1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Bài tập lớn xe chuyên dụng Xe cứu hỏa

13 2,5K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 178,61 KB

Nội dung

- Các trang thiết bị và công nghệ ứng dụng trên xe cứu hỏa không phải là để vận chuyển hàng hóa bình thường mà là được dùng để phục vụ cho mục đích và nhiệm vụ được giao.. - Do tính chất

Trang 1

TÌM HIỂU VỀ XE CỨU HỎA

Xe cứu hoả là một loại xe chuyên dụng dùng để dập tắt các đám cháy Xe

thường được trang bị bơm các dung dịch để dập tắt các đám cháy, thang Đặc điểm của xe có còi, đèn và sơn màu đỏ

1 Đại cương về xe cứu hỏa

- Các ôtô cứu hỏa chuyên dùng làm công tác phục vụ công cộng: chữa cháy, tham gia vào các hoạt động cứu hộ trên mặt đất

- Đặc điểm cơ bản của ôtô cứu hỏa là không tham gia vào công tác vận tải thông thường

- Các trang thiết bị và công nghệ ứng dụng trên xe cứu hỏa không phải là để vận chuyển hàng hóa bình thường mà là được dùng để phục vụ cho mục đích và nhiệm

vụ được giao

- Các trang thiết bị này được lắp đặt cố định, có kích thước nhỏ gọn, tận dụng kích thước tối đa của sàn ôtô trong khuôn khổ nhất định và phải đảm bảo được tính năng

cơ động

- Do tính chất và nhiệm vụ của xe cứu hỏa nên nó được xếp vào loại phương tiện giao thông được ưu tiên khi lưu thông trên đường với đèn và còi ưu tiên

- Chu kỳ bảo dưỡng và sửa chữa của ôtô cứu hỏa gắn liền với chế độ bảo dưỡng và sửa chữa các trang thiết bị chuyên dùng lắp đặt trên xe

Trang 2

- Chu kỳ bảo dưỡng và sửa chữa của ôtô cứu hỏa được xác định theo thời gian hoạt -

Do đặc thù của công tác phòng phòng cháy và chữa cháy nên thời gian chủ yếu của ôtô cứu hỏa là được bảo quản trong kho

- Vì vậy mà không tận dụng được hết khả năng làm việc của xe (hành trình làm việc tính bình quân theo năm là nhỏ )

- Để khắc phục nhược điểm này, ngày nay, Hầu hết các xe còn lại người ta chế tạo gồm 2 phần: xe cơ sở và các thiết bị chuyên dùng

- Như vậy, khi không chịu sự điều động thì các thiết bị chuyên dùng sẽ được tháo rời

ra và phần xe cơ sở sẽ được lắp với các thiết bị bình thường khác để tham gia vào các công việc vận tải bình thường

2 - Yêu cầu xe cứu hoả

• Có khả năng vận chuyển một đội ngũ lính cứu hoả 3-5 người và vật liệu chữa cháy ( nước, dung dịch hoá chất ), bơm và trang bị đường ống đến khu vực cháy

• Có khả năng hút nước từ ao, hồ, bể chứa, ống nước công cộng vào xi-téc hoặc phun thẳng vào vùng cháy

• Quá trình phun nước vào vùng cháy được thực hiện thông qua vòi rồng cố định, di động hay được cầm bằng tay

• Xe cứu hoả có phải có tính cơ động và tính việt dã cao

• Có trang bị tín hiệu ( đèn, còi ) ưu tiên trên đường bộ, có màu sơn để nhận biết (màu đỏ)

• Xét theo chức năng trong quá trình dập cháy, có thể chia làm 3 loại cơ bản:

• Phương tiện ôtô dập cháy cơ bản :

• Phương tiện trợ giúp dập cháy:

• Phương tiện ô tô chỉ đạo dập cháy

• Phương tiện ôtô dập cháy cơ bản :

• Xe bơm được thiết kế để bơm nước sử dụng động cơ và nguồn nước cấp ngay trên xe và nó có thể được tái nạp nước thông qua một trụ nuớc cứu hỏa, bể nước hay bất kỳ một nguồn nước có thể tiếp cận để hút nào khác

• Các xe cứu hỏa kiểu này cũng được gọi là xe bơm bởi vì chúng được dùng để bơm nước vào các đám cháy

• Mục đích lớn nhất của xe bơm là ngăn chặn trực tiếp đám cháy Nó có thể mang theo một số dụng cụ như thang, câu liêm, rìu, bình bọt, và thiết bị thông gió

• Ngày nay, một xe bơm cứu hoả có thể là một phương tiện phục vụ nhiều mục đích mang theo các thiết bị cứu hoả, cứu hộ, phản ứng nhanh và chuyên nghiệp Không cần thiết phải phân biệt rõ ràng giữa xe bơm và xe thang hay một xe cứu hộ

Trang 3

3 - Một số loại xe chữa cháy đang sử dụng ở Việt Nam

Số

TT thuật cơ bảnĐặc tính kỹ Đơn vị ZIL 130 CAMIVA SIDES VM 40 IVECO

1 Sát xi nền Hãng Ziln 130 Renault Renault IVeco

ME160-13-4X2

MIDLUM 210.16-4X2

TMF4000DIS

3 Dạng ca bin

5 Công suất

động cơ.

6 Số đầu trục

X Số cầu

chủ động.

7 Số lốp xe,

cỡ lốp.

8 Chiều dài cơ

9 Kiểu ly hợp Ma sát khô Ma sát khô Ma sát khô Ma sát khô

10 Hộp số 5 tiến + 1 lùi 5 tiến + 1 lùi 6tiến + 1 lùi 18tiến + 1 lùi

11 Trọng tải

toàn bộ xe

12 Tốc độ tối

13 Kích thước xe

14 Mức tiêu hao

nhiên liệu

15 Dung tích két

nước chữa

cháy

16 Vật liệu két

nước chữa

cháy

Thép Polyeste Thép,phủ

Epoxy

Thép

17 Dung tích két

thuốc chữa

cháy

18 Vật liệu két

thuốc chữa

cháy

Epoxy Polyeste

19 Bơm chữa

22 Lưu lượng với

chiều cao hút

nước 3 mét

l/phút 2400- 10 at 1500- 15 at.

2300-8at 2000-12at 3000-8at350-40at

23 Đường kính

24 Đường kính

họng phun

mm Ф80 x2 họng Ф 65 x2 họng Ф 75 x2 họng Ф 80 x2 họng

25 Loại lăng giá Di động đầu

phun cố định Tổng hợp có điều chỉnh Tổng hợp có điều chỉnh Tổng hợp có điều chỉnh

Trang 4

26 Thiết bị trộn

bọt hòa

không khí

Kiểu Ezếchtơ đưa

thuốc trực tiếp vào bơm

Ezếchtơđặt trên đường ống đẩy

Ezếchtơđặt trên đường ống đẩy x2

Ezếchtơ đưa thuốc trực tiếp vào bơm

27 Lưu lượng

dung dịch tối

đa

28 Bơm mồi

nước Kiểu Bơm dòng khí thải vòng nướcBơm CK Bơm CK vòng nước Bơm CK vòng nước

29 Thời gian

mồi nước

(hút cao 7

mét).

30 Độ sâu hút

31 Một số thiết

bị đặc biệt

Lăng giá đa tác dụng vừa phun nước vừa phun bọt

Có tầng áp lực cao và lăng phun đặc biệt Hệ thống đèn chiếu sáng cao 7 mét.

4 - Một số hệ thống điển hình (Tham khảo xe Zil 131)

a. – Cụm chi tiết trên bơm

Hình 1: Bố trí cụm chi tiết trên bơm.

Chú thích:

Trang 5

1-Van đường ống nạp vào xitec 2-Đường ống nạp vào xitec 3-Van đường ống cấp từ xitec 4-Đường ống cấp từ xitec 5-Khóa chân không 6-Van vặn 7-Đồng hồ đo áp suất chân không 8-Thiết bị tạo bọt 9-Kim phun kiểm tra bơm 10-Bơm ly tâm 11-Đầu nối đường ống ra 12-Van đường ống ra 13-Đồng hồ đo áp lực nước

Trên hình 1 trình bày tổng quan một số cụm chi tiết trên bơm ФH-30K đặt trên xe cứu hỏa Zil-131 Ngoài việc bơm lấy nước từ cột nước, sông, hồ, …bơm cũng có thể hút nước từ bồn chứa qua ồng hút (4) và có thể nạp vào lại bồn chứa qua đường ống (2) Khóa chân không nhằm cung cấp và ngắt dòng chân không cho bơm làm việc, bên cạnh khóa chân không có đặt đồng hồ để kiểm tra áp suất chân không Thiết bị tạo bọt (8) nhằm cung cấp bọt foam cho bơm để tăng tính hiệu quả chữa cháy Có thể kiểm tra bơm có làm việc hay không thông qua kim phun kiểm tra (9) ở đáy bơm ly tâm Bơm có hai đường ống xả ra hai phía bên hông của xe, đầu nối (11) nối cổ xả đường ống xả Van (12) để đóng và ngắt dòng chất lỏng ra ống xả, kiểm tra áp lực nước của dòng này thông qua đồng hồ đo áp lực nước (13)

b - Hệ thống hút chân không.

Bơm ly tâm khi hoạt động cần điền đầy nước trong khoang bơm Để làm việc đó người ta đặt thiết bị chân không nhằm tạo ra áp suất chân không trong đường ống nạp và khoang công tác

Hình 2: Bố trí hệ thống hút chân không cho bơm ly tâm

Chú thích:

Trang 6

1-Ống xả 2-Thiết bị tạo chân không 3-Ống giảm thanh 4-Ống dẫn chân không

5-Sátxi 6-Khóa chân không 7-Bơm ly tâm.

Trên hình 2, chân không cung cấp cho bơm được lấy từ thiết bị tạo chân không đặt sau ống xả động cơ Vì bơm đặt ở phía sau xe nên dùng đường ống dài để nhận chân không từ phía đầu của xe Đường ống được cố định trên sat xi xe cơ sở Để đóng hay ngắt dòng chân không vào bơm ly tâm, người ta dùng cơ cấu khóa chân không, đặt ngay trên thân bơm, và được điều khiển bằng cần điều khiển, kiểu khóa này là loại cơ khí

Kết cấu van chân không như sơ đồ hình 44 dưới đây

Hình 44: Kết cấu khóa chân không đặt trên bơm

Chú thích:

1-Lò xo 2-Cửa khí trời 3-Cần đẩy 4-Vấu cam 5-Trục cam 6-Van thông dưới 7-Van thông trên 8-Đệm làm kín 9-Cần gạt 10-Lỗ vặn guiding.

Khóa chân không lắp trực tiếp trên nắp bơm, gần cửa hút của bơm Được cố định bằng bốn guiding thông qua các lỗ (10) Trong khóa chân không có hai van,

Trang 7

Van (7) ở phía trên thông hệ thống chân không với khí trời qua cửa khí trời (2), van (6) ở phía dưới thông thiết bị chân không với khoang làm việc của bơm Hai van này cùng với cần (4) ép sát vào cửa van nhờ hai lò xo (1) Khi xoay cần gạt (9), trục cam (5) xoay làm vấu cam (4) quay theo đẩy cần đẩy (3) dịch chuyển thực hiện đóng hoặc mở miệng van, nhờ vậy van có thể đóng hay cắt sự thông dòng chân không với khoang của bơm hay với khí trời Khi van (7) hạ, đóng miệng van nghĩa là đóng hệ thống chân không với khí trời Cùng lúc van (6) được mở ra, chân không đi vào bơm Ngược lại, khi van (7) mở ra, chân không thoát ra ngoài không khí và cùng lúc van (6) đóng kín khoang bơm

c - Thiết bị tạo bọt.

Thiết bị tạo bọt nhằm tạo ra một dung dịch hòa tan trong nước với mục đích tạo ra các bọt khí để dập tắt đám cháy có hiệu quả hơn

Có thể hiểu chất tạo bọt là một loại dung dịch mà khi cho nước vào hòa tan thì chúng sủi bọt trắng, có màu dạng nhũ tương

Chất tạo bọt luôn được nạp sẵn vào bình tạo bọt đặt trên khoang chữa cháy ở bình tạo bọt có hệ thống đường ống dẫn chất tạo bọt tới thiết bị tạo bọt Thiết bị tạo bọt được đặt trên cổ hút của bơm Xem vị trí của thiết bị tạo bọt ở hình 37 (sơ đồ bố trí cụm chi tiết)

Kết cấu cụ thể của thiết bị tạo bọt như sơ đồ dưới đây:

Đặc điểm của kết này là có phần di trượt trên đường dẫn chất lỏng làm việc Điều này làm giảm chỉ tiêu thủy lực và bộ trộn, nó cũng tạo ra điều kiện ăn mòn và kẹt đường ống Ngày nay, đường ống xả bộ tạo bọt này ít được sử dụng

Trang 8

Hình 3: Thiết bị tạo bọt

Chú thích:

1-Vỏ 2-Cổ hút 3-Bầu chân không 4-Phểu 5-Khóa 6-Gic lơ 7-Thước

đo 8-Mũi tên đo 9-Viên bi 10-Cơ cấu vặn 11-Tay gạt 12- Bu lông.

Vỏ (1) được đúc liền với cổ hút (2) và bầu chân không (3) Trong bầu chân không đặt phểu (4) để hút nước từ khóa (5) Nguồn nước này lấy từ áo nước của bơm Thành phần tạo bọt được hút vào buồng chân không qua giclơ (6), thường gọi là họng thắt Nút định hình của van (6) có thể thay đổi tiết diện lưu thông của bọt, nhờ vậy thay đổi được lượng bọt vào

Vị trí van họng hút được xác định theo thước đo (7) Mũi tên (8) gắn trên thước đo để chỉ định vị trí tiết diện lưu thông

Điều chỉnh khóa (5) qua cần gạt (11), cần gạt này được điều chỉnh bằng tay Xoay theo chiều kim đồng hồ là đóng khóa và vặn theo chiều ngược lại là mở khóa Kế khóa (5) là mặt bích dùng để bắt chặt vào áo nước thông qua bốn guidong

Trang 9

Để đề phòng nước lọt vào trong bình chứa chất tạo bọt, người ta làm van một chiều trên đó có gắn viên bi (9) Viên bi này được điều chỉnh qua cơ cấu vặn (10) và được hãm bởi một gờ chặn

Tất cả các bộ tạo bọt không đảm bảo công suất 10 m3/phút khi áp suất đường ống nạp nhỏ hơn 15 mm cột nước

Bộ tạo bọt này cần phải có bộ hiệu chỉnh vì tổn thất lớn trong đường ống dẫn bọt

do tiết diện lưu thông trong van một chiều nhỏ

Yêu cầu năng suất tạo bọt luôn có mối liên hệ với năng suất của bơm sử dụng

Để sử dụng dung dịch tạo bọt 4 % thì mỗi mỗi sung phun sẽ có 10 lít nước/giây từ bơm

d - Vòi phun nước:

Vòi phun còn có tên gọi khác là lăng (lance) Có hai loại vòi phun,dó là lăng tay và lăng giá Lăng tay được gắn vào đầu ống dẫn nước và phun nước vào đám cháy, cầm tay và điều chỉnh bằng tay

Vòi phun loại lăng giá được lắp cố định trên thân xe, nó có tính cơ động cao

vì nó có chức năng quay (xoay) theo vị trí mà ta mong muốn

Có thể phân loai vòi phun theo nhóm:

Nhóm 1: Những vòi phun có tia phun xa

Nhóm 2: Vòi phun tạo lớp phủ dập bằng nước

Nhóm 3: Loại vòi phun có cả hai tính năng trên

Nhóm 4: Loại vòi phun tổ hợp, có tia phun đông đặc dập tắt

Đặc biệt đối với vòi phun giá (lăng giá) cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:

- Tia nước phun phải xa

- Điều khiển được nhẹ nhàng Và điều khiển quay được cả trong hai mặt phẳng

- Kết cấu đơn giản, thuận tiện khi sử dụng

- Kích thước và trọng lượng nhỏ

Trang 10

- Có đặc tính làm việc tốt.

Dưới đây là sơ đồ kết cấu của lăng giá

Phần mặt bích được đúc liền với phần thân (1), đường kính lưu thông là 100

mm, đường kính toàn mặt bích là 205 mm, thân chính được lắp chặt vào sàn thông qua bu lông Lăng có thể quay quanh trục trục đứng nhờ đầu nối động (2) Bộ phân quay vòng này được làm kín bằng các đệm (3) Có thể tháo-lắp bộ phận quay thông qua gui dông (4) và đai kẹp (5)

Đầu nối (vòng) (6) nối răng với chạc ba (2) ,được hãm bằng vít qua bốn chốt (7) Chốt (7) được vặn vào thân lăng giá và giữ không cho lăng giá dịch chuyển dọc trục

Chạc ba nối di động với phần ống bên phải và bên trái.Chạc ba liên kết động ống dẫn bên phải và bên trái (8) nhờ vành làm kín (9) ,để giảm ma sát vòng này, người ta cho mỡ chì vào để bôi trơn Ống bên phải và bên trái được nối cứng với phần vỏ (10) thông qua các đệm cao su

Phần vỏ (10) có dạng trụ trong đó lắp vòi phun tia (11), vòi phun có dạng chữ thập để cắt dòng nước thành bốn phần Phần trụ này cũng nối răng với đầu nối côn (12), trong đầu nối côn lắp miệng phun (13)

Trang 11

Hình 4: Kết cấu lăng giá

Chú thích:

1-Thân lăng giá 2-Đầu nối động 3-Đệm 4-gui dông 5-Đai kẹp 6-Đầu nối 7-Chốt 8-Ống thông 9-Vành làm kín 10-Vỏ ống 11-Vòi phun tia 12-Đầu nối côn 13- Miệng phun 14-Vòi phun 15-Tay cầm

Trang 12

Miệng phun này chia dòng nước thành bảy dòng tia phun Đầu vòi phun (14) có thể tháo ra lắp vào Đầu vòi (14) có nhiều cỡ có đường kính lỗ trong khác nhau: 32 mm- 36 mm- 40 mm

Quay ngang lăng giá 360o nhờ hai tay cầm (15), quay trong mặt phẳng thẳng đứng Khi quay trong mặt phẳng thẳng đứng, cơ cấu có thể nghiêng trên được 750 và nghiêng xuống được 220 Trọng lượng của lăng giá này 95 Kg

Lăng giá này được dùng khi cần dập tắt đám cháy lớn trong điều kiện khi mà các vòi phun cầm tay bị vô hiệu hóa Khi phun, lăng này tạo ra phản lực lớn vì công suất của vòi lớn vì vậy giữ lăng rất khó nên nó được giữ ở vị trí cố định nhưng nó lại có tính cơ động rất cao

5 - Những chú ý khi sử dụng

Chúng ta cần tuân thủ các hướng dẫn thao tác của nhà sản xuất và các cảnh báo an tồn sau:

1- Để vận hành an tồn phải nắm vững cách thức vận hành trang thiết bị như trong tài liệu hướng dẫn sử dụng và phải thực hành thành thạo trước khi sử dụng

xe, máy bơm chữa cháy

2- Tránh làm việc quá mức và các thao tác khơng thích hợp trong khi vận hành xe, máy bơm chữa cháy

3- Phải kiểm tra trạng thái làm việc của phương tiện trước và sau khi vận hành

4- Khơng tự ý thay đổi các vị trí lắp đặt các thiết bị trên phương tiện

5- Để đảm bảo an tồn cho cán bộ chiến sỹ, trước khi xe chuyển bánh phải chốt chặt các cửa lên xuống

6- Trước khi cho xe chuyển bánh phải đảm bảo các cửa của ngăn chứa các phương tiện phải được đĩng kín và các phương tiện rời phải được gá lắp chắc chắn

7- Khơng được khởi hành đột ngột và phanh gấp Khi cua gấp phải giảm tốc

độ của xe, tránh đánh lái gấp đề phịng trường hợp lật xe

8- Phải đảm bảo đầy đủ nước làm mát động cơ, dầu bơi trơn động cơ, áp suất khí nén đối với xe cĩ phanh hơi hoặc trợ lực hơi

9- Phải chèn bánh xe khi thao tác ở trạng thái xe dừng

10- Khơng sờ tay vào các bộ phận cĩ nhiệt độ cao: ống xả, két nước làm mát…

Trang 13

11- Trong quá trình thao tác phải thường xuyên theo dõi các loại đồng hồ, đèn tín hiệu, kiểm tra và siết chặt các chỗ nối của hệ thống bơm ly tâm Khi nghe thấy tiếng lạ của động cơ và bơm ly tâm, bơm mồi, cần thiết cho dừng động cơ và khắc phục

12- Không mở khóa họng đẩy đột ngột trong trạng thái áp lực của bơm ly tâm cao, không cho bơm ly tâm làm việc không tải trong thời gian dài Phải đảm bảo tốc độ theo quy định của nhà chế tạo

• Ở Việt Nam hiện nay, phương tiện và các hoạt động cứu hỏa đều do công

an quản lý

• Về trang bị thì biên đội xe cứu hỏa cũng tương đối đầy đủ các loại xe: xe bơm, xe thang và một số loại xe cứu hộ mặt đất khác Tuy nhiên còn rất nhiều hạn chế

• Tuy nhiên, do xã hội ngày càng phát triển nên trọng trách đối với ngành cứu hỏa là vô cũng nặng → Các trang thiết bị, phương tiện cứu hỏa phải được quan tâm nhiều hơn và công tác huấn luyện phải được chú trọng hơn nữa

Ngày đăng: 14/12/2015, 13:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w