ghỉ sổ Chứng từ kế toán là khâu phản ánh đầu tiên
nguồn vốn, và sử dụng vốn của DTQG Vì vậy, chứng từ kế toán là căn cứ
pháp lý cho ghi chép sổ sách trong hoạt động DTQG nên chứng từ kế toán
phải được lập một cách trung thực, khách quan, chính xác và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế nhằm bảo vệ an toàn tài sản, cung cấp thông tin nhanh nhậy
và chính xác Ngoài ra do đặc thù của hoạt động DTQG mà khi lập chứng từ
phải sử dụng mẫu chứng từ do DTQG quy định cho từng loại nghiệp vụ
~ Tài khoản kế toán, hệ thống tài khoản kế toán DTQG được quy định áp
dụng riêng cho hoạt động DTQG
Báo cáo kế toán : báo cáo kế toán phải được lập theo đúng mẫu biểu quy
Trang 3828
số liệu và lập các chỉ tiêu trong báo cáo được thực hiện
ø nhất trong các đơn vị DTQG, tạo điều kiện cho công tác tổng hợp, phân tích, kiểm tra và đối chiếu số liệu Các chỉ tiêu trong báo cáo đảm bảo đồng
nhất, có liên quan bổ sung cho nhau một cách hệ thống liên tục, phục vụ cho việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực hiện ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ của DTQG Số liệu phải chính xác, trung thực, khách quan, và
phải là số liệu được tổng hợp từ các số liệu kế toán, sau khi đã kiểm tra, đối chiếu và khoá sổ kế toán Báo cáo phải được lập đúng kỳ hạn, nộp đúng hạn và
gửi báo cáo đây đủ theo từng nơi nhận
+ Mối quan hệ về quản lý tài chính của DTQG với Nhà nước, các đơn vị
DTQG trong ngành, và Cục DTQG đối với các đơn vị cấp dưới
- Trách nhiệm của Cục DTQG và các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục
Các đơn vị dự toán cấp III và các tổng kho lập báo cáo tài chính quý,
năm và nộp cho đơn vị quản lý cấp trên, cơ quan tài chính, kho bạc Nhà nước
nơi đơn vị giao dịch, để phối hợp kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh số liệu kế toán liên quan đến thu, chỉ ngân sách Nhà nước, và hoạt động nghiệp vụ của
đơn vị Cục DTQG có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tài chính quý, năm từ các
đơn vị kế toán cấp II, các đơn vị kế tcán trực thuộc và các đơn vị DTQG thuộc
Bộ, Ngành trực tiếp bảo quản hàng hoá DTQG Moi trường hợp chỉnh lý số
liệu trên báo cáo tài chính phải được tiến hành từ khâu lập chứng từ kế toán ghi
sổ kế toán, đảm bảo phản ánh trung thực mọi hoạt động tài chính của đơn vị
DTQG
~ Trách nhiệm Bộ, Ngành quản lý hàng hoá DTQG
Các đơn vị DTQG thuộc Bộ, Ngành trực tiếp quản lý phải lập báo cáo tài
chính quý, nãm thuộc hoạt động DTQG nộp cho cơ quan cấp trên và Bộ Tài
chính (Cục DTQG)
Các Bộ, Ngành phải tổng hợp báo cáo quý, năm của các đơn vị DTQG
thuộc Bộ, Ngành để quản lý lập báo cáo tổng hợp quyết toán chỉ ngân sách
Trang 39nhiệrÑ'của cơ quan tài chính, cơ quan thuế, co quan kho bạc Nhà Cục DTQG, Kho bạc Nhà nước các cấp, cơ quan tài chính, thuế và các đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp trong việc kiểm tra, đối chiếu, điều
chỉnh, cung cấp và khai thác số liệu kế toán liên quan đến thu chỉ ngân sách
Nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ của đơn vị DTQG
1.3 Một vài mơ hình và kinh nghiệm về hoạt động DTQG trên Thế giới 1.3.1 Một vài mơ hình hoạt động DTQG trên Thế giới
DTQG được ví như một kháng thể đặc biệt của một cơ thể sống, sẵn
sàng đáp ứng tức thì khi cơ thể mất thăng bằng hoặc lâm nguy Vì vậy, mọi
quốc gia trên Thế giới đều có tổ chức DTQG, mỗi quốc gia có một cách tổ
chức khác nhau sẵn sàng đối phó với những bất chắc sẩy ra cho sự an toàn của
quốc gia
+ Indonexia : Hoạt động của DTQG thành một hệ thống tập trung, Uỷ
ban hậu cần quốc gia ( Bulog) là thành viên của Chính phủ Bulog có hệ thống
tổ chức bộ máy từ Trung ương đến địa phương trong toàn quốc, ở tỉnh gọi là
Bulog tỉnh, ở huyện gọi là Subdolog và dưới huyện là các điểm kho
DQG của Indonexia dự trữ lương thực, thực phẩm, kim loại, xăng dầu,
thuốc phòng dịch bệnh, ngoại tệ
Cơ chế hoạt động Bulog được Nhà nước trao quyền cân đối xuất, nhập
khẩu lương thực Hang nam Bulog vẫn nhập khẩu 2 ~3,9 triệu tấn/năm để duy
trì mức lương thực DTQG khoảng 3 triệu tấn, có trên 13kg/người/năm Để duy
trì ổn định giá, chống đầu cơ, Bulog thường vay tiền ngân hàng ứng trước cho
nông dan vay vào thời-kỳ giáp hạt, đến vụ thu hoạch nông dân trả tiền vay
bằng thóc, giá thóc được quy đổi theo sát giá thị trường lúc mua Để đảm bảo
Trang 40"biến động, sẵn sàng mua vào nếu lượng hàng lưu thông lớn và
lượng hàng thiếu hụt đảm bảo bình ổn giá cả trên thị trường
'€0 chế tài chính của Bulog khá linh hoạt, ngoài việc Bulog được phép
` 'ngân hàng ứng trước cho nông dân sản xuất lương thực lúc giáp hạt và thu
bằng lương thực khi đến vụ thu hoạch Bulog còn được phép mua bán tuỳ ý
ể cả số lượng lẫn chất lượng vào những thời điểm thích hợp, làm sao hồn
ành kế hoạch Nhà nước giao và kịp thời can thiệp vào thị trường khi có biến
ộng
Bulog được Nhà nước giao cho DTQG 3 triệu tấn lương thực trong đó một triệu tấn lương thực ( phần dự trữ cứng) lúc nào cũng phải có trong kho,
+ ¿phần còn lại 2 triệu tấn được phép cơ động để đảm bảo cho việc đổi mới hàng
luân phiên và ngân sách Nhà nước không, cấp bù, khi xảy ra mất cân đối cung cầu Bulog phải chịu trách nhiệm điều tiết
£ Cơ chế quản lý giá, Nhà nước quy định mua lương thực của nông dân | Theo giá sàn ( Price floor) để đảm bảo lợi ích cho người nơng dân và bán ra | } theo giá trần ( price ceiling) để đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng
| a + Trung Quốc, có hai cơ quan làm nhiệm vụ DTQG là : Cục Dự trữ vật LỆ tư Quốc gia chuyên dự trữ vẻ xăng dâu, các loại vật tư và Cục Dự trữ lương
t- Quốc gia, chuyên dự trữ : thóc gạo, lúa mì, ngơ, đại mạch, trực thuộc ') Quốc vụ Viện Về lương thực, Trung Quốc có DTQG 130 triệu tấn đủ ăn cho dan trong cả nước 3 tháng Nguồn nhập chủ yếu từ thuế nơng nghiệp Để duy trì lượng lương thực dự trữ, Nhà nước thu mua khoảng 3/4 lượng lương thực đưa ra thị trường với mức giá thấp hơn thị trường tự đo [301 trang 197 -198]
Hệ thống quản lý lương thực DTQG của Trung Quốc được xây dựng
theo mơ hình dự trữ địa phương ( tỉnh, thành phố) và dự trữ Trung ương Cục
Quản lý dự trữ về lương thực Trung ương có các chỉ cục dự trữ, mỗi chỉ cục có
địa bàn hoạt động ở một tỉnh hay một số tỉnh, trực thuộc chỉ cục là các tổng
kho dự trữ, thường thì mỗi tỉnh có một tổng kho dự trữ