Tuy nhiên, trên thực tế thì hiện nay môi trường sống của con người đang bị đe dọa bởi nhiều thảm họa như : môi trường không khí ô nhiễm , môi trường sống của con người ngày càng kém chất
Trang 1Mục lục
Lời nói đầu… 2
I ĐẶT VẤN ĐỀ……….3
II GIỚI THIỆU CHUNG……… 4
III CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN……….5
IV TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ Ô NHIỄM VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA SÔNG AN CỰU ……….……….… 6
1 Sự ô nhiễm nguồn nước……….………6
2 Chất thải rắn……….……… 8
3 Sinh cảnh……….……….10
V HẬU QUẢ ……… ……….13
1 Sinh vật nước: ………13
2 Đất……… …13
3 Không khí………13
4.Vi khuẩn trong nước thải:……….…………13
5 Ảnh hưởng đến đời sống:……….………… 14
VI.GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ CẢI TẠO DÒNG SÔNG………… 14
V Kết luận và kiến nghị……… ………… 17
Tài liệu tham khảo……… ……18
Lời nói đầu
Cùng với các vấn đề như biến đổi khí hậu, nghèo đói, suy thoái của nền kinh tế thì vấn đề ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm sông ngòi hiện nay là bài toán nan giải mang tính cấp bách của toàn nhân loại, đặc biệt là các nước đang
Trang 2phát triển trong đó có Việt Nam Tình trạng ô nhiễm sông ngòi đang ngày càng gia tăng ở các thành phố lớn của Việt Nam, trong đó Thừa Thiên Huế là một điển hình
Thừa Thiên
Huế có hệ thống sông
ngòi phong phú và
phân bố khá dày đặc
Sông An Cựu là một
nhánh của sông đào
nhận nước chính từ
sông Hương đổ vào
chảy qua phía Nam
thành phố Huế Qua
các làng Phú Xuân,
Dương Xuân, An Cựu,
Dương Thẩm, Thanh
Thủy, Lang Xá, Lợi Nông Là con sông chảy qua địa phận thành phố Huế nên
có ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân
Trong thời gian gần đây, mỗi khi đi dọc hai bên bờ sông người ta dễ dàng nhận thấy dòng sông đã và đang bị ô nhiễm nặng nề Nước sông đổi màu, bốc mùi hôi thối, rác nối lềnh bềnh trên một đọan dài Dòng sông đã mặc nhiên trở thành cái “túi” đựng rác thải của nhiều hộ dân sinh sống tại đây
Tình trạng trên cũng diễn ra tương tự tại chợ An Cựu Là một trong những chợ đầu mối của thành phố nhưng ý thức bảo vệ môi trường của các tiểu thương rất kém Nước thải từ những hàng thực phẩm cộng với một lượng lớn rác không tiêu hủy được như chai nhựa, nilon tất cả đều theo một cống thoát nước đổ ra sông Không chỉ có rác và nước thải, một lượng lớn cỏ dại
và bèo cũng đang phát triển mạnh dọc các bờ kè Do mực nước xuống thấp, dòng chảy bị thu hẹp, ở một số nơi, lòng sông bị lộ thiên tạo điều kiện cho cỏ dại phát triển Bên cạnh đó, một số người dân còn tận dụng mặt đất trên sông
để trồng rau Tình trạng này cũng đã “góp phần” làm cho sông An Cựu thêm phần ô nhiễm vì dòng chảy bị hạn chế, khả năng tự làm sạch cũng mất đi
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Với công cuộc đổi mới của đất nước, nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu cuộc sống của con người cũng ngày càng nâng cao hơn Tiêu biểu như phải có thức ăn ngon, chất lượng môi trường sinh hoạt phải thỏai
Trang 3mái,trong sạch Tuy nhiên, trên thực tế thì hiện nay môi trường sống của con người đang bị đe dọa bởi nhiều thảm họa như : môi trường không khí ô nhiễm , môi trường sống của con người ngày càng kém chất lượng… Trong đó rác thải trong thời đại phát triển vẫn là vấn đề nan giải, đất nước càng phát triển rác càng thêm đa dạng về chủng loại, thành phần, số lượng Hòa mình chung trong hoàn cảnh môi trường của đất nước, Thừa Thiên Huế nói chung và ven sông An Cựu nói riêng cũng đang đau đầu về vấn đề ô nhiễm rác thải
Trong thời gian gần đây, chất lượng môi trường nước sông An Cựu chảy qua địa phận thành phố Huế đang có hướng giảm sút, có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ hữu cơ do đây là nơi trực tiếp nhận nguồn nước thải và từ các hoạt động thương mại, sản xuất, sinh hoạt của người dân Trên địa bàn Thừa Thiên Huế, hệ thống thu gom rác chưa đồng bộ, đặc biệt là một số xã ven sông chưa có hệ thống thu gom dẫn đến tình trạng rác tràn ngập sông và dâng đầy các con kênh rạc Hoặc có hệ thống thu gom nhưng phương tiện vẫn còn quá thô sơ, dẫn đến công tác thu gom không đạt hiệu quả
Không chỉ rác và nước thải, một lượng lớn cỏ dại và bèo cũng đang phát triển mạnh dọc các bờ kè Do mực nước xuống thấp, dòng chảy bị thu hẹp, ở một số nơi lòng sông bị lộ thiên tạo điều kiện cho cỏ dại phát triển Bên cạnh đó một số người dân còn tận dụng mặt đất trên sông để trồng rau Tình trạng này cũng đã góp phần làm cho sông An Cựu thêm phần ô nhiễm, khả năng tự làm sạch cũng mất đi
Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống con người càng nâng cao thì đòi hỏi cái gì cũng phải cải tiến, giải pháp mới cho việc bảo vệ môi trường vùng ven sông An Cựu Như vậy, nhằm tạo ra một cảnh quan tươi đẹp, một môi trường trong sạch và bảo vệ sức khỏe cho mọi người, nhóm chúng em đã
chọn đề tài: “Điều tra nguyên nhân gây ô nhiễm và giải pháp cho dòng sông An Cựu” để làm đề tài nghiên cứu.
II GIỚI THIỆU CHUNG
Sông An cựu là con sông đào dài nhất nhưng về bề ngang thì chỉ bằng 1/15 của sông Hương Cửa sông bắt đầu từ bờ nam của sông Hương ngay điểm cuối cùng của mũi phía đông của Cồn Dã Viên ở tọa
độ16`33’33.82” vĩ bắc Theo ghi chép của những nhà nghiên cứu văn hoá
Trang 4Huế, địa danh “An Cựu” là tên một con sông nhỏ, chi lưu của sông Hương, ở phía Nam kinh thành Huế Năm 1814, sau khi khảo sát tình hình, vua Gia Long đã cho khơi đào thêm sông An Cựu và cho đắp đập Thần Phủ ở phía dưới để lấy nước tưới tiêu, rửa mặn cho những cánh đồng ở khu vực huyện Hương Thuỷ Năm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi, đổi tên thành sông Lợi Nông Đến năm 1835, khi vua cho đúc Cửu Đỉnh thì hình ảnh và tên sông đã được khắc vào Chương Đỉnh Từ khi các vua Nguyễn lên ngôi, chọn Phú Xuân làm kinh đô, 2 bên bờ sông An Cựu đã là nơi tập trung dinh thự, nhà vườn của nhiều quan lại, quý tộc đương thời (như: Phủ Miêu Thẩm Tùng Thiện Vương, nhà vườn Lạc Tịnh, cungAn Định )
Sông An Cựu có hiện tượng kì lạ là “nắng đục, mưa trong” Trong dân gian xưa lưu truyền rằng: Khi vua Gia Long thuận theo ý nguyện nhân dân, cho khơi đào dòng sông An Cựu đã đào đúng phải hang của một con thuồng luồng khổng lồ vốn ẩn mình nhiều năm dưới sông Hương Mùa hè trời nóng nực, con thuồng luồng trở mình dữ tợn và làm khuấy đục phù sa con sông An Cựu, đến mùa mưa, trời dịu mát thì nó không trở mình nữa nên dòng sông trở nên trong vắt
Đến nay, cũng nhiều người lý giải là do sông An Cựu vốn là một chi lưu của dòng Hương Dòng sông vốn cạn nên khi vào mùa hè thì nó quyện màu vàng đục của những lớp phù sa phía dưới đáy sông Vào mùa mưa, nước dâng cao, dòng chảy mạnh nên nước sông trở lại trong xanh
Đẹp và có ý nghĩa lịch sử như vậy, nhưng đến nay, mùa hè hay mùa mưa, dòng sông chỉ còn là một màu nước đen ngòm, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc do tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng Mỗi ngày trên sông An Cựu có hàng chục tấn rác thải được “tấp xuống” Dòng nước trong xanh thời nào đã đi vào văn chương giờ đây là một màu đen ố, vẩn đục
Sông An Cựu xưa và nay
III KHÁI NIỆM CƠ BẢN.
Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công
Trang 5nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ
lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại
kể cả xác chết của chúng
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vào môi trường nước
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý
DO là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các
sinh vật nước (cá, lưỡng thê, thuỷ sinh, côn trùng v.v ) thường được tạo ra do
sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm, và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt
độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo và v.v Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thuỷ vực
COD (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) là lượng
oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ
và hữu cơ Như vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật Toàn bộ lượng oxy sử dụng cho các phản ứng trên được lấy từ oxy hoà tan trong nước (DO) Do vậy nhu cầu oxy hoá học và oxy sinh học cao sẽ làm giảm nồng độ DO của nước, có hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái nước nói chung Nước thải hữu cơ, nước thải sinh hoạt và nước thải hoá chất là các tác nhân tạo ra các giá trị BOD và COD cao của môi trường nước
Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi).
Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí Có thể chia ra thành nguồn
tự nhiên và nguồn nhân tạo.
IV ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN Ô NHIỄM CỦA SÔNG AN CỰU.
1 Sự ô nhiễm nguồn nước.
a) Thực trạng:
Trang 6Ở thành phố Huế có ít nhất 120 điểm xả nước thải, nước mưa Trong đó
có khoảng 50 điểm xả trực tiếp ra sông mà không qua bất kì hệ thống xử lí nào Đã xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ của nước sông An Cựu nhất là vùng ven các chợ Các chất thải từ các hoạt động sinh hoạt của hai bên bờ sông như:
+ Nước thải từ các hộ dân buôn bán thực phẩm ăn uống
+ Nước thải trực tiếp từ nhà vệ sinh của hộ dân sống ven sông
+ Các xí nhiệp nhỏ
Đoạn sông từ cầu An Cựu đến cầu Tam Tây, rác thải từ chợ An Cựu
xả xuống trôi nổi trên sông, người dân sống ven bên bờ sông còn đóng cọc dựng nhà bắt ống nước thải, dựng nhà vệ sinh, dựng chuồng nuôi gia súc bên
bờ sông trực tiếp xả chất thải xuống dòng sông làm nước của dòng sông đổi màu ô nhiễm nặng
Tiêu chuẩn Môi trường Việt Nam về nước mặt (TCVN 5942-1995)
quy định nồng độ tối đa của amoni (hoặc amoniac) trong nguồn nước dùng vào mục đích sinh hoạt là 0,05 mg/L (tính theo N) hoặc 1,0 mg/L cho các mục đích sử dụng khác Các tác nhân gây ô nhiễm chính thường được sử dụng để
so sánh là COD (nhu cầu oxy hóa học), BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa), SS (chất rắn lơ lửng)
Nhìn chung, khi xét mẫu tại địa điểm gần chợ như câu An Cựu và cầu
Bến Ngự thì chỉ số ô nhiễm nguồn nước mặt cao hơn so với các điểm thu mẫu khác
Địa điểm thu mẫu
nước
Bảng số liệu chỉ số COD và DO trung bình 4 tháng dọc sông An Cựu
Qua kết quả quan trắc chất lượng nước tại 7 điểm thu mẫu, có thế nhận thấy vào các tháng 5,6,7,8 ở mỗi điểm thu mẫu có hàm lượng COD rất cao so với các tháng còn lại và hàm lượng DO vào tháng 6,7,8 có giá trị thấp hơn tháng3,4,9 Từ đó có thể kết luận chất lượng nước của sông An Cựu vào những tháng 5,6,7,8 bị ô nhiễm cao so với các tháng còn lại Chất lượng nước sông An Cựu giảm dần về phí hạ lưu và ô nhiễm nặng ở phía gần cầu
An Đông, hầu hết hàm lượng COD trong các tháng nghiên cứu đều có giá trị cao và ngược lại hàm lượng DO đạt giá trị thấp Như vậy, khi đối chiếu với
Trang 7kết quả phân thích môi trường nước bằng phương pháp phân tích hóa học nhận thấy nguồn nước bị ô nhiễm khá cao
b) Nguyên nhân:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm của dòng sông An Cựu, nhưng nguyên nhân chính hiện nay là nước sông Hương đang bị nhiễm mặn nên các ngành chức năng tiến hành đóng đập Cầu Ga để đảm bảo vần đề cung cấp nước ngọt cho một số cùng địa bàn trên tỉnh nên nước sông An Cựu
ứ đọng, không lưu thông được
Xuất hiện hệ thống điều tiết nước từ cống Phú Cam đầu sông An Cựu làm tình trạng ô nhiễm ngày càng nhiều hơn nước không được rửa sạch từ đầu nguồn
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân không nhỏ dẫn đến tình trạng ô nhiễm
+ Nước thải sinh hoạt (domestic wastewater): là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt và sản xuất.Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vi trùng Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao
Cống xả nước trực tiếp từ hộ dân cư
+ Nước thải đô thị (municipal wastewater): là loại nước thải tạo thành do
sự gộp chung nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải của các cơ sở thương mại, công nghiệp nhỏ trong khu đô thị Nước thải đô thị thường được thu gom vào hệ thống cống thải thành phố, đô thị để xử lý chung Thông thường ở các đô thị có hệ thống cống thải, khoảng 70% đến 90% tổng lượng nước sử dụng của đô thị sẽ trở thành nước thải đô thị và chảy vào đường cống
Trang 8Nhìn chung, thành phần cơ bản của nước thải đô thị cũng gần tương tự nước thải sinh hoạt
Đặc biệt các hộ dân sống ven sông , phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý đã quay trở lại vòng tuần hoàn của nước Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường Nước thải không được xử lý chảy vào sông rạch và ao hồ gây thiếu hụt oxy làm cho nhiều loại động vật và cây cỏ không thể tồn tại
Nhà vệ sinh của các hộ gia đình ven sông thải trực tiếp lên dòng chảy
2 Chất thải rắn
Hiện nay chạy dọc theo tuyến đường Phan Chu Trinh và Phan Đình Phùng ta bắt gặp những rác thải công cộng trôi nổi lềnh bềnh trên mặt sông:
vỏ trai, túi ni lông, xác động vật chết Theo thống kê của công ty môi trường
và đô thị Huế thì tỉ lệ thùng rác quá tải ven sông An Cựu lên đến con số 90% Hằng ngày công nhân tích cực thu lượm rác thải nhưng việc này như muối bỏ
bể Bởi những người dân thiều ý thức vẫn không ngừng vứt rác xuống sông Mặc dù mùa khô chưa thực sự bắt đầu, nhưng nước trên con sông này
đã xuống ở mức rất thấp Nước gần như đứng im, không chảy, trên bề mặt thì dày đặc rác Nhất là vào buổi sáng sớm, cả tuyến sông dài từ cầu Ga cho tới quá cầu An Cựu gần như bị phủ kín bởi đủ loại rác… nổi lềnh bềnh Người ta vẫn lén lút đổ rác, đổ xả vật liệu xây dựng xuống dòng sông làm cho dòng sông đào vốn đã không sâu bây giờ ngày lại càng cạn dần Có những đoạn sông vào mùa nắng hạn mặt nước chỉ còn xâm xấp đáy sông Chính quyền thành phố cũng đã tốn không biết bao nhiêu tiền của để nạo vét dòng sông, dọn rác, xây kè chống xói lở và vành đai hai bên bờ, tạo cảnh quan cho dòng sông, vậy mà chính những bờ kè và lề sông ấy lại trở thành những quán ăn,
Trang 9quán bia, quán giải khát di động và có ai chắc rằng rác từ đó lại không được
xả xuống dòng sông
Người dân mặc nhiên xả rác xuống dòng sông
Sông An Cựu, đoạn chảy qua phường An Cựu và phường An Đông, nước sông đục màu, đoạn từ chợ An Cựu đến cầu Tam Tây nước sông ngả sang màu đen và có mùi tanh khó chịu Nhiều người dân sống dọc hai bên bờ sông cho biết khoảng một tuần nay, cứ buổi trưa và buổi tối là lúc nước sông bốc mùi hôi nồng nặc bay vào nhà dân, mỗi năm cứ vào mùa hè là nước sông bốc mùi, nhưng năm nay mức độ nghiêm trọng hơn những năm trước
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng rác thải trôi dạt trên mặt nước là
do các chợ Qua khảo sát thực tế ta thấy được dọc hai bên bờ sông có hai chợ lớn là Bến Ngự và chợ An Cựu hai chợ này mỗi ngày đều thải ra một khối lượng lớn rác thải khổng lồ Do những người bán hàng ven sông đã bỏ rác xuống sông
- Do quá tải thùng dựng rác, theo thống kê thì lượng rác thải quá tải tới 61% Lượng người tiêu dùng ở hai chợ khá lớn dẫn đến lượng rác thải thải ra nhiều và đã được người dân thản nhiên đổ xuống sông
Trang 10- Ngoài ra còn có ý thức của người dân về việc giữ gìn môi trường chưa cao.Rác thải không tiêu hủy được như chai nhựa túi nilon,….tất cả đều được thải ra sông theo một đường ống thoát nước đổ trực tiếp ra sông
- Hằng ngày, theo chu kỳ thủy triều thì lượng rác thải bị ứ đọng lại gây mùi hôi thối
- Một số hộ dân sống hai bên bờ sông dựng công trình vê sinh ngay trên bờ
thải
trực
tiếp ra
không
Nước thải từ chợ và hộ gia đình
3 Sinh thái.
a) Sinh vật
Theo khảo sát của các cơ quan chức năng tổng thông số colifrom, chỉ về mật độ vi khuẩn gây bệnh tại các điểm khảo sát trên sông Hương, sông An Cựu và các sông khác vượt quá giới hạn cho phép từ 5 – 30 lần