TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN HOÀNG KHÔN HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NGUỒN LỢI CÁ NGỰA HIPPOCAMPUS Ở PHÚ QUỐC – KIÊN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SINH HỌC BIỂN Cần
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
NGUYỄN HOÀNG KHÔN
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NGUỒN LỢI CÁ NGỰA
(HIPPOCAMPUS) Ở PHÚ QUỐC – KIÊN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SINH HỌC BIỂN
Cần Thơ, 2011
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
NGUYỄN HOÀNG KHÔN
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NGUỒN LỢI CÁ NGỰA
( HIPPOCAMPUS ) Ở PHÚ QUỐC – KIÊN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SINH HỌC BIỂN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGs.TS VŨ NGỌT ÚT
Cần Thơ ,2010
Trang 3CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ đã cung cấp những kiến thức bổ ích trong thời gian học tại trường.Xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Vũ Ngọc Út đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị tại phòng Kinh tế huyện Phú Quốc- Kiên Giang, đặc biệt là chị Liên và gia đình anh Hồ Văn Oanh ở xã Hàm Ninh đã nhiệt tình giúp đỡ trong thời gian thu số liệu tại Phú Quốc
Sau cùng tôi xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này
Trang 4DANH SÁCH HÌNH
Tran
g
Hình 2.1 Cá ngựa Hippocampus kuda 3
Hình 2.2 Bản đồ Phú Quốc 5
Hình 4.1 Tỉ lệ khai thác cá ngựa ở từng khu vực 11
Hình 4.2 Tàu chuyên khai thác cá ngựa 12
Hình 4.3 Lưới cào cá ngựa 12
Hình 4.4 Cá ngựa đen ( Hippocampus kuda) 12
Hình 4.5 Cá ngựa gai ( Hippocampus histrix) 12
Hình 4.6 Cá ngựa ba chấm ( Hippocampus tricumalatus) 13
Hình 4.7 Cá ngựa mõm ngắn ( Hippocampus mohnikei) 13
Hình 4.8 Các hình thức tiêu thụ cá ngựa 14
Hình 4.9 Năng suất khai thác hàng tháng tại tàu 16
Hình 4.10 Xu hướng về thành phần loài 17
Hình 4.11 Xu hướng về kích thước 17
Hình 4.12 Xu hướng về sản lượng khai thác cá ngựa 17
Hình 4.13 Xu hướng về thu nhập 18
Hình 4.14 Xu hướng phát triển nghề khai thác cá ngựa 18
Trang 5DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Kích thước cá ngựa khai thác
13 Bảng 4.2 Sự khác biệt về kích thước giữa hai nhóm cá ngựa khai thác chính 14Bảng 4.3 Giá bán cá ngựa theo đối tượng thu mua tại thời điểm khảo sát 15 Bảng 4.4 Số ngày, tỉ lệ đực cái và khối lượng trung bình cá ngựa thu tại tàu 16
Trang 6MỤC LỤC
Chương I ĐẶT VẤN ĐỀ 7
1.1 Giới thiệu 7
1.2 Mục tiêu đề tài 8
1.3 Nội dung đề tài 8
1.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 8
Chương I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 9
2.1 Đặc điểm cá ngựa: 9
2.1.1 Phân loại và phân bố: Error! Bookmark not defined 2.1.2 Đặc điểm sinh học: 10
2.1.2.1 Hình thái : 10
2.1.2.2 Tập tính sống : 10
2.1.2.3 Tính ăn : 10
2.1.2.4 Sinh sản : 10
2.2 Đặc điểm đảo Phú Quốc : Error! Bookmark not defined 2.3 Tình hình khai thác cá ngựa ở một só nước trên thế giới và Việt Nam :11 2.3.1 Khai thác cá ngựa ở Ấn Độ: 12
2.3.2 Khai thác cá ngựa ở Philippin: 12
2.3.3 Khai thác cá ngựa ở Thái Lan: 12
2.3.4.Khai thác cá ngựa ở Việt Nam: 12
Chương III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1 Vật liệu 16
3.2 Phương pháp nghiên cứu 16
3.2.1 Thu thập số liệu Error! Bookmark not defined 3.2.1.1 Số liệu thứ cấp Error! Bookmark not defined 3.2.1.2 Số liệu sơ cấp Error! Bookmark not defined 3.2.2 Xử lý số liệu 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
PHỤ LỤC 30
Trang 7Chương I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu
Cá ngựa (giống Hippocampus) được dùng cho nhiều mục đích như: làm
thuốc, cá cảnh và thức ăn bổ dưỡng Đặc biệt đây là loại dược liệu truyền thống của nhiều nước khu vực châu Á như: Trung Quốc, Philippin, Ấn Độ, Việt Nam, Trên thế giới cá ngựa phân bố chủ yếu vùng biển Caribe, vịnh Mêxico, vùng Ấn Độ Dương và đặc biệt tập trung nhiều ở khu vực Đông và Đông Nam Á Một số nước tiêu thụ và xuất khẩu cá ngựa (hải mã) lớn như Trung Quốc, Thái Lan, Mexico, Ấn Độ, Indonexia, Hongkong, Đài Loan,Việt Nam, Cá ngựa được khai thác trực tiếp hoặc gián tiếp trên toàn thế giới, từ việc khai thác quy mô nhỏ bằng những tàu nhỏ của hộ gia đình đến những tàu kéo tôm thương mại
Việt Nam là một trong năm nước dẫn đầu về việc xuất khẩu cá ngựa trên thế
giới Các loài cá ngựa phân bố ở Việt Nam như Hippocampus comes;
H.histrix; H.kuda; H.spinosissimus; H trimaculatus Khai thác cá ngựa
như nghề khai thác truyền thống ở nhiều địa phương của nước ta Khu vực khai thác chủ yếu miền duyên hải Nam Trung bộ và Nam bộ từ Bình Định trở vào Bà Rịa- Vũng Tàu và Kiên Giang ở biển Tây Trong đó khu vực Kiên Giang có sản lượng khai thác cao nhất với đội tàu khoảng 2.799 chiếc, tổng sản lượng khai thác là 5.962 cá ngựa/ngày, đạt sản lượng khoảng ba tấn khô
vào năm 1995 (Amada Vicent,1996) Hầu hết sản phẩm cá ngựa được bán tươi
hoặc khô hay làm cá cảnh Thị trường tiêu thụ chính ở nước ta là Tp.Hồ Chí Minh, Hà Nội Ngoài ra, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cá ngựa lớn nhất của Việt Nam Nhu cầu về cá ngựa trên thị trường thế giới ngày càng tăng và
đó cũng chính là nguyên nhân làm cho việc khai thác loài này tăng mạnh theo, làm cho nguồn lợi cá ngựa ở nước ta ngày càng giảm mạnh và đặc biệt là Kiên Giang Vì thế việc khảo sát nguồn lợi cá ngựa ở đây là một vấn đề cần thiết không chỉ về mặt nghiên cứu khoa học mà còn cả trong việc quản lý khai thác nguồn lợi một cách hợp lý nhất Hiện nay nhiều loài cá ngựa ở nước ta đã
được IUCN liệt vào danh sách đỏ ở mức báo động cao như: Hippcampus
comes; H.kuda; H.spinosissimus; H.trimaculatus Đó là lí do thực hiện đề tài
“HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NGUỒN LỢI CÁ NGỰA (HIPPOCAMPUS) Ở PHÚ QUỐC”
Trang 81.2 Mục tiêu đề tài
Đánh giá hiện trạng khai thác cá ngựa ở Phú Quốc làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lý khai thác và hướng tới bảo tồn nguồn lợi cá ngựa
1.3 Nội dung đề tài
- Điều tra tình hình đánh bắt cá ngựa ở một số địa bàn khai thác chính ở Phú Quốc
- Theo dõi trực tiếp sản lượng khai thác cá ngựa ở một số ngư dân theo thời gian trong năm
1.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm : xã Bãi Thơm, xã Hàm Ninh, xã Gành Dầu và thị trấn An Thới ( huyện Phú Quốc – tỉnh Kiên Giang)
- Thời gian : kéo dài 6 tháng từ tháng 12- 2010 đến tháng 5-2011
Trang 9Chương II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Thành phần loài và phân bố cá ngựa
2.1.1 Vị trí phân loại
Theo Lourie (2004) giống cá ngựa
Hippocampus có vị trí phân loại như sau:
Trên thế giới có khoảng 33 loài cá ngựa được ghi nhận, trong đó Việt Nam có
7 loài (Louire et al, 2004) Chúng phân bố cả khu vực ôn đới và các vùng biển
nhiệt đới từ 500
vĩ độ bắc đến 500 vĩ độ nam Chúng thường sống trong rạn san
hô, tảo biển lớn, cỏ biển, và rừng ngập mặn, một số thích sống ở nền đáy cát hoặc có nhiều bùn Ngoài ra, cũng xuất hiện ở vùng cửa sông, đầm phá Cá ngựa thường phân bố ở mật độ thấp Môi trường sống của cá ngựa dễ bị ảnh hưởng bởi hoạt động của con người mà chủ yếu là việc phát triển du lịch và các hoạt động khai thác hủy diệt làm cho môi trường sống của chúng ngày càng bị phá hủy nghiêm trọng (Lourie, 2004)
Theo Ngô Trọng Lư và Nguyễn Kim Độ (2007) một số loài cá ngựa phân bố ở Việt Nam bao gồm:
- Cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) sống nơi bùn cát, rong lá
hẹ và rong cánh quạt, chủ yếu ở cửa sông sâu 0,5-2 m Chiều dài cá 80-160
mm, ở vùng Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Hà Tiên (Kiên Giang) Màu đen hoặc nâu, đôi khi có màu vàng Mùa vụ sinh sản tháng 4, 5, 9,10 và
12 Kích thước tham gia sinh sản lần đầu, con đực 90 mm, con cái 100 mm Sức sinh sản tuyệt đối là 2.415- 27.436 Khả năng đẻ con từ 271- 1.405 con, trung bình 889 con
Trang 10- Cá ngựa ba chấm (H trimaculatus Leech) sống ở đáy bùn cát, rạn san hô
Phân bố từ Quảng Nam đến Kiên Giang Màu trắng ở con cái, màu nâu ở con đực, có 3 chấm ở trên thân Mùa đẻ rộ tháng 3, 4, 5 và 10 Ở Bình Thuận, cỡ tham gia đẻ lần đầu cá đực 100-109 mm, cá cái 110-119 mm Sức sinh sản tuyệt đối 7.247-92.734
- Cá ngựa gai (H spinosissimus) sống ở đáy cát bùn, rạn san hô Chiều dài cá
70-170 mm Phân bố ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, từ Khánh Hòa đến Kiên Giang Đặc điểm màu vàng trắng hoặc nâu, đôi khi có đốm đen trên thân Thân và có nhiều gai nhọn Kích thước tham gia sinh sản lần đầu, con đực 140-170 mm, con cái 100-109 mm
- Cá ngựa gai dài (H histrix) Chiều dài cá 80-140 mm, ở đáy cát bùn, rạn đá
và san hô Cá có màu trắng đôi khi có màu vàng Thân và đuôi có nhiều gai nhọn Mùa đẻ rộ ở Bình Thuận từ tháng 5 đến tháng 11
- Cá ngựa thân trắng (H kellogi) Lớn nhất trong nhóm cá ngựa, chiều dài cá
30cm, sống ở nơi cát bùn, rạn đá và san hô Phân bố từ Đà Nẵng, Khánh Hòa đến Vũng Tàu Cá có màu trắng, không có gai nhọn, có giá trị cao
- Cá ngựa mõm ngắn (H.mohnikei) Chiều dài cá 50-70 mm Sống ở nơi bùn
cát, chà rào, rong lá hẹ và rong cánh quạt, ở cửa sông sâu 0,5-2 m Phân bố ở Quảng Trị, Khánh Hòa
Cá ngựa chỉ ăn sinh vật sống có kích thước phù hợp với cỡ miệng và con mồi
di chuyển chậm Nên thức ăn của cá ngựa chủ yếu là Copepoda, tôm nhỏ cỡ 200-300m
2.2.4 Sinh sản
Ở cá ngựa, con cái đẻ trứng và con đực ấp trứng Cá ngựa thành thục sau bốn tháng đến một năm tùy loài, và kích thước thành thục cũng khác nhau giữa các
Trang 11loài Mùa vụ sinh sản khác nhau phụ thuộc vào sự phân bố của cá ngựa ở các vùng vĩ độ khác nhau Ở vùng biển nhiệt đới thì thời gian sinh sản kéo dài hơn
ở vùng ôn đới Ngoài ra mùa sinh sản cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt, chu kỳ trăng
Ngoài ra theo Ngô Trọng Lư và Nguyễn Kim Độ ở Việt Nam hầu hết các loài
cá ngựa đều có mùa đẻ kéo dài quanh năm Cá ngựa đen đẻ rộ vào tháng 4-12
ở Bình Thuận, cá ngựa gai đẻ rộ vào tháng 5-11, cá ba chấm đẻ vào tháng
3-10 Trong tự nhiên cá thường đẻ ở độ sâu 1,3 m, cá đẻ ở môi trường chất đáy,
vỏ sò, rong lá hẹ (Thalassia sp), ở nhiệt độ 27oC, độ mặn 30%o lúc triều lên
Cá ngựa đen đực tham gia đẻ ở cỡ chiều dài 145 mm, nặng 12g, cá cái cỡ 150
mm nặng 13,2g đẻ được 150-220 con, còn ở cá ngựa gai con đực cỡ 140-170
mm, con cái 100-109 mm
Tập tính chuyển trứng và đẻ con: Khi buồng trứng đạt đến giai đoạn chín muồi sinh dục thì cá cái chuyển trứng sang túi ấp của con đực Đây là đặc trưng của loài cá ngựa, khi con đực, cái gặp nhau, con đực uốn mình theo trục cơ thể sát vào con cái, thân cá đực chuyển sang màu, cá cái thân trắng có màu đen Con đực đổi màu uốn cong cơ thể để mở túi ấp nhanh liên tục, giúp cho túi ấp co thắt, lỗ huyệt mở rộng từng đợt có con phóng ra ngoài Trong khi đẻ cá di chuyển hoặc đứng yên dùng đuôi bám vào vật bám, thường ban đêm chỉ đẻ từ 3-5 đến 20-30 con, rồi nghỉ 24 giờ rồi lại đẻ tiếp, thời gian đẻ khoảng 1 ngày đêm, có khi chỉ 2-3 giờ Số lượng cá con mỗi đợt đẻ khoảng 271-1405 con Trứng phân cắt và quá trình phát triển phôi diễn ra trong túi ấp của con đực Trứng thụ tinh trục dài nhất 2,9 mm (chưa thụ tinh trục dài 1,62-1,9 mm) Thời gian phát triển phôi diễn ra trong 8 ngày đêm thực tế là 9-10 ngày Thời gian ấp của cá ngựa đen đực có khi đến 40-60 ngày, cá ba chấm 11-19 ngày
Cá con mới đẻ ra hình ngoài khá giống cá trưởng thành có khả năng bơi lội và bắt mồi ngay ngày đầu, đặc biệt chúng có hướng quang rất mạnh Môi trường
đẻ ở nhiệt độ 25-28oC, độ mặn 20-31%o
2.3 Tình hình khai thác cá ngựa trên thế giới và Việt Nam
Cá ngựa là đối tượng khai thác lâu đời ở nhiều nước khu vực Đông và Đông Nam Á Sản lượng khai thác tăng liên tục từ thập niên 80 cho đến nay và sản lượng cá ngựa tự nhiên đang có xu hướng giảm dẫn Việc nghiên cứu tìm hiểu
về đặc tính cá ngựa trở nên cấp thiết cho việc khai thác hợp lý và bảo vệ loài này Theo khảo sát của Vicent năm (1996) tình hình khai thác cá ngựa ở một
số nước cụ thể như sau :
Trang 122.3.1 Khai thác cá ngựa ở Ấn Độ
Ở Ấn Độ, cá ngựa được đánh bắt chủ yếu ở miền Nam, Tamil Nadu (phía đông), và Kerala (phía tây), tập trung ở Ramnad, vịnh Palk Có những đội tàu chuyên khai thác cá ngựa và không chuyên Phương tiện đánh bắt là tàu dài từ 11-12 m hoạt động trên biển khoảng 12-14 giờ một ngày Phần lớn là khai thác vào ban đêm Hầu hết các sản phẩm cá ngựa khô ở Ấn Độ được xuất khẩu sang Singapor và Malaysia Sản lượng ở các đội tàu chuyên đánh bắt ở Tamil Nadu là 3.040 kg (1,2 triệu con, 400 con/kg) và số cá ngựa đánh bắt ở một số tàu khai thác cá khác là 300kg (240.000-300.000 con) Ở Kerala 350 kg (35.000 con) Tổng cá ngựa khô được buôn bán là 3600kg (1.500.000 con) (Vicent, 1996) Giá bán cá ngựa là 62-118 USD/kg cá ngựa khô Tổng giá trị
xuất khẩu là 24.932 USD/tháng (Marichamy et al, 1993, Amada Vicent,
1996)
2.3.2 Khai thác cá ngựa ở Philippines
Hoạt động khai thác cá ngựa tập trung quanh khu vực Cebu bao gồm Bohol và Negros, và khu vực quanh Zamboanga bao gồm Jolo và Tawi Đảo Busuanga cung cấp nguồn cá ngựa sống trong khi Bohol và Jolo chuyên cung cấp nguồn
cá ngựa khô dùng cho chế biến dược liệu truyền thống TCM Cá ngựa được bắt bằng tay hoặc là đánh bắt bằng lưới Sản lượng xuất khẩu cá ngựa ở Philippin năm 1993 là 3,6 tấn Trong đó, 120kg từ Puerto Princesa, 3.200 kg
từ Cebu và 300 kg từ Zamboanga (Vicent, 1996) Sản lượng năm 1994 là 2.458 kg từ Cebu và Zamboanga Năm 1995, có khoảng 300- 450 con/kg thì ước tính sản lượng cá ngựa xuất khẩu ở Philippin khoảng 765.400 – 1.136.900 con Như vậy liên tục qua ba năm sản lượng cá ngựa giảm đáng kể Xu hướng chung còn giảm trong thời gian tới
2.3.3 Khai thác cá ngựa ở Thái Lan
Theo ghi nhận thì năm 1989 ở Thái Lan xuất khẩu khoảng 15 tấn cá ngựa (4,5 triệu con) Nhưng những năm sau liên tục giảm: Năm 1900 là 5,967 tấn bán sang Trung Quốc và 4,046 tấn bán sang Đài Loan Năm 1991 là 4,268 tấn bán sang Trung Quốc và 4,703 tấn sang Đài Loan Năm 1994 có 8,069 tấn được xuất bán (Vicent, 1996)
2.3.4.Khai thác cá ngựa ở Việt Nam
Hơn một nữa sản lượng cá ngựa ở Việt Nam được đánh bắt ở vùng biển Kiên Giang, tập trung quanh đảo Phú Quốc Ngoài ra một số nơi khai thác cá ngựa khác ở nước ta như Khánh Hòa, Bình Thuận, Số lượng tàu khai thác tương đối nhiều có khoảng 640 tàu ở Khánh Hòa, 623 tàu ở Bình Thuận và 2.799 tàu
Trang 13ở Kiên Giang (Vicent, 1996) Sản lượng khai thác năm 1995 khoảng 5 tấn (1.750.000 con), trong đó có khoảng 4.700 – 4.800 kg được xuất bán sang
Trung Quốc (Vicent, 1996)
2.4 Một số nghiên cứu về cá ngựa ở Việt Nam và trên thế giới
Những nghiên cứu đầu tiên về cá ngựa được Vincent thực hiện từ những thập niên 80 của thế kỉ 20 tại đại học Cambridge Tác giả cũng là người đầu tiên
nghiên cứu về tập tính bắt cặp sinh sản của cá ngựa Năm 1996, Project Seahorse (tổ chức nghiên cứu và bảo tồn cá ngựa) ra đời và Dr Vicent là một
trong thành viên đầu tiên sáng lập ra tổ chức này Hiện nay, tổ chức này có mặt ở nhiều nước trên thế giới như: Canada, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ, Sri Lanka, Anh, Australia, Hongkong, Nam Phi, Việt Nam
Tháng 5-2004 việc buôn bán cá ngựa phải tuân thủ theo công ước quốc tế về
buôn bán động thực vật hoang dã nguy cấp (gọi tắt là CITES (the Convention
on International Trade in Endangered Species of Flora and Fauna))
Năm 2006, IUCN đã xếp 7 loài cá ngựa vào sách đỏ ở tình trạng đe dọa, sắp bị nguy cấp Trong đó Việt Nam có 4 loài
Một số nghiên cứu về cá ngựa thực hiện trong những năm gần đây như : năm
1996 Amada Vicent công bố nghiên cứu về việc buôn bán cá ngựa ở các nước như Ấn Độ, Thái Lan, Indonexia, Việt Nam, Trung Quốc, Hongkong, Philippines, Đài Loan, Singapor
Năm 1999, Lourie lần đầu tiên đưa ra tài liệu phân loại cá ngựa tương đối
hoàn chỉnh và nó được bổ sung năm 2004 với tựa đề “A Guide to the Identification of Seahorse”
Năm 2004, Vicent và Foster nghiên cứu về chu kỳ sống và đặc điểm về sinh thái của cá ngựa ứng dụng cho việc bảo tồn và quản lý nguồn lợi cá ngựa Cùng năm, Martin-Smith đưa ra 11 biện pháp quản lý nghề khai thác cá ngựa
ở Philippines như : quy định về kích thước khai thác, mùa vụ khai thác, quy định về việc mua bán cá ngựa, tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu về đặc điểm sinh học và tình hình kinh tế xã hội để giúp các hộ ngư dân vừa khai thác vừa bảo tồn được nguồn lợi cá ngựa
Năm 2008, phát hiện ra 3 loài cá ngựa mới ở Indonexia Hippocampus pontohi
và H severnsi ở đảo Bunaken và loài H satomiae ở đảo Derawan (Lourie &
Kuiter)
Ở Việt Nam các nghiên cứu về cá ngựa được thực hiện ở Viện Hải Dương học Nha Trang Năm 2006, Đỗ Hữu Hoàng và Trương Sỹ Kỳ thuộc Viện Hải Dương học đã phối hợp với tổ chức Project Seahorse, tiến hành khảo sát việc
Trang 14khai thác cá ngựa ở miền Trung Việt Nam và tình hình đánh bắt cũng như việc mua bán cá ngựa ở Việt Nam
2.5 Đặc điểm đảo Phú Quốc
Đảo Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, phía tây nam của Việt Nam, Phú Quốc trải dài từ vĩ độ: 9°53′ đến 10°28′ độ vĩ bắc và kinh độ: 103°49′ đến 104°05′ độ kinh đông
Vùng biển Phú Quốc có 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất
có diện tích 567 km² (56.700 ha), dài 49 km, nơi rộng nhất (ở phía bắc đảo) 25
km, nơi hẹp nhất (ở phía nam đảo) 3 km Điểm cao nhất tới 603 m (núi Chúa) Địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ bắc xuống nam với 99 ngọn núi đồi Phần các vùng biển quanh đảo nông có độ sâu chưa đến 10 m Tuy nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía nam của đảo Phú Quốc bởi một eo biển cóđộ sâu tới hơn 60 m
Phú Quốc là một trong những khu bảo tồn biển của Việt Nam với diện tích mặt nước của Khu bảo tồn biển là 26.863,17 ha, trong đó vùng bảo vệ nghiêm ngặt 2.952,45 ha, vùng phục hồi sinh thái rộng 13.592,95 ha và vùng phát triển 10.317,77 ha Ở Bắc đảo là vùng thảm cỏ biển rộng lớn thuộc 2 xã Hàm Ninh
và Bãi Thơm, phía Nam đảo có những rạn san hô nằm quanh các hòn của quần đảo An Thới thuộc xã Hòn Thơm, huyện Phú Quốc
Vùng biển Phú Quốc được đánh giá là ngư trường giàu có với tổng trữ lượng
cá phân bố ước đạt khoảng 464 nghìn tấn Trong đó trữ lượng cá nổi chiếm khoảng 51% (239 nghìn tấn), cá đáy và cá rạn san hô chiếm khoảng 49% (225 nghìn tấn) Ngoài nhóm cá, vùng biển Phú Quốc còn chứa đựng nhiều nhóm hải sản có giá trị khác như tôm, mực, ghẹ, ốc nhảy, trai ngọc, sò huyết, sò lông, nghêu lụa, bạch tuộc, hải sâm, cá ngựa…, hàng năm được khai thác với sản lượng lớn, tạo nguồn thu nhập và công ăn việc làm cho người dân trên đảo
và khu vực lân cận Những đối tượng hải sản này thường được khai thác ở vùng ven các đảo, trong các rạn san hô, thảm cỏ biển và vùng nước lân cận Ngoài ra, Phú Quốc cũng được xem là một trong những nơi có mức độ đa dạng sinh học cao với hệ sinh thái san hô và thảm cỏ biển phong phú :Hệ sinh thái rạn san hô: Qua ghi nhận có 252 loài thuộc 49 giống và 14 họ san hô cứng, 19 loài san hô mềm với tổng diện tích là 473,9 ha, phân bố chủ yếu tập trung quanh các đảo ở phía Nam quần đảo An Thới với diện tích 362,2 ha (chiếm 76% tổng diện tích) Hệ sinh thái thảm cỏ biển: Phú Quốc là một trong hai địa phương tại Việt Nam có sự phân bố của cỏ biển Tại đây ghi nhận có
09 loài cỏ biển, phân bố ở phía Đông đảo và một ít ở Bắc và Nam đảo với tổng
Trang 15diện tích 10.600 ha (Cổng thông tin điện tử tỉnh Kiên Giang
www.kiengiang.gov.vn)
Trang 16Chương III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1 Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu được thực hiện tại bốn địa điểm của đảo Phú Quốc là :
xã Hàm Ninh, xã Bãi Thơm, xã Gành Dầu và thị trấn An Thới (Hình 3.1)
3.1.2 Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu được thực hiện trong 6 tháng từ tháng 12-2010 đến tháng 5-2011
3.2 Vật liệu
- Biễu mẫu phóng vấn ( xem Phụ lục 1)
- Giấy, bút ghi chép, sổ theo dõi hàng tháng
- Một số dụng cụ cân đo mẫu tươi : thước kẹp, cân tiểu li
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Phỏng vấn trực tiếp ngư dân
Hình 3.1Bản đồ Phú Quốc
Trang 17Phỏng vấn trực tiếp 29 hộ đánh bắt cá ngựa tại 2 địa điểm Hàm Ninh, Bãi Thơm nơi khai thác cá ngựa chủ yếu của Phú Quốc và xã Gành Dầu, thị trấn
Theo dõi số lượng khai thác theo thời gian
Có 2 hộ được chọn và hợp tác ghi lại số lượng cá ngựa khai thác mỗi ngày trong sổ ghi chép được cấp phát
Sổ ghi chép (Xem Phụ lục 2) bao gồm các thông tin :
- Ngày tháng đánh bắt
- Thời gian đánh bắt
- Số lượng đánh bắt : cá đực, cá cái
- Loài đánh bắt được và loài chiếm ưu thế
Thu mẫu cá ngựa trực tiếp tại tàu khai thác Số lượng khoảng 5- 10 mẫu Xác định các chỉ tiêu sinh học như : loài, chiều dài, khối lượng, tỉ lệ đực cái
Số liệu thu định kì mỗi tháng 1 lần
3.4 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng chương trình Excel nhập và xử lý số liệu