1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Định hướng phát triển kinh tế biển nghệ an trong bối cảnh quốc tế

135 683 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 917 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay trên thế giới có 151 quốc gia ven biển, vùng biển rộng gần 109triệu km2, biển được các nước xác định là vùng đặc quyền kinh tế trong giớihạn 200 hải lý

Trang 1

1.3 Kinh nghiệm ở một số địa phương phát triển kinh tế biển 50

Chương 2: THỰC TRẠNG KINH TẾ BIỂN NGHỆ AN GIAI ĐOẠN TỪ

2.2 Thực trạng phát triển kinh tế biển Nghệ An từ năm 2003 đến năm 2008 65

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN NGHỆ AN

3.1 Chủ trương phát triển kinh tế biển ở Nghệ An giai đoạn 2009

Trang 2

CV Mã lực đơn vị tính công suất tàuCông ty CP Công ty cổ phần

VHTD-TT Văn hóa thể dục - thể thao

WTO Tổ chức thương mại thế giới

Trang 3

Bảng 2.1: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2003-2007 61

Bảng 2.2: Diễn biến tàu thuyền khai thác giai đoạn 2001-2007 69

Bảng 2.3: Cơ cấu nghề nghiệp tàu thuyền khai thác 70

Bảng 2.4: Sản lượng khai thác hải sản giai đoạn 2003-2007 71

Bảng 2.5: Năng suất khai thác hải sản bình quân giai đoạn 2003-2007 72

Bảng 2.6: Giá trị-sản phẩm chế biến giai đoạn 2003-2007 73

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay trên thế giới có 151 quốc gia ven biển, vùng biển rộng gần 109triệu km2, biển được các nước xác định là vùng đặc quyền kinh tế trong giớihạn 200 hải lý theo công ước quốc tế Biển đóng vai trò quan trọng trong quátrình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia có biển, là nhân tố thúc đẩy pháttriển kinh tế và bảo vệ chủ quyền Bên cạnh đó tài nguyên trên đất liền ngàymột cạn kiệt, còn các tài nguyên, khoáng sản ở biển gần như nguyên thuỷ, vìvậy các quốc gia có biển đều có chiến lược phát triển hướng ra biển, tăngcường tiềm lực để khai thác và khống chế biển

Việt Nam là một quốc gia có biên giới biển, có lãnh hải và vùng đặcquyền kinh tế ở biển Đông với diện tích hơn 1 triệu km2, thêm vào đó là đặcđiểm không phải quốc gia nào cũng có, đó là Biển Đông của nước ta là biển

hở thông với Đại Dương Vì thế, Việt Nam không những có nhiều thuận lợi

để khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo phong phú,quan trọng do thiên nhiên mang lại, mà còn là cơ hội giao thương với thế giới

để phát triển nền kinh tế hội nhập mang nhiều thách thức, trong đó phát triểnngành hải sản, hàng hải, giao thông vận tải biển, các công trình ven biển, cácngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch và thương mại quốc tế

Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội trong đó có chiến lược kinh tếbiển những năm gần đây được xây dựng và hoàn thiện trong bối cảnh hộinhập, phát triển và đầy thách thức, nhất là việc thực hiện Hiệp định Thươngmại giữa Việt Nam-Koa Kỳ (BTA) và việc chuẩn bị gia nhập Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO) Chiến lược kinh tế biển của Việt Nam dựa trênmục tiêu lớn mà Đảng ta đặt ra cho thiên kỷ mới là khai thác tối đa tiềm năng

và lợi thế vùng biển, ven biển, kết hợp an ninh quốc phòng, tạo thế và lực đểphát triển mạnh kinh tế -xã hội, bảo vệ và làm chủ vùng biển Tổ quốc Để đạtđược mục tiêu đó thì một trong các biện pháp quan trọng nhất là xây dựng cơcấu kinh tế vùng hướng mạnh về xuất khẩu, kết hợp khai thác kinh tế vùng

Trang 5

ngập mặn và ven biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việc pháttriển thương mại-hàng hải trong một chương trình liên kết các ngành kinh tếquan trọng như dầu khí, vận tải (đặc biệt là vận tải đa phương thức), kéo theo

đó là công nghiệp đóng tàu, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng cảng biển

và dịch vụ cảng biển, tạo nên cơ cấu kinh tế công nghiệp ven biển hiện đại, nơi

có số lượng và cường độ giao dịch thương mại-hàng hải diễn ra hết sức lớn

Là quốc gia nằm bên bờ biển Đông, nước ta có vùng biển rộng 1 triệu

km2, dài 3.260 km trải dài ở cả ba hướng Đông, Nam và Tây Nam Ven bờbiển nước ta gần 300 đảo lớn nhỏ với diện tích 1.700 km2 gồm 2 quần đảo lớn

là Trường Sa và Hoàng Sa Biển Đông Việt Nam là con đường chiến lược vàgiao lưu thương mãi quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, tàinguyên, khoáng sản phong phú và đa dạng là điều kiện thúc đẩy khai tháchiệu quả các nguồn lợi từ biển, phục vụ cho quá trình CNH-HĐH đất nước

Từ lợi thế vị trí địa lý, vai trò của biển đối với quá trình phát triển kinh tế

- xã hội nước ta là hết sức quan trọng Ngày 5/6/1993 Bộ Chính Trị ra Nghị

Quyết 03- NQ/TƯ về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt - trong đó khẳng định đẩy mạnh kinh tế biển đi đôi với tăng

cường bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia Ngày 22/9/1997 Bộ Chính trị banhành chị thị số 20-CT/TƯ đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng CNH,HDH Cho đến Hội nghị lần thu IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X

đã thông qua Nghị quyết về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 Nhưvậy, bây giờ chúng ta nhìn về kinh tế biển một cách toàn diện hơn

Để triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hànhTrung ương Đảng khoá X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; pháthuy vai trò của biển và vùng ven biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội,đảm bảo an ninh- quốc phòng, Nghệ An là một tỉnh có biển hải phận rộng4.230 hải lý vuông Có chiều dài bờ biển hơn 82km trải dài từ Quỳnh Lập-Quỳnh Lưu cho đến Cửa hội - Cửa Lò Bờ biển có nhiều kiểu địa hình phứctạp bình quân cứ 20 km có một cửa sông, đầm phá vũng vịnh nhỏ Biển Nghệ

Trang 6

An là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao Vùng ven biểnNghệ An thuộc 5 huyện, thị thành phố: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc,Thành phố Vinh và Thị xã Cửa Lò đảo Mắt, đảo Ngư nằm giữa biển có hệsinh thái đặc trưng của biển và vùng ven biển đối với phát triển kinh tế - xãhội về trí chiến lược an ninh, quốc phòng của Tỉnh, ngày 12/2/2007 Tỉnh uỷNghệ an ban hành NQ 16 về ”chương trình hành động, phối hợp các ngành,

nghề phát triển kinh tế biển” Từ thực tế trên, vấn đề " Định Hướng Phát

Triển Kinh Tế Biển Nghệ An Trong Bối Cảnh Quốc Tế " được lựa chọn làm

đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Từ vị thế, vai trò và tiềm lực của kinh tế biển, ngày 06/05/1993 Bộ Chínhtrị ra Nghị quyết 03 - NQ/TW về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biểntrong những năm trước mắt, trong đó khẳng định rằng phải đẩy mạnh pháttriển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi íchquốc gia; Ngày 22/9/1997 Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW vềmạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá Từnhững quan điểm chỉ đạo trên, Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trungương Đảng khoá X đã thông qua nghị quyết về Chiến lược phát triển biểnViệt Nam đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh

về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, biển, đảo góp phầnqua trọng trong sự nghiệp, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nướcgiàu mạnh

Vấn đề của kinh tế biển là chủ đề mới được đề cập gần đây, do đó sốcông trình nghiên cứu chưa nhiều, chưa đa dạng chủ yếu chỉ đề cập nhữngdạng sau:

- Thông tin chuyên đề số 08, ngày 25/12/2006 của văn phòng Trung

ương Đảng Cộng sản Việt Nam về "Chiến lược và mô hình quản lý biển của

một số nước".

- Tạp chí Cộng Sản số 20, ngày 25/9/2007 "Về kinh tế biển".

Trang 7

- Tạ Quang Ngọc, "Để Việt Nam sớm trở thành quốc gia mạnh về biển

và giàu lên từ biển", Tạp chí Cộng sản, tháng 7/2007.

- Ban Tuyên giáo Trung ương (2007) về "Biển và hải đảo Việt Nam".

- Đỗ Hoài Nam (2003), "Phát triển kinh tế - xã hội và môi trường các

tỉnh ven biển Việt Nam", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

- Lê Cao Đoàn (1999), "Đổi mới phát triển kinh tế ven biển", Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội

- Mai Văn Ngọc (2008), "Phát triển ngành thuỷ sản Quảng Bình theo

hướng bền vững", Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia

Hồ Chí Minh, Hà Nội

- Nguyễn Văn Bon (2008), "Kinh tế biển Sóc Trăng", Luận văn thạc sĩ

kinh tế, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hố Chí Minh, Hà Nội

- Dương Văn Hồng (2008), "Kinh tế biển Trà Vinh", Luận văn thạc sĩ

kinh tế, Học viện chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội

Mặc dù thời gian qua không ít đề tài nghiên cứu kinh tế biển ở nhiều khíacạnh khác nhau, nhưng cho đến nay chưa có một công trình khoa học nàonghiên cứu kinh tế biển Nghệ An trên phương diện kinh tế chính trị Do vậy,việc nghiên cứu đề tài này không trùng với các công trình đã công bố

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu luận văn

3.1 Mục đích

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của phát triển kinh tế biểnnói chung, đề xuất những quan điểm, phương hướng, giải pháp phát huy tiềmnăng, lợi thế để phát triển kinh tế biển của Nghệ An trong tiến trình hội nhậpkinh tế quốc tế

Trang 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn chú trọng nghiên cứu vấn đề phát triển kinh tế biển Nghệ Antrong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thông qua nghiên cứu tình hình pháttriển kinh tế biển ở một số địa bàn như: Thị xã Cửa Lò, Huyện Nghi Lộc, HuyệnDiễn Châu, Huyện Quỳnh Lưu trong khoảng thời gian từ 2003 - 2008

5 Cơ sở và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Những nguyên lý của Chủ Nghĩa Mác- lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh,đường lối, quan điểm, Nghị quyết cùng với những tổng kết kinh nghiệm củaĐảng về kinh tế biển và kế thừa chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học

có nội dung liên quan đến đề tài

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng – lịch sử, luận văn chútrọng sử dụng các phương pháp trừu tượng hoá khoa học, kết hợp lô gích vớilịch sử, tổng hợp và phân tích, so sánh

6 Đóng góp về mặt khoa học của luận văn

Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ sở chủ yếu của phát triển kinh tế biển; Khái quát những thành tựu, hạn chế phát triển kinh tế biển của Nghệ Antrong thời gian qua;

Đề xuất phương hướng và giải pháp có tính khả thi để phát triển kinh tếbiển Nghệ An, giai đoạn đến 2015và tầm nhìn 2020

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm 3 chương, 8 tiết

Trang 9

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP

Với việc phê chuẩn công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển 1982,Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộngđồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự pháttriển và hợp tác trên biển Ngày 2 tháng 8 năm 1977, Hội thảo khoa học vềbiển lần thứ nhất được tổ chức tại Nha Trang đã nêu rõ phương hướng chiếnlược xây dựng và phát triển khoa học kỹ thuật về biển và kinh tế biển Trongnhững năm 90 của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước ta đã có một số Nghị quyết,chính sách phát triển kinh tế biển - Đặc biệt quan trọng nhất phải kể đến Nghị

quyết số 03-NQ/TW, ngày 06/05/1993 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ

phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia” - trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái

biển, phấn đấu trở thành một quốc gia mạnh lên từ biển và giàu lên từ biểnvào những năm 2020; Ngày 22/9/1997, Bộ Chính trị đã ban hành chị thị số

20-CT/TW về “Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng CNH, HĐH”

Trang 10

chủ trương phát triển đất nước thành một quốc gia mạnh lên từ biển, đồngthời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội biển đảo và ven biển kết hợp với yêucầu bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia Như vậy, phát triển kinh tế biển đãđược đặt trong tổng thể phát triển kinh tế của đất nước, trong điều kiện hộinhập kinh tế thế giới.

Biển, đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của

Tổ quốc, cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển của dân tộc

ta Lấn biển để dựng nước đồng thời thông qua biển để giữ lấy nước đây lànét độc đáo trong bản sắc văn hoá Việt Nam cần được giữ gìn và phát huytrong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Công ước năm 1982, vùng biển của nước ta được mở rộng lên đến gầnmột triệu km2, tiếp giáp với năm vùng biển có chế độ pháp lý khác nhau Tuynhiên, do tính đặc thù của môi trường biển nên mọi hoạt động của kinh tế biểnđều liên quan mật thiết và chịu sự tác động của đất liền, không thể tách rờikinh tế biển ra khỏi kinh tế đất liền Vì vậy, khi xem xét kinh tế biển, cũngcần đề cập đến kinh tế vùng ven biển ở một mức độ, khía cạnh cần thiết Dovậy, việc thống nhất trong quan niệm chung về biển, kinh tế biển và kinh tếvùng ven biển là cần thiết để nghiên cứu nội hàm của chúng

Theo nghĩa chung nhất và theo truyền thống, biển được quan niệm là mộtvùng nước mặn rộng lớn nối liền với các Đại dương, hoặc là các hồ nước mặn

có thông với Đại Dương một cách tự nhiên; đôi khi, biển chỉ là một hồ nướcngọt được khép kín hoặc có đường thông tự nhiên ra các biển cả lớn Trongđời sống thông thường biển được hiểu như một từ đồng nghĩa với Đại Dươnghoặc là các vùng nước Đại Dương nói chung [12]

Mặc dù vậy, cái được gọi là kinh tế biển – về mặt khái quát có thể hiểu,bao gồm:

Thứ nhất, toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển như kinh tế

hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), đánh bắt và nuôi trồng hải sản,

Trang 11

khai thác dầu khí ngoài khơi, du lịch biển, làm muối, dịch vụ tìm kiếm, cứu

hộ, cứu nạn trên biển, kinh tế đảo

Thứ hai, nó bao gồm cả các hoạt động trực tiếp liên quan đến khai thác

biển, mặc dù không hoàn toàn diễn ra trên biển nhưng hoạt động kinh tế nàylại liên quan đến yếu tố của biển hay trực tiếp phục vụ cho kinh tế biển ởvùng ven biển – thông thường đó là hoạt động đóng và sửa chữa tàu biển(hoạt động này cũng được xếp vào kinh tế hàng hải), công nghiệp chế biếndầu, khí, công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản, cung cấp dịch vụ biển, thông tinliên lạc (biển), nghiên cứu khoa học - công nghệ biển, đào tạo nhân lực phục

vụ kinh tế biển, điều tra cơ bản về tài nguyên - môi trường biển

Khác với kinh tế biển, kinh tế vùng ven biển lại bao gồm toàn bộ cáchoạt động kinh tế ở dải ven biển (có thể tính theo địa bàn các xã ven biển, cáchuyện ven biển hay các tỉnh tiếp giáp biển - có địa giới tiếp giáp biển) baogồm cả lĩnh vực nông lâm, ngư nghiệp; công nghiệp và dịch vụ trên phạm viđịa bàn đó

Như vậy, kinh tế biển là toàn bộ các hoạt động kinh tế được diễn ra trên

biển và ở đất liền nhưng có liên quan trực tiếp cho hoạt động khai thác các nguồn lợi kinh tế từ biển.

Từ những định nghĩa về kinh tế biển như đã nêu chúng ta thấy đặc trưngcủa kinh tế biển khác với các ngành khác, so với một số ngành kinh tế khác

Vì kinh tế biển luôn mang những tính chất kinh tế đặc thù, mang tính chất đangành, đa lĩnh vực: Bao gồm nhiều ngành, nghề khác nhau, có quan hệ tácđộng qua lại lệ thuộc lẫn nhau

1.1.2 Sự cần thiết phát triển kinh tế biển trong hội nhập kinh tế quốc tế

1.1.2.1 Những tất yếu bên trong

Nước ta với diện tích đất liền không lớn, mật độ dân số cao, đặc biệt ở vùngđồng bằng sông Hồng và các đô thị; có khoảng1/3 dân số cả nước sinh sống ởvùng ven biển và trực tiếp chịu ảnh hưởng của biển, nhưng chỉ có gần 40% sốnày sống nhờ hoạt động kinh tế liên quan trực tiếp đến biển [1, tr.52]

Trang 12

Trước yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH phát triển kinh tế nhằm thoát khỏinguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, khoa học trong khi nguồn tài nguyên trênđất liền đang ngày một cạn kiệt và không có khả năng tái tạo Để đảm bảo khảnăng tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững với tốc độ hàng năm từ 8% trởlên thì các lĩnh vực kinh tế liên quan đến biển và kinh tế ven biển phải đượccoi trọng và đóng vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế [2, tr.53].

Hướng phát triển ra biển càng cần thiết hơn nữa khi nước ta mở cửa hộinhập trong điều kiện xuất phát điểm thấp Mặc dù kinh tế biển nước ta chưaphát triển, chưa bắt kịp xu thế của thế giới, thì những hạn chế trong việc khaithác vùng gần bờ lại thể hiện càng rõ hơn khi vươn ra vùng biển quốc tế Làmột quốc gia có biển, một nhân tố được xem như là đắc địa, Việt nam cầntăng cường hơn nữa những khả năng vươn ra biển và xác định đây là nhân tốthúc đẩy các vùng trong đất liền phát triển

Từ vị trí địa - kinh tế, địa - chính trị rất quan trọng của biển Việt Namnên trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH vì mục tiêu dân giàu nước mạnh

xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Đảng ta xác định một nhiệm vụ, một

phương hướng, một quyết tâm chiến lược: "Việt Nam phải trở thành một quốc

gia mạnh về biển và giàu lên từ biển" [3, tr.19]

Quốc gia mạnh về biển là quốc gia xây dựng được tiềm lực mọi mặt khaithác hiệu quả và bảo vệ vững chắc vùng biển của mình Tiềm lực ở đây làtiềm lực chính trị, tinh thần, văn hoá, tiềm lực kinh tế - xã hội, tiềm lực khoahọc- công nghệ, tiềm lực quốc phòng, an ninh- đối ngoại

Về quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, vớiviệc một số quốc gia ven Biển Đông chưa đạt được thoả thuận về phân địnhvùng biển, hải đảo đang tiềm ẩn những bất ổn, dễ dẫn đến xung đột, tác độngkhông nhỏ đến ổn định của khu vực

Thực tiễn phát triển của đất nước đòi hỏi phải xây dựng chiến lược pháttriển kinh tế biển một cách khoa học và hợp lý, cần phải có một chương trìnhhành động toàn diện về biển và vùng ven biển, nhanh chóng xây dựng một

Trang 13

Việt Nam quốc gia mạnh về biển Giàu lên từ biển là khai thác hiệu quả caomọi tiềm năng kinh tế biển đem lại sự giàu có cho đất nước, cho địa phươngvùng ven biển và cho từng gia đình làm kinh tế biển đảo.

Lợi ích kinh tế biển không chỉ xuất từ một địa phương, một ngành màcần có sự liên kết một cách khoa học sự phát triển các ngành các lĩnh vực trêntoàn vùng, trên địa bàn cụ thể thành một chương trình đồng bộ thống nhất.Đặc biệt phát triển phải chú trọng mọi mặt ở những vùng ven biển

Đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng cộng sản Việt Nam khẳngđịnh cần phải xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàndiện, trọng tâm, trọng điểm Sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh vềkinh tế biển trong khu vực, gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh và hợp tácquốc tế Phát triển hệ thống cảng biển, vận tải biển, khai thác và chế biến dầukhí, hải sản, dịch vụ biển, đẩy nhanh công nghiệp đóng tàu biển và côngnghiệp khác, chế biến hải sản Phát triển mạnh, đi trước một bước, một sốvùng kinh tế ven biển và hải đảo [4, tr.93]

Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợptác và phát triển, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, chủ động

và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trêncác lĩnh vực khác Tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khuvực thì một khuynh hướng cơ bản là phải phấn đấu đưa nước ta trở thànhquốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển Trước mắt cần tập trung đầu tư pháttriển các lĩnh vực: Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí, hải sản, rà soát và bổsung quy hoạch hệ thống cảng biển, các cơ sở đóng tàu, hệ thống vận tải vàcác dịch vụ hàng hải, phát triển du lịch biển đảo, với cơ cấu ngành, nghềphong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, đạt hiệu quảcao Kết hợp chặt chẽ với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốcphòng, bảo vệ môi trường, tăng cường hợp tác quốc tế, vừa phát triển gópphần vào bảo vệ quốc gia Trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địathuộc chủ quyền và quyền tài phán nước ta, đồng thời khai thác tài nguyên ở

Trang 14

hải phận quốc tế Xây dựng các trung tâm kinh tế, khu kinh tế, khu côngnghiệp, khu chế xuất lớn ở vùng duyên hải gắn với các hoạt động kinh tế biểnlàm động lực quan trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nước Kết hợp chặtchẽ với phát triển vùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển nội địa

Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ to lớn đó, trước hết cần phải có chínhsách tạo sức hấp dẫn thu hút mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế biển trên tinhthần chủ động, tích cực hội nhập Phát huy triệt để các nguồn lực bên trong,tranh thủ sự hợp tác các nguồn lực bên ngoài theo nguyên tắc bình đẳng, cùng cólợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia

1.1.2.2 Những tác động từ bên ngoài

Toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ dưới tác động thúc đẩy củacách mạng khoa học - công nghệ và kinh tế tri thức đã làm tăng sức ép cạnhtranh và tác động sâu sắc đến các nền kinh tế Cùng với đó là tiến trình mởcửa, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trong mọi lĩnh vực;các công ty xuyên quốc gia không ngừng điều chỉnh lại, và hình thành nên cáctập đoàn khổng lồ chi phối nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh trên phạm vitoàn thế giới; nền kinh tế thế giới cũng như mỗi quốc gia ngày càng trở nênnăng động, liên kết với nhau chặt chẽ hơn; liên kết thương mại toàn cầu, khuvực và việc hình thành hệ thống tài chính quốc tế đã mang lại những triểnvọng phát triển kinh tế tri thức

Việc hình thành thị trường mang tính toàn cầu đã đem lại nhiều cơ hội,đồng thời cũng nhiều thách thức và nguy cơ đối mặt với các nước tham gia thịtrường toàn cầu, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam

Trong bối cảnh đó nước ta phải phát huy tính năng động, sáng tạo, tíchcực chuẩn bị lực lượng về mọi mặt, vươn lên để hội nhập kinh tế quốc tế,bằng nhiều cách điều chỉnh chiến lược, chính sách theo hướng mở cửa, giảm

và tiến tới dỡ bỏ các rào cản thương mại hàng hoá, dịch vụ, luân chuyển vốn,lao động và kỹ thuật giữa nước ta và các nước khác ngày một dễ dàng hơn.Thị trường thế giới ngày một trở nên thống nhất và sự tác động qua lại của

Trang 15

các quốc gia cao lên, từ đó làm cho các nước thường xuyên phải điều chỉnhchính sách một cách linh hoạt thích ứng với xu thế chung của quá trình hộinhập kinh tế Vì vậy, hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình vừa hợp tác,vừa đấu tranh phức tạp, đặc biệt là đấu tranh chống lại sự chi phối, áp đặt củacác cường quốc kinh tế và các công ty xuyên quốc gia, không ngừng mở rộngquan hệ kinh tế đối ngoại, góp phần phát triển kinh tế, củng cố an ninh, chínhtrị, độc lập tự chủ về kinh tế và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của mỗi quốcgia, thông qua việc thiết lập chặt chẽ với nhau, trong sự tác động qua lại, đanxen nhiều chiều Các nước đang phát triển trong đó có nước ta chủ động lựachọn phát triển ngành, nghề có lợi thế cao trong quá trình cạnh tranh, pháttriển và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ tham gia có hiệu quả vào phâncông lao động quốc tế.

Lịch sử phát triển của nhân loại đã chứng minh, biển đóng một nhân tố

vô cùng quan trọng của mỗi quốc gia có biển trong quá trình phát triển củamình Nhiều quốc gia có biển đã có những chính sách giữ gìn tài nguyênkhoáng sản trong vùng biển của nước mình rất nghiêm ngặt, và coi đó là mộtnguồn dữ trữ quan trọng, bên cạnh đó lại khai thác ở những vùng biển khác

Và có chiến lược đầu tư cho khoa học - công nghệ biển, đặc biệt chú trọngvào công nghệ khai thác, bảo vệ tài nguyên biển và được xem là một trongbốn mũi nhọn quan trọng của thế kỷ XXI

Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số, nguồn tài nguyên thiênnhiên trên đất liền, nhất là tài nguyên không còn khả năng tái tạo được ngàycàng cạn kiệt đã đem lại lợi thế vô cùng lớn cho các quốc gia có biển, từ đócũng nẩy sinh ra nhiều mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước có biển vànhững quốc gia không có biển gây nên những tranh chấp phức tạp và gay gắt

về chủ quyền, và quyền lợi từ biển

Trước tiên là sức ép về dân số đang gây một áp lực ngày càng mạnhtrong quá trình tính toán để phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trênthế giới Dân số tăng khó kiểm soát bên cạnh đó nguồn tài nguyên trên đấtliền ngày một cạn dần, trong tình trạng đói nghèo vẫn là sự thách thức của

Trang 16

mỗi quốc gia ngày một gay gắt không những về đói nghèo mà mật độ khônggian để sinh tồn ngày càng thu hẹp Chỉ còn một cách là nhìn ra biển với tưduy kinh tế đang được hình thành ở những quốc gia có biển, cách nhìn vềbiển cũng khác đi rất nhiều và đề cập nhiều hơn từ một vài thập kỷ gần đây.Không những về không gian sinh tồn, mà môi trường sống cũng xuốngcấp, môi trường sống liên quan trực tiếp đến sự sống của con người đặt ra yêucầu cấp bách cần phải có thái độ ứng xử mới đối với trái đất, tồn tại haykhông tồn tại, trong đó rừng và biển phải như thế nào?

Mặc dù vậy sức ép không dừng ở đó, vấn đề an ninh lương thực, thựcphẩm, ở biển được coi như một giải pháp lâu dài và quan trọng trong tươnglai của mỗi quốc gia

Cuối cùng, là sự phát triển kinh tế (nóng) của nhiều quốc gia trong nhữngnăm gần đây, việc thiếu hụt năng lượng đã đặt ra cho những quốc gia nàyđang nỗ lực vào nghiên cứu, tìm kiếm những nguồn năng lượng mới Như sứcgió, thuỷ triều, địa nhiệt ở trên mặt biển và trong lòng Đại Dương

Cùng với xu hướng toàn cầu hoá, cùng với đấu tranh và hợp tác quốc tếtrong khai thác phát triển kinh tế biển ngày một phát triển Hiện nay nhữngnước có biển, trên thế giới và trong khu vực có chiến lược phát triển biển rõràng, tăng cường tiềm lực khai thác và khống chế biển

Sự nổi lên của kinh tế Trung Quốc, đã đưa ra một chiến lược phát triển kinh

tế biển, từ khi cải cách nền kinh tế, mở cửa, kinh tế nước này đã phát triển năngđộng của dải ven biển; trong sự thành công đó là lấy các thành phố ven biển làmcửa ngõ giao lưu thương mãi quốc tế và làm đầu tàu kéo toàn bộ nền kinh tế pháttriển, đây là những bài học phát huy yếu tố lợi thế của biển và vùng ven biển.Bên cạnh đó mốt số nước có chiến lược phát triển kinh tế biển như:

Chiến lược biển của Mỹ:

Hoa Kỳ, xem biển là đường vận tải hàng hoá, hành khách, là nguồn nănglượng, nguồn dược liệu Hàng năm, các cảng biển quốc gia đạt doanh thu hơn

700 tỷ USD Từ dịch vụ vận tải hàng hoá, vụ vận chuyển hành khách đã thu

Trang 17

12 tỷ USD mỗi năm Các dịch vụ này tạo ra 13 triệu việc làm Hoạt động khaithác dầu khí ngoài khơi mở rộng tới các vùng nước sâu hàng năm tạo ra 25 -

40 tỷ USD Việc khai thác Đại Dương ngày càng tăng và thu về cho nước Mỹhàng tỷ USD từ các ngành công nghiệp biển như các chế phẩm sinh học và cácdược liệu biển Thuỷ sản là một nguồn lợi mang lại thu nhập và nhiều việc làmcho nền kinh tế, đồng thời hình thành nên di sản văn hoá cho cộng đồng ngưdân Tổng giá trị thương mãi của ngành đánh bắt cá hàng năm đạt hơn 28 tỷUSD, dịch vụ câu cá biển giải trí hàng năm đạt khoảng 20 tỷ USD, dịch vụ bán

cá cảnh hàng năm đạt khoảng 3 tỷ USD Hàng năm, hàng trăm triệu khách đến

du lịch ở những bãi biển nước Mỹ, tiêu hàng tỷ USD tạo ra hàng triệu việc làm.Trên thực tế, ngành du lịch và giải trí là những ngành tăng nhanh nhất, làm giàucho nền kinh tế, tạo việc làm cho những người dân ven biển nước Mỹ

Nhận thức được điều này, chính phủ Mỹ đã xác định một khung chínhsách mới về biển, khung chính sách này mang tính cách mạng, ở cấp quốcgia, được xây dựng và tăng cường vai trò của nhà nước, của các vùng, cáccộng đồng các địa phương

Tăng cường công tác phối hợp lãnh đạo ở cấp quốc gia Ở cấp liên bang,

các bộ ngành thuộc chính phủ và cơ quan độc lập có vai trò quan trọng trongviệc xây dựng chính sách biển Cần tăng cường các hoạt động phối hợp vớinhau và với chính quyền trung ương, vùng và cộng đồng địa phương, việctăng cường khả năng trao đổi và phối hợp sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả củachính sách biển quốc gia

Tăng cường tiếp cận vùng Việc đảm bảo đầy đủ tham gia của nhà nước,

các vùng, các cộng đồng và chính quyền địa phương vào xây dựng triển khaichính sách biển là một yếu tố cơ bản của khung chính sách biển Quốc gia.nhiều vấn đề về biển và vùng biển nổi lên hiện nay, đòi hỏi phải có sự thamgia tích cực của những nhà làm chính sách ở trung ương, địa phương, cũngnhư đông đảo của những bên liên quan

Trang 18

Phối hợp quản lý các vùng ngoài khơi Khu vực biển ngoài khơi rộng lớn

của Hoa Kỳ ngày càng trở nên hấp dẫn cho các hoạt động kinh tế, nhiều hệthống cơ sở được thành lập nhằm phục vụ các hoạt động khai thác Đại Dươngtrong thời gian dài, các hoạt động đánh bắt và khai thác các nguồn nănglượng Tuy nhiên, phải xác định rõ các chức năng quản lý mới, thành lập các

cơ sở nuôi trồng thuỷ sản, khai thác các nguồn năng lượng gió

Ngoài những chính sách trên, khung chính sách biển Quốc gia mới của

Mỹ còn đề cập đến việc tăng cường tổ chức, tăng cường đầu tư khoa học côngnghệ và thăm dò, xây dựng một kỷ nguyên mới về thu thập dự liệu và hệthống thông tin, các chính sách thúc đẩy công tác giáo dục, đào tạo làm nềntảng tương lai về biển [8, tr.18-21]

Chiến lược biển của Liên bang Nga.

Hiện nay, Liên bang Nga đang ở vị thế mới trong việc phục hồi vị thế củamình trong lòng Đại Dương, và đây được coi là nhiệm vụ quan trọng Để giảiquyết những vấn đề có tính chiến lược, việc thống nhất mọi nỗ lực của các cấpkhác nhau trong nước Nga là hết sức cần thiết Nhiệm vụ này được đề cập trongchương trình định hướng mục tiêu toàn diện Liên bang về (Đại dương, gọi tắt làchương trình Đại dương) nhằm tạo ra những chương trình cần thiết về vật chấthoá các lợi ích quốc gia và vị thế địa chính trị nước Nga trên biển

Chương trình Đại Dương nhằm đưa ra một giả pháp toàn diện với vấn đềthăm do và khai thác hiệu quả Đại Dương nhằm phục vụ hiệu quả kinh tế vàbảo vệ an ninh của nước Nga

Chương trình Đại Dương là một công cụ điều hoà sự phối hợp giữa cácchương trình liên bang và khu vực để đưa ra các giải pháp cho từng vấn đềriêng lẻ cho Đại Dương, và định hướng cho các chương trình này cho mụctiêu chung của chính sách quốc gia, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, bảo vệ lợiích quốc gia vị thế địa chính trị Cụ thể là:

Làm cho nước Nga trở nên năng động hơn trên Đại Dương gắn liền vớimục tiêu phát triển quốc gia:

Trang 19

Định hướng các hoạt động của nước Nga trên Đại Dương nhằm đạt đượcnhững kết quả củ thể có tính khả thi trong một tương lai gần nhất;

Tạo điều kiện tối đa cho việc nâng cao hợp tác hiệu quả các hoạt độngcủa các cấp chính quyền liên bang cũng như chính quyền các nước cộng hoàliên bang trên Đại Dương

Chiến lược biển của Canada.

Canada đã đưa một chiến lược biển rất ngắn gọn, có phụ đề rất gợi cảm:

“Biển của chúng ta, tương lai của chúng ta” , phản ánh những quan điểm, tưtưởng chủ đạo, những nét định hướng chính và những giải pháp chủ yếu nhấtnhằm thực hiện chiến lược này

Đối với Canada, trong các vùng biển đã đóng một vai trò quan trọngtrong lịch sử đất nước và trong tương lai, biển cũng tiếp tục đem lại cho quốcgia nhiều hứa hẹn và triển vọng hơn nữa Chiến lược biển của nước này kêugọi tất cả mọi người cùng phối hợp, cộng tác để đem lại cho biển ngày mộttrong lành, an toàn và thịnh vượng, đem lại lợi ích cho tất cả mọi ngườiCanada hôm nay và mai sau

Các nguyên tắc xây dựng chiến lược hoạch định chính sách gồm: pháttriển bền vững, quản lý hội nhập và tiếp cận thận trọng

Phát triển nguồn tài nguyên biển hiện tại và trong tương lai phải đượctiến hành sao cho không tổn hại đến việc thoả mãn nhu cầu của các thế hệtrong tương lai

Quản lý hội nhập là việc cam kết cho hoạch định và quản lý tổng thể củacon người, trong đó xem xét các yếu tố cần thiết nhằm duy trì và sử dụng bềnvững nguồn tài nguyên biển, cùng chia sẻ không gian biển

Tiếp cận thận trọng là cam kết bảo tồn, quản lý khai thác nguồn tàinguyên biển để bảo vệ nguồn tài nguyên này và giữ gìn môi trường ,hệ sinhthái biển Mục tiêu chiến lược là thúc đẩy hoạt động quản lý biển, tìm kiếmnguồn tài nguyên biển, và thực hiện các hoạt động kinh doanh

Trang 20

Các nước ở vùng Đông và Đông Nam Á cũng đang khởi động chươngtrình về biển xây dựng vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ thành một cực tăngtrưởng mới trong khuôn khổ khu vực mẫu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc.Trước xu thế toàn cầu hoá và sự phát triển của đất nước thì nền kinh tế biểnđóng một vài trò quan trọng quá trình phát triển.

1.1.3 Những tính quy định phổ biến đối với kinh tế biển trong hội nhập kinh tế quốc tế

Công ước Liên hợp quốc về Luật biển:

Còn gọi là công ước luật biển hay hiệp ước luật biển, là một hiệp ướcđược hình thành trong hội nghị về luật biển của liên hợp quốc lần thứ III diễn

ra từ năm 1973, sau nhiều chỉnh sửa cho đến 1982 đã được thực hiện tronghiệp ước năm 1994 Công ước luật biển là một bộ các quy định về sử dụngbiển và Đại Dương trên thế giới (chiếm 70% diện tích bề mặt trái đất) Côngước đã được ký kết năm 1982 để thay thế cho IV hiệp ước năm 1958 đã hếthạn Công ước quy định quyền và trách nhiệm của các quốc gia trong việc sửdụng biển, Đại dương; có các hướng dẫn rõ ràng cho các hoạt động kinhdoanh, bảo vệ môi trường và quản lý khai thác các tài nguyên trên đó

Nội dung Công ước bao gồm một loạt điều khoản Những điều khoảnquan trọng nhất quy định về việc thiết lập các giới hạn, giao thông đườngbiển, trạng thái biển đảo, và các chế độ quá cảnh, các vùng đặc quyền kinh tế,quyền tài phán thềm lục địa, khai khoáng lòng biển sâu, chính sách khai thác,bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học, và dàn xếp các tranh chấp.Công ước quy định giới hạn cho các vùng khu vực, tính từ đường cơ sở

(baseline) và được định nghĩa rõ ràng Bao gồm:

Thuỷ: Bao phủ tất cả vùng biển và đường thuỷ ở bên trong đường cơ sở

(phía đất liền) Tại đây, quốc gia ven biển được tự do áp đặt luật, kiểm soátviệc sử dụng, và sử dụng mọi tài nguyên Các tàu thuyền nước ngoài không

có quyền đi lại, tự do trong các vùng nội thuỷ

Trang 21

Lãnh hải: Vùng nằm ngoài đường cơ sở có chiều rộng 12 hải lý Tại đây,

quốc gia ven biển được quyền tự do đặt luật, kiểm soát việc sử dụng, và sửdụng mọi tài nguyên Các tàu thuyền nước ngoài được quyền "qua lại khônggây hại" mà không cần xin phép Đánh cá, làm ô nhiễm, dùng vũ khí, và dòthám không được xếp vào dạng "không gây hại" Nước chủ quyền cũng có thểtạm thời cấm việc "qua lại không gây hại" này tại một số vùng trong lãnh hảicủa mình khi cần bảo vệ an ninh

Vùng nước quần đảo: Công ước đưa ra định nghĩa về các quốc gia quần

đảo, cũng như định nghĩa về việc các quốc gia này có thể vẽ đường biên giớilãnh thổ của mình như thế nào Đường cơ sở được vẽ giữa các điểm ngoàicùng nhất của các đảo ở ngoài cùng nhất, đảm bảo rằng các điểm này phải đủgần nhau một cách thích đáng Mọi vùng nước bên trong đường cơ sở này sẽ

là vùng nước quần đảo và được coi như là một phần của lãnh hải quốc gia đó.

Vùng tiếp giáp lãnh hả i : Bên ngoài giới hạn 12 hải lý của lãnh hải là một

vành đai có bề rộng 12 hải lý, đó là vùng tiếp giáp lãnh hải Tại đây, nước chủ

có thể vẫn thực thi luật pháp của mình đối với các hoạt động như buôn lậuhoặc nhập cư bất hợp pháp

Vùng đặc quyền kinh tế: Rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở Trong

vùng này, quốc gia ven biển được hưởng độc quyền trong việc khai thác đốivới tất cả các tài nguyên thiên nhiên Trong vùng đặc quyền kinh tế, nướcngoài có quyền tự do đi lại bằng đường thuỷ và đường không, tuân theo sựkiểm soát của quốc gia ven biển Nước ngoài cũng có thể đặt các đường ốngngầm và cáp ngầm

Thềm lục địa: là vành đai mở rộng của lãnh thổ đất cho tới mép lục địa

(continental margin), hoặc 200 hải lý tính từ đường cơ sở, chọn lấy giá trị lớn

hơn Thềm lục địa của một quốc gia có thể kéo ra ngoài 200 hải lý cho đếnmép tự nhiên của lục địa, nhưng không được vượt quá 350 hải lý,tính từđường cơ sở của lãnh hải, hoặc không tính quá 100 hải lý bên ngoài đườngđẳng sâu 2.500m Đối với thềm lục địa, nước ven biển có chủ quyền và quyền

Trang 22

tài phán quốc gia tương tự như trong vùng đặc quyền kinh tế Tuy nhiên,quyền chủ quyền của nước ven biển trên thềm lục địa là đương nhiên, khôngphụ thuộc vào quyền có tuyên bố hay không.

Cùng với các điều khoản, định nghĩa các ranh giới trên biển, Công ướccòn quy định các nghĩa vụ tổng quát cho việc bảo vệ môi trường biển và bảo

vệ quyền tự do nghiên cứu khoa học trên biển Công ước cũng tạo ra một cơchế pháp lý mới cho việc kiểm soát khai thác tài nguyên, khoáng sản tại cáclòng biển sâu nằm ngoài thẩm quyền quốc gia, được thực hiện thông qua ủuỷban đáy biển quốc tế [11]

Từ rất lâu cho đến nửa đầu thế kỷ XX, các quốc gia ven biển chỉ có vùngbiển hẹp (lãnh hải) trực thuộc chủ quyền rộng 3 hải lý (theo quy ước mỗi hải

lý bằng 1,852m) còn phía ngoài lãnh hải 3 hải lý là vùng biển chung, mỗi cánhân, các tổ chức được quyền đi lại và khai thác tự do Cho nên, ngay từ thế

kỷ XV khi các quốc gia mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình ra biển, có sựtranh đua về mở rộng thị phần khai thác các nguồn lợi từ biển, không gian

biển ngày một trở nên quyết liệt, lúc đó con người nhận thức về biển là "biển

cả không phải là tài nguyên vô tận mà biển là của chung, các quốc gia bìnhđẳng trong việc khai thác, sử dụng biển" [10, tr.14]

Vào năm 1994 cho đến bây giờ, Công ước quốc tế về luật biển mới đượccác quốc gia ký vào năm 1982 (Công ước 1982), phê chuẩn vào ngày16/11/1994 có hiệu lực pháp luật quốc tế Cũng vào năm đó nước ta cũng phêchuẩn công ước 1982 vào năm 1994 về luật biển quốc tế Cùng với sự ra đờicông ước 1982, đã ghi rõ: Biển cả là vùng không nằm trong vùng đặc quyềnkinh tế, lãnh hải hay nội thuỷ của một quốc gia ven biển cũng như không nằm

trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo.

Như vậy, theo công ước về biển năm 1982, phạm vi vùng biển nước tađược mở rộng một cách đáng kể, khoảng vài chục nghìn km2 đã lên đến gầnmột triệu km2 cùng với năm vùng biển có phạm vi quản lý khác nhau Nhưvậy, nước ta diện tích về biển không còn thuần tuý như cũ nữa mà mở rộng

Trang 23

hướng ra biển, không chỉ còn biên giới chung với Trung Quốc, Campuchia

mà hầu hết nước khu vực Đông Nam Á như Philippin, Malaixia, Indonexia,Thái Lan

Với việc phê chuẩn công ước của liên hợp quốc về biển Việt Nam, tích cực tham gia vào các hoạt động trên biển.

Căn cứ vào công ước của Liên Hợp quốc về luật biển năm 1982 Cùngluật biên giới quốc gia năm 2003, biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm Xây dựng, quản

lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với toàn vẹnlãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triểnkinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh đất nước

Để tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước về biên giới quốc gia; xâydựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng.Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm

1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo nghị quyết số15/2001/QH10 ngày 25tháng 12 năm 2001 của Quốc Hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

Những quy định chung mang tính chất pháp lý đối với biển Việt Nam.

Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam làđường và mặt thẳng đứng theo hướng đó để xác định giới hạn lãnh thổ đấtliền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.Vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa ViệtNam Trong đó chế độ pháp lý quy chế quản lý và bảo vệ vùng tiếp giáp lãnhhải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam quy định phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luậtbiển năm 1982 và các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam ký hoặc gia nhập.Trong điều 4, Luật biên giới quốc gia năm 2003, các từ dưới đây đượchiểu như sau:

Trang 24

- Đường cơ sở: là đường gẫy khúc nối liền các điểm đã lựa chọn tại gần

nước thuỷ triều thấp nhất dọc bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định công bố

- Vùng tiếp lãnh hải: là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải có chiều

rộng mười hai hải lý

- Vùng đặc quyền kinh tế: là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải và

hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng hai trăm hải lý tính từ đường cơ

sở, trừ trường hợp điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

và các quốc gia hữu quan có quy định khác.

Thềm lục địa: là đáy biển và lòng đất dưới biển thuộc phần kéo dài tự

nhiên của lục địa mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa

mà Việt Nam là quốc gia ven bờ có chủ quyền, quyền tài phán được xác địnhtheo Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982, trừ trường hợpđiều ước quốc tế giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốcgia hữu quan có quy định khác

- Đi qua không gây hại trong lãnh hải: là việc tàu thuyền nước ngoài đi

trong lãnh hải Việt Nam nhưng không làm phương hại đến hoà bình, an ninh,trật tự, môi trường sinh thái của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namtheo quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước của Liên Hợp Quốc vềluật biển năm 1982

Trong đó, biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằngcác toạ độ trên bản đồ trên hải đồ và ranh giới ngoài lãnh hải của đất liền,lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam được xác định theoCông ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tếgiữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan

Các vùng ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyềnkinh tế và thềm lục địa xác định chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam theo công ước của Liên Hợp quốc về luật biển năm

1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vàcác quốc gia hữu quan

Trang 25

Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc giatrên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất Ranh giới tronglòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng từ các đường ranh giới phía ngoàicủa vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất xác định chủ quyền,quyền tài phán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ướccủa Liên Hợp quốc về luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.

Như vậy khu vực biên giới trên biển của Việt Nam tính từ biên giới quốc giatrên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo;Lãnh hải Việt Nam rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía ngoài Lãnhhải của Việt Nam bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải củaquần đảo Việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới

là sự nghiệp của toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý Nhà nước và nhândân thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, anninh và đối ngoại Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chínhsách xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị ổn định lâu dài với các nước lánggiềng; giải quyết các vấn đề biên giới quốc gia thông qua đàm phán trên cơ sởtôn trọng, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau

- Các hành vi bị nghiêm cấm:

Xê dịch phá hoại mốc biên giới; làm sai lệch; chệch hướng đi của biêngiới quốc gia; làm đổi dòng chảy tự nhiên của sông; suối biên giới; gây hư hạimốc quốc giới;

Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới, xâm canh,xâm cư ở khu vực biên giới; phá hoại công trình biên giới;

Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm môi trường, xâmhại tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc gia;

Qua lại trái phép mốc biên giới quốc gia; buôn lậu Vận chuyển tráiphép hàng hoá, tiền tệ, vũ khí, ma tuý, chất nguy hiểm về cháy, nổ qua biêngiới quốc gia; vận chuyển qua biên giới quốc gia văn hoá phẩm độc hại và cácloại văn hoá khác mà Nhà nước cấm nhập khẩu, xuất khẩu:

Trang 26

Bay vào khu vực cấm bay; bắn, phóng, thả, đưa qua biên giới quốc giatrên không phương tiện bay, vật thể, các chất hại hoặc có nguy cơ gây hại choquốc phòng, an ninh, kinh tế, sức khoẻ của nhân dân, môi trường, an toànhàng không và trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới Và các hành vi khác

vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia

Tàu thuyền nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại tronglãnh hải Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điềuước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; tàu ngầm và các phương tiện

đi ngầm khác phải đi nổi và treo cờ quốc tịch

Tàu thuyền nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàuthuyền chở chất phóng xạ, chất nguy hiểm độc hại khác khi thực hiện quyền

đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam phải mang đầy đủ các tài liệu,

áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của pháp luật ViệtNam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập Các tàu thuyềnkhi tiến hành các hoạt động khác trong lãnh hải Việt Nam phải được cơ quanthẩm quyền Việt Nam cho phép

Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, lý do đặc biệt khác hoặctheo đề nghị của nước hữu quan, người, phương tiện, hàng hoá có thể bị hạnchế hoặc tạm ngừng qua lại biên giới quốc gia, kể cả việc đi qua không gâyhại trong lãnh hải Việt Nam Các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phápluật về biên giới quốc gia thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý kỷluật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hạithì phải bồi thường theo quy định của pháp luật [13]

1.2 MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH TÌNH HÌNH KINH TẾ BIỂN TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1.2.1 Các chỉ tiêu kinh tế

Tiềm năng tài nguyên biển nước ta phong phú và đa dạng có ý nghĩaquan trọng trong phát triển đất nước, mở rộng giao lưu quốc tế và ngày đóngmột vai trò to lớn trong sự nghiệp CNH,HĐH đất nước Ngày nay, trong công

Trang 27

cuộc xây dựng bảo vệ tổ quốc, hội nhập kinh tế quốc tế, vị trí, vai trò của biểnlại càng quan trọng hơn Song sự thành công hay thất bại đều do yếu tố củalực lượng sản xuất quyết định, nguồn lực con người quyết định sự phát triểnkinh tế - xã hội của mọi thời đại, ngoài yếu tố của lực lượng sản xuất thì lợithế về tài nguyên là động lực thúc đẩy quá trình phát triển nhanh hơn và bềnvững hơn Nước ta có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, có bờ biển dài hơn3.260km, là quốc gia có nguồn tài nguyên biển phong phú, sẽ tạo điều kiệncho các ngành kinh tế phát triển:

Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng xác định:

Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế toàn diện,

có trọng tâm, có trọng điểm; sớm đưa nước ta trở thành quốc giamạnh về kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh và hợptác quốc tế Phát triển hệ thống cảng biển, vận tải biển, khai thác vàchế biến dầu khí, hải sản, dịch vụ biển; đẩy mạnh các ngành đóngtàu và công nghiệp khai thác, chế biến hải sản; phát triển mạnh, đitrước một số ngành kinh tế ven biển và hải đảo [ ]

Như vậy, Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ các bộ phận cấu thànhkinh tế biển Dưới đây là sự phân tích làm rõ những nhân tố và các chỉ tiêu đãđạt được của một số bộ phận cấu thành kinh tế biển

* Phát triển đồng bộ và hiệu quả việc nuôi trông, đánh bắt, chế biến bảo

vệ nguồn lợi hải sản.

+ Việt Nam có chiều dài bờ biển 3.260 km, 112 cửa sông lạch, vùng đặcquyền kinh tế có hơn 1 triệu km2, có 4000 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều eo,vịnh, đầm phá, và nhiều ngư trường Biển nước ta có khoảng 2.100 loài hảisản, trong đó có 130 loài hải sản khác nhau với trữ lượng là 3 triệu tấn, tiềmnăng nuôi trồng thuỷ hải sản là rất lớn 1,7 triệu ha mặt nước nội địa; 300.000

ha bãi biển; 400.000 ha hồ chứa sông, suối nhỏ; 600.000 ha ao hồ nhỏ, ruộngtrũng và hàng trăm nghìn ha bồi ven biển có thể đưa vào nuôi trồng thuỷ hảisản Theo Bộ Nông nghiệp & PTNT có thể sử dụng 60% diện tích mặt nước

Trang 28

để nuôi trồng thuỷ sản mà vẫn đảm bảo cân bằng sinh thái Các mặt nước đókhông những cho sản lượng lớn mà còn có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinhthái của sông, rừng ngập mặn, bảo đảm nhịp độ tái tạo, duy trì thuỷ sản biển

và ven biển Về khả năng chế biến, cả nước có 332 nhà máy chế biến đônglạnh, có khả năng xuất khẩu 600.000 tấn/ năm Hàng chục cảng cá, bến cáđược xây dựng không chỉ ven biển nơi đông dân cư, nghề cá mạnh như ởQuảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Khánh Hoà, mà còn trêncác đảo: Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, đã hình thành các trungtâm dịch vụ hậu cần nghề cá, có những trung tâm này ngoài cầu cảng, bến neođậu tàu thuyền và các cơ sở dịch vụ khác: Như vật tư, ngư cụ, nước đá, cungứng xăng dầu, đóng sửa tàu, chế biến thuỷ sản và chợ cá Về lao động nghề

cá, đến năm 2004 toàn quốc hiện nay có 4 triệu người; trong đó, lao động khaithác 684.000 người, lao động nuôi trồng thuỷ sản 2.228.000 người, lao độngchế biến 502.000 người, lao động thương mại và dịch vụ nghề cá 586.000người Về trình độ ngành thuỷ sản: có trên 10,1% lao động có trình độ đạihọc, gần 15,1% trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật, còn lại chưa quađào tạo Ngư dân nước ta có tính cần cù, chịu khó và sáng tạo trong lao động

sản xuất [23].

Vị trí của ngành thuỷ sản: Với lợi thế tự nhiên và tiềm năng sông, biển,bãi triều mặt nước và nuôi trồng thuỷ sản, ngành thuỷ sản Việt Nam đã đónggóp một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Cùng với nôngnghiệp và lâm nghiệp thuỷ sản đã cung cấp thực phẩm chủ yếu cho toàn xãhội Theo số liệu đã công bố của Tổng Cục thống kê, GDP của ngành thuỷsản giai đoạn 1995- 2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng; Tỷ trọngGDP của thuỷ sản trong tổng GDP của toàn quốc liên tục tăng, từ 2.9% (năm1995) lên 3,4% (năm 2000) và 4% vào năm 2005 Trong cơ cấu GDP nôngnghiệp, ngành thuỷ sản chiếm 20%, đóng góp một số lượng hàng hoá xuấtkhẩu quan trọng và đóng một phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước

ta (năm 2007 chiếm 8,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước) Nghị quyết

Trang 29

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Nghị quyết TW4 (khoá X) về chiến lượcbiển Việt Nam 2020 đã tiếp tục khẳng định ngành thuỷ sản là một ngành kinh

tế mũi nhọn, có tiềm năng phát triển mạnh nhất là về nuôi trồng, cần phấn đấuvươn lên hàng đầu trong khu vực Các địa phương có biển nhận thấy điềukiện phát triển thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh [24]

Năm 2006, sản lượng ngành thuỷ sản đạt gần 3,7 triệu tấn, tăng 6,6% sovới năm 2005, đạt 107,4% kế hoạch năm Trong đó, sản lượng khai thác hảisản trên 2 triệu tấn, tăng 0,32% so với năm 2005 Sản lượng nuôi trồng 1,7triệu tấn tăng 17,8% so với năm 2005 Giá trị sản xuất thuỷ sản năm 2006 đạt47,711 tỷ đồng, tăng 8,1% so với năm 2005; Tỷ trọng thuỷ sản trong nôngnghiệp 21,3% [25, tr.2]

+ Phát triển hệ thống Cảng biển, vận tải biển và công nghiệp tàu biển

- Cảng biển, vận tải biển:

Theo sự phân tích của Mác lưu thông hàng hoá là một khâu không thểthiếu trong một quá trình sản xuất hàng hoá Lưu thông hàng hoá là cầu nốigiữa quá trình sản xuất và tiêu dùng, nó làm cho quá trình sản xuất nhanh haychậm Mặt khác, lưu thông cũng cấu thành giá thành sản phẩm hàng hoá Nhưvậy, lưu thông đã tác động lớn đến quá trình cạnh tranh của sản phẩm Muốnquá trình lưu thông diễn ra thuận lợi chỉ còn cách là phát triển nhanh các hệthống giao thông đường thuỷ, bộ, đường không, phục vụ cho quá trình sảnxuất, kinh doanh giảm giá thành sản phẩm chiếm ưu thế trong cạnh tranh Đặcbiệt là vận chuyển khối lượng hàng hoá lớn ngày càng trở nên cần thiết vàchiếm ưu thế Vì vậy hệ thống cảng biển, vận tải biển phát triển đã thúc đẩythương mại của các quốc gia, khu vực phát triển trong quá trình xuất nhậphàng hoá, là động lực thúc đẩy công nghiệp phát triển, phát triển công nghiệpchi phí vận chuyển đóng một yếu tố lớn, đặc biệt là vận chuyển từ quốc gianày sang quốc gia khác, thậm chí từ châu lục này sang châu lục khác

Trang 30

Vận tải bằng đường biển giảm được giá thành và số lượng hàng lại lớn.Như vậy, vị trí địa lý của biển đóng một vai trò quan trọng trong phát triểnkinh tế Nước ta lại có bờ biển dài, và có nhiều vị trí xây dựng được cảngbiển Phục vụ CNH,HĐH đất nước.

Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên thị trườngthế giới trong thời điểm hiện này không chỉ phụ thuộc vào chất lượng giáthành của sản phẩm mà còn phụ thuộc vào chi phí vẩn tải mà doanh nghiệp đóphải chi trả trong quá trình bao tiêu sản phẩm Các mặt hàng được sản xuấttrong nước nếu nhập nguyên liệu thô và xuất sản phẩm bằng đường thuỷ vớicác tàu biển có trọng tải lớn là kênh tiêu thụ có hiệu quả, giảm đáng kể chi phívận tải và tăng hiệu quả đầu tư Chính vì vậy, yếu tố cảng biển là vấn đề trọngtâm hàng đầu của các nhà đầu tư trong việc quyết định lựa chọn vị trí của dự án.Theo quan điểm truyền thống, cảng biển là đầu mối giao thông, là nơithực hiện các thao tác bốc dỡ hàng hoá từ phương thức vận tải biển sang hìnhthức vận tải khác và ngược lại Trong đó vai trò cơ bản của cảng là xếp dỡhàng hoá, hỗ trợ các công tác xuất nhập khẩu với tư cách là một cơ sở kết cấu

hạ tầng quan trọng của quốc gia

Theo quan điểm hiện đại, cảng biển muốn hoạt động tốt, phát huy hếtkhả năng của mình cần phải có mặt bằng, cơ sở vật chất lớn để phục vụ chotất cả các hoạt động của các doanh nghiệp Như vậy, ngoài vai trò xếp dỡhàng hoá, trung chuyển đơn giản tạo giá trị gia tăng, cảng càng đóng vai tròcủa chuỗi giá trị kinh doanh, nên hoạt động của nó còn gắn với chuỗi hoạtđộng kinh tế mở, khu thương mại tự do, khu công nghiệp khu chế xuất Cho đến nay, hầu hết các cảng biển nước ta chỉ mới đạt tiêu chí cảngtruyền thống vai trò cơ bản là xếp dỡ hàng hoá Trong đó, có một số cảng mớiđược xây dựng để đạt tiêu chí là cảng hiện đại Mặc dù vậy, với quy hoạchtổng thể hệ thống cảng đến năm 2010 đã được phê duyệt, trong giai đoạn(2010-2015)

Trang 31

Thời gian, qua quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển nước ta

đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào tăng trưởngGDP, đáp ứng nhu cầu vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Tuynhiên, hệ thống cảng biển nước ta còn bộc lộ những hạn chế, bất cập, nhưthiếu đồng bộ, tầm nhìn quy hoạch còn chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển,đòi hỏi phải được cập nhật, điều chỉnh, bổ sung đáp ứng yêu cầu của đấtnước

Từ năm 2005 nước ta có 126 cảng biển ở các vùng, miền trong đó có 4cảng công suất 10 triệu tấn/năm và 14 cảng với công suất 1triệu tấn/năm, còn lại

là quy mô nhỏ và vừa, khả năng neo đậu được tàu 3.000 tấn trở xuống [15, tr.6].Trong những năm tới nền kinh tế nước ta hội nhập sâu và rộng hơn, giao lưutrong nước, khu vực và thế giới, đòi hỏi hệ thống cảng biển cần đáp ứng đượcnhu cầu về kinh tế - xã hội Cảng đã lưu chuyển gần như toàn bộ khối lượnghàng hoá xuất nhập khẩu, phục vụ toàn bộ vùng kinh tế trọng điểm, khu côngnghiệp, góp phần tăng trưởng GDP của nền kinh tế và thúc đẩy quá trình hộinhập kinh tế quốc tế

Trên cơ sở dự báo nhu cầu hàng hoá nên chúng ta đã đưa ra được nhữngthứ tự ưu tiên hợp lý đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, và xây dựng mớicảng biển Phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam được thủ Thủ

Tướng phê duyệt, tiến hành lập quy hoạch chi tiết các nhóm cảng biển quan

trọng Đầu tư xây dựng trọng tâm, trong điểm cảng biển, cùng hệ thống giaothông tạo thuận lợi cho quá trình sử dụng một cách tối ưu, nâng cao chấtlượng, dịch vụ bốc xếp hàng hoá, nâng cao chất lượng phục vụ các tàu cótrọng tải lớn, hiện đại vào cảng nước ta một cách thuận lợi, những năm qua, ởnước ta ít có hiện tượng ứ đọng hàng hoá hoặc tàu phải xếp hàng chờ đợi đểcập cảng Việc quy hoạch các cảng hợp lý, khoa học, hệ thống bốc dỡ hàngnhanh, thuận tiện, hấp dẫn các nhà sản xuất, nhập khẩu trong và ngoài nước.Trong từng khu vực, ngoài các cảng tổng hợp chủ lực mang tính chiếnlược quốc gia, chúng ta còn có các cảng vệ tinh để hỗ trợ hoạt động vận tải

Trang 32

biển nói chung và giải quyết nhu cầu hàng hoá phục vụ cho việc phát triểnkinh tế - xã hội của từng địa phương.

Quy mô cảng ngày càng tăng, hiện nay Việt Nam chỉ có hơn 17 cảngbiển loại I, và 23 cảng loại II và 9 cảng loại III, với 25.617m cầu bến, đượctrải dài từ Bắc đến Nam; ngoài ra còn có 10 khu trung chuyển tải để tăngcường khả năng thông thương của hàng hoá và tạo điều kiện cho các tàu cótrọng tải lớn vào cảng thuận lợi dễ dàng, an toàn Khối lượng hàng hoá đượclưu thông qua cảng tăng nhanh, tính từ 10 năm lại đây, tổng khối lượng hànghoá thông qua hệ thống cảng biển nước ta bao gồm hàng xuất khẩu, nhậpkhẩu và nội địa tăng hơn hai lần, tốc độ tăng 11,36%/năm Trong đó, hàngcông-te-nơ tăng 3,35 lần với tốc độ 18,9%; hàng lỏng tăng 1,3 lần với tốc độ3,89%, hàng khô tăng 2,42 lần với tốc độ 13,57%; hàng quá cảnh tăng 2,28 lầnvới tốc độ tăng 11,23%; lượng hành khách qua cảng biển tăng 1,96 lần với tốc

độ tăng 23,02%; số lượng tàu thuyền tăng gấp 2 lần chiếm 12,37% [15, tr.18].Việc áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào quản lý khai thác cáccảng biển đã phát huy tác dụng, đạt hiệu quả cao Nhà thầu trong nước khôngngừng được đổi mới, nâng cấp; đội ngũ cán bộ sử dụng và vận hành cảng biểnngày một hoàn thiện

Bên cạnh những mặt được, trong hệ thống cảng biển Việt Nam vẫn cònnhững tồn tại cần được khắc phục như:

Mục tiêu để tính toán nhu cầu hàng hoá trong nước và quốc tế chưachính xác dẫn đến quy hoạch vẫn mang tính chất phát triển tiếp theo nhữngbước quy hoạch của các cảng hiện có, chưa có những quy hoạch đột phá đểvươn ra biển Điều kiện khoa học công nghệ chưa phát triển tương xứng vớiđòi hỏi ngày càng cao với thị trường trong nước và khu vực, các cảng đượcxây dựng ở những vị trí trên sông kín sóng gió dẫn đến luồng tàu dài, bị sabồi, dẫn đến độ sâu chạy tàu bị hạn chế, trang thiết bị xếp dỡ chưa đồng bộ vànăng suất thấp

Trang 33

Hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ nối với các khu kinh tế, khucông nghiệp dẫn đến cảng chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ.

Thường xuyên phải cập nhật chủ trương, chính sách mới về phát triểnkinh tế - xã hội như thành lập các khu kinh tế mở, khu thương mại tự do, khucông nghiệp, xây dựng các nhà máy quan trọng có quy mô lớn Do vậy dẫnđến cảng biển nước ta vẫn mang tính chắp vá và thiếu tính đồng bộ

Trong nỗ lực thay đổi cơ cấu kinh tế, các địa phương vùng duyên hải,ven biển thường xây dựng chương trình phát triển công nghiệp dựa trên cơ sởphát triển cảng và coi đó là điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mình Cácchương trình đó đã tác động sâu sắc đến quy hoạch, và dẫn đến đầu tư nhiềucảng nhỏ nằm rải rác các địa phương [16,tr.18]

- Định hướng phát triển

Hiện tại, hệ thống cảng biển Việt Nam có hơn 24 cảng lớn nhỏ và hơn

100 bến phao Lượng hàng hoá bốc xếp thông qua cảng hàng năm tăngkhoảng 10% Củ thể: Năm 2004 lượng hàng thông qua là 127,7 triệu tấn, năm

2005 đạt 139 triệu tấn, trong vòng 10 năm trở lại đây, kinh phí dành cho đầu

tư xây dựng mới tăng 40%, trong khi đó lượng hàng hoá tăng 300% Như vậy,tốc độ hàng hoá tăng qua cảng lớn hơn tốc độ đầu tư xây dựng Trong thànhtựu chung của hệ thống cảng biển có sự đóng góp to lớn của cảng truyềnthống vào sự phát triển của kinh tế - xã hội của đất nước

Các cảng Hải Phòng, Cửa Lò và Đà Nẵng cùng các cảng khu vực thànhphố Hồ Chí Minh là các cảng quan trọng, đóng vai trò chủ lực trong cảng biểnnước ta Tất cả các cảng này dù có lịch sử hoạt động lâu dài hay mới thànhlập đều có đặc tính chung là khu hậu phương rất hẹp và chỉ thực hiện vai trò

là bốc dỡ hàng hoá Chính vì thế, để xây dựng hệ thống cảng biển nước ta trởthành cảng hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh

tế khu vực và thế giới, cần phải có một bước đi đột phá, tạo hướng mới trongviệc xây dựng, khai thác tối đa tiềm năng và thế mạnh của các cảng

Trang 34

Theo quy hoạch tổng thể của Chính Phủ, bắt đầu từ năm 2000, hầu hếtcác dự án phát triển cảng được nghiên cứu và triển khai xây dựng đáp ứngnhu cầu cảng hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, cho phép tàu có trọng tải lớnneo đậu, đầu tư thiết bị hiện đại có năng suất cao là một yêu cầu cần thiếtnhằm phát triển hệ thống cảng biển theo hướng hiện đại, góp phần đẩy nhanh

sự nghiệp CNH,HĐH Vì thế cần phải có cơ chế, chính sách phù hợp có kếhoạch đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển

Kinh doanh khai thác cảng biển không những mang lại hiệu quả kinh tếcho đất nước mà còn mang lại lợi ích tài chính cho doanh nghiệp khai tháccảng Cho đến thời điểm ngày nay, việc đầu tư xây dựng cảng biển phần lớnđược thực hiện bởi ngân sách nhà nước và sau đó giao cho doanh nghiệp thựchiện khai thác và sử dụng Thực hiện chủ trương cho thuê kết cấu hạ tầngcảng biển sẽ đưa lại triển vọng hình thành các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnhvực xây cảng biển huy động mọi nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn tư nhântrong và ngoài nước Các nhà khai thác cảng cần được lựa chọn trên cơ sở đấuthầu, nhà kinh doanh cảng được thu hồi vốn và lãi do công tác kinh doanhkhai thác cảng đem lại

Tăng cường huy động vốn để đầu tư, xây dựng kết cấu cảng biển nhằmthu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, giảm nhẹ gánh nặng cho ngânsách, đồng thời góp phần hạn chế tiêu cực trong công tác xây dựng cơ bản.Đẩy mạnh áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ, đặc biệt là côngnghệ thông tin vào công tác quản lý và khai thác cảng; cải cách thủ tục hànhchính, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ hàng, chủ tàu tiết kiệm thời gian, giảiphóng tàu nhanh, giảm chi phí vận tải và tăng hiệu quả vốn đầu tư

Khai thác cảng biển cũng như thực hiện những nhiệm vụ quan trọngkhác, đòi hỏi phải có cán bộ quản lý, kỹ sư, công nhân kỹ thuật có chuyênmôn cao, song song với công tác đào tạo nghiệp vụ, vấn đề đào tạo nâng caonăng lực quản lý và khai thác cảng cần đặt lên hàng đầu Đội ngũ cán bộ quản

Trang 35

lý, chuyên môn giỏi và hệ thống cảng biển hiện đại cùng cơ chế chính sáchphù hợp là yếu tố thúc đẩy của ngành Hàng hải Việt Nam [17, tr.19]

So sánh với quốc tế, nhìn chung quy mô cảng nước ta còn nhỏ nhưngthời gian qua cảng nước ta đã đảm bảo hầu hết lượng hàng ngoại thương của

ta và hỗ trợ một phần trung chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của Lào, đã gópphần đưa nước ta từng bước tiếp cận hội nhập khu vực và thế giới Hơn 80%khối lượng hàng xuất nhập khẩu được vận chuyển qua hệ thống cảng biển

+ Công nghiệp đóng tàu:

Từ năm 2000 trở lại đây, ngành công nghiệp đóng tàu đã từng bước pháttriển cả về chất và lượng, đó là sự tăng nhanh chóng về số lượng bình quân10% Hiện nay nước ta có trên 1.000 tàu với tổng vận tải lớn hơn là 3,5 triệuDWT Năng lực vận tải cũng tăng nhanh, và có sự thay đổi cơ bản về tổ chứcđội tàu, tạo thêm thị trường đồng thời trực tiếp tham gia vào thị trường khuvực và thế giới, năng lực đội tàu Việt Nam đã được khách hàng trên thế giớiđặt miền tin sử dụng trên 50% Ngành công nghiệp đóng tàu được Chính Phủquan tâm và đầu tư nhiều kinh phí để phát triển Trong năm 2006, được cấp là

750 triệu USD bằng trái phiếu dành cho công nghiệp đóng tàu [18,tr.363].Cùng với sự quan tâm của Chính phủ, sự nỗ lực của ngành công nghiệpđóng tàu Việt Nam đã đạt được những bước tiến khích lệ, và ngày càng đượcnhiều nước trên thế giới quan tâm, tín nhiệm, góp phần đưa nước ta thành mộtquốc gia có nền công nghiệp đóng tàu đứng thứ 11 trên thế giới Hiện nay,nước ta đã có hơn 60 nhà máy sửa chữa và đóng tàu thuộc Bộ Quốc phòng,

Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, trong đó Bộgiao thông chiếm 70% công suất đóng tàu của ngành Nếu tính từ 2005, trong

số 126 cảng biển ở các vùng, miền thì có 4 cảng đạt công suất trên 10 triệutấn/ năm và 14 cảng có công suất 1 triệu tấn / năm, còn lại là cảng có quy môvừa và nhỏ, khả năng neo đậu tàu chỉ được 3.000 tấn trở xuống [19, tr.6]

Để đáp ứng yêu cầu trung chuyển hàng hoá phục vụ cho nhu cầu phát

triển kinh tế Những năm qua chúng ta rất chú trọng và mở rộng cảng biển,tính từ tháng 6/ 2006- tháng 2/ 2007, đã có 5 cảng biển được cấp phép xây

Trang 36

dựng tại phía Nam với tổng dự toán 984 triệu USD [20, tr.362] Đặc biệt làviệc thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trọng điểm phía Nam ven biểncũng đã tăng nhanh, tính riêng khu kinh tế vịnh Vân Phong (Khánh Hoà) đã

có 48 dự án với tổng số vốn đăng ký lên đến 7 tỷ USD [21, tr.363] các dự án

đó chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp nặng như luyện thép, điện, hoádầu và dịch vụ du lịch

Theo dự báo, đến năm 2015, nhu cầu vận chuyển hàng hoá bằng đườngbiển và đường sông tăng nhanh khoảng 240 triệu tấn hàng Theo đó có 210hành khách đi lại bằng đường thuỷ Đảm bảo cho mọi hoạt động được diễn rathuận lợi bằng đường thuỷ, đáp ứng nhu cầu của hành khách trong và ngoàinước, việc nạo vét, hút bùn, và tiến hành thi công các công trình về biển đượctiến hành là 60 triệu m3; phục vụ khai thác dầu khí trên 40 triệu tấn; đánh bắtthuỷ hải sản 1,2-1,3 triệu tấn; vận chuyển hành khách tổng trọng tải 60.000tấn; nhu cầu sửa chữa tàu là 3,5 tỷ USD cũng từng đó khối lượng công việc

đủ để thấy tiềm năng khai thác vẫn chưa được phát huy hết

Hiện tại, ngành đóng tàu nước ta đã đóng được tàu hàng chục nghìn tấn,

và chế tạo thành công tàu hút bùn 300 m3/giờ; tiến hành lắp ráp tàu hút bùn cócông suất 4.000 mã lực, đóng mới và đưa vào sử dụng cần cẩu 600 tấn với xàlan có khả năng đánh chìm để nâng hạ hàng trọng tải 2.000 tần; tàu kháchbiển là 200 khách, tàu đánh bắt xa bờ 600 CV, tàu nghiên cứu biển, tàu chởdầu 3.500 tấn, tàu chở công-te-nơ, ụ nổi 10.000 tấn, sửa chữa và thi công cáccông trình trên biển Trước nhiệm vụ mới, yêu cầu mới buộc lĩnh vực đóngtàu phải tính toán để bứt phá tạo bước phát triển đủ sức cạnh tranh phục vụCNH,HĐH đất nước, đồng thời cũng là một địa chỉ tin cậy của các nước trênthế giới đặt hàng, phát huy thế mạnh này, Việt Nam nhanh chóng trở thànhmột đối tác tin cậy cho các nhà kinh doanh vận tải biển [22, tr.9]

+ Công nghiệp dầu khí (Khai thác, chế biến dầu khí)

Ngành dầu khí là một ngành kinh chủ lực trong kinh tế biển, đã góp phầnquan trọng trong nền kinh tế quốc dân Đã xác định tiềm năng trữ lượng dầukhí nước ta khoảng 3-4 tỷ m3 dầu đã quy đổi, trong đó 0,9 đến 1,2 tỷ m3 đầu

Trang 37

vào 2100- 2800 tỷ m3 khí Doanh thu từ xuất khẩu dầu thô giai đoạn từ

1991-2000 đạt trên 11,6 tỷ USD, tổng sản lượng khai thác quy dầu hết năm 2004 đạt188,61 triệu tấn, trong đó dầu thô khai thác đạt 169,9 triệu tấn, xuất khẩu trên

166 triệu tấn, doanh thu đạt trên 30 tỷ USD, vận chuyển vào bờ cung cấp 18,67

tỷ m3 khí cho sản xuất điện và các hộ tiêu thụ công nghiệp và dân dụng khác.Năm 2005, ngành dầu khí đã khai thác 18,6 triệu tấn dầu thô và 6,6 tỷ m3 khí.Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 7 tỷ USD tăng hơn mức kỷ lục năm 2004 gần1,33 tỷ USD, là ngành đóng góp lớn nhất cho GDP kinh tế biển hiện nay.Hoạt động kinh doanh dầu khí từng bước được hiện đại hoá, hệ thống cơ

sở vật chất kỹ thuật được trang bị theo hướng hiện đại; như dịch vụ căn cứ,dịch vụ tàu thuyền, sửa chữa các thiết bị khoan, dịch vụ hoá phẩm, dịch vụphân tích các loại mẫu, xây lắp các công trình biển, các đường ống dẫn khí,cung cấp lao động và dịch vụ sinh hoạt đã được xây dựng

Theo Phó Thủ Tướng Chính Phủ Hoàng Trung Hải cho biết: Sau hơn 30năm hình thành phát triển, ngành dầu khí Việt Nam đã đạt được những thànhtựu hết sức quan trọng, đưa nước ta vào nước đứng thứ ba ở khu vực đôngNam Á về sản lượng khai thác dầu thô [30]

Đến nay ngành dầu khí đã được xây dựng và phát triển tương đối đồng

bộ từ tìm kiếm, thăm do, khai thác tới chế biến, phân phối và kinh doanh dịch

vụ Từ khi mới thành lập hoạt động chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, đếnnay ngành dầu khí đã tích luỹ được một lượng vốn lớn là 62.000 tỷ đồng Trongnhững năm gần đây, ngành dầu khí đã duy trì mức đóng góp từ 20%-25% tổngthu ngân sách nhà nước, góp phần quan trọng đưa đất nước qua khủng hoảngkinh tế trong những thập kỷ 90 của thế kỷ XX, góp phần thực hiện thắng lợi chủtrương đường lối đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng [31, tr.355]

Trang 38

ven biển thường là vị trí xung yếu về an ninh, quốc phòng Ngành muối gắnliền với một bộ phận cộng đồng dân cư ven biển mà số đó sự mưu sinh đượcđảm bảo từ hai nguồn thu nhập đồng thời là sản xuất khai thác nguồn lợi hảisản ven bờ Các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng nguồn muối cũng như chấtthải lỏng, thái rắn trong quá trình sản xuất có ảnh hưởng nhất định đến môitrường sinh thái biển và vùng ven biển Tuy vậy, những năm gần đây, vai tròcủa ngành muối cũng như sự tác động của các thành phần kinh tế biển khácnhư (nuôi trồng thuỷ hải sản, du lịch biển, các công trình cảng biển và côngnghiệp phụ trợ cho kinh tế biển ) còn trầm lắng và chưa thực sự nổi bật cảphương diện thực tiễn cũng như trong tư duy chiến lược của các nhà quản lýhoạch định chính sách

Có thể giải thích rằng ngành muối đang ở trình độ sản xuất thấp, nănglực tiêu dùng và công nghệ lạc hậu, chậm cải tiến Phương tiện trang thiết bịphần lớn thao tác bằng thủ công sức người là chính Mới chỉ tập trung khaithác sản phẩm nổi là muối ăn (Nacl), chưa đầu tư thoả đáng cho các nguồn lợitổng hợp khác có trong nước biển mà theo các nhà khoa học giá trị kinh tếcòn lớn hơn muối ăn, tỷ trọng sản phẩm xã hội hiện tại (b/q 737.000 tấn/ năm)

là quá nhỏ so với thế giới (b/q 230 triệu tấn/ năm), bằng 0,23% mức độ tiêudùng của nước ta hiện nay (12,9kg/ngươi/ năm) cũng thấp hơn so với thế giới(b/q 35 kg/ người/năm) bằng 36,8% [32]

Mặc dù sau 30 năm đổi mới và phát triển, kinh tế - xã hội đạt đượcnhững thành tựu, song nước ta vẫn đang nằm trong các nước đang phát triển,nhưng đây là những vấn đề tồn tại khách quan của lịch sử để lại Tuy nhiênnước ta có lợi thế về bờ biển dài, đã có 20 tỉnh thành có nghề sản xuất muốivới tổng diện tích 15.000 ha và trên 80.000 lao động nghề muối Đã sản xuấtbình quân 800.000 tấn đến 1,2 triệu tấn/ năm Một số đồng muối ở miềnTrung được đánh giá là muối sạch, ngon của thế giới, có khả năng xuất khẩuvới số lượng muối công nghiệp và muối sạch cho người tiêu dùng [33, tr.23]

Trang 39

Tuy nhiên vị thế của Việt Nam một vài năm gần đây đã có những bướcchuyển biến tích cực, đặc biệt là sau khi trở thành thành viên của tổ chứcthương mại thế giới (WTO) Dự báo về nhu cầu tiêu dùng muối xã hội đượcthể hiện tại quyết định số 161/2007/QĐ-TTg ngày 5/02/2007 " Phê duyệt kếhoạch phát triển sản xuất muối đến năm 2010 và năm 2020" của Chính Phủ.Trong đó; đến năm 2010 cần 1,5 triệu tấn muối, năm 2020 cần 2,0 triệu tấnmuối với tổng diện tích sản xuất 14,500 ha, cần 8.500 ha đồng muối có quy

mô công nghiệp Dự báo này cùng với xu thế phát triển kinh tế đất nước đang

có đà tăng tốc và những vấn đề nội tại của ngành muối là lời cảnh báo có thểxẩy ra một sự bùng nổ về nhu cầu muối xã hội và kéo theo là sự khủng hoảng

về cân đối cung, cầu trên thị trường muối trong tương lai gần Do vậy, để đặtđược mục tiêu chiến lược, ngành muối cần có một cuộc cách mạng để củ thểhoá quan điểm phát triển và đầu tư đi trước, đón đầu thực hiện chủ trươngphát triển kinh tế biển trên từng địa bàn củ thể

+ Du lịch biển:

Vùng biển và ven biển nước ta có nhiều cảnh quan du lịch đẹp, cũng tậptrung ba bộ phận du lịch tổng hợp và 10/17 khu du lịch chuyên đề của cảnước Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương trên cả nước có biển đãchọn du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, tăng nguồn thu cho ngân sáchcủa tỉnh, đồng thời giải quyết công ăn việc làm, là động lực thúc đẩy sự pháttriển kinh tế biển nói riêng, kinh tế nói chung Trong các ngành kinh tế thì dulịch biển chiếm tỷ lệ lên đến 9% [62, tr.46], du lịch biển đã tạo việc làm giántiếp và trực tiếp cho nhiều lao động cho các vùng biển và ven biển nước ta.Hàng năm, ngành du lịch nước ta đã thu hút 73% số lượt khách quốc tế, vớitốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 12,6% / năm Năm 1997, số lượng kháchquốc tế đến biển đạt 2,1 triệu người, năm 2000 lượng khách đạt 3,29 triệu người,trong năm 2002 ngành du lịch chúng ta đón 5,3 triệu lượt khách; riêng năm

2003, do ảnh hưởng của dịch SARS, lượng khách du lịch đạt khoảng 4,7 triệulượt người, giảm đi 0,6 triệu lượt người so với năm 2002 Du khách quốc tế đến

Trang 40

với các khu trọng điểm du lịch tăng nhanh, riêng khu vực Quảng Ninh- HảiPhòng và Huế- Đà Nẵng tăng 41%/ năm; bên cạnh đó Bà Rịa- Vũng tàu tăng22,6% [34, tr.232] Đối với khách du lịch nội địa, biển thu hút tới trên 50% sốlượt, với tốc độ tăng trung bình thời kỳ 1994- 2003 là 16%/ năm [35, tr.232].Năm 1997, toàn vùng đón được 5,7 triệu lượt khách, năm 2000 đón 7,64triệu lượt, năm 2002 đạt 10,8 triệu lượt và trong năm 2003 con số tới 12,4triệu lượt khách [36, tr.232].

1.2.2 Các chỉ tiêu về môi trường sinh thái

Biển Việt Nam có quá trình bồi tụ hình thành các bãi bồi ven biển; nhữngbãi bồi này lớn dần và hướng ra biển Mặt khác, cùng với đất, cát lấp đầycùng trầm tích của các cửa sông trước hình thành các cồn đảo, các cồn đảonày càng lớn dần Đây là hai quá trình này diễn ra một cách song song liên tụcvới nhau Quá trình bồi tụ làm cho các bãi bồi ngày càng lớn dần và hướng rabiển thành các cồn đảo, sự hình thành này cùng với quá trình dư chấn, làmtăng gấp đôi quá trình đất liền tiến ra biển và quá trình này được kết thúc saumột chu kỳ bồi tụ diễn ra trong khoảng 30- 40 năm Tính chất bồi tụ và tiến rabiển đã chứa đựng những đặc tính mới: Đó là vùng đất mới, luôn trong trạngthái tiếp nhận những yếu tố mới các yếu tố bên ngoài, những yếu tố bên ngoàiquyết định sức sống của của các dải đất vùng ven biển, đồng thời những dảiđất ven biển cũng quy định những đặc tính khác nhau do tính chất địa lý quyđịnh, chính điều này khiến chúng ta cần có cách ứng xử sao cho phù hợp vớitiến trình tự nhiên

* Đặc trưng hệ sinh thái biển Việt Nam

Biển và vùng bờ biển nước ta có hệ sinh thái, môi trường sống phongphú và đa dạng của nhiều loài sinh vật, các loài như chim nước, cùng nhữngloài chim chim di cư, và các động vật trên đảo, đó cũng là nơi sinh sống lýtưởng của con người Đến nay, trong vùng biển nước ta, các nhà khoa họcphát hiện ra khoảng 11.000 các loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinhthái điển hình, thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau, trong đó có 3vùng ven bờ: Móng Cái- Đồn Sơn, Hải Vân- Đại Lãnh và Đại Lãnh- Vũng

Ngày đăng: 10/12/2015, 10:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Tuyên giáo Trung ương - Trung tâm thông tin công tác tư tưởng (2007), Biển và hải đảo Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biển và hải đảo Việt Nam
Tác giả: Ban Tuyên giáo Trung ương - Trung tâm thông tin công tác tư tưởng
Năm: 2007
2. Báo Nhân dân (2008), "Giải pháp phát huy thế mạnh kinh tế biển miền Trung", (48) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp phát huy thế mạnh kinh tế biển miền Trung
Tác giả: Báo Nhân dân
Năm: 2008
3. Nguyễn Văn Bon (2008), Kinh tế biển Sóc Trăng, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế biển Sóc Trăng
Tác giả: Nguyễn Văn Bon
Năm: 2008
4. Bộ Thuỷ sản (2006), Báo cáo thực hiện kế hoạch 2005 và phương hướng, nhiệm vụ KT-XH của ngành thuỷ sản, Nxb Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thực hiện kế hoạch 2005 và phương hướng, nhiệm vụ KT-XH của ngành thuỷ sản
Tác giả: Bộ Thuỷ sản
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2006
5. Bộ Thuỷ sản (2006), Báo cáo tổng kết 20 năm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết 20 năm
Tác giả: Bộ Thuỷ sản
Năm: 2006
6. Bộ Thuỷ sản (2007), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2006 và chỉ tiêu, biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2007 của ngành thuỷ sản, Nxb Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2006 và chỉ tiêu, biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2007 của ngành thuỷ sản
Tác giả: Bộ Thuỷ sản
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2007
7. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập của khu vực và quốc tế, Đề tài cấp bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập của khu vực và quốc tế
Tác giả: Chu Văn Cấp
Năm: 2003
8. Lê Kim Chung (2003), Công nghiệp hoá – hiện đại hoá ngành thuỷ hải sản ở duyên hải Nam Trung Bộ, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp hoá – hiện đại hoá ngành thuỷ hải sản ở duyên hải Nam Trung Bộ
Tác giả: Lê Kim Chung
Năm: 2003
9. Cục thống kê Quảng Bình (2005), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 2004, Nxb Đông Hới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 2004
Tác giả: Cục thống kê Quảng Bình
Nhà XB: Nxb Đông Hới
Năm: 2005
10. Cục thống kê Nghệ An (2007), Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An 2007, Nxb Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An 2007
Tác giả: Cục thống kê Nghệ An
Nhà XB: Nxb Nghệ An
Năm: 2007
11. Phạm Dũng (2007), "Biển và kinh tế biển", Tạp chí Cộng sản, (20) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biển và kinh tế biển
Tác giả: Phạm Dũng
Năm: 2007
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết hội nghị lần 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết hội nghị lần 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2007
14. Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam (2006), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam
Tác giả: Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
15. Đổi mới và phát triển vùng kinh tế ven biển (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới và phát triển vùng kinh tế ven biển
Tác giả: Đổi mới và phát triển vùng kinh tế ven biển
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
16. Lê Cao Đoàn (1999), Về đổi mới và phát triển kinh tế vùng biển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về đổi mới và phát triển kinh tế vùng biển
Tác giả: Lê Cao Đoàn
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999
18. Lê Nguyên (2007), "Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam", Tạp chí Thương mại, (13) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam
Tác giả: Lê Nguyên
Năm: 2007
19. Những điều cần biết về luật biển ( ), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những điều cần biết về luật biển
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
20. TS. Đào Duy Quát (2008), "Biển và hải đảo", Báo Tuyên giáo, (9), tr.19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biển và hải đảo
Tác giả: TS. Đào Duy Quát
Năm: 2008
21. Sở Du lịch Nghệ An (2006), Đề án phát triển du lịch, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án phát triển du lịch
Tác giả: Sở Du lịch Nghệ An
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w