Tăng trưởng và lạm phát luôn là những chỉ tiêu vô cùng quan trọng trong các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và dành được sự quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý, nhà hoạch định cũng như công chúng.
A. PHẦN MỞ ĐẦU Tăng trưởng và lạm phát luôn là những chỉ tiêu vô cùng quan trọng trong các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và dành được sự quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý, nhà hoạch định cũng như công chúng. Không những thế tăng trưởng và lạm phát còn được xem là những đề tài hấp dẫn và mới mẻ trong nghiên cứu kinh tế đặc biệt là trong nền kinh tế hiện đại. Dù bạn là ai, một sinh viên, một người nông dân, một nhân viên văn phòng hay một nhà quản lý cao cấp thi hàng ngày, hàng giờ tăng trưởng và lạm phát đều đang ảnh hưởng đến đời sống của bạn. Tăng trưởng có thể giúp bạn trở nên giàu có thì lạm phát chính là “kẻ móc túi” vô hình luôn thường trực bên bạn. Ngày 7/11/2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Là một quốc gia đang phát triển, là thành viên mới của WTO, chúng ta đã bắt đầu có những bước chuyển mình và dành được những thành công ban đầu. Sau gần hai năm gia nhập, kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Năm 2007, tăng trưởng GDP tiếp tục đạt mức cao với 8,5%, trong đó, nông-lâm-thủy sản đạt mức tăng trưởng 3,40%, công nghiệp - xây dựng đạt 10,37%, dịch vụ đạt 8,29%. Vốn FDI đạt mức kỷ lục về vốn đăng ký và vốn thực hiện, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao và hàng hóa xuất khẩu cũng phong phú hơn. Từ một quốc gia nghèo đói, tư duy kinh tế lạc hậu chúng ta đã dần bắt kịp nhịp độ phát triển của nền kinh tế thế giới với một tốc độ tăng trưởng cao và khá đều đặn. Tuy nhiên bước vào sân chơi thế giới không chỉ mở ra cho chúng ta những cơ hội mà bên cạnh đó còn vô vàn những thách thức to lớn. Chúng ta phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt, những luật lệ quốc tế và cả sự phụ thuộc vào thị trường thế giới. Dưới góc độ quản lý chúng ta phải đối mặt với sự tăng trưởng quá nóng, tình trạng lạm phát tăng cao và những cơn sốt của thị trường chứng khoán, thị trường vàng, ngoại tệ và sự nguội lạnh của thị trường bất động sản… 1 Trong năm 2008 tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát trong 6 tháng đầu năm đều chưa đạt được mục tiêu đề ra cho cả năm. Tăng trưởng kinh tế mới đạt 7,63% so với mục tiêu 8,5%, trong khi tốc độ tăng giá tiêu dùng đã đạt 5,2% so với mục tiêu tăng dưới 6,5%. Một vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để chúng ta có thể duy trì được một nhịp độ tăng trưởng cao nhưng đều đặn, một mức lạm phát có thể chấp nhận được vì mục tiêu cuối cùng là ổn định kinh tế vĩ mô. Trong bài viết này em xin đề cập đến tăng trưởng và lạm phát dưới góc độ mối quan hệ giữa chúng và vấn đề lựa chọn ưu tiên giữa tăng trưởng và lạm phát trong điều kiện Việt Nam hiện nay. Đây là một đề tài rất hay và khá “nóng” nên với lượng kiến thức ít ỏi của mình em khó có thể khai thác hết được. Vậy em rất mong nhận được sự đóng góp và chỉ bảo của thầy. B. NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận về tăng trưởng – lạm phát và mối quan hệ giữa chúng 1. Tăng trưởng 1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng. Đó là sự gia tăng quy mô sản lượng kinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm gốc. Quy mô và tốc độ tăng trưởng là "cặp đôi" trong nội dung khái niệm tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, trên thế giới người ta thường tính mức gia tăng về tổng giá trị của cải của xã hội bằng các đại lượng tổng sản phẩm quốc dân hoặc tổng sản phẩm quốc nội. - Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng giá trị tính bằng tiền của những hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra từ các yếu tố sản xuất của mình (dù là 2 sản xuất ở trong nước hay ở nước ngoài) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). - Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tính bằng tiền của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra trên lãnh thổ của nước đó (dù nó thuộc về người trong nước hay người nước ngoài) trong một thời gian nhất định (thường là một năm). So sánh tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ta thấy: GNP = GDP + thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài. Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài = thu nhập chuyển về nước của công dân nước đó làm việc ở nước ngoài trừ đi thu nhập chuyển ra khỏi nước của người nước ngoài làm việc tại nước đó. Tăng trưởng kinh tế là mức gia tăng GDP hay GNP năm sau so với năm trước. GNP và GDP là hai thước đo tiện lợi nhất để tính mức tăng trưởng kinh tế của một nước biểu hiện bằng giá cả. Vì vậy, để tính đến yếu tố lạm phát người ta phân định GNP, GDP danh nghĩa và GNP, GDP thực tế. GNP, GDP danh nghĩa là GNP và GDP tính theo giá hiện hành của năm tính; còn GNP và GDP thực tế là GNP và GDP được tính theo giá cố định của một năm được chọn làm gốc. Với tư cách này, GNP, GDP thực tế loại trừ được ảnh hưởng của sự biến động của giá cả (lạm phát). Do đó, có mức tăng trưởng danh nghĩa và mức tăng trưởng thực tế. 1.2. Vai trò của tăng trưởng kinh tế Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được đánh giá theo những dấu hiệu chủ yếu như: ổn định, tăng trưởng, công bằng xã hội. Trong đó, tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. * Trước hết, tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng, 3 chất lượng hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo. Tăng trưởng kinh tế nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với mọi quốc gia trên con đường vượt lên khắc phục sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng. * Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn hoá . phát triển. * Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp. Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhân quan trọng là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm. Mối quan hệ giữa tăng trưởng thực tế và tỷ lệ thất nghiệp ở nước phát triển đã được lượng hoá dưới tên gọi quy luật Okum1 (hay quy luật 2,5% - 1). Quy luật này xác định, nếu GNP thực tế tăng 2,5% trong vòng một năm so với GNP tiềm năng của năm đó thì tỷ lệ thất nghiệp giảm đi 1%. * Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội. * Đối với các nước chậm phát triển như nước ta, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước đang phát triển. Như vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh là mục tiêu thường xuyên của các quốc gia, nhưng sẽ là không đúng nếu theo đuổi tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá. Thực tế cho thấy, không phải sự tăng trưởng nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như mong muốn, đôi khi quá trình tăng trưởng mang tính hai mặt. Chẳng hạn, tăng trưởng kinh tế quá mức có thể dẫn đến tình trạng nền kinh 4 tế "quá nóng", gây ra lạm phát, hoặc tăng trưởng kinh tế cao làm cho dân cư giàu lên, nhưng đồng thời cũng có thể làm cho sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng lên. Vì vậy, đòi hỏi mỗi quốc gia trong từng thời kỳ phải tìm ra những biện pháp tích cực để đạt được sự tăng trưởng hợp lý, bền vững. Tăng trưởng kinh tế bền vững là tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao, ổn định trong thời gian tương đối dài (ít nhất từ 20 - 30 năm) và giải quyết tốt vấn đề tiến bộ xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. 1.3. Các chỉ số đánh giá tăng trưởng kinh tế * Tổng giá trị sản xuất ( GO – Gross output ): là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kì nhất định (thường là một năm). * Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP – Gross domestic product ): là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kì nhất định. * Tổng sản phẩm quốc dân ( GNP – Gross national product ): là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định. * Thu nhập quốc dân ( NI – National income ): là phần sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. * Thu nhập quốc dân sử dụng ( NDI – National disposable income ): là phần thu nhập của quốc gia dành cho tiêu dùng cuối cùng và tích lũy thuần trong một thời gian nhất định. * Thu nhập bình quân đầu người ( GDP\người; GNP\người ): chỉ tiêu này phản ánh tăng trưởng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân số, nó là những chỉ báo quan trọng phản ánh và là tiền đề để nâng cao mức sống dân cư nói chung. 5 1.4. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế. * Vốn (K): là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Vốn sản vốn sản xuất đứng trên góc độ vĩ mô có liên quan trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế được đặt ra ở khía cạnh vốn vật chất chứ không phải dưới dạng tiền, nó là toàn bộ tư liệu vật chất được tích lũy lại của nền kinh tế vào bao gồm: nhà máy, thiết bị, máy móc, nhà xưởng và các trang thiết bị được sử dụng như những yếu tố đầu vào trong sản xuất. Ở các nước đang phát triển sự đóng góp của vốn sản xuất vào tăng trưởng kinh tế thường chiếm tỷ trọng cao nhất. Đó là sự thể hiện của tính chất tăng trưởng theo chiều rộng. Tuy vậy tác động của xu hướng này có xu hướng giảm dần và được thay thế bằng các yếu tố khác. * Lao động (L): làm một yếu tố đầu vào của sản xuất. Trước đây chúng ta chỉ quan niệm lao động là yếu tố vật chất đầu vào giống như yếu tố vốn và được xác định bằng số lượng nguồn lao động của mỗi quốc gia (có thể tính bằng đàu người hay thời gian lao động). Những mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại gần đây đã nhấn mạnh đến khía cạnh phi vật chất của lao động và gọi là vốn nhân lực, đó là các lao động có kĩ năng sản xuất , lao động có thể vận hành được máy móc thiết bị phức tạp, những lao động có sáng kiến và phương pháp mới trong hoạt động kinh tế. Việc hiểu yếu tố lao động theo hai nội dung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phân tích lợi thế và vai trò của yếu tố này trong tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển và các nước đang phát triển. Hiện nay tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển được đóng góp nhiều bởi quy mô, số lượng lao động, yếu tố vốn nhân lực còn có vị trí chưa cao do trình độ và chất lượng lao động ở các nước này còn thấp. * Tài nguyên, đất đai (R): Đất đai được coi là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và là yếu tố không thể thiếu được trong việc thực hiện bố trí các cơ sở kinh tế thuộc các ngành công nghiệp, dịch vụ. Tài nguyên thiên nhiên 6 từ trong lòng đất, không khí, từ rừng và biển được chia ra làm: tài nguyên vô hạn và không thể thay thế, tài nguyên có thể tái tạo và tài nguyên không thể tái tạo. Các nguồn tài nguyên dồi dào phong phú được khai thác tạo điều kiện tăng sản lượng đầu ra một cách nhanh chóng, nhất là đối với các nước đang phát triển; một số tài nguyên quý hiếm là những đầu vào cần thiết cho sản xuất song lại có hạn không thay thế được và không thể tái tạo hoặc nếu tái tạo được thì phải có thời gian và phải có chi phí tương đương với quá trình tạo ra sản phẩm mới. Từ những tính chất đó, các tài nguyên được đánh giá về mặt kinh tế và được tính giá trị như các đầu vào khác trong quá trình sử dụng. Trong nền kinh tế hiện đại người ta dã tìm cách thay thế để khắc phục mức độ khan hiếm của tài nguyên và đất đai tromg quá trình tăng trưởng kinh tế, hơn nữa sản phẩm quốc dân và mức tăng của nó không phụ thuộc nhiều vào dung lượng tài nguyên thiên nhiên và đất đai. Tuy vậy tài nguyên thiên nhiên và đất đai vẫn là nhân tố không thể thiếu được của nhiều quá trình sản xuất, nhất là các nước đang phát triển. * Công nghệ, kĩ thuật (T): được quan niệm là nhân tố tác động ngày càng mạnh đến tăng trưởng trong điều kiện hiện đại. Yếu tố công nghệ kĩ thuật cần được hiểu đầy đủ theo hai dạng: thứ nhất đó là những thành tựu kiến thức, tức là nắm bắt kiến thức khoa học, nghiên cứu đưa ra những nguyên lý, thử nghiệm về cải tiến sản phẩm, quy trình công nghệ hay thiết bị kĩ thuật; thứ hai là sự áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất. Yếu tố công nghệ hiểu theo nghĩa toàn diện như thế đã được K.Marx xem như là “chiếc đũa thần tăng thêm sự giàu có của cải xã hội”. Hiện nay các mô hình tăng trưởng hiện đại thường không nói đến nhân tố tài nguyên đất đai với tư cách là biến số của hàm tăng trưởng kinh tế, họ cho rằng đất đai là yếu tố cố định còn tài nguyên thì có xu hướng giảm dần trong 7 quá trình khai thác. Mặc khác, những yếu tố tài nguyên và đất đai được sử dụng có thể gia nhập dưới dạng yếu tố vốn sản xuất (K). Vì vậy, 3 yếu tố trực tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế được nhấn mạnh là vốn, lao động và năng xuất yếu tố tổng hợp (TFP – total factor productivity). 2. Lạm phát 2.1. Khái niệm lạm phát Lạm phát được định nghĩa là sự gia tăng liên tục trong mức giá chung. Điều này không nhất thiết có nghĩa giá cả của mọi hàng hóa và dịch vụ đồng thời phải tăng lên theo cùng một tỷ lệ, mà chỉ cần mức giá trung bình tăng lên. Một nền kinh tế vẫn có thể trải quan lạm phát khi giá của một số hàng hóa giảm ,nếu như giá cả của các hàng hóa và dịch vụ khác tăng đủ mạnh. Lạm phát cũng có thể được định nghĩa là sự suy giảm sức mua trong nước của đồng nội tệ. Trong bối cảnh lạm phát, thì một đơn vị tiền tệ chỉ có thể mua được ngày càng ít hàng hóa và dịch vụ hơn. Hay nói cách khác, khi có lạm phát, chúng ta sẽ phải chi ngày càng nhiều đồng nội tệ hơn để mua một lượng hàng hóa và dịch vụ cố định. Nếu thu nhập bằng tiền không theo kịp tốc độ trượt giá, thì thu nhập thực tế, tức là sức mua của thu nhập bằng tiền sẽ giảm. Một điều quan trọng mà chúng ta cần nhận thức là lạm phát không chỉ đơn thuần là sự gia tăng của mức giá mà đó phải là sự gia tăng liên tục trong mức giá. Nếu như chỉ có một cú sốc xuất hiện làm tăng mức giá, thì dường như giá cả chỉ đột ngột bùng lên rồi lại giảm trở lại mức ban đầu ngay sau đó. Hiện tượng tăng giá tạm thời như vậy không được gọi là lạm phát. 2.2. Phân loại lạm phát. Xét về mặt định lượng: dựa trên độ lớn nhỏ của tỷ lệ phần trăm lạm phát tính theo năm người ta chia lạm phát ra thành: 8 * Lạm phát vừa phải: loại lạm phát này xảy ra khi giá cả tăng chậm và tỷ lệ lạm phát dười 10% một năm. Đây là mức lạm phát mà nền kinh tế chấp nhận được, với mức lạm phát này, những tác động kém hiệu quả của nó là không đáng kể. * Lạm phát phi mã: là tỷ lệ lạm phát khi tỷ lệ tăng giá cả đã bắt đầu tăng đến hai chữ số mỗi năm. Ở mức lạm phát hai chữ số thấp (11, 12, 13 %/năm), nói chung những tác động tiêu cực của nó là không đáng kể, nền kinh tế có thể vẫn chấp nhận được. Nhưng khi tỷ lệ tăng giá ở mức hai chữ số cao, lạm phát sẽ trở thành kẻ thù của sản xuất và thu nhập vì những tác động tiêu cực của nó là không nhỏ. Lạm phát hai chữ số trở thành mối đe dọa đến sự ổn định của nền kinh tế. * Siêu lạm phát: tùy theo quan niệm của các nhà kinh tế, ngoài các loại lạm phát trên đây còn có lạm phát ba chữ số. Nhiều người coi các loại lạm phát này là siêu lạm phát vì nó có tỉ lệ lạm phát rất cao và tốc độ tăng nhanh. Với siêu lạm phát, những tác động tiêu cực của nó đến đời sống và đến nền kinh tế trở nên nghiêm trọng: kinh tế suy sụp một cách nhanh chóng, thu nhập thực tế của người lao động giảm mạnh. Về mặt định tính người ta chia lạm phát ra thành: * Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng: Lạm phát cân bằng: khi nó tăng tương ứng với thu nhập, do vậy lạm phát không ảnh hưởng đến đời sống của người lao động. Lạm phát không cân bằng: Tỉ lệ lạm phát tăng không tương ứng với thu nhập. Trên thực tế, lạm phát không cân bằng thường hay xảy ra nhất. * Lạm phát dự đoán trước và lạm phát bất thường: Lạm phát dự đoán trước: lạm phát xảy ra trong một thời gian tương đối dài với tỉ lệ lạm phát hàng năm khá đều đặn, ổn định. Do vậy, người ta có thể dự đoán trước được tỉ lệ lạm phát cho những năm tiếp sau. 9 Lạm phát bất thường: lạm phát xảy ra có tính đột biến mà trước đó chưa hề xuất hiện. Do vậy, tâm lý, cuộc sống và thói quen của mọi người đều chưa thích nghi được. Lạm phát bất thường gây ra những cú sốc cho nền kinh tế và sự thiếu tin tưởng của người dân vào chính quyền đương đại. 2.3. Nguyên nhân của lạm phát * Lạm phát do cầu kéo: khi cầu của người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ về hàng hóa và dịch vụ vượt quá năng lực tạo ra của nền kinh tế. Thực ra đây cũng là một cách định nghĩa về lạm phát dựa vào nguyên nhân gây ra lạm phát. Tuy nhiên để cho định nghĩa này có sức thuyết phục thì cần phải giải thích tại sao chi tiêu lại lớn hơn giá trị sản xuất. Lạm phát có thể hình thành khi xuất hiện sự gia tăng đột biến trong nhu cầu về tiêu dùng và đầu tư. Trong nhiều trường hợp, lạm phát thường bắt nguồn từ sự gia tăng quá mức trong các chương trình chi tiêu của chính phủ. Khi chính phủ quyết định tăng chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng, thì mức giá sẽ tăng. Ngược lại, khi chính phủ quyết định cắt giảm các chương trình chi tiêu công cộng, hoặc các công trình đầu tư lớn đã kết thúc, thì mức giá sẽ giảm. Lạm phát cũng có nguyên nhân từ nhu cầu xuất khẩu. Tuy nhiên, hàng xuất khẩu tác động tới lạm phát trong nước theo một cách khác: khi nhu cầu xuất khẩu tăng, lượng còn lại để cung ứng trong nước giảm và do vậy làm tăng mức giá trong nước. Ngoài ra, nhu cầu xuất khẩu và luồng vốn chảy vào cũng có thể gây ra lạm phát, đặc biệt là trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định, vì điều này có thể là nguyên nhân dẫn tới sự tăng lượng tiền cung ứng. * Lạm phát do chi phí đẩy: lạm phát cũng có thể xảy ra khi một số loại chi phí đồng loạt tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế. Ba loại chi phí có thể gây ra lạm phát là: tiền lương, thuế gián thu và giá nguyên liệu nhập khẩu. Khi công đoàn thành công trong việc đẩy tiền lương lên cao, các doanh nghiệp sẽ tìm 10 [...]... giữa tăng trưởng và lạm phát trong nền kinh tế Việt Nam Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam cũng phù hợp với lý thuyết và kết quả kiểm nghiệm trên thế giới Ở mức lạm phát thấp (thường là 1 con số) thì lạm phát không có tác động tiêu cực lên tăng trưởng Ở mức lạm phát thấp, gia tăng lạm phát thường gắn liền với tăng trưởng cao hơn (giai đoạn 1992-2007) Tuy nhiên, khi lạm phát. .. những kết luận và kiến nghị sau: * Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng tưởng là mối quan hệ phi tuyến tính * Ở mức lạm phát thấp (thường là 1 con số) thì lạm phát không có tác động tiêu cực lên tăng trưởng Thậm chí ở mức lạm phát thấp, gia tăng lạm phát thường gắn liền với tăng trưởng cao hơn * Khi lạm phát đạt đến một ngưỡng cao nhất định, thì lạm phát bắt đầu tác động tiêu cực lên tăng trưởng * Ngưỡng... cao thì lạm phát thấp; khi thiểu phát hoặc lạm phát cao quá 16 lại làm cho kinh tế tăng trưởng thấp Giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát thường có mối quan hệ nhất định Tuy nhiên mức độ gắn kết như thế nào vẫn là vấn đề tranh cãi Một số nghiên cứu theo lối kinh nghiệm cho thấy, lạm phát có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế khi nó vượt qua một ngưỡng nhất định Mối quan hệ giữa tăng trưởng. .. nước và làm giảm xút cán cân ngoại thương Lạm phát khuyến khích nhận các dòng vốn nước ngoài vào vì giá trị thực tế của vốn đầu tư và thu nhập chuyển về nước trong tương lai bị xói mòn Sự thâm hụt quốc tế lớn, thường do lạm phát nhanh gây 13 ra, có thể làm tăng gánh nặng nợ nần và hạn chế nhập khẩu những mặt hàng cần thiết 3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát 3.1 Tác động của lạm phát đến tăng trưởng. .. đưa vào hoạt động, giảm thiểu chi phí và thời gian giải phóng mặt bằng, giảm thiểu lãng phí, thất thoát 3.3 Mối quan hệ phi tuyến tính giữa tăng trưởng và lạm phát Tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư là một tứ giác đẹp, tứ giác lý tưởng của mọi quốc gia Giữa các "đỉnh" của tứ giác này có mối quan hệ khá chặt chẽ, đặc biệt là giữa tăng trưởng và lạm phát Tăng trưởng. .. rằng, lạm phát ổn định chỉ là điều kiện đủ cho tăng trưởng kinh tế, còn điều kiện cần cho tăng trưởng phải là vấn đề của Chính phủ trong việc phát triển nguồn lực, vốn và công nghệ kỹ thuật II Tình hình tăng trưởng và lạm phát của Việt Nam thời kì hậu WTO 1 Tổng quan nền kinh tế Việt Nam thời kì hậu WTO Sau gần hai năm gia nhập, WTO đã thực sự đưa nước ta bước vào một kỉ nguyên của những cơ hội và rủi... khác đã cố gằng tìm ra đặc điểm đặc biệt về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế Bằng các nghiên cứu khác nhau họ đã tìm ra một ngưỡng lạm phát, mà tại ngưỡng đó nếu lạm phát vượt ngưỡng sẽ có tắc động tiêu cực (tác động ngược chiều) đến tăng trưởng Sarel ngưỡng lạm phát là 8%,Shan và Senhadji ngưỡng lạm phát cho các nước đang phát triển là 11-12%, các nước công nghiệp khoảng 1-3% Gân đây... mức lạm phát tối ưu Kết quả Khan đã tìm ra mức lạm phát tối ưu đối với các nước vùng trung đông và trung á là khoảng 3.2% Học thuyết kinh tế vĩ mô đã khẳng định, nếu sản lượng thực tế vượt sản lượng tiềm năng sẽ làm lạm phát gia tăng Thực tế 2005-2006 lạm phát thế giới gia tăng, ngoài nguyên nhân giá dầu còn do nền kinh tế nhiều nước phát triển quá nóng Sử dụng mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng. .. cực, việc thắt chặt tiền tệ và tài khóa là cần thiết để kiềm chế lạm phát * Việt Nam cần chấp nhận đánh đổi giữa mục tiêu kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế Đây là một quyết định khó khăn Nhưng lạm phát hiện tại đã đạt mức độ tiêu cực và ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát là cần thiết * Các cơ quan lập chính sách nên từ bỏ cách đặt mục tiêu là lạm phát thấp hơn tăng trưởng vì mục tiêu này không... trước hết và quan trọng nhất là phải chấp nhận tăng trưởng kinh tế bị chậm lại so với mục tiêu đã đề ra Tăng trưởng kinh tế chậm lại để tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát vào lúc này là sự trả giá và đánh đổi cần thiết và đúng đắn xét theo hai mặt Một mặt, mục tiêu tăng trưởng kinh tế là vì con người, mà con người lại vừa là mục tiêu vừa là động lực của tăng trưởng kinh tế Mặt khác, kiềm chế lạm phát là